Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Trong và ngoài nước xưa nay, không một ai không cầu phước huệ; kỳ thực phước huệ là chúng sanh vốn sẵn có, trong tự tánh vốn dĩ đầy đủ viên mãn. Chúng sanh hiện tại phước huệ không có, Phật nói với chúng ta, có hai loại chướng ngại đã ngăn cản mất nó, chính là phiền não chướng và sở tri chướng. Phiền não chướng ngại phước đức, sở tri chướng ngại trí huệ, cho nên chỉ cần có thể phá trừ hai chướng, phước huệ liền hiện tiền. Hai chướng phải trừ bằng cách nào? Phải dựa vào tu đức. Phước huệ vốn dĩ là tánh đức, nếu như không tu đức, phước huệ của tự tánh sẽ không thể hiện tiền, cho nên phải tu hành.
Phật ở trên kinh “Quán Vô Lượng Thọ Phật” chỉ dạy chúng ta trước tiên phải tu học tam Phước. Chúng ta chân thật có thể tin tưởng, chân thật có thể hiểu rõ đạo lý này, chịu phát tâm tu học, cái tri kiến này chính là trí huệ chân thật, chịu nghiêm túc mà làm, người này liền có phước.
“Tam phước” mọi người đều biết, tại vì sao không làm được? Bởi vì nhận biết không đầy đủ, nhận biết không đầy đủ chính là không có trí tuệ. Chúng ta biết một phần, thì nghiêm túc đi làm một phần; có hai phần nhận biết, tự nhiên làm được hai phần; người hoàn toàn không chịu làm, chính là người không có phước huệ. Do đó có thể biết, ở trên mặt tu đức mà nói, tu phước cùng tu huệ là thành tựu lẫn nhau.
Hành môn, chính là cảm thấy chính mình cái gì cũng không biết, cái gì cũng không hiểu, mọi thứ đều không bằng người, người như vậy sẽ rất khiêm tốn, chịu lão thật niệm Phật, thông thường hạng người này phẩm vị vãng sanh đều rất cao.
Người có giải mà không hành, hoàn toàn tương phản, họ cống cao ngã mạn, tự mình cho là đúng, luôn luôn xem thường việc tu hành, trái lại không thể vãng sanh.
Dẫn chúng tu hành là công việc tự lợi lợi tha, quan trọng nhất là chân thành, chân thực, chính mình có tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm cung kính, tâm từ bi, thì thành công rồi.
Tu hành quan trọng nhất là phải nắm lấy cương lĩnh, giữ vững nguyên tắc, công phu dễ dàng có lực.
Nguyên tắc, cương lĩnh chính là “Phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm”.
Ý nghĩa, đạo lí của hai câu nói này nhất định phải lí giải thấu triệt , phải tuân theo “Quy tắc tu học Đồng tu Tịnh tông” mà thực hành “Tam phước, lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện".
Cần phải ứng dụng vào trong đời sống, đây chính là “tự hành hóa tha”.
Trong pháp Đại Thừa, viên mãn nhất, cứu cánh nhất chính là “Hạnh Bồ tát Phổ Hiền”.
Hạnh Bồ tát Phổ Hiền, chính là “Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỉ công đức, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học, hằng thuận chúng sinh, phổ giai hồi hướng”, những điều này đều là thực hiện trong sinh hoạt thường ngày.
Lễ kính, bao hàm chân thành và cung kính; xưng tán, nhất định có pháp hỉ sung mãn; quảng tu cúng dường, chính là phụng sự tất cả chúng sanh.
Cho nên hạnh Phổ Hiền phạm vi bao gồm rất sâu rộng, quyết không phải là lấy một chút tiền cho vào bao đỏ chính là cúng dường, quan niệm này là sai lầm.
Ở trong hành môn, tóm lại trong một câu, chính là pháp sám hối “Sám hối nghiệp chướng” của Bồ tát Phổ Hiền.
Pháp sám hối quan trọng nhất chính là chuyển đổi tâm, chuyển đổi hành vi, tuy rằng không có hình thức, cũng là chân thật sám hối.
Nếu chỉ là đầy đủ trên hình thức, chỉ chiếu theo những gì trên mặt chữ mà làm, tâm không thay đổi, hành vi cũng không đổi, đó không phải là sám hối, chẳng có tác dụng gì.
Tu hành có ba giai đoạn:
• Giai đoạn thứ nhất, đọc thuộc kinh văn.
Đem kinh điển đọc ba nghìn lần(biến), thuộc lòng kinh văn, ghi nhớ lời dạy của kinh điển.
• Giai đoạn thứ hai, cầu viên giải.
Đối với ý nghĩa giáo huấn của Phật, phải tường tận, phải lí giải được viên dung, mới không bị mắc kẹt ở câu chữ.
Phải ứng dụng linh hoạt trong đời sống hàng ngày, đây mới là không đọc một bộ sách chết, mới là khai trí tuệ.
• Giai đoạn ba là phải thực hành.
Y theo lý luận phương pháp của kinh điển, tu sửa tư tưởng, kiến giải, hành vi sai lầm của chúng ta, đây gọi là chân thật tu hành, như vậy mới có thể vãng sanh.
Mà không phải là chỉ đem bộ kinh đọc đủ ba nghìn lần, vậy thì không có tác dụng gì.
Phải nên biết rằng Phật pháp từ xưa đến nay đều là chú trọng ở thực hành, chính là phải làm cho được.
Làm việc ở nhà bếp mỗi ngày như nấu cơm, rửa bát, lau bàn, người thế gian cảm thấy những việc này là khổ cực, ngược lại người giác ngộ lại cảm thấy an lạc, nhưng những việc này thật ra chính là Lục độ vạn hạnh, chính là tam học: giới, định, tuệ. Làm việc vẫn giống nhau, công việc vẫn giống nhau, chỉ là quan niệm trong tâm thay đổi mà thôi, khi vừa thay đổi thì là đời sống của Bồ tát. Trong kinh Hoa nghiêm dạy chúng ta những điều này, dạy chúng ta làm thế nào để có được một cuộc sống an vui nhất, hạnh phúc nhất. Đây chính là sự thật, đây chính là tu hành; là hạnh của Bồ tát Đại thừa, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chính là tu ở chỗ này. Người không hiểu, cho rằng ngày ngày làm những việc này thực sự quá khổ, ngay cả bà nội trợ nào cũng đều muốn bỏ chạy cả. Đây là mê, mê thì khổ rồi; ngộ thì liền vui. Người giác ngộ, biết rằng ở những nơi này chính là tu bố thí, tu xưng tán, tu cúng dường, tu nhẫn nhục, tu thiền định, tu Bát nhã, cho nên mê ngộ hoàn toàn không giống nhau.
Phật dạy chúng sinh phước huệ song tu, phước huệ viên mãn rồi thì gọi là Nhị túc tôn, cho nên tu phước, tu huệ đều vô cùng quan trọng.
Tu phước phải tu như thế nào? Suy nghĩ cho chúng sinh nhiều hơn, làm việc cho chúng sinh nhiều hơn, quên đi bản thân mình, đó chính là đại phước báo. Thế nào là tạo ác? Niệm niệm nghĩ cho chính mình, niệm niệm làm việc vì bản thân mình, đây là đại ác.
Xả tài là phước, nhưng quan trọng hơn là không dính tướng. Chấp trước tướng mà tu phước sẽ rơi vào quả báo trời người; còn lìa tướng mà tu phước thì có thể minh tâm kiến tánh, vãng sanh bất thoái thành Phật.
Không chỉ xả bỏ ngoại tài, mà nội tài cũng cần phải xả. Nội tài là gì? Tinh thần của chúng ta, sức lực của chúng ta có thể phụng sự đại chúng vô điều kiện, đây gọi là xả nội tài. Chẳng cầu báo đáp, chăm chỉ vì xã hội, vì đại chúng phụng sự, đây chính là bố thí.
Mục đích của việc ấn định thời khóa sáng tối là giúp chúng ta thay đổi tâm hạnh của mình, nếu chúng ta công phu rồi mà tâm hạnh vẫn không thay đổi thì thời khóa sớm tối uổng phí rồi.
Thời khóa sáng tụng phẩm thứ sáu trong kinh Vô Lượng Thọ, mục đích là hi vọng tâm tánh mỗi người đều có 48 lời nguyện, đây gọi là niệm Phật, nhớ Phật, trong lòng chân thật có Phật, trong tâm chân thật có Phật A Di Đà, có bốn mươi tám lời nguyện của Ngài. 48 lời nguyện đó bao hàm y chánh trang nghiêm của thế giới Tây phương Cực Lạc. Thời khóa tối thì niệm niệm đều không quên lời dạy của đức Phật A Di Đà, chúng ta phải y giáo phụng hành, như pháp mà tu trì, đây là chân thật niệm Phật, không phải niệm trên đầu môi chót lưỡi.
Từ phẩm thứ 32 đến phẩm thứ 37 của kinh Vô Lượng Thọ là những lời dạy của đức Phật A Di Đà, nội dung chính là ngũ giới thập thiện, là nền tảng mà Đại thừa và Tiểu thừa cùng nương tựa. Từ nơi đây, chúng ta chăm chỉ học tập, như vậy niệm Phật mới có thành tựu.
Trong Xã Hội nói “Học Làm Người”, học làm người chính là học luân lý, đạo đức.
Bàn về phương pháp tu trì (Phần 8) (Trang 48, 49, 50)
Trong kinh đức Phật dạy: “Chúng sanh sợ quả, Bồ tát sợ nhân.” Chúng sanh nhìn thấy quả báo họ mới biết phản tỉnh. Nhìn thấy quả báo tốt thì họ ngưỡng mộ, nhìn thấy quả báo xấu họ liền sợ hãi. Cho nên, chúng ta phải chân thật mà làm, đem quả báo trình diễn trước mọi người, để họ tự kiểm điểm lại mình, tự phản tỉnh, sau đó phát tâm học tập, đây mới là chân thật bố thí pháp.
Mục đích chúng tôi giảng kinh Kim cang chính là khuyên mọi người, dạy đại chúng hiểu rõ chân tướng sự thật, phải chân thật một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Những gì trong kinh Kim Cang nói, ngay cả trong hai mươi hai năm đức Thế Tôn nói kinh Bát nhã, chính là dạy chúng ta nhìn thấu, buông xuống. Vì sao bốn chữ ‘nhìn thấu, buông xuống’ này mà phải giảng đến hai mươi hai năm? Thử nghĩ xem, người nào sau khi nghe được thì có nhìn thấu không? Đã buông xuống được chưa? Nghe thì nghe rồi, nói cũng nói rồi, nhưng vẫn nhìn không thấu, vẫn buông không được. Trong tâm từ sáng đến tối vẫn là suy nghĩ vọng tưởng, lời nói và hành vi vẫn là phê bình người khác mà không biết kiểm điểm bản thân, đây chính là nhìn không thấu, buông không xuống.
Tu học Phật pháp luôn không rời xa ‘giới, định, tuệ’. Giới chính là tuân thủ pháp, gìn giữ quy củ, vâng theo những lời dạy của đức Thế Tôn ở trong tất cả kinh điển, chúng ta tuân thủ mà làm. Then chốt quan trọng nhất trong tu hành chính là ‘định’, ‘định’ chính là tâm thanh tịnh. Có thể tu tâm thanh tịnh của chính mình trong tất cả cảnh thuận vả cảnh nghịch, không bị nhiễu loạn, ô nhiễm bởi con người hoàn cảnh, thì đạo nghiệp của bạn đã thành tựu rồi. Có định thì có tuệ, ‘tuệ’ chính là có thể phân biệt được thiện ác phải quấy, tuy có thể phân biệt nhưng tuyệt đối không khởi tâm động niệm. Vì một khi khởi tâm động niệm thì lại rơi vào trong ý thức, sẽ không có giới, định, tuệ. Cho nên, đối với bất cứ người nào chư Phật Bồ tát đều không có oán hận, ngay cả khi có người ác, việc ác đến chướng đạo, các ngài cũng xem là điều tự nhiên, không hề khởi tâm oán hận. Vì sao? Vì hi vọng người ác có thể sớm giác ngộ, quay đầu, vì người ác cũng có Phật tánh, cho nên chư Phật Bồ tát rất tôn kính họ.
Nhà Phật thường nói ‘khai ngộ’, ‘tu hành’, đọc kinh sẽ có chỗ ngộ, niệm Phật sẽ có chỗ ngộ, kỳ thật ở ngay trong đời sống hằng ngày như đối người tiếp vật cũng đều có chỗ ngộ. ‘Chỗ ngộ’ chính là phát hiện ra lỗi lầm, phát hiện ra lỗi lầm chính là khai ngộ, sửa đổi sai lầm chính là tu hành. Tu hành không phải là ám chỉ mỗi ngày đọc được bao nhiêu quyển kinh, niệm được bao nhiêu câu Phật hiệu, lễ được bao nhiêu vị Phật; thực tế mà nói thì đó chỉ là hình thức và vẻ bên ngoài mà thôi. Công phu chân thật là ‘biết lỗi’ và ‘sửa lỗi’, nếu có thể làm được bốn chữ này, thì một ngày của bạn sẽ trải qua rất thiết thực, không uổng phí.
Gặp việc thế gian thì chúng ta làm, đó là tu phước. Khi làm việc không nên sợ bị thiệt thòi, làm nhiều thì tu phước nhiều, vậy thì có gì mà không tốt? Lúc làm việc không được chấp trước, không được để trong tâm, trong tâm một chút dấu vết cũng không lộ ra, như câu ‘ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’ (nên không chỗ trụ, mà sinh tâm kia) mà trong kinh Kinh cang đã giảng nói, đây mới là phước báo chân chánh, liền đem phước đức chuyển thành công đức rồi. Nếu trong tâm thường hay nghĩ ‘ta đã làm được rất nhiều việc rồi’, đây chính là pháp thế gian, là phước báo hữu lậu, quả báo có được sẽ rất nhỏ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập :
53
Hôm nay :
7069
Tháng hiện tại
: 94665
Tổng lượt truy cập : 33727605
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.