Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Học Phật chính là học tập theo gương của Phật, không luận là thân phận như thế nào, không luận là từ bất cứ nghành nghề nào cũng đều phải học tập tinh thần của Phật, đạo lý của Phật, tâm từ bi của Phật, hơn nữa còn phải áp dụng vào đời sống thực tế.Đời sống của chính mình cần phải chất phác, phải......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (Tập 10) PHẨM THỨ TƯ NGHIỆP CẢM CỦA CHÚNG SANH Ở CÕI DIÊM PHÙ ĐỀ Từ trên tên của phẩm này chúng ta thấy được rất rõ ràng, những chuyện mà trong Kinh nói đều thuộc về thế giới này của chúng ta. Trong Kinh Phật gọi là Nam Diêm Phù Đề Châu chính là chỉ trái đất này......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN (tập 3) “NHƯ THỊ NGÃ VĂN: NHẤT THỜI PHẬT TẠI ĐAO LỢI THIÊN, VỊ MẪU THUYẾT PHÁP”. Ở đoạn này chúng ta nói đến “nhất thời”. “Nhất thời” về ý nghĩa vẫn cần phải bổ sung thêm một chút. Có hai cách nói về thời gian ở trong Phật pháp. Cách nói thứ nhất là Sát-na-tế.......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (tập 2) Hôm qua giảng đến đề Kinh, giới thiệu xong “Bồ-tát Địa Tạng”. Hôm nay chúng ta tiếp tục giới thiệu tiếp “Bổn Nguyện”. “Bổn nguyện”. Đề mục có quan hệ rất lớn đối với việc chúng ta tu học, cho nên nhất định phải lý giải thật rõ ràng. Có rất nhiều các bạn......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (Tập 1) Quyển Thượng Năm xưa, mỗi đạo tràng mới được xây dựng lên, bộ Kinh đầu tiên mà tôi nhất định giảng là Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện. Tại vì sao phải giảng bộ Kinh này vậy? Phật pháp thiết lập không thể tách rời cơ sở vật chất, theo cách nói hiện nay của......
Niệm Phật, niệm là nhớ, ngày ngày nhớ Phật, chính là trong tâm chân thật có A Di Đà Phật, mỗi niệm có A Di Đà Phật, có A Di Đà Phật chính là có tâm, nguyện, hạnh của Phật A Di Đà. Nói một cách khác, đem “Kinh Vô Lượng Thọ” biến thành tư tưởng hành vi của chính mình, đó là chân thật niệm Phật....
Hôm nay có hơn ba mươi câu hỏi, trước hết là câu hỏi của đồng tu Trung Quốc. Câu hỏi: Người học Phật có tranh chấp tài chính với nhau, liệu có thể kiện ra tòa không? Nếu không kiện ra tòa thì phải nên xử lý thế nào cho ổn thỏa ạ? Giáo huấn của Đức Phật đối với chúng ta, điều đầu tiên chính là bố......
(Cập nhật đến buổi 14 ngày 09/03) Phật dạy bảo Bồ tát tu hành, chính là dạy Bồ tát phải nghĩ nhiều vì chúng sanh, phải làm nhiều vì chúng sanh, đây chính là Bồ tát đạo, Bồ tát hành. Nghĩ nhiều vì chúng sanh là Bồ tát đạo, làm nhiều vì chúng sanh là Bồ tát hành, Phàm phu khởi tâm động niệm nơi nơi......
(Trích lục từ các buổi khai thị vấn đáp của Hòa Thượng Tịnh Không cho đồng tu học Phật) Hỏi: Kính thưa lão Pháp sư, xin hỏi làm thế nào vừa tu phước vừa tu huệ? Đáp: Đây là một câu hỏi rất thực tế, tôi nghĩ rất nhiều người muốn biết [câu trả lời]. Tu phước chính là đoạn ác tu thiện. Đoạn ác tu......
Xin chào Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem “Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán”. Kinh văn tờ thứ tám, hàng thứ hai. Phía trước chúng ta học đến "nhiễm tịnh", hôm này chúng ta xem từ câu sau cùng: "Chân tục". "Do thử trần tánh, bổn thể đồng như, tức thị chân dã, do......
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem “Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán”. Trang thứ bảy hàng thứ sáu, xem từ chữ "vấn" này. "Vấn, cứ kỳ sở thuyết, tắc nhất trần chi thượng, lý vô bất hiển, sự vô bất dung, văn vô bất thích, nghĩa vô bất thông, kim thời tu tập......
CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI HÀI HÒA THUẦN THIỆN, THUẦN TỊNH CÁI GỐC CỦA TU ĐỨC LẬP NGHIỆP CHIA SẺ TÂM ĐẮC HỌC TẬP “ĐỆ TỬ QUY” Tập 3 Tiến sĩ Chung Mậu Sâm chủ giảng, ngày 1 tháng 3 năm 2007 Tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HồngKong. Các vị Đại đức đồng tu tôn kính, các vị bằng hữu xin chào mọi người! Hôm......
Xin tiếp tục xem phần chú giải tiếp theo cũng là phần trích dẫn một đoạn trong An Lạc Tập. “An Lạc Tập tục vân Bồ-tát viễn li như thị tam chủng Bồ-đề môn tướng vi pháp, tức đắc tam chủng tùy thuận Bồ-đề môn pháp” (Sách An Lạc Tập viết tiếp rằng: Bồ-tát xa lìa ba loại pháp trái nghịch với Bồ-đề môn......
Kính chào chư vị đồng tu, hôm qua giảng đến ba thân Bồ-đề: pháp thân Bồ-đề, báo thân Bồ-đề, ứng hóa thân Bồ-đề. Pháp thân vốn có là thuộc về tánh đức, báo thân chính là tu đức, trong Phật pháp thường nói “tu đức hữu công, tánh đức phương hiển” (tu đức có công phu thì tánh đức mới hiển lộ), ý nghĩa......
Chúng ta tiếp tục xem lời giáo huấn của Đại sư Ấn Quang, tuyển chọn ghi chép đoạn thứ ba. “Đãi chí Cao Miếu dĩ hậu” (Đến sau thời vua Càn Long), chữ “cao” này chính là Thanh Cao Tông - Càn Long Hoàng Đế, là sau đời Càn Long. “Triết nhân nhật hy, ngu phu nhật đa” (người sáng suốt càng ít, ngu phu......
Chư vị đồng học, xin mời mở Kinh Vô Lượng Thọ, chương “Tam Bối Vãng Sanh Đệ Nhị Thập Tứ”. Chúng ta bắt đầu xem kinh văn từ phần thượng bối: “Kỳ thượng bối giả, xả gia khí dục, nhi tác Sa-môn, phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, tu chư công đức, nguyện sanh bỉ quốc”. Trong đoạn......
Kính thưa chư vị đồng tu, xin mời xem Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, phần Tam Bối Vãng Sanh, phẩm thứ 24. Kinh Vô Lượng Thọ từ lúc bắt đầu giảng đến hiện giờ thời gian cũng rất dài, có lúc ngừng có lúc giảng, cũng giảng được rất tường tận, chúng tôi......
A: Xin chào Pháp Sư, thưa Pháp Sư chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Nghe người già nói “Nợ âm trả dương” thật dễ dàng quá. Kiếp trước chúng ta giết một con bò, giết một con heo, bây giờ chúng ta thả một con cá hoặc một con chim thì có thể xóa bỏ nợ cũ rồi, có phải như vậy không ạ? B: Không......
A: Thưa Pháp sư, chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Ở miền Đông Bắc, quê hương của chúng con có xảy ra một việc như thế này. Có ba người, trong đó có hai người bắt một con rắn, sau đó thì hầm ăn. Trong lúc họ đang ăn thì người thứ ba đến, họ nhất định mời anh ta ăn thịt rắn này, nhưng anh ta không......
Trích lục từ các buổi khai thị vấn đáp của Hòa Thượng Tịnh Không cho các đồng tu học Phật Hỏi: Đệ tử sơ tâm học Phật nhưng rất có tâm nương theo lời dạy trong Kinh điển mà thực hành, khởi tâm động niệm nhất định phải lấy Thập Thiện làm tiêu chuẩn, không dám có sai lầm. Tuy nhiên chủng tử mười......
Đang truy cập : 210
Hôm nay : 7431
Tháng hiện tại : 704334
Tổng lượt truy cập : 58100752
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.