Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật

Căn nguyên của tai nạn và bệnh tật (Tập 4)

Thứ bảy - 30/01/2021 00:19

CĂN NGUYÊN CỦA TAI NẠN VÀ BỆNH TẬT

HÃY TRÂN TRỌNG

 SINH MẠNG, XIN ĐỪNG GIẾT HẠI ĐỘNG VẬT

 (TẬP 4)

Người phỏng vấn: Cô Đinh Gia Lệ (A)

Khách mời: Lão Pháp Sư Tịnh Không (B)

Ngày: 26/4/2012

Tại: Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông

 

A: Xin chào Pháp Sư, thưa Pháp Sư chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Nghe người già nói “Nợ âm trả dương” thật dễ dàng quá. Kiếp trước chúng ta giết một con bò, giết một con heo, bây giờ chúng ta thả một con cá hoặc một con chim thì có thể xóa bỏ nợ cũ rồi, có phải như vậy không ạ?

B: Không thể.

A: Không thể sao?

B: Không thể.

A: Thật vậy sao ạ?

B: Làm sao có thể xóa bỏ được chứ? Tội phước đều không có đạo lý xóa bỏ nợ cũ như vậy. Bạn tu phước nhất định sẽ hưởng phước, bạn tạo tội cũng nhất định sẽ phải chịu tội, chỉ có thời gian nhân duyên khác nhau mà thôi. Ví dụ tôi bây giờ cố gắng hết sức tạo phước, phước báo rất lớn, phước sẽ hưởng trước, tội để sang một bên, hưởng phước xong rồi thì tội sẽ đến. Phải hiểu đạo lý này, tôi không ngừng tu phước, tôi ngày ngày đều tu phước, tội báo này sẽ luôn bị lùi về phía sau, không thể xóa bỏ được.

A: Không thể xóa bỏ nợ cũ à?

B: Không thể. Vì thế vấn đề này cần phải lưu ý, không thể xóa bỏ được.

A: Không thể xóa được.

B: Đúng vậy, không thể xóa bỏ được.

A: Không thể xóa bỏ được. Thưa Pháp Sư, con đã từng tham gia phóng sanh, đến nơi thấy họ làm rất nhiều nghi lễ phức tạp. Kết quả là rất nhiều tôm cá bị ngộp chết, những người đi theo phóng sanh rất phiền não. Thưa Pháp Sư, Ngài cho rằng làm như thế nào mới có thể như Pháp ạ?

B: Khi phóng sanh, mua các con vật, nhất định phải còn rất khỏe mạnh, phải quan sát xem chúng thật sự có thể tiếp tục sống được thì bạn mới mua chúng. Nếu chúng bị thương quá nặng, thấy chúng không sống được nữa thì chúng ta thầm thọ tam quy y cho chúng, khuyên chúng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, như vậy mới đúng. Nghi lễ phóng sanh quá dài, quá rườm rà, đây quả thật là vấn đề. Thời xưa, cổ đại đức định ra nghi thức này, lúc đó họ biết. Phóng sanh lúc đó khác với bây giờ, không có số lượng lớn như thế, cũng không có nhiều người, cũng không có chúng sanh nhiều như vậy, nên đều phải hiểu quy tắc này. Nghi thức cũng không thể kéo dài, phải nhanh chóng kết thúc. Bạn kéo dài, rất nhiều con vật chết trong thời gian kéo dài lê thê đó, đây đều là tạo tội.

A: Chúng con đã từng bị qua rồi, cũng là tạo tội đúng không ạ?

B: Đúng, không sai. Bạn có lỗi với chúng.

A: Đúng vậy ạ. Có khi chúng con vì để hoàn tất nghi lễ mà đã không quan tâm đến cảm nhận của động vật, thực ra chúng ở trong đó ngột ngạt khó chịu biết bao.

B: Không sai. Vì vậy phóng sanh cần phải, giống như loài sống dưới nước vậy, khi đến bên sông thì lập tức thả chúng ngay.

A: Lập tức thả chúng ngay, sau đó mình mới ở bên sông làm lễ là được, phải không ạ.

B: Không sai.

A: Con có nghe một câu chuyện, có một người mua một con gà đông lạnh về hầm ăn. Thế rồi con gà này nhập vào người, nói với anh ta rằng: “Anh ăn thịt tôi, tôi nhất định phải trả thù anh”. Người này liền giải thích, anh ta nói: “Đâu phải là tôi giết gà đâu”. Con gà nói: “Ăn là ăn, giết là giết, giết tôi thì tôi sẽ trả thù, ăn thịt tôi thì tôi cũng phải trả thù”. Người bị nhập này, lời nói này có đáng tin không thưa Pháp Sư?

B: Đáng tin.

A: Đáng tin.

B: Quả thật là như vậy.

A: Người nào nợ thì đòi người đó.

B: Không sai. Nhưng các con vật này cũng không phải hoàn toàn giống như vậy, có con chúng chuyên tìm người giết chúng, còn giống như con này thì giết hay ăn, nó đều tìm cả, đều hận cả.

A: Tâm sân hận quá sâu nặng.

B: Không sai.

A: Vì chúng ta vô tri, chúng ta cả đời này vô ý hoặc cố ý sát hại đắc tội với chúng, làm hại hay ăn thịt quá nhiều động vật như thế. Thưa Pháp Sư, chúng ta phải làm sao để bù đắp đây?

B: Cách duy nhất là niệm Phật hồi hướng cho chúng.

A: Niệm Phật hồi hướng cho chúng.

B: Đúng vậy. Nhớ không nổi nhiều như vậy, thế thì chúng ta hồi hướng hết cho những chúng sanh có duyên với mình.

A: Chúng sanh có duyên với mình bao gồm cả động vật bị mình sát hại?

B: Không sai, bao gồm cả những chúng sanh bị ăn, bị giết. Cố ý giết hại hay vô ý giết hại đều bao gồm trong đó. Tất cả những chúng sanh có duyên, mỗi ngày đều hồi hướng cho chúng.

A: Hồi hướng, niệm Phật hồi hướng cho chúng.

B: Đúng thế. Chúng tôi giảng Kinh cũng vậy, mỗi khi kết thúc buổi giảng Kinh đều có hồi hướng.

A: Thưa Pháp Sư, nói đến niệm việc Phật này, trước đây có rất nhiều người tu hành đã lâu, lão Bồ Tát gì đó…, họ cho rằng bây giờ phải nên tụng thêm Kinh chẳng hạn?

B: Không cần.

A: Không cần thiết.

B: Phải biết rằng Tổ Sư Đại Đức trước giờ dạy chúng ta: “Tụng Kinh không bằng trì Chú, trì Chú không bằng niệm Phật”. Đối với quỷ thần, thần linh, càng đơn giản càng có hiệu quả. Nhất là danh hiệu A Di Đà Phật này công đức không thể nghĩ bàn! Nghĩa là câu Phật hiệu này đã bao gồm công đức của tất cả Kinh Chú.

A: Cho nên mình niệm một câu A Di Đà Phật, tức là niệm tất cả rồi.

B: Không sai, đây là điều mà rất nhiều người không biết.

A: Rất nhiều người không tin, muốn tham nhiều.

B: Không sai.

A: Cảm thấy mình niệm một câu Phật hiệu hình như là vẫn không đủ, phải thêm chút gì đó.

B: Quan trọng nhất là thành tâm.

A: Thành tâm.

B: Tín tâm chân chính, tâm nguyện chân chính, điều này rất quan trọng.

A: Thưa Pháp Sư, hiện nay thời tiết mây đen khói bụi mù mịt, nói là oan hồn của rất nhiều động vật. Chúng con ngày đêm phát chương trình giảng Kinh của Ngài, hiện nay trong nước có rất nhiều máy phát Kinh, phát Kinh 24 tiếng đồng hồ, họ nghe có thể nhận được lợi ích không ạ?

B: Có thể, có thể nhận được lợi ích.

A: Có thể nhận được lợi ích.

B: Đúng vậy.

A: Mỗi khi chúng con phát phải mời họ đến đúng không ạ?

B: Phải mời họ đến.

A: Phải mời họ.

B: Đúng. Khi ngừng phát phải tiễn họ về.

A: Thưa Pháp Sư, về cơ bản chúng con hiện nay nhà  nhà cũng đều phát cả ngày lẫn đêm, liên tục không ngừng.

B: Cũng tốt, vậy cũng tốt. Vậy tốt nhất là buổi sáng mời họ đến, buổi tối hồi hướng.

A: Hồi hướng.

B: Đúng, không sai, như vậy thì tương đối có lễ phép.

A; Vậy được ạ, vậy là hồi hướng là được rồi.

B: Đúng thế.

A: Không cần mời họ ai về chỗ nấy sao?

B: Hồi hướng cũng chính là ai về chỗ nấy rồi.

A: Thưa Pháp Sư, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục có ghi chép rất nhiều câu chuyện vãng sanh của động vật. Động vật chúng làm sao có thể tin là có Phật, có thế giới Cực Lạc? Con người chúng ta có rất nhiều người không tin. Có những con vật nghe được danh hiệu Phật nó biết khóc, có những con vật thậm chí còn ăn chay nữa. Thưa Pháp Sư Ngài nghĩ sao về việc này?

B: Kiếp trước chúng là người, kiếp trước chúng tu hành rất tốt, vì một niệm sai lầm lúc lâm chung nên đọa vào đường súc sanh. Thiện căn phước đức của chúng đều có đủ, nghe được danh hiệu Phật, nhìn thấy người niệm Phật lạy Phật thì chúng cảm động.

A: Vậy danh hiệu Phật đã khơi gợi lại ký ức của chúng, đúng không ạ?

B: Không sai.

A: Chính là thông tin được lưu lại trong A-lại-da thức.

B: Đúng, không sai.

A: Chúng bỗng nhiên ăn chay cũng chứng minh được nhân duyên kiếp trước của chúng phải không?

B: Không sai, kiếp trước đều ăn chay. Cho nên những việc này nếu không có nhân quả ba đời thì bạn làm thế nào giải thích được. Chắc chắn là có nhân quả ba đời.

A: Thưa Pháp Sư, động vật chúng muốn vãng sanh, có giống như loài người chúng ta không?

B: Giống nhau.

A: Giống nhau. Vậy còn ....

B: Cũng là liên hoa hóa sanh.

A: Liên hoa hóa sanh.

B: Đúng thế.

A: Vậy chúng niệm Phật thông qua cái gì? Chúng thông qua duyên của bản thân chúng, duyên của động vật?

B: Không sai.

A: Thưa Pháp Sư, con nhớ có một lần khi đi phóng sanh, có một con chim không ổn lắm, con liền lấy tay vuốt ve nó, khi chúng con niệm Phật, nó há mở miệng giống như chúng con vậy, có phải nó đang niệm Phật không ạ?

B: Đúng vậy.

A: Niệm Phật chung với chúng con, đó cũng là đang niệm Phật?

B: Đúng vậy.  

A: Thưa Pháp Sư, bây giờ con biết là động vật trên trái đất bị giết hại nhiều như thế, một năm là 330,7 tỉ. Nhiều động vật như thế, oán khí nặng như thế, chúng muốn báo thù chúng ta, muốn tạo ra tai nạn, hoặc muốn tạo ra những căn bệnh cho người đã giết hại chúng, có thể là những tai nạn kỳ lạ, những căn bệnh quái ác, tức là chúng khiến cho họ bị các loại bệnh đau khổ, các loại tai nạn. Xin Pháp Sư từ bi khai thị, con muốn tại đây, Ngài có thể từ bi khai thị cho các loài động vật được không? Nghĩa là làm thế nào có lợi cho chúng? Xin Pháp Sư nói với chúng báo thù như vậy không phải là cách.

B: Đúng, nghe Kinh rất có lợi ích.

A: Thật không?

B: Thật vậy. Mà có khi con người thực sự còn không bằng những loài động vật, vì chúng tạo nghiệp ít, con người tạo nghiệp nhiều, nghiệp rất nặng. Chúng có linh tính, không phải không có linh tính, đọa vào đường súc sanh, đọa vào đường ngạ quỷ, những việc trong kiếp trước chúng đều có thể nhớ cả. Vì vậy nhất định phải dùng ý niệm thiện, phải dùng tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh. Người học Phật, xem tất cả chúng sanh đều là Bồ Tát, Kiến Bồ Tát, Gián Bồ Tát, đều xưng hô như thế.

A: Tôn trọng chúng.

B: Đúng thế. Chúng ta tôn trọng chúng, chúng nghe rồi rất vui, rất thoải mái, vì từ trước đến giờ không có ai gọi chúng là Bồ Tát. Bạn gọi chúng là Bồ Tát, chúng sẽ không làm phiền bạn nữa.

A: Chúng cũng sẽ không làm hại mình.

B: Đúng, chính thế! Cho nên chúng ta tôn trọng chúng thì chúng sẽ tôn trọng chúng ta, sẽ hợp tác hỗ trợ và không gây trở ngại cho nhau, mọi người cùng nhau tu tập, chúng ta niệm Phật, chúng cũng sẽ niệm theo.

A: Chúng ta nghe Kinh thì sao?

B: Chúng ta tụng Kinh nghe Kinh, chúng cũng nghe theo.

A: Chúng cũng theo chúng ta nghe Kinh sao?

B: Không sai, đúng vậy.

A: Thưa Pháp Sư, chúng tìm những chúng sanh có duyên với chúng đúng không?

B: Đúng thế.

A: Thật sao ạ?

B: Đúng thế.

A: Ngộ nhỡ người này, tức là người đã giết hại chúng trong quá khứ, chúng luôn đi theo anh ta, anh ta cũng không tin Phật, anh ta cũng không có tín ngưỡng tôn giáo gì cả, vậy anh ta phải làm gì cho chúng?

B: Vậy thì tương đối phiền phức, chúng đợi trả thù, chúng chờ cơ hội. Cơ hội chính là lúc phước báo của anh ta hưởng hết rồi, lúc đó chính là cơ hội trả thù đã đến.

A: Chúng có thể như thế này không thưa Pháp Sư? Ví dụ nói chúng theo người không có tín ngưỡng tôn giáo, nhưng hôm nay Ngài giảng những đạo lý này, chúng hiểu rõ rồi, chúng có thể đến chùa miếu, có thể đến các đạo tràng, chúng đến nghe Kinh, nghe Pháp, đúng không ạ? Chúng nên làm như vậy.

B: Có những chúng sanh làm như vậy.

A: Có ạ.

B: Cho nên đạo tràng có cúng các bài vị như thế.

A: Chính là mời chúng đến, đúng không ạ?

B: Không sai.

A: Không nên có sự phân biệt, nếu không thì chúng sẽ không đến.

B: Đúng thế.

A: Thưa Pháp Sư, khi chúng con đi chợ, cũng có lúc đi siêu thị, nhìn thấy các con vật sắp bị giết chết, chúng con cần phải làm như thế nào ạ?

B: Niệm tam quy y cho chúng.

A: Niệm tam quy y.

B: Niệm Phật. Cách thức niệm tam quy y như thế này: “Quy y Phật, không đọa địa ngục; quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ; quy y Tăng, không đọa bàng sanh”, bàng sanh chính là súc sanh. Niệm 3 lần như vậy, sau đó niệm A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, ít nhất là niệm 7 tiếng danh hiệu Phật.

A: Niệm 7 tiếng danh hiệu A Di Đà Phật.

B: Niệm 7 tiếng danh hiệu Phật, sau đó khuyên chúng cầu sanh Tịnh độ, đừng làm thân súc sanh nữa.

A: Mọi người thường nói đối với một người nào đó: “Anh tốt với tôi quá, kiếp sau tôi có làm trâu làm ngựa tôi cũng phải báo đáp ơn của anh”. Nhưng có người nói rằng “Không thể tùy tiện thề thốt như thế, nếu không kiếp sau thật sự phải làm trâu làm ngựa đó”. Thưa Pháp Sư có phải là như vậy không?

B: Điều này cũng không nhất định.

A: Điều này không nhất định à?

B: Điều này là do ý niệm cuối cùng. Đi đến đường nào là do ý niệm cuối cùng, ý niệm cuối cùng chính là bước ngoặt quan trọng nhất quyết định kiếp sau bạn sinh vào nơi nào. Nếu ý niệm cuối cùng là niệm Phật thì họ sẽ đến thế giới Cực Lạc, niệm cuối cùng là tâm tham thì đọa vào ngạ quỷ, niệm cuối cùng là sân hận thì đọa vào địa ngục, hồ đồ ngu si cái gì cũng không biết thì rất dễ dàng đọa vào đường súc sanh.

A: Thưa Pháp Sư, thực ra con nghĩ, anh ta cũng chỉ là một câu nói khách sáo vậy thôi, chứ thật sự lúc lâm chung anh ta tuyệt đối không muốn làm trâu làm ngựa đâu.

B: Đúng, không sai.

A: Thưa Pháp Sư, khi chúng ta giết động vật, chúng hận chúng ta như thế. Lúc Ngài giảng Kinh thường nói rằng tâm sân hận sẽ đọa địa ngục, vậy trong khoảng thời gian chúng ta giết chúng, chúng vì đau đớn, vì hận con người mà khởi tâm sân hận, vậy thì chắc chắn chúng sẽ vì thế mà bị đọa địa ngục, con cảm thấy thật là oan uổng cho chúng quá.

B: Đúng vậy.

A: Chúng vốn đã bị tổn hại rồi, kết quả là vì khởi tâm sân hận mà chúng lại bị đọa địa ngục.

B: Đúng thế, tâm sân hận.

A: Cho nên con người thật sự không nên làm việc này.

B: Đúng, vì thế nên tốt nhất là con người không nên ăn thịt chúng sanh.

A: Đừng nên ăn thịt chúng sanh. Thưa Pháp Sư, hôm qua Ngài nói Phật Thích Ca Mâu Ni thấy một tổ kiến đã nói rằng bảy vị Phật đã ra đời rồi mà chúng vẫn còn làm thân con kiến. Xin hỏi Pháp Sư có phải tất cả loài động vật đều như vậy không?

B: Có loại chấp trước, cũng có loại tương đối khá hơn, nhưng chấp trước chiếm đa số.

A: Chấp trước chiếm đa số.

B: Chiếm đa số.

A: Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc, tỉ lệ người mắc bệnh tim và bệnh ung thư ở Trung Quốc không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng. Ở những khu vực ven biển, thực phẩm hải sản vô cùng phong phú, người mắc bệnh ung thư thanh quản, ung thư đại tràng rất nhiều. Xin hỏi Pháp Sư đây có phải là do dân cư ven biển họ thường ăn các loài chúng sanh sống dưới biển mà dẫn đến như vậy không?

B: Đúng, có liên quan.

A: Có liên quan. Người Hồng Kông họ thích ăn nhất là tổ yến, một năm khoảng 17 triệu tổ yến, đây là số lượng được đăng trên báo.

B: Đúng thế.

A: Rất nhiều chim non bị giết chết. Pháp Sư nghĩ rằng những người lấy tổ yến và người ăn tổ yến sẽ phải chịu quả báo như thế nào?

B: Đều sẽ bị quả báo.

A: Đều bị quả báo.

B: Đúng thế.

A: Thưa Pháp Sư, trước đây con nghe bà nội của con nói nếu đâm thủng tổ của chim sẻ, thì sẽ bị vợ con ly tán, gia đình sẽ bị phân ly, tan đàn xẻ nghé, Ngài nói có đúng không?

B: Đây chính là quả báo! Bạn khiến cho gia đình chúng ly tán thì bạn sẽ bị quả báo như thế, không cần chúng đến trả thù, đây gọi là tánh tội.

A: Tánh tội ạ?

B: Tánh tức là cái tâm, cái ý nghĩ này của bản thân, loại hành vi này là tạo tội.

A: Là tạo tội.

B: Thiếu nợ là việc khác, oan oan tương báo cũng là một loại báo ứng, một sự việc có rất nhiều báo ứng trong đó. Khi con người tạo tác họ không biết, người bây giờ họ cũng không tin. Lúc chúng tôi còn nhỏ, làm việc như vậy thì người lớn liền dạy bảo, la mắng, xử phạt ngay. Người lớn bây giờ họ xem như không có việc gì.

A: Đúng vậy ạ!

B: Trẻ con chúng cho rằng làm như vậy là bình thường, không biết nhân quả báo ứng.

A: Thưa Pháp Sư, con nghĩ là, cả đời này của họ phá tổ của chim, khiến cho chúng không có tổ để về, vậy thì kiếp sau họ chắc chắn cũng không có nhà.

B: Không sai.

A: Ngành chăn nuôi tiêu hao nguồn nước rất nghiêm trọng. Con nghe nhà khoa học nói rằng con người chúng ta muốn ăn 4 cái bánh hamburger thì lượng nước tiêu hao đó có thể cung cấp cho một người tắm mỗi ngày trong vòng một năm. Hơn nữa lượng nước cần phải dùng để nuôi một con bò có thể làm cho một con tàu chiến nổi lên. Hiện nay toàn cầu có khoảng 1,1 tỉ người không có nước sạch để uống, mỗi ngày có 6000 trẻ con chết vì uống nước bị ô nhiễm. Nhà khoa học cũng nói loài người răng dài thích hợp cho việc ăn chay, ruột của con người dài gấp 12 lần chiều dài cơ thể, giống với loài động vật ăn cỏ. Axit trong ruột của động vật ăn thịt gấp 20 lần so với con người, cho nên con người không thích hợp tiêu hóa thức ăn thịt, đúng không ạ?

B: Đúng vậy.

A: Hiện nay tiết mục đặc sắc và thu hút khán giả của các đài truyền hình là chương trình ẩm thực. Người dẫn chương trình rất nhiệt tình giới thiệu với mọi người, thịt này phải chiên như thế nào, ăn như thế nào, thơm ngon ra làm sao, chiên hầm thế nào, dù thế nào thì cũng là các cách chế biến đủ loại đủ kiểu. Sau đó thì đi đến đâu, đường lớn hẻm nhỏ, vấn đề mọi người bàn luận là: “Bà biết món thịt đó nấu như thế nào không? Cần phải luộc nó trước, rồi để ráo, sau đó đem chiên, chiên xong rồi thì hầm, hầm rồi thì lại v.v… và v.v…”, toàn là như vậy cả, nói một cách say sưa hớn hở. Có khi chương trình ẩm thực đó giới thiệu làm cho người ta thèm chảy nước dãi, nhưng con cảm thấy là không ai nghĩ đến các con vật cũng thật sự chảy nước mắt đầm đìa!

B: Đúng vậy.

A: Thưa Pháp Sư, Ngài nói dạy người khác làm thức ăn mặn, họ cũng có quả báo đúng không ạ?

B: Có.

A: Có.

B: Đúng, đều là quả báo địa ngục, đều rất đáng sợ. Nhất định phải có trách nhiệm với những gì họ nghĩ, họ nói, họ làm.

A: Nhất định phải có trách nhiệm.

B: Phải có trách nhiệm.

A: Họ đang dụ dỗ mọi người sát sanh.

B: Không sai. Cho nên oan hồn của các con vật này cũng sẽ không tha cho họ.

A: Thưa Pháp Sư, xin Ngài nói cho chúng con nghe về nhân duyên ăn chay của Ngài đi ạ.

B: Việc tôi ăn chay, tôi đã từng nói qua vài lần rồi, tôi ăn chay là vì sau khi biết được sự thật này. Lúc đầu tôi ăn chay là vì cảm thấy thức ăn chay rất có đạo lý, chính là đảm bảo vệ sinh, bảo vệ tính tình, bảo vệ tâm từ bi, tôi cho rằng loại thức ăn này rất tốt. Người bình thường không nghĩ đến điều này, Phật có thể nghĩ được. Sau này, khi đọc Kinh Địa Tạng, thấy được nhân quả, thì tôi hoàn toàn ăn chay. Trong Kinh Địa Tạng có nói đến quả báo của việc săn bắn, cha của tôi là một người rất tốt, có điều ông rất thích săn bắn. Cho nên khi tôi còn nhỏ, sáng sớm thức dậy theo ông đi săn.

A: Thưa Pháp Sư, ông ấy là thợ săn sao?

B: Ông ấy là quân nhân.

A: Quân nhân, quân nhân có súng.

B: Ông ấy quản lý vũ khí, cho nên súng đạn rất nhiều. Vì thế nên trong nhà chúng tôi có bảy, tám cây súng dài ngắn khác nhau, mỗi ngày đều đi săn. Cho nên trong thời kỳ kháng chiến, cơm nước của chúng tôi rất ngon. Nhưng sau cùng quả báo hiện tiền, ông ấy chết vì bệnh điên, đây chính là quả báo của việc săn bắn, nhìn thấy núi là chạy lên núi, nhìn thấy nước là chạy xuống nước. Chúng tôi bắt cá, dùng thuốc nổ để giết cá.

A: Đó thật sự là rất kinh khủng!

B: Đúng vậy, thuốc nổ đó vừa để xuống nước thì mấy ngàn con cá nổi lên.

A: Tôm cá đều bắt cả.

B: Đúng thế, chèo thuyền nhỏ đi vớt về.

A: Dùng thuốc nổ ạ?

B: Đúng, thuốc nổ. Lúc chúng tôi còn nhỏ, làm những việc như vậy, vì vậy khi đó hối hận không kịp. Tôi nhớ lại bộ dạng của cha tôi khi chết hoàn toàn giống hệt trong Kinh Địa Tạng nói, mới biết đó là quả báo. Vì thế nên tôi cũng không dám làm nữa, hoàn toàn hiểu rõ rồi.

A: Thưa Pháp Sư, diễn viên chúng con vì muốn làm đẹp, có những người, đặc biệt là những diễn viên có khả năng về kinh tế, mỗi năm đều đến Thụy Sĩ tiêm “Dương Thai Tố”, sau khi tiêm xong thì trẻ ra, qua một năm lại phải đi tiêm, là như vậy đó. “Dương Thai Tố” là dê con từ trong bào thai của dê mẹ, trong đó có rất nhiều dinh dưỡng, lấy dê con ra, Ngài nghĩ điều này có quả báo không?

B: Đương nhiên là có quả báo.

A: Họ chẳng khác gì lấy những thứ dinh dưỡng nhất của người ta làm ra để bôi lên trên mặt của mình, đúng không ạ?

B: Đúng thế, bạn có thể đẹp được vài ngày nhưng hậu quả thì không thể tưởng tượng được. Đó không phải là cái đẹp thật sự, đó là giả.

A: Đó là giả.

B: Đó là giả, không phải là thật. Cái đẹp thật sự là gì? Đó là tâm thiện, tướng tùy tâm chuyển. Bạn hiểu rõ đạo lý này, hà tất phải tốn tiền oan uổng như thế? Tâm bạn tốt thì tướng sẽ tốt. Tướng mạo của Phật Bồ Tát không phải là do viện thẩm mỹ hóa trang, mà là tâm thiện biến hiện nên. Nhất định phải hiểu đạo lý này. Thân thể khỏe mạnh cũng như vậy, tâm tánh lương thiện, thân thể sẽ khỏe mạnh. Tại sao vậy? Tất cả những tế bào mang bệnh độc, tâm từ bi tâm chân thành đều có thể làm cho chúng hồi phục lại bình thường. Bệnh đều là không bình thường, tự tư tự lợi là không bình thường, tham sân si mạn nghi là không bình thường, lại thêm tâm trạng oán hận não nộ phiền, đây là không bình thường, tướng mạo và thân thể của bạn đã tệ hơn rồi.

A: Con cũng có cảm giác như vậy. Trước đây khi con còn chưa ăn chay, vẫn còn ăn thịt, trên mặt con mụn cám to rất nhiều. Người ta thường nhắc con: “Cô phải dưỡng da cho tốt, cô là diễn viên, cô dựa vào khuôn mặt mà kiếm tiền, tại sao cô không quan tâm gì hết vậy?” Sau đó, khi con ăn chay, họ đều hỏi rằng: “Cô ăn gì vậy?” Con nói: “Tôi ăn chay”. Họ lại hỏi: “Cô còn ăn thêm gì nữa không? Có phải ăn nhân sâm không?” Con nói: “Không có ăn, chỉ là ăn đậu phụ, rau xanh thôi à”, mà da của con ngày càng mịn màng.

B: Không sai.

A: Hơn nữa tất cả mọi người đều nói: “Chị Gia Lệ à, sao bây giờ chị lại trẻ thế?” Con nói: “Ăn chay quả thật là rất tốt, là cách làm đẹp tốt nhất”.

B: Không sai.

A: Có lợi ích thiết thực về kinh tế.

B: Đúng vậy, không sai.

A: Có khi con khuyên người bên cạnh ăn chay, có người hỏi ngược lại con như thế này: “Chẳng lẽ thực vật không có sinh mạng sao? Cô ăn rau xanh hoa quả cũng là sát sanh!”, lại có người nói: “Ăn thịt nghĩa là phóng sanh thực vật”. Thưa Pháp Sư, Ngài nói xem.

B: Đây là lý luận sai lệch.

A: Là lý luận sai lệch.

B: Đúng. Tóm lại mà nói, con người phải có tâm từ bi, có tấm lòng yêu thương. Bạn thật sự có tấm lòng yêu thương, bạn không nỡ nhẫn tâm ăn thịt của chúng sanh. Cho nên khi tôi giới thiệu với người bình thường, tôi không nói nhân quả, nói nhân quả họ không tin, họ nói tôi đe dọa họ. Tôi nói với họ về tâm từ bi, điều này mọi người đều có thể tiếp nhận. Bạn hiểu bảo đảm vệ sinh quan trọng, nhưng lại không nghĩ đến bảo vệ tính tình, càng không nghĩ đến việc bảo vệ cái tâm.

A: Thường có người nói với con rằng: “Thịt cô cũng không ăn, rượu cũng không uống, cuộc sống của cô còn có gì thú vị chứ?” Họ cảm thấy như vậy. Có khi chúng con mời khách, rất nhiều người nói: “Món này ăn không được, gọi món ăn mặn đi”. Món ăn mặn là thịt, cá, gà, vịt, họ cho rằng đây mới là có dinh dưỡng. Hàng xóm nhà con có một dì kia, chồng của dì bị bệnh khắp người. Sau đó dì ấy khuyên chồng: “Ông đừng ăn thịt nữa, ông nên mau mau bỏ ăn thịt đi, được không?” Ông ta trả lời: “Vậy tôi không phải giống như chết rồi sao, bà để tôi tắt thở trước rồi mới bỏ ăn thịt”. Người trong nhà ăn chay, rất nhiều người già vẫn nói như vầy: “Con không ăn thịt cũng không sao, nhưng phải để cho con cái ăn thịt, chúng nó còn nhỏ, cơ thể đang phát triển, nhất định phải ăn thịt bồi bổ thêm chất dinh dưỡng”. Thưa Pháp Sư, dinh dưỡng của con người nhất định phải từ trong thịt sao?

B: Đây đều là quan niệm sai lầm.

A: Quan niệm sai lầm.

B: Đúng thế. Họ không có sự hiểu biết về chân tướng sự thật, nếu hiểu rõ chân tướng sự thật thì sẽ không như vậy. Có rất nhiều người ăn chay từ trong bụng mẹ, cơ thể rất khỏe mạnh.

A: Đúng vậy ạ.

B: Không phải là đã được bao nhiêu tuổi, giống chúng ta khi gặp được Phật Pháp thì lúc đó mới biết ăn chay. Nhưng sau khi đã thật sự hiểu rõ lợi ích của việc ăn chay thì mới biết là ăn chay rất khỏe mạnh.

A: Thật sự là rất khỏe mạnh.

B: Thật sự là khỏe mạnh. Vì khi động vật bị giết có con nào vui vẻ mang thịt của nó cúng dường cho bạn đâu? Làm gì có! Chúng đều oán hận, đều là thù hận, đều là mạnh được yếu thua.

A: Dạ.

B: Nói cách khác, chúng đều muốn báo thù.

A: Thường hay có người bên bàn ăn khuyên con: “Rượu thịt chỉ trôi qua ruột thôi, Phật Tổ ở trong tâm”, họ còn nói: “Tế Công còn ăn thịt mà, thì bạn cứ ăn đi!”

B: Đúng, nếu bạn là Tế Công thì được, bạn không phải là Tế Công thì bạn không có bản lãnh của Ngài ấy, Ngài ăn thịt có thể siêu độ chúng sanh đó.

A: Ngài ấy có thể siêu độ à?

B: Đúng vậy! Ngài có khả năng này, bạn không có khả năng này. Bạn xem rất nhiều người, giống Tế công vậy, khi Ngài ăn thịt chúng sanh, Ngài có thể nhả ra đều là còn sống và chạy đi mất, bạn có khả năng này không? Điều này trong Kinh Phật có ghi chép lại, Pháp Sư Bảo Hương ở Tứ Xuyên, thời đại của vua Lương Võ Đế. Bảo Chí Công, đạo tràng của Bảo Chí Công ở núi Đông Thiên Mục.

A: Là núi Đông Thiên Mục ở Hàng Châu.

B: Đúng rồi, chính là núi đó, đó là đạo tràng của Bảo Chí Công. Có một người ở Tứ Xuyên đến thăm Bảo Chí Công, Bảo Chí Công liền hỏi anh ta: “Bảo Hương Pháp Sư ở chỗ các anh, có quen biết không?” “Dạ có quen biết” “Khi về cho tôi nhắn gửi một câu cho Ngài ấy”. Rồi Ngài hỏi anh ta: “Nhang ở Tứ Xuyên có đắt tiền không?” Anh ta nói: “Không đắt tiền, rất rẻ, rất rẻ tiền”. Bảo Chí Công nói: “Vậy thì có thể đi rồi”. Người này khi về đến Tứ xuyên thì Bảo Hương Pháp Sư liền hỏi anh ta: “Có gặp được Bảo Chí Công không?” “Dạ gặp được” “Ngài ấy nói gì?” “Ngài ấy hỏi tôi nhang đắt hay rẻ, tôi nói rất rẻ tiền, Ngài ấy nói vậy có thể đi rồi”. Bảo Hương Pháp Sư liền viên tịch.

A: Ý của Ngài ấy là gì vậy ạ?

B: Bảo Hương Pháp Sư ở nơi đó người bình thường không xem trọng Ngài, Ngài ấy thật sự là Cao Tăng đắc đạo. Vì vậy khi Ngài đi cũng biểu diễn một phen, mời mọi người ăn cơm. Khi ăn cơm, thịt, cá, gà, vịt đều có cả, Ngài ăn rất nhiều. Sau khi ăn xong, ở trước miếu có hồ phóng sanh, Ngài mở to miệng ra, chim, cá… đều chạy ra, biểu diễn cái bản lãnh này. Lúc đó mọi người mới biết đây là Thánh nhân chứ không phải là phàm phu, biểu diễn xong thì viên tịch. Nếu có bản lãnh này thì được, không có bản lãnh này thì không thể được. Thật sự siêu độ thì khi ăn vào bụng rồi nhả ra đều là còn sống cả.

A: Khả năng này người bây giờ làm sao có được ạ?

B: Đúng vậy đó, trong Cao Tăng Truyện có kể câu chuyện này.  

A: Cám ơn Pháp Sư. Thưa Pháp Sư, có người muốn ăn chay cũng muốn phóng sanh nhưng lại bị các nghịch duyên chướng ngại không thể làm được, còn nếu như làm được thì cũng rất đau khổ khó khăn, Pháp Sư nói đây là nguyên nhân gì vậy ạ?

B: Đây là chướng duyên.

A: Chướng duyên.

B: Đây là nghiệp chướng. Nhưng bản thân kiên trì thì sẽ phá trừ được.

A: Hai hôm trước có một người bạn nói với con, anh ta tốn biết bao nhiêu sức lực mới có thể khiến cho con trai của anh ta ăn chay. Kết quả là khi đến bệnh viện khám bệnh, bác sĩ nói: “Cậu không thể, cậu ăn chay không đủ dinh dưỡng mà còn muốn ăn chay gì nữa chứ”. Đây cũng là…

B: Đây là oan gia trái chủ.

A: Vị bác sĩ này là oan gia trái chủ của cậu ta sao?

B: Không sai, ông ta chướng ngại thiện pháp của cậu ta.

A: Lưu Dị Tư – thiên tài điền kinh nổi tiếng của Trung Quốc, là người ăn chay, anh ấy cho rằng ăn chay giúp cho anh ấy nâng cao thành tích của mình. Nơi có người sống thọ nhất trên thế giới là Ba Mã thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nơi này mỗi năm chỉ giết heo một lần nhân dịp năm mới, tỉ lệ người già trăm tuổi cao nhất Trung Quốc. Nhà khoa học nói, phần lớn thức ăn thịt dẫn đến nguy cơ thiếu thốn lương thực của con người, 1/3 lương thực sản xuất ra trên toàn thế giới hiện nay đều cung cấp cho ngành chăn nuôi. Thiếu thốn lương thực tạo thành bi kịch, mỗi ngày có 25000 người lớn và trẻ em bị chết đói, có 1 tỉ người khổ vì bị đói và suy dinh dưỡng. Có cách nào tốt để giải quyết vấn đề này không ạ?

B: Đây cũng là câu nói mà Phật đã nói, trừ khi chúng sanh không ăn thịt nữa.

A: Trừ khi chúng sanh không ăn thịt nữa.

B: Đúng vậy. Nhiều người còn không đủ ăn, lại mang nhiều lương thực như vậy để nuôi súc vật.

A: Dạ.

B: Đây chính là nguyên nhân tạo nên sự đói khát, tai nạn. Con người không nên ăn những con vật này.

A: Hai ngày trước, khi con thu thập tài liệu, có một nhà khoa học nói rằng con người lãng phí lương thực vào ngành chăn nuôi, nếu không mang những thức ăn đó để cung cấp cho chăn nuôi, thì hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ lương thực cho loài người trên toàn thế giới, mà vẫn còn dư rất nhiều.

B: Đúng vậy.

A: Đều là vì để thỏa mãn sự tham ăn tham uống cả.

B: Đúng, không sai.

A: Cho nên khiến cho rất nhiều người bị chết vì đói.

B: Không sai.

A: Thật là… Hiện nay có rất nhiều người nhắc đến lời tiên đoán về kiếp nạn 2012 của người Maya, rất nhiều người xem trên phim ảnh, hoặc trò chuyện thường ngày, đã thể hiện ra hai loại biểu hiện như sau. Một loại người nói: “Các người đưa tin đồn nhảm làm mê hoặc mọi người, tại sao lại cứ nói chuyện này hoài vậy? Ăn no không có việc gì làm sao!” Một loại người khác thì nói: “Tai nạn sắp đến rồi, nhanh lên, mau vui chơi đi, không còn bao nhiêu ngày nữa đâu, nên vui chơi hưởng thụ, ráng vui chơi hưởng thụ cho hết mình!”. Thưa Pháp Sư, đối với tin đồn nhảm và phản ứng như vậy, chúng ta cần phải làm như thế nào?

B: Chúng ta niệm Phật.

A: Chúng ta niệm Phật.

B: Chúng ta mặc kệ những việc này. Những cách nói về nạn kiếp này quá nhiều, lời tiên đoán của người Maya là một trong những cách nói đó, rất nhiều. Những tin tức này mặc kệ nó, là thật cũng tốt, là giả cũng tốt, chúng ta đều xem nó là việc tốt. Tại sao lại có cách nhìn như vậy? Nâng cao tâm cảnh giác của chính mình, cố gắng niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ. Có nghĩa là chúng ta biết trước được ngày giờ, chúng ta biết được ngày nào mình phải đi rồi, bản thân nhất định phải thành tựu công phu niệm Phật của mình trước lúc đó, đây không phải là việc rất tốt hay sao?

A: Tăng thêm thượng duyên.

B: Tăng thượng duyên! Đó không phải là việc xấu. Nếu không có kiếp nạn, không có thì càng tốt, cũng không tệ. Vì thế không cần phải tuyên truyền, tuyên truyền khiến cho tâm của mọi người trong xã hội bất an, điều này không tốt, điều này không phải là việc chúng ta nên làm. Nhưng bản thân chúng ta phải cố gắng niệm Phật.

A: Cố gắng niệm Phật là được rồi.

B: Đúng vậy. Cố gắng mang hai chữ tu hành, tu là sửa chữa cho đúng, hành là hành vi.

A: Tu là sửa cho đúng, hành là hành vi.

B: Đúng thế. Hành vi của chúng ta sai rồi, mang nó sửa lại cho đúng, đó gọi là tu hành. Hai chữ này phải hiểu cho rõ ràng, bây giờ có rất nhiều người hiểu không rõ ràng.

A: Mê tín.

B: Tư tưởng của chúng ta sai rồi, sửa lại cho đúng, đó gọi là tu hành về ý nghĩ; lời nói của chúng ta không đúng, nói sai rồi, sửa lại cho đúng, đây là tu hành về khẩu nghiệp; chúng ta hành động, bạn thấy hành động sát sanh là sai rồi, chúng ta từ nay về sau không làm việc này nữa, đây là tu hành về thân. Thân khẩu ý bất thiện, không nên làm, bạn đã biết rồi, tất cả đều sửa lại cho đúng, đó gọi là tu hành, điều này rất quan trọng.

A: Điều này rất quan trọng.

B: Người bình thường đều biết tu phước tu huệ quan trọng. Nhưng tu phước tu huệ lớn nhất, có năng lực nhất, có hiệu quả nhất, không gì bằng niệm câu A Di Đà Phật, điều này thì rất nhiều người không biết. Người niệm A Di Đà Phật là phước huệ song tu!

A: Phước huệ song tu.

B: Phước huệ song tu.

A: Tại sao chúng ta lại không làm chứ? Thưa Pháp Sư, tại đây con muốn chia sẻ với mọi người một câu chuyện. Chiều ngày 28/11/2003, có một người họ Lưu mua ở chợ một con chó đã chết, sau đó thì mang về xưởng để nấu ăn. Nhà ăn nấu một nồi thịt chó chuẩn bị cho hơn 30 công nhân thay đổi khẩu vị vào bữa ăn tối. Sau đó có một bầy chó vừa mới sanh được dẫn vào nhà ăn. Có một người công nhân thấy con chó con vào thì quăng một miếng thịt cho nó ăn. Lúc này, con chó mẹ Saihu đột nhiên xông qua, dùng hai chân giữ chặt miếng thịt đó trên đất, thái độ nhân từ đối với con của nó thay đổi hẳn đi, nó phát ra tiếng “gừ gừ” dữ tợn đối với con chó con, không để cho chúng ăn. Một con chó con chạy đến gần mẹ muốn làm nũng thì bị Saihu tát cho một cái văng qua một bên, thế là mấy con chó con chạy trốn hết. Khi chó con rời khỏi thì Saihu kêu lên mấy tiếng với miếng thịt chó trên đất, nhưng mấy chục người công nhân này không ai để ý đến nó cả, vẫn tiếp tục chuẩn bị ăn thịt chó. Thấy mọi người không có phản ứng gì cả, Saihu nôn nóng, nó chạy tới chạy lui, nhìn thịt trong nồi tiếp tục kêu lên. Những người công nhân này cho rằng Saihu muốn ăn nhiều thịt hơn nên lại gắp thêm vài miếng cho nó. Saihu kẹp thịt dưới móng vuốt, vẫn không ăn, ra sức kêu lớn tiếng hơn. Thế là mọi người mặc kệ nó. Saihu thấy trong nhà ăn công nhân đến ngày càng đông, lại tập trung bên nồi thịt chờ ăn. Nó kêu ngày càng lớn tiếng hơn, thảm thiết hơn đối với thịt ở trong nồi. Thấy mọi người vẫn không có phản ứng, Saihu nhảy tót lên khỏi mặt đất, rồi phát ra tiếng kêu càng thê lương kéo dài. Nghe tiếng kêu của mẹ, bốn con chó con chạy xông vào. Saihu dùng chiếc mũi ươn ướt của mình hôn bốn đứa con, rồi dùng lưỡi liếm con chó nhỏ nhất, liếm sạch những vết bẩn trên người của nó, rồi nước mắt chảy đầm đìa. Sau đó nó xông đến trước mặt mọi người, dùng đầu ra sức tông vào chân của mọi người, nhưng không ai hiểu được ý của nó. Đột nhiên Saihu ngồi xuống đất, vừa khóc vừa kêu thảm thiết, sau một tiếng kêu dài thê thảm, Saihu ăn hết 3 miếng thịt ở trên đất. Lát sau Saihu ngã lăn ra đất, cựa quậy, co giật một cách đau đớn, rồi mắt tai miệng của nó chảy máu, khóc mà chết. Cuối cùng khi đi chôn nó, có hơn 100 người đội mưa đưa tiễn Saihu, những người được cứu khóc như mưa vậy. Sau đó họ đốt pháo để đưa tiễn nó, cảnh tượng đó vô cùng cảm động. Con có mang theo một bức ảnh, đây là mọi người vì con chó tình nghĩa này mà lập mộ cho nó. Thưa Pháp Sư, nghe xong câu chuyện này…

B: Thịt này có độc.

A: Nhất định là có độc.

B: Đúng, không sai.

A: Nó biết được, ạ.

B: Nó biết.

A: Con vật đó quả thật là rất nhạy.

B: Mũi con vật nhạy hơn chúng ta, nó có thể ngửi thấy được. Ngửi được món thịt này nhất định là không bình thường, người ăn vào sẽ chết.

A: Con cảm thấy nó…

B: Nó đến để cứu người.

A: Thưa Pháp Sư, nó dũng cảm nghĩa khí như thế, nó là…, Pháp Sư nói trong loài động vật có Bồ Tát không?

B: Có đấy. Nó biết được điều này, những con chó con muốn ăn, con nào ăn thì con đó sẽ chết.

A: Cho nên nó bảo vệ cho những con chó con và bảo vệ luôn con người.

B: Đúng vậy, không sai.

A: Con cảm thấy nó thật là dũng cảm!

B: Cuối cùng chính nó ăn cho họ thấy, xem họ còn muốn ăn nữa không?

A: Thưa sẽ chết, con cảm thấy con chó bình thường không làm được như vậy đâu?

B: Đương nhiên rồi, duyên nợ không giống nhau.

A: Duyên nợ không giống nhau.

B: Đúng thế, nó có duyên với những người này.

A: Mấy chục mạng người!

B: Đúng vậy, không sai.

A: Thật sự là rất đặc biệt!

B: Đúng vậy.

A: Những câu chuyện về tình thương chân thành cảm động trời đất của động vật rất nhiều, đem con người so với chúng thật sự rất hổ thẹn.

B: Đúng vậy đó.

A: Khi con còn trẻ, nghe một người già ở nông thôn kể cho chúng con một câu chuyện. Ông ấy nói lúc đó là tai nạn thiên nhiên ba năm ở trong nước chúng ta, năm 1960, lúc này mọi người không còn gì để ăn, lá cây trơ trụi hết, không còn gì nữa. Có một gia đình, ông ta có thể dùng kẹp để bẫy động vật. Rồi có một ngày, sau khi ông ta đặt kẹp thì ông đi thu gom những cái kẹp đó, ông thấy có một con chồn bị trúng bẫy, ông ta rất vui, vì da của chồn rất đắt tiền, sau đó ông ta giơ tay ra bắt. Vừa nắm vào thì ông ta giật cả người vì nắm phải một bộ da. Ông vừa nhìn bộ da vừa thốt lên: “Trời ơi! Con chồn sao lại bỏ da mà trốn chứ?” Ông ta liền nghĩ, con chồn không có da này chắc chắn sẽ đau chết ở một nơi cách đây không xa, thế là ông lần theo vết máu mà tìm. Sau một lúc tìm kiếm thì phát hiện ra con chồn đang trốn ở một cái động trong một khe núi bên sông. Ông đào cái động ra xem thì cảnh tượng trước mắt khiến ông ta lặng cả người, chính là một ổ chồn con vẫn còn chưa mở mắt đang nằm trên người chồn mẹ đã lột da và cứng đơ, chúng đang không ngừng mút núm vú của chồn mẹ. Ông ta lặng người đi rất lâu, trong lòng ông cảm thấy hổ thẹn vô cùng, xúc động rơi nước mắt, không ngừng nói: “Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi”. Sau đó ông lấy tấm da đó đắp lên người của chồn mẹ, khóc rồi bỏ đi. Từ đó người nông dân già này thề rằng: “Dù cho tôi phải chết đói, tôi cũng không đặt bẫy kẹp nữa, không bắt động vật nữa”.

B: Đúng, không nên bắt động vật, không sai.

A: Nhờ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này mà con có được những nhận thức rất sâu sắc. Trong quá trình con thu thập tài liệu, con cảm thấy các động vật Bồ Tát này thật sự là dạy cho con rất nhiều điều. Pháp Sư xem tình cảm sâu sắc giữa mẹ con động vật, đặc biệt là tình cảm bạn bè người thân, thậm chí là những câu chuyện cứu người, thật sự rất cảm động. Xã hội con người bây giờ thường hay nghe xung đột giữa mẹ con, sự xung đột thế hệ, xã hội cũ trước đây đâu có nghe những việc như thế, còn có những hành vi cực đoan, tình cảm ngày càng lạnh nhạt.

B: Đúng thế.

A: Xin hỏi Pháp Sư, đây rốt cuộc là như thế nào? Tình cảm con người với nhau ngày càng nhạt nhẽo, trong khi tình cảm của con vật lại rất sâu sắc, đây có phải là không bình thường không thưa Pháp Sư?

B: Không bình thường, quả thật là không bình thường. Tại sao lại không bình thường? Con người đánh mất tình người rồi.

A: Con người đã đánh mất tình người rồi.

B: Đúng vậy. “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, linh tính của con người cao hơn động vật, nhưng vì không có ai dạy. Ở nhà không có ai dạy, đến trường cũng không có ai dạy, vì thế nên họ vốn đã quên việc này rồi. Điều này phải trách ai đây? Do giáo dục.

A: Dựa vào giáo dục.

B: Vì con người bây giờ, từ nhỏ do ai dạy cho họ? Tivi dạy họ, mạng internet dạy họ, dạy suốt cuộc đời, mỗi ngày họ đều tiếp nhận môn học này. Nội dung trong đó đều là sát đạo dâm vọng, sát đạo dâm vọng trở thành quan niệm đúng của họ, nên họ tạo ác nghiệp này, họ cho đó là bình thường, họ không hề có cảm giác đó là tội ác.

A: Nói tóm lại, xét cho cùng thì giáo dục vẫn rất quan trọng!

B: Đúng thế, chính là giáo dục. Năm đầu Dân quốc, khi chúng tôi còn nhỏ, thường là người già nói, chúng tôi nghe, ấn tượng rất sâu sắc. Nhưng 50 năm trở lại đây, không còn ai nói nữa. Thời đó có người dạy, tuy người làm theo không nhiều nhưng chúng tôi nghe đến quen tai rồi. Nhỏ hơn chúng tôi 20 tuổi, họ hoàn toàn không biết, vì thời này không còn ai dạy nữa rồi.

A: Thưa Pháp Sư, những người thuộc thế hệ của phụ thân Ngài, họ cũng đã được tiếp nhận giáo dục văn hóa truyền thống phải không ạ?

B: Đúng rồi, đã có tiếp nhận! Đại khái nhỏ hơn tôi khoảng 20 tuổi thì hoàn toàn không còn nữa, việc này rất đáng sợ. Cũng chính là nói rằng nền giáo dục đúng đắn của chúng ta đã mất 60 năm rồi, vả lại trong 60 năm này mọi người tiếp nhận đều là mặt xấu, đều là học hư học sai, thời gian này muốn quay trở lại, muốn tìm lại thì rất khó. Khó ở chỗ nào? Khó ở chỗ không có lòng kính trọng. Chúng tôi đi học, sáu, bảy tuổi đi học, ngày đầu tiên là ngày mà suốt cuộc đời tôi không thể quên được. Cha và thầy giáo biểu diễn cho tôi xem. Vào trường học lễ lạy thầy giáo, trước tiên là lạy Khổng Tử. Ở trên điện thờ bài vị của Khổng Tử, thời đó không có hình ảnh cũng không có tượng, nông thôn rất đơn giản, viết một bài vị “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử Chi Thần Vị”, thờ bài vị này. Cha tôi đứng trước, tôi đứng sau, lạy ba lạy rập đầu chín lần trước bài vị của Khổng Tử. Thầy giáo đứng bên cạnh, bạn học đứng ở hai bên. Sau khi lạy xong, cha tôi dắt theo tôi, lạy ba lạy rập đầu chín lần với thầy giáo. Đây là gì vậy? Đây chính là dạy tôi tôn sư trọng đạo. Cha mẹ tôi đều làm lễ lạy ba lạy rập đầu chín lần với thầy giáo, tôi có thể không nghe lời sao? Thầy giáo nhận sự đối xử cung kính của phụ huynh như vậy, họ không chăm chỉ dạy dỗ, họ có xứng đáng với phụ huynh không? So với bây giờ không giống nhau! Đây không phải là mua bán, đây là tôn sư trọng đạo. Hiếu thuận với cha mẹ, tôn trọng thầy cô là từ chỗ này mà dạy. Học sinh bây giờ đối với thầy cô không có lòng kính trọng là do phụ huynh đối với thầy cô không có lòng kính trọng.

A: Dạ.

B: Cho nên con cái của bạn học không nên người, bởi vì học Thánh hiền là từ trong cung kính mà học ra. Bạn có một phần cung kính thì bạn học được một phần, hai phần cung kính thì học được hai phần, nếu không có tâm cung kính thì cái gì cũng không học được. Từ chỗ này thì bạn có thể biết được khó khăn của ngày nay là gì rồi, tuy có thầy cô giáo tốt nhưng không có học trò ngoan.

A: Họ không chịu nghe lời!

B: Họ không nghe, họ không học. Tôi học triết học với Thầy Phương Đông Mỹ, lúc đó tôi đang đi làm, cuộc sống rất khó khăn. Muốn nghe giảng, rất có hứng thú với môn học này, muốn nghe bài giảng của Thầy, kết quả là Thầy không cho tôi đến trường để nghe giảng. Thầy nói cho tôi biết, trường học bây giờ, thầy không ra thầy, trò không ra trò, bao gồm cả bản thân Thầy cũng vậy. Thầy nói: “Cậu đến trường nghe giảng, cậu sẽ vô cùng thất vọng, nếu cậu thật sự muốn học thì trường học cũng không có thứ để dạy cho cậu, thầy cô cũng không dạy nữa rồi. Vì sao lại như vậy? Không có ai học cả! Những điều chân thật thầy cô không dạy nữa. Tại sao thầy cô vẫn phải lên lớp? Vì cuộc sống, kiếm một ít tiền lương để sống qua ngày. Còn học trò đến lớp để làm gì? Để có bằng cấp. Mỗi người đều có mục đích của riêng mình, không phải thật sự là vì học vấn nữa rồi.” Vì thế tôi mới hiểu Thầy dạy ở trường cũng là miễn cưỡng để duy trì cuộc sống, không phải là thật sự dạy học. Vậy phải làm sao? Để cho tôi đến nhà của Thầy, Chủ nhật hằng tuần hai tiếng đồng hồ chỉ dạy riêng cho một mình tôi. Bài học của tôi là học ở nhà của Thầy.

A: Thưa Pháp Sư, Ngài học ở chỗ Thầy Phương Đông Mỹ, Ngài có đóng học phí cho Thầy Phương không?

B: Không có, một đồng cũng không có.

A: Đây là tinh thần gì vậy ạ? Thưa Pháp Sư, người bây giờ đều không thể hiểu được.

B: Chính là “Bạn thật sự muốn học thì tôi thật sự dạy cho bạn!” Kiến thức của thầy cô luôn mong có người để truyền lại. “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, những thứ của bạn không có người để truyền lại, đến đời bạn thì đoạn mất rồi; truyền từ đời này đến đời sau, bạn muốn có thể tiếp tục truyền lại, người thật sự muốn học thì bạn thật sự dạy cho họ. Tôi từ như vậy mà học, vì thế nên tôi mới hiểu được. Đại học, trước đây tôi cũng từng dạy qua 5 năm, 5 năm đó cũng là không đủ tư cách, vì người xuất gia dạy ở đại học không nhiều, hình như lúc đó ở Đài Loan tôi dạy ở Hoa Cương có một vị Tỳ-kheo-ni, vị ấy lúc đó cũng dạy học ở trường, rất ít!

A: Thưa Pháp Sư, Ngài thật là may mắn.

B: Đúng, đúng vậy! Cho nên điều này khiến cho tôi hiểu rất rõ. Thầy nói lời nói này rất đau lòng: “Thật sự rất muốn dạy nhưng không có người học”. Không có người học, đối với thầy cô không có lòng kính trọng. Lúc đó tại thư viện Tân Á ở HongKong, vào năm 1977 tôi đã đến HongKong giảng kinh, người kia là viện trưởng của thư viện Tân Á, là học trò của thầy Phương, người đó nhỏ tuổi hơn tôi, nhỏ hơn khoảng 17 tuổi.

A: Thưa Pháp Sư, con mang đến một số bức ảnh, bức ảnh làm con cảm động nhất chính là con mèo và con chuột này, Ngài xem những con vật này sống chung với nhau rất hòa thuận.

B: Đúng thế.

A: Pháp Sư xem, con tinh tinh to lớn này với con chó, quả thật là tình yêu thương bạn bè, rất hòa thuận.

B: Đúng, không sai.

A: Pháp Sư xem vượn con và chim bồ câu, biểu hiện tình cảm của chúng.

B: Đây là những hình ảnh không dễ gì chụp được.

A: Rất khó chụp được. Thưa Pháp Sư, khi xem những con vật bé nhỏ đáng yêu này, con người làm sao lại có thể nhẫn tâm ăn thịt của chúng chứ?

B: Đúng vậy.

A: Con nghĩ rằng, con muốn xin hỏi Ngài, Ngài cho rằng con người và động vật thật sự có thể cùng chung sống hòa thuận với nhau không?

B: Hòa thuận chung sống với nhau, vốn dĩ là như vậy mà.

A: Vốn dĩ là chung sống hòa thuận với nhau.

B: Đúng thế. Đừng nói gì khác, khi chúng tôi ở nước ngoài, người nước ngoài không giết động vật một cách bừa bãi, cho nên những con vật ở nước ngoài thấy người không sợ. Con sóc nhỏ ở trên cây, bạn để vài hạt đậu phộng trong tay thì nó liền chạy đến tay bạn để ăn, rất hữu ái!

A: Ví chúng biết Ngài sẽ không làm hại chúng.

B: Đúng thế, sẽ không làm hại chúng! Đây là gì? Chúng đã quen rồi, chúng biết con người sẽ không làm hại chúng, nên chúng không sợ con người. Chúng tôi ở nước ngoài, trong sân vườn của chúng tôi, từ sáng đến tối, chim bay đến liên tục, sống tự nhiên. Chúng tôi làm gì? Để một cái kệ, trên kệ bày những cái chậu nhỏ đựng các loại thức ăn của chim, chúng đến ăn, mỗi ngày sáng tối đều bay đến. Chúng tôi không để thức ăn thì chúng bay ở đó, giống như đang muốn nói là: “Tôi không có gì để ăn rồi”. Chúng tôi liền thêm thức ăn cho chúng, mời chúng ăn, thật tốt biết bao!

A: Pháp Sư yêu chúng, chúng cũng yêu Ngài.

B: Đúng thế! Động vật đều như vậy cả.

A: Cần phải cùng chung sống hòa thuận với nhau như thế.

B: Đúng vậy, không sai.

A: Chỉ cần bạn có tấm lòng yêu thương thì động vật sẽ cảm nhận được.

B: Động vật ở phương Đông không được như vậy, bạn vừa đến gần chúng thì chúng liền bay mất, chạy mất. Tại sao chúng lại như vậy? Vì chúng biết con người có sát khí, “Từ trường của người này không tốt, mau chạy thôi”.

A: Dạ. Con biết một câu chuyện, có một người sống ở ven biển, những con hải âu thường đậu trên vai của anh ta.

B: Không sai.

A: Vui đùa trên tay của anh ta.

B: Không sai.

A: Sau đó có một hôm ba anh ta biết được việc này nên nói: “Con trai, ngày mai con có thể mang về một con hải âu để ba nếm thử mùi vị của nó như thế nào được không?” Anh ta nói: “Được rồi ba à, con hứa với ba”. Thế là từ đó về sau, khi anh ta đứng ở ven biển, hải âu thấy anh ta thì “quác” một tiếng rồi liền bay đi mất.

B: Không bay đến nữa.

A: Thầy cho rằng đây có phải là do anh ta khởi tâm động niệm không ạ?

B: Không sai.

A: Hải âu cảm nhận được từ trường của anh ta.

B: Không sai.

A: Anh ta sẽ không thể làm gì được nữa.

B: Đúng thế, tâm của anh ta đã động tâm cơ sát rồi, từ “cơ” của chữ “cơ duyên”.

A: Đúng vậy ạ.

B: Khi bạn có ý niệm sát hại, chúng biết. Chúng biết vì từ trường này không hài hòa.

A: Không hài hòa.

B: Không hài hòa rồi.

A: Thưa Pháp Sư, Ngài nói đến từ trường này, khi con ngồi ở gần Ngài, con cảm thấy từ trường quả thật rất tốt. Thật ra con là một người, đặc biệt là thuộc loại người mong có được nhiều lợi ích, suy tính thiệt hơn. Khi phỏng vấn, tim con đập rất mạnh, lần đầu tiên phỏng vấn là đề tài “Xin đừng giết hại trẻ thơ vô tội”, chân của con run cầm cập. Nhưng khi con ngồi gần Ngài, cảm giác đó con chưa từng có, con thật sự không biết dùng lời nào để diễn tả cảm giác đó. Pháp Sư nói động vật chúng cũng có từ trường phải không ạ?

B: Có chứ.

A: Vâng đúng vậy.

B: Thực vật cũng có từ trường.

A: Thực vật cũng có từ trường.

B: Đều có cả.

A: Vậy khoáng sản thì sao ạ?

B: Cũng có luôn.

A: Cũng có.

B: Có, đều có cả.

A: Có khi chúng con, tức là nói khi muốn có một ý niệm không tốt đối với động vật, thì chúng liền có thể cảm nhận được, từ trường này là sóng cùng lúc sinh ra hỗ trợ lẫn nhau.

B: Đúng. Chỉ cần bạn có ý niệm muốn bắt chúng, giết hại chúng, hay ăn thịt chúng thì chúng đều biết cả.

A: Thưa Pháp Sư, con nhớ ra rồi, mấy năm trước con có xem được hai đoạn tin tức, xin báo cáo với Ngài. Một đoạn là gen của một con chuột khi xếp thứ tự với gen của con người, có hơn 90% điểm giống nhau. Một đoạn tin khác là tin mới đây, gen của đất sét bên bờ sông Hoàng Hà cũng có hơn 90% giống với gen của con người. Bây giờ nhớ lại hai đoạn tin tức này, con muốn xin hỏi Pháp Sư, đây có phải là biểu pháp của “Chúng sanh cùng một thể không”?

B: Đúng, chính là như vậy.

A: Vậy con người và động vật, sông núi, đất đá đều là một thể à?

B: Không sai, đều là một thể.

A: Đất cát cũng là một thể?

B: Đất cát cũng là một thể.

A: Thưa Pháp Sư, con cảm thấy điều này thật không thể nghĩ bàn.

B: Điều này trong Kinh Phật nói rất rõ ràng. “Vọng tận hoàn nguyên quán” của Quốc sư Hiền Thủ, trước đây chúng ta đã học qua hai lần rồi, đều có băng đĩa lưu hành. Đó chính là giảng về tất cả sự vật trong vũ trụ và mình là một thể. Vốn dĩ là một thể, cho nên không thể không hòa hợp. Tất cả động vật và mình là một thể, làm sao có thể không hòa hợp chứ? Ngay cả loài lang sói hổ báo cũng đều là một thể. Bạn xem chú giải Hoa Nghiêm Kinh Hợp Luận của trưởng giả Lý Thông Huyền. Ông muốn làm một bộ chú giải Kinh Hoa Nghiêm. Ông vào rừng sâu tìm một chỗ yên tĩnh, trên đường đi gặp một con cọp, ông liền nói với nó: “Tôi muốn làm một bộ chú giải cho Kinh Hoa Nghiêm, trên núi này có chỗ nào tốt không, xin hãy đưa tôi đến đó”. Con cọp liền đưa ông đi đến một hang cọp. Ông thấy chỗ này quả thật rất tốt, non xanh nước biếc. Cọp dọn nhà nhường hang cho ông, đó là cảm ứng! Ông ở lại nơi đó, có hai người con gái đến để chăm lo cho ông về ăn ở sinh hoạt hằng ngày, cung cấp cho ông mực, bút, giấy, nghiên. Ông chuyên tâm suy nghĩ ý Kinh, chưa từng nói chuyện với hai cô gái này. Bộ Kinh chú giải xong, thời gian tương đối dài, tổng cộng thời gian là một, hai năm mới viết xong bộ Hoa Nghiêm Hợp Luận này. Sau khi chú giải xong thì không thấy hai cô gái này nữa. Ông cho rằng là người trong thôn nên xuống núi tìm để cám ơn họ nhưng không tìm thấy. Hỏi bà con hàng xóm, tả hình dáng của họ, nhưng người trong thôn nói không có người như vậy. Cảm ứng không thể nghĩ bàn! Đó không phải là khoảng thời gian ngắn, chăm lo cho ông một thời gian dài như vậy. Nhưng bạn phải hiểu tâm của ông thật là thanh tịnh, chưa từng nói với họ một câu nói nào cả. Câu chuyện này được viết trong lời tựa của ông.

A: Hai cô gái này là…?

B: Đó không phải là người thường.

A: Thưa Pháp Sư, hiện nay Trung Quốc vì chăn thả gia súc quá mức đã dẫn đến 1.3 tỉ đất đai bị thoái hóa, nguồn nước có tác dụng giữ khí bị phá hoại, thảo nguyên sau 30 năm nữa sẽ trở thành đồi hoang hoang mạc, 150 ngàn dân du mục sẽ trở thành những nạn nhân sinh thái. Tất cả chỉ vì chúng ta ăn thịt. Hiện nay có rất nhiều nơi trên toàn cầu xuất hiện hạn hán trên phạm vi rộng. Xin hỏi Pháp Sư hạn hán là do nguyên nhân gì tạo thành?

B: Đây là ác nghiệp của chúng sanh, ý niệm bất thiện, hành vi bất thiện tạo thành. Hạn hán và lũ lụt là cùng một đạo lý.

A: Là do tâm tham.

B: Đúng vậy.

A: Hạn hán giống với lũ lụt.

B: Cùng một đạo lý. Vì thế con người đối với tai nạn này không thể xem là tai nạn tự nhiên đơn thuần, điều này về mặt lý lẽ nói không thông. Tại sao? Trong Kinh Phật nói rằng, tất cả vũ trụ không ngoài hai dạng sự vật, một là sắc, hai là tâm. Sắc chính là vật chất, chúng ta ngày nay gọi là hiện tượng vật chất, Phật pháp gọi là sắc. Tinh thần, ý niệm, đây gọi là tâm, nói chung là không ngoài hai dạng này. Nhưng sắc là do tâm sanh, sắc từ đâu mà có? Sắc là do tâm biến hiện ra, bây giờ đã được nhà khoa học chứng minh rồi. Ông Plank, người Đức, thầy của Einstein, cả đời ông chuyên nghiên cứu vấn đề này, rốt cuộc vật chất từ đâu mà có? Ông phát hiện ra, vật chất là do ý nghĩ biến hiện ra. Dùng phương pháp giống như trong Kinh Phật nói vậy. Kinh nói đây là dùng cách phân tích, trong Kinh Phật ví dụ, gọi là bụi lông bò. Lông bò rất thô, trên ngọn lông bò có một hạt bụi, nó không thể rớt xuống, giống như bị hút trên đó vậy, đó gọi là vi trần nhỏ. Hạt vi trần này đem nó chia làm 7 phần, 1/7 gọi là bụi lông cừu. Bụi lông cừu lại chia 1/7 gọi là bụi lông thỏ, càng nhỏ hơn. Bụi lông thỏ chia 1/7 gọi là bụi nước. Bụi nước, vật chất này ở trong nước, nước có khoảng giữa, trong đó có khoảng trống, nó chui qua chui lại, nó không bị cản trở. Bụi nước chia làm 1/7 gọi là bụi kim, thuộc kim loại. Kim loại mật độ tuy lớn nhưng xem trong kính hiển vi, nó vẫn có rất nhiều khoảng trống, ở nơi đó chúng không có trở ngại. Bụi kim chia làm 1/7 gọi là vi trần. Vi trần ngày nay chúng ta gọi là nguyên tử. Thiên nhãn của A La Hán có thể thấy được vi trần. Vi trần này vẫn có thể chia được, lại đem chia 1/7 gọi là sắc tựu cực vi. Sắc tựu cực vi chính là hạt tử, hạt Quark trong khoa học hiện nay. Cuối cùng nhất, nhỏ nhất gọi là cực vi chi vi, không thể chia tiếp được nữa. Hiện nay nhà khoa học đã tìm thấy cực vi chi vi rồi, nhà khoa học gọi là vi trung tử, cái này không thể chia tiếp được nữa, chia tiếp thì sẽ không còn nữa. Đây chính là Phật nói, cái này mà chia thì không còn nữa. Không còn nữa thì là gì? Nhìn thấy được gì? Nhìn thấy là hiện tượng sóng chuyển động của ý nghĩ. Từ đây hiểu rõ vật chất là sự việc như thế nào, vật chất là sản phẩm phụ của ý nghĩ trong chúng ta, nó không phải là thật. Cho nên ông ấy rút ra một kết luận, căn cứ vào nghiên cứu cả một đời của ông ấy: trên thế giới cơ bản là không có vật chất, vật chất là giả không phải là thật, cơ sở của vật chất chính là ý niệm. Vì thế bạn xem trong Kinh Phật “sắc do tâm sanh”, cuối cùng kết luận “toàn thể là tâm”. “Toàn thể là tâm” nghĩa là gì? Toàn là ý niệm, cả vũ trụ là do ý niệm của chúng ta biến hiện ra, toàn thể là tâm.

A: Toàn thể là tâm.

B: Toàn thể là tâm, tức là toàn bộ đều là ý nghĩ. Ý niệm của bạn thiện thì chính là thiên đường, biến hiện ra thiên đường; ý niệm của bạn ác, ác đến cực độ thì biến hiện ra địa ngục. Từ đâu mà có? Tất cả là do ý nghĩ của bạn tạo ra. Thế giới Cực Lạc là do ý niệm tạo ra; địa ngục A-tỳ cũng là do ý niệm tạo ra. Tất cả vạn pháp đều là do ý niệm tạo ra. Ý niệm là chính mình, vậy thì cái gì cũng đều là mình cả. Cho nên cả vũ trụ và mình có mối quan hệ cùng một thể. Bạn hiểu được một thể thì thế giới Cực Lạc, A Di Đà Phật, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Duy tâm sở hiện là hiện tượng, duy thức sở biến, những hiện tượng xảy ra biến hóa, đó chính là nói ý niệm, ý niệm là tất cả hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần sinh ra sự biến hóa, do nó làm chủ. Cho nên tổng kết lại là “toàn thể là tâm” chính là ý niệm. Đây chính là nhà Phật nói “tất cả pháp đều do tâm tưởng sanh”. Điều này có ý nghĩa rất sâu! Ngày nay được nhà lượng tử lực học chứng minh rồi, lượng tử lực học có công đức rất lớn đối với Phật pháp. Nếu chúng ta không thấy được báo cáo của nhà lượng tử lực học thì vấn đề này cuối cùng vẫn còn nghi vấn, vẫn không thể giải thích rõ ràng được. Trong Kinh Phật không dùng khoa học để giải thích, mà dùng công phu thiền định, nhập sâu vào trong thiền định thì có thể thấy được. Vì chúng ta không có thiền định, nên chúng ta đối với việc này bán tín bán nghi. Thông qua nhà khoa học, thật sự dùng toán học để tính toán, có thể có việc này, dùng dụng cụ thí nghiệm tinh vi để quan sát, phát hiện ra chân tướng sự thật. Cho nên tai nạn, nhà khoa học biết, chấn chỉnh tâm và ý nghĩ của con người đúng đắn trở lại thì nạn kiếp sẽ không còn nữa. Cơ thể bạn bị bệnh nặng, nếu thọ mạng hết rồi thì không còn cách nào nữa, nếu bạn còn thọ mạng thì bệnh này của bạn nhất định sẽ khỏi. Hoàn toàn là dùng ý niệm, không cần dựa vào bất cứ thuốc men nào cả. Vì vậy tất cả và chính mình là một thể, thật sự là một thể, chúng ta hiểu rõ ràng thì chúng ta chịu bất cứ tổn hại gì đều không oán trách. Vì sao vậy? Răng cắn trúng lưỡi, lưỡi bị rách rồi, lưỡi có muốn báo thù không? Cùng một thể mà! Chịu bất cứ oan uổng gì cũng không sao, tại sao vậy? Cùng một thể mà, tôi biết, còn họ không biết. Phật pháp nói đến chỗ tận cùng, đây là chỗ sâu nhất của Phật pháp. Nếu ngày nay nhà khoa học không phát hiện ra, chỗ sâu sắc này thật sự rất là khó hiểu đó. Thật sự thừa nhận toàn vũ trụ với chính mình là một thể, tất cả 100% trách nhiệm là do mình tự chịu, chính là ý niệm. Muốn mọi thứ đều tốt đẹp, ý nghĩ phải thiện, không nên có ý nghĩ xấu ác. Người khác tổn hại mình, người khác giết mình, ăn thịt của mình, đều phải tha thứ cho họ. Chúng sanh đều là phàm phu, họ đều không hiểu, không hiểu mới sinh lòng oán hận, sinh lòng báo thù. Vì thế người sinh lòng oán hận báo thù là sai rồi, tất cả đều xóa bỏ hết mới là đúng. Thuận cảnh thiện duyên, không khởi tâm tham ái, tham ái là phiền não, là sai rồi. Ác duyên nghịch cảnh, không khởi tâm sân hận. Luôn luôn bảo vệ tâm “thanh tịnh, bình đẳng, giác” trong Kinh Vô Lượng Thọ, đó là bản tính chân thật của bạn, đó gọi là Phật. Tâm thanh tịnh bình đẳng giác phục hồi rồi thì đó gọi là thành Phật.

A: Thì đó gọi là thành Phật.

B: Thì đó gọi là thành Phật.

A: Lúc nãy Pháp Sư nói, giống như nhà khoa học nói vậy, họ nói hiện nay trên trái đất này của chúng ta có 75 loài động vật bị tuyệt chủng. Những động vật này, cứ 3 tiếng đồng hồ thì có 3 loài động vật bị tuyệt chủng. Trên trái đất đã từng có 5 lần tuyệt chủng với quy mô lớn, 5 lần đều là do tự nhiên. Bây giờ trái đất đã đi vào thời kỳ đại tuyệt chủng lần thứ 6, nhà khoa học nói rằng lần tuyệt chủng thứ 6 này, con người là thủ phạm chính.

B: Đúng vậy.

A: Khởi tâm động niệm.

B: Trên thực tế thì mỗi lần tuyệt chủng đều là do con người.

A: Đều là do con người.

B: Đúng vậy, không sai, đều là do con người.

A: Nhà khoa học đều cho rằng là như vậy.

B: Đều là do ý niệm.

A: Đều là do ý niệm.

B: Đều là ý niệm, cũng không thể nói là con người, mà chính là do ý nghĩ bất thiện.

A: Vậy thí nghiệm về nước của tiến sĩ Emoto Masaru ở Nhật Bản, thưa Pháp Sư, ông ấy nói nước biết được ý nghĩ của chúng ta, động vật cũng giống như vậy, biết được sanh tâm động niệm của chúng ta đúng không ạ?

B: Biết được.

A: Theo câu nói này, tất cả động thực vật, khoáng sản đều có phản ứng đối với việc sanh tâm động niệm của chúng ta, như vậy đúng không?

B: Không sai, đúng thế, đều biết cả.

A: Đều biết cả.

B: Cho nên khi tiến sĩ Hew Len đến thăm tôi, chúng tôi tiếp ông ấy ở đây, ông ấy nói ghế chúng tôi ngồi, bàn, mặt đất đều biết, không có vật nào không biết. Đúng thế, ông ấy hiểu được điều này!

A: Thưa Pháp Sư, ý nghĩ quan trọng như thế, vậy con niệm Phật, Phật cũng đang niệm con.

B: Không sai!

A: Chúng ta với động vật, động vật là anh em của chúng ta. Chúng ta bây giờ phát nguyện cầu sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, trước khi lâm chung, Phật A Di Đà nhất định sẽ đến tiếp dẫn chúng ta, phải không ạ?

B: Đúng thế, sẽ tiếp dẫn, nhất định sẽ đến, một chút cũng không thể nghi ngờ.

A: Một chút cũng không thể nghi ngờ.

B: Một chút cũng không thể nghi ngờ.

A: Thưa Pháp Sư, lúc nhỏ, vì không biết, nên con đã giết rất nhiều chuồn chuồn, gián, nhất là gián. Khi con đã trưởng thành rồi, con cũng đã sinh con rồi, con còn dạy cho con của mình, thấy tổ gián con ra sức giẫm chúng, con đã giết hại rất nhiều gián. Thông qua lần phỏng vấn này, con thật sự hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục. Gia đình, trường học, giới truyền thông và toàn xã hội hiện nay, con cho rằng cần phải xem trọng việc giáo dục sinh mạng và giáo dục nhân quả, để mỗi đứa trẻ đều có lòng từ bi đối với động vật, nuôi dưỡng thói quen trân trọng yêu thương sinh mạng, trân trọng yêu thương động vật.

B: Đúng vậy.

A: Bây giờ, thưa Pháp Sư, con tha thiết xin Pháp Sư từ bi thọ tam quy y cho tất cả những động vật trên toàn cầu và tận hư không khắp pháp giới.

B: Mỗi ngày tôi giảng Kinh đều hồi hướng cho chúng, đều thọ tam quy y cho chúng.

A: Pháp Sư thật là từ bi.

B: Tất cả chúng sanh đi trên đất, bơi trong nước, bay trên trời trên toàn thế giới, toàn địa cầu hãy đọc theo tôi lời phát nguyện quy y:

- Quy y Phật, không đọa địa ngục; Quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ; Quy y Tăng, không đọa bàng sanh.

- Quy y Phật, không đọa địa ngục; Quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ; Quy y Tăng, không đọa bàng sanh.

- Quy y Phật, không đọa địa ngục; Quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ; Quy y Tăng, không đọa bàng sanh.

Quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi.

Tất cả chúng sinh linh, sau khi quy y Phật Pháp, nhất định phải phát nguyện thề học Pháp tạng, thề kính Tăng già, xem Phật là Thầy, nghe lời khuyên dạy của Phật, tin nhận làm theo. Mong rằng mọi người thường nghe Kinh, thường niệm Phật. Nghe Kinh, hiểu rõ thực tướng của các Pháp; niệm Phật, A Di Đà Phật công đức vô lượng vô biên vô tận, đầy đủ viên mãn công đức của tất cả mười phương ba đời chư Phật Như Lai. Niệm một danh hiệu Phật, được tất cả chư Phật gia trì, bảo hộ, nhất định trong một đời này cầu sanh Tịnh Độ, thân cận Đức Di Đà, trọn thành Phật đạo. Chúng ta ở thế gian này, thế gian này tuy có khổ có nạn, đối với người ham học hỏi thì tất cả đều là tăng thượng duyên lành. Chúng ta cùng nhau tu học, thương yêu lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chăm sóc cho nhau, hợp tác với nhau, cùng làm bạn tốt thật sự, cùng trọn thành Phật đạo. Hôm nay là ngày 22/04/2012.

Chỗ này của chúng tôi tuy là rất nhỏ, đạo tràng rất nhỏ, nhưng mỗi tối đều thọ tam quy y cho tất cả chúng sanh cõi âm.

A: Pháp Sư tôn kính, xin cho phép con thay mặt đại chúng trong xã hội, thay mặt các động vật Bồ Tát, thành tâm cảm ơn Pháp Sư. Xin chân thành cảm ơn Pháp Sư.

 

 

LỜI CUỐI

 

Leonerdo da Vinci – nhà nghệ thuật trong thời kỳ Phục hưng, đã từng nói: “Người xem thường sinh mạng thì không xứng đáng có được mạng sống. Con người quả thật là chúa tể của loài mãnh thú, sự tàn bạo của họ vượt qua tất cả các loài động vật. Chúng ta dựa vào cái chết của sinh linh để tồn tại, chúng ta đều là nghĩa địa. Tôi đã phát nguyện không ăn thịt khi tôi còn rất nhỏ. Sẽ có một ngày, con người sẽ thấy sát sanh giống như giết người vậy.”

Nhà viết kịch George Bernard Shaw đã từng nói: “Động vật là bạn của chúng ta, tôi không ăn thịt bạn của mình”

Mượn nhân duyên này, tôi tại đây xin thành tâm sám hối, tôi cũng thay mặt chúng sanh toàn cầu cho đến tất cả các chúng sanh tận hư không khắp pháp giới cố ý hoặc vô ý đã từng làm tổn hại, giết hại động vật, xin chân thành sám hối, chúng tôi thành tâm hướng về các động vật Bồ Tát bị giết hại nói một câu: “Xin lỗi, chúng tôi sai rồi, xin hãy tha thứ cho chúng tôi”. Mỗi sinh mạng của động vật đều giống sinh mạng của mỗi bản thân chúng ta, có máu thịt, có linh tính, bất cứ sinh mạng nào cũng có quyền được sống. Tại nơi này chúng tôi thành tâm mong rằng mỗi người đều có thể đối xử công bằng với các loài động vật. Trời đất sinh ra vạn loài, với tấm lòng từ bi, chúng ta không nên giết hại động vật nữa. Tục ngữ có câu “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”, đừng để dạ dày của chúng ta trở thành nghĩa địa của động vật. Đồng thời chúng tôi mong rằng mỗi người đều có thể chịu trách nhiệm đối với tình hình hiện nay của trái đất, đem sự thật này nói cho mọi người biết, để cùng nhau cứu ngôi nhà của chúng ta, vì trái đất là ngôi nhà lớn của chúng ta.

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 23283

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 972495

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43216639

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.