Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Hôm nay, có ba mươi chín câu hỏi, chúng ta theo thứ tự mà giải đáp. Trước hết là tám câu hỏi của các đồng học trên mạng. Câu hỏi thứ nhất: Xin hỏi vì sao giáo dục gia đình lại quan trọng? Nếu lơ là giáo dục gia đình thì có hệ lụy gì? Tôi......
Xin chào chư vị Pháp sư, chư vị đồng tu, xin mời ngồi. Xin xem phẩm hai mươi bốn “Tam Bối Vãng Sanh”, chương Thượng Bối Vãng Sanh. Phần trước chúng ta đã học xong phần phát Bồ-đề tâm, phần kinh văn tiếp theo là: “Nhất hướng chuyên niệm, A Di Đà Phật”. Trong chú giải Kinh Vô Lượng Thọ của lão cư sĩ......
Chúng ta tiếp tục xem cổ nhân đặc biệt nhấn mạnh ở chỗ “thức đạt hữu vô” (nhận thức được có và không), phải hiểu rõ, phải thông đạt, đây là nền tảng tín ngưỡng của chúng ta. Chân thật thông đạt hiểu rõ thì đối với việc giải hành của bản thân chúng ta mới có niềm tin vững chắc. Tôi đã gặp qua một số......
Xin chào chư vị đồng tu, chúng ta tiếp tục xem kinh văn phẩm thứ hai mươi bốn “Tam Bối Vãng Sanh”, đoạn thứ nhất, thượng phẩm thượng sanh: “Kỳ thượng bối giả, xả gia khí dục, nhi tác Sa-môn, phát Bồ-đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, tu chư công đức, nguyện sanh bỉ quốc”. Từ đây mà......
A: Xin chào Pháp Sư, thưa Pháp Sư chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Nghe người già nói “Nợ âm trả dương” thật dễ dàng quá. Kiếp trước chúng ta giết một con bò, giết một con heo, bây giờ chúng ta thả một con cá hoặc một con chim thì có thể xóa bỏ nợ cũ rồi, có phải như vậy không ạ? B: Không......
A: Kính chào Pháp Sư! B: chào bạn. A: Hôm nay chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Thưa Pháp Sư, hiện nay có rất nhiều người lớn, trẻ con đều đang chơi những trò chơi giết người, giết động vật trên máy tính, trên mạng, trên máy điện tử. Họ chơi những trò chơi chém giết này rồi bị ghiền luôn. Xin hỏi......
Theo tư liệu của tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) công bố vào năm 2010, số lượng động vật trên trời, dưới đất, dưới sông và dưới biển bị con người ăn và giết hại đã lên đến con số 330, 7 tỉ. Toàn thế giới mỗi năm có 1,8 tỉ gia súc chết dưới tay con người, 22,5 tỉ chim, gà và những gia cầm khác,......
Trích lục từ các buổi khai thị vấn đáp của Hòa Thượng Tịnh Không cho các đồng tu học Phật Hỏi: Kính thưa lão Pháp sư, con mỗi ngày sau khi niệm Phật xong thì có một nguyện vọng là mong cầu mọi người trong gia đình được bình an, công việc làm ăn tốt đẹp, xin hỏi như vậy có phải là tự tư tự lợi......
Tập 342 “Xả gia khí dục nhi tác Sa-môn”. Sa-môn là tiếng Phạn, là cách thường gọi người tu hành xưa ở Ấn Độ, dịch thành chữ Trung Quốc là “cần tức”, siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si, Sa-môn chính là ý nghĩa như vậy. Trong thời kỳ đầu của Phật môn, ngay cả những vị Đại sư phiên dịch......
Mỗi ngày có một thời gian nhất định để học kinh giáo, hoặc là hai giờ đồng hồ hoặc là bốn giờ đồng hồ đọc kinh. Khi đọc kinh thì tâm phải chuyên chú vào trong kinh giáo, cũng là tu định, cũng là tu huệ. Sau khi đọc kinh xong, sau khi gấp quyển kinh lại thì câu A Di Đà Phật liền hiện tiền, nhất định......
Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người! Hôm nay có 32 câu hỏi, chúng ta sẽ lần lượt giải đáp. Trước hết là 19 câu hỏi của các đồng tu Trung Quốc. Câu hỏi thứ nhất: Ngày ngày kiên trì tụng kinh, niệm Phật, sám hối, sửa đổi bản thân, liệu có thể nhổ trừ được hết thảy gốc rễ của......
Chư vị đồng học, xin chào mọi người! Mời xem đoạn thứ 115 của Cảm Ứng Thiên: “Hựu dĩ táo hoả thiêu hương. Uế sài tác thực. Dạ khởi lõa lộ.” (Lại còn dùng lửa từ bếp lò để châm hương. Nấu thức ăn bằng củi dơ. Ban đêm thức dậy, thân thể lõa lồ. Hành hình nhằm tám ngày Tiết) Đây là đều nói rõ sự......
Các vị đồng học, xin chào mọi người. Ở đây có ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, người hỏi vấn đề này không viết tên, người này hỏi về pháp môn Bổn Nguyện. Tôi xin đọc: “Trước mắt ở khu Triều Dương của Bắc Kinh, đa số mọi người đều đang tu pháp môn Bổn Nguyện, đồng thời nói niệm Phật nhất định phải niệm......
Các vị đồng học! Xin chào mọi người. Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 110: “Tác vi vô ích. Hoài cáp ngoại tâm.” (Làm chuyện vô ích. Ngầm đổi lòng thay dạ). Trong chú giải cũng nói rất hay: “Vạn sự trong thế gian, chớp mắt đã thành rỗng không”. Người có đầu óc trầm tĩnh một chút thì đều có......
Kính thưa các vị đồng học, xin chào mọi người. Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 107: “Mỗi háo căng khoa. Thường hành đố kỵ” (Thường thích khoác lác, kiêu căng. Thường hay ganh tỵ). Trong chú giải dẫn dụng lời của cổ đức. “Lão Tử nói: “Chẳng tự cho là đúng mà sự thật đúng sai được phơi bày rõ......
Các vị đồng học xin chào mọi người. Ở trên bàn có để hai câu hỏi, đại khái là người ta đã fax đến đây. Một vị từ Hawaii đã gửi câu hỏi đến, ông có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất ông hỏi về tam quy y. Ở trong tam quy y có nói “Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh”, chữ chúng sanh này là chỉ chúng......
Các vị đồng học, xin chào mọi người. Tối nay là đêm giao thừa Tết âm lịch của chúng ta, chúng tôi có duyên cùng hội tụ với mọi người tại đạo tràng Úc Châu, đây cũng là một nhân duyên hiếm có. Năm nay là năm Thiên Hi theo dương lịch, đúng như cái tên là 1.000 năm mới gặp được một lần. Chúng ta có......
Các vị đồng tu, xin chào mọi người! Xin mời xem “Cảm Ứng Thiên” đoạn thứ 83: “Kiến tha thất tiện, tiện thuyết tha quá. Kiến tha thể tướng bất cụ nhi tiếu chi. Kiến tha tài năng khả xưng nhi ức chi.” (Thấy người khác sa chân lỡ bước, bèn rêu rao lỗi lầm của họ. Thấy người khác hình hài chẳng vẹn......
Chư vị đồng tu, xin chào mọi người! Trong nhà Phật có rất nhiều đạo tràng thường khuyên mọi người bố thí cúng dường, đương nhiên đối với người đã thâm nhập Phật pháp mà nói thì họ hiểu được đạo lý này, biết được đây là một việc tốt. Thế nhưng người chưa tiếp xúc với Phật pháp thường cho rằng đây là......
Các vị đồng tu, xin chào mọi người! Mời mọi người xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 76 và đoạn thứ 77: “Vô cố tiễn tài, phi lễ phanh tể” (Không duyên cớ mà may quần áo mới. Không đúng lễ mà giết mổ súc vật). Câu này ý nói là không biết trân quý vật lực. Hai câu tiếp theo nói: “Tán khí ngũ cốc, lao nhiễu......
Đang truy cập : 185
Hôm nay : 51266
Tháng hiện tại : 504076
Tổng lượt truy cập : 57900494
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.