Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp. Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 15A -15B) Người......
Xin chào các vị đồng tu, chào mọi người! Đọc sách Thánh Hiền, quả nhiên có thể khế nhập cảnh giới, tự nhiên giống như đại đức tông môn xưa đã nói: "Tả hữu phùng nguyên, đầu đầu thị đạo". Chúng ta lãnh hội được phần ít cảnh giới của Hoa Nghiêm, sau đó sáu căn tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài, tất......
Xin xem Kinh văn, đoạn thứ bốn mươi mốt. Kinh văn chỉ có hai câu: “Mạn kỳ tiên sinh, bạn kỳ sở sự”. Đây là một số ví dụ nói về đại ác ở trong ác hạnh mà Thái Thượng nêu ra cho chúng ta. “Tiên sinh” chính là ngày nay chúng ta gọi là thầy giáo. Ở trong chú giải này đều là dùng lời của cổ nhân nói.......
Xin chào các vị đồng tu, xin chào mọi người. Phần sau cùng của "Hội Biên" có mấy đoạn giáo huấn của Đại đức xưa rất hay. Hoàng Lỗ Trực có một bài kệ: "Ngã thực chúng sanh nhục Danh thù thể bất thù Nguyên đồng nhất chủng tánh Chỉ thị biệt hình khu. Khổ não tùng tha thọ Phi cam vi ngã......
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngã quốc, nãi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác, duy trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp. Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 13A-13B) Người giảng:......
Xin chào các vị đồng tu, chào mọi người. Hôm qua tôi đã giảng đến "phi nghĩa nhi động, bội lý nhi hành, dĩ ác vi năng".Trên Kinh Phật có một đoạn này, ở chỗ nàyNgài cũng đã tiết lục ra.Phật nói, thế gian tất cả người ác khi chết đều đọa địa ngục. Trong địa ngục cũng có người quản sự, người này gọi......
Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú (Tập 11A-11B) Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không. Thời gian: ngày 23 tháng 03 năm 2014 Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong. Các vị pháp sư! Các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo. A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử......
Chào chư vị đồng tu, chào mọi người. Hôm qua tôi đã giảng đoạn “Sở tác tất thành, thần tiên khả ký”. Đây là đoạn cuối cùng nói về thiện báo của “Cảm Ứng Thiên”. Mục đích cuối cùng của Đạo gia là hy vọng thành thần tiên, mục đích tu hành của nhà Phật là thành Phật, còn mục tiêu của nhà Nho là Thánh......
Xin chào các vị đồng tu, xin chào mọi người. Hôm nay chúng ta xem câuthứ 31 của Cảm Ứng Thiên: "Thọ sủng nhược kinh". Câu này cùng hai câu phía trước liên kết lại, đó là nói vô tri, cho nên ba câu này chính là nhà Phật nói ba thiện căn. Ý nghĩa của câu nói này rất sâu, rất không dễ gì thể......
Chào chư vị đồng tu, chào mọi người. Hôm qua tôi đã giảng đến câu thứ 29: “Thôi đa thủ thiểu”. Dưới đây là câu thứ 30: “Thọ nhục bất oán”, câu thứ 31: “Thọ sủng nhược kinh”. Ba câu này chính là ba thiện căn “vô tham, vô sân, vô si” mà nhà Phật nói. Phật nói cho chúng ta biết, thế gian tất cả mọi......
Chào chư vị đồng tu, chào mọi người. Chúng ta xem “Cảm Ứng Thiên”, đoạn thứ hai mươi bảy: “Bất chương nhân đoản, bất huyễn kỷ trường”. Hai câu nói này xem ra rất bình thường, nhưng có quan hệ rất lớn đối với người tu hành chân chánh. Mở đầu của tiểu chú nói rất hay: “Nhân chi hữu đoản, như văn......
Hôm qua chúng ta giảng đến câu thứ hai mươi ba: “Côn trùng thảo mộc, do bất khả thương”. “Côn trùng” là động vật, “thảo mộc” là thực vật. Hôm qua chúng ta đã giảng đến những loại côn trùng nhỏ, ví dụ như: muỗi, kiến, v.v… Thánh nhân thế xuất thế gian bảo chúng ta phải dưỡng tâm từ bi. Không chỉ là......
Chúng ta xem đoạn thứ mười sáu: “Bất lý tà kính, bất khi ám thất”. Đoạn này là nói phước báo, phía trước đã nói qua. Ở toàn văn, đây là đoạn thứ ba (những phân đoạn của Cảm Ứng Thiên, chúng ta hoàn toàn y theo “Hội Biên” mà phân). “Thị đạo tắc tấn, phi đạo tắc thoái”. Hai câu này là tổng cương......
Các vị đồng học, xin chào mọi người! Ngày hôm qua, chúng tôi đã giảng hai câu đầu của Cảm Ứng Thiên là “Họa và phước chẳng có cửa nẻo [nhất định], chỉ do con người tự chuốc lấy”. Trong Vựng Biên đã nêu ra những công án nhiều đời, chứng tỏ nhiều không kể xiết, mỗi điều đều phải nên đọc thuộc nghĩ......
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ sáu hàng thứ bảy. Chúng ta đọc từ chỗ nhị giả. Kinh văn: "nhị giả, nhất trần xuất sanh vô tận biến, vị trần vô tự thể, khởi tất y chân, chân như ký cụ, hằng sa chúng đức,......
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ sáu, hàng thứ hai. Kinh văn: "Tam, thị tam biến giả, vị y tiền nhị dụng, nhất nhất dụng trung, phổ châu pháp giới, cố vân biến dã". Đây là đoạn lớn thứ ba của thiên văn......
Xin chào Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem từ hàng sau cùng. Cái đoạn này là đoạn lớn hai trong Hoàn Nguyên Quán, nói "Pháp giới viên minh tự tại dụng". Trong đoạn lớn thứ nhất, đại sư vì chúng ta nói rõ bản......
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, kinh Văn tờ thứ năm, hàng sau cùng: "Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng". Hai câu này là nói trên hội Hoa Nghiêm, 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ, do Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi......
(Trích từ Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán giảng giải, tập 30) Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem ở hàng sau cùng: “Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng”.......
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem ở hàng sau cùng: “Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng”. Mười Ba La Mật, ba chữ sau cùng này, phía sau “phương tiện” dùng “thần thông......
Đang truy cập : 237
Hôm nay : 24585
Tháng hiện tại : 24585
Tổng lượt truy cập : 59237241
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.