Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Pháp Ngữ khác của HT Tịnh Không

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

Thứ sáu - 14/06/2013 19:49
NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần cuối)

 

Người giảng:                        Lão Hòa thượng Tịnh Không (“HT”)

Người dẫn chương trình:      Uông Dụng Hòa (“MC”)

Thời gian :                            ngày 12 tháng 06 năm 2003

Địa điểm:                               Đài truyền hình Vĩ Lai

********

MC: A Di Đà Phật! Xin chào các vị đại đức, các vị cư sĩ. Tôi là Uông Dụng Hòa. Vừa rồi ngay trong tiết mục của giờ đầu, Pháp sư Tịnh Không đã khai thị cho chúng ta nghe rất nhiều ý nghĩa quan hệ đến hiếu đạo, tiếp theo chúng ta vẫn tiếp tục thỉnh lão pháp sư Tịnh Không vì chúng ta nói tiếp về chủ đề hiếu đạo, giải thích và khai thị cho chúng ta nhiều hơn về vấn đề này để xã hội của chúng ta đều có thể chân thật thể hiện được hiếu đạo. Thế nhưng ở ngay trong xã hội này ngày nay nói đến và làm đến được hiếu đạo thì e rằng có rất nhiều bạn nữ làm dâu người phải mời sư phụ đến để khai thị. Ở trong gia đình truyền thống trước đây, trách nhiệm của người con dâu rất là trọng đại, xã hội hiện đại e rằng có rất nhiều người muốn nói là trách nhiệm của họ không những không giảm nhẹ mà còn càng thêm nặng, tại sao vậy?  Bởi vì rất nhiều người là phụ nữ là công chức, dường như biến thành đèn sáp hai tim mà đốt. Trong tình huống này, Sư Phụ có thể nói cho các bạn nữ, rất nhiều người đang làm dâu là rốt cuộc thì họ phải nên làm như thế nào để biểu hiện hiếu đạo của họ ở trong một giới hạn, ngay trong thời gian và không gian của phàm phu tục tử này?

HT: Đây là vấn đề xã hội rất là nghiêm trọng, bệnh trạng của xã hội đã phát sanh, hơn nữa còn rất nghiêm trọng. Căn bản của nó là giáo dục. Chúng ta thường nói có bốn lọai giáo dục:

Loại thứ nhất là giáo dục gia đình. Người thời xưa biết được, giáo dục gia đình là bắt đầu từ lúc  còn trong thai. Khi người mẹ mang thai, người mẹ liền có trách nhiệm chăm sóc đối với thai nhi bởi vì ngay trong thời kỳ mang thai, tâm tình hỷ nộ ái lạc đều sẽ có ảnh hưởng đối với thai nhi, cho nên ngay trong mười tháng, nếu những việc gì không tốt thì đều phải cấm kỵ, đi đứng nằm ngồi đều phải giữ lễ, khiến cho trong tương lai tâm thai nhi này, việc làm của nó đều có thể chánh trực. Tục ngữ có câu “Tiên nhập vi chủ”, cho nên sau khi sanh đức bé ra, nhất cử nhất động lời nói tiếng cười của người lớn đều khắc sâu vào trong lòng của nó, tuy là nó vẫn chưa biết nói, vẫn còn chưa biết đi nhưng ảnh hưởng rất sâu, người thông thường chúng ta không thể nghĩ ra được. Cho nên nói, người làm cha mẹ, người làm trưởng bối ở trước mặt của đứa bé không nên để cho đứa bé nhìn thấy những việc không tốt, đều phải nên tránh đi, nhất định không thể ở ngay trước mặt đứa bé, để cho đứa bé nhìn thấy những việc không tốt.

Để cho đứa bé nghe thấy, nhìn đều phải là những việc tốt, đều là những chánh diện. Phải dụng tâm như vậy mà dạy trẻ con, gốc của việc dạy bảo ngay chỗ này. Người hiện tại không hiểu được đạo lý này, khi đang mang thai, ăn uống đi đứng đều không biết giữ gìn. Hiện tại giáo dục gia đình không còn nữa, trưởng bối , thầy giáo đều không dạy. Đây là việc chúng ta cảm thấy rất là đau lòng, giáo dưỡng không còn thì trẻ em nhất định sẽ bị huân nhiễm của hoàn cảnh, mà hoàn cảnh hiện tại thì mọi người đều biết, mặt tốt có thể nói là không còn, những thứ tiếp xúc được đều là xấu, lớn lên ở trong hoàn cảnh này, nếu như bạn muốn nó không rơi vào biết sai thấy sai, không đi vào con đường tà, phạm tội, thì không thể nào. Đây là việc mà chúng ta cảm thấy rất là lo lắng, hơn nữa không còn cách gì để cứu vãn.

Tôi nhớ lại dường như cũng sắp gần 50 năm trước, đồng tu ở nước Mỹ gởi cho tôi một tờ tạp chí, trên tạp chí có một bài viết về mức độ phạm tội của thanh thiếu niên nước Mỹ. Tôi đọc qua bài viết này thật sự là toát mồ hôi lạnh. Mỗi ngày thanh thiếu niên mức phạm tội cao đến như vậy phải làm sao đây? Tôi vì bài viết này mà đặc biệt đi đến lusanchi và Cựu Kim Sơn một một tuần lễ, đặc biệt sắp xếp thời gian để đi. Đài truyền hình bên đó sắp xếp hai lần tọa đàm phỏng vấn. Lần thứ nhất có Kiểm Sát Trưởng của khu vực lusanchi, Pạ Tác Đề Nặc - nghị viên thành phố, hiệu trưởng phân hiệu Trường đại học Gia Châu Ba Mạc Na. Bốn người chúng tôi cùng nhau thảo luận những vấn đề này. Tôi liền hỏi Kiểm Sát Trưởng là bài viết trên báo này có phải là thật không? Ông nói với tôi đó là thật, ông chứng thật việc đó. Tôi hỏi ông ấy là hiện tại có biện pháp gì để khống chế mức phạm tội này xuống hay không? Ông ấy nói không có. Thanh thiếu niên hiện tại tư tưởng đã quen với việc phạm tội, hành vi phạm tội, tương lai chúng nó lớn lên thì làm sao? Tương lai chúng nó lớn lên phạm tội thì người trên toàn thế giới sẽ bị tai ương, vì sao vậy? Hạt nhân đại sát thương, những vũ khí này đều ở nước Mỹ, tương lai rơi vào tay chúng nó, vậy thì e rằng chính là ngày tàn trước mắt. Sau khi họ nghe lời tôi nói rồi, họ cũng không có câu trả lời nào. Đích thực là sẽ có tình huống này, rất cảm thán!

Tọa đàm lần thứ hai là tôn giáo, thần phụ của Thiên Chúa giáo, viện trưởng tu viện của Ki Tô giáo dẫn theo học sinh của họ đến phỏng vấn tôi. Cho nên vấn đề này nghiêm trọng hơn bất cứ thứ gì. Trong buổi tọa đàm tôn giáo đó tôi nói, hiện tại sự thật này đã hình thành, giáo dục gia đình không còn nữa, giáo dục học đường của nước Mỹ là giáo dục các bạn nhỏ cạnh tranh, từ nhỏ đã phổ biến cạnh tranh với chúng, cạnh tranh nâng cao lên chính là đấu tranh, đấu tranh nâng cao lên cấp nữa chính là chiến tranh, khi chiến tranh bạo phát thì thế giới này sẽ bị tàn lụi. Tôi nói, tư tưởng của giáo dục này là tử lộ, là con đường chết. Tôi nói như vậy thì họ đều gật đầu, giáo dục của nước Mỹ là dạy như vậy. Tôi nói giáo dục của phương đông không giống  như các người, giáo dục của phương đông từ nhỏ là dạy nhường nhịn, khiêm nhường, nghĩ đến chính mình nhưng đồng thời cũng nghĩ ngay đến người khác, đây là con đường sinh lộ, con đường sống. Giáo học kỹ thuật phương tây đã đi đến điểm cuối, điểm cuối chính là ngày tàn của thế giới. Hiện tại nếu như muốn cứu vãn thì bạn không thể không đến phương đông để tìm cầu phương pháp giải quyết.

Thí dụ hiện tại mọi người cảm thấy vấn đề của bệnh SARS rất là lo sợ, tây y bó tay hết cách, nhưng lại không để Trung y nhúng tay vào. Đây chính là học tập không đủ trung thực, không phải là một thái độ học tập tốt đẹp. Ngay khi chính chúng ta không tìm ra được phương pháp để điều trị thì chúng ta có thể mời người khác, có thể tham khảo phương pháp của người khác. Bạn nói Trung y không hợp khoa học, tôi ở nước ngoài thường hay mời những lão giáo thọ dùng cơm nói chuyện, họ rất thích dùng món ăn Trung Quốc, chỉ cần khi nghe đến tôi mời khách, có xa mấy họ cũng quay về nhà đi rước vợ cùng đi, giáo viên nữ thì nhất định đón ông xã cùng đi, đến ăn món Trung quốc. Tôi nói, Trung quốc là một quốc gia cổ xưa, loại văn hóa này chí ít cũng có 5000 năm, những thứ cổ xưa đến 5000 năm không hợp với khoa học thì sao bạn lại thích ăn món ăn Trung Quốc? Tôi nói, đạo lý cũng giống như vậy, điều trị của Trung y vượt qua 5000 năm lịch sử, so với lịch sử trị liệu của tây y cách xa rất lâu, lịch sử trị liệu của phương tây nhiều nhất là không quá 300 năm. Các người nói, mọi thứ đều phải phù hợp với khoa học, Trung y không phù hợp khoa học. Trung y không phù hợp khoa học nhưng nó có thể trị lành được bệnh.

Cho nên tôi liền nghĩ đến Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc đã nói, cho dù là mèo trắng hay mèo đen, có thể bắt được chuột chính là mèo tốt. Tôi cũng vận dụng giống như lời nói này, không luận là Trung y hay Tây y, chỉ cần trị lành được bệnh thì chính là thuốc tốt. Phải vô tư mà học tập, bởi vì họ thích món ăn Trung Quốc nên tôi liền thuận tiện đem lý luận của Trung y để giới thiệu sơ qua cho họ nghe. Tôi nói, quan niệm của y học Trung Quốc không phải là trị bệnh, họ liền hỏi: vậy thì để làm gì? Gọi là trường sanh bất lão. Rất kỳ lạ, rất thần kỳ, xác xác thực thực ở trong lý luận y học Trung Quốc nói về thọ mạng của con người. Trong Nội kinh, Linh Khu nói, thọ mạng con người phải sống đến 200 tuổi, bạn không sống được đến 200 tuổi là bạn không biết cách bão dưỡng, bạn chính mình đã lãng phí chính mình.

Cho nên lý luận y học Trung Quốc không phải là trị bệnh mà là dưỡng sinh. Thân thể con người là một bộ máy, bộ máy này nếu như bạn biết bảo dưỡng, bạn chăm chỉ mà chăm sóc nó, vận hành điều độ, thì thọ mạng của nó phải là 200 tuổi. Cũng giống như hiện tại chúng ta sử dụng máy móc vậy, máy móc rất thông thường, các vị mỗi một người lái chiếc xe, bạn biết bảo dưỡng thì thọ mạng của nó dài, bạn không biết bảo dưỡng lãng phí nó thì thọ mạng của nó sẽ ngắn, đạo lý giống như vậy. Kế đến chú ý làm thế nào đề phòng bệnh tật, không để bị bệnh. Thứ ba là có bệnh rồi thì điều trị như thế nào, phương pháp trị liệu cao minh nhất, không phải dùng dược liệu mà là dùng massage [mát xa], là xoa bóp, bởi vì bệnh tật của bạn  đều là do trong kinh mạch huyệt đạo có trở ngại, không được thông nên phát sanh ra bệnh tật, dùng phương pháp xoa bóp để vận động khiến cho huyệt đạo lưu thông thì bệnh liền được khỏi.

Còn có một loại nữa là dùng âm thanh, âm thanh làm cho nội tạng sanh ra rung động, bệnh tật của bạn ở một bộ phận nào, thì dùng âm thanh loại đó phát ra để rung động bộ phận đó thì những tắc nghẽn đó liền được đả thông. Cho nên trong kinh Phật có rất nhiều chú trị bệnh, chú đó không có ý nghĩa, dùng chú đó làm gì? Chú chính là phát âm, bệnh tật gì, ở một bộ phận nào thì bạn niệm cái chú này, khi phát ra cái thanh âm này sẽ làm chấn động nơi đó. Đây không phải thần kỳ, các người nghĩ xem, đây có hợp với lý lẽ của khoa học không? Bạn không hiểu thì không hợp với khoa học, nếu như bạn hiểu rồi thì khoa học chẳng phải là như vậy hay sao? Cho nên chú ngữ đó không có ý nghĩa, chỉ là dạy bạn phát âm như thế nào thôi. Thế nhưng hiện tại trong Đại Tạng Kinh, chú ngữ trị bệnh đều không linh nữa, vì sao không linh vậy? Âm chúng ta phát ra không chuẩn xác. Chú này nhất định phải khẩu truyền, khi văn tự ghi chép, bạn niệm là phải niệm bằng cách nào? Trung Quốc chúng ta phương ngôn của mỗi một nơi đều không giống nhau, âm phát ra không chính xác, âm lượng không chính xác nên công hiệu của nó bị mất. Chúng ta phải tin việc này rất có ý nghĩa, họ dùng âm thanh rung động chứ không dùng dược liệu.

Kế đến nữa là dùng châm cứu, châm cứu là dùng phương pháp ngoại khoa, làm kinh mạch tắc nghẽn của bạn được đả thông. Hiện tại người ngoại quốc cảm thấy châm cứu của Trung Quốc có thể tin tưởng, có thể tiếp nhận.

Kế đến nữa mới là dùng thuốc. Dược liệu là để hóa giải nó, khiến cho nó hồi phục được bình thường. Điều này có đạo lý, không phải không có đạo lý. Mọi người lơ là không để ý, không tỉ mỉ mà nghiên cứu, nếu bạn đi nghiên cứu thì bạn có thể phát hiện, nhất định đối với trị liệu của tây y sẽ có được sự giúp đỡ rất là to lớn, tôi nói càng thần kỳ hơn.

Một, hai năm gần đây, tôi thấy Đài Loan xuất bản sách “Âm Thanh Đồng Nội”. Đây là do một bác sĩ nước Mỹ, ông du lịch đến Âu Châu, cùng với người địa phương của dãy sa mạc khu vực trung ương Âu châu sinh sống qua 3-4 tháng, xem thấy người địa phương nơi đó trị bệnh, ông cảm thấy rất thần kỳ, không thể nghĩ ra, ông nghĩ cách nào cũng nghĩ không ra, vì ông không có được nhận qua loại giáo dục này. Lịch sử của người địa phương Âu châu cũng có mấy ngàn năm, lão tổ tông mấy ngàn năm đời đời truyền nhau, truyền lại những phương pháp trị bệnh này. Họ cũng không hiểu được lý luận gì, cũng không hiểu được cái gì là khoa học. Trong sách đã từng có ghi chép, có một người từ trên vách núi rơi xuống 26 thước, gãy hết xương cốt, may mắn bên dưới có mấy bụi cây nên không bị rơi thẳng xuống đáy vực, xương cốt gãy hết, rất là nghiêm trọng, những người bạn của ông ấy cứu ông lên được, để cho ông nằm ngay trên đất, dùng phương pháp của những người địa phương để trị liệu. Bác sĩ người Mỹ nói, dường như là xoa bóp cho người đó vậy, thế nhưng tay không hề để lên vết thương trên mình của người đó, cự ly vẫn còn cách khỏang vài tấc, xoa bóp tới lui cho người đó, trong miệng đọc mấy câu giống như là ca hát vậy, nghe rất là hay. Bác sĩ người Mỹ này hỏi họ, ông đang làm gì vậy?

Đạo lý này của họ, người học Phật chúng ta hiểu. Họ nói, sau khi người đó rơi xuống, những tế bào của bộ phận bị thương cảm thấy rất là hốt hỏang, nó đã đổ ngã rồi, khi bị đỗ ngã, nó đã rời khỏi nơi mà nó họat động, cho nên mới xảy ra tình huống này. Cho nên hiện tại là chúng ta đang an ủi nó, an ủi nó không nên hốt hỏang, còn dạy cho mỗi tế bào hồi phục lại nguyên vị nơi nó hoạt động, cứ như vậy vừa sướng ca lời an ủi. Ông ấy nói, họ cứ làm như vậy sau 2-3 giờ đồng hồ, thì quả nhiên người đó động đậy xương cốt, xương cốt gãy lồi ra ngoài đều rút lại hết. Người địa phương vá vết thương của người đó lại, cũng dùng phương pháp của người địa phương họ, dường như là một loại cao rất nồng họ đem đắp lên trên vết thương, người đó liền không thấy đau, đến ngày thứ hai thì người đó hòan tòan hồi phục, cùng đi bộ với mọi người như không có việc gì xảy ra. Bác sĩ người Mỹ ngẩn người ra. Loại phương pháp trị liệu này còn cao minh hơn Y học Trung quốc rất nhiều. Vì sao vậy? Vì họ biết được mỗi một tế bào đều có “kiến, văn, giác, tri”, việc này trong Phật pháp đã nói đến nhưng trong học thuyết truyền thống Trung quốc không hề nói đến việc này. Mỗi một tế bào đều là đang sống, cho nên họ dùng phương pháp này, dùng an ủi, căn bản là tay không hề đụng vào thân thể của người đó, việc này cao minh hơn so với Trung y. Không thể nói là người địa phương Âu châu lạc hậu, không có văn hóa. Những thứ này là truyền lại từ ngàn vạn năm, nhất định có đạo lý của họ, phải nên vô tư mà học tập, không thể nói là không thể nghĩ bàn thì bạn đã lơ là, bạn không chịu học tập với họ, vậy thì thật là đáng tiếc.

Do đó từ những cái thí dụ này, trong quá trình phát triển đất nước, quốc gia tiên tiến thế giới nhất định phải hiểu rõ, những dân tộc nghèo khó lạc hậu chưa được mở mang có những thứ đồ quý, phải vô tâm mà tìm cầu, vô tâm mà học tập. Đi tìm những đồ quý này về, sau đó làm cho cách trị liệu của chính ta được nâng cao. Không thể nói họ lạc hậu, không thể nói những thứ đó là mê tín, nếu nói vậy thì thật đáng tiếc. Trong đó có đồ thật, cao minh hơn so với thứ đồ của ta gấp trăm lần, ngàn lần và hơn thế nữa. Do đó người phải hiếu học phải vô tư, phải tỉ mỉ mà quán sát, sau đó mới có thể nâng cao được cảnh giới của chính mình, mới có thể giải quyết được vấn đề vì xã hội, vì mọi người mà phục vụ. Cho nên tôi nhờ vào việc họ thích ăn món ăn Trung Quốc, tôi đem những đạo lý này giới thiệu cho họ, bảo họ không nên tự xem mình quá cao, không nên xem thường người khác, bất cứ người nào có khuyết điểm cũng có điểm tốt, chúng ta bỏ đi khuyết điểm của họ, học tập điểm tốt của họ mới có thể tăng tiến trí tuệ của chính mình, tăng tiến kỹ thuật năng lực của chính mình.

Cho nên vấn đề giáo dục cũng giống như vậy, vấn đề giáo dục của ngày nay là vấn đề rất nghiêm trọng. Chúng ta tận lực lợi dụng cơ hội giáo dục, đặc biệt là người đã nhận qua giáo dục cao đẳng, có địa vị ở trong giới học thuật, có tiếng tăm, tiếp xúc nhiều với họ, làm cho họ hiểu nhiều hơn, làm cho họ biết được việc này, thì họ sẽ đem dạy lại học sinh của họ, dần dần mà ảnh hưởng. Tóm lại, căn bản của vấn đề nhất định phải từ nơi chính mình mà làm, hiện tại là tự do dân chủ mở rộng, tự do ngôn luận, tự do xuất bản, chúng ta không có quyền hạn chế người khác, chỉ có từ nơi chính bản thân mình mà làm, làm ra một tấm gương tốt cho người xem. Nắm được cơ hội thì chúng ta nhất định không bỏ qua, nhưng có thể thành tựu hay không, đó là ý trời, cho nên có câu: “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Do đó giáo dục gia đình của ngày nay, giáo dục học đường, giáo dục xã hội rất khó mà cứu vãn. Hiện tại, sau cùng nhất có thể cứu vãn chính là giáo dục tôn giáo, nếu như giáo dục tôn giáo có thể giác ngộ, có thể nỗ lực mà làm thì dần dần lôi kéo gia đình, bởi vì tôn giáo có tín đồ, tôn giáo thường hay dạy bảo tín đồ, khuyến cáo tín đồ thì gia đình, học đường, xã hội dần dần sẽ hồi phục. Người có thật tâm làm, muốn hồi phục như vậy, đạt đến thế giới hòa bình, xã hội an định, tôi ước lượng cần phải có thời gian 100 năm, thời gian ngắn thì không cách nào. Cần thời gian của 100 năm, nhưng chúng ta còn phải cố gắng nỗ lực mà làm.

Hiện tại có một cơ hội, là tổ chức văn hóa Liên Hiệp Quốc đến tìm tôi. Đây là vốn dĩ vào tháng 6 tại hội nghị ở Nhật Bản, tôi có diễn giảng, nhưng hiện tại bởi vì bệnh SARS, hội nghị này đã dời đến tháng giêng năm tới. Thế nhưng vào tháng Bảy ở Thái Lan cũng có một hội nghị, cũng là do Liên Hiệp Quốc tổ chức, tôi cũng sẽ đi tham gia, tôi sẽ đem những quan niệm lý luận này giới thiệu cho họ, tôi cũng sẽ kiến nghị với họ. Hy vọng Liên Hiệp Quốc thành lập một trường đại học tôn giáo thế giới, mỗi một tôn giáo thành lập một học viện, nhiều học viện tổ chức thành một đại học do Liên Hiệp Quốc khởi xướng. Đây là một ý tưởng rất tốt, để xem họ có thể tiếp nhận hay không?

MC: Sư Phụ vừa rồi đã giải thích tính trọng yếu của giáo dục cho chúng ta, để chúng ta biết được con dâu cùng mẹ chồng cho dù là ở chung với nhau, hoặc là vấn đề hiếu đạo của con cái đối với cha mẹ, thậm chí đến những lọan động trong xã hội, kỳ thật đều không thể vượt ra ngoài then chốt của giáo dục. Khi sư phụ vừa khai thị đến, đặc biệt là nói đến giáo dục, giáo dục là phải từ lúc mang thai, mong muốn là có thể bắt đầu từ ngay đó. Thưa Sư Phụ! Có sanh thì có tử, cho nên khi đối diện với người có người thân mất sớm thì người xưa nói: biết về nguồn cội. Thế nhưng hiện tại trong xã hội mọi người rất bận rộn, nhất là thời đại điện tử hóa sắp đến, cho nên hiện tại họ cũng xem thấy trong xã hội xuất hiện phương thức cúng tế qua mạng, lại có người nói tâm thành tắc linh, quan trọng nhất là phải có thành tâm. Rốt cuộc thì cúng tế qua mạng có thể biểu đạt được thành tâm hay không? Mục đích và ý nghĩa của việc cúng tế là gì? Xin sư phụ có thể nói cho chúng con được biết.

HT: Thực tế mà nói, tất cả mọi thứ đều ở giáo dục. Rất nhiều năm về trước, tôi đến Bắc Kinh thăm viếng hai trường học là Trường đại học Bắc Kinh và Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, hiệu trưởng và các giáo thọ tiếp đón tôi. Tôi thấy ở nơi cửa giảng đường lớn có một tấm biển, trên biển viết “học vi nhân sư, thân vi thế phạm”. Hiệu trưởng giới thiệu cho tôi là tấm biển này do tòan thể thầy giáo của họ cùng định ra. Tôi nói tám chữ này rất tốt, tám chữ này chính là nội dung của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Họ rất là kinh ngạc liền hỏi: Phật kinh đã nói việc này à? Tôi nói đúng vậy và tôi đem chữ “Thân” sửa thành chữ “Hành”, tôi đã sửa một chữ và trường học cũng chấp nhận. Hiện tại trường học đã viết là: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. Chữ “Hành” này ý nghĩa rộng hơn chữ “Thân”, rất tốt là trường học cũng đã tiếp nhận. Mỗi một người chúng ta đều phải hiểu cái đạo lý này.

Vì sao chúng ta phải học tập? Là để làm cho xã hội và tất cả mọi người một tấm gương tốt, tư tưởng lời nói việc làm của chúng ta phải là mô phạm tốt cho xã hội đại chúng. Đây đều là giáo dục. Biết về nguồn cội chính là giáo hóa xã hội, chúng ta phải làm cho tốt để xã hội mọi người nhìn thấy. Thực tế mà nói đây là ở trong kinh điển Phật thường hay dạy chúng ta: “thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói”, diễn chính là biểu diễn. Cho nên khi có người hỏi tôi là thường ngày Phật giáo làm những gì thì tôi nói: là diễn kịch thôi, mỗi ngày đều đang diễn kịch. Nội dung của chúng ta diễn là gì? Hoàn toàn là giáo dục xã hội. Xã hội không biết được hiếu thì chúng ta diễn hiếu, xã hội hội không hiểu được trung thì chúng ta diễn trung, xã hội không hiểu được nghĩa thì chúng ta diễn nghĩa, người xã hội ngày nay vong ân bội nghĩa thì chúng ta phải làm ra tri ân báo ân, bao gồm tất cả những bài trí đều là biểu diễn. Do đó, đối với tang lễ thì chúng ta phải làm ra sự chân thành để mọi người xem thấy có thể cảm động, người đã qua đời rồi mà chúng ta vẫn còn nhớ tưởng, không quên ân, ân của cha mẹ, ân của sư trưởng, tất cả chúng sanh trong xã hội đều là có ân với chúng ta, quần áo chúng ta mặc, cơm chúng ta ăn, từ đâu mà ra vậy? Là khổ cực của biết bao người cúng dường cho chúng ta, chúng ta lấy gì để hồi đáp?

Nhân loại là một sinh vật của xã hội, là một quần thể, mọi người phải cùng hợp tác. Chúng ta ở ngay trong xã hội này, từ bất cứ ngành nghề nào, chúng ta nhất định phải làm thật tốt trong ngành nghề đó. Vì sao vậy? Để phối hợp với ngành nghề khác. Cũng giống như chiếc máy đồng hồ vậy, chúng ta là ở nơi một vị trí nào, chúng ta làm tốt vị trí mình để phối hợp với toàn thể. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này, phải tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, nhất định không thể đối lập, nhất định không thể bài trừ, phải nên biết chiếc đồng hồ này thiếu đi một con ốc thì nó sẽ chạy không chính xác, linh kiện quan trọng thiếu đi một cái thì nó không thể chạy. Cho nên mỗi một người ở thế gian này, không luận là bạn trải qua đời sống như thế nào, không luận là bạn làm nghề nghiệp nào, ở trong tòan thể bộ máy lớn, bạn chính là một mắc xích rất quan trọng. Bạn nhất định phải đem phần công việc của chính mình làm cho tốt, nhất định phải biết phối hợp với tất cả mọi người, chúng ta dốc hết bổn phận của chính mình, đó là tận trung giữ chức. Đương nhiên ở ngay trong xã hội trước mắt này, mâu thuẫn, hiểu lầm là không thể tránh khỏi; mâu thuẫn, hiểu lầm là từ do đâu mà ra vậy? là do đôi bên chưa hiểu nhau nên mới sanh ra.

Do đó Nho và Phật đều dạy cho chúng ta là phải thông, dạy người từ ngay nơi chánh: “Chánh thông nhân hòa”, giữa người và người phải thường qua lại, không nên ít qua lại. Thí dụ giữa tôn giáo và tôn giáo sanh ra mâu thuẫn là do nguyên nhân gì? Vì không qua lại, đôi bên không qua lại, tôi dò xét bạn, bạn dò xét tôi, càng dò xét càng sai, đều không phải là chân tướng sự thật. Làm gì có việc không thể không đòan kết, tôi ở Singapore, tôi chỉ tốn một ít thời gian để đem chín tôn giáo của Singapore đòan kết với nhau. Do nguyên nhân gì vậy? Vì thường qua lại, họ không qua lại với tôi, tôi chủ động đi thăm viếng họ. Phật dạy cho chúng ta phương pháp rất hay, trong Phật pháp Bồ Tát có “Tứ nhiếp pháp”. “Tứ nhiếp pháp” là gì vậy? Dùng lời hiện đại mà nói thì chính là pháp quan hệ công cộng, phép giao tế qua lại. Phật có bộ Tứ nhiệp pháp này, dạy chúng ta dùng phương pháp gì để tiếp xúc với tất cả mọi người?

Trong các phương pháp này, pháp thứ nhất là bố thí. Bố thí trong Tứ Nhiếp pháp và bố thí trong Lục Độ Ba La Mật đã nói là không giống nhau, danh từ là giống nhau nhưng ý nghiã thì khác nhau, bố thí này chính là hiện tại thường nói giữa người và người qua lại, thường mời khách, thường tặng quà, có đi có lại, chúng ta cùng với các tôn giáo khác, các chủng tộc khác, các quốc gia khác qua lại, chính là mời khách tặng lễ, tiếp đãi tốt đẹp, cảm tình của người từ ngay đây mà tạo nên. Pháp thứ hai là “ái ngữ”, chân thật quan tâm họ. Pháp thứ ba là “ lợi hành”, hành vi việc làm của chúng ta nhất định phải có lợi ích cho họ, tuyệt đối không có chướng ngại. Pháp thứ tư là “đồng sự”, chúng ta cùng từ nơi giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, hy vọng mọi người đều có thể vâng giữ lời giáo huấn của Thánh hiền, vì đại chúng xã hội làm ra tấm gương tốt nhất, gương mẫu tốt nhất. Thế gian ngày nay thiếu đi sự tôn trọng giữa đôi bên, thiếu đi sự thương yêu lẫn nhau, thiếu đi sự họp tác lẫn nhau, vậy thì chúng ta phải làm nhiều công việc này. Chúng ta nhất định phải làm đến được đôi bên tôn trọng lẫn nhau, phải chân thật quan tâm, phải hợp tác lẫn nhau, chúng ta phải làm ra tấm gương cho mọi người xem.

Đây là giáo dục, không có thứ nào không là giáo dục, không có thứ nào không là biểu diễn. Cho nên đời sống chính là đang biểu diễn, biểu diễn đời sống chính là giáo dục, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, tòan bộ thảy đều là giáo dục. Xã hội hiện tại có bất cứ bệnh gì, bạn phải ngay đó mà cho thuốc, không đem những thứ cổ xưa để dạy hiện tại, cái thứ thời xưa thì trị được bệnh của thời xưa, không thể trị  bệnh hiện tại. Cho nên cổ Thánh Tiên hiền Trung quốc thường nói linh hoạt ứng phó, bạn nhất định phải giống như thầy thuốc trị bệnh vậy, bạn không thể dùng cách của người xưa trị cho người hiện tại vì trị không hết, bạn xem người hiện tại bị thứ bệnh gì? Bạn dùng phương pháp gì trị hết cho họ? Giáo học cũng chính là như vậy, hiện tại bệnh trạng của xã hội là gì, chúng ta phải nên dùng phương pháp tương ứng để dạy bảo, đối bệnh cho thuốc, thuốc đến bệnh trừ, nhất định phải chính mình hiểu rõ, chính mình thông suốt, chính mình phải phát cái tâm chân thật cứu khổ cứu nạn, cứu độ tất cả chúng sanh, đây là tâm Bồ Tát.

Phương pháp chính từ tư tưởng ngôn hạnh ngay nơi đời sống của chính mình, phải từ ngay nơi đó mà làm. Chúng ta làm ảnh hưởng đại chúng, ảnh hưởng xã hội này thì phải có lòng nhẫn nại, biết được bệnh này đã rất nặng trong thời gian rất lâu rồi, thì tuyệt nhiên không thể thời gian ngắn mà có được hiệu quả. Cho nên cho dù gặp phải chướng ngại cũng không thể thoái tâm, vì sao vậy? Cũng giống như dùng thuốc vậy, cái bệnh đó vẫn trị chưa đến thì liền hoài nghi là tôi không thể dùng nữa thì bệnh của họ càng nặng thêm, công hiệu lúc đầu và công sức bỏ ra bị mất hết. Cho nên phải có lòng nhẫn nại, phải có tâm bền vững, phải có trí tuệ, phải có nghị lực vững tiến về phía trước, quyết không thoái lui, gặp phải bên này bị chướng ngại thì ngoài ra vẫn còn đường khác, mỗi con đường đều vẫn đang sống. Cho nên chỉ cần tâm của bạn chân thành, vì chánh pháp, vì chúng sanh, nhất định có thể đi được thông suốt.

MC: Sư Phụ đã hết lời khuyên bảo, vì chúng ta nói đến tính trọng yếu của giáo dục, nói với mọi người chúng ta, tất cả liên quan liên đới mọi sự việc, kỳ thực đều là có quan hệ đến giáo dục. Thưa sư phụ, xin Ngài nói cho chúng con nghe, như vừa rồi Ngài cũng đặc biệt nói đến, rất nhiều kinh điển cổ xưa có đạo lý nhưng dùng vào xã hội ngày nay thì cũng cần phải tùy thời mà ứng dụng, như trong Lễ Ký đã từng có nói đến là “phụ một nhi bất năng đọc phụ chi thư, thủ trạch tồn yên nhĩ, mẫu một nhi bôi quyện bất năng âm yên khẩu trạch chi khí tồn yên nhĩ”. Đây chính là nói người sau phải nhớ nghĩ đối với người trước, và phải biểu hiện một cái tâm hiếu kính. Nhìn vào xã hội hiện đại này, có lẽ có người sẽ hỏi, chúng ta đối với di vật của người trước thì phải nên có thái độ như thế nào mới là phương cách xử lý cho chuẩn xác? Có lẽ có người cho rằng, những thứ này đều là văn vật của người trước chúng ta, họ đã từng tiếp xúc qua, cho nên chúng ta phải nên hoàn toàn đem nó giữ gìn lại cho tốt; thế nhưng cũng có người sẽ nói, xã hội hiện tại một gia đình nhỏ tấc đất tấc vàng, để đồ của chính mình có thể cũng đã không còn chỗ để rồi, nếu như cứ như vậy đời đời tích lũy, để lại rất nhiều rất nhiều văn vật của người trước thì có thể nơi mà mọi người dùng để sinh họat càng ngày sẽ càng nhỏ đi. Vậy rốt cuộc thì chúng ta phải dùng phương thức gì để xử lý di vật của người trước? Dùng tâm trạng thế nào mới có thể có được thỏa đáng nhất?

HT: Đúng, đó là kỷ niệm, cũng là một sự tôn kính. Thực tế chính là dạy người phải tôn trọng người trước, kính yêu người trước, đối với người trước đều phải tôn trọng, đều phải kính yêu, do đó bạn sẽ biết thương yêu kính trọng người hiện tại. Cho nên tất cả đều là vì hiện tại, chuyện này sẽ ảnh hưởng hiện tại. Người ngoại quốc họ không hiểu, người Trung Quốc kỷ niệm tổ tiên, tổ tiên các bạn mấy ngàn năm rồi, căn bản là bạn đều không hề quen biết, vì sao bạn vẫn phải còn cúng tế họ? Họ không hề biết được, không hề thấy qua. Tổ tiên rất xa rất lâu mà chúng ta còn nhớ tưởng đến họ, thì cha mẹ trước mắt làm sao mà không hiếu kính chứ? Chính là vì việc này. Có thể hiếu kính cha mẹ chính mình thì có thể hiếu kính mẹ của người khác, đây là giáo dục, Người ngoại quốc không hiểu được thâm ý trong đó, trong Phật pháp gọi là mật ý, đạo lý thâm mật. Cho nên tất cả phải từ ngay nơi chính mình mà làm, làm cho người khác xem, người phải làm gương tốt cho tất cả mọi người, gia đình phải làm gương tốt cho tất cả gia đình. Việc này trong lúc chúng tôi giảng kinh cũng thường hay khuyên bảo đồng tu, ta dù làm nghề nghiệp nào, ta nhất định ở trong nghề nghiệp đó làm ra mô phạm, làm gương tốt, vậy thì đúng.

Trung Quốc thời xưa dạy ngũ luân thập nghĩa, chúng ta là dù là thân phận gì cũng phải dốc hết trách nhiệm nghĩa vụ của thân phận đó, đó là thuộc về giáo dục, trong Phật pháp gọi là đại từ đại bi thị hiện của Phật Bồ Tát. Tư tưởng quan niệm của người hiện đại không giống như người xưa, tất cả lời nói việc làm cũng không giống, việc này phải có trí tuệ cao độ thì bạn mới có thể ứng phó linh họat, bạn mới có thể  làm được tròn đầy. Đây là một việc tương đối không dễ dàng. Không những chúng ta phải đọc sách xưa, mà còn phải hiểu rõ cách nghĩ, cách nhìn, hành vi tạo tác của người hiện đại. Bạn hiểu xưa mà không hiểu nay thì những thứ cổ xưa không thể dùng trong hiện đại. Do đó nhất định phải biết, lỗi lầm hiện tại là do đâu mà kết dính, những thứ của người xưa, những nguyên lý, nguyên tắc của người xưa làm sao vận dụng linh họat? Khai mở kết dính này của ngày hôm nay thì mới có thể sanh ra hiệu quả chân thật. Vừa rồi bạn nêu ra vấn đề này chính là một vấn đề xã hội trước mắt. Trước đây thì không vấn đề gì, trước đây đất đai rộng, nhân khẩu ít, hiện tại nhân khẩu thật là bạo phát, gia tộc của mỗi một người đều rất lớn; thời trước đều có từ đường, di vật của tổ tiên, bên trong Từ đường có thể có một khu kỷ niệm. Kết cấu xã hội hiện tại không giống như thời trước, những di vật này buộc phải bỏ đi, nhưng bạn phải có tâm lưu lại mấy thứ đáng nhớ nhất, lưu lại những đồ vật không chiếm diện tích quá lớn, đương nhiên lý tưởng nhất là Xã khu. Xã khu có thể có một cái nhà như viện bảo tàng, như nhà kỷ niệm (đây là ngay trong tưởng tượng của chúng ta). Cách làm này rất là tốt, vì sao vậy? Dạy bảo trẻ nhỏ thanh thiếu niên của cả Xã khu đó. Cách làm này rất có ý nghĩa về giáo dục.

Việc tế tổ ở Trung quốc đại lục đã bị phế bỏ từ lâu, dường như hiện tại dần dần cũng đang khôi phục lại, nhất là trong mấy năm gần đây đã có thực hiện việc tế tổ. Vào thời kỳ cách mạng văn hóa, lúc đó tôi đang ở Đài Loan, tôi nghe nói Trung Quốc đại lục phá bỏ đi Từ Đường, đốt hết gia phổ. Khi nghe được tin này tôi rất lo lắng. Tôi đã suy nghĩ gần hai tuần thì nghĩ ra được một phương pháp, Từ Đường của nhà mỗi người không còn nữa thì hy vọng mỗi một huyện thị xây một Từ Đường Trăm Họ, tổ tiên mỗi nhà chúng ta đều cúng trong cái Từ Đường này, như vậy tộc quần của chúng ta liền sẽ đòan kết lại, không giống như mỗi nhà riêng lẻ. Chúng ta xuân thu cúng tế do trưởng huyện thị đảm nhiệm chủ tế, mỗi một họ cử ra một vị đức cao vọng trọng làm bồi tế, cúng tế không thể gián đọan, tổ tông thảy đều tập trung lại một nơi. Tôi nghĩ ra cái ý nghĩ này, hơn nữa trong lúc giảng kinh tôi có nói về vấn đề này, có lúc báo chí tạp chí cũng viết về vấn đề này, cũng có người hưởng ứng, nhưng trước sau cũng vẫn chưa làm được.

Cách nghĩ này có hơn 20 năm rồi, đến năm nay chúng ta cũng đã thực hiện được. Tôi ở Hong Kong xây dựng một “Trung Hoa Dân Tộc Vạn Tánh Tiên Tổ Kỷ Niệm Đường”, Tôi thành lập một cơ cấu như vậy. Khi đi truy tìm tộc họ của Trung Quốc mới phát hiện, không phải là nhà trăm họ, hiện tại tôi đã tìm được là hơn 22.000 họ, nghe nói tổng cộng tộc họ phải vượt qua hơn 22.000, hiện vẫn đang tiếp tục tìm. Hiện tại trong Kỷ Niệm đường này có hơn 12.000 bài vị tổ tiên của mỗi một nhà. Vào lúc khánh thành, bởi vì địa điểm không lớn, đất HongKong nơi đó các vị đều biết tấc đất tấc vàng, cũng có một số giáo thọ Trung quốc đại lục, có học hội Khổng Tử cũng phái người đến tham dự, hậu nhân đời thứ 74 của Khổng Lão Phu Tử tên là Khổng Đức Dung (cùng một thờivới Khổng Đức Thành) cũng đều đến tham gia. Mọi người đều rất là hoan hỉ. Chúng ta hy vọng từ một điểm này mà phát triển. Hiện tại ở Âu châu, tôi ở trong Tịnh Tông học viện này xây dựng bên trong một Vạn Tánh Tổ Tiên Kỷ Niệm Đường, tháng Chín này bài vị của tổ tông đều có thể làm xong,  sẽ tinh tế hơn so với Hong Kong một tí.

Cho nên chúng tôi đề sướng, hy vọng chúng ta ở nước ngòai, chỉ cần nơi nào có người Trung quốc ở thì chúng ta đều có kỷ niệm đường này. Đây là một thứ giáo dục rất tốt, dạy hiếu đạo. Hy vọng Trung Quốc đại lục, tương lai mỗi một huyện thị đều có một Vạn Tánh Tiên Tổ Kỷ Niệm Đường. Chúng ta chăm chỉ nỗ lực xúc tiến. Trong Xã khu, tương lai nhất định hình thành phương thức đời sống hiện đại hóa như vậy, đó là mỗi một nơi ở đều có một Xã khu, trong Xã khu nhất định phải có trung tâm họat động, phải nên có thư viện, phải nên có phòng trưng bày văn vật - những thứ mà tổ tiên của chúng ta lưu lại đều có thể để vào trong đó, bên trên có thuyết minh rõ để thanh thiếu niên xem thấy. Chúng ta tự mình phải thường xuyên quan tâm. Phương pháp này có thể làm được, đây chính là phương pháp giải quyết. Cho nên, nhất định phải để cho người có thể thường nghĩ đến ân đức của tổ tông, đây là truyền thừa văn hóa, mở mang rộng lớn đều ở trên đôi vai của chính chúng ta, ở vào thế hệ sau. Cho nên tôi cũng thường hay nói, sự nghiệp của chính bạn không luận là làm huy hòang như thế nào nhưng nếu như không có người kế thừa, sự nghiệp của bạn cũng bằng không. Nhất định đời sau phải có người kế thừa, nhà có kế thừa thì gia nghiệp này của bạn sẽ không gián đọan, sự nghiệp cũng lại như vậy, quốc gia vào thời trước cũng là như vậy. Cho nên Hòang đế sau khi tổ chức đại điển, việc lớn nhất đầu tiên chính là lập Thái Tử, tìm ra được người kế thừa, đời đời truyền thừa, đó là sự nghiệp của họ, nếu như không có người kế thừa tốt thì nó sẽ bị tiêu diệt, sự nghiệp vun bồi cũng bằng không. Đây là mấu chốt rất quan trọng.

MC: Vâng, thưa Sư Phụ! Ngài vừa nói đến vấn đề kế thừa, chỗ này có một vấn đề tương quan, xin được thỉnh giáo với Ngài. Người Trung Quốc thường hay nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”, cho nên  hiện tại có rất nhiều cặp vợ chồng không có con, phải nhờ khoa học ban cho, là dùng phương pháp cấy thai nhân tạo. Theo Ngài thấy, dùng phương pháp như vậy có phải là trái với tự nhiên hay không? Có trái với nhân quả không? Ngoài ra nếu như có một số vợ chồng, thậm chí họ nhờ khoa học can thiệp mà cũng không cách gì mang thai, vậy thì lúc này họ phải nên có cách nhìn như thế nào đối với việc này? Xin Ngài có thể vì họ khai thị để mọi người tất cả đều được tròn đầy được không ạ?

HT: Đúng, con người không thể trái với tự nhiên. Trái với tự nhiên thì người hiện tại gọi là “nhân định thắng thiên, chiến thắng tự nhiên”. Không sai, trên biểu hiện dường như là bạn thắng tự nhiên, nhưng tự nhiên sẽ mang đến cho bạn tai hại, có thể hủy diệt tất cả của bạn. Cho nên đến sau cùng, khi tổng kết lại thì vẫn là tự nhiên thắng lợi, chúng ta vẫn là không thể thắng, vẫn là triệt để thất bại với tự nhiên. Do đó cổ thánh tiên hiền dạy bảo chúng ta thuận theo tự nhiên, thí dụ đơn giản nhất mà nói chính là việc ăn uống. Người hiện tại vì sao tật bệnh nhiều đến như vậy? Là do trái với tự nhiên cho nên họ mới bị bệnh. Cổ Thánh Tiên Hiền Trung Quốc dạy cho chúng ta cách sống, những thứ để ăn uống phải ăn những thứ gì? Trong Nguyệt Lịnh, Lễ Ký nói với bạn là vào tháng nào thì sẽ có thứ nông sản phẩm trong tháng đó sanh ra, bạn chỉ nên ăn cái nông sản sanh ra trong tháng đó, rau cải nhất định ăn loại trong tháng đó. Hơn nữa ăn nông sản ở đâu? Ăn thứ sản sanh trong bản địa (bản địa là trong phạm vi không được vượt qua 30 dặm), ăn những thứ sản sanh trong vòng 30 dặm tính từ nơi ta ở, thì nông sản trong tháng đó rất bổ dưỡng cho người. Người Trung quốc hiểu được việc này, trong Lã Thị Xuân Thu cũng nói rất rõ ràng, không phải không có đạo lý, không phải là mê tín.

Người hiện tại chọn lựa khẩu vị không chú trọng dưỡng sinh, đều ăn đồ bên ngoài nhập khẩu vào, đều không phải là từ nơi đó lớn lên, cũng không phải là thời tiết đó thì sao họ không bị bệnh chứ? Hiện tại không có người nói những thường thức này nên mọi người mờ mịt không biết. Việc này những lão Trung y hiểu được, biết được. Hiện tại chúng ta ở ngoại quốc, khi ở nước ngoài, nhất là ở Âu châu, Âu châu thì đất rộng người ít, diện tích đất đai của họ đại khái lớn như diện tích nước Mỹ vậy, trừ Atlanta ra, diện tích như nước Mỹ vậy, nhân khẩu thì chỉ có khoảng 1900 vạn, không nhiều hơn Đài Loan, do đó đất đai không đáng tiền, đất đai rất dễ có được. Tôi đi đến Âu châu, cảm thấy được nơi đó chân thật là hiện tại trên địa cầu còn sót lại một khu Tịnh Độ sau cùng, Âu châu New Zealand thật là một khu Tịnh Độ, hoàn cảnh của đại tự nhiên hoàn toàn không bị phá hoại. Chúng ta đến nơi đó chính mình trồng rau, chúng tôi đã trồng ước chừng có mười mấy loại, sắp gần 20 loại, cho nên có thể nói là hai phần ba những thứ mà chúng tôi ăn là do chính mình trồng, mua ở bên ngoài càng ngày càng ít. Hiện tại chúng tôi còn đang tính toán trồng thức ăn chủ yếu, thức ăn chủ yếu chính là gạo. Âu châu là quốc gia nông nghiệp, quốc gia nông nghiệp chăn nuôi, việc này rất dễ dàng làm được, chúng tôi chính mình muốn trồng lấy, trồng cây ngô, trồng khoai tây, khoai lang, những thứ này là lương thực chủ lực để ăn. Đất đai của chúng tôi cũng rất rộng nên có ba vườn rau, hy vọng tương lai tự cung tự cấp. Đây cũng đều là làm ra một tấm gương tốt cho người xem. Đồ chúng tôi ăn rất là khỏe mạnh, gọi là hữu cơ, chúng tôi không dùng hóa học, chúng tôi không dùng thuốc trừ sâu, những trùng hại chúng ta cùng sống với nó rất tốt, chúng ta thương yêu nó, nó cũng thương yêu chúng ta, nhất định không có chướng ngại.

MC: Vâng! Hôm nay Sư Phụ đã nói với chúng ta rất nhiều tính trọng yếu về phương diện giáo dục, sau đó cũng nói với chúng ta chân nghĩa của hiếu đạo. Hy vọng các vị cư sĩ đại đức, hôm nay sau khi nghe được Sư Phụ khai thị rồi thì đều có thể tùy hỷ bình an, tất cả tròn đầy. Chúng ta một lần nữa cảm tạ Sư Phụ đã vì chúng ta khai thị. Cám ơn Sư Phụ!

HT: Cám ơn mọi người!

Cẩn Dịch: Cư Sĩ Vọng Tây

 

Biên tập: Cư sĩ Diệu Hiền

Tác giả bài viết: Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Nguồn tin: TinhKhongPhapNgu.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 201


Hôm nayHôm nay : 33302

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 683934

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58080352

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.