Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Chúng tôi đã giảng đến “đạo nghĩa”, “tín nghĩa” giữa bạn bè với nhau, cũng nói đến giữa bạn bè nên khuyên can, quan tâm lẫn nhau, khen ngợi, tán thán lẫn nhau. Thật sự khi quý vị khen ngợi người khác thì bản thân mình cũng được thơm lây. Ngoài ra, điểm thứ tư là không nói chuyện xấu trong gia đình......
Chúng ta bắt đầu vào chương thứ tư nói về “tín”, đã nói đến chữ “tín” trong lời nói của một người. “Phàm nói ra” phải “tín trước tiên”. “Tín” còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn, đó chính là tín nghĩa, là nghĩa vụ. Bổn phận làm người của một người không cần phải nói ra nhưng họ luôn để ở trong tâm......
Có nhiều vị rất quen mặt, tối nào cũng đến nghe giảng, chứng tỏ là sau khi hết giờ làm việc, ăn cơm xong, thậm chí chưa ăn cơm đã vội đến nghe giảng. Khổng Lão Phu Tử có nói, một người cầu học vấn có ba pháp bảo là “Trí, nhân, dũng”: “Hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, tri sỉ cận hồ dũng”......
Chúng ta làm thế nào để khuyên người anh này? Trịnh Quân tự mình đi làm đầy tớ cho người ta, bắt đầu làm từ công việc thấp hèn nhất. Sau khi làm được một năm thì dùng toàn bộ số tiền kiếm được từ sức lao động của mình đưa cho người anh. Ông nói với người anh: “Chúng ta thiếu thứ gì thì chỉ cần dựa......
Vừa rồi chúng tôi nói đến Thái Thuận đi hái quả dâu tằm. Bởi vì biết mẹ mình thích ăn ngọt, nên ông dùng một cái giỏ chuyên đựng trái chín ngọt, bản thân ông thì ăn trái chua. Tâm hiếu như vậy đã cảm động bọn cướp, chúng liền thả ông về. Không chỉ thả ông về, chúng còn lấy thức ăn trong sơn trại......
5. Kinh văn:
“Thân sở hiếu, lực vi cụ. Thân sở ố, cẩn vi khứ”
“Cha mẹ thích, dốc lòng làm. Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ”.
5.1 “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”
Cha mẹ hy vọng chúng ta, thí dụ như mong muốn học vấn của chúng ta tốt, mong muốn chúng ta học tập tốt, chúng ta cũng phải tận tâm tận lực......
Các vị khán giả! Xin chào mọi người. Hoan ngênh quý vị đã đón xem tiết mục mới này. Từ hôm nay trở đi, chúng tôi sẽ đem tiết mục mới này cúng dường cho đại chúng trong toàn thiên hạ. Cho dù là người học Phật, học văn hóa truyền thống hay là không học gì cả, chúng tôi hi vọng mọi người đều xem thử.......
NGUYỆN THỨ 22
QUYẾT CHỨNG CỰC QUẢ
Phẩm Kinh văn này tổng kết y chánh trang nghiêm của thế giới Cực Lạc, là Thế Tôn giới thiệu cho chúng ta thế giới Cực Lạc. Phân đoạn trong phẩm này chính là Phật muốn nói với chúng ta sự tán thán của mười phương chư Phật đối với thế giới Cực Lạc, cũng chính là......
Các vị bằng hữu! Xin chào mọi người!
Buổi sáng hôm nay, chúng ta đã nói đến việc xử sự của người phải có nguyên tắc, chính là phải tuân theo đạo nghĩa chứ không phải tuân theo công danh lợi lộc. Người tuân theo đạo nghĩa thì tất nhiên sẽ được sự giúp đỡ của người khác, gọi là “đắc đạo giả đa trợ”.......
Các vị bằng hữu, xin chào mọi người!
Hôm qua, chúng ta đã bàn đến việc tu thân phải bắt tay từ sáu phương diện, đó là từ “ngôn trung tín”, “hành đốc kính”, “trừng phẫn”, “truất dục”, “thiên thiện”, “cải quá”. Sáu phương diện này áp dụng thực tiễn vào trong công phu tu thân. Sáu lời giáo huấn này......
Xin chào các vị bằng hữu, chào mọi người!
Chúng ta vừa nói đến khoa mục thứ tư rất quan trọng là “tu thân”, chính là phải biết sửa lỗi. Chúng ta nói: “Người không phải Thánh Hiền, không có ai mà không có lỗi”, có lỗi mà biết sửa thì không có gì thiện bằng. Tục ngữ nói: “Lãng tử quay đầu quý hơn......
Chào các vị bằng hữu, chào mọi người!
Hôm qua, chúng ta nói đến then chốt thứ tư của cầu học là “minh biện”. “Minh biện” thì chúng ta cần phân biệt rõ về thiện, cũng cần phân biệt rõ về giá trị quan của đời người, phân biệt rõ thành công là gì, phân biệt rõ cái đẹp đích thực là gì, phân biệt rõ......
Kinh văn: “Kỳ Phật quốc độ, mỗi ư thực thời, tự nhiên đức phong từ khởi. Xuy chư la võng, cập chúng bảo thọ, xuất vi diệu âm, diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, chư Ba La Mật”.
Hôm qua chúng tôi giảng đến đoạn này, nói đến “vi diệu âm”. Chữ “Vi” này đã nói với quý vị, phía sau có chữ......
Kính chào các vị pháp sư tôn kính, xin chào ông Hội Trưởng Lăng Tư tôn kính, xin chào cô giáo Đinh Gia Lệ tôn kính, các vị Đại đức, các vị khách quý, các vị đồng tu, xin chào mọi người!
Hôm nay, một vạn người chúng ta cùng nhau tụ họp nơi đây để thảo luận chủ đề: “Giới Tà Dâm Phản Đọa Thai”. Có thể......
Xin chào các vị bằng hữu, chào mọi người!
Hôm qua chúng ta đã nói đến trong thứ tự của việc học tập, mấu chốt quan trọng thứ ba là “thận tư”. Trong mối quan hệ ngũ luân, chúng ta làm thế nào để được viên mãn, để lợi ích cho những người thân hữu bên cạnh chúng ta. Lúc này thường cách làm của chúng......
Kính chúc chư vị Pháp sư, chư vị đồng tu, kính chúc chư vị năm mới tốt đẹp. Năm nay, bắt đầu một năm mới, chúng ta có duyên ở đạo tràng Cư Sỹ Lâm trang nghiêm như thế này cùng nhau học “Kinh Vô Lượng Thọ”. Nhân duyên hiếm có này chúng ta nhất định phải biết trân quý, phải chăm chỉ nỗ lực mà học tập......
Nếu như bạn không tin bất kỳ một ai cũng đều có thể dạy dỗ trở thành người tốt thì xin mời hãy xem tiết mục sau đây:
Diễn đàn Thẩm Dương
Đồng học Hồ Bân đã bị mười ba ngôi trường đuổi học
Kính chào các vị lãnh đạo, kính chào các vị trưởng bối, cùng các vị khách quý, buổi chiều tốt lành! Thật là......
Nếu như các vị cho là bác sĩ khám bệnh và nhận tiền phong bì là một chuyện bình thường thì xin mời các vị hãy xem tiết mục sau đây:
Tọa đàm Phúc Châu – Năm 2010
Bác sĩ Trương Tú Mẫn sám hối về việc nhận tiền phong bì
Trước khi bắt đầu việc báo cáo với mọi người, tôi xin hỏi các vị quan khách ở......
PHẨM THỨ MƯỜI TÁM
SIÊU THẾ HY HỮU
Lão cư sĩ Hạ Liên Cư đem bộ Kinh này phân thành 48 phẩm. Phía trước chúng ta đã đọc qua, Thế Tôn vì chúng ta mà giới thiệu y báo của Thế giới Tây Phương, cũng chính là hoàn cảnh sinh hoạt. Phẩm này muốn giới thiệu chánh báo cho chúng ta, chính là cư dân của Thế......
Chào buổi tối các vị bằng hữu!
Chúng ta vừa mới nhắc đến: “Trưởng ấu hữu tự”, chính là anh em yêu thương nhau, cũng đã nêu ra một số ví dụ điển hình của Thánh Hiền ngày xưa. Có thể cảm nhận được tình cảm anh em của các bậc Thánh Hiền ngày xưa thật là sâu nặng, có thể vì anh em mà xả bỏ cả sanh......
Đang truy cập :
130
Hôm nay :
2065
Tháng hiện tại
: 204087
Tổng lượt truy cập : 33837027
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.