Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! xin mời ngồi. Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, đoạn thứ sáu cũng là đoạn sau cùng: “khởi lục quán”. “Quán” chính là nhìn thấu. Phía trước giảng ngũ chỉ, “y Chỉ tu Quán”. Đại đức xưa nói với chúng ta, vì sao phải tu chỉ? Đối trị tâm......
Thứ tư trong lục môn là “hành tứ đức”. Kinh văn: “Tứ hành tứ đức. Nhất giả tùy duyên diệu dụng vô phương đức. Nhị giả oai nghi trụ trì hữu tắc đức. Tam giả nhu hòa chất trực nhiếp sanh đức. Tứ giả phổ đại chúng sanh thọ khổ đức” Bốn hành tứ đức, một là “tuỳ duyên diệu dụng vô phương đức”, hai là......
(Nguyện thứ mười một: "Biến cúng chư Phật nguyện") Kinh văn: "Ư nhất niệm khoảnh, bất năng siêu quá, ức na do tha, bách thiên Phật sát châu biến tuần lịch, cúng dường chư Phật giả, bất thủ chánh giác". Đây là nguyện thứ mười một: "Biến cúng chư Phật nguyện". Nguyện phía trước là "thần túc thông......
Nguyện thứ nhất: “Quốc vô ác đạo nguyện” Kinh văn: “Vô hữu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, quyên phi nhuyễn động chi loại”. Bổn nguyện của A Di Đà Phật có 24 chương, gồm 48 nguyện. Trong chương thứ nhất, bốn câu phía trước là tổng thuyết, phía sau chính là biệt thuyết của 48 nguyện. Câu này chính là......
Trong năm giới, giới không trộm cắp là rất khó giữ. Như thường trụ ở nơi đây, vật của thường trụ chúng ta luôn tùy ý sử dụng, hơn nữa còn dùng quá tùy tiện, các vị thử nghĩ,có xem là giới trộm không? Ngày trước tôi thân cận lão cư sĩ Lý BỉnhNam mười năm, lão cư sĩ Lý năm xưa nhậm chức ở Phụng Tự......
Kinh văn: “Nhĩ thời Pháp Tạng, văn Phật sở thuyết, tất giai đỗ kiến khởi phát vô thượng, thù thắng chi nguyện”. Ở phía trước, chúng ta xem thấy những sự tướng cần học ở nhân địa của A Di Đà Phật đều là muốn dạy bảo chúng ta phải học tập. Phật Bồ Tát chính là làm ra tấm gương cho chúng ta xem. Cầu......
Kinh văn: “Giả linh cúng dường hằng sa thánh Bất như kiên dũng cầu chánh giác”. Lần trước giảng đến đoạn này, ý nghĩa vẫn chưa giảng xong. Hai câu này cũng là kinh văn quan trọng nhất của kinh Vô Lượng Thọ, cũng là câu kinh tinh túy nhất. Cúng dường, phía trước đã từng nói qua với các vị là có......
Thế nên hiện tại chúng ta cũng đang nỗ lực đem lớp bồi dưỡng mở rộng ra, thành lập Học Viện Giáo Dục Phật Đà, đó là pháp bố thí. Chỉ có thể nói so với trước đây tiến thêm được một bước, có làm được viên mãn hay không? Không có! Phải làm thế nào mới có thể làm được viên mãn? Các vị chân thật phát tâm......
Kinh văn: “Thường hành bố thí cập giới nhẫn Tinh tấn định huệ Lục Ba La Vị độ hữu tình linh đắc độ Dĩ độ chi giả sử thành Phật”. Bài kệ này trong phán khoa là “tất linh thành Phật”. Trong bốn câu văn thì đã đầy đủ tứ hoằng thệ nguyện, hai câu phía trước là thường hành lục độ, bao gồm học pháp......
Các đồng tu nhất định phải chú ý, người triệt để giác ngộ thì được gọi là Phật, người giác ngộ mà vẫn chưa triệt để thì gọi là Bồ Tát. Cho nên Bồ Tát là một người chân thật giác ngộ, tuy là giác ngộ chưa đạt đến cứu cánh viên mãn, nhưng họ cũng có năng lực tùy loại hóa thân. Chúng ta xem thấy ở trên......
Kinh văn: “Dĩ định huệ lực, hàng phục ma oán”. Đây là tướng thứ năm trong tám tướng thành đạo mà Bồ Tát thành Phật thị hiện. “Ma” là dày vò. Nếu như chúng ta xem thấy quyển kinh viết tay vào thời rất xa xưa, vào thời nhà Đường, chữ “ma” vẫn dùng chữ ma của “chiết ma”, phía dưới là chữ “thạch”. Đem......
Chọn lựa đầu thai đến nhà quốc vương, dùng thân phận của thái tử để xuất hiện, dụng ý của Ngài rất sâu. Người thế gian cầu phú quý là việc thường thấy nhất, có người nào mà không mong cầu phú quý? Vào thời xưa, có câu nói cho người làm hoàng đế là “quí như thiên tử, giàu như bốn biển”, phú quí đạt......
Tài bố thí Trong Kinh luận Phật nói với chúng ta, phước báo của người thế gian, tiền của là do tu tài bố thí mà được. Bạn bố thí càng nhiều thì tiền của mà bạn có được sẽ càng nhiều. Ngày nay, chúng ta xem thấy trên thế giới có rất nhiều thương nghiệp qui mô, xí nghiệp to lớn, họ có nhiều tiền của,......
Lần này ở Bổn Lâm, chúng ta cùng với các vị đồng tu nghiên cứu học tập “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, chính là vì chúng ta không chỉ phải tường tận, mà còn phải nỗ lực học tập Đức của Phổ Hiền Đại Sĩ. Đức của Phổ Hiền Đại Sĩ chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Thông thường......
Chúng ta căn cứ trên kinh đã nói, một ngày ngắn nhất ở trong địa ngục là hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian chúng ta. Đất nước chúng ta ở trên thế giới này được gọi là nước văn minh cổ xưa, chúng ta có lịch sử năm ngàn năm thì so với trong địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Trên Kinh Phật đã nói, một......
Kinh văn: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”. Lần này, chúng ta nói về cương lĩnh tu học của Bồ Tát Phổ Hiền, tức là “Mười Đại Nguyện Vương” mà người thông thường hay nói. Chúng ta không nói được tường tận, mà chỉ là giới thiệu khái lược qua. Chúng ta biết được Thế giới Tây Phương Cực......
Ý nghĩa mà Bồ-tát Bảo Tràng phía trước biểu thị, chúng ta phải làm thế nào để học tập và thực hành ngay trong đời sống của chúng ta? Lần trước tôi đã giảng giải rất tỉ mỉ, nhưng ý nghĩa vẫn chưa hoàn toàn biểu đạt ra hết. Phía trước nói Bảo Tràng và Quang Anh, Quang Anh là nói hình tướng, Bảo Tràng......
Phật sở hành xứ, quốc ấp khu tụ, mĩ bất mông hóa, thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt thanh minh, phong vũ dĩ thời, tai lệ bất khởi, quốc phong dân an, binh qua vô dụng, sùng đức hưng nhân, vụ tu lễ nhượng, quốc vô đạo tặc, vô hữu oan uổng, cường bất lăng nhược, các đắc kỳ sở....
Kinh văn: “Long vương, thí như nhất thiết, thành ấp tụ lạc, giai y đại địa, nhi đắc an trụ, nhất thiết dược thảo, hủy mộc tòng lâm, diệc giai y địa, nhi đắc sanh trưởng, thử thập thiện đạo, diệc phục như thị, nhất thiết nhân thiên, y chi nhi lập, nhất thiết Thanh Văn, Độc giác Bồ Đề, chư Bồ Tát......
Thứ hai là “Vô úy”. “Vô úy” chính là không có lo sợ. Có bốn loại vô úy. Loại thứ nhất là “Nhất thiết trí vô sở úy”. Phật giảng kinh nói pháp với đại chúng (đại chúng là bao gồm chúng sanh chín pháp giới), Phật nói Ngài là người nhất thiết chánh trí. “Nhất thiết chánh trí”, nếu dùng lời thông......
Đang truy cập : 165
Hôm nay : 12117
Tháng hiện tại : 618826
Tổng lượt truy cập : 58015244
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.