Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như Pháp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 34)

Thứ tư - 30/11/2016 09:42

Chào các vị bằng hữu! Chúc mọi người một buổi chiều tốt lành!

Tiết học trước, chúng ta nói đến “Trất dục”. Dục vọng thường nói nhất chính là ngũ dục, nghĩa là “tài, sắc, danh, thực, thùy”. Nếu con người không biết tiết chế những dục vọng này, có thể cả đời đều không thể nào tự thoát ra được. Cuộc đời như vậy sẽ đi qua rất trống không, thậm chí sẽ gây nên rất nhiều chuyện khó mà vãn hồi, sẽ gây nên rất nhiều chuyện khiến cho mình hối hận không kịp.

Thực

 “Thực” là dục vọng về ăn uống. Việc này cũng cần tiết chế. Người hiện nay ăn uống không biết tiết chế, ăn đến mức một năm không biết có bao nhiêu động thực vật bị tuyệt chủng. Chúng ta nói, con người rất biết ăn. Loài bay trên trời, loài bò dưới đất, loài bơi dưới nước đều bị con người chúng ta ăn hết hơn một nửa, ăn đến cuối cùng rất nhiều loài vật đều bị tuyệt chủng hết. Chúng ta cần phải biết, toàn bộ động thực vật với chúng ta là một thể cùng chung sống. Khi rất nhiều loài vật đều bị tuyệt chủng thì hệ sinh thái trên toàn bộ trái đất sẽ bị mất cân bằng. Một khi sinh thái bị mất cân bằng thì toàn bộ môi trường, toàn bộ chuỗi thực vật cũng sẽ bị phá hoại rất lớn. Con người là một yếu tố trong chuỗi thực vật đó, đến cuối cùng cũng khó tránh khỏi dẫn đến họa hoạn.

Giống như việc chúng ta ăn những thứ như thực vật. Chúng ta nhìn thấy rất nhiều côn trùng đến ăn rau cải, trái cây. Chúng ta không để chúng ăn, liền giết chúng. Con người cảm thấy họ có thể làm chủ tất cả, vì vậy chỉ cần giết hết những côn trùng này thì ta có thể ăn được rau ngon. Xin thưa các vị bằng hữu! Chúng ta có ăn được rau ngon hay không? Xin hỏi, bạn ra chợ rau mua rau đều chọn rau như thế nào? Rau bị cắn thủng mới mua. Bởi vì rau bị cắn thủng vẫn có côn trùng ở trong đó, đại biểu không có phun thuốc trừ sâu. Đây là đại biểu người có năng lực phán đoán mới biết lựa chọn như vậy.

Chúng ta hãy xem, có phải khoa học tiến bộ đại biểu cho đời sống con người sẽ càng tốt hơn không? Việc này không nhất định. Phát minh ra thuốc trừ sâu là khoa học tiến bộ, nhưng phát minh ra thuốc trừ sâu lại khiến cho con người chúng ta ba bữa đều uống thuốc độc. Chúng ta ăn ba bữa là đang ăn gì vậy? Ăn thuốc trừ sâu. Căn cứ con số cho biết, Đài Loan một năm bình quân mỗi một người được chia 2,7kg thuốc trừ sâu. Có nhiều hay không? Nhiều. Rất nhiều nông dân trồng rau, họ có dám ăn hay không vậy? Họ không dám ăn. Rất nhiều nông dân phun thuốc trừ sâu. Vốn dĩ từ dùng một loại thuốc trừ sâu, đến cuối cùng một loại không có hiệu quả nên họ đổi thành hai loại, hai loại lại không có hiệu quả nên đổi thành ba loại. Ở trong mỗi một bình thuốc nông dược đã thêm ba loại thuốc trừ sâu cực độc phun chung với nhau. Cho nên, rất nhiều nông dân không có kinh nghiệm phun thuốc trừ sâu đến một nửa thì bản thân đã bị ngất xỉu rồi. Vì sao vậy? Thuốc trừ sâu bốc hơi, đến cuối cùng mình hít vào nhiều quá cũng bị ngất, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Cho nên, sau mười giờ là họ không phun thuốc trừ sâu nữa. Bởi vì ban ngày sau mười giờ thì trời nắng gắt, dưới ánh nắng mặt trời, sợ thuốc trừ sâu đó bốc hơi quá nhanh họ chạy không kịp, cho nên họ đều phun rất sớm, lúc trời chưa nắng.

Các vị bằng hữu! Bạn nói, chúng ta ba bữa uống thuốc độc thì phải trách nông dân. Chúng ta có nên trách nông dân không? Nông dân nói: “Loại rau rất bình thường của tôi đem ra có vết cắn, các anh đều không mua. Thế chúng tôi làm sao sống? Các anh đều muốn loại rau nhìn thấy rất to, bên trong đều là không có dinh dưỡng. Các anh thích loại rau này cho nên tôi mới trồng loại này cho các anh. Nếu như các anh muốn có vết côn trùng cắn thì tôi sẽ trồng loại có côn trùng cắn. Cho nên, người tiêu dùng quyết định người sản xuất sẽ làm như thế nào. Khi ý thức của người tiêu dùng chúng ta dần dần chính xác rồi thì người sản xuất cũng sẽ điều chỉnh một cách tự nhiên.

Hiện nay, toàn cầu bắt đầu mở rộng phát triển canh tác hữu cơ, tức là khôi phục phương pháp gieo trồng tự nhiên. Người ta dùng rất nhiều phân hữu cơ để cho đất đai màu mỡ, không dùng thuốc trừ sâu để phun nữa. Thực ra, khi đất đai rất màu mỡ thì cây lớn lên sức đề kháng sẽ rất tốt.

Hiện nay, phần lớn đất đai không được bón phân hữu cơ mà là bón phân hóa học. Phân bón hóa học đều là do hóa học chế tạo, không có dinh dưỡng quá cao, cho nên dùng phân hóa học trong thời gian dài thì đất đai này sẽ dần dần bị bạc màu, không có dinh dưỡng. Đất đai không có dinh dưỡng thì thực vật lớn lên sẽ không có sức đề kháng. Thực vật không có sức đề kháng thì dẫn đến côn trùng, cho nên chúng ta lại phun thuốc trừ sâu. Vì vậy mà tuần hoàn ác tính, thấm thuốc trừ sâu vào cũng khiến đất đai bị hủy hoại rồi. Rất nhiều đồng ruộng hầu như đều bị phun thuốc trừ sâu. Họ dùng phân hóa học khoảng chừng mười năm thì mảnh đất này đành phải bỏ hoang. Tiếp tục đi theo con đường này thì đất đai trên trái đất từng chút một đều đang bị phá hoại hết. Cho nên bảo vệ đất đai bắt đầu làm từ việc bạn ăn thức ăn.

Trong khóa trình trước đây, chúng tôi cũng có nhắc đến ăn thức ăn chính là cách bảo vệ môi trường dễ dàng nhất. Bạn ăn thịt thì họ cần nhiều đất hơn để trồng những loại cây ngũ cốc. Cho nên, họ nhất định sẽ đốn hạ hết những rừng cây nguyên thủy. Thức ăn chúng ta ăn liên quan đến hệ sinh thái trên toàn địa cầu, liên quan đến thổ nhưỡng trên toàn bộ địa cầu, thậm chí không khí cũng ở trong đó. Địa cầu với chúng ta là quan hệ mật thiết. Khi chúng ta đều có thể thuận theo tự nhiên thì đất đai mới khôi phục sức sống, mới không tiếp tục bị phân hóa học và thuốc trừ sâu tàn phá.

Thiên nhiên có một quy luật rất vi diệu: Bạn đối với người khác như thế nào thì người khác sẽ đối với bạn như thế đó, người cũng vậy và bất kỳ vạn vật nào cũng đều như vậy. Bạn hãy đá thử hòn đá xem, nó cũng sẽ đáp lại bạn một cái, gọi là “phản lực”. Bạn đi tán thưởng đóa hoa, hoa sẽ nở càng đẹp hơn.

Cũng vậy, bạn muốn những loại côn trùng này tuyệt tử, tuyệt tôn, nó cũng muốn bạn tuyệt tử, tuyệt tôn. Chúng ta tiếp tục phun thuốc trừ sâu như vậy nữa, nó không chỉ không tuyệt tử, tuyệt tôn, bởi vì vạn vật đều có bản năng sinh tồn, cho nên loại thuốc trừ sâu này của bạn phun vào nó thì nó sẽ bắt đầu đột biến gen. Một khi gen biến đổi thì thuốc trừ sâu không còn hiệu quả. Bạn tiếp tục tăng mạnh thêm nữa thì nó cũng sẽ tiếp tục đột biến. Đến cuối cùng bạn không thể giết được nó, nhưng lại giết chết chính mình, bởi vì những thuốc trừ sâu cực độc này đến cuối cùng chính chúng ta ăn vào. Cho nên, hiện nay người bị chứng hiếm muộn càng ngày càng nhiều. Bạn xem, vốn dĩ con người muốn giết côn trùng, đến cuối cùng biến thành tổn thương chính mình. Nếu như con người sống bạt mạng, đến cuối cùng vẫn là nguy hại chính mình.

Chúng ta đối với thực vật như vậy, chúng ta đối với động vật, nếu như tiếp tục vì thỏa mãn dục vọng ăn uống của chúng ta mà dùng thuốc diệt côn trùng lượng lớn, dùng kích thích tố, kháng sinh tố lượng lớn tiếp nữa thì cuối cùng cái nguy hại này vẫn là trở lại trên thân của chính chúng ta. Cho nên hiện nay, nghe nói bé gái chưa đến mười tuổi thì đã có kinh nguyệt rồi. Có kinh nguyệt càng sớm thì tuổi thọ càng ngắn. Loài người cần bình tĩnh tư duy, suy nghĩ vì con cháu đời sau, không nên vì một cái miệng nhỏ bé này mà đem mạng sống của mình, đem mạng sống của con cháu đời sau, đem địa cầu quý báu đều tiêu hao hết. Việc này quá không lý trí rồi! Cho nên, việc ăn thức ăn, chúng ta nên bình tĩnh mà học tập.

Trong buổi học trước, chúng ta đã nhắc đến ăn thế nào để được khỏe mạnh. Hy vọng các bạn có thể tiến thêm một bước học tập nhiều hơn nữa. Thực ra, con người không thể ăn được vị gốc của thức ăn, con người cũng không thể sống đúng hương vị của làm người. Cho nên bạn xem rất nhiều chuyện đều là do tâm tưởng sinh. Tâm của con người sống ở bên ngoài, sống ở trong vô cảm, cho nên lạc không phải là chân lạc, mà là dùng trong vô cảm. Ăn không phải mùi vị thức ăn thật, cũng là đem ra dùng trong vô cảm, bởi vì nêm chất gia vị rất nhiều, chiên, nấu, xào nên lưỡi của bạn đều bị nó lừa rồi. Bạn không thể ăn được vị ngọt của thức ăn, không thể ăn được loại năng lượng đó của thức ăn.

Không biết quý vị ăn những rau cải, trái cây hữu cơ có cảm thấy toàn thân giống như rất có sức lực hay không? Tôi đã có loại cảm giác này rồi. Bởi vì chúng tôi trong thời gian dài không ăn những thức ăn có độc hại, không ăn những thức ăn thêm kích thích tố, kháng sinh tố này, cho nên dần dần cơ thể sạch sẽ. Cơ thể của bạn càng sạch sẽ thì sẽ càng nhạy bén đối với thức ăn dơ bẩn, vừa ăn liền biết ngay.

Tôi còn nhớ có lần chúng tôi đi ra ngoài ăn. Vừa ăn bát mì đó, lập tức chúng tôi có thể phán đoán nhất định có nêm bột ngọt, bởi vì chúng tôi đã thời gian dài không ăn bột ngọt. Cũng bởi vì như vậy, thường thường mấy mầm rau xanh chúng tôi ăn thấy đặc biệt có mùi vị, bởi vì lưỡi rất nhạy bén rồi. Cho nên, không nên ăn thức ăn không đúng vị gốc của nó. Đương nhiên càng không nên sống không đúng với hương vị của cuộc sống.

Xin thưa các bạn! Hương vị của cuộc sống tuyệt đối không phải ở “tài, sắc, danh, thực, thùy”. Hương vị của cuộc sống là “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Đây mới là ngũ thường, đạo bình thường của con người. Một người có lòng nhân lúc nào cũng nghĩ cho người khác, xử sự đều tuân theo đạo nghĩa, khiêm cung có lễ, lại rất có trí huệ, lúc nào cũng có thể ứng phó linh hoạt, lời nói đi đôi với việc làm, rất có chữ tín”. Khi bạn nhìn thấy người bạn như vậy thì bạn sẽ ưa thích từ trong tâm, từ trong tâm luôn có ý quý trọng. Đây mới là hương vị của làm người chân thật.

Một người muốn sống đúng hương vị của cuộc sống nhất định trước tiên phải đặt nền tảng tốt. Cho nên, khi chúng ta hy vọng học trò và con cái của chúng ta cả đời có thể thật sự sống một cuộc sống đường hoàng, vào lúc này chúng ta phải nhanh chóng đem những đạo lý lớn về ngũ luân “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” này mau mau cắm rễ.

Điều thứ tư mà dục vọng của loài người cần tiết chế chính là ăn thức ăn.

Thứ năm, “Thùy”

Chữ “thùy” này không phải chỉ có ngủ. Hiện nay có bạn nào không cần ngủ không? Vẫn là cần. Ngủ là một loại nghỉ ngơi. Chúng ta đều ăn lương thực ngũ cốc, cũng phải để cho máy móc hơi tạm dừng để nó trao đổi chất một chút. Cho nên ngủ cũng rất quan trọng, nhưng bạn ngủ nhiều quá là không tốt.

Ví dụ, người ba - bốn mươi tuổi có thể mỗi ngày ngủ khoảng sáu tiếng rưỡi đến bảy tiếng đồng hồ có lẽ là đủ rồi. Vậy người già có thể mỗi ngày ngủ khoảng năm tiếng rưỡi hoặc sáu tiếng là đủ rồi. Đây là thuận theo chức năng toàn bộ cơ thể của chúng ta. Bạn có thể cho trẻ con ngủ tám tiếng đến chín tiếng đồng hồ. Bởi vì các em tuổi còn nhỏ, nội tạng đang phát triển. Ngủ sẽ khiến nó phát triển tốt, ngủ sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của nó nâng cao rất nhanh.

Ngủ cũng cần đúng thời gian. Hệ thống giải độc mạnh nhất của loài người là gan, mà gan là nơi toàn bộ khí huyết của chúng ta đi qua. Gan giải độc từ mười một giờ đến một giờ, mật từ một giờ đến ba giờ. Cho nên trong bốn giờ này, tốt nhất chúng ta đều nên ngủ.

Nói đến chỗ này, người Hồng Kông sẽ rất đau khổ. Bởi vì mười một giờ dường như họ mới vừa bắt đầu. Khu vực sống về đêm văn minh không dễ dàng phát triển cao độ. Chúng ta xem, khu vực văn minh phát triển cao độ thường thường đều ở nơi tương đối lạnh lẽo. Bạn xem, quốc gia Âu Mỹ, lưu vực Hoàng Hà Trung Quốc, những nơi văn minh này thời tiết đều tương đối lạnh. Khi thời tiết lạnh thì ngủ sớm dậy sớm. Việc này cũng là thuận theo tự nhiên.

Rất nhiều người đều có thói quen ngủ trưa. Các vị bằng hữu cảm thấy ngủ trưa nên ngủ bao lâu? Có một số khu vực, thời gian ngủ trưa dành cho trẻ xếp một tiếng rưỡi đến hai tiếng đồng hồ. Thực ra, việc đó không phải trẻ con muốn ngủ trưa, mà đó là người lớn muốn ngủ trưa. Vậy người lớn tại sao muốn ngủ nhiều như vậy? Thực ra có nguyên nhân. Bởi vì bữa trưa họ ăn rất no (thịt to cá lớn), kết quả máu trong não chạy về bộ phận tiêu hóa. Bởi vì gánh vác quá nặng, nên lượng lớn máu phải chạy về đường tiêu hóa. Cuối cùng, máu đều xuống tiêu hóa thì não sẽ mê man không tỉnh, rất muốn ngủ. Vừa ngủ như vậy liền hôn mê mất rồi. Cho nên sau khi ăn cơm no, cần phải đi tới lui một lúc giúp tiêu hóa. Khi một người buổi trưa ngủ một tiếng rưỡi đến hai tiếng đồng hồ, khi ngủ dậy sẽ rất không có sinh lực, vả lại sẽ cảm thấy đầu rất đau. Vì sao vậy? Thiếu ôxy. Thời gian máu tuần hoàn đến buổi trưa là điểm cao nhất trong trao đổi chất của bạn. Khi bạn ngủ như vậy, nó lập tức từ điểm cao nhất đột nhiên hạ thấp xuống. Cho nên điều này không phải thuận theo tự nhiên. Buổi trưa nếu rất muốn ngủ, bạn chỉ cần ngủ hai mươi phút đến ba mươi phút cho nó dịu xuống một chút rồi tỉnh lại, khi làm việc sẽ rất có sức lực.

Các vị bằng hữu! Tôi vừa mới ngủ trưa mười phút. Trước tiên, tôi đi dạo một chút, sau đó trở về nằm mười phút. Bây giờ tôi cảm thấy tinh thần sảng khoái. Việc này gọi là hiệu suất đầu tư có lời. Trong lúc mệt nhất, cho nó ngủ một chút. Hiệu quả đó tốt nhất. Cho nên, chúng ta ngủ cũng phải biết lúc nào cần phải nghỉ ngơi, không nên ngủ thời gian quá dài khiến cho phần lớn thời gian của cuộc đời chúng ta đều bị tiêu hao hết. Việc này cũng là không sáng suốt.

Thức khuya không tốt. Chúng ta nói, thức một đêm phải ba ngày mới bù đắp lại được. “Thân tổn thương, cha mẹ lo”. Lúc tuổi trẻ đều muốn khoe tài chứng tỏ, khiến cho thân thể bị tổn thương, đến cuối cùng cũng hối hận không kịp.

Ngoài ngủ cũng cần phải tiết chế ra, ý nghĩa chữ “thùy” suy rộng ra khác chính là con người không nên sống hồ đồ, giống như việc gì cũng không hiểu rõ. Cho nên đối trị cái dục vọng thùy” này chính là nói với chúng ta cần phải rõ lý, cần phải có trí huệ để đối diện với những khiêu chiến trong cuộc đời, để xử lý rất nhiều vấn đề giữa người với người trong cuộc sống. Bạn có phần sáng suốt này, có phần trí huệ này mới có thể khiến cuộc đời càng sống càng có ý nghĩa, khiến cuộc đời càng sống càng có thể hóa giải rất nhiều vấn đề. Tuyệt đối không nên đến cuối cùng cảm thấy cuộc đời rất mờ mịt, cái này chính là hồ đồ rồi. Cho nên, một chữ “thùy”, cuối cùng chúng ta cũng có thể suy rộng ra phải sống trong sáng suốt, sống trong minh bạch.

Đây là “Ngũ dục”.

Đương nhiên dục vọng vẫn còn rất nhiều. Từ năm cái dục này suy diễn rộng ra cũng đều là dục vọng, thậm chí ngay cả thích núi, thích sông cũng có khả năng là dục vọng. Thích núi, thích sông, nếu như chúng ta dùng thái độ đúng đắn để học tập với thiên nhiên thì thái độ này vô cùng tốt. Đó cũng là một kiểu giúp ích cho thân tâm của bạn. Nhưng nếu như chúng ta thái quá, đối với núi sông đã đến trạng thái si mê, đến trạng thái bỏ vợ, bỏ con thì cái này đã biến thành dục vọng muốn chiếm hữu, là không tốt. Cho nên đạo trung dung quả thật rất có nghĩa lý.

Học nghệ thuật có tốt hay không? Học nghệ thuật rất tốt, đi thưởng thức, đi ngắm nhìn. Nhưng nếu như học nghệ thuật mà học đến thái quá, làm cho đời sống rất tàn tạ thì không tốt. Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều nghệ nhân đã từng rất nổi tiếng, có thể sau ba đến năm năm lại trở thành nghệ sĩ đường phố. Chúng tôi ngày hôm đó đi vào trung tâm văn hóa, nhìn thấy hai vị nghệ nhân. Khúc nhạc mà họ thổi có thể là âm nhạc của vùng Trung Mỹ. Nhạc cụ mà họ dùng là làm bằng trúc, thổi nghe hay vô cùng. Trên chỗ họ diễn tấu có đĩa CD của họ xuất bản. Nhưng hiện nay họ lại lâm vào  cảnh nghệ sĩ đường phố. Sở dĩ họ đã quên mất rằng nghệ thuật là dùng để hun đúc tính tình của con người, không phải dùng để kiếm tiền, không phải dùng để sau khi kiếm được tiền rồi đi sống bạt mạng.

Cho nên, có tài năng mà không có đức hạnh thì cuộc đời vẫn là trống rỗng vô nghĩa, thậm chí còn tạo nên rất nhiều nghiệp chướng. Đức hạnh vẫn là căn bản, bởi vì người làm nghệ thuật khi có tiền mà không có đức, trong môi trường như thế họ sẽ rất dễ dàng tiêm nhiễm “tài, sắc, danh, thực, thùy”, cuộc sống của họ cũng không bình thường. Cho nên, bất kỳ sự ham muốn nào cũng phải tiết chế, cũng không được phép thái quá, cũng không được phép chiếm hữu. Khi biết tiết chế dục vọng thì bạn sẽ phiền não nhẹ, trí huệ tăng trưởng.

Hướng thiện và sửa chữa lỗi lầm

Chúng ta hãy tiếp tục xem, trọng điểm nữa trong tu thân là nhất định phải hướng thiện và sửa chữa lỗi lầm. Trước tiên bàn việc sửa chữa lỗi lầm.

Nếu như con người không sửa chữa lỗi lầm thì mặc dù đang hành thiện nhưng giống như việc bạn đổ nước vào một cái thùng trong khi dưới đáy thùng bị thủng hai lỗ. Bạn đổ vào như thế nào đi nữa thì nước cũng chảy ra hết. Cho nên chưa bàn đến hành thiện, trước tiên cần phải sửa chữa sai lầm của mình. Khổng Phu Tử nói: “Biết hổ thẹn là gần với có dũng khí”. Trước tiên phải biết sai lầm của mình ở chỗ nào, bước tiếp theo dũng cảm mà sửa chữa.

Các vị bằng hữu! Trong đầu bạn mỗi ngày đang nghĩ điều gì, đang xem trọng điều gì vậy? Chúng ta hãy so sánh với bậc Thánh Hiền, xem họ mỗi ngày đang nghĩ điều gì, chúng ta mỗi ngày đang nghĩ điều gì. Chúng ta biết chỗ thua kém mới có thể đuổi theo được. Người hiện nay không phải là tìm hiểu bậc Thánh Hiền nghĩ điều gì, mà người hiện nay cảm thấy: “Bậc Thánh Hiền cũng nghĩ giống như tôi vậy!”. Thật sự rất nghiêm trọng, dùng cái tâm của tiểu nhân để đo lường bụng người quân tử. Cho nên, chúng ta hãy xem, rất nhiều người viết “Luận Ngữ Tân Giải”, đem “Luận Ngữ” giải thích trở lại, đều cảm thấy họ nhất định phải đem Khổng Lão Phu Tử kéo xuống cho bằng họ. Chúng tôi xem xong thấy rất khó chịu.

Người hiện nay mỗi ngày có thể nghĩ cũng không lìa khỏi “tài, sắc, danh, thực, thùy”. Trong lúc chúng ta vẫn chưa gặp được học vấn Thánh Hiền thì mỗi ngày cứ nghĩ người nào không xem trọng ta, mỗi ngày nghĩ nhà hàng nào vừa khai trương, chúng ta nhất định phải đi ăn cho sảng khoái, tiệm nào ăn đến no. Mỗi ngày chúng ta đều bàn tán những thứ này, có phải không? Mỗi ngày, chúng ta bàn tán chỗ nào cắt tóc rất đắt lại rất đẹp, ngôi sao điện ảnh hiện nay mặc y phục nhãn hiệu nào. Các vị bằng hữu! Bàn tán việc này, mình có khai trí huệ không? Bàn tán việc này, giáo dục con cái có thành công không? Cho nên, hiện nay chúng tôi nói phải đổi tâm, phải thay não điều chỉnh trở lại, phải đem cái thân người khó được này sử dụng cẩn thận.

Phu Tử nói Ngài mỗi ngày lo nghĩ bốn sự việc.

Thứ nhất là “Đức chi bất tu”, là đạo đức không được tu dưỡng mỗi ngày. Đây là chỗ lo buồn thứ nhất của Ngài

Thứ hai là “Học chi bất giảng”, một ngày không được dốc sức giảng dạy đem lại lợi ích cho mọi người, lợi ích học trò. Đây là chỗ lo buồn thứ hai của Ngài.

Thứ ba là “Văn nghĩa bất năng tỉ”, là nghe được chánh nghĩa, nghe được những điều thiện mà không thể lập tức đi làm, đây là nỗi lo buồn thứ ba của Khổng Lão Phu Tử.

Thứ tư là “Bất thiện bất năng cải”, là khi mình có khuyết điểm, có lỗi lầm mà không sửa chữa kịp thời. Đây là chỗ lo buồn thứ tư của Ngài.

Phu Tử mỗi ngày luôn nghĩ nâng cao bản thân, tạo phúc cho mọi người, luôn nghĩ mỗi ngày hành thiện, mỗi ngày sửa chữa lỗi lầm. Điều này thật sự khiến chúng ta thấy thẹn, cũng khiến chúng ta phải mau mau thấy người hiền tài muốn theo cho kịp. Chỉ có loại thái độ giống như Phu Tử thì mới có thể khiến chúng ta “Đức nhật tăng, quá nhật thiểu” (đức tiến dần, lỗi ngày giảm). Như vậy là bạn có thể công phu đắc lực, có thể luôn luôn sống trong niềm vui “Học nhi thời cập chi, bất diệc duyệt hồ”.

Trước tiên, chúng ta hãy xem sửa chữa lỗi lầm. Sửa chữa lỗi lầm cần phát ba loại tâm. Chúng ta nói: “Quân tử lập chí trường, tiểu nhân thường lập chí”, quân tử khi xác định chí hướng thì suốt đời không thay đổi chí hướng đó. Phu Tử mười lăm tuổi chí khí ở việc học. Bởi vì sau khi chí ở học rồi thì kiên trì đến cùng, cho nên Phu Tử “Tam thập nhi lập”, là học vấn đã thành tựu nền tảng rất tốt rồi. Phu Tử phải tốn mười lăm năm mới lập chí, chúng ta phải tốn bao nhiêu năm vậy? Cho nên lúc này cần dũng mãnh mà sửa chữa lỗi lầm, cần phát ba loại tâm.

Thứ nhất, cần phát tâm biết hổ thẹn, tâm xấu hổ.

Chúng ta hãy suy xét đến “người đều có thể làm Nghiêu Thuấn”, cho nên Mạnh Tử khích lệ chúng ta: “Đại Thuấn là người nào, ta là người nào” (chúng ta là người nào), “Hữu vi giả diệc nhược thị”, nghĩa là người thật sự hạ quyết tâm muốn thành Thánh thành Hiền đều có thể làm được. Bởi vì trí huệ của Thánh Hiền không phải có từ bên ngoài, mà là mỗi người vốn dĩ đã có. “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, đều đã có rồi, lại không cầu ở người khác. Đời người có hai cái khó: “Lên trời khó, cầu người khó”. Đạo đức học vấn là trí huệ vốn có của mình, vừa không cầu ở người, vừa không khó hơn so với cầu ở người. Cho nên chỉ cần bạn có chí khí, cảm thấy có tâm hổ thẹn, Thánh Hiền làm được thì ta cũng làm được.

Luôn luôn đọc “Đệ Tử Quy”, nói với chính mình rằng: “Vật tự bạo, vật tự khí. Thánh dữ hiền, khả thuần trí” (Chớ tự chê, đừng tự bỏ. Thánh và Hiền, dần làm được).  Đây chính là có cái tâm biết xấu hổ. Chúng ta tuyệt đối không muốn cả đời mấy chục năm qua rồi biến thành cát bụi, không có người nào nhớ đến chúng ta, ngay cả con cháu cũng không nhớ đến lời giáo huấn của chúng ta. Thế thì chúng ta đời này là sống vô ích rồi. Khi bạn lìa khỏi thế gian này, nếu người thế gian rất tưởng nhớ bạn, rất nhiều người rơi nước mắt cho bạn thì đời này bạn không sống vô ích. Nếu như lúc bạn lìa khỏi thế gian này, rất nhiều người đứng lên vỗ tay thì bạn cần phải kiểm điểm. Thế là sai lầm rồi! Nếu như hiện nay, lúc bạn ra đi có người vỗ tay thì bạn phải mau mau điều chỉnh lại cuộc sống. Điều này sẽ khiến bạn vô cùng hối tiếc. Đời người như vậy là sai lầm.

Chúng ta phải có chí khí. Bậc Thánh Hiền có thể làm thầy muôn đời, chúng ta tuyệt đối không thể để cuộc đời phó mặc cho cát bụi. Cho nên, chỉ cần bạn lập thân hành đạo để lại tiếng thơm cho hậu thế, làm vinh hiển cha mẹ. Khi bản thân chúng ta đức hạnh không tốt, chúng ta sẽ khiến cha mẹ bị xấu hổ. Cho nên, không chỉ mình phải có tâm hổ thẹn, còn phải không làm nhục cha mẹ, không làm nhục Tổ Tiên. Phải có loại thái độ hổ thẹn này.

Các vị bằng hữu! Chúng ta có làm nhục Tổ Tiên hay không? Rất nhiều người đều nói, người ngoại quốc rất tôn trọng người Trung Quốc. Câu nói này các vị phải nghe cho rõ ràng. Người ngoại quốc tôn trọng người Trung Quốc, xin hỏi, người Trung Quốc này là người Trung Quốc của thời gian nào? Tôi thấy có lẽ là 200 năm trước. Có phải không ạ? Các vị bằng hữu! Hiện nay người ngoại quốc không phải tôn trọng chúng ta. Chúng ta hiện nay là đang ngồi hưởng mát dưới gốc cây cổ thụ, bởi vì đức hạnh của Tổ Tiên xưa vẫn đang che chở cho chúng ta. Nếu không, người ngoại quốc nhìn thấy thói quen sống của chúng ta sẽ rất xem thường đối với chúng ta. Cho nên, chúng ta mới bị nói trên mạng là vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện cũng không dội nước, đi đến đâu cũng nói chuyện ồn ào, ngay cả đến trước đền Đức Mẹ Paris cũng nói chuyện lớn tiếng. Tôi đã nói ví dụ này tại một khách sạn năm sao, sau đó Tổng giám đốc của họ đến nói: “Vâng, chúng tôi đến nước Úc tham quan viện bảo tàng. Cái vạch đó người ta rõ ràng phân định như vậy, chúng ta đều vượt qua của người ta, sau đó còn nói rất lớn tiếng. Người ngoại quốc bên cạnh nhìn thấy chỉ biết lắc đầu bỏ đi. Khi người nước ngoài lắc đầu là chúng ta đã đang làm nhục Tổ Tiên rồi! Cho nên, phải có tâm hổ thẹn.

Trong “Bát đức” của Trung Quốc, “sỉ” cũng rất quan trọng. Thành tựu đức hạnh không thể không có tâm hổ thẹn. Thời đại Chiến Quốc xưa có một câu chuyện rất nổi tiếng tên là “Vác gai tạ tội”. Nước Triệu có hai vị đại thần, một người tên là Lận Tương Như, một người tên là Liêm Pha. Lận Tương Như là Tể tướng, Liêm Pha là Đại tướng quân. Bởi vì Lận Tương Như rất có trí huệ, đã hóa giải một lần nguy nan cho vua, đem ngọc bích trở về nước Triệu. Sau khi ông trở về, vua ban thưởng cho ông, xếp ông lên vị trí cao hơn một cấp so với Liêm Pha. Liêm Pha nghĩ: “Ta là Đại tướng quân mới khiến cho nước Tần không dám đến xâm phạm. Công lao của ta lớn như vậy, tại sao vẫn dưới ông ấy?”. Cho nên Liêm Pha không chịu phục, thường muốn kiếm chuyện với Lận Tương Như. Lận Tương Như biết, liền không xung đột trực tiếp với ông. Có khi trên đường gặp nhau, Tận Lương Như nhanh chóng nhường đường cho Liêm Pha. Khi Liêm Pha đi tìm ông, ông đều cáo bệnh, không muốn xung đột trực tiếp trong khi nói chuyện với Liêm Pha.

Những thuộc hạ trong gia đình liền nói với Lận Tương Như: Sao Ngài sống hèn nhát như vậy? Khi thấy Đại tướng quân là Ngài tránh đi, có phải rất không có dũng khí không?”. Thuộc hạ của ông chỉ trích úp mở như vậy, cảm thấy rất uất ức. Lận Tương Như liền nói với họ: “Một mình ta bị nhục không có sao cả, điều đáng sợ nhất là quốc gia bị nhục. Bạn xem, điểm suy nghĩ của ông không phải là nhục nhã của mình, mà nhìn vô cùng sâu, vô cùng xa. Ông nói: “Bởi vì ta với Liêm Pha Đại tướng quân là hai trụ cột của nước Triệu. Nước Triệu có hai trụ cột này, nước Tề mới không dám đến đánh chúng ta. Nếu như hai chúng ta chỉ bởi vì sĩ diện của mình mà sinh xung đột, đến lúc nước Tần đến xâm phạm, lúc đó toàn bộ quốc gia bị bại vong. Đó mới là tội lỗi lớn nhất.

Bởi vì Lận Tương Như có thái độ như vậy, sau đó lời nói này đã truyền đến tai của Liêm Pha. Người có thể làm đến Đại tướng quân nhất định có đức hạnh. Sau khi vừa nghe xong, Liêm Pha cảm thấy việc làm theo cảm tính của mình rất hổ thẹn. Ông lập tức cởi bỏ áo ra, đem loại thực vật có gai cõng ở sau lưng mình, vác gai đi tạ tội với Lận Tương Như. Liêm Pha Đại tướng quân cũng không dễ dàng, lập tức biết sai có thể sửa, tiến tới thành tựu sự đoàn kết này, tận hiến đối với quốc gia. Sau đó Lận Tương Như với Liêm Pha đã trở thành hoạn nạn có nhau, sanh tử có nhau. Cho nên, tâm hổ thẹn của họ là suy nghĩ vì Tổ Tiên, vì quốc gia.

Các vị bằng hữu! Chúng ta không phải vì mình, vì gia đình của mình mà giữ thể diện, điều quan trọng hơn chúng ta còn phải giữ thể diện vì dân tộc của chúng ta, vì con cháu của Viêm Hoàng chúng ta. Nếu như văn hóa truyền thống bị mất trên tay của chúng ta, đó sẽ là nỗi xấu hổ lớn nhất trong mấy ngàn năm nay. Chúng ta sẽ có lỗi với cha ông, có lỗi với con cháu.

Cho nên, chúng tôi trong một năm nay tiếp xúc một số thầy cô đều dùng: “Vì kế thừa học vấn bị thất truyền của Thánh xưa, vì mở thái bình cho muôn đời” để làm chí hướng quan trọng nhất cho cả đời chúng tôi. Con người chỉ cần có chí hướng này, có tâm hổ thẹn này thì lo gì học vấn không thành tựu, lo gì đạo nghiệp không thành tựu. Cho nên, sửa chữa lỗi lầm, điều thứ nhất cần phát là “tâm hổ thẹn”, cần phát thật lâu dài. Không được tiểu nhân lập chí thường”, thường hay ở đó hạ quyết tâm, cách một ngày lại phải lặp lại một lần.

Thứ hai cần phát là “tâm úy kính”, tâm kính sợ. Tục ngữ chúng ta nói: “Ngước lên ba thước có thần linh”. Thực ra, “thần linh” này cũng có thể coi là lương tâm của bạn. Khi bạn làm việc sai càng nhiều thì trong tâm càng không yên ổn. Thường thường bạn vẫn hay thấy ác mộng, giật mình tỉnh giấc, mỗi ngày sống rất sợ lộ chân tướng, âm mưu bị bại lộ. Cuộc đời như vậy, sớm muộn gì thân tâm cũng đều mệt mỏi. Người thường hay làm việc xấu, không dám sửa chữa lỗi lầm là nằm trong nhóm nguy cơ cao của bệnh ung thư, rất dễ bị bệnh ung thư. Cái gọi là: “Nếu muốn người không biết, trừ khi mình đừng làm”. Chúng ta nhất định phải có tâm kính sợ. Bạn đừng nói không có người biết. Bất kỳ chuyện gì cũng có trời biết, đất biết, bạn biết. Cho nên, con người muốn sống thật quang minh chính đại thì đối với muôn sự, muôn vật, đối với tất cả những hành vi của mình cần phải có tâm kính sợ, không được tái phạm sai lầm. Có thái độ như vậy thì không dễ gì tái phạm sai lầm.

Thứ ba, cần phát “dũng tâm”, tâm dũng mãnh. Đứng trước sai lầm của mình, phải giống như câu mà chú Lư nói: Đối với mình phải đuổi cùng diệt tận. Ấn tượng của các bạn cũng sâu như vậy.

“Liễu Phàm Tứ Huấn” đã làm một ví dụ. Ông nói, phát hiện lỗi lầm của mình phải giống như khi bị rắn độc cắn ngón tay. Giống như khi rắn Bách Bộ cắn vào ngón tay của bạn, bạn vào lúc này có còn nói: “Ây da! Đau quá, đau quá!” hay không? Không cần nghĩ gì cả, cầm dao lên chặt đứt cái gốc của nó, không được mảy may chần chừ, không được mảy may do dự. Phải có loại quyết tâm này. Đứng trước khuyết điểm của mình, bạn thật không nên xem nó như bạn tốt, tiếp tục nhận giặc làm cha mà phải lập tức loại trừ. Đương nhiên để lập tức loại trừ thì tuyệt đối không phải một lần là thành công, nhưng bạn phải có loại thái độ này, càng thất bại càng dũng mãnh. Sau khi ngã xuống vẫn phải đứng lên tiếp, cuối cùng sẽ có ngày bạn khắc phục được nó, cuối cùng sẽ có ngày có thxô ngã, đẩy lùi quán tính, thói quen xấu của bạn. Đến lúc này, thói quen tốt của bạn sẽ dần dần hình thành.

Trong lúc tôi xem “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, trong đó có một màn khiến tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Không biết các bạn có giống như tôi hay không? Màn ấn tượng sâu nhất chính là Triệu Tử Long cứu A Đẩu. Bạn xem, lúc cứu A Đẩu thì Triệu Tử Long nghĩ gì vậy? Chỉ có một điều, mở một đường máu để bảo vệ A Đẩu. Triệu Tử Long dùng loại thái độ anh dũng này cũng giống y như bạn tu học học vấn vậy. Mấy chục vạn đại quân giống những cám dỗ ở bên ngoài, là giống như thói quen xấu của chúng tanhư hiện nay . tràn qua như nước thủy triều, nhưng mà Triệu Tử Long hoàn toàn không lùi bước, xông lên phía trước. Vào lúc này ông có còn nghĩ: “Ta hôm nay không tu học rồi. Ta hôm nay không đọc sách rồi hay không? Ông có thể khởi cái ý nghĩ này hay không? Không thể. Ông một tâm một ý chỉ nghĩ cứu cho được vị chúa công này.

Các vị bằng hữu! Ai là A Đẩu? Bạn đừng nói với tôi rằng A Đẩu là con của Lưu Bị nhé. A Đẩu chính là lương tri của bạn, A Đẩu là đại diện tánh đức của bạn, bạn cần mở ra cho nó một đường máu, không được do dự. Trong xã hội này hiện nay, không tiến ắt lùi. Khi bạn thật sự có thể kiên trì sửa chữa sai lầm, sau ba năm, bảo đảm bạn sẽ một vùng hoa liễu xanh tươi”, sau đó sẽ dễ dàng hơn. Cho nên, tu hành chỗ khó nhất chính là ở ba năm đầu này. Trong ba năm đầu này không được có mảy may lơi lỏng. Nếu như bạn một ngày nắng, chín ngày mưa thì không chỉ không có tiến bộ mà còn thối bộ.

Tôi có một cậu học trò, mới tiểu học đã đổi rất nhiều trường. Tại vì sao bị đổi vậy? Bởi vì nhà trường loại trừ cậu ra. Hành vi của cậu có rất nhiều chỗ không giữ nề nếp. Cậu đến trường của chúng tôi là trường thứ tư. Sau đó, cậu trộm cắp tiền của một viên chức, cũng đã trộm không ít. Nhưng tôi nghĩ cậu không phải có ý trộm nhiều như vậy. Bởi vì lúc đó, đúng lúc tiền để thành một xấp, có thể cậu chỉ muốn rút một tờ, nhưng trong tình hình cấp bách mới lấy hết. Đúng lúc viên chức này nhìn thấy cậu đến, muốn đi vào nhà vệ sinh bỗng nhiên cảm thấy không được, nhanh chóng quay trở lại. Khi quay trở lại, viên chức đó liền bắt gặp cậu. Hôm sau, họ liền mời cảnh sát đến làm biên bản. Bởi vì cậu còn nhỏ, không xem là phạm pháp, nhưng họ phải diễn y như thật để hù dọa cậu.

Sau khi cảnh sát thẩm vấn cậu xong, cậu cũng rất thất thần, liền ngồi trên bậc thềm. Tiết học đó tôi không dạy, tôi đi ngang qua nhìn thấy hình bóng của cậu. Tuy không nhìn thấy mặt cậu, nhưng tôi cũng có thể cảm nhận được cậu rất tuyệt vọng. Sau đó, tôi liền bước đến ngồi ở bên cạnh cậu. Các vị bằng hữu! Vào lúc này có nên nói chuyện hay không? Lúc đó im lặng tốt hơn nói. Cho nên, sử dụng ngôn ngữ còn phải xem bầu không khí. Vào lúc này để cậu tĩnh một chút, ngồi với cậu một chút.

Ngồi khoảng gần một phút (ba mươi giây đến một phút), cậu liền mở miệng nói: “Thầy ơi! Em rất muốn chết. Hiện nay trẻ em muốn chết có nhiều hay không? Một người tại sao muốn chết? Họ cảm thấy mạng sống không có ý nghĩa. Khi họ cảm thấy không có người yêu thương họ thì con người mới có thể đi vào đường cùng. Vào lúc này, bạn không nên rất căng thẳng. Làm thầy có khi cũng phải diễn rất điềm tĩnh. Tôi liền hỏi cậu: “Tại sao em muốn chết?”. Luôn luôn hướng dẫn các em tìm ra được nguyên nhân thì các em mới không ăn năn, hối hận. Tại sao em muốn chết?”. Cậu nói: “Không có ai ưa thích em. Bởi vì lúc này tâm trạng của cậu rất không tốt, chúng ta cần an ủi cậu một chút. Tôi nói: “Thầy Phúc Dụ có chán ghét em không?”. Toàn trường có hai vị thầy rất quan tâm đối với cậu, tôi liền nêu ra: “Thầy Phúc Dụ có chán ghét em không?”. Cậu lập tức cúi đầu xuống không nói gì. Tôi lại nói tiếp: Thế thầy Thái có chán ghét em không?”. Cậu lắc đầu: “Không có!”. Các vị bằng hữu! Nói chuyện có thứ tự cũng là học vấn. Chúng ta không được trước tiên nói về mình, như vậy là quá kiêu ngạo rồi. Trước tiên phải nêu người khác, sau đó mới nêu mình.

Và như vậy đã cân bằng tâm trạng của cậu rồi. Bởi vì lúc con người tâm trạng quá căng thì không thể nghe đạo lý vào được. Đợi cậu bình tĩnh trở lại, tôi liền nói tiếp: Thế tại sao người ta không ưa thích em?”. Suy nghĩ nhân quả mới có thể khiến họ hình thành lý trí. Cậu nói: “Thưa thầy, bởi vì em đều đánh người, em đều chửi mắng người. Bạn xem, những trẻ em hành vi không tốt đó có lúc phân biệt thiện ác còn rõ ràng hơn chúng ta. Chúng thiện ác phân biệt rất rõ ràng nhưng tại sao chúng vẫn tiếp tục làm như vậy. Mấu chốt ở chỗ nào vậy? Tôi nói với em: Từ ngày mai trở đi, em không nên đánh người, không nên chửi mắng người, vậy thì người ta sẽ ưa thích em ngay”. Em học trò này trả lời: “Thưa thầy! Em rất muốn sửa đổi, nhưng mà em không thể sửa được. Nếu không được giáo dục, tánh nết liền đổi thay. Khi tập khí đã hình thành thâm căn, cố đế rồi, thật sự cả đời con người hoàn toàn bị tập khí xấu xỏ mũi dắt đi. Cuộc đời đó rất đau khổ. Chúng ta nhìn thấy một em nhỏ muốn sửa đổi cũng không thể sửa được. Nguyên nhân do đâu vậy? Không được dạy từ nhỏ, không được giáo dục.

Sau đó, tôi đi điều tra về tình trạng gia đình của em, thật sự rất loạn. Mẹ không biết đã đi đâu từ lâu rồi. Cha thì lại có một người vợ người ngoại quốc, rất loạn. Chúng ta càng hiểu rõ bối cảnh trưởng thành của các em thì không thể nổi giận với các em được, còn gợi lên tâm thương xót đối với đứa trẻ này.

Các vị bằng hữu! Người đáng ghét nhất định có chỗ đáng thương. Chúng ta nên khoan thứ, chuyển giận thành tha thứ. Một người muốn sửa chữa lỗi lầm, bạn hôm nay muốn tự mình sửa chữa lỗi lầm cũng được, muốn khiến các em sửa chữa lỗi lầm, thậm chí muốn khiến cho thân hữu của bạn sửa chữa lỗi lầm, bạn đều phải dùng đức hạnh của mình cộng thêm tính nhẫn nại của mình để bầu bạn.

Sau đó, tôi liền lấy một cuốn sổ tay nhỏ, tôi nói với em học trò này: “Khi trang vở này mở ra, bên này là ưu điểm, bên này là khuyết điểm, em mỗi ngày hãy báo cáo với thầy. Nhìn thấy hôm nay mình làm việc tốt gì, hôm nay mình làm việc xấu gì. Tuần lễ sau nhất định phải khuyết điểm ít, ưu điểm nhiều hơn so với tuần này”. Tôi bắt đầu tương tác với em như vậy. Cho nên, đời người do gặp duyên khác nhau. Một đứa trẻ có thể gặp được cha mẹ tốt thì cả đời nó đã được đặt nền tảng tốt rồi. Một đứa trẻ có thể gặp được bậc thầy tốt, bậc bề trên tốt cũng có thể giúp một tay cho cuộc đời nó rồi. Chúng ta cũng phải kỳ vọng mình có đức hạnh tốt để có thể trở thành người giúp một tay cho những thế hệ sau này, có thể trở thành duyên phận rất quan trọng cho cả đời thế hệ sau.

Ngoài có tâm hổ thẹn, tâm kính sợ ra, còn phải có tâm dũng mãnh. Tâm dũng mãnh còn phải dựa vào sự khích lệ và ủng hộ của bạn bè và bậc đàn anh.

Các vị bằng hữu! Hiện nay, bạn muốn thành tựu đạo đức học vấn, bạn đừng nên mong ngóng người khác đến vỗ tay khích lệ cho bạn. Tại sao vậy? Chúng ta hiện nay văn hóa đã xuống đến đáy rồi. Hiện nay muốn kéo lên, lúc này là lúc gian khổ nhất. Cái gọi là: “Lên cao ắt tự ty, đi xa ắt tự gần. Nhóm người thứ nhất là gian khổ nhất, nhóm người thứ nhất trưởng thành cũng nhanh nhất. Cho nên, hiện nay lúc chúng ta đang làm thì hầu hết người bên cạnh đều không ủng hộ chúng ta. Rất nhiều người còn cười chúng ta: Anh thiệt thòi như vậy, đâu có người nào ngốc như vậy! Anh đối với người ta tốt như vậy, người ta có đối xử tốt với anh không?”. Quá nhiều chất vấn có thể sẽ giống như nước thủy triều tràn ập qua bạn vậy. Vào lúc này, bạn phải: “Người không biết nên không giận, chẳng phải là quân tử sao!. Người ta đều không hiểu chúng ta, chúng ta vẫn cứ tuân thủ theo cuộc đời chính xác mà đi. Khi bạn có thể có dũng khí, có quyết tâm như vậy, đợi đến sau khi bạn đi được ba tháng - sáu tháng, từ từ họ nhìn thấy bạn có thay đổi lớn như vậy (bao gồm đức hạnh, cuộc sống gia đình, tình trạng công việc đều có biến đổi), thì những người thân này sẽ nảy ý làm theo, nảy ý đi theo. Cho nên, người dẫn đầu luôn luôn phải có dũng khí hơn.

Chúng ta nói, trong thế giới người lớn, người khác sẽ không nghe bạn nói gì, người khác chỉ biết nhìn bạn làm cái gì. Cho nên, chúng ta có cái tâm hổ thẹn này, hy vọng có thể kế thừa nền học vấn thất truyền của Thánh xưa. Vậy thì nhất định phải có thể chịu đựng những quá trình này. Khi chúng ta thật sự diễn được rồi, đó chính là thời cơ nói của chúng ta, gọi là “vì người diễn thuyết”. Trật tự này không thể điên đảo. Bạn vừa mở đầu đã nói ra một lô, đến khi người ta thấy liền nói: “Anh đều chưa làm được. Bạn sẽ tức chết đi được. Cho nên, trước tiên, diễn tốt rồi hãy nói.

Tốt rồi! Xin cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 34)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 208


Hôm nayHôm nay : 21364

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 970576

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43214720

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.