Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như Pháp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 33)

Thứ tư - 30/11/2016 08:11

Xin chào các vị bằng hữu! Chúc mọi người một buổi sáng tốt lành!

Nội dung hôm qua chúng ta bàn là “trất dục”, “trừng phẫn”. Hôm qua, chúng ta đã có báo cáo qua với các vị, nên đem giận dữ chuyển thành tha thứ, chuyển thành khoan thứ. Có tâm khoan thứ, có tâm bao dung, có thái độ nhẫn nại là có thể hóa giải rất nhiều sự việc. Thậm chí, do chúng ta khoan thứ, bao dung mà có thể đánh thức tâm hổ thẹn của người khác.

“Trất dục”

“Trất” là tiết chế, làkhông thể để dục vọng phát triển một cách vô bờ bến.

Tổ Tiên xưa của chúng ta nói: “Dục là vực thẳm”. Cái vực thẳm này khi bước vào sẽ rơi xuống tan xương, nát thịt. Các vị bằng hữu! Hiện nay trong xã hội, tình hình vật dục lan tràn rất nhiều. Sở dĩ rất nhiều người bởi vì không có tiết chế dục vọng, tạo thành kết quả tan nhà, mất mạng, quả thật là té ngã tan xương, nát thịt. Không chỉ mình bị té ngã tan xương, nát thịt, mà thậm chí những tổn thất tài sản do mình gây nên còn khiến vợ và con cái phải gánh chịu. Thậm chí, bởi vì mình háo danh, lộng quyền nhất thời mà gây nên cảnh thê lương vạn cổ. Ngay cả con cháu cũng phải gánh chịu cái khổ quả này, ngay cả Tổ Tiên cũng phải chịu xấu hổ.

Trong lịch sử có rất nhiều đại quan tham. Hôm trước tôi đến Hàng Châu, bên cạnh Tây Hồ có miếu Nhạc Phi. Miếu Nhạc Phi có rất nhiều phong cảnh, trong đó có một điểm là Tần Cối và vợ của ông quỳ nơi đó. Có rất nhiều người mắng chửi họ, thậm chí còn nhổ nước bọt lên họ. Đời người không nên vì tham tài, tham danh, tham quyền nhất thời mà tạo nên lỗi lầm lớn như vậy, còn để lại tiếng xấu muôn đời, như vậy là không sáng suốt. Cho nên, người phải biết tiết chế dục vọng.

Chúng ta không thể lập tức liền khế nhập vào trạng thái không có dục vọng. Nhưng chúng ta phải thật hiểu rõ, một người không tiết chế dục vọng thì dục vọng nhất định sẽ bành trướng.

Rất nhiều người nói: “Tôi hôm nay không có tiến bộ, tôi hôm nay cũng không thối bộ. Có được hay không vậy? Không thể. “Học như đi thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi”. Cho nên trong Kinh điển nói: “Đạo quân tử phát triển thì đạo tiểu nhân tiêu, đạo quân tử tiêu thì đạo tiểu nhân phát triển. Các vị bằng hữu! Ai là quân tử? Ai là tiểu nhân? Đức hạnh của bạn chính là quân tử, dục vọng của bạn chính là tiểu nhân. Nếu như bạn không tiết chế dục vọng thì đạo tiểu nhân sẽ phát triển, đạo quân tử của bạn bị tiêu. Cho nên mỗi ngày quân tử, tiểu nhân đều có lên xuống. Rốt cuộc chúng ta để cho quân tử đi lên hay là để cho tiểu nhân của chúng ta, tập khí của chúng ta nắm quyền? Việc này bạn mỗi ngày đều phải hạ công phu.

Làm sao tiết chế dục vọng? Thông thường, dục vọng nổi bậc nhất là “ngũ dục”, năm loại dục vọng: Tài, sắc, danh, thực, thùy. Đây là “ngũ dục, năm loại dục vọng.

Thứ nhất, “Tài”

Mấy hôm nay trên báo chí có rất nhiều vụ án nổi điên giết người đều xảy ra ở trong nhà giàu sang, quyền thế. Vì sao vậy? Tài” lộ ra rồi. Khi tài” lộ rất nguy hiểm. Cho nên một người làm sao giữ được tài”, đây là trí tuệ. Trí tuệ rất quan trọng. Tục ngữ thường nói: “Giàu không quá ba đời. Cái “tài” này của bạn lộ ra ngoài như vậy, con cháu đời sau của bạn học được cái gì? Chúng học được tiêu tiền, học được hoang phí, cho nên “tài” chắc chắn không thể qua được ba đời. Thực ra, câu nói này cần phải đổi lại một chút. Thời đại này của chúng ta không cần nói ba đời, ngay cả một đời cũng không thể bảo đảm được. Bởi vì người hiện nay không hiểu được chân thật của giàu có, họ không biết bố thí tài được giàu có. Hơn nữa, bởi vì người hiện nay không trọng đức hạnh, “cười người nghèo chứ không cười kẻ làm gái điếm”, cho nên người có tiền bèn cậy tài khinh người, tự đánh giá mình quá cao. Cho nên bỗng chốc họ đem toàn bộ tài sản đều lụn bại sạch.

Hải Khẩu của chúng ta hơn mười năm trước kinh tế mở cửa, rất nhiều người cũng đem mấy ngàn vạn đi đầu tư trong thời gian rất ngắn ngủi, toàn bộ đều mất sạch. Bởi vì tiêu xài, cái “danh”, cái “sắc” này đều bị tiêm nhiễm vào rồi. Cho nên, một người không có đức thì “tài” chắc chắn sẽ không thể giữ vững.

Tiên sinh Tư Mã Quang trong “Lời khuyên răn con cháu” của ông có một đoạn nhắc nhở rất quan trọng. Ông nói: “Để tiền của lại cho con cháu, con cháu chưa chắc giữ được. Để sách vở lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đọc được. Không bằng ở trong âm thầm tích lũy âm đức để làm kế lâu dài cho con cháu”. Tư Mã Quang có thể nhìn rất sâu, nhìn rất xa. Để lại tiền con cái chỉ biết tiêu xài, để lại sách không chắc chắn con cái sẽ đọc, nhưng ở trong âm thầm để lại âm đức có thể che chở cho con cháu. Chúng ta nói là: “Nhà tích thiện ắt có thừa điều tốt. Vả lại, ngoài tích âm đức ra còn có một điều quan trọng hơn. Đó là trong lúc bậc làm cha mẹ đang làm việc tốt, thì khí phách ngôn ngữ, hành vi của họ đã cắm rễ vào trong đầu của con cái họ rồi.

Phúc Châu có một vị trưởng giả là Băng Tâm lão nhân. Bà kể rằng phụ thân của bà trước đây là một sĩ quan trong hải quân, nhưng phụ thân của bà ngay cả một tờ giấy nhỏ, chỉ cần là của công thì tuyệt đối không dùng riêng cho mình. Cho nên, làm cha, làm người lớn làm nên mẫu mực như vậy cho con cái thấy, thì con cái từ nhỏ đối với những hành vi đúng này trong lòng sẽ nảy sinh ý tôn kính, suốt đời cũng không thể quên được. Cho nên phải làm mẫu mực tốt, phải tích âm đức dày mới là kế lâu dài cho con cháu.

Chúng ta đứng trước của cải cần có thái độ đúng đắn. Bạn xem, gần đây, nhà giàu sang xảy ra vụ án giết người, hàng xóm bên cạnh đó có giúp đỡ hay không? Đều không có. Bởi vì  người hiện nay đều có tiền, sau khi có tiền rồi sẽ dễ kiêu ngạo, coi thường người khác. Khi coi thường người khác, không có thái độ khiêm cung thì sẽ không được người khác tôn kính. Cho nên tục ngữ nói: “Một nhà no ấm, ngàn nhà oán”. Người trong nhà đó ăn rất no, người bên cạnh đều rất đói, vậy cách nhìn của những hàng xóm bên cạnh đối với người trong nhà đó là: Người này làm giàu bất nhân, đều không nghĩ cho người khác, không nghĩ cho xã hội. Cái bầu oán khí này dần dần tích lũy. Đến khi nhà bạn xảy ra chuyện, có người nào đến giúp bạn hay không? Đúng lúc nhà bạn xảy ra cháy, họ nhìn thấy còn ở đó cười nói: “Cháy là phải, ông trời có mắt mà!. Cho nên đời người đều có lên xuống, bạn nên rộng thí ân đức thì trong lúc sa cơ mới có thể được mọi người giúp đỡ bạn.

Trong “Đại Học” dạy chúng ta thái độ đúng đắn đối với của cải, gọi là: “Tài tán, nhân t. Tài tụ, bạn keo kiệt thì người đều đi hết, bạn không thể có được sự yêu quý và giúp đỡ của người khác. Đến lúc bạn thật sự gặp nguy nan thì “kêu trời trời chẳng thấu, gọi đất đất cũng chẳng nghe.

Mấy hôm trước, tôi có nêu một ví dụ. Vào đầu năm Dân Quốc, có một vị phú thương đã tích lũy được ba chục triệu đồng. Đó là số tiền lớn. Nhưng sau khi ông cho mười người con cháu của ông thì đời sau đó toàn bộ lụn bại hết, có người còn rơi vào cảnh ăn mày. Có một số người cũng có đức hạnh nhưng rất nhiều nguy nan ập đến báo. Vì sao vậy? “Nhà tích bất thiện ắt thừa tai ương”. Khi người bên cạnh bạn đều đói sắp chết rồi, bạn ngay cả tiền cũng không muốn đem ra bố thí thì đã tổn giảm phúc phần của bạn rồi.

Người hiện nay có một quan niệm sai lầm. Họ cảm thấy tiền tranh được chính là gì vậy? “Là năng lực của bản thân tôi tranh được”. Các vị bằng hữu! Câu này rất buồn cười! Hôm nay một mình bạn đi ra, làm sao tranh được tiền? Nếu không có nhiều người hỗ trợ bạn, nhiều người phục vụ bạn như vậy thì đời sống của bạn sẽ sống như thế nào? Không có ông chủ thì công việc của bạn làm sao? Không có khách hàng đến ủng hộ thì việc buôn bán của bạn làm sao? Toàn bộ xã hội là “một thể hỗ trợ”. Có rất nhiều người mới có thể thành tựu nên sự nghiệp của bạn, có rất nhiều người cho đi mới có thể khiến cuộc sống của bạn vô lo. Cho nên toàn bộ xã hội là “một thể hỗ trợ”. Cần có thái độ đúng đắn là lấy của xã hội phải dùng cho xã hội. Đây mới là thái độ quản lý tiền bạc đúng đắn đối với quần chúng, đối với xã hội.

Họ cảm thấy: “Đó là tôi tự mình kiếm được”. Người như vậy đều rất ngạo mạn, người như vậy bảo đảm bất hiếu với cha mẹ. Bởi vì họ cảm thấy: “Tôi đời này có nhiều tài năng như vậy cũng là do bản thân tôi nỗ lực mà có”. Họ đã quên rằng mấy mươi năm là do cha mẹ vun bồi, là do thầy cô dìu dắt, là rất nhiều bạn bè có duyên khích lệ và khẳng định họ. Họ đã quên mất rồi. Lúc chúng ta có của cải, phải nhớ rằng đây là do nhiều người, đây là do xã hội thành tựu cho chúng ta, cho nên cần phải rộng thí ân đức cho những người nghèo khó. Khi chúng ta hiểu được loại thái độ này thì gia đình của chúng ta trưởng dưỡng được phong khí nhân từ và hài hòa.

Cho nên khi nhà của họ bị cháy thì tất cả những người đã từng được họ thí ân đức nhanh chóng nhân cơ hội báo đáp, nhanh chóng xách nước đến cứu hỏa. Cho nên tài tán, tiền không mất đi mà tiền biến thành tất cả ân đức cho người rồi. Những ân đức này người ta niệm niệm luôn nghĩ muốn báo đáp. Chỉ cần bạn giúp đỡ chân thành thì người ta niệm niệm luôn nhớ đến. Khi có được cơ hội, người ta nhất định sẽ giúp bạn một tay, nhất định sẽ giúp bạn ngay. Khi cơ hội hiện tiền, họ nhất định sẽ giúp đỡ bạn. Thậm chí món hàng bạn bán tuy ở rất xa, họ cũng muốn đến mua của bạn, không muốn mua của người khác. Cho nên, chúng ta đối với của cải nhất định phải hiểu, bố thí tài mới là nguyên nhân chân thật được giàu có.

Sau khi bạn xả sẽ được, sau khi được rồi phải xả tiếp. Sau khi xả rồi, bạn nhận được trở lại còn lãi thêm. Không phải ngân hàng thêm lãi suất mà người thi ân đức còn được thêm lãi suất, tiếp tục trở lại. Đây là thật sự hiểu rõ “nhân” đích thực của giàu có. Cho nên chúng ta tuyệt đối phải dùng loại nhân đức này để kinh doanh của cải mới là tấm gương tốt nhất cho con cái bạn. Nếu như bạn đều đem của cải cứ mãi tiêu xài, cứ mãi mua đồ, con cái của bạn chỉ cần từ nhỏ học như vậy, bảo đảm tiền của bạn sẽ hao rất nhanh. Bởi vì chúng ta nói: “Tiền tài là của chung năm nhà”, bạn đừng cho rằng nhà cửa đều ở trong tay của bạn.

“Tiền tài là của chung năm nhà”

Thứ nhất, khi thủy tai đến thì nhà cửa của bạn đều biến mất. Tại sao thủy tai đến vậy? Không phải rút thăm. Lòng người hiền lành thì mưa thuận gió hòa. Lòng người tham lam, lòng người nổi giận thì thiên tai, nhân họa lũ lượt kéo đến. Chúng ta phải hiểu rõ.

Trong “Trung Dung” nói: “Họa phước tương chí”. Xem điều gì thì biết một người họa hay phước sắp đến vậy? Thiện ắt tự biết trước. Bất thiện ắt tự biết trước. Người hiện nay sống rất hồ đồ, việc gì xảy ra cũng làm không rõ ràng. Người có học trước đây, người có tu dưỡng vừa nhìn thấy: Bạn gần đây có thể có chuyện gì sắp xảy ra rồi. Cho nên, họa phước của con người, từ thiện ác có thể nhìn ra.

Họa phước của một người, từ thiện ác có thể nhìn ra được. Vậy một xã hội thì sao, một quốc gia thì sao? Cũng nhìn ra được giống như vậy. Trong “Trung Dung” nói: “Quốc gia tương hưng, tất hữu trinh tường. Quốc gia tương vong, tất hữu yêu nghiệt”. Chúng ta rất vui mừng thấy mấy năm nay Chính phủ của chúng ta vô cùng xem trọng đức hạnh, vô cùng xem trọng giáo dục đức hạnh đối với toàn bộ thanh thiếu niên và toàn bộ hệ thống giáo dục. Đây là thời cơ tốt cho quốc gia muốn hưng vượng. Đương nhiên không thể chỉ có quốc gia làm, điều quan trọng hơn là mọi người cùng nhau làm. Bởi vì mỗi người, mỗi một gia đình chính là một đơn vị nhỏ của toàn xã hội. Khi mỗi một đơn vị nhỏ đều có thái độ như vậy, nhận thức như vậy, tự nhiên mọi người cùng ý chí thì sức vững như thành, phong khí xã hội liền có thể có sự thay đổi rất tốt. Cho nên, thiên tai rất nhiều không phải để oán trách, cũng không phải để oán trời, trách người, mà thiên tai cần phải bắt đầu chuyển biến từ tâm người.

Trong quyển sách của Tiến sĩ Giang Bn Thắng có nói sự ảnh hưởng đến trạng thái kết tinh của nước. Trật tự hiện ra của toàn bộ nước khi dòng lũ lụt đó đến, những dòng nước đó đều rất xấu xí. Khi dòng nước này rất trong suốt thì kết tinh của nó rất đẹp. Tâm người có thể ảnh hưởng đến trạng thái của toàn bộ nước trong tự nhiên. Cho nên họ liền đến một cái hồ rất dơ bẩn để làm thực nghiệm. Mấy trăm người ở quanh một cái hồ ô nhiễm rất nghiêm trọng bắt đầu nói chuyện với nước, khích lệ cho nước, tán thưởng cho nước, thậm chí tập trung sức mạnh của vũ trụ để chúc phúc cho nước. Kết quả, hồ nước này qua mấy ngày sau đã xuất hiện trạng thái trong suốt mà mấy chục năm nay chưa từng nhìn thấy. Việc này có chi chép rõ ràng trong quyển sách “Nước Biết Đáp Án Của Cuộc Sống” .

Cho nên chúng ta không nên tìm cầu ở bên ngoài. gia đình cũng tốt, xã hội cũng tốt, nhất định phải tìm cầu từ trong tâm lương thiện của mỗi con người thì gia đạo mới có thể hòa thuận, xã hội mới có thể hưng vượng.

Thứ hai, hỏa tai

Thủy tai và hỏa tai đều có thể làm tiêu hao hết tiền của bạn, nhưng bạn chỉ cần tích âm đức thì những tai nạn này có thể hóa giải hết. Bạn không nên cho rằng tai nạn hóa giải hết đều là do ngẫu nhiên, vận may tốt, mà tất cả đều có nguyên nhân của nó. Chúng ta đợi đến lúc giảng hành thiện, tôi sẽ nêu tiếp vài ví dụ thực tế để cho mọi người làm nghiên cứu, thảo luận.

Thứ ba, trộm cắp, kẻ trộm lấy tiền của bạn.

Hiện nay ở Hồng Kông nạn trộm cắp rất nhiều, vả lại kẻ trộm cắp còn ở nơi khác đến. Cho nên bản thân chúng ta cũng cần cẩn thận nhiều hơn. Thực ra, kẻ trộm cũng rất đáng thương. Họ không học được làm thế nào thật sự kinh doanh của cải cho mình. Đồ họ trộm được có thể đều là những cái mà trong số mạng họ có. Vốn dĩ trong số mạng họ phải có của cải là năm triệu, bởi do họ dùng cách thức trộm nên bị tổn giảm hết rồi, có thể chỉ còn lại một triệu. Nhưng họ vẫn chưa kiếm được một triệu này thì đã phạm pháp, bị nhốt rồi. Cái này gọi là: “Tiểu nhân oan uổng làm tiểu nhân”. Cho nên, giáo dục rất quan trọng. Một người không hiểu giáo dục, không biết làm người, thì cả đời không biết đã làm tổn hại cho mình bao nhiêu phúc phần, không biết đã phá hủy cuộc đời của mình bao nhiêu rồi. Việc này quá quan trọng.

Thứ tư, “Quan”.

Tham quan ô lại lấy tiền của bạn, đủ thứ thuế. Khi rất nhiều loại thuế đều áp đặt lên bạn thì tiền của bạn cũng đều bị tiêu hao hết. Nhưng chúng ta cũng không nên oán trách. Nếu như có tham quan ô lại, bạn oán trách cũng vô ích. Tham quan ô lại từ đâu ra vậy? Khi người dân đều có năng lực phán đoán thì tham quan ô lại không dám khinh suất. Tham quan ô lại cũng là từ gia đình, từ nhà trường mà ra. Tham quan ô lại nhiều là đại biểu gia đình không dạy tốt, nhà trường không dạy tốt. Cho nên chúng ta nói rất nhiều ngành nghề, điều căn bản nhất là nhất định phải xây dựng đức hạnh. Thầy không có đức sẽ nguy hại đến học trò. Thầy thuốc không có đức sẽ nguy hại đến bệnh nhân. Cảnh sát không có đức, quan chức không có đức thì toàn bộ phong khí xã hội, toàn bộ nhân tâm sẽ vô cùng khủng hoảng. Cho nên, thưa các vị bằng hữu! Gốc rễ của giải quyết vấn đề vẫn là ở giáo dục, vẫn là ở chuyển đổi lòng người hướng thiện. Chúng ta vẫn phải bắt tay làm từ nguồn gốc. Bởi vì thời đại này, oán trách không có tác dụng. Vào lúc này, nổi giận cũng không có tác dụng. Phải bắt đầu làm từ mỗi người chúng ta! Phải bắt đầu cứu từ mỗi gia đình!

Cuối cùng, thứ năm, con cái chẳng ra gì

Cái này lợi hại nhất. Bốn điều phía trước vẫn không có uy lực lớn như thế này. Con cái chẳng ra gì, tiêu tiền chắc chắn sẽ không biết nỗi vất vả của kiếm tiền. Cho nên phải thường xuyên để con cái tự mình tôi luyện.

Chúng tôi có quen một cô giáo, con gái của cô khoảng mười chín tuổi. Vào tháng bảy mùa hè này, con gái cô có đi tham gia khóa trình giảng năm ngày. Sau khi tham gia xong, con gái cô trở về chuyển biến rất lớn. Em bắt đầu làm việc giúp mẹ, bởi vì mẹ của em đã mở một lớp bổ túc. Mẹ của em thấy em cũng làm việc rất chăm chỉ gần hai tháng nên đã cho em 800 đồng xem như là tiền lương. Cuối cùng, trải qua hai tháng trở về, mẹ của em hỏi: “Tám trăm đồng đó của con, con đã tiêu xài chưa?”. Em nói: “Con không nỡ tiêu xài. Con kiếm tiền quá vất vả. Em nói: “Trước đây, nhìn thấy đôi giày  500 đồng, mắt chưa kịp chớp, con đã mua nó rồi. Bây giờ mới biết kiếm tiền rất khó khăn, ngay cả hai trăm đồng con cũng không nỡ mua. Cho nên, để con cái đi tôi luyện, đi khắc khổ, con cái mới biết kiếm tiền không dễ dàng. Nếu như bạn lúc nào cũng đều cho con cái tiền tiêu xài, con cái hoàn toàn không xem tiền là tiền. Lúc này, chỉ cần chúng hình thành kiểu thói quen phung phí thì bạn suốt đời này kiếm tiền nhiều đi nữa cũng không thể chịu nổi chúng tiêu xài.

Cho nên tục ngữ nói: “Từ tiết kiệm vào xa x thì dễ”. Một người cần kiệm muốn trở thành rất xa xỉ không khó, chỉ cần dắt họ đến Hồng Kông đi mấy vòng. Chúng tôi nói, muốn luyện định công của một người thì đến Hồng Kông là rất tốt. Chúng tôi mấy hôm nay cũng đi luyện, xem có “như như bất động” hay không. Thật sự, khi đi qua, chúng tôi xem thấy đều là đồ lấp la lấp lánh, đồng hồ, châu báu, rất nhiều thứ.

Tiền cũng tốt, đồ cũng tốt, đủ dùng được rồi, gọi là “biết đủ thường vui. Khi trẻ nhỏ đã xa xỉ rồi, thì“từ xa xỉ vào tiết kiệm thì khó”, quá khó! Cho nên, một người sau khi xa xỉ, bảo đảm họ không có cách gì dẫn dắt gia đình tốt được. Bởi vì ngay cả bản thân, họ còn ăn không no, không cách gì chăm sóc tốt bản thân lại đi lập gia đình, đó chỉ là tăng thêm gánh nặng cho gia đình. Cho nên kiệm là gốc của trị gia. Cần là gốc dẫn đến giàu, siêng năng mới là gốc dẫn đến giàu có. Cần kiệm là gốc rễ của gìn giữ gia đình.

Mỗi một lời giáo huấn đều có thể ảnh hưởng đến một con người, ảnh hưởng một gia đình rất lâu dài. Cho nên những quan niệm này, chúng ta không thể không biết, cũng không thể không cố gắng nỗ lực thực hiện, cố gắng mà hướng dẫn thế hệ sau. Con cháu chẳng ra gì không nên đợi đến lúc chúng đã phung phí vô độ thì bạn mới hối hận. Đến lúc đó là không kịp. Cho nên giáo dục con cái nhất định phải biết lo xa, nghĩ rộng, phải nhìn được. Hiện nay, rất nhiều bậc cha mẹ nỗ lực cả đời. Đến cuối cùng xuất hiện đứa con chẳng ra gì, bảo đảm tuổi về chiều của họ rất khổ. Cho nên, giáo dục cần cố gắng suy nghĩ thật cẩn thận.

Hiện nay bệnh ung thư tại sao nhiều như vậy? Bởi vì đời người kinh doanh sai rồi, có rất nhiều chuyện đau lòng, rất nhiều chuyện khiến bạn trăn trở khó ngủ, dồn ép tế bào của bạn đều trở nên bệnh.

Chúng tôi hôm qua có nói đến một phụ huynh của sinh viên Đại học Nam Kinh, ông đã phát biểu qua một bài văn. Con của ông sau khi học đại học rồi xài tiền rất nhiều và đã gởi ba lá thư mà gộp chung lại có thể chỉ là một trang điện báo, nét chữ nguệch ngoạc, trong đó chỉ có ba chữ đặc biệt rõ ràng. Ba chữ là cùng một chữ “tiền”, viết đặc biệt rõ ràng. Hơn nữa, khi xin tiền, cậu còn nói với cha mẹ của cậu: “Cha mẹ của người khác cho con cái tiền rộng rãi như vậy, sao cha mẹ keo kiệt như vậy!”. Vị phụ huynh này viết, nó giống như là cầm dao đâm vào tim ông một nhát, đâm xong rồi còn lấy muối xát lên. Cho nên ông nói: “Đối diện với người con mà cảm thấy giống như vừa quen vừa xa lạ. Chỗ quen biết là khuôn mặt của nó, hình thể bên ngoài của nó. Cái xa lạ là gì vậy? Người con này đang nghĩ cái gì, ông không cách gì hiểu và điều khiển được. Bởi vì dục vọng khi mở ra thì tốc độ đọa lạc của lòng người không phải bậc làm cha mẹ có thể tưởng tượng được.

Thưa các vị bằng hữu! Trách ai đây? Trách xã hội à? Trách xã hội quá xa rồi! Thật sự người không học sẽ không biết: Nuôi mà không dạy là lỗi của cha mẹ. Cho nên, bậc làm cha mẹ không thể không học. Phải học làm cha, học làm mẹ. Dạy con không phải nuôi cơ thchúng lớn là dạy xong rồi, còn phải dạy chúng thiện, còn phải dạy chúng làm người, làm việc. Đây mới là gốc rễ chính của giáo dục. Chúng ta nhìn thấy rất nhiều quả ác hiện nay của xã hội, bạn không nên xem như bình thường. Từ những quả ác này, chúng ta phải: “Thấy người ác, liền soi lại”. Không nên để quả khổ, quả ác như vậy xảy ra ở trên thân chúng ta, không nên để quả ác như vậy lại xảy ra ở thế hệ sau chúng ta, ở trên thân học trò chúng ta. Đây là trách nhiệm và sứ mệnh của làm người. Cho nên, tiền của đủ dùng là được rồi, cái gọi là “biết đủ thường vui.

Tôi thường hay hỏi bạn bè: “Chúng ta xem rất nhiều kịch trên truyền hình, hoặc giả nhìn người ta đang nói chuyện, họ đều nói đời người cần phải đại phú, đại quý. Xin hỏi, bạn cảm thấy như thế nào là phú? Sao gọi là quý?”. Các vị bằng hữu! Thế nào là phú? Mười triệu có phải là phú hay không, năm mươi triệu có phải là phú hay không? Nói thực ra, tiền chỉ là một con số mà thôi. Bạn nói, của cải của Lý Gia Thành chẳng phải là một con số sao? Ông có xài đến không? Ông không thể xài đến. Hiện nay, việc ông nghĩ không phải là ông có bao nhiêu tiền, mà việc ông hiện nay nghĩ là trách nhiệm của ông phải chăm sóc bao nhiêu người, phải chăm sóc kế sinh nhai của bao nhiêu gia đình. Đó mới là việc ông đang nghĩ đến. Nếu như ông không nghĩ như vậy thì ông không thể có của cải nhiều như vậy . Cho nên ở trong “Thương Đạo” nói: “Làm buôn bán không phải kiếm được tiền bạc. Buôn bán lớn chân thật là thu được lòng người, là thật sự có thể mưu cầu lợi ích cho nhân viên, đem lại hạnh phúc cho gia đình của họ. Đây mới là người biết làm buôn bán chân thật”.

Khi một người tâm rất tham, họ có mười triệu, nhìn thấy người khác có ba mươi triệu, họ mỗi ngày cảm thấy mình rất nghèo. Khi họ có năm mươi triệu, người ta lại có 100 triệu rồi, họ lại cảm thấy mình nghèo túng đến cực độ. Khi một người có tâm tham thì họ không thể cảm thấy được mình là người giàu có. Cho nên, người giàu chân thật vẫn là ở biết đủ. Người biết đủ luôn luôn cảm thấy mình rất đầy đủ.

Chúng ta đi bên đường nhìn thấy một tiệm mì, chúng ta ăn một tô mì cũng cảm thấy rất thỏa mãn. Mỗi ngày chúng ta làm việc bổn phận của mình, “ngước lên không thẹn với trời, cúi xuống không hổ với đất”, trong lòng rất thỏa mãn, sẽ không cảm thấy trống rỗng, cũng sẽ không cảm thấy thẹn với người khác. Cho nên khi nội tâm chúng ta rất đầy đủ, đi vào công viên Cửu Long nhìn những cây này cũng cảm thấy rất hạnh phúc. Lúc nhìn cũng có thể học tập, bởi vì trời đất, vạn vật cũng là thầy của chúng ta. Các vị bước vào cửa chính của công viên Cửu Long, nhìn thấy hàng cây cổ thụ chọc trời đó, các vị học được điều gì? Bạn xem, có cành cây nào đâm thẳng như thế này hay không? Không có. Mỗi một sợi rễ là gì vậy? Đây là giống như đời người vậy, không thể thuận buồm xuôi gió. Lúc không thể qua được cần phải chuyển ngoặt thì chuyển ngoặt một chút là tiếp tục đi lên rồi. Cho nên người không nên quá thẳng. Trên ngôn ngữ, trên hành vi, cần phải chuyển thì bạn phải trước tiên lách qua. Ví dụ người thân này trước mắt không thể chuyển  được họ, vậy việc gì bạn lại làm căng với họ chứ! Bạn nên đi ra con đường thênh thang, lách qua một chút đi lên phía trước. Cuối cùng, họ sẽ như thế nào? “Người đó đi rất hay! Mau mau đi theo họ!”.

Vào lúc mà bạn nói họ đã không nghe, bạn vẫn cứ cố kéo họ đi thì bạn mệt chết đi được mà họ cũng không vui. Cho nên, người phải biết thuận theo thời thế mà làm. Khi chúng ta luôn luôn biết đủ, ăn cái gì cũng thấy hạnh phúc, nhìn cái gì cũng thấy vui. Cuộc sống đó chẳng phải sống rất khỏe sao! Người hiện nay làm cho cuộc sống phức tạp không thể tả, đã khiến mình bị suy sụp, còn khiến cho người xung quanh bị suy sụp theo. Cho nên, người biết đủ là giàu có.

Con người tại sao cần danh vậy? Đó là vì muốn để người khác tôn trọng mình, muốn để người khác xem trọng mình. Đi tham gia hội nghị thì họ ngồi ở chỗ nào vậy? Nếu như người ta không xướng danh của chúng ta thì trong tâm chúng ta rất không thoải mái. Như vậy có mệt không? Đời người rất rõ ràng như vậy, rõ ràng cả đời đến cái thế gian này thì lúc ra đi cũng cần phải thanh bạch, nhẹ nhàng, thoải mái. Sao lại nhiễm nhiều tập khí như vậy chứ? Mệt chết đi được!

Rất nhiều người bởi vì cái danh này mà đã phải trả giá rất lớn. Rất nhiều người làm chủ quản, khi về nghỉ hưu cũng không thể sống lâu được. Tôi quan sát thấy phái nữ sau khi về hưu sống tương đối lâu. Phái nam chỉ cần làm quan lớn, hoặc giả ở trong xí nghiệp làm chức vụ rất cao thì sống tương đối ngắn. Bởi vì phái nữ khi về hưu, đối với loại quyền lực này họ tương đối buông xả được. Cho nên khi vào trong công viên, họ có thể ca hát nhảy múa, tâm trạng vui vẻ. Vì vậy sau khi về hưu, phái nữ có thể cũng trẻ lại từ ba đến năm tuổi.

Phái nam thì khác: “Tôi là Tổng Giám đốc, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, vậy mà tôi đi vào trong công viên cũng không có người nào nhìn”. Trước đây, mỗi khi nhìn thấy họ, người ta đều: Xin chào Tổng Giám đốc! Xin chào Chủ tịch Hội đồng Quản trị!”. Ngày lễ tết, người ta còn phải đi tặng quà cho họ. Họ còn tỏ vẻ ta đây là quan: “Cứ để ở đó là được rồi!. Rất mệt! Cho nên lúc họ làm quan, lúc có quyền lực thì trước cửa người đông như trẩy hội. Đợi đến khi họ cởi bỏ quan chức rồi thì cửa nhà vắng vẻ, chỉ có một vài con chim ở đó mổ tìm thức ăn, chẳng có người nào đến tìm họ. Vì vậy họ cảm giác hụt hẫng.

Con người thích theo đuổi những thứ hư ảo, một chút cũng không thực tế. Tất cả những người tâng bốc họ như vậy là thật hay là giả? Là giả. Đời người đều là thích theo đuổi cuộc sống phù phiếm. Nội tâm của họ một chút cũng không thực tế. Khi cuộc đời họ thật sự bị sụp đổ thì người nào là bạn của họhọ cũng hoàn toàn không nắm chắc, họ cũng không biết. Cho nên cái danh đích thực, quý” đích thực tuyệt đối không phải bởi vì bạn có quyền lực, bạn có của cải, mà là bạn thật sự giúp đỡ người khác từ trong tâm, quan tâm người khác từ trong tâm. Cái danh này bạn không cần nó cũng tự đến, cái “quý” này của bạn mới là quý nhân chân thật. Thế nào mới là quý nhân đích thực? Người ta từ trong nội tâm tôn kính bạn, đó mới là “quý” chân thật.

Nhiều vị đế vương xưa, bạn còn nhớ được mấy người? Loại “quý” này thoảng qua như mây khói. Nhưng hôm nay, nếu như bạn đi đến nhà kỷ niệm Lâm Tắc Từ, bạn sẽ sinh kính trọng. Bạn ngày nay bước vào miếu Khổng Tử, nhất định sinh tôn kính. Nhưng bạn ngày nay nếu như bước vào nơi một vị Hoàng đế triều Đường nào đó, bạn cũng không thể kính họ. Đương nhiên Đường Thái Tông bạn phải kính. Đường Thái Tông không chỉ có quyền quý, mà ông còn giúp người Trung Quốc làm được rất nhiều chuyện bất hủ. Cho nên, thật sự có thể khiến người ta kính phục nhất định là có thể lợi ích cho người khác. Vả lại trong lúc làm, bạn toàn tâm, toàn ý thì sự tôn kính của người khác đối với bạn sẽ siêu vượt thời không. Phạm Trọng Yêm là người phú quý chân thật.

Thế gian chúng ta hiện nay có người phú quý chân thật hay không? Nữ sĩ Hứa Triết là người phú quý chân thật, không có người nào phú quý hơn bà. Bà có tiền hay không? Bà nói, trên người bà đều không có tiền. Người ta biết bà làm việc tốt nên họ đều tặng tiền cho bà. Bà nói bà vừa cất tiền vào chưa được mấy hôm lại xem chỗ nào đang cần, bà lập tức tặng lại ngay. Bà nói: “Người ta đem tiền cho tôi là do tín nhiệm tôi, hy vọng tôi có thể đem số tiền này đi giúp đỡ nhiều người hơn nữa. Cho nên bà lập tức bên này nhận thì bên này cho đi. Trên người bà không có tiền nhưng mà bà biết đủ, bà sống không thiếu thốn. Rau đều là người ta tặng cho bà, y phục của bà đều là nhặt từ trong thùng rác.

Các vị bằng hữu! Sao bà đi nhặt quần áo trong thùng rác vậy? Đây là có đạo lý rất sâu. Người có trí huệ thì một cái cử động tay, một bước chân đều phải khiến chúng ta có tấm gương học tập.

Thứ nhất, bởi vì Singapore rất giàu, cho nên y phục vứt vào trong thùng rác có thể đều không bị rách. Cho nên bà làm một tấm gương để người thế gian biết quý trọng vật phẩm, tiết của. Bà nói: “Y phục này của tôi đều là do nhặt được”. Đây là điều thứ nhất.

Thứ hai, còn có một dụng ý ở tầng sâu hơn nữa. Bởi vì người mà bà tiếp xúc đều là người rất nghèo khó. Khi bà mặc áo mới đi giúp đỡ người rất nghèo khó thì người nghèo khó lập tức lùi lại ba bước: “Ồ! Tay của tôi sẽ làm dơ bẩn bà, ghế của tôi sẽ làm dơ bẩn bà”. Người ta bị áp lực rất lớn. Đã muốn hỗ trợ người, muốn giúp đỡ người, nhất định phải khiến người ta cảm thấy rất tự tại, rất thoải mái, cho nên khi bà mặc y phục đều giống như họ thì họ thấy rất thoải mái. Chúng ta nhìn trong ảnh, nữ sĩ Hứa Triết trong lúc đi chăm sóc những người này, họ lập tức nhảy lên vui mừng giống như nhìn thấy người thân của mình vậy. Cho nên nữ sĩ Hứa Triết quả thật là người phú quý chân thật. Bà không có tiền, bà cũng không có địa vị uy quyền, nhưng bà lại là quốc bảo của Singapore. Đời người phú quý chân thật nhất định phải xây dựng trên phú quý chân thật, chứ không phải theo đuổi phú quý hư vọng.

Tổ tiên xưa nói: “Xưa nay phú quý đều là mộng. Chưa có Thánh Hiền nào mà không đọc sách. Cho nên thật sự đọc sách làm tăng trưởng học vấn, tăng trưởng đức hạnh, mới có thể khiến bạn thật phú, thật quý. Cái gọi là: “Phúc hữu thi thư khí tự hoa”, khí chất của bạn cũng trở nên rất cao quý.

Thứ hai, “Sắc”

Cái “sắc” này cũng rất nghiêm trọng. “Sắc” có thể khiến con người đọa lạc, có thể khiến một gia đình bị hủy hoại, có thể khiến một nước thất bại. Cho nên khi diễn giảng với học sinh trung học cơ sở, tôi nói: “Cái “sắc này tại sao không tốt vậy?”. Học trò nói: “Bởi vì trên đầu chữ sắc có con dao rất nguy hiểm. Trẻ con rất thú vị, chúng có cách lý giải của chúng. Chữ Trung Quốc là chữ hội ý, ở trong chữ đã nhắc nhở cho bạn rất nhiều, bạn vẫn xem không hiểu. Cho nên tôi liền dẫn một số câu chuyện trong lịch sử cho các em.

Đường Huyền Tông trước khi gặp Dương Quý Phi là khai nguyên chi trị, là quốc gia hưng thịnh. Sau khi gặp được Dương Quý Phi, Đường Huyền Tông đã gây nên tai nạn rất lớn cho triều Đường, dẫn đến cuộc nổi loạn An Sử, suýt chút nữa quốc gia bị hủy hoại rồi. Quốc gia bị hủy hoại thì không phải một người chịu khổ, mà tất cả thần dân đều chịu khổ. Cho nên người làm quân vương nhất định phải nghĩ: “Không phải ta tốt là được, thần dân của ta có tốt hay không mới là trọng điểm. Cuối cùng, bởi vì yêu một người nữ mà khiến cho dân chúng lầm than. Những sách Thánh Hiền trước đây, Đường Huyền Tông học đến đâu rồi vậy? Một người có học vấn chân thật hay không còn phải ở trong cảnh giới mới có thể nhìn được. Chúng tôi đã nói trong khóa trình trước đây: “Khả dữ thích đạo, vị khả dữ lập”. Thật sự gặp phải cảnh giới mà có thể không thay đổi nguyên tắc, sức ý chí không dao động thì đó mới là học vấn. Cho nên, học vấn của Đường Huyền Tông bị thi trượt rồi.

Xin hỏi các vị bằng hữu, loạn An Sử nên trách ai vậy? Có một số bạn nói: “Nên trách Dương Quý Phi”. Tôi nói: “Sai rồi!, Sao có thể trách Dương Quý Phi được chứ?. Dương Quý Phi nếu như đúng lúc triều Thanh ra đời, gặp phải Hoàng đế Khang Hy cũng là “như như bất động”. Cho nên vấn đề không phải ở Dương Quý Phi. Vấn đề ở ai vậy? Cái “sắc” này ở Đường Huyền Tông. Có cái nhân háo sắc này, gặp phải cái duyên Dương Quý Phi nên mới gieo xuống cái quả này. Nếu như không có nhân thì có mười cô Dương Quý Phi đến cũng không có tác dụng gì. Không nên đùn đẩy trách nhiệm. Đó là người không có trí tuệ, không có năng lực phán đoán. Cho nên chữ “sắc” này phải đặc biệt cẩn thận.

Hiện nay, không chỉ phái nam phải chú ý cái “sắc” này. Theo quan sát của tôi, hiện nay ngay cả phái nữ cũng phải chú ý “sắc”. Bạn xem, hiện nay các cô mấy ngày không ngủ đều đi xếp hàng để tận mắt thấy phong thái của những ngôi sao điện ảnh nam, các ngôi sao ca nhạc nam. Các cô xem phong thái gì? Không phải đức của họ, mà là sắc của họ. Cho nên chúng ta cần cố gắng giáo dục thế hệ sau, không nên để cái nhìn của cuộc đời họ đều đặt ở vị trí sai lầm. Hiện nay không phân biệt nam nữ, đối với “sắc” đều phải cẩn thận dè chừng, nhớ kỹ cẩn thận. Hiện nay sự cám dỗ ở bên ngoài đặc biệt nhiều. Cho nên từ nhỏ, các em tiếp xúc truyền hình và sách vở bạn phải cẩn thận. Bởi vì Phu Tử nói: “Thiếu giả giới chi tại sắc. Lúc tuổi còn trẻ đã nhiễm phải những thứ sắc dục này thì đều tổn thương rất lớn đối với thân tâm của cả đời các em.

Cho nên “Đệ Tử Quy” nói: “Không sách Thánh, bỏ không xem. Che thông minh, hư tâm chí”. Chỉ cần đưa cho họ xem sách không tốt sẽ bịt kín đường thông minh trí tuệ của họ rồi. Cái gọi là: “Dục khiến cho trí bị mê, tình sâu thì trí xa cách”. Loại tình dục, sắc dục đó của họ chỉ cần mở ra, thì liền bóp chết trí tuệ của họ ngay. Cho nên hiện nay rất nhiều người trẻ tuổi làm ra những chuyện mà người lớn nhìn thấy đều chỉ biết lắc đầu. Rất nhiều người nói: “Sớm biết thế này thì lúc đó không sinh cho rồi!”. Cho nên trưởng dưỡng lý trí cho các em, trưởng dưỡng thái độ làm người xử sự cho các em là vô cùng cấp bách. Rất nhiều người đều nói, cái sắc này quả thật rất khó chịu. Bạn cảm thấy ở trong “ngũ dục” này, cái nào là khó nhất? Có thể mỗi người mỗi khác. Tôi nghĩ phái nam nhất định sẽ chọn “sắc”.

Thực ra, “sắc” có chân thật hay không? Nó là hư huyễn nhưng bạn vẫn cho nó là thật. Con người chính là do xem dục vọng là thật, gọi là “nhận giặc làm cha”: “ờng như tôi không đi tranh tiền, không đi tranh danh, không đi tranh sắc là tôi không bình thường”, yêu thương những giặc phiền não này giống như cha của mình vậy, không rời nửa bước. Thật là si mê! Khi một ngày biết được, hóa ra chính là những thứ này đang tàn hại tâm linh của ta, tàn hại trí huệ của ta, người sáng suốt lập tức xả sạch, một phút, một giây cũng không muốn cùng sống chung với nó nữa. Tại sao người hiện nay nửa bước cũng không rời vậy? Vì họ không rõ lý.

Nếu như hôm nay đúng lúc ở Hồng Kông có một mỹ nữ rất nổi tiếng, sau đó có một người bạn nói với họ là: Hôm nay tôi không tiếc số tiền khổng lồ để anh qua một đêm với cô mỹ nữ này, anh không cần tốn tiền. Người bạn này sau khi nghe rồi rất hưng phấn. Vốn dĩ đi tàu điện ngầm, nay tàu điện ngầm cũng không đi mà anh ta trực tiếp đón taxi để đi. Bạn xem, anh ta ngồi trên xe taxi nghĩ gì vậy? Tâm của anh ta bị thiêu đốt trong lửa dục, cảm thấy giây phút này không được bỏ lỡ. Cuối cùng anh ta đến khách sạn, chạy xông vào mở cửa ra, phát hiện là em gái của mình, anh ta lập tức từ dục biến thành giận: “Mày sao ở chỗ này vậy?”. Dục của một giây trước đâu rồi? Toàn bộ biến mất rồi.

Dục là gì? Là giả, là hư huyễn, bạn vẫn cảm thấy không có nó không được. Con người cho hư vọng là chân thật cho nên bị hư huyễn khiến cho cuộc đời trống không. Còn việc chân thật, việc quan trọng đích thực thì họ đều không làm. Cho nên đời người thật sự cần nhận thức rõ ràng. Khi chúng ta biết cái sắc dục này sẽ phá hủy mình, phá hủy gia đình, khi chúng ta có thể nhận biết rõ ràng cái sắc dục này là trống rỗng, là hư vọng, thì bạn có thể từng li, từng tí mà buông xả.

Tại sao con người dục vọng nặng như vậy? Thực ra nguồn gốc vẫn là ở cuộc đời không có mục tiêu, không có giá trị, cuộc đời căn bản không biết đi về đâu. Sở dĩ nội tâm của họ không có mục tiêu, mỗi ngày cứ buông trôi phó mặc, sống ngày nào hay ngày đó, mỗi ngày họ chỉ nghĩ: “Ta hôm nay chỉ cần ăn được no, có thể ngủ ngon là được rồi. Cuộc đời như vậy sẽ hao phí vào trong những thứ dục vọng này. Cho nên, tkhi trẻ còn nhỏ, nhất định phải giáo dục cho trẻ có chí hướng kiên định. Việc này rất quan trọng. Người một khi có chí hướng thì phong thái, thái độ của cả cuộc đời sẽ hoàn toàn khác.

Chúng tôi hỏi các em: “Tại sao em phải đọc sách?”. Các em lập tức trả lời: “Bởi vì muốn làm Thánh nhân”. Khi các em có loại thái độ này, đối với toàn bộ thời gian của bản thân, các em cũng tốt, đối với cử chỉ, ngôn ngữ, hành vi, các em cũng tự mình biết yêu cầu chính mình. Cho nên, các vị bằng hữu! Để không bị dục vọng sai khiến, bạn chỉ cần tâm có chí lớn, xác định chính mình ở nhà làm người con có hiếu, làm một người cha tốt, làm một người chồng tốt, trong xã hội làm một người lãnh đạo tốt, tấm gương tốt, tận tâm vì quốc gia, vì xã hội.

Tốt rồi! Xin cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 33)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 6478

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 703381

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58099799

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.