Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 279)

Thứ ba - 17/05/2016 07:25

PHẨM THỨ MƯỜI BẢY

TUYỀN TRÌ CÔNG ĐỨC

Phần này tương đối dễ tìm, là phần mở đầu của phẩm thứ mười bảy. Chúng ta đọc qua một đoạn Kinh văn để đối chiếu chỗ này.

Kinh văn: “Hựu kỳ giảng đường tả hữu, tuyền trì giao lưu, tung quảng thâm thiển, giai các nhất đẳng. Hoặc thập do-tuần, nhị thập do-tuần, nãi chí bách thiên do tuần”.

Trong phẩm Kinh này, Thế Tôn muốn giới thiệu với chúng ta cái “tuyền trì” ở Thế giới Cực Lạc thực tế chính là ao thất bảo công đức bất khả tư nghị. Kinh văn đầu tiên đem tổng tướng của “bảo trì đức thủy” giới thiệu cho chúng ta, sau đó lại nói ra ao thất bảo lớn đến chừng nào, rốt cuộc là có những công đức gì, cùng với những cây cỏ hoa lá ở bên bờ của ao, lần lượt giới thiệu với chúng ta từng cái một.

Ở trên “Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh”, trên tiểu bổn “Kinh Di Đà”, đối với ao báu nước công đức của Thế giới Tây Phương thì Phật đã nói rất nhiều mà cũng tán thán rất nhiều. Hôm nay chúng ta đọc đoạn Kinh văn này, đúng lúc vào tuần trước có đồng học từ trên mạng internet in ra vài trang giấy về việc nhà khoa học báo cáo nghiên cứu đối với nước, có liên quan mật thiết đối với đoạn Kinh văn này của chúng ta, khiến chúng ta chân thật hiểu được.

Nước ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc cùng với nước ở thế gian này của chúng ta không có khác nhau, bởi vì sao nước ở bên đó có đầy đủ tám loại công đức, trong khi nước của chúng ta ở nơi này lại không có? Đây là khoa học gia đã chứng thực được việc Phật nói ở trên Kinh là “y báo tùy theo chánh báo chuyển”, “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, “tướng tùy tâm chuyển”. Đây là Phật thường nói ở trên Kinh, hiện tại khoa học gia đã chứng minh cho chúng ta. Đó là một nhà khoa học người Nhật Bản - tiến sĩ Giang Bổn Thắng. Ông đã bỏ ra khoảng thời gian tám năm. Ông bắt đầu nghiên cứu từ năm 1994, dùng kỹ thuật chụp ảnh tốc độ cao để quan sát sự kết tinh của nước, phát hiện nước có linh tánh, là sống chứ không phải chết, nó có thể hiểu được tâm ý của con người. Nếu như con người cho nó một tín hiệu, tín hiệu này như là lòng yêu thương, sự cảm ân, trong tâm chúng ta nghĩ đến sự yêu thương, nghĩ đến sự cảm ơn, thì sự hình thành kết tinh của nó đẹp giống như một bông hoa tuyết. Ông đã chụp hình rất nhiều, có đến mấy trăm tấm, tôi ở đây chỉ có vài tấm thôi. Nếu như tín hiệu mà bạn cho nó là sân hận, là phẫn nộ, trong lòng vô cùng buồn bực, thì sự kết tinh không có mà cái hình dạng của nó cũng rất khó coi. Chúng ta biết nước đó là nước ở đâu vậy? Chính là nước mà chúng ta uống. Nước có thể nuôi thân thể của chúng ta như thế nào? Dùng tâm hoan hỷ để mà uống thì nước đó cùng với nước uống mà nổi giận sẽ không như nhau. Chúng ta thật sự đã lơ là sơ suất. Phải tỉ mỉ mà thể hội. Lúc tâm tình vui vẻ, hoan hỷ cảm ân mà bạn uống cái ly nước đó cùng với lúc bạn nổi trận lôi đình mà uống thì mùi vị sẽ không giống nhau, ảnh hưởng cũng không giống nhau, dưỡng chất cũng không giống nhau.

Từ đó cho thấy, thân thể chúng ta có đến 70% là nước, bề mặt địa cầu đại khái 70% cũng là biển. Không những chúng ta khởi tâm động niệm nước có cảm ứng, nó thay đổi kết cấu trong việc kết tinh, mà nó còn biết nghe, biết nghe nhạc. Nước có thể phân biệt được thiện ác đúng sai. Nếu âm nhạc có nội dung là thiện lành, âm thanh này có tiết tấu thiện lành đẹp đẽ thì sự kết tinh của nó rất đẹp. Nếu như là tạp âm hỗn độn, cũng như những loại nhạc đang sốt hiện nay, loại nhạc đang thịnh hành, họ đều đã thử nghiệm, phía dưới hai hình này là cho nước nghe bài nhạc đang thịnh hành, phía trên là cho nghe khúc giao hưởng của Beethoven, bạn xem sự kết tinh của nó đẹp như một bông hoa tuyết. Nếu nghe loại nhạc đang sốt hiện nay thì lại biến thành xấu xí như vầy.

Nước biết nghe, không những biết nghe mà nước còn biết xem. Bạn viết một chữ “ái”, viết một chữ “cảm tạ”, chữ thứ nhất là dùng tiếng Nhật Bản, chữ thứ hai là dùng tiếng Anh, chữ thứ ba là tiếng Đức, đều là chữ “ái” và chữ “cảm tạ”, bạn xem, nước kết tinh rất là đẹp đẽ. Nước biết xem, biết nghe, khởi tâm động niệm nước đều có cảm nhận. Cho nên vị khoa học gia Nhật Bản này nói, vũ trụ vạn vật là sống, không có cái nào là chết, đều có linh tánh. Chúng ta là người học Đại Thừa Phật pháp, biết được thông tin này lập tức liền hiểu được.

Không những nước là như vậy, mà đất có phải cũng như vậy không? Đất cũng là như vậy. Nếu như tỉ mỉ mà quan sát, thì đất cát bụi bặm khẳng định cũng giống như nước vậy. Cho nên khi chúng ta vui thích, Phật thì nói là thường sanh tâm hoan hỷ, thì thân thể của bạn sẽ khỏe mạnh sống lâu, bệnh gì cũng không có.

Bệnh là từ đâu mà có? Ở trên Kinh Phật thường nói là tam độc. Tam độc là tham sân si. Bạn ngày ngày khởi tâm động niệm mà tương ưng với tham sân si, tương ưng với thập ác nghiệp, cả thân thể của bạn, máu huyết là nước, cái thân thể này thì cũng giống như vi trần, nó sinh ra thay đổi, nó trở nên không tốt, đó chính là nguồn gốc của bệnh tật. Nếu như tâm địa của bạn chân thành thanh tịnh bình đẳng từ bi, tràn đầy tâm yêu thương, tràn đầy tâm hoan hỷ, kết cấu mỗi một tế bào trong cả thân thể của bạn đều là vô cùng tốt đẹp, vậy thì làm sao bạn bệnh được? Vì vậy tuổi tác dù cao, cư sĩ Hứa Triết nói tuổi tác dù cao, nhưng mà thân thể thì phải giống như là thanh niên vậy.

Khi tôi quen biết bà thì bà đã được 101 tuổi rồi. Bà nói với tôi, bà là người thanh niên 101 tuổi. Việc này có đạo lý của nó. Bà bởi vì sao mà vẫn trẻ như vậy? Hiện tại chúng ta hiểu được bà thường sanh tâm hoan hỷ, bà không có tham sân si mạn, bà không có lo buồn, bà không có phiền não, ngày ngày công việc của bà, thực tại mà nói công việc cũng rất vất vả, rất bận rộn, là giúp đỡ những người nghèo khổ. Bà hiện tại còn đang chăm sóc hơn 20 người, là những người nghèo khổ nhất của Singapore. Tuổi tác lớn như vậy rồi mà bà vẫn còn tìm cách để làm một viện dưỡng lão, xem có vẻ như rất khó thành tựu. Quả thực là thân thể của bà rất khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Tôi tỉ mỉ quan sát thì thấy bà chỉ rụng một cái răng mà thôi, tai mắt lanh lợi. Năm nay đã 105 tuổi rồi.

Nghĩ đến trong nền y học trung y Trung Quốc cổ xưa, điển tích xa xưa nhất của trung y là “Nội Kinh - Linh Xu”. Năm xưa khi tôi cầu học tại Đài Trung, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam là một bậc thầy, là đại phu trung y có danh tiếng. Lúc tôi đến thân cận lão sư, hình như là năm 31 - 32 tuổi, tôi rất muốn học khả năng này của Ngài. Ngài nói với tôi: “Cậu tuổi tác đã lớn quá rồi. Nếu như năm nay cậu mới 20 tuổi thì tôi nhất định sẽ dạy cậu. Cậu đã qua cái tuổi để học việc này rồi”. Ngài nói với tôi, đạo lý của y học Trung Quốc không phải để trị bệnh, mà là để trường sinh. Y chiếu theo lý luận của Trung y Trung Quốc mà nói, thì thọ mạng con người ít nhất là hơn 200 tuổi, vậy là bình thường. Cũng có thể nói thân thể này của bạn là một bộ máy, bạn phải biết bảo dưỡng cái bộ máy này, phải biết cách sử dụng cho tốt, thì tuổi thọ của nó sẽ là 200 năm. Hay nói cách khác, bạn sống không được 200 tuổi nghĩa là bạn đã phá hoại cái bộ máy này rồi, bạn căn bản là không hiểu được cái đạo dưỡng sinh, tự mình đã làm hại chính mình. Cho nên y học của Trung Quốc là nói về dưỡng sinh, không phải nói về trị bệnh. Đây là đầu tiên nói đến dưỡng sinh, kế tiếp là nói đến làm sao để không bị bệnh, chính là phòng ngừa, thứ ba mới là sau khi bị bệnh thì chữa trị như thế nào. Vì thế trung y trị bệnh xếp ở vị trí thứ ba, không phải ở thứ nhất.

Trị bệnh cũng có ba cấp bậc.

Cấp bậc thứ nhất, vị đại phu thật sự giỏi họ xem thần sắc của bạn, nghe xem âm thanh mà bạn nói chuyện, xem động tác của bạn thì sẽ biết được sau 10 năm, 20 năm nữa, chỗ nào của bạn sẽ có vấn đề. Chuyện này nói ra nghe có vẻ hoang đường, trên thực tế đích thực là có chứng cứ khoa học. Hãy xem các đồng học làm nghề tài xế, họ đã lái xe một thời gian dài rồi, có mấy mươi năm kinh nghiệm, xe vừa khởi động, nghe tiếng xe nổ thì họ có thể biết được chiếc xe này có vấn đề ở chỗ nào, còn có thể đi được bao nhiêu xa thì chỗ nào đó sẽ có vấn đề, cần phải đi thay sửa linh kiện. Thân thể con người là một bộ máy, âm thanh của bạn sẽ đại diện cho một bộ phận nào đó của bạn, một chỗ nào đó trên thân thể của bạn, chỗ nào đó không thích hợp nữa và sắp xảy ra vấn đề, là sắp xảy ra chứ không phải lập tức, 10 năm nữa, 20 năm nữa. Họ có năng lực chẩn đoán xa đến như vậy, biết bạn sẽ bị chứng bệnh gì. Việc này là có đạo lý của nó. Cho nên là vị đại phu giỏi thì không cần phải hỏi bạn, không dùng đến phương pháp bắt mạch.

Hàng đại phu thứ hai là xem nhưng chưa chắc lắm nên cần hỏi thêm ở bạn, thì họ mới hiểu được. Bắt mạch là xếp vào loại thứ ba rồi, xếp loại thứ ba mới đi bắt mạch cho bạn. Cho nên tôi thường hay nhìn thấy có rất nhiều đại phu khám bệnh đều bắt mạch, đó là loại đại phu thứ ba trong cấp bậc thứ ba.

Y học của Trung Quốc đích thực là hàng đầu trên thế giới, y thuật của bất kỳ quốc gia dân tộc nào cũng không thể sánh bằng. Nhưng vô cùng đáng tiếc, hiện tại có rất nhiều người trẻ sùng bái mù quáng, đều cho rằng của nước ngoài mới tốt, y học trong nước đều quá lỗi thời, lạc hậu rồi, nên vứt bỏ đi, không biết được trung y mới thật sự là đáng quý. Cho nên Trung y nói đến là cả một đời của bạn không bị bệnh, bạn nói xem, tự tại biết bao, làm sao có thể sinh bệnh chứ! Đến lúc lâm chung thì cũng không sinh bệnh. Người học Phật đối với chân tướng sự thật này chúng ta đã thấy rất nhiều, biết trước ngày giờ, sanh tử tự tại, làm gì có việc bị bệnh mà đi. Cho nên văn hóa 5.000 năm của Trung Quốc có giá trị của nó, không thể xem nhẹ được. Đại Thừa Phật pháp và văn hóa Trung Hoa vào 2.000 năm trước dung hợp thành một thể. Có thể gặp được, có thể học tập, đây là sự vui mừng hết sức to lớn. Cái cơ duyên này thật không dễ gì có được, trên kệ khai Kinh nói là “trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu”.

Tôi nghe nói vị khoa học gia người Nhật Bản này đã cho in phần tư liệu này ra thành sách, quyển sách này cũng đã được dịch ra thành tiếng Trung rồi. Hiện tại là sách bán rất chạy, tôi tin rằng nhất định có thể tìm mua được ở các nhà sách Singapore. Ở trong quyển sách này có hơn 200 tấm hình, chứng tỏ nước ở trong bất kỳ tình trạng nào đều có sự phản ánh, rất đáng để cho chúng ta tham khảo.

Chúng ta biết được sự thật này thì sẽ hiểu được nước ở Thế giới Cực Lạc vì sao tốt như vậy. Tâm của người ở Thế giới Cực Lạc tốt, cho nên đã cảm nước kết tinh đều đẹp đẽ đến cùng cực. Tâm địa thuần tịnh thuần thiện, Phật như vậy, Bồ Tát cũng như vậy, mỗi một người vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì tâm địa đều như của Phật Bồ Tát. Nếu không giống như vậy thì họ không thể vãng sanh, đều không thể nào đi đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc để nhiễu loạn. Làm gì có loại đạo lý này! Đây là ngày hôm qua đã nói với các vị rồi: “Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm”. Người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc Phàm Thánh Đồng Cư Độ hạ hạ phẩm vãng sanh đều là người phát Bồ Đề tâm. Không phát Bồ Đề tâm thì niệm Phật có nhiều hơn, có tốt hơn đi nữa cũng không thể vãng sanh, bởi vì điều kiện để vãng sanh bạn chỉ có một nửa, vẫn còn thiếu mất một nửa. Đạo lý này không thể nào không biết.

“Bồ Đề tâm” thật không dễ hiểu. Tôi trong nhiều năm nay đã dùng mười chữ để nói, vậy thì quá thuận tiện rồi. Nhất định phải áp dụng vào trong cuộc sống thường ngày, phải khẳng định “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”, “nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật”. Đây là những lời mà Phật đã nói trong “Kinh Hoa Nghiêm”, “Viên Giác”. Quả thật Phật không thường nói. Đây là Phật đã nói, còn trong nhà Nho thì nói “nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Chúng ta phải khẳng định rằng con người tánh vốn thiện, hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh. Hết thảy chúng sanh thì phạm vi bao gồm rất lớn, không những là người, chúng ta xem thấy có súc sanh, hữu tình chúng sanh đều có Phật tánh. Chúng ta xem từ trên tánh, thì tâm chân thành của bạn tự nhiên sẽ lưu lộ ra, tâm từ bi cũng sẽ tự nhiên mà sinh khởi, bởi vì thanh tịnh bình đẳng từ bi là tánh đức, ở trong tự tánh vốn có đầy đủ. Trên Kinh Phật thường hay dạy bảo chúng ta ngũ giới thập thiện, giới định huệ tam học, Bồ Tát lục độ, đều là tánh đức mà tự tánh vốn có. Nhà Nho thì nói với chúng ta là luân thường, là bát đức, cũng đều là ở trong tự tánh vốn có đầy đủ. Nếu như chúng ta hiểu được, lại đều có thể tuân thủ, sự tuân thủ này chính là khởi tâm động niệm lời nói việc làm đều có thể tương ưng với đạo đức, tương ưng với tánh đức (tánh đức và đạo đức là như nhau, Phật pháp thì nói là tánh đức còn nhà Nho thì nói là đạo đức), đó mới chân thật là chân thiện mỹ huệ. Vật chất thế giới mà bạn đã cảm được đều hoàn toàn tương ưng với tâm của bạn, chân, thiện, mỹ, huệ (huệ này là sự tràn đầy trí huệ). Thế giới chư Phật như vậy thì Thế giới Cực Lạc cũng là như vậy, cho nên nước ở chỗ họ có tám loại công đức.

Tám loại công đức của nước

Tám loại công đức này trên Kinh thường hay nói đến.

Loại thứ nhất là “Thanh tịnh”, một chút nhiễm ô cũng không có.

Hiện tại sự ô nhiễm của nước ở thế giới này của chúng ta tương đối nghiêm trọng rồi. Ô nhiễm là do con người làm. Nguồn gốc của sự ô nhiễm là gì? Là tham sân si ở trong tập tánh của con người. Tham sân si đã ô nhiễm cái thân thể này của chúng ta, làm mất đi sức khỏe, ô nhiễm hoàn cảnh chung quanh của chúng ta, nói rộng hơn nữa là ô nhiễm cả địa cầu này. Kết quả của sự ô nhiễm chính là thiên tai nhân họa mà mọi người chúng ta đang lo lắng. Thiên tai nhân họa là từ đâu mà đến? Đó là quả báo của sự ô nhiễm. Nói một cách khác, đây là tự làm tự chịu.

Người ở Thế giới Tây Phương không có vọng tưởng, không có phân biệt, không có chấp trước, cho dù là người đới nghiệp vãng sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ, Phật A Di Đà có trí huệ có năng lực, nghiệp chướng tập khí của bạn khi đến Thế giới Cực Lạc sẽ không khởi hiện hành nữa. Tuy là có nhưng không khởi hiện hành, chúng ta thường hay nói là nó không khởi tác dụng. Chúng ta phải nghĩ đến vì sao nó lại không khởi tác dụng? Phiền não tập khí đến Thế giới Tây Phương đều không có nữa là do bên đó có hoàn cảnh quá tốt. Điều này mới là quan trọng nhất. Tôi muốn báo cáo với các vị, đó chính là ngày ngày nghe Kinh, ngày ngày nghe pháp, Phật A Di Đà ngày ngày giảng Kinh thuyết pháp với bạn, thì phiền não của bạn làm sao có thể khởi dậy được chứ? Tại thế gian này của chúng ta, người hiện tại không tính, chỉ nói người đọc sách thời xưa, có người nói là: “Ba ngày không đọc sách Thánh Hiền mặt mũi liền khó coi”. Ba ngày không đọc sách Thánh Hiền tự mình liền nghĩ tưởng lung tung. Vì sao mà mặt mũi chẳng giống ai? Vì trong thân thể bạn từ máu huyết cho đến kết cấu của tế bào đều bị thay đổi. Cũng như chúng ta xem thấy sự kết tinh của nước vậy, sự kết tinh tốt đẹp đều đã không còn nữa. Là do chúng ta quá lơ là qua loa nên nhìn không ra. Người có định công, người có tâm địa thanh tịnh vừa nhìn đã thấy rõ, họ có thể nhìn ra được, họ nhạy cảm hơn mọi người trong chúng ta. Quan sát tỉ mỉ, họ có thể nhìn thấy được, người sơ ý qua loa thì không nhìn ra được.

Bởi vì người ở Thế giới Cực Lạc thanh tịnh cảm được tất cả vạn vật đều thanh tịnh, đó là Tịnh Độ! Không có gì mà không thanh tịnh, là cảnh tùy tâm chuyển.

Thứ hai là nước bên đó “Thanh lãnh”, cũng chính là nhiệt độ của nước vô cùng tương thích, không giống như nước ở bên này của chúng ta, có lúc thì quá nóng, có lúc thì quá lạnh. Nhiệt độ của nước bên đó luôn thích ứng với tất cả chúng sanh. Điều kỳ diệu của sự thích ứng này là nó có thể thích ứng với sở thích khác nhau của từng người. Có người thì thích nước ấm một chút, khi bạn uống nước đó liền thích hợp với khẩu vị của bạn, có người thì thích nước mát một chút, khi họ uống vào nước liền lập tức mát lạnh, nước hoàn toàn biến hóa theo ý muốn của chính mình. Nước của chúng ta ở bên này thì cũng như vậy, nhưng do là bản thân của chúng ta không có công phu, chúng ta không có cách nào để thay đổi được thế giới vật chất. Tâm của người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc có thể tùy theo ý muốn mà thay đổi hoàn cảnh vật chất bên ngoài. Tất cả hoàn cảnh vật chất đều là từ tâm tưởng mà sanh, đều là dựa vào tâm tưởng của mình mà sản sinh ra sự thay đổi, vì thế mà sự thọ dụng của bạn được tự tại, làm sao bạn lại có thể sinh phiền não, làm sao tập khí của bạn có thể hiện hành? Không thể nào. Thật sự như người thế gian này hay nói là tùy theo ý muốn. Tùy theo ý muốn ở tại thế gian này của chúng ta là một loại lý tưởng, là một nguyện vọng mà không thể làm được. Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì làm được. Chân thiện mỹ huệ ở tại thế gian này của chúng ta cũng là một sự hy vọng, căn bản là cũng không có. Tại Thế giới Tây Phương, chân thiện mỹ huệ đã được thực tiễn, tùy theo ý muốn cũng đã làm được rồi. Nguyên nhân căn bản là từ tâm niệm của chính mình. Tâm của chính mình thuần tịnh, hạnh của chính mình thuần thiện.

Thuần tịnh thuần thiện là từ đâu mà có? Từ ngày ngày nghe Phật giảng Kinh. Vì thế các vị đồng tu phải nên biết, Phật giáo là giáo dục chứ không phải là tôn giáo. Tôi tiếp xúc Phật giáo, biết được đó là giáo dục cho nên tôi mới phát tâm học tập. Nếu như đó là tôn giáo thì tôi đã không học rồi.

Giới thiệu tôi bước vào cửa Phật là Giáo sư Phương Đông Mỹ. Tôi học triết học với Ngài, Ngài đem triết học Phật Kinh làm thành bài mục để dạy tôi. Về sau, sau khi tôi tiếp xúc Phật pháp, tỉ mỉ mà nghiên cứu quan sát, thì quả thật đó là giáo dục, Phật giáo không có liên quan gì đến tôn giáo cả.

Mục đích dạy học, phía trước tôi thường nói với các vị ba mục tiêu. Ba mục tiêu này là đối với ba hạng căn tánh của người mà nói. Đối với người thượng căn thì mục tiêu là giúp đỡ họ chuyển phàm thành Thánh, đối với người trung căn thì mục tiêu là giúp đỡ họ chuyển mê thành ngộ, đối với người hạ căn thì mục tiêu là giúp đỡ họ chuyển ác thành thiện, đây là ba mục tiêu giáo dục. Không những Thích Ca Mâu Ni Phật như vậy mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Bồ Tát không có vị nào không như vậy. Việc này chúng ta nhất định phải nên hiểu. Đã là giáo dục thì chúng ta phải nghĩ cách để học môn học này, bạn không đi học thì sao mà được? Bạn nên đem môn học này mà học cho tốt, bạn ngày ngày phải đi học, học môn này không thể thiếu một ngày nào, đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì cũng không có gì khác. Chân thật, lời mà Khổng Lão Phu Tử nói tôi hoàn toàn hiểu được hết, là học! Ngày ngày đều học, vĩnh viễn học không hết. Chúng ta đã đọc thấy ở trong Kinh, không những Phật A Di Đà giảng Kinh thuyết pháp với họ, mà Phật A Di Đà còn khuyến khích mọi người mỗi ngày đi thân cận tất cả chư Phật Như Lai mười phương, Phật A Di Đà rất khuyến khích. Bạn đi thân cận chư Phật Như Lai sẽ được lợi ích. Được lợi ích gì? Được phước được huệ. Bạn đi thân cận Phật, chư Phật mười phương đều đến để thân cận, bạn đi thân cận Phật nhất định phải lễ bái cúng dường, vậy thì việc lễ bái cúng dường đó là tu phước. Phật giảng Kinh thuyết pháp cho bạn nghe vậy thì bạn sẽ khai trí huệ! Vì vậy đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc là phước huệ song tu không bao giờ ngừng nghỉ, phiền não của bạn sẽ không khởi hiện hành. Mười phương vô lượng vô biên, Phật A Di Đà vô cùng từ bi Ngài dùng oai thần bổn nguyện gia trì cho bạn, khiến cho năng lực thần thông của bạn, A Duy Việt Trí Bồ Tát và Thất Địa Bồ Tát là như nhau, là bạn đồng thời có thể hiện vô lượng vô biên thân, có bao nhiêu vị Phật bạn sẽ hiện bấy nhiêu thân, cùng lúc đi bái Phật đi cúng dường, cùng lúc đi nghe pháp, đến khi trở về thì tất cả thân sẽ hợp lại thành một thân để thân cận bổn sư A Di Đà Phật, không phải là đi viếng thăm từng người từng người một, như vậy sẽ mệt lắm, sẽ rất vất vả. Họ có năng lực phân thân, có năng lực hóa thân. Bạn nói xem, như vậy tự tại biết bao. Cho nên Vô Thượng Bồ Đề sẽ rất nhanh chóng thành tựu được. Lão sư của bạn hết thảy đều là chư Phật Như Lai, là những lão sư hàng đầu, Bồ Tát thì là đồng học của bạn, là đồng tham đạo hữu, lão sư đều là chư Phật Như Lai. Cho nên, nếu như chúng ta muốn nhanh chóng thành tựu, bạn không đến nơi này thì còn đến nơi nào nữa? Chúng ta biết được đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật, thì tâm cầu sanh Tịnh Độ của chúng ta sẽ vô cùng khẩn thiết, hết thảy người sự và vật ở thế gian này tự nhiên sẽ tùy duyên, không so đo tính toán nữa, tốt thì rất tốt, không tốt thì cũng rất tốt, dù thế nào thì tâm cũng hoan hỷ. Vì sao chứ? Vì không có liên can với ta, cũng như chúng ta đi du lịch vậy, tìm một nơi nào đó để nghỉ, hôm nay ăn uống gì đó, ngon cũng được không ngon cũng được, vì sao vậy? Tôi ở đây một hai ngày là đi rồi. Thế gian này chỉ là nhà trọ, không phải nơi ở lâu dài. Nơi ở lâu dài là Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Nơi này thọ mạng ngắn ngủi, chỉ cần sinh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì thọ mạng sẽ y như Phật A Di Đà. Phật A Di Đà là vô lượng thọ, bạn đi đến bên đó thì cũng là vô lượng thọ, cho nên sẽ vĩnh viễn không còn sanh tử luân hồi nữa, vĩnh viễn không còn cái mê của sự cách ấm nữa. Pháp môn này gọi là pháp môn một đời thành tựu.

Chúng ta nói đến nước thì nước có nhiều công đức đến như vậy.

Công đức thứ ba là “cam mỹ”, mùi vị của nước ngọt ngào.

Công đức thứ tư của nước là “Khinh nhuyễn”. Không giống như nước ở bên này của chúng ta rất là nặng nề, nước ở bên đó rất nhẹ, cho nên nước của chúng ta thì chảy hướng xuống bên dưới, nước ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có thể chảy hướng lên trên. Nguyên nhân nó chảy lên trên được là nó nhẹ, nhẹ như khí Hydro, nó có thể chảy lên trên cao.

Công đức thứ năm là nước “Nhuận trạch”. Nước của chúng ta bên này cũng nhuận trạch, nghĩa là trơn mượt.

Công đức thứ sáu là “An hòa”. Cái này thì nước của chúng ta không có. Nước chúng ta bên này, nếu như các vị đi đến bờ biển mà xem sóng biển, thì bạn sẽ cảm thấy nó rất nguy hiểm. Còn nước ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì bình lặng không có gợn sóng, bạn lội xuống nước để tắm thì rất là an toàn, bạn sẽ không bị nước nhấn chìm. Vì sao vậy? Vì bạn muốn nước sâu bao nhiêu thì nước sẽ sâu bấy nhiêu theo ý muốn của bạn, nước theo ý người.

Công đức thứ bảy là “Trừ cơ”, nghĩa là làm cho hết đói. Chỗ lợi ích thứ bảy là nước này không những có thể giải khát mà còn có thể “trừ cơ”, nghĩa là làm cho hết đói.

Công đức thứ tám là bạn uống loại nước này sẽ “Trưởng dưỡng chư căn”, mắt tai mũi lưỡi thân ý sáu căn của chúng ta đều nhận được sự bồi bổ. Vì vậy mà lợi ích của nước là rất nhiều, chân thật là những chúng sanh nhiều phước báo, được hưởng thụ trong thời gian lâu dài. Nước không những có thể nuôi dưỡng thân thể, tinh thần, mà nước còn có thể trưởng dưỡng thiện căn. Đây là những công đức mà nước của chúng ta ở đây không có, nhưng cũng không thể nói là không có, bởi vì nước thì đều là như nhau, con người của chúng ta ở đây không có công đức, cho nên nước cũng không có công đức. Người mà có công đức thì nước sẽ có công đức, con người tâm giác ngộ rồi thì nước cũng giác ngộ, xác thực là “cảnh tùy tâm chuyển”, hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh. Khoa học cận đại cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy.

Chúng ta xem Kinh văn: “Hựu kỳ giảng đường tả hữu”.

Cái “giảng đường” này là chỗ dạy học của Phật A Di Đà, các đồng học đều là chư Bồ Tát, trên Kinh thì nói là “chư thượng thiện nhân”. Cổ Đại đức đã nói với chúng ta trong chú giải, thượng thiện này là Đẳng Giác Bồ Tát. Thế gian này của chúng ta muốn gặp một vị Đẳng Giác Bồ Tát quả thật là không dễ dàng, Thế giới Tây Phương Cực Lạc Đẳng Giác Bồ Tát thì quá nhiều, nhiều hơn so với số người đi vãng sanh không biết bao nhiêu lần. Cho nên bạn nghe Phật thuyết pháp, sau đó thảo luận với những ai vậy? Là thảo luận nghiên cứu cùng với các vị Đẳng Giác Bồ Tát. Bạn xem, như vậy thù thắng biết bao. Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền đều là Đẳng Giác Bồ Tát. Kinh này của chúng ta vừa mở đầu đã nói với chúng ta 16 vị Đẳng Giác Bồ Tát tại gia, 16 vị chánh sĩ, “hiền hộ đẳng thập lục chánh sĩ” là những vị Đẳng Giác Bồ Tát tại gia, cho nên chúng ta học Phật tâm phải bình đẳng. Đặc biệt là người xuất gia. Người xuất gia hiện tại thành tựu không bằng người tại gia. Việc này có đạo lý của nó, là đạo lý gì? Xuất gia luôn cao hơn so với tại gia một bậc, đây là tâm ngạo mạn. Ngạo mạn đã làm cho bạn đọa lạc đi xuống. Người tại gia thì sanh tâm cung kính với người xuất gia, tâm cung kính thì lại tương ưng với tánh đức, ngạo mạn thì tương ưng với phiền não. Bởi vì họ không hiểu đạo lý này.

Vì sao mà “Kinh Vô Lượng Thọ” khi vừa mở đầu chỉ nói có vài vị Bồ Tát xuất gia, còn Bồ Tát tại gia thì lại nói đến 16 vị, các vị suy nghĩ xem dụng ý là gì? Phía trước trong khi tôi giảng đã báo cáo qua với các vị rồi, là để cho chúng ta chân thật hiểu được ngay chỗ này không những pháp bình đẳng, trên “Kinh Bát Nhã” các vị đều đã đọc qua: “Các pháp bình đẳng không có cao thấp”, pháp bình đẳng, con người bình đẳng, chúng sanh cũng bình đẳng. Chúng ta nhìn thấy con kiến thì cảm thấy con kiến rất nhỏ, chúng ta thì cao lớn hơn nó nhiều. Có cái tâm không bình đẳng này sanh khởi ra thì đã sai lầm rồi, cho nên bạn học Phật không có sự cảm ứng. Nếu như bạn có tâm bình đẳng, bạn nhìn thấy con kiến liền chắp tay: “Bồ Tát kiến”, vậy thì sẽ khác, bạn liền được thọ dụng.

Hôm qua có vị đồng học đến nói với tôi một sự việc chân thật. Có một hôm ông ở trong nhà bếp của mình thấy có rất nhiều kiến, nếu là trước đây thì ông sẽ giết đám kiến này. Khi nghe được tôi giảng Kinh nói rằng con kiến có thể hiểu lòng người, ông liền thử nghiệm. Ông nói: “Các Bồ Tát kiến à, bây giờ tôi xin thông báo với các vị ngày mai tôi phải quét dọn chỗ này, hy vọng các vị có thể dọn nhà đi, nếu không thì ngày mai các vị sẽ mất mạng đấy”. Đến ngày hôm sau ông đi xem thì thấy không còn con nào hết, thật sự đã dọn đi hết. Rất có đạo lý. Cho nên các vị ở nhà của mình, gặp được một số con như gián, kiến,… thì nhất định không nên giết hại, thành tâm thành ý mà nói thì nó sẽ hiểu. Đến nước mà còn hiểu thì huống gì là động vật có linh tánh. Không có một thứ gì không hiểu, cả vũ trụ, động vật, thực vật, khoáng vật đều là sống không phải chết. Do đó, người học Phật là dùng tâm bình đẳng để đối đãi tất cả người, sự và vật trong vũ trụ. Phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, không nên cho rằng chúng không bằng ta, ta lớn hơn chúng, cái ý niệm như vậy khởi lên là hại chính mình chứ không có hại người khác.

Công phu tu học của chính mình tại vì sao không được đắc lực? Tại vì sao không chuyển được cảnh giới? Muốn chuyển cảnh giới thì trước phải chuyển chính mình. Bản thân bạn vì sao mà không chuyển lại được? Chính là vì tâm bạn không bình đẳng. Tâm không bình đẳng thì không thanh tịnh, không thanh tịnh thì bạn không chân thành. “Tâm Bồ Đề” của bạn, “Tâm Bồ Đề” là chân tâm của bạn. Chân tâm của bạn đã hoàn toàn bị mê mất, không phải không có, là có mà bị mê mất rồi. Sau khi mê rồi thì dùng vọng tâm. Vọng tâm là hư ngụy, là ô nhiễm. Cái ô nhiễm này chính là khởi lên thất tình ngũ dục, là khởi tham sân si. Tâm của bạn là tâm ô nhiễm, tâm cao thấp, cứ luôn cho rằng bản thân cao hơn người khác, người khác đều không bằng ta. Bạn sẽ khởi cái tâm này, như vậy là hoàn toàn trái ngược với chân tâm bổn tánh của chính bạn rồi. Sai là sai ở chỗ này. Thực tại mà nói, nếu như không phải Phật Bồ Tát từ bi dạy bảo chúng ta thì làm sao mà chúng ta biết được. Nghiên cứu của các nhà khoa học thỉnh thoảng phát hiện ra được một chút. Họ phát hiện hiện tượng này, trên thực tế cũng là biết nó như vậy nhưng không biết vì sao lại như vậy. Họ đem cho chúng ta xem thì chúng ta còn hiểu được thấu triệt hơn họ. Chúng ta hiểu được, biết được cái đạo lý vì sao lại như vậy của nó. Chúng ta biết được không những nước có linh tánh, là sống, nó có sự cảm ứng với tất cả mọi thứ, có cảm ứng với ý niệm của chúng ta, cho nên nó cùng với sắc tướng là có cảm ứng, với âm thanh là có cảm ứng. Vậy thì chúng tôi nghĩ rằng vi trần nhất định cũng có cảm ứng, thực vật nhất định có cảm ứng.

Thế giới Tây Phương Cực Lạc vì sao mà mọi thứ đều tốt đẹp vậy? Chúng sanh ngày ngày nghe Phật A Di Đà giảng Kinh thuyết pháp, hết thảy vạn vật đều đang nghe Phật giảng Kinh thuyết pháp, không những đang nghe Kinh mà chúng còn đang niệm Phật. Cho nên Thế Tôn đã nói với chúng ta ở trong một phẩm sau cùng của bộ Kinh này, chúng sanh ở Thế giới Ta Bà này của chúng ta nhĩ căn là lợi nhất. Trên hội Lăng Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù giảng tuyển viên thông, Ngài nói: “Thử phương chân giáo thể, thanh tịnh tại âm văn”.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 279)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 198


Hôm nayHôm nay : 10569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1480197

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43724341

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.