Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 166)

Thứ năm - 19/03/2015 20:39

Các đồng tu! Chúng ta phải chân thật tinh tấn, nếu muốn đạt được chỗ tốt lợi ích chân thật thù thắng của Phật pháp, nhất định phải quên ta. Quên ta bắt đầu làm từ chỗ nào? Đại Thừa thì phương tiện hơn so với Tiểu Thừa, Đại Thừa Phật dạy chúng ta đem ý niệm chuyển đổi lại. Trước khi chưa chuyển, mỗi niệm là vì ta, khởi tâm động niệm quyết định ta là đệ nhất. Hiện tại Phật dạy chúng ta, đem ý niệm chuyển đổi lại, khởi tâm động niệm đều nghĩ đến chúng sanh, quyết không nghĩ chính mình, đem tất cả chúng sanh xếp ở vị trí thứ nhất, ta đến thế gian này chính là để phục vụ tất cả chúng sanh, vì tất cả chúng sanh phục vụ, không phải là vì ta, ta nhất định là người phục vụ, chỉ tận nghĩa vụ không hưởng thụ quyền lợi, hưởng thụ quyền lợi chính là có "ta", quyết không hưởng thụ quyền lợi, chỉ tận nghĩa vụ.

Cư sĩ Hứa Triết làm được, bà khởi tâm động niệm từ trước đến giờ chưa từng vì chính mình, mà đều là vì một số người khổ nạn mà lo nghĩ, bà cả đời vì người già phục vụ, vì người bệnh phục vụ, vì người nghèo cùng khổ nạn phục vụ, từ trước đến giờ chưa từng có ý niệm vì chính mình. Các bạn xem thấy bà ăn, bà mặc, ăn rau xanh, không có dầu muối, người thông thường chúng ta có chịu nổi không? Thân thể của bà khỏe mạnh như vậy, tất cả phối liệu bà đều không dùng đến, ngay đến dầu, muối, nước tương, giấm đều đoạn tuyệt, bà hoàn toàn ăn rau xanh, nhiều nhất là nấu qua nước sôi, không có mùi vị. Bà một ngày ăn một bữa. Quần áo của bà là nhặt từ thùng rác mà có. Hôm đó cư sĩ Lý Mộc Nguyên hỏi bà: “Vì sao bà không may một bộ đồ mới? Tại vì sao phải nhặt trong thùng rác?”. Các vị đã nghe trả lời của bà, bà thường ở chung với người nghèo, ngày ngày giúp những người nghèo này, “ta cần phải trải qua đời sống giống như người nghèo vậy!”. Đây là vì người cùng khổ mà phục vụ. Bạn mặc một bộ đồ mới, đời sống của bạn dồi dào hơn người khác, bạn tiếp cận với họ, thì họ sẽ không bằng lòng tiếp cận bạn. Bà vì chúng ta làm thị hiện, là thị hiện của Phật Bồ Tát. Đây là giáo huấn chân thật, giáo huấn trí tuệ chân thật. Chúng ta xem thấy đời sống của bà, thấy hình tượng của bà, thì phải nên giác ngộ. Người thế gian thông thường lơ là qua loa, không thấy  được biểu pháp. Tôi thấy được chỗ diệu của bà, cho nên tôi tán thán bà là người phú quý chân thật của thế gian, chân thật giàu sang. Bà giàu ở chỗ nào vậy? Giàu ở chỗ đời sống của bà không thiếu kém, nhu cầu đời sống không thiếu đó chính là giàu có, đời sống được rất an vui. Bà quý ở chỗ nào vậy? Đạt được tôn kính tán thán của đại chúng xã hội, đây là quý, tuyệt nhiên không phải phú quý của thế tục. Phú quý thế tục thì có tiền là phú, có địa vị là quý, bà không có tiền tài, bà cũng không có địa vị, phú quý của bà là phú quý chân thật. Phú quý của người thế gian là giả, vì sao vậy? Khi tiền tài của họ, địa vị của họ tiêu mất rồi thì không có người qua lại với họ. Không như cư sĩ Hứa, phàm hễ qua lại với bà, đó đều là thật tâm, đều là có thành ý, quyết định không phải hư ngụy.

Cho nên, phải biết được quang minh là tự tánh vốn đủ. Thế giới Phật như vậy, thế giới của chúng ta, từ trên lý luận mà nói, cũng phải nên như vậy. Quang minh bị mất đi, thực tế mà nói là bởi vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước (ở trong Phật pháp gọi là kiến tư, vô minh) che mất, chỉ cần đem thứ này trừ bỏ đi, quang minh của tự tánh lập tức liền hồi phục.

“Lệ” là quang lệ, hoa lệ.

"Hình sắc thù đặc", "hình" là hình trạng, "sắc" là nhan sắc. Hình trạng và sắc thái của tất cả vạn vật đều rất hoa lệ. Chúng ta ở trên lý luận mà suy tưởng, đương nhiên không cách gì hoàn toàn tiếp cận sự thật, ít nhiều có thể có được một ít tiếp cận. Đây là tâm tư của chúng sanh mười pháp giới không như nhau, nhân duyên quả báo không đồng nhau. Cư dân trong Phật quốc độ này, hết thảy người vãng sanh đến Thế giới Tây Phương, cư dân của Thế giới Cực Lạc tâm địa thanh tịnh lương thiện, quả báo cảm được đương nhiên là thù thắng.

"Cùng vi cực diệu, vô năng xưng lượng". Tốt đẹp ở chỗ này, nói không hết lời. Tóm lại mà nói, họ ở bên đó cho dù cực kỳ vi tế, chúng ta nói nhỏ đến không tính kể, đều tương ưng với tánh đức, đều không có chướng ngại, cho nên là "cùng tận vi diệu chi cực". Cổ đức nói ở trong chú giải, tất cả hình tướng này đều từ tâm thanh tịnh hiển lộ ra, từ chân tâm tự tánh lưu lộ ra. Lời nói này là chính xác. Thế giới của chúng ta ngày nay, mọi người đều biết, địa cầu đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, hoàn cảnh sinh thái tự nhiên bị phá hoại. Đây là gì vậy? Văn minh vật chất khoa học ngày nay đã mang đến tác dụng phụ. Chúng ta hưởng thụ một chút khoa học kỹ thuật này, bạn phải biết cái giá mà ta phải trả là quá lớn. Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát, mới biết được cái được không bằng mất, cái chúng ta thu được thì cực kỳ nhỏ, tổn hại đối với chúng ta thì quá nghiêm trọng, người chân thật có trí tuệ thì không làm việc như vậy.

Từ ngay chỗ này tôi muốn nói với các bạn, những khoa học kỹ thuật ngày nay, người Trung Quốc có từ chỗ này mà khởi lên ý niệm hay không? Có, đã có từ thời triều Hán. Chúng ta xem thấy ở trên sách sử, thời Đại Vương Mãn đã có người nghĩ đến học phi hành, chính là hiện tại gọi là dù lượn, máy bay dù lượn. Thời đại Tam Quốc ghi chép được rất rõ ràng, Gia Cát Lượng phát minh ra trâu gỗ ngựa nước, cơ khí hóa vận chuyển. Vì sao người Trung Quốc, đối với những khoa học kỹ thuật này không truyền lại cho đời sau mà lại đem nó hủy đi? Chúng ta hiện tại liền rõ, nếu như chúng ta ở trong hai ngàn năm trước đã phát minh ra khoa học kỹ thuật, thì hiện tại thế giới sớm đã không còn, sớm đã hủy diệt mất. Khoa học kỹ thuật phát triển đến một trình độ tương đối, kết quả là thế giới sẽ hủy diệt, trong thánh Kinh của người nước ngoài gọi là ngày tàn của thế giới. Ngày tàn của thế giới là lúc nào? Khi khoa học kỹ thuật đạt đến đỉnh cao chính là ngày tàn của thế giới. Người Trung Quốc có trí tuệ, không hy vọng ngày tàn của thế giới sớm hiện tiền, cho nên người xưa chúng ta không làm việc này, ngày tàn của thế giới người nước ngoài làm. Do đây có thể biết, đây là trí tuệ chân thật. Khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm phải có trách nhiệm đối với lịch sử, phải gánh lấy trách nhiệm an nguy đối với hết thảy xã hội. Người nước ngoài không có quan niệm này, chúng ta thì có. Từ ngay chỗ này chúng ta chân thật thể hội được người xưa Trung Quốc thông minh, chân thật có trí tuệ, cho nên chúng ta có tiền đồ, tổ tông tích lũy công đức quá dày nên nhất định có hậu báo.

Trung Quốc mấy trăm năm gần đây bị rất nhiều khổ nạn là do nguyên nhân gì? Trái ngược lại với giáo huấn của tổ tông, nên mới bị khổ nạn. Trái ngược với giáo huấn của Phật Bồ Tát, bạn không tin tưởng nên làm những việc trái ngược, tạo tác tội nghiệp cảm được ác báo, nhân tố chính là như vậy! Tổ tông chúng ta đều là dạy chúng ta tu thiện tích đức, giáo huấn của Phật Đà thì càng chu đáo, càng cẩn mật, đều không ngoài dạy chúng ta tu từ căn bản. Căn bản là gì? Ngay chỗ khởi tâm động niệm, đây là căn bản. Một người nhất định phải giữ tâm thiện, phải đầy đủ thiện niệm, thiện hạnh. Tiêu chuẩn của thiện ác nhà Nho có, nhà Nho là luân thường bát đức, đây là tiêu chuẩn thiện ác của nhà Nho. Tiêu chuẩn của Phật pháp là năm giới mười thiện. Thánh nhân dạy người đều rất là đơn giản rõ ràng, dễ dàng nhớ, dễ dàng học. Nếu như chúng ta không tin, không chịu nỗ lực học tập, cái khổ nạn này chính mình phải gánh chịu.

Cho nên, thế giới Phật (thông thường trên Kinh Đại Thừa gọi là Pháp Giới Nhất Chân) cùng mười pháp giới không như nhau. Pháp Giới Nhất Chân do tâm thanh tịnh biến hiện ra, còn trong mười pháp giới tâm đều không thanh tịnh, thế nhưng mười pháp giới khác biệt rất to, rất lớn. Nếu như bạn tỉ mỉ mà quán sát, hiện tại bạn có thể thấy ra được pháp giới người, pháp giới súc sanh, còn các cõi khác thì bạn không thấy ra được. Tuy là bạn không thấy được, nhưng có lúc ở trong mộng sẽ xuất hiện cảnh giới này, bạn mộng thấy thiên thần, mộng thấy địa ngục, mộng thấy ngạ quỷ, bạn cảm thấy hoàn cảnh đời sống đó rất khủng khiếp. Những hoàn cảnh đó chúng ta tạm thời không nói, chúng ta quán sát hoàn cảnh đời sống của súc sanh và hoàn cảnh đời sống của con người làm một sự so sánh tỉ mỉ, ở trong đây bạn sẽ không khó phát hiện ra. Cảnh tùy tâm chuyển, đạo lý và chân tướng sự thật này, chúng ta cùng tỉ mỉ mà quán sát. Hoàn cảnh đời sống của súc sanh, y báo của chúng là tùy theo chánh báo chuyển, biến hiện ra. Có thể từ chỗ này mà thể hội, chúng ta có thể dẫn ra mở rộng, biết được pháp giới trời so với pháp giới người thù thắng. Người Trời Dục Giới xem thấy chúng sanh cõi người chúng ta cũng giống như bạn xem thấy súc sanh vậy. Chúng ta ở nơi đây xây một tòa nhà cao đã cảm thấy rất là cừ khôi, thế nhưng họ xem thấy đó chỉ là một tổ kiến. Đích thực là như vậy. Bạn xem người Trời Đao Lợi, một ngày của Trời Đao Lợi là nhân gian chúng ta 100 năm. Người Trời Đao Lợi xem thấy nhân gian chúng ta thọ mạng dài bao lâu? Thọ mạng của chúng ta dài 100 năm thì Trời Đao Lợi chỉ mới một ngày. Số lượng người không sống được đến 100 tuổi thì quá nhiều, người Trời Đao Lợi xem thấy chúng ta thật đáng thương, thọ mạng ngắn như vậy, chỉ mấy giờ đồng hồ thì không thấy. Nếu như lên đến Trời Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc thì càng cao, một ngày của Trời Đâu Suất là nhân gian chúng ta 400 năm. Họ xem thấy những chúng sanh này của chúng ta làm sao mà không đáng thương? Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại thì càng không cần phải nói, hướng lên trên còn có sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, tầng trên thù thắng hơn tầng dưới.

Các vị phải nên biết, tại vì sao có thể sanh thiên? Ở trên Kinh Phật nói với chúng ta, họ ở cõi người cả đời đã tu thượng phẩm mười thiện nên sanh đến Trời Đao Lợi, người không tu thiện thì làm sao được? Trời Đao Lợi hướng lên trên mà đi, thượng phẩm mười thiện còn phải thêm vào sức định. Sức định này là tâm thanh tịnh, định này tuyệt nhiên không phải tu thành. Trên Dục Giới có bốn tầng: Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại Thiên. Bốn tầng này nhà Phật gọi là "chưa đến định", họ đích thực là có định, thế nhưng công phu định chưa đủ, tuyệt nhiên chưa tu được viên mãn. Nếu như sức định tu được viên mãn rồi, họ liền đi đến Trời Sắc Giới, họ liền không ở Dục Giới. Sự việc này cũng không dễ gì thể hội được. Giả như chúng ta dùng cách thi cử của trường học cho điểm số để làm thí dụ, các vị sẽ dễ hiểu một chút. Thí dụ nói thành tích thông thường là 60 điểm thì đạt chuẩn, tu định có 60 điểm mới có thể đến được sơ thiền, thành tích của họ chỉ có 20 điểm, chỉ có 30 điểm, 40 điểm, 50 điểm, đều không đạt chuẩn, họ liền rơi vào đâu? Rơi vào Trời Dạ Ma, Trời Đâu Suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại, vì không đạt chuẩn. Nếu đạt chuẩn chính là sơ thiền, sơ thiền thì 60 điểm, nhị thiền thì 70 điểm, tam thiền thì 80 điểm, tứ thiền 90 điểm, thí dụ như vậy thì các vị tương đối dễ hiểu một chút.

Sức định có cạn sâu không như nhau, cho nên chánh báo của họ không tương đồng, thân thể chánh báo cao to, trên thân người trời đều có ánh sáng, không chỉ có ánh sáng mà còn có mùi hương, hương quang trang nghiêm. Trong tâm người phàm chúng ta không thanh tịnh, cho nên không có ánh sáng, mùi vị rất khó ngửi. Tại vì sao mùi vị khó ngửi vậy? Mùi vị này là mùi vị của ô nhiễm. Vừa rồi mới nói, chân tâm của chúng ta đều là tốt, không hề khác gì với chư Phật, trong tâm của Phật đựng hương thơm, cho nên phát ra rất là dễ ngửi, trong tâm chúng ta thì đựng rác rưởi, cho nên mùi vị rất khó ngửi. Sau khi bạn giác ngộ, không còn đựng rác vào trong tâm nữa, phải đem rác rưởi ở trong tâm chúng ta trừ bỏ đi. Rác rưởi là gì? Tham-sân-si-mạn, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tự tư tự lợi, là những thứ xấu này. Chư Phật Bồ Tát không cần rác rưởi, chúng ta lại đem nó xem thành bảo bối, chấp trước kiên cố không chịu buông xả, bạn nói xem còn có cách nào không? Đây là tuyệt đại sai lầm, cho nên chúng ta cảm được thế giới này rất không tốt.

Vào thời xưa, có Thánh Hiền nhân giáo hóa, còn có không ít người tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền nhân, nỗ lực đoạn ác tu thiện, cho nên vào lúc đó hoàn cảnh y báo vẫn còn rất tốt, lòng người hậu đạo, lương thiện. Hiện tại càng là quốc gia phát triển, càng là đô thị văn minh thì lại càng dơ bẩn, ô nhiễm. Một số bộ lạc thôn trang còn nguyên thủy chưa khai hóa còn có thể giữ được vẻ đẹp của tự nhiên, những nơi đó tuy rất là lạc hậu, thế nhưng lòng người thuần phát, hoàn cảnh đời sống của họ là thiên chân, khi chúng ta đi thăm viếng tiếp xúc, cảm thấy rất là đáng yêu. Từ ngay chỗ này, chúng ta dần dần hiểu ra, giác ngộ rồi. Phật ở trên Kinh giảng những đạo lý này, chúng ta có thể hiểu, có thể thể hội được, hoàn cảnh đời sống vật chất của cõi nước Phật đích thực là tự nhiên của tánh đức lưu lộ ra. Người xưa nói: "Nhất nhất giai thị viên minh cụ đức". Viên là viên mãn, quang là quang minh, đều là tánh đức tự nhiên lưu lộ ra. Cho nên, Phật vì chúng ta giới thiệu ở trên Kinh, ở nơi đó mọi thứ đều là chân thường, chân thường thường trụ không thay đổi, thọ vĩnh viễn là lộc, quyết không phải là rơi rụng, quyết không phải là khô cứng, cũng không cần phải có người đi chăm sóc. Những sự việc này nói với chúng ta, chúng ta đều cảm thấy rất không thể nghĩ bàn, thế nhưng phải chân thật thể hội được tánh đức lưu lộ ra thì bạn sẽ không khó mà lãnh ngộ.

Phật ở trên "Kinh Lăng Nghiêm" thường hay nói với chúng ta "thường trụ chân tâm". Câu nói này quan trọng. Thường trụ, vĩnh hằng bất biến thì gọi là thường. Thế gian này của chúng ta là vô thường, cõi nước chư Phật là chân thường, thật, không giả, thường, không thay đổi. Người của Thế giới Tây Phương đều vô lượng thọ, dung mạo của người Thế giới Tây Phương vĩnh viễn không thể thay đổi. Không như thế gian này của chúng ta, con người chúng ta ngày một càng già yếu hơn, có thay đổi, Thế giới Tây Phương Cực Lạc không thay đổi. Khi vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc là hóa sanh, quyết không phải sanh đến đó là đứa bé từ từ mà lớn lên, nếu như vậy thì xong rồi, thì có thể thay đổi rồi. Bất cứ vật nào, động, thực vật ở Thế giới Tây Phương đều không có sanh-lão-bệnh-tử, không có sanh-trụ-dị-diệt, thế giới cũng không có thành-trụ-hoại-không, điều này không thể nghĩ bàn. Tại vì sao vậy? Từ tự tánh biến hiện ra. Ở bên đó trong nhà Phật gọi là "pháp tánh độ", những cõi nước này trong mười pháp giới gọi là "pháp tướng độ". Tướng sẽ đổi, còn tánh không biến đổi. Tâm người ở bên đó là thường trụ chân tâm, cho nên cảnh giới biến ra là thường trụ Tịnh Độ. Lòng người của chúng ta ở bên đây sát na sát na đang thay đổi, một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy, niệm trước diệt, niệm sau liền sanh, vọng niệm mãi mãi không ngừng, cảm thọ của chúng ta là hoàn cảnh như thế này. Trong đây đều có đạo lý, đạo lý chân thật, chúng ta luôn phải làm cho rõ ràng, luôn phải làm cho minh bạch. Vì sao vậy? Nếu không rõ ràng, không tường tận đạo lý thì bạn không cách gì tin tưởng, luôn là có nghi hoặc.

Phật vì chúng ta giảng Kinh nói pháp 49 năm, mục đích là giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, tin tưởng chính mình có Phật tánh, tin tưởng chính mình vốn dĩ là Phật. Phật 49 năm vì chúng ta giảng Kinh nói pháp cũng không ngoài mục đích nhằm tiết lộ cho chúng ta cái tin tức này. Chúng ta chân thật làm cho rõ ràng tường tận rồi, tin tưởng chính mình, sau đó làm thế nào quay đầu. Quay đầu là bờ. Chúng ta quay đầu từ chỗ nào? Trước tiên từ ba ác đạo quay đầu, đây là Phật dạy cho chúng ta giai đoạn thứ nhất. Sau đó từ sáu cõi quay đầu lại. Sau cùng dạy cho chúng ta từ mười pháp giới quay đầu lại, vậy thì làm Phật rồi, chúng ta mới quay về đến Pháp Giới Nhất Chân. Ba lần quay đầu, quay đầu là bờ. Có một số người nói ba lần quá phiền não, thời gian quá dài, chúng ta không đợi kịp. Nếu bạn không đợi kịp, vậy thì pháp môn này, bộ Kinh này chính là dạy bạn một lần thì quay đầu, tổng quay đầu, không cần trải qua ba lần. Đây là sự thù thắng của Tịnh tông. Pháp môn này do A Di Đà Phật đề xướng, A Di Đà Phật khai mở ra. Ngài khai mở pháp môn này có phải là thật không? Nếu không giống với chư Phật đã nói, pháp môn mà chư Phật dạy người là ba lần quay đầu, Ngài dạy một lần thì làm xong rồi, cho nên pháp môn này gọi là pháp môn khó tin, thế nhưng nó đích thực có lý luận căn cứ. Đạo lý này là gì? Phật ở trên Kinh luận thường hay nói: "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh", chính là căn cứ vào đạo lý này. Nếu như bạn ngày ngày nghĩ Phật, ngày ngày niệm Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói: "Ức Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai, tất định kiến Phật". Kiến Phật chính là làm Phật. Căn cứ chính là đạo lý này. Các bạn đồng tu nhất định phải biết, chúng ta nghĩ cái gì thì biến ra cảnh giới đó. Tu hành của nhà Phật rất xem trọng quán tưởng. Quán tưởng là pháp môn tổng trì tu học của nhà Phật, tám vạn bốn ngàn pháp môn đều không rời khỏi quán tưởng. Bạn nghĩ cái gì liền hiện cái đó, đều là ở trong một niệm. Tưởng cái thân này là ta, bạn liền chắc chắn không thoát khỏi thân luân hồi. Sự việc này thì phiền phức. Cho nên, các bạn nghĩ trời thì sanh thiên. Có rất nhiều tôn giáo niệm trời trong sáu niệm của nhà Phật. Họ nghĩ thần, họ kính thần, kính Thượng Đế, nghĩ Thượng Đế thì tương lai họ sẽ sanh thiên.

Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo, họ niệm Đại Phạm Thiên thì sanh Đại Phạm Thiên. Trời có rất nhiều tầng thứ, nghĩ cõi trời nào thì họ sanh cõi trời đó. Ở trong nhà Phật chúng ta, học phái Pháp Tướng Duy Thức nghĩ đến Trời Đâu Suất, nghĩ đến Bồ Tát Di Lặc, tương lai vãng sanh đến Nội viện Đâu Suất. Đây chẳng phải là đang nói rõ "tất cả pháp từ tâm tưởng sanh" hay sao? Nếu như chúng ta muốn “tài, sắc, danh, thực, thùy” thì phiền phức rồi, nghĩ đến thứ này thì tâm tham liền hiện tiền, tham sân si hiện tiền. Nghĩ đến “tài, sắc, danh, thực, thùy” là tham sân si. Tham sân si quả báo ở đâu vậy? Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh! Tràn đầy trong não của họ là những ý niệm này, họ chính là chúng sanh của ba đường, tương lai thọ mạng đến rồi, đời sau họ đi đến nơi nào? Đi đến ba đường ác. Bạn nói xem, thật là đáng sợ đến như vậy. Chư Phật Bồ Tát thị hiện cho chúng ta đều là viễn ly hưởng thụ năm dục sáu trần, buông xả danh vọng lợi dưỡng, quyết không tham trước, hiện thân nói pháp, làm tấm gương cho chúng ta xem.

Chúng ta xem qua các tôn giáo khác, họ là giáo chủ sáng giáo, họ là những người tu hành trong tôn giáo, là sứ giả của thần, thị hiện ra cùng chư Phật Bồ Tát của nhà Phật, A La Hán gần như không khác chút nào, họ đều có thể buông xả danh vọng lợi dưỡng, đều có thể buông xả năm dục sáu trần, cho nên đời sống của họ cũng trải qua được rất thanh khổ, trong Thiên Chúa giáo và Ki-Tô giáo gọi là "thần bần". Như thế nào là thần bần? Cư sĩ Hứa Triết đã thị hiện ra cho chúng ta thấy "thần bần", đời sống vật chất của bà rất thanh khổ, nhưng đời sống tinh thần thì rất an vui. Ở trong lịch sử Trung Quốc có ghi chép, học trò của Khổng Lão Phu Tử là Nhan Hồi trải qua đời sống cũng là thần bần. Những đại Thánh đại Hiền này làm ra tấm gương cho chúng ta, chắc chắn là tấm gương tốt.

Bạn phải nên biết tông chỉ giáo học của Phật pháp là dạy chúng ta lìa khổ được vui. Hai chữ khổ vui này người nhận biết không nhiều, người thông thường cho rằng cái gì là vui? Mỗi ngày có hưởng thụ năm dục sáu trần, đây gọi là vui, nếu như không có hưởng thụ năm dục sáu trần thì không vui. Đây là tư tưởng sai lầm của phàm phu, không phải kiến giải của Thánh Hiền nhân. Thánh Hiền nhân thấy được rõ ràng. Bạn hiện tại mỗi ngày thọ khoái lạc của năm dục sáu trần, bạn có thể hưởng thụ được mấy ngày? Cái vui này bạn hưởng thụ xong rồi thì làm sao? Cái vui này hưởng xong rồi liền đọa vào trong ba đường chịu khổ. Cái vui này là giả không phải là thật, thọ mạng của bạn ở thế gian này rất ngắn ngủi, bạn hưởng phước có thể hưởng được mấy ngày? Một năm 360 ngày, tính bạn sống đến 100 tuổi cũng chẳng qua là ba vạn sáu ngàn ngày. Bạn nhất định phải giác ngộ. Ba vạn sáu ngàn ngày, trừ mỗi ngày đi ngủ hết tám giờ đồng hồ ra là đã trừ mất đi một phần ba rồi; nếu bạn ăn cơm, nếu bạn làm việc thì lại trừ đi một phần ba nữa, lưu lại thời gian chân thật có thể hưởng lạc quá ít, không đáng kể! Nếu bạn muốn được hưởng thụ này, tương lai gặp phải nhiều kiếp luân hồi khổ báo, được không bằng mất, một chút thọ dụng của năm dục sáu trần này, bạn phải bỏ ra cái giá quá đắc. Phàm hễ người có đầu óc rõ ràng một chút, tỉ mỉ mà tính xem cái sổ này, quyết không làm cái việc khờ này.

Ngày trước đi học, mục đích của người đi học là gì? Rõ lý. Mong muốn của người đi học là hiểu rõ những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, sau đó mới có thể cầu được phước báo chân thật vĩnh hằng của chính mình. Đây là người đi học rõ lý. Người hiện đại không đọc sách Thánh Hiền, họ đọc sách gì vậy? Đọc sách yêu ma quỷ quái. Sách của yêu ma quỷ quái nội dung là gì? Tăng thêm tham-sân-si của bạn, tăng thêm tà tri tà kiến của bạn. Sách của yêu ma quỷ quái không tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền nhân, mà tiếp nhận giáo huấn của yêu ma quỷ quái, một người tương đối tốt thì lại biến thành yêu ma quỷ quái. Quả báo của yêu ma quỷ quái là ở ba đường ác, không ở cõi người. Cho nên vừa mất thân người, có được lại thân người thì quá khó, vô cùng khó. Những sự thật này chúng ta đều cần phải rõ ràng, cần phải hiểu rõ.

Văn tự ngôn ngữ trong Kinh tuy không nhiều, nhưng nghĩa lý cảnh giới không có cùng tận, may mà ở trong đại Kinh, nơi nơi đều có giới thiệu. Đây là giáo học từ bi của Phật không ngừng lặp lại, làm sâu thêm ấn tượng của chúng ta, để chúng ta mỗi giờ mỗi phút có thể nghĩ đến được, có thể nhớ đến được, chuyển biến cảnh giới của chúng ta. Chúng ta không sợ lặp lại, lặp lại càng nhiều càng tốt.

"Vô năng xưng lượng",  đây là nói y chánh trang nghiêm của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, nói không cùng tận. Phía sau nêu lên mấy thí dụ: "Kỳ chư chúng sanh, tuy cụ thiên nhãn". Câu "kỳ chư chúng sanh" là nói người của Thế giới Cực Lạc, người của Thế giới Cực Lạc sanh ở trong hoàn cảnh đó, muốn đem cái hoàn cảnh đó miêu tả giới thiệu tường tận với bạn, họ cũng làm không được. "Tuy cụ thiên nhãn", thiên nhãn của người Thế giới Tây Phương thật không ai bằng, không phải người thông thường có thể so sánh, thiên nhãn của họ gần như là không khác gì với Phật. Chúng ta đọc được ở trên Kinh: "Thiên nhãn đồng thị, thiên nhĩ triệt thính", phạm vi đó là tận hư không, khắp pháp giới. Lấy cái năng lực như vậy, nếu muốn biện biệt vạn sự, vạn vật của Thế giới Tây Phương, hình trạng, màu sắc, ánh sáng, tướng trạng, danh tự, số mục đều không đạt được, nói không cùng tận. Lời nói này chúng ta có thể tin tưởng, vì sao vậy? Chúng ta không cần nói gì khác, các vị người Singapore ở tại Singapore này, hôm nay tôi muốn hỏi các vị: “Tất cả người sự vật trong nơi nhỏ của Singapore này, các vị có thể giới thiệu cho tôi một cách rõ ràng hay không?”. Bạn cũng không nói được rõ ràng. Chỉ là một nơi nhỏ thế này, chúng ta đều không cách gì nói được rõ ràng, không cách gì phân biệt được. Chúng ta đến vườn động vật, đến vườn thực vật xem, có rất nhiều tên của động thực vật chúng ta không thể nêu ra được, còn phải tìm chuyên gia đến để giới thiệu. Vậy đương nhiên người của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, trí tuệ, thần thông, đức năng của họ có thể nói đều là tiếp cận viên mãn, nhưng Thế giới Cực Lạc là từ ngay trong tự tánh Di Đà viên mãn lưu lộ ra, nên họ không có năng lực giới thiệu. Việc này chúng ta tin tưởng! Họ tuy là được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì, trí tuệ, thần thông, đức năng gần giống với Phật, thế nhưng họ tuyệt nhiên chưa thành Phật, cho nên họ cũng chỉ có thể giới thiệu được một bộ phận, không cách gì hoàn toàn giới thiệu ra hết cho chúng ta.

"Cập tổng tuyên thuyết giả, bất thủ chánh giác", đây là A Di Đà Phật ở chỗ này đã phát ra bi nguyện, vì chúng ta nói rõ những chân tướng sự thật này.

Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta chỉ giảng đến đây.

A Di Đà Phật.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 166)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 206


Hôm nayHôm nay : 23113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 972325

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43216469

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.