Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Giáo dục - Đạo đức

BÁC SĨ TRƯƠNG TÚ MẪN SÁM HỐI VỀ VIỆC NHẬN TIỀN PHONG BÌ

Thứ tư - 03/08/2016 22:41

Trước khi bắt đầu việc báo cáo với mọi người, tôi xin hỏi các vị quan khách ở đây một vấn đề. Xin hỏi: “Trong số các vị ở đây có bao nhiêu người đã từng đưa tiền phong bì cho bác sĩ rồi, xin mời giơ tay?”. “Được rồi, xin mời bỏ tay xuống!”. Thật sự, mỗi lần tôi đến mỗi thành phố, khi hỏi đến vấn đề này đều thấy mọi người tại khán đài giơ tay rất nhiều, trong lòng tôi rất hỗn loạn. Dù đã rất sám hối nhưng tôi cũng rất đau lòng, đồng thời cũng đã kiên định được tôi ở trên bục giảng này nói ra quyết tâm của mình. Chỉ cần trên khán đài vẫn còn một người giơ tay thì tôi sẽ còn ở trên giảng đài mãi mãi nói ra vấn đề này. Xin cảm ơn mọi người!

Tôi đến từ Liêu Ninh, là một bác sĩ khoa nội, làm việc được 18 năm. Tôi đã phải trải qua một khoảng thời gian để phản tỉnh chính mình, bởi vì nhiều năm trước tôi đã nhận tiền phong bì, vả lại tôi còn nhận tiền trích phần trăm và tiền chiết khấu. Thật lòng mà nói, cảm giác đếm tiền khi đó thật sự rất vui sướng, nhưng việc đó khiến tôi tuyệt đối không ngờ tới chính là nó đã đem lại cho tôi những tai họa về sau không thể nghĩ tới, khiến cho cuộc sống của tôi trở nên đau khổ vô cùng.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi tiếp xúc với sự việc này là vào một buổi chiều, khi đó chỉ có một mình tôi ở trong phòng khám bệnh. Vào lúc này, có một cô đại diện về y dược của Công ty dược phẩm nổi tiếng trên cả nước đến. Sau khi cô bước vào, đã đưa cho tôi một phong bì bên trong là tiền. Cô ấy nói với tôi: “Bác sĩ Trương à! Phiền cô hãy kê toa thuốc công ty chúng tôi sản xuất nhiều. Thuốc của công ty chúng tôi có những gì đang ở bệnh viện của cô, cô nhất định phải kê nhiều loại nhé. Tôi nhất định sẽ không để cô vất vả vô ích đâu, giữa chúng ta có thể nói là đôi bên đều cùng có lợi”. Sau khi tôi nghe cô ấy nói những lời này xong, tôi giở xem phong bì và suy nghĩ: “Cô nghĩ đem một chút tiền này đến mà muốn sai khiến tôi hay sao. Hơn nữa, nếu như tôi vì một chút tiền này mà tôi xảy ra chuyện gì thì không đáng để bỏ công rồi. Cô làm như vậy thì khác nào là hại tôi”.

Lần thứ nhất, thật sự tôi không có nhận, nhưng mà sau khi người này đi về rồi thì tôi bắt đầu động tâm. Tôi nghĩ: “Tại sao lại không nhận, không nhận thì uổng phí, uổng phí thì ai mà không nhận, nhận rồi thì cũng như không nhận”. Sau khi tôi có cách thay đổi suy nghĩ như vậy thì tôi bắt đầu nhận lần thứ nhất, lần thứ hai. Khi mới bắt đầu, bản thân tôi cũng cảm thấy có chút hổ thẹn, có tâm sợ hãi, cảm thấy nhục, lo sợ bất an, trốn trốn tránh tránh, hoang mang lo lắng, cứ phải len lén, nhưng dần về sau thì lại bắt đầu tâm an lý đắc, cảm thấy việc này rất bình thường, là việc mà tôi đáng được. Nhưng mà tôi không biết là khi tôi đưa tay ra lấy những đồng tiền bất chính, bất nghĩa này, trong một khoảnh khắc thì cũng đã trồng xuống một cái nhân ác cho tôi về sau. Tôi cũng là từ một người thiên thần áo trắng lại trở thành một con ma tham lam. Từ đây về sau, khi tôi nhìn thấy bệnh nhân xuất hiện ở trước mặt, tôi đã không còn nhiệt tình đối với bệnh tình của bệnh nhân, thậm chí có lúc có thể nói là lạnh nhạt, thờ ơ khi nhìn thấy bệnh nhân. Trước tiên, tôi sẽ quan sát đánh giá bệnh nhân, xem hành vi, lời nói, cử chỉ, ăn mặc, trang sức của họ, từ đó biết được họ là đi xe đạp tới, ngồi xe buýt tới, hay là lái xe hơi tới. Sau đó, tôi có thể phán đoán ra được thân phận của người bệnh nhân này như thế nào. Tôi đều có thể phán đoán được bạn là nông dân, là công nhân, là ông chủ doanh nghiệp hay là cán bộ nhà nước, và tính ra được có thể kiếm được bao nhiêu từ bệnh nhân này. Tôi cũng từ bệnh nhân này có thể kiếm được bao nhiêu tiền chiết khấu. Khi đó, việc mà tôi suy nghĩ không phải là làm sao để xác định ra phương án chữa trị tốt nhất, mà tôi suy nghĩ chính là làm thế nào để có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ trên người của bệnh nhân. Vả lại, lúc đó bản thân tôi cũng không giống như một bác sĩ, tôi cảm thấy bản thân mình giống như là một người thầy coi tướng đoán mạng thì đúng hơn.

Để bệnh nhân tiếp nhận việc này thì tôi đề nghị dùng những loại thuốc nào, giả bộ ra vẻ để nói với bệnh nhân: “Bạn hãy đi tìm loại thuốc này, tìm được thì hãy đến chỗ của tôi. Tôi sẽ viết lên hộp thuốc nói cho bạn cách dùng như thế nào, đề phòng việc bạn sẽ dùng sai”. Tôi sở dĩ làm như vậy hoàn toàn vì trong lòng đã có sự tính toán, xem bệnh nhân này có chấp nhận được hay không loại thuốc mà tôi giới thiệu. Loại thuốc tôi giới thiệu này rốt cuộc thì có đem lại tiền cho tôi không? Những bác sĩ khác mà làm như vậy, phục vụ như vậy là vì có lòng nhân ái, còn tôi làm như vậy hoàn toàn là vì bản thân tôi, vì lợi ích riêng, theo đuổi lợi ích. Có thể nói, giá trị quan của tôi khi đó đã hoàn toàn sai lệch, giá trị tôn nghiêm của việc làm người càng không cần phải nói đến. Lương tri đạo đức của một bác sĩ hoàn toàn mất đi, đã đánh mất chính mình khi lợi ích ở ngay trước mắt, mất đi ranh giới đạo đức làm người. Khi đó, đạo đức của tôi giảm nhỏ xuống bằng với cái hộp thuốc mà tôi giới thiệu cho bệnh nhân để lấy chiết khấu. Bây giờ tôi nghĩ lại cảm thấy mình khi xưa thật là đáng chê cười, đáng ghét và xấu hổ, cũng thật đáng thương.

Hôm nay, tôi có đem đến một số tài liệu, là một số tuyên ngôn của y bác sĩ. Mỗi người theo ngành y như chúng tôi, khi ở cương vị là y bác sĩ thì chúng tôi phải tuyên đọc bài tuyên ngôn này. Bây giờ xin mọi người cho phép tôi đọc ra cho tất cả được nghe.

Tuyên ngôn của thầy thuốc

Kể từ ngày được phê chuẩn cấp phép làm công việc trong ngành y thì phải cống hiến cả đời mình cho chủ nghĩa nhân đạo. Đối với Ân sư phải bày tỏ lòng cảm tạ và tôn kính. Phải dùng lương tâm và sự tôn nghiêm để theo đuổi công việc thực tiễn y học, phải đem sức khỏe và sinh mạng làm thành mối quan tâm hàng đầu, giữ gìn bảo vệ truyền thống vinh dự và cao cả của chức nghiệp ngành y. Đối với nhân loại, kể cả là thai nhi cũng phải dành cho họ sự tôn nghiêm chí cao vô thượng nhất. Bất luận là ở trong hoàn cảnh áp lực như thế nào cũng không thể lạm dụng tri thức của mình mà làm trái nhân đạo”.

Trước đây, chúng tôi cũng đã tuyên đọc qua lời tuyên ngôn này, nhưng tôi cho rằng đó chỉ là một hình thức, chỉ là một khẩu hiệu sáo rỗng, chẳng có liên quan gì đến mỗi người chúng tôi. Liên hệ thực tại thì tôi chưa bao giờ suy nghĩ qua phần tuyên ngôn của ngành thuốc này hàm chứa nội dung bên trong là những gì?

Sau khi tôi bắt đầu đi các buổi luận đàm văn hóa truyền thống, mỗi khi tôi ở trên giảng đài, mỗi khi tôi tuyên đọc bài tuyên ngôn này, tôi mới hiểu được vì sao người ta gọi là thiên thần áo trắng. Đó là một cách xưng hô tốt đẹp và thánh thiện nhất trên thế gian này dành cho nghề nghiệp của chúng tôi, cũng chính bởi vì công việc này là một nghề nghiệp thiêng liêng nhất, vĩ đại nhất, thánh thiện nhất, bất khả xâm phạm nhất, không thể bôi nhọ nhất của nhân loại. Bản thân tôi y chiếu theo những điều đã nói trong tuyên ngôn thì tôi không làm được điều nào. Thật sự là ngồi ở chỗ này tôi cảm thấy đạo đức chưa đủ xứng đáng, thật sự rất lấy làm hổ thẹn. Tôi hổ thẹn đối với việc xưng hô. Thời xưa, chúng ta có rất nhiều bậc thầy y thuật đều được ca ngợi y đức. Từ rất sớm đã nói cho chúng ta: “Y đức là gốc của y học”. Một người bác sĩ nếu như bạn không có y đức tốt làm gốc thì cho dù bạn có được kỹ thuật chữa trị tốt hơn, y thuật có cao siêu hơn đi nữa thì bạn cũng không thể được gọi là một bác sĩ tốt. Bởi vì đạo đức là gốc, tiền tài là ngọn, bất luận bạn làm ngành nghề gì, bạn làm chức vụ gì thì đức cũng là gốc, là nền tảng cho việc làm người của bạn.

Tiếp theo tôi nói đến một việc khác.

Có thể nói, mỗi lần tôi ở trên giảng đài, khi nói đến vấn đề này thì trong lòng tôi đều cảm thấy không giữ được bình tĩnh. Bởi vì tôi đã vì sự việc này mà cả đời cảm thấy cắn rứt lương tâm, đời này kiếp này tôi cũng không có cơ hội nào để bù đắp lại được. Năm xưa, tôi đã nhận một phong bì như thế này. Đó là một bệnh nhân bệnh tình rất nặng phải gắn máy trợ tim, mức độ suy tim rất nặng, bất kỳ vấn đề gì cũng có thể khiến bệnh tình nặng hơn và cướp mất đi sinh mạng của anh ấy. Bởi vì tôi phụ trách điều trị anh bệnh nhân này, đối với các vấn đề của anh tôi cũng hiểu biết. Gia đình anh bởi vì anh bị căn bệnh này cộng thêm chi phí thuốc men vô cùng đắt đỏ, người vợ của anh cũng không thể nào gánh vác nổi gia đình, đành bỏ nhà ra đi để lại một gia đình đổ nát. Nhà còn có một người mẹ già và một đứa trẻ đang đi học, cuộc sống của cả nhà chỉ biết nương dựa vào một mình anh, sống dựa vào đồng lương ít ỏi của anh. Có một hôm, khi tôi trực ca đêm, bệnh tình của anh đột nhiên trở nặng. Tình hình khi đó rất nguy kịch, thật sự ở ranh giới sanh tử. Tôi và cô y tá đã dùng hết sức để cấp cứu. Trải qua một đêm nỗ lực đã cứu anh trở về từ cõi chết. Hai ngày sau đó, cũng trong lúc không có ai, anh đến tìm tôi, đưa cho tôi một phong bì. Anh nói: “Bác sĩ Trương à! Mạng của tôi có thể nói đang nằm trong tay của bác sĩ, xin cô hãy cố gắng để cho tôi được sống thêm. Tôi sống thêm được một ngày thì đơn vị của tôi còn trả cho tôi được thêm một ngày lương, có thể giúp đỡ thêm cho gia đình, phiền cô hãy cố giúp cho!”. Lúc đó bản thân tôi lại không thấy động chút lòng trắc ẩn nào, không động một chút lòng thương xót nào. Tôi mê đắm tiền, một phong bì như vậy mà tôi cũng nhận cho được. Người bệnh nhân này cuối cùng vì bệnh tình trở nặng đã qua đời.

Sau khi tôi học tập văn hóa truyền thống, rất nhiều lần tôi tự hỏi mình: “Nếu như năm xưa người bệnh nhân này là anh chị em của tôi, là anh ruột của tôi, thì số tiền này tôi có lấy hay không, phong bì này có nhận hay không?”. Trong “Đệ Tử Quy” đã nói: “Việc chú bác như việc cha, việc anh họ như anh ruột”, “Phàm là người đều yêu thương”. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác, tôi có thể nào đành lòng nhận những đồng tiền như vậy chứ, đành lòng nhận đồng tiền mất lương tâm vậy chứ? Nói đến đây, thật sự là năm xưa nhân tính của bản thân tôi thật sự hoàn toàn đã sai lệch, đã bị tiền tài vật chất che mờ cả hai mắt. Ánh sáng vốn thiện của tự tánh giống như đã bị khói nhà bếp đã bám vào bóng đèn che mờ ánh sáng, không thể sáng ra được.

Sau khi tôi học về văn hóa truyền thống, có một lần tôi đã hỏi qua một người bạn cũng đã từng đưa tiền phong bì cho bác sĩ. Tôi hỏi: “Anh đã cam tâm tình nguyện đem số tiền đó để đưa cho người ta sao?”. Anh nói: “Bác sĩ Trương à! Có ai mà cam tâm tình nguyện chứ! Chúng tôi đều không cam tâm tình nguyện, còn cảm thấy hận nữa”. Tôi nói tiếp: “Vậy thì tại sao anh lại đưa tiền”. Anh nói: “Chúng tôi đưa tiền là để mua lương tâm của người làm bác sĩ, chúng tôi không thể đánh cược mạng sống của mình với bác sĩ được. Tôi chỉ cần cái mạng này của tôi được sống khỏe mạnh. Tôi bỏ tiền ra là để mua sự bình an”. Anh nói anh đưa tiền là để mua lương tâm của bác sĩ. Sau khi anh nói xong thì tôi lập tức cảm thấy điều gì? Chúng tôi nhận tiền phong bì đó đều là để bán lương tâm của chúng tôi, lương tâm của chúng tôi là dùng để bán lấy tiền. Nghĩ đến chỗ này, tôi cảm thấy chính mình năm xưa thật sự là đau lòng, thật khiến cho người ta cảm thấy xấu hổ. Đến mức độ này thì thật sự là không có nhân tính.

Có một vị thầy văn hóa truyền thống nói: “Có một số người hiện tại đang làm bác sĩ thật sự là to gan làm loạn, phát điên hết rồi! Các vị là người thông minh, làm sao lại dám chiếm tiền của bệnh nhân, lại làm những việc hồ đồ như vậy. Tiền mà bệnh nhân đến bệnh viện khám thì các vị có biết đó là tiền gì hay không? Là đồng tiền đổ mồ hôi sôi nước mắt mà có được. Có khi là số tiền người ta phải bán nhà, bán đất, bán máu để lấy tiền chữa trị. Các vị cả gan lợi dụng bệnh nhân mong cầu sức khỏe, mong cứu vớt mạng sống mà ra tay kiếm tiền. Các vị thật sự là muốn tiền chứ không muốn mạng, vậy thì mạng của các vị sẽ được tốt hay sao?”.

Thật sự giống như vị thầy đó đã nói, năm xưa tôi đã trồng xuống hạt giống ác, tiếp nối nhau kết thành quả ác, từng cái từng cái một tìm đến tôi. Sau khi tôi nhận được những đồng tiền bất hạnh này thì đã gặp phải tai họa gì, bây giờ tôi cũng xin kể cho mọi người nghe.

Thứ nhất, bị mất tài sản.

Tai họa đầu tiên tôi gặp là một vụ cướp giật.

Một hôm, tôi đem theo một giỏ tiền mặt ra ngoài để làm một số việc, bởi vì đang cần một lượng lớn tiền mặt. Từ trên lầu đi xuống, không đến hai - ba phút thì đã bị một người đi từ phía sau cướp lấy túi xách của tôi chạy đi. Mắt nhìn theo giỏ tiền đang biến mất, tôi thật sự là kêu trời cũng không nghe, kêu đất cũng không biết, bởi vì không có một ai. Khi đó tôi đành bó tay, rất là tiếc nhưng cũng không có cách nào. Khi đó tôi vẫn không hiểu, chỉ cảm thấy mình sao mà xui xẻo quá, tại sao mình không may mắn, tại sao mình lại gặp sự việc như vậy chứ. “Bao nhiêu là người sao không cướp lại cướp của mình, chẳng lẽ nó biết trong giỏ mình có tiền hay sao”, tôi cứ ở đó kêu ca sự bất bình của mình.

Sau đó không lâu, người ta không cướp tiền của tôi ở trên phố mà bắt đầu vào nhà tôi trộm đồ. Lúc đó, trong nhà tôi cũng đang cần làm một số việc cho nên trong nhà để rất nhiều tiền mặt. Số tiền này đã bị trộm lấy hết toàn bộ, vả lại còn lấy luôn tất cả những thứ quý giá trong nhà, vơ vét hết sạch không chừa lại một cái gì cho tôi.

Tôi đã đi báo án công an, lúc đó vẫn còn một tia hy vọng việc phá án cũng có thể tìm lại được một số đồ gì đó, nhiều ít gì cũng góp phần giảm nhẹ sự tổn thất. Trong lòng tôi vẫn còn giữ được một chút cân bằng như vậy, nhưng mà rốt cuộc cũng chẳng có một cây kim cọng chỉ hay một xu tiền nào tìm lại được. Cuối cùng tôi đi tìm người điều tra viên, tôi nói: “Các vị có phải là làm việc không hết mình hay không? Các vị vẫn chưa điều tra cho rõ ràng mà, vì sao người ta còn tìm lại được mà nhà tôi thì cái gì cũng không tìm lại được vậy?”. Họ nói: “Chúng tôi đã điều tra kỹ lắm rồi, quả thực là không có cái gì của nhà cô”. Lúc đó tôi cũng thỉnh cầu ở bên ngoài, không biết nguyên nhân là ở đâu. Sau khi học văn hóa truyền thống thì tôi mới hiểu được: “Đó vốn là những thứ không phải của tôi thì nó làm sao có thể trở lại với tôi được, nếu như nó còn quay trở lại thì vẫn còn thiên lý nữa hay sao”.

Qua sự tường thuật lại vừa rồi của tôi, mọi người đại khái cũng có được sự phán đoán đối với tôi. Tôi là một con người tràn đầy lòng tham muốn, tham không biết chán đối với tiền bạc. Bởi vì tôi không hiểu “phụ nữ thì phải hiền thục, phải nên giúp chồng dạy con, tôi không biết phải như vậy. Tôi chỉ cảm thấy mình giỏi không thua kém đấng nam nhi nào”. Quả thực khi đó chồng tôi cũng đã đem lại cho tôi cuộc sống rất tốt, đầy đủ tiện nghi, nhưng tôi không hài lòng, không tuân giữ bổn phận của một người phụ nữ. Tôi nghĩ tôi giỏi, có thể kiếm tiền, bạn làm được thì tôi cũng làm được. Tôi nhìn thấy rất nhiều bạn bè xung quanh tôi đều đầu tư kiếm tiền, tôi nghĩ tôi cũng làm được, thế là bắt đầu đem tiền đi đầu tư. Rốt cuộc tôi đầu tư cái gì thì thất bại cái đó, lỗ vốn đến mức không thu hồi lại được. Tôi có được đức hạnh gì mà có thể có được cái phước báo đó chứ? Vả lại, những sự việc bị người ta cướp, bị người ta lừa, bị người ta trộm, trong lòng tôi tràn đầy nỗi u ám, cảm giác lo sợ cứ canh cánh thường xuyên xuất hiện. Ban ngày tôi nhìn thấy ai tôi cũng cảm giác đó là kẻ cướp, ban đêm mà nhìn thấy ai cũng cảm giác người đó giống như kẻ trộm, muốn trộm đồ trong nhà của mình. Vả lại, khi ai nhắc đến tiền thì tôi cảm giác như người đó sắp lừa gạt tôi. Cứ như vậy bạn nói xem, tôi lấy những đồng tiền này thì tôi có thể sống được những ngày tháng ung dung được hay không? Từ đó bạn có cảm giác gì vậy? Hễ bạn dùng bất kỳ thủ đoạn nào để có được những đồng tiền bất chính thì tuyệt đối bạn sẽ không thể nào tâm an lý đắc để mà hưởng thụ, vả lại còn bị người khác tìm cách chiếm lấy, bị người ta lừa gạt. Tôi cuối cùng còn lại là điều gì? Là sự nơm nớp lo sợ, những ngày tháng khiếp sợ, không có một ngày tốt đẹp nào.

Thứ hai, bệnh tật.

Số tiền bất chính này còn đem đến điều gì cho tôi nữa vậy? Là bệnh tật. Tôi năm nay sắp được bốn mươi ba tuổi, nhưng tình hình sức khỏe của tôi thì không bằng một người năm mươi hai tuổi, thậm chí là không bằng một người sáu mươi hai tuổi. Tôi ở trong đoàn luôn được liệt vào hàng ốm yếu bệnh tật, luôn phải nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô và các thiện nguyện viên giúp tôi mang hành lý. Thể chất của tôi rất kém, đi lên lầu hai, lầu ba mà tôi đã phải thở hổn hển rồi. Vả lại, tôi cũng thường cho rằng mình là trung tâm, tự tư tự lợi, tính toán được mất, lo lắng cái này cái nọ, nghi bóng nghi gió. Sau đó tôi đã mắc phải chứng bệnh nghiêm trọng gọi là chứng bệnh u sầu, thường xuyên mất ngủ. Cả đêm không ngủ chỉ biết ngồi đó, đến sáng không hề chợp mắt, đầu cứ nhức như bị bổ ra không khác. Sự đau khổ đó không phải ngồi trên giảng đài nói đôi câu, nếu nói cho rõ hơn một chút thì người chưa từng trải qua việc đó thì không có cách nào cảm nhận được sự đau đớn đó, thật sự vô cùng khó chịu. Cuối cùng, tôi cũng không thể chịu đựng nổi sự đau đớn này, liền bắt đầu uống một lượng lớn thuốc an thần. Mười viên, hai mươi viên, ba mươi viên, bốn mươi viên, nhưng cũng chỉ ngủ được hai giờ đồng hồ, có hôm còn không thể nào ngủ được. Sau đó tôi cũng không còn đếm là bao nhiêu viên nữa, chỉ bốc một nắm rồi uống. Khoảng ba lần tôi bị người nhà phát hiện và đưa tôi đến bệnh viện để súc ruột cấp cứu, bởi vì tôi đã bị hôn mê, rất là đau khổ.

Năm đó, sau khi nhận số tiền từ tay người điều trị bệnh tim, tôi không những đã mất lương tâm mà chức năng tim của tôi cũng bắt đầu có vấn đề. Tôi cũng mắc chứng bệnh tim. Khi tôi được ba mươi sáu - ba mươi bảy tuổi thì thường xuyên bị đau tim đến mức tỉnh giấc trong đêm. Thường sau khi đau quá bật dậy như vậy thì mồ hôi hột cứ tuôn ra, tôi bắt đầu cảm thấy có điều không ổn. Nhờ vào sự nhạy cảm của nghề nghiệp (tôi là người làm nội khoa), tôi cảm thấy tim tôi đã có vấn đề rồi. Sau cùng, trải qua sự kiểm tra nghiệm chứng thì thật sự như vậy, tim của tôi bị thiếu máu ở mức nghiêm trọng và suy tim cũng rất nghiêm trọng. Bởi vì tôi cũng biết căn bệnh này về sau sẽ phát triển như thế nào, kết quả sẽ ra làm sao, tính nguy hiểm của nó tôi đều rõ ràng cả, cho nên tôi nghĩ tôi cuối cùng cũng có thể có một ngày nào đó trong lúc ngủ mà qua đời, hoặc có thể là đột nhiên té ngã mà lìa khỏi đời. Bởi vì tôi ở trong bệnh viện đã nhìn thấy có rất nhiều người trẻ tuổi vì bệnh tim tái phát đột xuất mà lìa khỏi thế gian, không kịp trăn trối với ai một lời nào, ra đi đột ngột như vậy. Tôi nghĩ đến bi kịch của mình, tôi không muốn bi kịch này xảy ra đối với tôi. Tôi không muốn khi tôi rời khỏi thế gian mà không để lại lời nào với người thân của mình. Tôi đã không để cho người nhà tôi biết là tôi đã viết sẵn một di thư. Đây là người còn sống lại viết những việc bàn giao sau khi chết, thật sự là một việc hết sức tàn nhẫn. Lúc đó, tôi không thể đặt bút xuống viết. Vào lúc đó tôi đã suy nghĩ đến cha mẹ già của tôi, tôi vẫn chưa tận hiếu với họ. Cũng lúc đó tôi nghĩ đến đứa con thơ dại của mình không có ai chăm sóc. Nhưng vào lúc đó, việc sinh tử đã không do mình quyết định nữa, tôi không thể quyết định hay lựa chọn được nữa. Những ngày tháng đó có thể nói là tôi sống không được mà chết cũng không xong, sống không phải người mà cũng chẳng phải ma, sống mà không bằng chết. Cho nên, ngày hôm nay tôi có thể ngồi ở đây, có thể báo cáo và tự phản tỉnh với tất cả mọi người ở nơi đây, tôi nghĩ là ông trời đã mở cho một con đường sống, biết tôi có một ngày được ngồi ở diễn đàn để thuyết pháp, để cảnh báo tất cả y bác sĩ trên đời này không nên đi theo con đường của tôi, không nên phạm lỗi lầm mà tôi đã phạm, cho nên đã để cho tôi sống đến ngày hôm nay. Tôi nghĩ không phải tất cả ai cũng đều có kết quả giống như tôi.

Điều thứ ba mà đồng tiền bất chính mang lại là chết yểu.

Tuy không xảy ra đối với tôi, nhưng hai người bạn ở bên cạnh tôi đã cho hai minh chứng sống động. Tôi ở đây nói về sự việc của họ không phải là để chế nhạo họ, mà muốn thay họ ở nơi đây để thể hiện sự ăn năn sám hối, cũng là để cảnh tỉnh người khác. Trước tiên là một người nam, phụ trách mua sắm thiết bị chữa trị. Anh cũng đã kiếm được rất nhiều tiền bất nghĩa bỏ vào trong hầu bao của mình. Sau cùng, khi anh được bốn mươi tuổi, kiểm tra ra anh bị bệnh hạch bạch huyết, đã rời khỏi thế gian này từ lâu rồi. Còn một người bạn thân thiết khác với tôi là một cô gái. Cô phụ trách công việc thu chi cho quỹ cứu tế. Cô cũng đã không đem những món tiền này dùng vào sự nghiệp công ích cứu tế, mà đã đem số tiền này để hưởng thụ cuộc sống cho chính mình, dùng để ra vào những nơi sang trọng, mua sắm quần áo cao cấp. Cuối cùng vào năm ngoái, cô bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy, cũng đã qua đời cách đây không lâu. Tôi nghĩ đến hai người bạn này của tôi, kể từ khoảnh khắc đưa tay ra để lấy đồng tiền bất chính thì họ tuyệt đối không hề nghĩ đến họ sẽ phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Họ đưa tay ra thì khoảnh khắc đó đã bắt đầu đưa họ đi xuống suối vàng, đưa họ đi vào ngõ cụt, vào nơi không có lối ra.

Học tốt “Đệ Tử Quy”, làm một người công dân tốt.

Người xưa có câu nói: “Trời gây tai vạ còn có thể tránh, người gây tai vạ chỉ có thể chết”. Vì vậy, ở đây tôi cũng xin khuyên nhủ mọi người và cả những người xem qua truyền hình, bạn lấy những đồng tiền bất nghĩa thì hãy nhanh tay mà ngừng lại. Bạn không nên có tâm lý cầu may, bởi vì sau khi hết may mắn thì tất nhiên sẽ là bất hạnh.

Vào tháng bảy năm nay, tôi đã gặp và giao lưu trao đổi được một vị bác sĩ ở buổi tọa đàm tại Trạm Giang. Sau khi nghe tôi báo cáo chia sẻ xong, anh đã nêu ra vài vấn đề với tôi. Vấn đề thứ nhất anh muốn hỏi tôi: “Thiện ác không nhất định đều có báo ứng, cô nói sự việc của hai người bạn đó thì chỉ là một ví dụ, không đủ để làm chứng cứ, không đủ để tin, bởi vì bên cạnh tôi có rất nhiều bạn bè họ cũng làm rất nhiều việc không tốt mà tôi cũng không thấy họ bị một tai họa nào, hiện tại cũng sống rất là vẻ vang và ung dung”. Tôi nói: “Anh đừng hâm mộ họ. Chúng ta nhìn nhận vấn đề phải nhìn cốt lõi bên trong, họ có đó đều là tạm thời, bởi vì việc ác của họ vẫn chưa đủ lớn. Khi họ làm thêm nữa thì tai họa liền sẽ đến với họ, bởi vì đây là một quá trình tích lũy. Cuối cùng cũng sẽ có một ngày đủ số lượng và bắt đầu thay đổi, gọi là ác không tích thì không đủ để diệt thân. Bạn làm những việc đi ngược lại đạo nghĩa thì bạn tuyệt đối sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt của phép tắc, quy luật tự nhiên đối với bạn, cũng gọi là lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, không có một ai là ngoại lệ, cũng không có một sai xót nhầm lẫn nào”. Anh nói: “Đúng vậy! Đó là việc xưa nay không hề thay đổi, đến nay cũng vậy. Nếu đã là chân lý ngàn đời không thay đổi thì nó cũng nhất định có đạo lý lưu truyền đến ngày nay, cũng là có lý do để nó tồn tại”. Tôi nói: “Đúng vậy, anh không tin không có nghĩa là nó không có”. Anh hỏi thêm một câu: “Đã nói như thế thì nếu tôi lấy những đồng tiền như vậy, lấy tiền không may ấy đi mua nhà thì nhà đó là nhà không may, đem mua xe thì chiếc xe đó là không may, nếu mua quần áo mặc thì là quần áo gì đây, vậy thì tôi cũng không dám mặc”. Tôi nói: “Đúng vậy”. Anh cũng hỏi thêm một vấn đề thực tế: “Vậy cô nói khi những tiền tài này mê hoặc, bày ra ở trước mắt, có ai mà chê tiền, có ai đi sợ tiền cắn tay chứ, vậy thì tôi làm sao có năng lực để tự khống chế để cự tuyệt sự dụ hoặc của những đồng tiền này?”. Tôi nói: “Đây cũng là việc anh phải có lý trí, cũng phải biết cách nhìn cho thấu đáo”. Tôi nói: “Anh phải ghi nhớ câu nói tôi sắp nói ra với anh. Những đồng tiền không may đó nó nhiều hơn những đồng tiền bình thường bốn chữ”. Anh nói: “Là bốn chữ gì vậy?”. Tôi nói: “Hai chữ đầu tiên đó là “tai họa”, hai chữ phía sau chính là “mất mạng””. Bạn bỏ vào túi của bạn một tờ tiền, sẽ có một tờ tiền vừa mang tai họa vừa lấy mạng của bạn. Chỉ cần một đồng tiền thì hạt giống ác đó đã được bỏ vào túi của bạn. Bạn đếm bao nhiêu tờ tiền thì có bấy nhiêu những hạt giống ác đó rơi vào trong túi tiền của bạn. Vả lại, những đồng tiền có thuộc tính như vậy sẽ theo bạn cả đời như hình với bóng, hai mươi bốn giờ một ngày, không rời bạn nửa bước, cũng không biết là ngày nào nó sẽ mang lại tai họa cho bạn, thậm chí là tai họa ngập đầu. Sau khi anh nghe tôi nói xong những điều này, anh đã hiểu được, cũng cảm thấy sợ. Anh nói: “Thật sự nếu là người không học tập văn hóa truyền thống thì muốn làm gì thì làm, không có gì ngăn được. Không có gì ngăn cản thì việc gì cũng dám làm”. Không học văn hóa truyền thống thật sự là một người không may. Đến nay cũng đã hơn năm tháng, tôi hiện tại đều nghĩ là một người bác sĩ tốt.

Tháng trước, tôi làm luận đàm ở Hồ Nam. Khi ở Trường Sa, một nữ sinh viên năm thứ ba đến gặp tôi cũng hỏi một vấn đề. Người hiện tại đều nói hiện thực, họ đều muốn hỏi một số vấn đề rất hiện thực: “Thưa Bác sĩ Trương! Chúng ta làm bác sĩ nếu như không nhờ vào việc nhận số tiền ngoài lương này, không nhờ vào tiền phong bì, không nhận tiền chiết khấu thì chúng ta sống như thế nào đây?”. Tôi nói: “Cháu hỏi rất hay!”. Trước khi trả lời cháu cô cũng muốn hỏi cháu một vấn đề: “Từ xưa đến nay các vị lão tiền bối của chúng ta, những vị làm việc trong ngành y cũng không có nhận qua tiền phong bì, cũng không nhận tiền chiết khấu, có vị bác sĩ đức hạnh nào mà chết vì đói hay không, chết vì nghèo hay không?”. Cô bé nói: “Đúng là xưa nay chưa hề nghe qua có bác sĩ nào chết vì nghèo, vì đói cả”. Tôi nói: “Vậy thì đúng rồi, hễ là người có đức hạnh thì họ đều sẽ có một cuộc sống tốt đẹp”. Tôi nói: “Đây không phải là cô nói, mà là văn hóa truyền thống từ xưa đã nói với chúng ta rồi”.

Văn hóa truyền thống đã nói như thế nào? “Gọi là người thiện, người người kính trọng, đạo trời phù hộ, yêu tà xa lánh, phước lộc theo cùng, làm gì thành nấy”. Cô bé nói: “Đúng vậy, đích thực là như vậy”. Tôi nói: “Còn một điểm thứ hai cô muốn nói với cháu là gì? Đổi trở lại nếu như cháu không phải là người lấy bệnh nhân làm gốc, cháu không lấy con người làm gốc mà cháu để tiền bạc lên hàng đầu, cháu là vì tham tiền, vì muốn thỏa mãn dục vọng tiền bạc, nếu lấy việc này làm điểm xuất phát thì tiền đó đều là đồng tiền không may, sau khi cháu cầm vào trong tay rồi thì nó sẽ mang lại gì cho cháu vậy?”.

Trong văn hóa truyền thống cũng đã nói với chúng ta: “Hễ là người tích cóp đồng tiền bất nghĩa, ví như đói ăn thịt độc, khát uống rượu độc, được no chốc lát, cái chết đã cận kề”. Cô bé nói: “Vậy là có ý nghĩa gì?”. Tôi nói: “Hễ cháu lấy đồng tiền bất nghĩa thì giống như gì vậy? Giống như việc ta đói mà ăn thịt có độc, khát lại dùng rượu độc để uống, không những không hết đói, không hết khát mà sự chết chóc thì đã cận kề rồi, đã đến rồi!”. Tôi nói: “Cô cũng muốn nói với cháu, văn hóa truyền thống lại nói với chúng ta kết cục bi thương nhất là gì vậy? Cái chết có thừa, lại còn để tai ương đến đời con cháu. Chưa cần gặp phải đại họa nhưng chúng ta hối hận thì đã muộn rồi, hà tất gì phải như vậy. Không đạo thiện ác nào không có người thấy, xa là ảnh hưởng con cháu, gần là quả báo với chính mình. Mình còn gây tai ương cho con cháu của mình thì sẽ bị đời sau mắng trách, sẽ trở thành tội nhân của gia tộc”. Tôi nói: “Còn một điều nữa cô muốn nói với cháu, trong tuyên ngôn của bác sĩ có nói, đó là chúng ta bất luận trong tình trạng như thế nào cũng đều không thể bán đi lương tâm của chính mình, bán đi sự tôn nghiêm của chính mình, hay bán đi giá trị làm người của chính mình được. Không thể đem lương tâm ra để mua bán, để kiếm về những đồng tiền bất nghĩa thì ta mới là một bác sĩ tốt chân chính”. Cô bé nói: “Bác sĩ Trương à! Nghe cô nói cháu thật sự rất vui mừng. Lúc này, khi cháu vẫn chưa đi làm, được cô chỉ dạy như vậy, được nghe báo cáo như vậy, được nghe những lời giáo huấn của người xưa, cháu cảm thấy rất vui mừng. Nếu không thì cháu cũng sẽ là một bác sĩ thiếu đạo đức, cũng sẽ có một cuộc sống đầy tai họa”. Cô sinh viên này thật sự rất may mắn.

Bây giờ nghĩ lại, nếu như năm xưa tôi đã kịp học được văn hóa truyền thống thì tai nạn của tôi có thể đã không bị như vậy trong cuộc sống. Tai nạn của tôi vẫn còn chưa xong, bởi vì tôi còn chưa học tốt văn hóa truyền thống. Tôi đã tổn hại gia đình bệnh nhân nhiều đến như vậy, đã tổn hại đến sức khỏe và lợi ích của bệnh nhân, khiến cho gia đình người ta không thể đoàn viên hạnh phúc thì gia đình tôi có thể tốt được hay sao? Tôi có thể nói tôi đã kết hôn được mười tám năm thì cũng là mười tám năm chiến tranh. Tôi là một người phụ nữ mạnh mẽ. Tôi ngày ấy không hiểu quy luật tự nhiên: “Nam là trời, nữ là đất”, tôi vốn cho mình là trời trong gia đình, đẩy chồng xuống mặt đất, vậy gia đình tôi rốt cuộc thế nào? Là trời đất đảo lộn. Hai - ba ngày cãi vã nhỏ, năm - bảy ngày cãi vã lớn, thật sự là một người lấn lướt uy thế. Sau cùng, kết cục của tôi rất bi thảm. Nếu không học văn hóa truyền thống thì tôi hiện tại có thể là một người phụ nữ đã ly dị chồng rồi. Vậy con cái của tôi ở trong hoàn cảnh gia đình như vậy sẽ lớn lên như thế nào đây? Còn nhỏ thì tương đối biết vâng lời, lớn lên thì bắt đầu xung đột với tôi, thường xuyên đóng cửa lại không  nghe lời của tôi, thậm chí còn đẩy tôi ngã ra sàn nhà mặc kệ tôi sống hay chết. Nó nói: “Hiện tại con biết mẹ đau khổ, bây giờ thì mẹ biết rồi, vậy trước kia khi mẹ và ba cãi vã nhau thì mẹ có nghĩ qua cảm nhận của con như thế nào hay không? Mẹ ngày nay đau khổ là đáng lắm rồi, mẹ tự mình làm ra cái khổ thì tự mình chịu”. Khi tôi nghe những lời tuyệt tình như vậy của đứa con nói, tôi nản lòng thối chí. Sự đau khổ trong cuộc sống của tôi, sức khỏe tôi đã suy sụp, càng trở nên đau khổ hơn, bị giày vò hơn. Hôn nhân của tôi bất hạnh như vậy, con cái lại không hiếu thảo, không ngoan ngoãn như vậy, lúc đó có thể nói tôi rớt xuống đáy của cuộc sống, thất vọng não nề. Tôi cảm thấy tôi đến thế gian này là để chịu khổ, số mạng tôi sao khổ như vậy. Người khác đều hỏi tôi: “Bạn có biết đủ hay không? Bạn hạnh phúc như vậy nhưng bạn lại không biết đủ thôi”. Tôi nói: “Tôi hạnh phúc ở chỗ nào chứ?”. Gia đình hạnh phúc thì nó như thế nào, cảm giác hạnh phúc như thế nào chứ, xưa nay tôi chưa từng cảm nhận qua, tôi chưa từng thể hội qua.

Trong khi cuộc sống của tôi suy sụp nhất, thất vọng nhất, cảm thấy bất lực nhất, tôi lại rất may mắn nghe được giáo huấn của Thánh Hiền, được xem đĩa “Đệ Tử Quy”. Tôi tham gia vào Trung tâm Văn hóa Truyền thống Cao Bia Điếm, là diễn đàn công ích Cao Bia Điếm Hồ Bắc. Tôi vừa học, vừa xem, vừa nghe, tôi đã hiểu được: “Hành hữu bất đắc phản cầu chư kỷ”, “họa phước vô môn duy nhân tự chiêu”, cả cuộc đời bất hạnh của tôi đều do chính tay một mình tôi tạo ra. Tôi chưa có làm tốt đạo làm vợ, chưa có đôn luân tận phận. Tôi không biết làm một người phụ nữ thì phải nên như thế nào, đức hạnh như thế nào, tôi đều không hiểu. Sau khi tôi hiểu được những đạo lý này rồi, tôi rốt cuộc cũng đã khiến cho cái đầu ngẩng cao của một người bốn mươi hai tuổi cúi thấp xuống. Tôi tìm chồng của tôi, cúi đầu với anh, rửa chân cho anh, khẩn cầu anh tha thứ cho tôi, tha thứ cho sự giày vò và tổn thương anh trong suốt mười tám năm qua. Chồng tôi anh ấy cũng rất khoan dung đối với tôi, anh nói: “Em chịu sửa là được rồi, chúng ta vẫn còn có tương lai hạnh phúc”. Từ đó về sau tôi chăm lo cho chồng, lại cùng đến trước mặt cha mẹ hai bên quỳ lạy, cầu xin họ tha thứ cho tôi suốt mười tám năm nay đã khiến họ lo lắng bất an. Tôi còn hứa với cha mẹ hai bên tôi nhất định sẽ làm một người con tốt, làm người dâu tốt, làm người vợ tốt, làm người mẹ tốt, chăm lo tốt gia đình của mình, để khiến cho cha mẹ hai bên không còn lo lắng nữa. Sau đó thì đứa con của tôi cũng thay đổi rất nhanh, hiện tại cũng đang làm thiện nguyện trong Trung tâm văn hóa truyền thống, vả lại còn cố gắng hết sức để truyền bá văn hóa truyền thống. Gia đình tôi đã hồi phục lại thành một gia đình hạnh phúc rất nhanh. Vào lúc này, tôi mới biết một gia đình hạnh phúc thì như thế nào. Thật sự tôi rất biết ơn nền văn hóa truyền thống.

Nhưng sau khi gia đình tôi chuyển biến thì tôi lại nghĩ đến tôi còn vai trò trong xã hội, vẫn là một bác sĩ. Năm xưa tôi đã làm ra những sự việc vô đạo đức, đã tổn hại rất nhiều bệnh nhân, cho nên tôi thật sự rất có lỗi với họ. Trước tiên tôi có lỗi với đất nước bao nhiêu năm đào tạo bồi dưỡng cho tôi. Tôi có lỗi với cha mẹ. Cha mẹ đã chọn nghề nghiệp bác sĩ cho tôi. Tôi cũng có lỗi với lãnh đạo trong bệnh viện của tôi khi xưa đã tín nhiệm tôi. Tôi cũng có lỗi với những bác sĩ có y đức, đã để vết nhơ cho ngành y. Tôi cũng có lỗi với tên gọi là thiên thần áo trắng. Tôi có lỗi nhất chính là đối với những bệnh nhân năm xưa của tôi và cả người nhà của họ. Tôi muốn tất cả những người xem ở Thành phố Phúc Châu này làm sự chứng kiến cho tôi. Tôi ở nơi đây dùng tâm chân thành nhất của mình để nói với họ một tiếng: “Tôi xin lỗi, tôi sai rồi!”.

Người không phải Thánh Hiền ai mà không có lỗi, lỗi mà biết sửa là thiện của thiện. Khi tôi ở bệnh viện, nhìn thấy bệnh nhân tôi đều nhìn họ thành cha mẹ người thân của tôi, thành anh chị em của tôi, thường đứng trên góc độ của họ để mà suy nghĩ, có thể dùng ít tiền để giúp thuốc men trị hết bệnh cho họ. Tôi không những dùng mấy mươi đồng, thậm chí là mấy trăm đồng tiền thuốc để giúp đỡ những người không thể khám bệnh hoặc là những người không mang đủ tiền để khám bệnh. Tôi đều lấy tiền túi của chính mình ra để trả hộ cho họ, để cho họ có thể kịp thời trị liệu, để phục hồi sức khỏe kịp lúc. Trong những buổi luận đàm văn hóa, sau khi trở xuống, tôi vào lúc này mới biết được thứ quý báu nhất là gì vậy? Là giá trị của làm người, là tôn nghiêm của làm người, đến nay tôi đã tìm được rồi. Mỗi ngày tôi đều cảm thấy tâm an lý đắc, rất dễ chịu, rất vui sướng. Loại vui sướng này phát xuất từ trong nội tâm, tuyệt đối không phải là việc bạn cho tôi phong bì, hay cho tôi bao nhiêu tiền chiết khấu mà mua được, nó là vô giá, cho nên hôm nay tôi mới có thể có dũng khí, có dũng cảm để ngồi ở đây mà báo cáo với mọi người ở nơi này.

Phía trước, tôi đã kể việc tôi nhận tiền phong bì của người bị bệnh tim, người bệnh này đã qua đời rồi lâu rồi. Tôi đời này đã không còn cơ hội nào để đứng trước mặt người đó nói lời xin lỗi, xin anh tha thứ, nhưng tôi nghĩ, có thể nào đứng trước người nhà của họ, đối mặt với họ và xin họ tha thứ, có như vậy thì lòng tôi mới cảm thấy an ổn được. Người có thiện nguyện trời đất sẽ phù hộ. Khi làm đến buổi tọa đàm thứ ba, tôi ở trên giảng đài đã nêu ra cái nguyện vọng này. Thông qua sự giúp đỡ của bạn bè, trải qua cố gắng mười mấy ngày, trong biển người mênh mông, rốt cuộc cũng đã tìm được gia đình của họ. Vào ngày 07 tháng 04 hôm ấy, tôi đã đích thân đến nhà xin lỗi, khẩn xin gia đình họ tha thứ cho hành vi không đạo đức năm xưa của tôi, đồng thời tôi cũng đã đem số tiền tương đương với mười lần số tiền phong bì ngày xưa để trả lại cho người ta.

Bởi vì thời gian cũng đã hết rồi, tôi muốn xin nói thêm một phút nữa. Việc bản thân tôi sau khi học tập văn hóa truyền thống đã thể hội được ba điểm:

Thứ nhất, người quân tử yêu tài thì phải có đạo nghĩa, không phải bạn có tiền nhiều thì bạn sẽ hạnh phúc. Bạn muốn tâm không hổ thẹn, tâm được an thì tiền của bệnh nhân bạn không thể lấy một đồng một xu nào. Tôi xin tính ra một chút. Nếu như một người bác sĩ một ngày xem bệnh cho khoảng năm mươi người, một tháng cộng lại cũng hơn 1.000 người, vậy thì một năm tính lại cũng hơn vạn người. Người xưa có câu: “Người người lên án, không bệnh cũng chết”, nếu như bạn đắc tội nghìn vạn người như vậy thì dù bạn không mắc bệnh, chỉ bị mắng thôi cũng đủ chết. Số lượng nghìn vạn người bạn đắc tội đó chính là người người lên án, vậy thì kết quả sẽ như thế nào? Tôi nghĩ mỗi người đều thông minh hơn tôi, mọi người đều biết phải lựa chọn thế nào, trong tự mình đều có đáp án.

Thứ hai, không những làm bác sĩ mà làm giáo viên, làm cảnh sát, các ngành các nghề, quyền cao chức trọng, chỉ cần bạn vì xã hội đại chúng mà phục vụ. Công chức hay nhân viên, bạn đều không thể lợi dụng quyền hạn chức vụ trong tay mà lấy những đồng tiền bất nghĩa này, lấy những phong bì này. Nếu như bạn lấy thì tội của bạn tăng lên bội phần, tai họa sẽ kéo nhau đến với bạn. Làm điều bất nghĩa tất tự đẩy mình vào chỗ chết. Chúng ta phải nên nhớ một câu của Hồ chủ tịch: “Thường tu đức chánh trực, thường nghĩ đến điều hại của tham, thường biết tự kiềm chế bản thân”.

Thứ ba, chúng ta sanh ra ở trên đời này không nên làm những việc trái lương tâm, trái trời đất, có như vậy mới không thẹn với trời, không thẹn với người, có như vậy thì chúng ta sẽ không có lỗi với cha mẹ đã dẫn dắt chúng ta đi đến thế gian này. Làm người tốt chân thật thì chúng ta hãy cố gắng hết sức để làm, làm một cách triệt để, một cách thoải mái nhẹ nhàng. Một người đường đường chính chính, đó là dáng vẻ của con người, có như vậy chúng ta mới có thể không phải xảy ra điều hối tiếc, không làm kẻ phạm tội.

Sau cùng, tôi nguyện tất cả bác sĩ đều là bác sĩ tốt, tất cả mọi người đều khỏe mạnh, tất cả gia đình đều hạnh phúc. Cũng nguyện mong văn hóa truyền thống của chúng ta có thể truyền đời này sang đời khác. Xin cảm ơn mọi người!                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                              

A Di Đà Phật!

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 126


Hôm nayHôm nay : 21179

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 545257

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 56606956

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.