Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Đây là một kiểu tư duy logic truyền thống. Phương pháp nghiên cứu này có thể nói là dễ dàng thuyết phục mọi người, bởi vì chứng cứ của nó vô cùng xác thực, sự tín nhiệm cao, tính khách quan mạnh mẽ. Nhưng vấn đề của phương pháp này là tốn kém rất nhiều thời gian. Vì vậy, mỗi một trường hợp, từ lúc phát hiện đối tượng đến lúc lập phương án xác minh điều tra cần khoảng thời gian mấy năm thậm chí là mười mấy năm. Giáo sư Stevenson chỉ trong bốn mươi mấy năm có thể sưu tầm được hơn 3.000 trường hợp, thật rất hiếm.
Xin chia sẻ với mọi người một tác phẩm, trường hợp nghiên cứu của ông. Bởi vì trường hợp này rất kỳ lạ cho nên xin được chia sẻ với mọi người. Trường hợp này nói đến một em bé trai người Ấn Độ. Vào khoảng thời gian năm 1954, cháu bé này mới ba tuổi rưỡi, chỉ vì mắc bệnh đậu mùa mà chết đi. Sau khi bé chết đương nhiên cha mẹ vô cùng đau khổ, quan tài cũng được đem về nhà, sáng sớm ngày hôm sau thì chuẩn bị đi chôn. Vào khoảng nửa đêm, người cha đang dựa mình vào bên cạnh chiếc quan tài, vô cùng đau khổ, đột nhiên ông cảm thấy bên trong chiếc quan tài có tiếng động, thế là lập tức mở quan tài ra để xem thì nhìn thấy đứa bé này đã tỉnh lại rồi. Rất vui mừng, ông lập tức đi lấy nước, lấy thức ăn cho đứa bé ăn nhưng đứa bé này cự tuyệt không chịu nhận. Đứa bé liền nói chuyện, lời của đứa bé này nói ra đều hoàn toàn không giống như đứa bé lúc ban đầu. Đứa bé này nói em là một thanh niên ở một ngôi làng của Ấn Độ. Đứa bé này bản thân nó ba tuổi của rưỡi, tên là Bối Tư Bá, nhưng đứa bé này lại tự nói mình là một thanh niên hai mươi hai tuổi tên là Hương Khắc, là một người con trai của ngôi làng Duy Hi Địch. Người thanh niên hai mươi hai tuổi này là một người Bà La Môn. Chúng ta biết sự phân chia giai cấp chủng tộc ở Ấn Độ rất khắc nghiệt. Bà La Môn là quý tộc, không ăn thức ăn ở nhà người của thường dân. Nhà của đứa bé này thuộc về nhà thường dân, cho nên sau khi chú bé đã thật sự tỉnh rồi thì lại cự tuyệt việc cha mẹ đưa thức ăn cho chú. May mắn nhà hàng xóm có một cụ già là người Bà La Môn, cho nên bà liền mang biếu thức ăn cho chú. Như vậy đứa bé này mới chịu nhận, nếu không thì phải chết dần vì đói.
Đứa bé này kể lại tình trạng của bản thân hồi kiếp trước, đề cập đến tình cảnh trước khi sắp chết của anh ấy. Anh nói có một hôm anh ấy đi dự tiệc cưới của người bạn thân, trong tiệc cưới đó anh gặp phải một kẻ thù. Người này có mượn tiền của anh nhưng không chịu trả. Vậy là hắn bỏ thuốc độc vào trong ly rượu của anh, nhưng mà anh chẳng hay biết gì liền uống ly rượu này. Trên đường về nhà thì độc tính ở trong rượu liền phát tán, anh thấy trời đất tối tăm liền té từ trên xe ngựa xuống mà chết. Sự việc này chẳng có ai biết.
Giáo sư Stevenson vì phải xác minh câu chuyện này, thật sự đã tìm được ngôi làng anh thanh niên ở kiếp trước mà đứa bé đã nói. Thật sự tìm được gia đình đó xác minh, quả nhiên có câu chuyện này. Mọi người đều không biết người này vốn bị đầu độc rượu mà chết. Mọi người đều cho rằng, sau khi tham dự tiệc cưới xong, trên đường trở về nhà không thận trọng nên anh té từ trên xe ngựa xuống mà chết. Cho nên trong lúc đứa bé kể đến kẻ thù ở kiếp trước của anh đầu độc anh như thế nào, như thế nào thì vô cùng phẫn nộ. Chúng ta biết rằng kẻ thù của anh rất là độc ác, giống như trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có nói: “Mượn đồ người, cầu người chết”. Kẻ thù cho rằng mọi việc đã giải quyết ổn rồi, đâu ngờ rằng kẻ thù này đời đời kiếp kiếp vẫn mang nỗi hận. Đương nhiên khi gặp được cơ hội thì nhất định anh ta phải báo thù. Cho nên làm sao có thể kết oán với người khác? Làm sao có thể làm hại được người ta vậy? Giết hại người thì kiếp sau người nhất định sẽ tìm cơ hội đến để đòi nợ mạng.
Trường hợp này vào thời xa xưa chúng ta còn gọi là mượn xác hoàn hồn. Bởi vì đứa trẻ ba tuổi này thật sự đã chết rồi, thi thể trước khi chưa bị thối rữa vẫn có thể sử dụng được. Kết quả một cái linh hồn của người khác liền vào trong cái thi thể này, vì vậy nó trở thành con người khác. Cái này gọi là mượn xác hoàn hồn.
Một số truyện ghi lại vào thời xưa như “Liêu Trai Chí Dị” đều có một số câu chuyện mượn xác hoàn hồn. Sự thật đều có như vậy. Ngành y của Trung Quốc vào thời xa xưa có một tác phẩm gọi là “Hoàng Đế Nội Kinh”, trong đó cũng có ghi lại các trường hợp liên quan đến chuyện mượn xác hoàn hồn.
Chúng ta biết tại làm sao cái linh hồn này quay lại để mượn xác hoàn hồn, nó có thể nhớ rõ ràng tiền kiếp của chính bản thân mình không? Tại làm sao những người chúng ta đang ngồi ở đây không có ai có thể nhớ được tiền kiếp? Ai nhớ được kiếp trước xin giơ tay lên? Bạn xem, thật sự là không có ai. Điều này Đức Phật có dạy chúng ta, con người sau khi nhập thai, ở trong bụng của người mẹ làm thai nhi rất khổ sở. Đức Phật thí dụ nó giống như ở trong địa ngục, gọi là nỗi khổ của thai ngục. Hiện tại y học phát triển đã tiến bộ rất nhiều. Trước khi hậu học tôi đến Đài Loan đã xem một bộ phim tài liệu về y học. Hiện nay y học có thể sử dụng được hình ảnh ba chiều để chụp tình trạng cuộc sống của thai nhi trong bụng mẹ, chụp được rất rõ ràng. Thật sự nhìn thấy được thai nhi ở trong bụng mẹ không tài nào cử động được, bên ngoài có vài âm thanh tiếng động thì thai nhi sẽ phản ứng lại và sẽ chịu sự đau đớn. Cho nên trên Kinh Phật dạy chúng ta: “Người mẹ uống một ly nước nóng thật là giống như đi vào địa ngục Núi Lửa vậy, uống một ly nước lạnh thì giống như địa ngục Hàn Băng”, thật là khổ đến như vậy. Đến lúc sinh ra lại càng khổ hơn. Lúc sinh ra Đức Phật thí dụ như đi vào địa ngục Núi Kẹp, sinh ra bị kẹp chặt rất khổ. Sau khi sinh ra, bởi vì làn da của trẻ sơ sinh ở trong bụng mẹ rất mỏng manh, cho nên vừa sinh ra tiếp xúc với không khí thì đau đớn giống như bị kim đâm vậy.
Bản thân của chúng ta đều đã có kinh nghiệm, nếu như trong lúc bản thân chúng ta bị một vết thương lớn, khi tiếp xúc với không khí bạn sẽ cảm thấy như bị kim đâm. Trẻ sơ sinh cũng giống như vậy, toàn thân trẻ sơ sinh thật giống như bị kim đâm. Cho nên bạn xem trẻ sơ sinh vừa được sinh ra là khóc lớn oa oa ... Tại sao khóc vậy? Là bởi nó đau! Mọi người có thấy qua một em bé vừa được sinh ra mà mỉm cười như thế này chưa? Bởi vì có quá nhiều sự đau khổ như vậy, cho nên ký ức về kiếp trước đều bị phai mờ. Bạn xem, chúng ta đi vào bên trong bệnh viện nhìn thấy những người bị bệnh nặng, bị bệnh mãn tính, trí nhớ của những người đó đều giảm đi. Trẻ sơ sinh cũng giống vậy. Bởi vì nó chịu đựng đau khổ suốt mười tháng trong thai, chịu đau khổ của địa ngục Núi Kẹp, sinh ra rồi vẫn phải chịu khổ, cho nên những ký ức của nó thật sự đã bị mài mòn mất.
Mượn xác hoàn hồn bởi vì anh ta không có chịu sự đau khổ của thai ngục, không có nhập thai, hồn của anh ta nhập trực tiếp vào thân của đứa bé ba tuổi, cho nên anh ta có thể có được trí nhớ rõ ràng sáng suốt.
Những trường hợp liên quan đến luân hồi chuyển kiếp rất là nhiều. Trong hơn 3.000 trường hợp của Giáo sư Stevenson, ông có thể tổng kết được một số quy luật của luân hồi. Trong đó, ông chỉ ra rằng, con người đang trong luân hồi, nếu như kiếp trước bị dao đâm chết hoặc giả là bị đạn bắn chết, vết thương ở chỗ bị thương đó thường thường ở kiếp sau trên thân thể sẽ lưu lại một cái bớt, vừa sinh ra thì đã có cái bớt. Đối với lý luận này, ông kết hợp quan điểm của sinh vật học với phát hiện của luân hồi học, viết ra tác phẩm: “Where Reincarnation and Biology Intersect”, dịch là “Sự dung hợp của luân hồi học và sinh vật học”. Trong quyển sách này cũng có những trường hợp giống như vậy.
Chúng ta hãy xem ông ta lý luận như thế nào về cái gọi là “cái bớt”. Có một trường hợp nói rằng, ở Hoa Kỳ có một em bé gái tên là Winnie, sống ở trong một gia đình cùng ba mẹ và người chị gái. Vào năm 1961, Winnie mới sáu tuổi thì một lần không may bị tai nạn xe mà chết đi. Sau khi Winnie chết đi, cha mẹ và mọi người trong nhà đều bị bao trùm trong nỗi bi thương. Sáu tháng sau khi cô bé chết, chị gái của Winnie cũng là một cô gái, nằm mộng gặp được Winnie nói là muốn trở về nhà. Sau sự việc này đại khái khoảng hai năm, mẹ của cô liền mang thai. Trong thời kỳ mang thai cũng nằm mộng thấy rõ ràng Winnie nói: “Mẹ ơi, bây giờ con chuẩn bị trở về nhà đoàn tụ rồi”.
Năm 1964, cha của cô ta đang ở ngoài của phòng hộ sinh, rất tỉnh táo, liền nghe được tiếng của chính con gái đã chết của ông. Winnie đến nói với ông (tiếng nói này cũng rất rõ ràng): “Cha ơi, hiện giờ con đã trở về nhà rồi”. Sau đó thì sinh ra một bé gái, liền đặt tên là Susan. Lúc Susan được hai tuổi, cô bé liền có thể kể lại chuyện tiền kiếp của bản thân mình. Cô bé nói tiền kiếp của cô là con gái út Winnie ở trong gia đình này, đã nói rất nhiều tình huống, sau này đều được Giáo sư Stevenson xác minh lại.
Thí dụ như cháu bé nói thích hai tấm hình kiếp trước của Winnie, lúc nào cũng cầm mãi tấm hình, chỉ vào người ở trong tấm hình nói rằng người ở trong tấm hình chính là con. Một tấm treo ở trên đầu giường, một tấm thì luôn mang theo ở bên mình. Vào lúc cháu bé được hai tuổi, người ta hỏi cô bé: “Cháu bé ơi! Con mấy tuổi rồi?”. Cháu bé trả lời: “Cháu sáu tuổi”. Rõ ràng là không đúng! Nhưng vào lúc Winnie gặp phải tai nạn xe chết đi chính là sáu tuổi, cho nên cháu gái vẫn nhớ được số tuổi của cháu ở kiếp trước. Cháu cũng thường hay nhắc bản thân cháu đi học như thế nào như thế nào, thường rất thích cái ghế xích đu ở phía sau trường học. Cháu bé mới hai tuổi vẫn chưa đi học, cho nên chuyện này không phù hợp với tình hình hiện tại của cháu. Nhưng vào lúc Winnie còn sống, thật sự là có đi học và rất thích cái ghế xích đu ở phía sau trường học.
Ở mông bên trái của Susan có một cái bớt. Tình trạng và vị trí của vết bớt này cùng với vị trí vết thương bị chiếc xe đụng trong đời trước của Winnie lúc cháu bé bị tai nạn xe vô cùng phù hợp. Giáo sư Stevenson sau này tìm ra được bệnh viện mà lúc Winnie chết, căn cứ vào báo cáo khám nghiệm tử thi lúc trước của bệnh viện mà tiến hành xác minh. Cho nên trên thân có vết thương ở nơi đó, tình trạng và vị trí cùng với vị trí vết thương khi xưa là hoàn toàn như nhau.
Ở đây vẫn có một tấm hình một trường hợp khác, cũng là nói đến một em bé trai người Ấn Độ. Lúc cháu có thể nói chuyện được thì cháu kể bản thân mình kiếp trước là một người con trai ở Ấn Độ, tên là Maha. Người con trai này ở kiếp trước bị người ta mưu sát, dùng súng lục bắn chết ở cự ly gần. Chỗ viên đạn đi xuyên qua chính là ở phía trước ngực, vị trí ở trước ngực. Giáo sư Stevenson không những đi xác minh những tình huống ở kiếp trước mà cháu bé này đã kể lại, tìm được gia đình kiếp trước của cháu, còn tìm ra được bệnh viện ngày xưa mà cháu đã nói. Sau khi anh con trai bị bắn chết, được đưa đến cấp cứu ở bệnh viện, lúc đó cũng chết trong bệnh viện, thế là tìm được bản khám nghiệm tử thi và bản báo cáo tử vong. Bản vẽ ở bên phải chính là báo cáo khám nghiệm tử thi của anh thanh niên đã chết ở kiếp trước trong bệnh viện đó. Bạn xem, vị trí trước ngực của cháu bé chính là nơi viên đạn đi xuyên qua, đời này là ở bên trái đứa bé trai này. Nếu như các vị quan sát kỹ lưỡng, có thể nhìn thấy trước ngực của cháu bé thực sự là có một cái bớt, hình dạng và vị trí của cái bớt thật sự cùng với vị trí viên đạn xuyên qua ở kiếp trước rất giống nhau.
Các trường hợp như vậy, Giáo sư Stevenson đã cung cấp cho chúng ta hơn 200 câu chuyện, mỗi trường hợp đều tìm ra được kiếp trước của họ. Bản báo cáo khám nghiệm tử thi ở tại bệnh viện nơi họ đã chết, cùng tiến hành đối chiếu cái bớt trên thân của họ ở đời này, cho nên ông đem hơn 200 trường hợp này để chứng minh cho chúng ta: Cái bớt ở trên người so với kiếp trước là có liên quan.
Lý luận này chúng ta nghĩ thấy cũng hợp lý. Vì sao vậy? Vì nếu như con người bị giết chết (bị súng đạn bắn chết hoặc giả là bị xe đụng chết), trong lúc chết thân tâm nhất định đau đớn vô cùng. Nỗi đau đớn vô cùng này lưu lại cho linh hồn chúng ta một ấn tượng sâu sắc tận đáy lòng. Cái ấn tượng này thậm chí có thể mang theo đến đời sau, thậm chí còn có thể biểu hiện ra trên thân thể của chúng ta, trở thành cái bớt.
Chúng ta nhìn xem con người chết rất là đau khổ, có rất nhiều người nói: “Ấy da, hiện tại vô cùng vô cùng khổ, tôi chẳng muốn làm người nữa rồi, chỉ muốn tự sát”. Đâu ngờ lúc chết đi kỳ thực so với lúc anh ta còn sống khổ hơn rất nhiều. Không phải chết đi là hết. Một khi chết đi vẫn chưa xong, chết đột ngột càng đau đớn. Cho nên sự đau khổ này gây ấn tượng sâu sắc cho họ, vì vậy ở tận trong đáy lòng của linh hồn vẫn có thể mang đến đời sau, vẫn có thể biểu hiện ra ở trên cơ thể là biến thành một cái bớt. Cho nên cổ nhân dạy chúng ta: “Phải tích đức mới có thể chết an lành”.
Chết lành là một trong năm phúc. Bạn xem, hiện nay chúng ta đón năm mới thì trên cửa có dán cái liễng, gọi là “ngũ phúc lâm môn”. Cái gì là ngũ phúc? Phú quý, Trường thọ, Khang ninh, Hảo đức, Thiện chung. Chết an lành mới thật sự là phúc. Sự giàu sang của bạn không thể mang theo, nhưng chết an lành thật sự có thể ở đời sau là tốt đẹp.
Tiếp theo xin chia sẻ cho mọi người một câu chuyện nữa của Giáo sư Stevenson. Từ câu chuyện này chúng ta cũng phải tỉ mỉ mà thể hội, trong sự luân hồi rốt cuộc là sức mạnh nào quyết định sự luân hồi của chúng ta? Câu chuyện này kể một người đàn ông Alaska của Hoa Kỳ tên là Charles Porter. Ông là con cháu của người gốc bản địa Ấn Độ. Ông Porter này có thể vừa ghi chép vừa có thể kể lại tiền kiếp của mình. Ông ta kể kiếp trước của mình là một người thuộc bộ tộc da đỏ. Vào lúc đó, người da đỏ thường có những cuộc chiến tranh sắc tộc của các bộ lạc, tức là một bộ lạc này đánh với một bộ lạc khác. Người đàn ông này đời trước bị người ta giết chết trong một cuộc chiến tranh của bộ lạc người da đỏ. Ông ta mỗi lần kể đến cảnh cái chết của chính mình luôn luôn lấy tay chỉ vào sườn bên phải của mình nói rằng: “Kiếp trước bị người ở chiến trường dùng một cây giáo đâm xuyên qua chỗ này chết luôn”. Trong khi kể đến đoạn này, ông ta đều chỉ vào vị trí bị thương của mình. Ở vị trí đó thật sự là có một cái bớt. Hơn nữa người đàn ông này có thể nhớ được người đã giết ông trong kiếp trước. Ông ta nói người đã giết ông trong kiếp trước hiện bây giờ chính là người cậu của ông. Người kiếp trước đã giết ông vẫn còn sống, đương nhiên là già lắm rồi nhưng ông ta vẫn biết.
Cho nên chúng ta hãy nghĩ xem, ông Porter này làm sao mà biết đầu thai đến nhà ông kia? Thì ra đây thật sự là một mối hận thù, cái lực báo thù này đã lôi kéo anh ta, để cho linh hồn của ông chuyển kiếp đầu thai vào nhà của ông kia, trở thành người nhà của ông kia, cho nên ông vẫn nhớ mà kể. Người cậu của ông chính là người mà năm xưa đã giết hại ông. Thật sự chúng ta thấy được oan oan tương báo không bao giờ dứt. Sau khi oán hận đã kết, cái lực oán hận này của ông lại có thể dẫn dắt linh hồn của ông đi vào trong gia đình này. Đương nhiên ông đến đó là để báo oán.
Trong đạo Phật có một bộ Kinh rất nổi tiếng là “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh”. Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có dạy cho chúng ta một câu. Bạn xem, Phật chân thật có trí huệ, một câu nói thật là đơn giản đã đem hết thảy sự thật của sự luân hồi chỉ ra cho chúng ta. Đức Phật dạy: “Nhữ phụ ngã mệnh, ngã hoàn nhữ trái, dĩ thị nhân duyên, Kinh bách thiên kiếp, thường tại sanh tử”. Chính là nói bạn mắc nợ mạng của tôi thì phải trả, tôi đã mắc nợ bạn tiền tương lai bạn cũng phải đến đòi nợ, đời đời kiếp kiếp đều là như vậy. Nợ mạng thì trả mạng, nợ tiền thì trả tiền. Oan gia trái chủ thì báo với nhau giống như vậy, đến luân hồi cùng bồi thường nghiệp báo với nhau.
Trong “Kinh Lăng Nghiêm” còn dạy một câu, trước khi nói đến câu đó tôi xin kể cho mọi người một câu chuyện. Câu chuyện này cũng là của Giáo sư Stevenson. Ông kể về một cô gái người Miến Điện (Myanmar) tên là Đình Đình Minh. Cô ta sinh năm 1960. Cô Đình Đình Minh này sau khi được sinh ra, đại khái vào lúc hai tuổi có thể nói ra tiền kiếp của chính mình; tên của cha cô là Lapi, mẹ của cô là Tang (đây là tên của Miến Điện). Cha của cô có một người vợ cả tên là Huệ. Người vợ cả cùng với chồng của cô sống rất đằm thắm. Hai người đó có thể nói là yêu nhau rất đậm đà tha thiết, nhưng mà họ chẳng có con cái. Người vợ cả sau này chết đi. Người vợ cả có người em gái. Có một lần người em gái của cô nằm mơ thấy người chị gái (tức là người vợ cả của chồng cô) đến nói với cô: “Chị muốn ở bên cạnh em, bởi vì chỉ có ở bên cạnh em mới có thể cùng với chồng của chị mãi mãi ở bên nhau”. Người em gái nằm thấy giấc mộng này cảm thấy rất kỳ lạ. Nhưng thật sự một năm sau, cô em gái này liền được gả cho chồng của người chị.
Sau khi hai người cưới nhau chưa được bao lâu thì người em gái mang thai. Sau khi mang thai lại nằm mộng thấy chị gái của cô (người chị đã chết) đến báo với cô ta rằng: “Như vậy là tốt rồi, chị có thể ở bên mọi người rồi”. Người em gái trong giấc mộng vẫn nói chuyện với chị của mình: “Hiện bây giờ chị không phải là người ở trên cuộc đời này với chúng em rồi sao ? Em bây giờ đã gả cho chồng của chị rồi, chồng của chị cùng với em hình như là không thích hợp lắm”. Người chị nói: “Không có gì đâu, mối quan hệ của chúng ta hiện bây giờ đã không còn giống như trước đây nữa”. Sau khi nằm mơ xong, người em gái sau này sinh được một bé gái chính là Đình Đình Minh. Trong khoảng thời gian Đình Đình Minh biết nói chuyện đã kể tiền kiếp của cô chính là người vợ cả trong nhà đó, cũng chính là người vợ trước của cha cô. Mối quan hệ này mọi người đều rõ.
Ở đây đã kể rất là nhiều câu chuyện, về sau tất cả đều được Giáo sư Stevenson xác minh. Qua khảo sát, sự thật cho thấy rằng Đình Đình Minh xác thực là người vợ trước của cha cô. Trong đó có một chi tiết, chính là mỗi lần Đình Đình Minh nhìn thấy lúc người cha và người mẹ của cô ngồi ở bên cạnh nhau đều là biểu hiện ra lòng ghen tị của một người con gái, liền cố tình ngồi ngay chính giữa cha và mẹ cô, cố tình làm cho ba và mẹ của cô ngồi cách xa nhau. Điều này một đứa trẻ bình thường đương nhiên rất hiếm gặp.
Cho nên gặp được quan hệ luân hồi như thế này, thật sự cái nhân duyên như thế vô cùng bất khả tư nghì. Trong “Kinh Lăng Nghiêm”, câu dưới đây cũng nói với chúng ta rằng: “Nhữ ái ngã tâm ngã lân nhữ sắc, dĩ thử nhân duyên Kinh bách thiên kiếp thường tại triền phược”. Chính là nói giữa người nam và người nữ, anh yêu em, em yêu anh đều là một loại ham muốn như vậy, làm cho hai người đời đời kiếp kiếp ràng buộc ở bên nhau. Nhưng không phải nói mỗi một đời đều có thể kết thành chồng vợ. Bạn xem, giống như thí dụ này, tuy là cô ta có cái lòng ham thích như vậy nhưng đi đến gia đình này lại biến thành mối quan hệ cha con. Như vậy vẫn còn tốt, có phước báu trở lại làm người. Có trường hợp không được làm người mà phải làm súc sanh. Bạn xem, ngày nay động vật được yêu thích nhiều như vậy, người ta nuôi thú cưng thật sự là yêu nó quá mức, quá khứ có lẽ cũng không biết do nhân duyên gì?
Từ đầu đến giờ đã nói đến những nhà khoa học ở Phương Tây đối với việc nghiên cứu về luân hồi chuyển thế. Tiếp theo xin tiếp tục được giới thiệu với mọi người về phương diện nghiên cứu thứ ba.
THỨ BA, THÔI MIÊN GIÚP CON NGƯỜI NHỚ LẠI TIỀN KIẾP.
Phương pháp thôi miên giúp con người nhớ lại tiền kiếp. Phương pháp thôi miên tiếng Anh gọi là Hypnosis, phiên dịch thành tiếng Hoa là thôi miên. Hậu học tôi cho rằng, phiên dịch thành từ “thôi miên” thực sự hoàn toàn chưa chuẩn xác lắm. Vì sao vậy? Bởi vì thôi miên không phải là ngủ, đó là bác sĩ đến hướng dẫn giúp cho tâm lý của bệnh nhân đi vào một trạng thái rất an ổn, rất bình tĩnh, tương tự như trạng thái đi vào Thiền Định mà Phật giáo đã nói. Vì vậy, sóng điện của não trong lúc thôi miên cùng với sóng điện của não trong lúc ngủ là hoàn toàn không như nhau. Trạng thái trong lúc thôi miên vẫn còn nguyên ý thức tỉnh táo, vẫn có thể nghe được lời của bác sĩ hướng dẫn nói chuyện. Trong lúc bác sĩ hỏi thăm vẫn có thể trả lời các cảnh tượng mà bản thân đã thấy được trong lúc thôi miên, cho nên không phải là đang ngủ.
Số người được dùng phương pháp thôi miên này để nghiên cứu luân hồi tương đối khả quan. Một số học giả nổi tiếng bao gồm: Chủ tịch của Hiệp hội nghiên cứu tinh thần Hoa Kỳ, Giáo sư nổi tiếng của trường Đại học Brown, Tiến sĩ Ducasse, Tiến sĩ Wambach, Tiến sĩ Fiore, Tiến sĩ Roolger, Tiến sĩ Weiss v.v…
Trên đây đã giới thiệu với các bạn một số vị, tiếp theo chúng tôi xin được kể một số câu chuyện tương đối đặc sắc của các vị đó. Một số phương pháp thôi miên đầu tiên là các bác sĩ tâm lý dùng phương pháp này làm giảm bớt chứng trầm cảm của một số bệnh nhân tâm lý, có thể giúp đỡ họ nhớ lại những chuyện của bản thân đã xảy ra trước đây rất lâu. Thông thường họ cho rằng, những em bé đã chịu một số chấn thương về tâm lý làm cho họ bị bệnh trầm cảm, dùng phương pháp thôi miên giúp đỡ bản thân họ nhớ lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, có thể thông qua cách hướng dẫn an ủi của các bác sĩ để tiêu trừ các chứng bệnh về tâm lý. Các bác sĩ tâm lý này lại dùng phương pháp thôi miên giúp đỡ họ nhớ lại những chuyện của các đời trước trong quá khứ. Những bệnh nhân này ở trong trạng thái thôi miên nhớ lại quá khứ đều có thể kể lại rất rõ ràng. Đem những câu chuyện trong quá khứ, cuộc sống trong quá khứ miêu tả lại rất chân thật, rất tỉ mỉ, hợp tình hợp lý, và còn phù hợp với sự thật của lịch sử. Phương pháp này luôn luôn là cách trị liệu có hiệu quả rất nhanh, rất kỳ lạ, giúp đỡ bệnh nhân có thể giải trừ được chứng bệnh về tâm lý, chứng trầm cảm của họ. Phương pháp này trong giới tâm lý y học được sử dụng rộng rãi và cũng rất phổ biến.
Trước tiên, xin giới thiệu với mọi người một câu chuyện của Tiến sĩ Rick Brown. Ông là Phó chủ tịch Học Hội Trị Liệu Tâm Lý Hồi Quy Quốc Tế, bác sĩ tinh thần tâm lý rất nổi tiếng. Câu chuyện của ông được xuất bản vào năm 1991, gọi là “Nghiên Cứu Điều Trị Hồi Quy”. Cái gọi là liệu pháp hồi quy chính là giúp đỡ bệnh nhân nhớ lại kiếp trước, trở về với kiếp trước để tiến hành trị liệu.
Câu chuyện này là của bệnh nhân tâm lý của một vị bác sĩ. Anh ta là một nhân viên bán hàng, tên Kelly. Anh nhân viên bán hàng này sinh vào ngày 19 tháng 01 năm 1953. Sau khi sinh ra, anh ta có nỗi ám ảnh là bệnh sợ nước, rất sợ nước. Anh ta sợ nước đến nỗi không dám đi bơi, không dám ngồi thuyền, thậm chí trong lúc đi tắm anh ta cũng chẳng dám bước vào bồn tắm vì sợ bị chết đuối. Bị bệnh tâm lý này nên bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ - Tiến sĩ Rick Brown để ông dùng thôi miên trị bệnh.
Vị bác sĩ tiến hành hướng dẫn thôi miên cho bệnh nhân. Trong trạng thái đang thôi miên, người đàn ông này thật sự có thể nhớ lại, bản thân trong khi đại chiến thế giới lần thứ hai là một thủy thủ đoàn ở trên một chiếc tàu ngầm. Ở trong trạng thái đang thôi miên, ông ta mô tả chiếc tàu ngầm này là của Hoa Kỳ ở trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ hai, có tên gọi là chiếc tàu ngầm Cá Mập. Vào ngày 11 tháng 02 năm 1942, trên một vùng biển gần Manila của Philippines, chiếc tàu ngầm này bị tàu hạm đội của Nhật Bản đánh chìm. Lúc đó toàn thể sĩ quan và binh lính Hoa Kỳ ở trên tàu đều gặp nạn. Người nhân viên bán hàng này kiếp trước tên là Jim, cũng là một trong những thuyền viên gặp nạn. Bác sĩ liền hướng dẫn cho anh ta, để anh ta nhớ lại tình hình của ngày anh ta gặp nạn trong kiếp đó.
Sau đó, bệnh nhân trong trạng thái thôi miên nói rằng, vào ngày hôm đó, tàu ngầm hiệu Cá Mập đang lặn ở dưới đáy biển trong vùng biển của Manila. Hôm đó Jim không có ca trực, cho nên khi đang nghỉ ngơi trong một căn phòng đột nhiên bên trong cabin của chiếc tàu ngầm vang lên tiếng chuông báo động, phát hiện ở phía trước có một đội tàu chiến hạm của Nhật Bản. Trong thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước đối nghịch. Vào lúc đó, tàu hạm đội của Nhật Bản cũng phát hiện ra được chiếc tàu ngầm của Hoa Kỳ và bắn ngư lôi để tấn công. Kết quả, quả ngư lôi thứ nhất bắn trúng phần đuôi của chiếc tàu ngầm. Lúc đó Jim đang ở trong cabin tàu, liền cảm thấy bị lắc rất mạnh. Tiếp theo, toàn bộ đèn của cabin tàu đều đã bị tắt hết, sau đó nó mới từ từ sáng trở lại. Vào lúc đó, anh ta liền nghe được tiếng gào thét, tiếng còi báo động thật là hỗn độn bên trong của chiếc tàu ngầm. Rất nhanh sau đó, một quả ngư lôi thứ hai lại bắn trúng vào chiếc tàu ngầm. Nhưng lần này là bắn trúng vào chỗ hiểm, bên trong cabin của chiếc tàu ngầm bị phá một lỗ thật to. Bởi vì chiếc tàu ngầm đang lặn ở dưới đáy biển, cho nên nước biển ồ ạt tràn vào. Lúc đó Jim đang ở trong cabin tàu, liền cảm thấy nước biển lạnh cóng nhanh chóng dâng lên cao. Không đợi cho mọi người lấy được phao cứu hộ, toàn bộ cabin tàu bị tràn ngập nước biển, cho nên toàn bộ hải quân Hoa Kỳ bao gồm sĩ quan và binh lính đều gặp nạn.
Trong lúc người nam nhân viên bán hàng này vẫn nằm trên giường bệnh trong trạng thái thôi miên, đang mô tả tình hình mà anh đã gặp được trong kiếp trước, trong lúc chết thực sự hai cái tay của anh hình như đang vùng vẫy, có sự biểu hiện rất lo lắng, rất sợ hãi, biểu hiện cảm giác tuyệt vọng, vào lúc đó bác sĩ tâm lý liền vội vã an ủi anh ta: “Câu chuyện này đã qua lâu rồi, bây giờ bạn nên thư giãn, không nên căng thẳng”. Dần dần bệnh nhân này có sự biểu hiện từ từ thư giãn trở lại, hô hấp mới nhẹ nhàng trở lại. Sau quá trình trị liệu này, nỗi sợ hãi khi gặp nước của anh ta mới tan đi, cho nên thật sự có hiệu quả khi giúp anh ta dẹp tan đi nỗi sợ khi gặp nước.
Chúng ta biết vì sao anh ta có thể dẹp tan được cảm giác sợ nước? Thật ra cảm giác sợ này nó đến bằng cách nào vậy? Là do tâm lý đối với sự đau khổ đã trải qua trong quá khứ, một kiểu chấp trước quá sâu dày. Vì lẽ đó làm cho sâu thẳm trong lòng của anh ta còn nỗi sợ hãi này. Nếu như những điều trong quá khứ đã sáng tỏ, sự việc đã xảy ra trong quá khứ như mộng huyễn bào ảnh, vào lúc này tâm lý không còn chấp trước vào nó nữa. Cho nên người bệnh thông qua cách hướng dẫn của bác sĩ, tâm lý đã giác ngộ ra quá khứ thật sự là mộng huyễn bào ảnh, tự nhiên tâm lý mới hồi phục lại bình thường.
Cho nên, điều quan trọng là phải giác ngộ. Trong “Kinh Kim Cang”, Phật giảng cho chúng ta: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. Là nói bạn xem thí dụ của người bệnh này, sự việc trong quá khứ thật sự là như mộng huyễn bào ảnh, không còn tồn tại. “Như sương”, hạt sương trong khoảnh khắc liền biến mất. “Như tia chớp”, tia chớp vừa lóe lên liền biến mất. Cho nên Phật nói với chúng ta cứ như vậy mà quán sát, bạn liền không còn chấp trước. Bạn không có chấp trước thì sẽ không có đau khổ. Đau khổ là do chấp trước của bạn sanh ra. Không những sự việc trong quá khứ là mộng huyễn bào ảnh, thời điểm hiện tại này của chúng ta cũng là mộng huyễn bào ảnh, tương lai cũng là mộng huyễn bào ảnh, cũng là “như lộ diệc như điện”.
Cho nên, Phật nói cho chúng ta thật tướng của vũ trụ nhân sanh là cái gì? Chân tướng của nhân sanh vũ trụ chính là “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Quá khứ hiện tại vị lai, thập phương tam thế, hư không pháp giới, chúng ta nói cái vũ trụ này, đó chính là một niệm tâm tánh của chúng ta đã biến hiện. Đã là một niệm tâm tánh biến hiện ra (một niệm tâm tánh nó cũng là nhìn không thấy, sờ không được), nó vốn là không có. Cho nên từ chính trong một niệm không này cảnh giới sở hiện càng lại là không, càng lại là mộng huyễn bào ảnh.
Tại vì sao chúng ta lại nhìn thấy cái vũ trụ này tồn tại thật sự vậy? Rõ ràng nhìn thấy trước mặt có nhiều người như vậy, nhiều vật thể bày ra ở trước mặt, làm sao là mộng huyễn bào ảnh được chứ? Thực sự đây là ảo giác của chúng ta. Sự thật của chân tướng là gì? Là một niệm sở hiện về vũ trụ của chúng ta. Thời gian nó lưu lại vô cùng ngắn ngủi, gọi là trong một niệm. Cho nên trong Kinh Phật nói cho chúng ta một thí dụ, một khảy móng tay 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt, chính là nói tốc độ sanh ra rồi mất đi trong suy nghĩ của chúng ta trong khoảng khảy móng tay sanh diệt nhiều đến như vậy. Cho nên trong ý niệm sanh diệt nhiều đến như vậy chúng ta chẳng có cách nào để nhận ra được bản chất vũ trụ này nó vốn dĩ là vừa sanh vừa diệt.
Thí dụ mọi người chúng ta đang ngồi trong một căn phòng tối, trong căn phòng tối này chẳng nhìn thấy được vật gì, nhưng vào lúc vừa mở đèn lên, ánh sáng tỏa ra cả căn phòng, liền nhìn được rất rõ ràng cách sắp đặt đồ nội thất, cách trang trí. Đây chính là thí dụ mười pháp giới y chánh trang nghiêm nhìn thấy rất là rõ ràng, vừa mở đèn là liền nhìn thấy ngay, được gọi là nhất thời đốn hiện. Sau đó ngay lập tức bạn tắt đèn, kết quả là một mảng tối đen, chẳng nhìn thấy gì. Cái này gọi là nhất thời đốn diệt. Vừa mở xong liền tắt, động tác này được ví như là ý niệm của chúng ta. Ý niệm của chúng ta trong lúc khởi lên thì cả cái vũ trụ này liền hiện ra, nhất thời đốn hiện. Khi ý niệm của chúng ta vừa diệt thì cả cái vũ trụ đốn diệt. Cho nên Đại Sư Vĩnh Gia nói: “Rõ ràng trong mộng có sáu cõi, giác rồi thì không cả đại thiên”. Mộng chính là chỉ khi bạn vừa mở đèn lên đã thật sự nhìn thấy rõ ràng có sáu cõi, tam thiên đại thiên thế giới, nhưng mà ý niệm vừa diệt thì cũng chẳng còn gì: “Giác rồi thì không cả đại thiên”, toàn bộ đại thiên thế giới đều mất đi. Vấn đề ở chỗ khi chúng ta vừa mở đèn rồi tắt đèn, cái động tác này rất nhanh. Một khảy móng tay 60 sát na, một sát na 900 lần mở tắt, cho nên căn bản là chúng ta không có cách nào nhận ra được cái vũ trụ này luôn ở trong trạng thái sinh diệt như vậy.
Cho nên hình tướng mà chúng ta đã nhìn thấy được gọi là bất sanh bất diệt, kỳ thật cái bất sanh bất diệt này là do nguyên nhân gì? Nguyên nhân là do tốc độ sanh diệt của nó quá nhanh, không có cách nào để nhận ra, cho nên Phật nói với chúng ta là“Bất sanh bất diệt”. Chân tướng là cái gì vậy? Chân tướng của vũ trụ nhân sanh kỳ thật là ngay đó sanh ra, ngay đó diệt tận. Cho nên Phật nói với chúng ta: “Mộng huyễn bào ảnh” là vì bạn không giữ lại được. Một niệm sở hiện của nó cảnh giới liền hiện ra, thời gian dừng lại của nó rất ngắn, một niệm mà thôi. Cho nên thời gian bạn vừa muốn giữ nó lại thì nó đã thay đổi rồi, thì nó ở cảnh giới sở hiện của niệm thứ hai.
Cho nên Phật mới nói với chúng ta, vũ trụ này thật sự chính là “Vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Hiểu rõ chân tướng này thật sự là bạn không còn chấp trước nữa. Còn chấp trước cái gì nữa chứ? Bạn vừa chấp trước thì cái vũ trụ này đã thay đổi rồi, đều không phải là vũ trụ lúc đầu, đều không phải là cái ban đầu của bạn nữa, đều không phải là gia đình tài sản vợ con lúc ban đầu của bạn, những cái này đã thay đổi hình dáng rồi, đều là đã ở trong cảnh giới của niệm thứ hai. Lúc này thật sự chẳng có cái gì có thể chấp trước được. Trong lúc chẳng có gì để chấp trước là tâm bạn đã buông xả rồi. Nhìn thấu chính là buông xả. Nhận thức được chân tướng của nhân sinh vũ trụ thì gọi là nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu thì nhất định buông xả, những phiền não của bạn đều không còn.
Cho nên bác sĩ tâm lý vì những bệnh nhân tâm thần này, nguyên lý trị liệu chính là điều này, đương nhiên là ông ấy không sâu sắc giống như Phật nói. Trên thực tế, đạo lý chính là làm cho bạn giác ngộ hiểu rõ được những việc trong quá khứ là đã qua rồi, “mộng huyễn bào ảnh”, không có gì để chấp trước, tuyệt đối không thể đem cái đau khổ đã qua trong quá khứ để dày vò hiện tại của bạn. Cho nên trong lúc anh ta đang còn trong trạng thái thôi miên thì đã hiểu rõ điều này, thật sự chứng bệnh tâm thần của anh ta liền trở lại bình thường.
Tiếp theo, xin chia sẻ với mọi người thêm một câu chuyện của Tiến sĩ Brian L.Weiss. Vị Tiến sĩ Brian L.Weiss này là Chủ tịch Trung tâm Y tế Mount Sinai Miami Hoa Kỳ, cũng là bác sĩ tâm linh tâm lý học rất nổi tiếng. Vào năm 1970, Tiến sĩ Weiss tốt nghiệp tại Đại học y Học viện Yale của Hoa Kỳ, đạt được học vị Tiến sĩ y học. Ông đã từng làm giảng viên ở Trường Đại học Pittsburgh cũng như Đại học Miami, làm công việc trị liệu lâm sàng tâm lý khoảng 30 năm, cho nên có kinh nghiệm thực hành và nghiên cứu vô cùng phong phú. Tác phẩm của ông có rất nhiều chủ đề hay, hiện giờ cũng là nhà tâm linh tâm lý học đặc biệt có uy tín về lĩnh vực luân hồi học. Tác phẩm tiêu biểu của ông là “Many Lives - Many Masters”. Chúng ta biết ở Đài Loan có bản dịch Trung văn tên là “Tiền Kiếp Và Hiện Tại”, mọi người có lẽ đã đọc qua. Quyển sách này sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu để kể lại bằng cách nào để ông tiến hành trị liệu cho một bệnh nhân tâm thần, giúp bệnh nhân có thể nhớ lại tình huống luân hồi của bản thân đã qua nhiều kiếp. Còn có “Through Time into Healing” - “Phương pháp trị liệu luân hồi của cuộc sống vượt qua không gian và thời gian”, “Mirrors of Time: Using Regression for Physical, Emotional and Spiritual Healing” - “Phương pháp trị liệu trở về tiền kiếp để trị bệnh cho thân và tâm”, đều liên quan với các tác phẩm nói về lĩnh vực luân hồi.
Ở đây Hậu học xin được giới thiệu với mọi người quyển sách đầu tiên của ông: “Tiền Kiếp Và Hiện Tại”. Câu chuyện trong quyển sách này nói đến một nữ bệnh nhân của bác sĩ Weiss, tên của cô này là Catherine. Trong lúc bác sĩ thôi miên cô có thể giúp cô nhớ về tiền kiếp của cô. Người nữ bệnh nhân này vào năm 1980 tìm đến bác sĩ Weiss để trị bệnh. Lúc đó cô 27 tuổi, là một kỹ thuật viên ở phòng thí nghiệm trung tâm trị liệu của của bác sĩ Weiss. Cô ta có một người bạn trai tên là Stout, luôn ở bên cạnh cô nhưng mà chẳng hòa hợp với nhau. Cô bệnh nhân Catherine này mắc phải một căn bệnh trầm cảm, cả ngày luôn bị căng thẳng thần kinh, luôn sợ hãi, giống như là gặp ác mộng, thậm chí cô còn có hiện tượng mộng du. Cô rất sợ bóng tối và cũng sợ bị nhốt ở trong nhà, sợ bị nhốt trong một không gian cho nên cô không dám đi máy bay, bởi vì cô có cảm giác khi ngồi trong cabin máy bay cảm thấy ngột ngạt, rất khó chịu. Cô cũng rất sợ nước, bởi vì cô mắc nghẹn cho nên khi uống thuốc với một chút nước cô cũng không dám. Cả ngày cô luôn lo lắng mình sắp chết rồi. Tính tổng hợp của căn bệnh trầm cảm này hiện nay trong xã hội có rất nhiều, ở Đài Loan cũng nhiều. Người bị bệnh trầm cảm thật sự rất nhiều, hóa ra đều do tiền căn của nó. Bởi vì bị căn bệnh trầm cảm này nên cô ta mời bác sĩ Weiss trị bệnh cho cô.
Bác sĩ Weiss khi vừa mới bắt đầu đã tốn thời gian 18 tháng, dùng đủ các phương pháp chữa bệnh truyền thống để trị bệnh nhưng không thể có được kết quả, cuối cùng quyết định sử dụng phương pháp thôi miên để trị bệnh cho cô bệnh nhân này. Vừa thôi miên thì giúp được bệnh nhân này nhớ lại sự luân hồi mười mấy kiếp của bản thân cô. Trong mỗi một lần luân hồi chuyển kiếp, cô ta đều có thể mô tả lại rất chi tiết, rất tường tận cảnh tượng mà cô đã thấy, đã cảm nhận được. Trong quãng đời của một kiếp, tên của nhân vật, địa điểm đều có thể nói ra rất tường tận, rất chân thật, hoàn toàn không có bịa đặt. Trong lúc thôi miên, cô bệnh nhân này đã nói bản thân cô ở trên quả địa cầu này đã làm được thân người là 86 lần. Trong 86 lần luân hồi này, thời gian khoảng bốn - năm ngàn năm, ở các khu vực trên toàn thế giới, bao gồm các nước: Ý, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Ai Cập, Ma Rốc (Morocco), Hoa Kỳ, Nhật Bản v.v... Cô còn nói cô cũng đã luân hồi ở các hành tinh khác .
Ở trên địa cầu này đã làm người 86 lần, như vậy vẫn còn tốt, nhưng cô ta làm người cũng rất là đau khổ. Cô đã nói gì? Cô ta nhớ chính bản thân đã từng làm nữ nô lệ ở thời đại Ai Cập. Ở thế kỷ thứ 18 cô là một nữ nô lệ trong vòng thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha, là một người con gái cư trú trong hang động vào thời đại đồ đá cổ xưa. Vào thế kỷ thứ 19 thì cô làm nô lệ tại Virginia của Hoa Kỳ. Tính ra cũng có thể là quá tốt. Trong một đời gần đây nhất, lúc đại chiến thế giới lần thứ hai, cô là một nam phi công của phát xít Đức. Lúc đó cô làm đàn ông, nhưng người phi công đó lại bị một chiếc máy bay ném bom oanh tạc mà chết đi. Những câu chuyện của cô thật là tuyệt vời, tôi xin chọn lọc ra để giới thiệu khái quát với quý vị.
Thí dụ có một lần trong quá trình trị liệu bằng thôi miên, bác sĩ Weiss hướng dẫn cho cô đi vào trạng thái nhập định. Vào lúc này để cho cô mô tả cảnh tượng mà cô nhìn thấy được. Cô đã nói: “Tôi nhìn thấy một tòa nhà màu trắng thật lớn, nhưng không có cửa, mái nhà thì nhọn”. Cô đang giúp vận chuyển trầm tích. Cô ta nói: “Tôi mặc một cái áo choàng hơi dài”. Loại áo choàng này là ở vào thời đại của Ai Cập cổ. Rõ ràng cô ta đang xây dựng Kim Tự Tháp, vẫn là làm nữ nô lệ. Cô nói năm đó cô 25 tuổi, đó là năm 1863 trước Công Nguyên. Bạn xem, thời gian được nói chính xác đến như vậy. Năm 1863 trước Công Nguyên, lúc đó rất là sớm, so với thời đại của Thích Ca Mâu Ni Phật và Khổng Tử của chúng ta thì vẫn sớm hơn. Thời Ai Cập cổ đại, cô ta nói cô có một đứa con gái vẫn còn bé, tên là Klein Stowe. Cô ta nói đứa con gái này chính là cháu gái của tôi ở kiếp này. Cho nên cô bệnh nhân Catherine này cùng với cô cháu gái, hai người quan hệ rất thân mật giống như tình mẹ con vậy. Thì ra tiền kiếp của cô ta thật sự là hai mẹ con thời Ai Cập cổ đại.
Cô ta nói mẹ con của cô sống trong một ngôi làng, ở trong một thung lũng rất nóng, rất khô hạn. Đột nhiên có một hôm ở trong thung lũng đổ xuống một cơn lũ lớn, giống như đợt sóng thần, chỉ trong chốc lát đã nhận chìm hết cả khu làng. Nhiều cây to bị quật ngã, rất nhiều người đã bị chết đuối. Cô nói, vào lúc đó cô đang ôm đứa con của cô, đứa con thì lại muốn thoát ra. Kết quả một cơn sóng lớn đập tới, liền cuốn đứa con mà cô đang ôm trong lòng trôi đi mất, bản thân cô cũng bị sặc nước đến không chịu nổi. Nói đến giây phút này, bác sĩ Weiss đang ở bên cạnh nhìn thấy cô thật sự giống như đang bị nước nhấn chìm (hai cánh tay đang vùng vẫy, hơi thở thật là dồn dập, rất là căng thẳng). Bác sĩ liền an ủi cô, nói rằng: “Đã qua rồi, đã qua rồi, hãy mau thả lỏng”. Vào lúc này hơi thở của cô ta từ từ mới trở lại bình thường.
Cái tâm của con người đích thực chi phối tinh thần và thể xác. Bạn xem tại sao mà cô ấy căng thẳng? Thật sự không ai đụng chạm vào cô, cô ấy đang nằm yên trên giường mà. Chính vì cái tâm của cô thấy được những cảnh tượng đó nên cô ta mới căng thẳng. Cho nên cái tâm thật sự chi phối tinh thần và thể xác của chúng ta, không chỉ là chi phối tinh thần cùng thể xác, mà còn là chủ thể của vật chất. Giống như Tiến sĩ Giang Bổn Thắng (Masaru Emoto) của Nhật Bản dùng nước để thí nghiệm chứng minh, tâm có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của tinh thể nước. Cho nên rõ ràng sự thật cái tâm chi phối tất cả vạn vật. Lúc này, bạn có thể hiểu làm như thế nào để tu sửa cái tâm của chính mình.
Hôm nay thời gian đã hết cho nên chúng tôi tạm thời nói đến đây. Ngày mai chúng ta tiếp tục thảo luận phần này. Những trường hợp tiếp theo càng lúc càng hấp dẫn. Còn có những trường hợp làm rung động lòng người, ngày mai sẽ chia sẻ với mọi người. Hôm nay tôi có nói lời nào sơ suất, nông cạn, xin chư vị Pháp sư, chư vị Đại đức nhiệt tình góp ý chỉ bảo. Xin cám ơn!
Giám định: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Người giảng: Tiến Sĩ Chung Mao Sâm
Địa điểm: Phòng 103 Hội Trường Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Đài Bắc
Thời gian: Ngày 17 tháng 02 năm 2006
Cẩn dịch: Phước Tịnh Cư Sĩ - Vọng Tây Cư Sĩ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 123
Hôm nay : 19268
Tháng hiện tại : 543346
Tổng lượt truy cập : 56605045
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.