Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (Tập 19)
“PHỔ QUẢNG BẠCH NGÔN: DUY NHIÊN! THẾ TÔN. NGUYỆN NHẠO DỤC VĂN”
(Ngài phổ Quảng bạch Phật rằng: “Vâng! Bạch đức Thế Tôn! Chúng con xin ham muốn nghe”).
Đoạn này có thể không cần giảng, mọi người xem qua liền hiểu ngay. Tiếp theo xem đoạn dưới đây:
“PHẬT......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (Tập 17)
Mời mở bản Kinh ra, Khoa Chú quyển trung, trang 11. Mời xem Kinh văn:
“ĐỊA TẠNG BẠCH NGÔN: “NHÂN GIẢ, THIẾT VI CHI NỘI HỮU NHƯ THỊ ĐẲNG ĐỊA NGỤC KỲ SỐ VÔ HẠN”
(Ngài Địa Tạng Bồ-tát nói rằng: ‘Thưa nhơn Giả! Trong dãy núi Thiết Vi có những địa ngục như......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (Tập 13)
Mời mở bản Kinh ra. Phần khoa chú trang 160 đếm ngược đến hàng thứ ba. Xem Kinh văn:
“PHẬT CÁO TỨ THIÊN VƯƠNG: THIỆN TAI! THIỆN TAI! NGÔ KIM VỊ NHỮ CẬP VỊ LAI HIỆN TẠI THIÊN NHÂN CHÚNG ĐẲNG QUẢNG LỢI ÍCH CỐ. THUYẾT ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT Ư SA BÀ THẾ GIỚI DIÊM PHÙ......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (Tập 4)
Hôm qua giảng đến chỗ Thế Tôn phóng quang hiện tướng lành. Trong mười thứ quang minh vân này, chúng ta giảng đến loại thứ năm là “Đại tam muội quang minh vân”. Bây giờ chúng ta bắt đầu xem từ loại thứ sáu là “Đại kiết tường quang minh vân” (Tạm dịch: Vầng mây......
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN (tập 2)
Hôm qua giảng đến đề Kinh, giới thiệu xong “Bồ-tát Địa Tạng”. Hôm nay chúng ta tiếp tục giới thiệu tiếp “Bổn Nguyện”.
“Bổn nguyện”.
Đề mục có quan hệ rất lớn đối với việc chúng ta tu học, cho nên nhất định phải lý giải thật rõ ràng. Có rất nhiều các bạn......
Hôm nay, có bốn mươi mấy câu hỏi, chúng ta y theo thứ tự để trả lời. Trước hết có ba câu hỏi, là do đồng học nội bộ của chúng ta đưa ra, câu đầu tiên là câu hỏi liên quan đến việc bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, họ đưa ra ba câu hỏi.
Câu hỏi: Sư phụ thường nói, Pháp sư học tập hoằng pháp đang tu......
Hôm nay có bốn mươi ba câu hỏi, chúng ta cứ y theo thứ tự để trả lời.
Trước hết là câu hỏi của đồng tu trên mạng.
Câu hỏi: Đệ tử tu học Mật Tông, phát hiện có rất nhiều đồng tu học tập Tịnh Tông có sự bài xích rất mạnh mẽ đối với Mật Tông, thậm chí nói lời bất kính. Xin hỏi Mật Tông không phải......
A: Kính chào Pháp Sư!
B: chào bạn.
A: Hôm nay chúng ta tiếp tục buổi phỏng vấn. Thưa Pháp Sư, hiện nay có rất nhiều người lớn, trẻ con đều đang chơi những trò chơi giết người, giết động vật trên máy tính, trên mạng, trên máy điện tử. Họ chơi những trò chơi chém giết này rồi bị ghiền luôn. Xin hỏi......
Tập 344
Những năm gần đây tôi tham gia rất nhiều hoạt động quốc tế, đó là gì? Đó là tâm đại từ bi, nhìn thấy thế giới này động loạn mỗi năm một nghiêm trọng hơn, rất nhiều tôn giáo nước ngoài gọi là ngày tận thế, đó là thật không phải giả. Xã hội hiện tại dường như khiến cho chúng ta nhìn thấy......
Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người!
A Di Đà Phật! Hôm nay có 36 câu hỏi, chúng ta cứ lần lượt giải đáp. Trước hết là các câu hỏi của các đồng tu trên internet.
Câu hỏi thứ nhất: Lão Pháp sư nói kinh Phật không có ý, nhưng lúc dùng thì là vô lượng nghĩa, đọc kinh không được nghĩ......
Chư vị Pháp sư, chư vị đồng học, xin chào mọi người!
Hôm nay có 32 câu hỏi, chúng ta cứ theo thứ tự để giải đáp. Trước hết là các câu hỏi của các đồng tu Trung Quốc, tổng cộng có 14 câu hỏi.
Câu hỏi thứ nhất: Chúng con y theo giáo huấn của lão Pháp sư, lấy bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu Phật......
Các vị đồng học, xin chào mọi người!
Xin mời mở đoạn thứ 120 của Cảm Ứng Thiên:
“Hựu uổng sát nhân giả, thị dịch đao binh nhi tương sát dã.” (Lại còn những kẻ giết oan người khác, sẽ đổi lại bị giết trong chiến tranh).
Đoạn phía trước đã giảng về việc “cướp ngang tài vật của người khác”. Sự......
Các vị đồng học, xin chào mọi người!
Xin mời mở Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 118, những đoạn tiếp theo là tổng kết của quả báo thiện và ác. Mời xem kinh văn:
“Như thị đẳng tội, tư mệnh tùy kỳ khinh trọng, đoạt kỳ kỷ toán. Toán tận tắc tử. Tử hữu dư trái, ương cập tử tôn.” (Đối với các tội như thế, thần......
Các vị đồng học! Xin chào mọi người.
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 110:
“Tác vi vô ích. Hoài cáp ngoại tâm.” (Làm chuyện vô ích. Ngầm đổi lòng thay dạ).
Trong chú giải cũng nói rất hay: “Vạn sự trong thế gian, chớp mắt đã thành rỗng không”. Người có đầu óc trầm tĩnh một chút thì đều có......
Các vị đồng học! Xin chào mọi người.
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 105:
“Cốt nhục phẫn tranh. Nam bất trung lương. Nữ bất nhu thuận.” (Ruột thịt giận dữ, tranh chấp. Trai không trung lương. Gái chẳng nhu thuận)
Ngày hôm qua chúng ta đã đọc qua câu này. Chúng ta nhìn thấy mười mấy chữ này......
Các vị đồng học, xin chào mọi người!
Tịnh Tông Học Hội Quán-Thế-Âm ở Đài Bắc đã nỗ lực tổ chức một lớp bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp. Cư sĩ Triệu Tông đã mời tôi có đôi lời nói với mọi người. Đến nay, có thể nói là gần một thế kỷ rồi, Đại đức trong Phật môn, bất luận là xuất gia hay tại gia đều kêu......
Chư vị đồng học, xin chào mọi người!
Xin mời xem đoạn 101 của Thái Thượng Cảm Ứng Thiên. Quyển sách này tổng cộng có một 124 đoạn. Chúng tôi hy vọng có thể giảng viên mãn sớm hơn một chút. Có rất nhiều câu hỏi, nên làm lỡ rất nhiều thời gian, do đó chúng tôi sẽ thu xếp trả lời những câu hỏi này......
Chư vị đồng học, xin chào mọi người!
Trên bàn có một số câu hỏi của các đồng học, chúng tôi trả lời đơn giản như sau:
Câu hỏi đầu tiên, đồng học hỏi là: “Lìa bốn tướng, siêu vượt lục đạo, phá bốn kiến, nhập nhất chân pháp giới, chúng ta dùng phương pháp niệm Phật nhập nhất chân pháp giới thì còn......
Tập 111
Đây là câu hỏi của cư sĩ Trương Lệ Lữ ở Hawaii, xem tên thì có lẽ là một nữ cư sĩ, bà có một vấn đề, vấn đề này cũng là vấn đề chung trong xã hội hiện nay của chúng ta. Tôi xin đọc qua, bà nói: “Con đối với việc nghi ngờ hiểu lầm, đấu đá lẫn nhau của người thế gian mà cảm thấy nản lòng và......
Các vị đồng học, xin chào mọi người!
Xin mời xem Cảm Ứng Thiên đoạn thứ 98:
“Phận ngoại doanh cầu. Lực thượng thi thiết.” (Cầu mong quá phận. Dốc hết sức bày vẽ, tạo tác). Hai câu này cũng thuộc về phần “điều ác do bất nhân”.
“Phận ngoại” là vượt ngoài bổn phận, nghĩa là mong cầu quá độ. “Lực......
Đang truy cập :
66
Hôm nay :
11443
Tháng hiện tại
: 462403
Tổng lượt truy cập : 32097166
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.