Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
“Xả” là buông xả, tại sao chúng ta không buông xả? Không buông xả là bởi vì chưa thấy rõ. Lúc mới học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi hai câu: “Nhìn thấu, buông bỏ”. Hai câu nói này bắt đầu làm từ đâu vậy? Là bắt đầu từ “xả”. Thầy dạy tôi bắt đầu làm từ “bố thí” (bố thí chính là xả). Nhưng chữ “xả”......
Phật nói với chúng ta, phàm phu sáu cõi phải chịu cái khổ của hai loại sanh tử, một loại là “phần đoạn sanh tử” và một loại là “biến dịch sanh tử”. Chúng ta là một giai đoạn này, rồi một giai đoạn khác, đây gọi là phần đoạn sanh tử. Chúng ta thường nói “đời đời kiếp kiếp”, đây đều là thuộc về hiện......
Trong thập thiện, tâm sân hận là khó đoạn nhất. Gặp phải việc không vừa lòng, bất như ý thì ý nghĩ sân hận tự nhiên liền sanh khởi, hơn nữa sanh vô cùng nhanh. Đây chứng tỏ từ vô thủy kiếp đến nay, tập khí ác của chúng ta thật sâu nặng. Ở trong phiền não thì phiền não này là nghiêm trọng nhất. Phật......
“Lục, vô lượng phước tuệ, chuyển chuyển tăng thắng”. Đây là lợi ích thứ sáu trong mười lợi ích của việc lìa tà kiến. Mọi người đều mong cầu phước tuệ tăng trưởng. Không những là phước đức, mà trí tuệ cũng là từ thiện nghiệp sanh ra. Ngạn ngữ xưa của Trung Quốc thường nói là “phước chí tâm linh”.......
Loại tự tại thứ tư: “Vương vị tự tại, trân kỳ diệu vật, giai phụng hiến cố”. Đây là Thế Tôn nói với Long vương. Phần trước đã báo cáo với quí vị nghĩa thú biểu pháp của Long vương rồi. Ở các giai cấp trong xã hội, người ở địa vị lãnh đạo đều có nghĩa là vương. “Vương vị tự tại” chính là địa vị xã......
Kinh văn của Thập Thiện Nghiệp Đạo kinh đã giảng đến không tham, không sân, không si. Đây là khai đạo hạt nhân của toàn kinh, rất quan trọng đối với việc tu học của chúng ta. Có rất nhiều đồng tu từ các nơi đến, bởi vì sáng sớm hôm nay chúng ta không giảng kinh Hoa Nghiêm, bên kia không có xe chạy......
Kinh văn: “Phục thứ long vương, nhược ly vọng ngữ tức đắc bát chủng thiên sở tán pháp. Hà đẳng vi bát? Nhất, khẩu thường thanh tịnh, ưu bát hoa hương”. Hôm qua tôi giảng đến chỗ này. Chúng ta xem tiếp câu thứ hai, đây đều là nói quả đức. Thứ hai: “Vi chư thế gian chi sở tín phục”. Cổ nhân thường......
Kinh văn: “Phục thứ long vương, nhược ly tà hạnh, tức đắc tứ chủng trí sở tán pháp. Hà đẳng vi tứ? Nhất, chư căn điều thuận. Nhị, vĩnh ly huyên trạo. Tam, thế sở xưng thán. Tứ, thê mạc năng xâm. Thị vi tứ. Nhược năng hồi hướng, A-nậu-đa-la tam miệu tam Bồ-đề giả, hậu thành Phật thời, đắc Phật trượng......
Kinh văn: “Long vương! Nhược ly sát sanh, tức đắc thành tựu thập ly não pháp. Hà đẳng vi thập? Nhất, ư chư chúng sanh phổ thí vô úy. Nhị, thường ư chúng sanh, khởi đại từ tâm. Tam, vĩnh đoạn nhất thiết sân nhuế tập khí. Tứ, thân thường vô bệnh. Ngũ, thọ mạng trường viễn”. Lần trước tôi đã giảng đến......
Hôm nay, đoạn kinh văn này là trọng tâm của toàn kinh, là tinh hoa ở trong hội Thập Thiện Nghiệp Đạo của Thế Tôn, là lời khai thị đặc sắc nhất. Tối hôm nay, những đồng tu này không thể đến để nghe chúng ta giảng kinh, cho nên tôi nghĩ, đoạn kinh văn này chúng ta nên bảo lưu lại, đợi khi mọi người......
Kinh văn: “Hựu chư thiên long, bát bộ chúng đẳng, đại uy thế giả, diệc nhân thiện nghiệp phước đức sở sanh”. Phần trước Thế Tôn dạy chúng ta, để chúng ta trước tiên thấy thân Phật. Thấy thân Phật là quán sát tánh đức, tự tánh vốn đầy đủ. Tiếp đó, Phật dạy chúng ta quán sát Bồ-tát, Bồ-tát là tu đức......
Chúng tôi viếng thăm Bạch Vân Quán ở Bắc Kinh, xem thấy đạo trường của Đạo giáo hiện tại đang hồi phục, xem thấy đạo trường của Thiên Chúa Giáo, Thanh Trấn Tự của X-Lam giáo, các kiến trúc của đạo tràng đều là có trên 100 năm, hiện tại cũng đang được hồi phục. Chúng ta quan sát tỉ mỉ thì thấy trên......
Ở trong bộ kinh điển này cũng có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề của chúng ta, như ở chỗ này có một vấn đề là tôn giáo dung hòa là một đại thắng sự, nếu chúng ta cũng đi nghe kinh điển của ngoại giáo thì có trái ngược với "một môn thâm nhập" hay không? Giáo đích thực có tà, có chánh, chúng ta......
Đang truy cập : 224
Hôm nay : 48990
Tháng hiện tại : 501800
Tổng lượt truy cập : 57898218
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.