Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Kinh văn: “Đắc vô sanh vô diệt, chư Tam Ma Địa, cập đắc nhất thiết Đà La Ni môn, tùy thời ngộ nhập, Hoa Nghiêm Tam Muội, cụ túc tổng trì, bách thiên Tam Muội”.
Lần trước chúng ta đã nói đến “cập đắc nhất thiết Đà La Ni môn”. Hôm nay tiếp theo, chúng ta xem “tùy thời ngộ nhập Hoa Nghiêm Tam Muội”.......
Bổn nguyện của chư Phật Như Lai rất hay. Kỳ vọng đối với chúng ta, chúng ta cũng rất là cảm kích. Vấn đề chính là chúng ta có thể làm đến được hay không? Đáp án này là khẳng định, tất cả chúng sanh quyết định đều có thể làm được, bạn ở ngay trong một đời này có thể chứng được quả Phật cứu cánh viên......
Chúng ta nhất định phải ghi nhớ, nếu chúng ta muốn học Phật, muốn vãng sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc mà không phá phiền não thì không được. Bạn thật muốn phá phiền não thì tôi ở ngay đây nhắc nhở bạn: “Tâm không được có ác niệm”. Cái gì là ác? Đó là mười ác: “Sát, đạo, dâm, vọng ngữ, hai......
Phật pháp gọi là pháp vô lậu. “Lậu” là đại danh từ của phiền não. Thí dụ như một cái tách trà có lỗ thủng, khi đựng trà sẽ bị rò rỉ. Lậu này là thí dụ cho phiền não, có phiền não thì đều bị rò rỉ hết, không giữ được. Cần phải đoạn hết phiền não thì tách trà của bạn mới hoàn hảo, mới có thể đựng trà,......
Vì sao vậy? Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta, mười phương tất cả chư Phật Như Lai đều niệm A Di Đà Phật, vậy chúng ta niệm A Di Đà Phật chẳng phải là niệm mười phương Phật hay sao? Nếu bạn không tin tưởng, nếu bạn ngày ngày đi lạy “Vạn Phật Danh Kinh”, mỗi ngày đem ra đọc một lần mười hai ngàn......
Chúng ta căn cứ trên kinh đã nói, một ngày ngắn nhất ở trong địa ngục là hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian chúng ta. Đất nước chúng ta ở trên thế giới này được gọi là nước văn minh cổ xưa, chúng ta có lịch sử năm ngàn năm thì so với trong địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Trên Kinh Phật đã nói, một......
Kinh văn: “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”.
Câu Kinh văn này nói rõ, đại chúng dự hội đều là tu hạnh Phổ Hiền. Do đây có thể biết, Thế giới Tây Phương Cực Lạc đích thực là pháp giới của Bồ Tát Phổ Hiền. Không luận là ở một cõi nước nào, ở một nơi nào, tất cả chúng sanh sanh đến Thế giới......
Ý nghĩa mà Bồ-tát Bảo Tràng phía trước biểu thị, chúng ta phải làm thế nào để học tập và thực hành ngay trong đời sống của chúng ta? Lần trước tôi đã giảng giải rất tỉ mỉ, nhưng ý nghĩa vẫn chưa hoàn toàn biểu đạt ra hết. Phía trước nói Bảo Tràng và Quang Anh, Quang Anh là nói hình tướng, Bảo Tràng......
Mục đích và phương hướng học tập của người xưa Trung Quốc so với người thời nay không như nhau. Người xưa học tập chí ở thánh hiền, quyết định không ở danh lợi. Người hiện tại đi học là vì danh, vì lợi. Vào thời xưa người đi học là học thánh, học hiền. Nếu như mọi người đều có thể đi con đường thánh......
Trước tiên chúng ta hãy học đoạn kinh văn này: “Như thị chư thiện căn”, đây là kinh văn ở phía trước đã nói, chỉ việc đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức, các loại thiện căn. Thiện căn là năng cảm, cảm ắt có ứng, đây là đạo lý của cảm ứng đạo giao vậy. Người thế gian, bất kể là xưa hay nay, trong......
Hiện tại người thế gian này, hôm qua tôi ở Tuyết Lê cũng nói đến vấn đề này, người thế gian mong cầu cũng không ngoài ba việc là của cải, trí tuệ và khỏe mạnh sống lâu, ba thứ này ở thế giới Tây Phương Cực Lạc là đầy đủ cả. Thế giới Tây Phương của cải vô lượng. Các vị xem, Thích Ca Mâu Ni Phật ở......
Trong một đoạn đề mục này là muốn nói với chúng ta việc kết hiển khai mật. Bản kinh tổng cộng có 260 chữ. Ba mươi mốt chữ sau cùng này là mật thuyết, phần trước là hiển thuyết, đây chính là chú ngữ mà trong nhà Phật thường nói. Lời chú ngữ này, thông thường không dịch là thích hợp nhất. Tiểu chú......
Đoạn kinh văn này là hiển thị chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Trong kinh, Phật đem tất cả pháp quy nạp thành năm uẩn, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới. Câu đầu tiên trong đoạn này là “chư pháp không tướng”. Chư pháp ở đây là bao gồm bốn loại lớn này. Tại sao phải có sự phân biệt của bốn loại lớn này? Đến......
Tông chỉ tu học quan trọng nhất của bản kinh chính là đoạn thứ nhất của kinh văn: “Quán tự tại Bồ Tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Phía trước đã giới thiệu sơ lược qua năm uẩn rồi. Sắc uẩn đã bao gồm mọi hiện tượng vật chất. Tinh thần đối lập với vật chất,......
Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đại biểu cho trí tuệ, cũng chính là nói chúng ta tu học, cùng ở chung với tất cả đại chúng thì chúng ta phải tận hiếu. Tu trì của chúng ta nhất định phải căn cứ vào lý trí, không được làm việc theo cảm tình. Bồ Tát Văn Thù đại biểu lý tánh, Ngài là trí tuệ, là lý luận, không......
Người niệm Phật tu Tịnh Độ thì đến chỗ này của chúng ta, người thích học tham thiền, nghe nói Phật Quang Sơn có mở lớp tọa thiền, thì họ đến nơi đó. Như vậy thì đúng. Người thích làm việc từ thiện, thì đến Hội Công Đức Từ Tế. Mỗi một đạo tràng có tông chỉ của họ, có phương hướng của họ, có mục tiêu......
Hạnh nguyện Phổ Hiền, tổng cộng có mười hạnh nguyện. Phần trước đã giảng cho quí vị bốn hạnh nguyện rồi. Mỗi một hạnh nguyện, chúng ta đều thường niệm. Ở trong nhà Phật, các tổ sư đại đức đem mười cương mục này sắp xếp vào thời khóa tụng sáng tối, cho nên mọi người đều niệm rất thuộc: Nhất giả lễ......
Hiện nay các quốc gia trên toàn thế giới đều đang liên tục phản tỉnh hệ thống giáo dục của mì nh để tìm xem rốt cuộc là vấn đề xuất phát từ đâu? Có thể nguyên nhân thất bại rất nhiều nhưng mọi người đều có chung một quan điểm là con người được bồi dưỡng theo hướng không biết chung sống hài hòa với......
Một người bắt đầu từ nhỏ cho đến khi kết thúc mạng sống sẽ không ngừng suy nghĩ về vấn đề là ta từ đâu đến, ta là ai, và ta sẽ đi về đâu? Tương tự như vậy, một quốc gia, một dân tộc cũng cần phải trả lời vấn đề này, nếu không thì họ sẽ không xác định được vị trí của mình và phương hướng phát triển......
Câu hỏi 26: Pháp sư! Một số người cho rằng, mình chỉ cần làm người tốt thì được, hà tất phải đi học Phật. Học Phật đối với cá nhân mỗi người chúng ta rốt cuộc có cái gì tốt? Tại sao nhất định phải học Phật?...
Đang truy cập :
96
Hôm nay :
15512
Tháng hiện tại
: 188137
Tổng lượt truy cập : 33821077
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.