Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Hoa Nghiêm Áo Chỉ

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 21)

Thứ bảy - 27/09/2014 17:59

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, tờ thứ năm, hàng thứ năm, chúng ta bắt đầu xem từ câu thứ hai: “Ngôn Hoa Nghiêm giả, hoa hữu kết thật chi dụng, hành hữu cảm quả chi năng, kim tắc thác sự biểu chương, sở dĩ cử hoa vi dụ”.

“Hoa Nghiêm” phải nên đọc là “Hoa Nghiêm”. Chữ “hoa” này cùng chữ hoa khai là một ý nghĩa, cũng có thể đọc đồng âm. “Nghiêm” là trang nghiêm. Trong chú giải giảng nói rất hay, hoa hữu kết thật chính là kết trái, thực vật nở hoa trước kết trái sau, nếu như hoa nở được rất đẹp, chúng ta liền có thể nghĩ đến quả sẽ rất tròn đầy, thế nên ở trên sự liền dùng nó để biểu thị nhân, cho nên “hành hữu cảm quả chi năng”, dùng hoa để biểu thị cho hành của chúng ta. Phạm vi của hành rất là rộng lớn, khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước là hành của tâm, thân khẩu ý chúng ta đó là thuộc về ý nghiệp, lời nói là khẩu nghiệp, tất cả tạo tác của thân thể thì gọi là thân nghiệp. Thân ngữ ý ba nghiệp. Ngay trong ba nghiệp thì lấy tâm làm chủ, có thể nói ngữ nghiệp cùng thân nghiệp là hành vi, ý nghiệp ý niệm nhiễm tịnh thiện ác sẽ biểu hiện ở trên thân miệng. Thân khẩu thực tế mà nói là công cụ tạo nghiệp, tâm địa là nhân tạo nghiệp, là ý, việc này chúng ta cần phải biết. Cho nên ở trên mặt tu hành, chân thật có thể đem bất thiện trong ý chuyển biến thành thiện, đó là công đức, chứ không phải ở trên ngôn hạnh. Ngôn hạnh thiện, tâm địa bất thiện, vẫn cứ là tạo nghiệp, nên gọi là miệng phải tâm quấy, tạo tác tội nghiệp vẫn là rất nặng.

Không chỉ ở vào thời cận đại, vào thời xưa cũng không ngoại lệ, trên biểu hiện xem ra là người thiện, làm việc thiện, thế nhưng kết quả về sau của họ hoàn toàn trái ngược với những gì họ đã làm, thế là làm cho thế nhân cảm thấy nghi hoặc là làm thiện không nhất định được quả thiện, người làm ác thì không nhất định phải bị ác báo. Kỳ thật thiện ác nhân quả, cái đạo lý này rất sâu, sự cũng rất phức tạp, không phải là kiến thức thô thiển của phàm phu mà có thể thể hội được. Đại khái nói làm thiện không thể có được thiện báo, trong đây có hai loại nhân tố khác nhau. Loại thứ nhất đó là một người làm thiện, đời quá khứ tạo tác ác nghiệp đã quá nặng, do vì họ làm thiện, cho nên ác nghiệp của họ đã tiêu trừ rất nhiều, nhưng vẫn chưa tiêu hết, vẫn còn dư ác, do đó thiện báo của họ không thể hiện tiền; nếu tiêu hết dư ác, quả báo làm thiện của họ liền hiện tiền. Đó là một loại. Ngoài ra một loại chính là người thế gian chúng ta thường nói nguỵ thiện giả thiện, không phải là chân thật, trên biểu hiện làm ra cho người thấy là việc thiện, trong lòng tràn đầy tham-sân-si-mạn, là dùng cái thiện này làm cờ hiệu lừa gạt thế nhân, nhưng quả báo thì họ không lừa gạt được, cho nên quả báo hiện tiền của họ là ác báo, không phải thiện báo, cho nên chúng ta thấy là cái việc vậy. Trên cùng nhất là xem khởi tâm động niệm của họ, khởi tâm động niệm là thiện, cho dù lời nói việc làm không thiện, họ vẫn là có được thiện báo. Lời nói việc làm không thiện, thí dụ trách cứ người, trừng phạt người, đó là vì sao vậy? Làm cho người đó thay đổi tự làm mới, đó là việc tốt, không phải việc xấu. Cha mẹ trừng phạt đối với con cái, trong đây có thù hận có ác ý hay không? Không có, đều là dạy cho chúng tốt. Thầy giáo thời trước trách phạt học trò, trong trách phạt thường dùng nhất là dùng thước bản đánh vào bàn tay, đánh rất đau, phạt quỳ, phạt quỳ nặng thì bắt bạn quỳ trên đá, quỳ như vậy sẽ rất là khó chịu, vì sao vậy? Đó gọi là đánh cho nhớ, ở chỗ này ta đã bị phạt quỳ, ta đã làm việc sai, thầy giáo phạt quỳ, cho nên chúng sẽ ghi nhớ, sau khi ghi nhớ thì sẽ không dám tái phạm. Cho nên làm thầy giáo, làm cha mẹ xử phạt con em học trò đều là dùng một cái tâm thiện, đều là dùng cái niệm thiện, giúp đỡ người trẻ, thành tựu người trẻ, đó không phải là việc xấu, đó là việc tốt. Chân thật là học trò tốt, con em hiền ngoan, rõ lý, từ nhỏ nhận qua những giáo dục này, tiếp nhận xử phạt không những không oán hận, còn có tâm cảm ân, thầy giáo chân thật thương yêu bạn chịu dạy bạn, chịu giúp đỡ bạn, thành tựu cho bạn, thì làm gì là việc xấu chứ! Cho nên nhiễm tịnh thiện ác phải xem ý niệm, phải xem họ dùng là cái tâm gì, quả báo không như nhau. Cho nên Phật pháp dùng hoa để biểu thị nhân hạnh, trong nhân địa hành vi của bạn, đó là lấy làm thí dụ nhân hạnh thiện quả liền thiện, nhân hạnh bất thiện quả liền bất thiện, nhân quả báo ứng không sót mảy lông, tuyệt đối không thể nói nhân thiện được quả ác, nhân ác mà vẫn được quả báo tốt, không hề có việc này. Việc này ở trên rất nhiều kinh luận Phật đã nói qua rất nhiều lần, “vô hữu thị xứ”, không hề có đạo lý này. Quả báo là một mảy lông cũng không lọt, đó là chân tướng sự thật.

Sự việc này nhân quả lúc nào thì có vậy? Chúng ta học Phật cũng thường hay hỏi, lúc nào thì có nhân quả? Nhân quả từ do đâu mà khởi lên? Tại vì sao có thể có nhân quả? Nhân quả là pháp tắc của tự nhiên, không có khởi nhân, không có nguyên nhân, gọi là “pháp nhĩ như thị”. Nếu muốn truy tìm căn gốc ngọn nguồn của nó, chúng ta có thể nói, nó cùng có mặt với vũ trụ, vì sao vậy? Phật pháp nói Y Chánh Trang Nghiêm, Y báo cùng Chánh báo, hiện tại chúng ta học cái đoạn này là Chánh báo, đều là từ tự tánh biến hiện ra mà có. Tự tánh vì sao có thể biến? Phật đã nói cho chúng ta nghe “một niệm bất giác”. Chúng ta lại hỏi, tại vì sao lại có cái niệm này? Tại vì sao có bất giác? Phật nói với chúng ta, cái niệm này không có nguyên nhân, không có lý do, vì sao vậy? Là vọng niệm. Nếu như có nguyên nhân, có lý do, thì cái ý niệm này là thật rồi, không thể gọi nó là vọng. Tại vì sao nói nó là vọng niệm? Chân tâm của chúng ta, chân như bổn tánh trước giờ chưa từng khởi ý niệm, hiện tại có hay không? Hiện tại vẫn là không có. Ý niệm từ nơi đâu mà khởi lên? Ý niệm là từ vọng tâm mà khởi lên, không phải chân tâm, thế nhưng vọng tâm là nương vào chân tâm mà khởi lên. Làm sao nương chân tâm khởi lên? Một niệm bất giác chính là mê, mê mất chân tánh, vọng tâm liền khởi lên. Mê mất đi chân tâm chính là vọng tâm, ở trong Phật pháp gọi là A-lại-da-thức. Phía trước chúng ta học qua Tam Tế Lục Thô, nhân của tam tế tướng chính là một niệm bất giác, một niệm bất giác thì y chánh - hai loại quả báo liền hiện tiền, nhân quả đồng thời hiện tiền, vì sao vậy? Hai loại quả báo này tại vì sao hiện tiền? Nhân là cái gì? Một niệm bất giác là nhân, Y Chánh Trang Nghiêm là quả, bạn xem thấy nhân quả là đồng thời sanh ra với vũ trụ này. Thế nhưng bạn phải nên biết, nó cũng không phải là thật, trong đại kinh Phật thường nói “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, nhân quả cũng là hư vọng, cũng không phải là thật, vì sao vậy? Trong tự tánh tâm thanh tịnh không có. Đại sư Huệ Năng nói trong Đàn Kinh rất hay: “vốn dĩ không một vật, làm gì nhiễm bụi trần”, tuyệt nhiên không hề nói “vốn dĩ không một vật, trừ nhân quả ra”, không hề nói như vậy, nhân quả cũng bao gồm trong đó. Chúng ta có thể nói một cách rất đơn giản, chỉ cần bạn có khởi tâm động niệm thì có y báo, chánh báo, nhân quả, tất cả đồng thời bắt đầu.

Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm là việc thế nào vậy? Có nhân như thế nào thì hiện ra cái quả như thế đó. Cái nhân quả này thì rất là rõ ràng. Bạn xem, Phật đang nói mười pháp giới, mười pháp giới nói nhân thứ nhất, nhân duyên quá phức tạp, quá nhiều không phải đơn thuần như vậy. Trong nhân duyên phức tạp đó, cái nhân nào thì quan trọng nhất? Phật giảng việc này cho chúng ta nghe, chỗ này thì dễ nói là thành Phật, cái nhân thứ nhất để thành Phật là gì? Tâm bình đẳng! Tâm bình đẳng là nhân, đến lúc nào tâm của bạn chân thật đạt đến bình đẳng, vậy thì liền thành Phật. Nhân của Bồ-tát là Lục độ, Kinh Hoa Nghiêm nói mười độ. Hoa Nghiêm thù thắng không gì bằng, đó chính là trong mười độ vẫn có mười nguyện Phổ Hiền. Văn Thù và Phổ Hiền là một không phải là hai, dung hoà thành một thể. Chỗ này diệu không nói ra lời, đó là yếu chỉ Hoa Nghiêm! Trong mỗi mỗi hành môn, mỗi mỗi hành môn nói đến vi tế nhất là khởi tâm động niệm. Cái niệm này đã không phải đơn giản như vậy, trong một niệm bao hàm cả thảy vũ trụ, dùng lời hiện tại mà nói, chính là tin tức của tận hư không khắp pháp giới, một niệm này hoàn toàn bao trùm hết. Vậy vì sao chính mình không hề biết? Không biết thì gọi là mê, bạn mê mất đi tự tánh. Nếu như bạn không mê, vậy thì bạn đều biết, không có thứ nào không biết, cho nên gọi là phá mê khai ngộ. Phật pháp dạy người không gì khác hơn, chính là phá mê. Ngộ là vốn có, giác ngộ là vốn có, bởi vì bạn mê rồi, cho nên tự tánh giác của bạn mất đi rồi. Cái mất đi này không phải thật đã mất, là mê mất thôi, ngày hôm nào bạn quay đầu lại giác ngộ rồi, không còn mê nữa, năng lực này của bạn hoàn toàn hồi phục. Như trên kinh Phật đã nói, “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”, Như Lai là tự tánh, trong tự tánh “vốn sẵn đầy đủ”, câu nói này là đại sư Huệ Năng nói. Đầy đủ cái gì? Đầy đủ vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, hay nói cách khác, trong tự tánh tìm không ra một chút kém khuyết nào, cho nên nó là viên mãn, thật là bình đẳng, người người đều tròn đầy, tất cả chúng sanh đều tròn đầy, chư Phật Như Lai, muỗi trùng kiến có tròn đầy hay không? Tròn đầy! Muỗi kiến mê sâu hơn chúng ta nhiều, cho nên nó đoạ đến đường súc sanh. Nếu còn mê hơn muỗi kiến nữa thì đi đến đường ngạ quỷ, đường địa ngục. Mê được nhẹ thì hướng lên trên, mê càng sâu thì càng hướng xuống đoạ lạc, đạo lý chính ngay chỗ này, đó đều là nhân quả. Trong kinh giáo Phật nói được rất nhiều, nêu ra thí dụ cũng rất nhiều, nói sát đạo dâm vọng, sát sanh phải thường mạng, trộm cắp phải trả tiền, thiếu mạng phải trả mạng, thiếu tiền phải trả tiền, bạn vẫn còn làm cái việc này hay sao? Tại vì sao người dám sát sanh, dám trộm cắp? Họ không biết nhân quả, họ không hiểu rõ chân tướng sự thật nhân quả, cho nên họ mới dám tạo. Nếu như họ biết được, cho dù đói chết lạnh chết cũng không dám trộm cắp, vì sao vậy? Đói chết lạnh chết là mạng của chính mình, mạng cũng phải chết, nếu ta đi ăn trộm muốn sống thêm được vài ngày, vậy thì tạo ra tội nghiệp, quả báo đời sau còn khổ hơn đời này. Chân thật hiểu rõ chân tướng sự thật thì không dám làm, đói chết cũng tốt, lạnh chết cũng tốt, cái nghiệp chướng này tiêu hết. Tội nghiệp tiêu hết thì đời sau sẽ tốt hơn đời này. Tại vì sao được tốt hơn? Không sát sanh, không trộm cắp, không oán trời, không trách người, cái tâm này tốt, cái đức hạnh này tốt, cho nên đời sau khẳng định tốt hơn đời này nhiều, quyết sẽ không đoạ vào ba đường ác. Nếu như hy vọng sống thêm vài ngày, thêm được vài ngày tốt hơn một chút mà đi sát sanh, trộm cắp, đời sau đoạ ba đường không biết đến lúc nào thì mới có thể ra khỏi.

Thọ mạng nhân gian rất ngắn, thọ mạng của ngạ quỷ địa ngục rất dài, ngay đến Đạo giáo cũng biết. Bạn thấy bái tế quỷ thần, tại vì sao chọn lấy mùng một, mười lăm, vì lý do gì vậy? Một ngày của cõi quỷ là một tháng ở nhân gian chúng ta, cho nên bạn cúng vào mùng một mười lăm thì là cúng vào hai bữa cơm thường ngày, buổi trưa buổi tối. Họ một ngày thì chúng ta một tháng, thọ mạng của quỷ dài bao lâu? Cũng là theo cách tính này, một năm 365 ngày, ngày trước lão sư Lý từng nói qua việc này cho chúng tôi nghe, lão sư ngài nói thọ mạng của cõi ngạ quỷ thông thường đều là ngàn tuổi. Thọ mạng một ngàn tuổi, một ngày là chúng ta một tháng, bạn thử tính thử xem vậy thì bao nhiêu năm? Thời gian quá dài. Đường địa ngục thì càng không cần phải nói, đường địa ngục một ngày, trong kinh luận có rất nhiều cách nói, bởi vì địa ngục có địa ngục lớn, địa ngục nhỏ không như nhau, thọ mạng dài ngắn không đồng nhau, đại khái thọ mạng ngắn nhất, một ngày ở trong địa ngục là 2700 năm ở nhân gian chúng ta. Người Trung Quốc rất tự hào là có 5000 năm lịch sử, ở trong địa ngục chẳng qua hai ngày. Thọ mạng trong địa ngục bao lâu? Thọ mạng trong địa ngục chân thật là vạn tuế vạn vạn tuế, bạn dám đi không? Bạn dám ở thế gian tham một ít tiện nghi nhỏ này, tương lai đến đường ngạ quỷ đường địa ngục để chịu tội hay sao? Thật là không đáng. Ta nhẫn chịu một chút, quyết định không sát sanh, không trộm cắp, cho dù đói chết lạnh chết đời sau quyết định không mất thân người, vì sao vậy? Đức hạnh tốt, tâm tốt. Loại tâm này là tâm Bồ-tát. Tại vì sao gọi là tâm Bồ-tát? Làm ra một tấm gương tốt cho thế gian, dù đói chết lạnh chết cũng không xâm phạm người khác, cũng sẽ không chiếm chút tiện nghi của người. Người người đều giữ cái tâm này, trên  thế giới này sẽ không có cạnh tranh, trên  thế giới sẽ không có người làm ác. Làm ra loại biểu hiện này, biểu diễn, làm loại điển phạm này đó chính là Bồ-tát. Họ tuy là không hiểu  Phật pháp, chưa học Phật, chân thật có thể làm như vậy thì họ chính là đang hành Bồ-tát đạo, cho nên quả báo của họ rất là thù thắng. Cho dù người này bần tiện đến cùng tột, đó là nghiệp báo trong đời quá khứ của họ, tội nghiệp trong đời quá khứ liền sẽ tiêu hết, ngay đời này họ không tạo ác, tiêu nghiệp hết rồi, khởi tâm động niệm thuần tịnh thuần thiện, đời sau họ đi đến nơi nào? Nếu như chưa đoạn dục niệm, khẳng định sanh trời Sắc Giới; nếu như rất đạm bạc đối với năm dục sáu trần, con người này có thể liền sanh trời Sắc Giới, trời Vô Sắc Giới. Nếu họ gặp được Phật pháp, họ liền có thể chứng quả. Những đạo lý chân tướng sự thật này, Thế Tôn đã nói rất nhiều ở trong kinh luận đại thừa.

Hoa Nghiêm ở đâu vậy? Hoa Nghiêm chính là vũ trụ của chúng ta, chính là sinh hoạt thường ngày của chúng ta, cho nên chúng ta cúng Phật không rời khỏi hương hoa, hương đại biểu cho cái gì chúng ta phải biết? Không phải Phật Bồ-tát thích hoa, bạn dâng hoa cho ngài thì ngài hoan hỉ, vậy thì bạn hoàn toàn sai rồi. Hoa đại biểu tu nhân, chúng ta cúng Phật một bó hoa tươi, đại biểu cái gì? Đại biểu thiện hạnh mà chính chúng ta đã tu, ta đem thiện hạnh mà ta đã tu được để cúng dường Phật Bồ-tát vậy thì đúng, đó là một biểu thị. Dâng lên một bó hoa rất đẹp nhưng trong lòng tự tư tự lợi danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, bó hoa đó có dễ nhìn hay không? Không dễ nhìn, thứ hoa này có thơm hay không? Không thơm! Phật Bồ-tát có xem thấy hay không? Không hề xem thấy. Cho nên phải tường tận, đồ cúng dường biểu thị tâm ý của chính mình. Ngạn ngữ Trung Quốc gọi là “lễ khinh nhân nghĩa trọng”. Lễ vật là biểu thị cái gì? Lễ vật đại biểu nhân ái của ta, đại biểu nghĩa hạnh của ta, nó biểu thị cái ý này. Chính mình không có lễ nghĩa, không có tâm yêu thương, không có nghĩa hạnh, nghĩa hạnh là gì? Những gì mà họ làm ra là hợp tình, hợp lý, hợp pháp gọi là nghĩa hạnh. Nếu không có nghĩa hạnh, tư tưởng hành vi của họ đều là không đúng pháp, không hợp lý, không hợp tình, dâng lên bất cứ lễ vật gì đều là giả, đều không phải là thật. Cho nên chân thật học Phật, một nhánh hoa biểu thị cho đức hạnh của chính mình, chúng ta là dùng đức hạnh để trang nghiêm quả Phật. Quả Phật là gì? Quả Phật là tự tánh. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm tương ưng với tánh đức, đó gọi là cúng dường, cho nên ngay chỗ này “kim tắc thác sự biểu chương”. Sự là gì? Sự là hoa, dùng hoa để biểu dương đức hạnh của chính mình, chúng ta chân thật y giáo phụng hành.

Học Phật trước tiên phải khẳng định, chúng ta chính mình không phải là người thượng thượng căn. Người thượng thượng căn không cần phải học, thầy giáo một câu hai câu thì họ đại triệt đại ngộ, liền kiến tánh thành Phật, như Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta thị hiện, ở Trung Quốc nhân vật nổi tiếng là đại sư Huệ Năng vì chúng ta thị hiện là người thượng thượng căn. Người thượng trung hạ căn đều cần phải học tập, cho nên Thế Tôn năm xưa ở đời giảng kinh dạy học 49 năm, ngài vì chúng ta thị hiện 30 tuổi khai ngộ, sau khi khai ngộ liền từ nơi giáo học. Học Phật thì bắt đầu từ đâu mà học? Học Phật nhất định là từ đọc tụng nghe giảng, từ ngay đây mà học. Cho nên bạn nhất định phải nghĩ đến Thích Ca Mâu Ni Phật khi còn ở đời, 49 năm ngài làm cái gì? Ngày ngày vì tất cả chúng sanh biểu diễn ra điển phạm tốt nhất, đó là hoa, vì tất cả chúng sanh làm ra tấm gương tốt nhất, làm tấm gương chân thành, làm tấm gương giác ngộ, làm tấm gương tu thiện tích đức. Cho nên Phật giáo hoá chúng sanh, đối với người hạ căn dạy những gì? Tổng cương yếu tông chỉ giáo học, dạy họ đoạn ác tu thiện, đó là người hạ căn, họ không có ý thoát khỏi sáu cõi luân hồi, không có giác ngộ này, cho nên dạy họ đoạn ác tu thiện. Đoạn ác sẽ không đoạ ba đường ác, tu thiện thì đời sau sanh vào ba đường thiện. Người căn tánh trung đẳng ngộ tánh mạnh một chút, sáu cõi quá khổ, tôi không muốn ở sáu cõi, tôi hy vọng đời sau có thể thoát khỏi sáu cõi, thì Phật liền dạy cho họ phá mê khai ngộ. Sáu cõi từ do đâu mà có? Mê rồi, mê mất đi tự tánh, tự tánh mới biến hiện ra sáu cõi, giác ngộ rồi họ liền vĩnh thoát sáu cõi luân hồi. Đó là người thượng căn. Mười pháp giới không cứu cánh, vì sao vậy? Trong mười pháp giới tuy là chứng được Bồ-tát, địa vị của Phật nhưng chưa kiến tánh, cho nên loại Phật này, đại sư Thiên Thai gọi họ là “tương tợ tức Phật”, không phải thật, tương tợ, rất giống Phật, không phải Phật thật, vì sao vậy? Tâm của họ là A-lại-da, không phải là chân tâm, trong pháp tướng tông gọi là chuyển thức thành trí, họ không đem A-lại-da chuyển biến thành Đại Viên Cảnh Trí. A-lại-da chuyển biến thành Đại Viên Cảnh Trí đó là Phật thật, đó không phải Phật giả, đã kiến tánh rồi. Họ chưa kiến tánh, ở địa vị phàm phu thì họ đạt đến chỗ cao nhất. Cái điểm này chúng ta phải nên biết. Sáu cõi gọi là nội phàm, trong ba cõi bên trong dục giới, sáu cõi là chỉ cái này, sáu cõi là nội phàm, ngoài sáu cõi ra, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật chưa rời khỏi mười pháp giới gọi là ngoại phàm. Trong đại thừa giáo gọi nội phàm ngoại phàm là nói đến việc này, hay nói cách khác, vẫn là phàm phu. Sau khi kiến tánh thì không phải phàm phu, đại thừa giáo gọi là thánh nhân. Phàm cùng thánh, mười pháp giới đều là phàm phu, lìa khỏi mười pháp giới là người thế nào? Trên Kinh Hoa Nghiêm gọi là Bồ-tát sơ trụ, thoát khỏi rồi, đó chính là thánh nhân, chuyển phàm thành thánh, đó là người thượng căn.

Thế Tôn dạy người thượng căn, họ thông minh, tiểu pháp thì họ không ngưỡng mộ, họ yêu cầu là đại pháp. Đại pháp trong Phật pháp gọi là pháp Nhất Thừa. Nhị thừa, tam thừa đều là ở trong mười pháp giới, nhất thừa thì siêu việt, vĩnh viễn rời khỏi mười pháp giới, họ sanh đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai, cũng gọi là pháp giới nhất chân, đó là chân thật thành tựu. Sau khi thành tựu, tình hình đời sống của họ như thế nào vậy? Miêu thuật tình hình đời sống, Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta giới thiệu, trong Kinh Hoa Nghiêm là thế giới Hoa Tạng, ở trong kinh Tịnh Độ là thế giới Cực Lạc, trên thực tế thì Cực Lạc cùng Hoa Tạng không hai. Mấy năm trước tôi khởi giảng Kinh Hoa Nghiêm ở Singapore, có đồng tu hỏi tôi khác biệt của Cực Lạc cùng Hoa Tạng. Tôi nêu ra một thí dụ rất đơn giản,  thế giới Hoa Tạng thì giống như Singapore, Singapore  là quốc gia thành thị, đó là  thế giới Hoa Tạng, thế giới Cực Lạc là một con đường của khu vực rất đẹp, rất phồn hoa, gọi là đường Ô Chát, đó chính là thế giới Cực Lạc. Cực Lạc cùng Hoa Tạng là một không phải hai, Cực Lạc là khu vực tinh hoa của Hoa Tạng, sanh đến Hoa Tạng vẫn chưa đến Cực Lạc, sanh đến Cực Lạc vậy thì đến Hoa Tạng, nó là một khu vực tốt nhất. Hiểu rõ được đạo lý này chúng ta mới chân thật phát tâm cầu sanh Tịnh Độ.

Tịnh Độ thù thắng không gì bằng. Sanh Tịnh Độ còn dễ hơn sanh trời Đâu Xuất trong sáu cõi thế giới Ta Bà của chúng ta. Sanh trời Đâu Xuất không dễ dàng, phải tu duy tâm thức định. Các vị phải nên biết, Bồ-tát Di Lặc là chuyên gia Duy Thức, tổ sư của Pháp Tướng Duy Thức, bạn đến nơi đó của ngài mà không tu giáo trình của ngài thì bạn làm sao có thể sanh? Tu khoá trình này, “ngũ trùng Duy Thức quán”, nó có năm thứ lớp, bạn phải từng bậc từng bậc tu lên cao, bạn mới có thể sanh Đâu Xuất nội viện. Chân thật là không dễ dàng. Cho nên lão sư Lý khuyên những đồng tu chúng ta cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, vì sao vậy? Tây Phương Tịnh Độ có Tam Bảo gia trì, ngoài một pháp môn này ra, tất cả pháp môn khác đều phải nhờ vào tự lực, pháp môn này gọi là pháp môn nhị lực, chính mình chuẩn bị đầy đủ điều kiện là tín nguyện, ba điều kiện của Tịnh Độ là tín-nguyện-hạnh, chính mình cần phải chuẩn bị là thật tín thiết nguyện. Cái thiết nguyện này là rất khẩn thiết cầu sanh thế giới Cực Lạc, chân tín là không có chút nào hoài nghi, có lòng tin đối với Thích Ca Mâu Ni Phật, có lòng tin đối với A Di Đà Phật, có lòng tin đối với Tịnh Độ ba kinh mà Thế Tôn truyền lại, một chút hoài nghi cũng không có. Có nguyện vọng khẩn thiết, các vị nên biết, nguyện vọng khẩn thiết thì cần phải đem thế giới này buông bỏ. Nếu như đối với cái thế giới này vẫn còn chút lưu luyến, không luận là người không luận là việc, hoặc là vật, bạn có thứ nào không thể buông bỏ, bạn vẫn không thể xả được thì thế giới Cực Lạc sẽ không đi được. Tôi đang giảng sự việc này, nêu ra một thí dụ rất hay, đó là việc thật. Năm xưa, đây là sự việc có khoảng 20 năm trước, khi tôi ăn tết ở Đài Loan, có một lão cư sĩ khi ăn tết đến thăm tôi, rất hoan hỉ nói với tôi: “Pháp sư Tịnh Không à, tôi cái gì cũng buông bỏ hết, cầu sanh Tịnh Độ”. Tôi nói, vậy thì tốt! Ông nói: “Tôi chỉ có đứa cháu nội thì không thể buông bỏ”. Vậy thì hỏng rồi, không thể buông bỏ cháu nội, bạn xem thấy trong lòng ông ấy niệm cái gì? Tuy là không phải mỗi ngày niệm lấy “cháu ơi, cháu ơi”, trong miệng không có niệm nhưng trong lòng ông thì thật có, cho nên tôi liền dạy ông, ông có muốn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thấy A Di Đà Phật không? Ông nói: “Dạ muốn! Thật muốn đi”. Tôi nói, vậy thì ông đem A Di Đà Phật đổi lấy cháu nội của ông đi, thì khẳng định ông đi được, nếu không thì ông không thể đi được. Không một chút tham luyến đối với thế gian này, không còn tiêm nhiễm, đó mới gọi là thiết nguyện. Cụ bị hai điều kiện này, cầu sanh Thế Giới Cực Lạc thì quyết định được sanh. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc phẩm vị cao thấp, có bốn độ ba bậc chín phẩm, phẩm vị cao thấp đó là do công phu niệm Phật của bạn cạn hay sâu, bạn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc phẩm vị không như nhau. Có thể vãng sanh hay không là ở tín nguyện. Lời nói này không phải tôi nói là đại sư Ngẫu Ích nói ở trong Kinh Di Đà Yếu Giải, các vị đọc đi thì biết. Cho nên không thể có chút tham luyến, phải thật có thể buông bỏ, thật có thể xả bỏ, đối với năm dục sáu trần, danh vọng lợi dưỡng của cái thế gian này không được có chút gì tiêm nhiễm. Cái buông bỏ này xứng đáng, đến thế giới Cực Lạc, cái thế giới này không thể so sánh với thế giới Cực Lạc. Chúng ta dùng lời nói hiện đại, chúng ta không nói vãng sanh, vãng sanh là người xưa nói, hiện tại chúng ta gọi là di dân, từ cái địa cầu này của chúng ta di dân đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Di dân thì phải chuẩn bị điều kiện tín nguyên, cho nên chân tín thiết nguyện, trung thực niệm Phật.

Có cần phải nghe kinh không? Cần. Đó là tôi đề xướng, đại sư Ấn Quang không đề xướng nghe kinh. Các vị phải nên biết, vào thời đại của ngài thì được, có thể không cần thiết phải nghe kinh, chỉ cần thâm tín thiết nguyện trung thực niệm Phật thì quyết định vãng sanh, hiện tại vì sao lại thêm vào nghe kinh? Không nghe kinh thì tín-nguyện-hạnh của bạn đều có nghi vấn, đều không giữ được, cảnh giới bên ngoài vừa mê hoặc thì bạn liền bị dao động, cho nên phải nghe kinh. Nghe kinh chính là thân cận Phật Bồ-tát, mỗi ngày cùng ở chung với Phật Bồ-tát, mỗi ngày nghe giáo huấn của Phật Bồ-tát, nghe Phật Bồ-tát nhắc nhở chúng ta, chúng ta không đến nỗi ở trong  thế giới muôn màu mê mất đi phương hướng, mê mất lối đi, chúng ta mới có thành tựu, vì cái lý do này chúng ta phải ngày ngày nghe kinh. Việc này cũng không phải tuỳ tiện nói, tôi học Phật kinh nghiệm 58 năm, nói ra kinh nghiệm, tôi có thể giữ được 58 năm này, không bị mê mất đi phương hướng, không mê mất mục tiêu, một phương hướng một mục tiêu tinh tấn là dựa vào cái gì? Dựa vào ngày ngày đọc kinh, ngày ngày giảng kinh, không có ngày nào kém khuyết. Ngày ngày làm, ngày ngày không rời khỏi Phật Bồ-tát, chúng ta mới có thể đem cái thế gian này, chúng ta thường nói tự tư tự lợi danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham-sân-si-mạn, chúng ta không phải là người thượng thượng căn, không thể nào đốn xả, không thể nào bỗng chốc buông bỏ, chúng ta buông bỏ  mỗi năm, mỗi tháng buông bỏ, mỗi ngày buông bỏ, càng buông bỏ thì càng tự tại, càng buông bỏ thì tín tâm càng kiên định, tín niệm cầu nguyên vãng sanh càng mãnh liệt, Phật hiệu mới có thể tương ưng. Nếu như nói ba tháng không đọc kinh không niệm Phật, khẳng định giống y như đại chúng trong xã hội, lập tức liền bị ô nhiễm. Cái xã hội này cũng giống như  lò lửa lớn vậy, bạn ở trong đó không bị ô nhiễm thì chính là thánh nhân, chính là Phật Bồ-tát; nếu như không phải Phật Bồ-tát, không phải thánh nhân tái sanh thì làm gì không bị ô nhiễm chứ! Chúng ta có thể may mắn, không bị mê mất là do ngày ngày dựa vào kinh giáo, cho nên tôi cảm thấy kinh giáo rất hữu dụng, nếu như mỗi ngày không dùng phương pháp nghe kinh này, thật không dễ dàng gì giữ được.

Nghe kinh phải nghe thời gian bao lâu? Tôi nói với các đồng tu ở Đông Thiên Mục Sơn cùng các đồng tu ở chùa Thực Tế Thiền Lô Giang, mỗi ngày không thể ít hơn bốn giờ đồng hồ. Một ngày 24 giờ đồng hồ, có bốn giờ được giáo huấn của Phật Bồ-tát, vẫn còn đến 20 giờ, đó là xã hội tất cả ô nhiễm đang vây quanh trước mắt bạn, bạn không có bốn giờ nghe kinh giáo thì bạn không thể địch nổi 20 giờ kia, khẳng định bạn bị nó quấy nhiễu. Vừa bị quấy nhiễu thì bạn liền thoái chuyển, bạn liền thay đổi, bạn liền mê mất phương hướng, bạn nói xem đáng sợ dường nào! Cho nên hôm nay ở ngay chỗ này chúng ta liền biết, ở trong nhà Phật cúng hoa, cúng hoa là cái ý nghĩa gì? Cúng hoa là một sự tướng, đại biểu là cái gì? Đại biểu tâm hạnh của chính mình tương ưng với tánh đức, đó là hoa, trái ngược với tánh đức thì sai lầm, cho nên phía trước nói “quảng tu vạn hạnh xưng lý thành đức”. Xưng lý mới là hoa, mới là trang nghiêm chân thật. Đức, trước tiên chúng ta nói cái thấp nhất, cái thấp nhất cùng cái cao nhất là một không phải là hai, ở trong nhà Phật gọi là Thập Thiện Nghiệp Đạo, ở Trung Quốc chúng ta trong đức hạnh truyền thống mà nói là “bốn duy, tám đức”. Lễ, nghĩa, liêm, sĩ là bốn duy; trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hoà bình là tám đức. Người Trung Quốc từ ngàn vạn năm đến nay tiếp nhận lão tổ tông đời đời truyền lại là cái gì? Chính là truyền cái này, người người đều có thể học tập, xã hội an định, thế giới hoà bình. Những giáo huấn này đã trải qua quyết định là không ít hơn 5000 năm. Năm ngàn năm là có văn tự ghi chép, trước 5000 năm chưa phát minh ra văn tự, chúng ta tin tưởng xa xưa trước khi có văn tự, cái tám đức bốn duy này đã hình thành.

Cả đời Khổng Phu Tử thành tựu, tâm thái của ông đáng được cho chúng ta học tập, chúng ta phải nên xem trọng. Trong Luận Ngữ, Khổng Phu Tử ngài chính mình nói: “tín nhi hiếu cổ”, ông đối với giáo huấn của cổ thánh tiên hiền tràn đầy lòng tin, không có chút hoài nghi, hoan hỉ tiếp nhận giáo huấn của cổ thánh tiên hiền y giáo phụng hành, chính mình cả đời thuật lại mà không sáng tác, đều là giảng giáo huấn của tổ tông, đức hạnh của tổ tông, thành tựu của tổ tông, chính mình không hề sáng tạo, không có phát minh. Người hiện tại ưa thích sáng tạo, Khổng Phu Tử thì thủ cửu, ngay đến ý niệm làm mới cũng không có. Khổng Phu Tử ngài cả đời chân thật là “quảng tu vạn hạnh xưng lý thành đức”, được người đời sau tôn xưng là “Tập Đại Thành Giả Chí Thánh Tiên Sư”. Cái ý nghĩa này chúng ta phải hiểu, chúng ta phải nên học tập. Làm mới không tốt sao? Thực tế mà nói cái bạn làm mới ra có thể hoàn toàn trái với tánh đức, vậy thì bạn không phải là “xưng lý thành đức”, hoàn toàn trái ngược với đây. Tương ưng là Tam muội, không tương ưng là tà tư, là loạn tưởng. Tà tư loạn tưởng, người Trung Quốc chúng ta gọi là nghĩ tưởng xằng bậy, thành tựu cái gì? Thành tai nạn, nó thành ra là tai hoạ, không phải là đức. Chúng ta không thể không bình lặng, không thể không cẩn trọng mà tư duy, mà tìm tòi, hy vọng ngay trong một đời này chân thật có được thành tựu. Chỉ cần chúng ta không rời khỏi Đại thừa thì chúng ta sẽ không mê mất phương hướng, chỉ cần chúng ta không rời khỏi Tịnh Độ, ngay một đời này chúng ta nhất định có được thành tựu. Cái chữ này chúng ta đơn giản giảng giải đến chỗ này.

Kinh văn: “Nghiêm giả, hạnh thành quả mãn khế lý xưng chân, tánh tướng lưỡng vong, năng sở câu tuyệt, hiển hoán bỉnh trước, cố danh nghiêm dã”.

“Nghiêm” là trang nghiêm. Trang nghiêm chính là tốt đẹp, người thế gian chúng ta thường gọi là chân thiện mỹ huệ, bốn cái chữ này có thể nói để hình dung cái chữ “Nghiêm” này thì rất là thích hợp. Nghiêm chính là chân thiện mỹ huệ, không chỉ là chân thiện mỹ mà tràn đầy cả trí tuệ. Vậy thì cái “hạnh” này, phía trước hoa là biểu thị hạnh, đức hạnh, lão tổ tông chúng ta dạy cho chúng ta làm thế nào để tu hành. Trong nhà Phật gọi là tu hành, vào thời trước có thể nói là từ xưa đến nay, trong học thuật gọi là tu thân, đầu năm dân quốc trong giáo trình của tiểu học có một môn gọi là “tu thân”, thời gian kháng chiến dường như là không còn. Khi bắt đầu kháng chiến là dân quốc năm thứ 26, dường như chính là năm đó, tôi ghi nhớ rất rõ ràng, sách tiểu học năm thứ nhất, vào thời trước có cái môn học tu thân này, về sau này thì thay đổi, đổi thành “công dân”, không gọi tu thân. Tu thân hay. Có thể nói truyền thống văn hoá Trung Quốc, sức ảnh hưởng này của nó, sau khi Mãn Thanh diệt vong vẫn còn ảnh hưởng được 25 năm, khi đến năm 26 thì thay đổi, đổi thành công dân. Công dân không tốt bằng tu thân. Ở trong Phật pháp gọi là tu hành, ý nghĩa của tu hành tốt hơn tu thân nhiều. Tu thân chỉ chú trọng thân, cử chỉ phải đoan trang, phải hợp lý, như lý, thế nhưng ý nghĩa của hành rộng hơn so với thân, tại vì sao là hành? Khởi tâm động niệm là hành vi của tâm, lời nói là hành vi của miệng, thân thể động tác là hành vi của thân, cho nên tu hành bao gồm thân ngữ ý ở ngay trong đó. Tu thân đương nhiên nội dung cũng bao gồm ba cái này, nhưng không được rõ ràng như vậy. Tu hành nương cái gì? Hành vi như thế nào là chính xác, hành vi như thế nào là sai lầm, tiêu chuẩn ở đâu? Tiêu chuẩn ở ngũ luân, ngũ thường, tám đức, thật là rất đơn giản. Ngũ luân là nói quan hệ, trong nhà Phật chúng ta gọi là “giác ngộ, nhìn thấu”. Tường tận quan hệ là nhìn thấu, nhìn thấu là gì? Cái chân tướng sự thật này, bạn thấy rõ ràng, thấy tường tận. Đó là gì vậy? Đó là đạo, nhìn thấu chính là bạn thấy đạo. Trong nhà Phật có kiến đạo vị, kiến đạo thì sau đó mới có thể tu đạo, tu hành về sau mới có thể chứng đạo, đó là thứ lớp tự nhiên. Người xưa Trung Quốc từ nhỏ đã dạy bạn hiểu rõ những quan hệ này, trước khi chưa hiểu rõ, để cho bạn xem trước, để cho bạn tiếp xúc, đó chính là giáo dục trẻ nhỏ.

Giáo dục Trung Quốc là bắt đầu từ thai giáo, khi mẫu thân mang thai thì là bắt đầu giáo dục. Mẫu thân khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều phải chánh, đều phải đoan trang, vì sao vậy? Sẽ ảnh hưởng thai nhi, khởi tâm động niệm sẽ ảnh hưởng. Ý niệm của bạn đều là thiện đều là thanh tịnh thì đứa nhỏ này tương lai khoẻ mạnh, thanh tịnh, tràn đầy trí tuệ. Nếu như khởi tâm động niệm là bất thiện, tâm khí bao chao, việc này sẽ ảnh hưởng thông minh trí tuệ của đứa bé, thông minh trí tuệ của chúng sẽ rất kém, chúng liền sẽ nghĩ tưởng xằng bậy. Người hiện tại biết được cái chân tướng này đích thực là không nhiều. Đứa nhỏ vừa sanh ra, nó vừa mở mắt ra, chúng sẽ nhìn, chúng sẽ nghe, chúng đã đang bắt chước, cũng chính là chúng cũng đang học tập, cho nên cha mẹ ở trước mặt chúng, trưởng bối người lớn ở trước mặt chúng, lời nói cử chỉ phải đoan trang, không nên để cho chúng thấy được mặt trái, cũng không để cho chúng nghe được việc không tốt, và không nên để cho chúng tiếp xúc việc xấu. Cái chúng thấy được, nghe được, tiếp xúc được đều là luân lý đạo đức, đó gọi là bám sâu giáo dục, gốc rễ ăn sâu. Đưá bé này học được ba năm, tức 1000 ngày, 1000 ngày này sẽ bám sâu gốc rễ, cho nên trong ngạn ngữ Trung Quốc có câu “ba tuổi thấy 80, bảy tuổi thấy trọn đời”, có đạo lý, không phải tuỳ tiện mà nói. Đó là nền tảng giáo dục được vững chắc, đây thuộc về giáo dục gia đình, vào thời xưa rất là xem trọng. Sau khi đi học, thầy giáo dạy chúng liền bắt đầu giảng những câu chuyện về luân lý đạo đức, để chúng dần dần thấu hiểu.

Luân lý là đạo, cái gọi là đạo chính là tự nhiên, không phải do người nào phát minh ra, không phải người chế tác ra, nó là tự nhiên. Vợ chồng là đạo, cha con là đạo, anh em là đạo, quân thần là đạo, bạn bè là đạo, những thánh hiền dạy bảo chúng ta truyền thống chính là năm luân này, đó là đạo. Sau khi hiểu rõ quan hệ làm thế nào hoà thuận cùng sống với nhau, kính yêu lẫn nhau đó chính là đức, tuỳ thuận là đức, cái đức này có gốc, gốc là cái gì? Gốc là cha con hữu thân, chính là cha mẹ thương yêu đối với con cái, con cái kính yêu đối với cha mẹ, việc này không phải do người dạy, là tự nhiên, đó là tự tánh, nó vốn dĩ chính là như vậy, đó là đức, đại đức! Cho nên thánh nhân biết được cái đức hạnh này tốt, làm thế nào giữ gìn nó cả đời không thay đổi, thế là cái ý niệm giáo dục này từ đây phát khởi lên. Tại vì sao phải dạy? Mục đích thứ nhất của giáo dục chính là loại yêu thương này mãi mãi không thay đổi, tất cả đức hạnh đều là từ loại yêu thương này mà diễn biến thành, đó là trung tâm của vạn đức, gốc của vạn đức, đó là phu tử hữu thân, vậy thì việc này phải dựa giáo dục. Mục đích thứ hai của giáo dục là đem thương yêu này mở mang rộng lớn, bạn thương anh em của bạn, thương gia tộc của bạn, thương yêu làng xóm láng giềng của bạn, yêu bè bạn của bạn, lại mở rộng ra thương yêu xã hội quốc gia, thương quốc gia. Bạn xem, trong Đệ Tử Qui nói “phàm là người đều yêu thương”, đều là từ cha con hữu thân, cái thân ái này mà dần dần mở rộng ra. Giáo dục 5000 năm của Trung Quốc là cái gì? Giáo dục yêu thương, cho nên cái dân tộc này có được giáo dục, là một dân tộc đoàn kết, là dân tộc một nhà.

Người Trung Quốc thường nói con cháu Diêm Hoàng, Diêm là Diêm Đế, Thần Nông Dân, Hoàng là Hoàng Đế, con cháu của Diêm Hoàng, thật vậy không? Thật vậy! Tôi rất tin tưởng, không có hoài nghi, hơn 400 họ trong “Bách Gia Tánh” khẳng định là con cháu của Diêm Hoàng. Hoàng Đế cách chúng ta hơn 4500 năm, hướng về trước nữa mà tìm thì có Thần Nông Dân, có Phục Hi Dân. Thần Nông, Phục Hi đại khái có 1000 năm, vào lúc đó không có văn tự, cho nên chỉ là truyền thuyết, từ Hoàng Đế phát minh văn tự thì có ghi chép, Trung Quốc có ghi chép, đó là chân thật có thể tin, đã có 4500 năm, cho nên đó là đức. Có đạo có đức, lại mở rộng, mở rộng về sau trở thành tám đức mục. Tám đức có hai cách nói, chúng ta đem nó hợp lại trừ bỏ đi trùng lập còn 12 chữ. Cách nói thứ nhất là “hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sĩ”, cách nói thứ hai chính là “hiếu đễ trung tín, nhân ái hoà bình”, hai cách nói đều tốt. Cách nói thứ nhất là theo người xưa nói, cách nói thứ hai là cận đại nói. Chúng ta bỏ đi chữ lập lại trong câu thì còn 12 chữ: hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sĩ, nhân ái hoà bình. Bạn liền biết được, Trung Quốc đời đời kiếp kiếp dùng cái gì để phổ cập giáo dục cho toàn dân? Chính 12 chữ này. Ngày trước trường học ít, cho nên người không biết chữ nhiều. Tuy không biết chữ nhưng họ nhận qua giáo dục, họ biết được cách làm người, cũng chính là nói ngũ luân bát đức, từ nhỏ họ đã được học rồi, không biết chữ họ cũng có thể làm được. Không biết chữ tâm địa của họ thanh tịnh, tư tưởng thuần chánh, ngôn hạnh và đạo đức thảy đều tương ưng, cho nên xã hội an định, người và người hoà thuận cùng ở với nhau, từ nhỏ đã biết khiêm tốn, biết được tôn kính người khác, chỗ này hoàn toàn tương ưng với Phật pháp đại thừa. Người học Phật, bạn thấy, mười nguyện Phổ Hiền, nguyện thứ nhất là “lễ kính chư Phật”, đó chính là chính mình khiêm tốn có thể tôn trọng người khác, đó là việc trước tiên phải học. Người hiện tại không hiểu được, chính mình có được chút thành tựu thì học với người nước ngoài, học cái gì? Đáng được kiêu ngạo, có được chút thành tựu thì đáng được kiêu ngạo rồi. Đó không phải là người Trung Quốc, người Trung Quốc sẽ không kiêu ngạo. Bạn xem trong Luận Ngữ, Khổng Phu Tử đã nói, ông nói giả như có một người “như hữu Châu Công chi tài chi mỹ”, Châu công là thánh nhân, cả đời của Khổng Phu Tử kính phục nhất chính là Châu Công, ông nói có người mà tài hoa của họ có tài có giỏi như Châu Công, thế nhưng “sử kiêu thả lịnh”, con người này kiêu ngạo, con người này bỏn xẻn, cái bỏn xẻn này quan trọng nhất là bòn pháp, họ có tài hoa, họ không chịu giúp người, “kỳ dư tắc bất túc quán dã”, vậy con người này thì không cần phải nói. Trong Phật pháp, ngạo mạn là căn bản phiền não, bạn thấy sau tham-sân-si chính là mạn, không luận họ tu được tốt thế nào, họ xem thường người khác, họ còn đố kỵ người khác, vậy thì xong rồi, đó toàn là giả. Trong ngạn ngữ xưa cũng nói được rất hay: “Học vấn thâm thời ý khí bình”, một người càng có đạo đức, càng có học vấn thì càng khiêm tốn, càng hiển lộ tâm bình khí hoà, không bị kích động, không bị xung động, không luận là thuận cảnh nghịch cảnh, họ đều có thể giữ được một cái tâm bình thường, đó là đạo. Bình là bình đẳng, thường là mãi mãi giữ lấy tâm địa thanh tịnh bình đẳng, trên đề Kinh Vô Lượng Thọ là “Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác”, đó là chân thật có đạo, chân thật tu đức, đó là chân thật trang nghiêm, “hạnh thành quả mãn”, đó không phải là người phàm. Trong mười pháp giới, đỉnh cao nhất là Phật, các ngài cũng không thể nói “hạnh thành quả mãn”, vì sao vậy? A-lại-da-thức của họ vẫn chưa chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí. A-lại-da chuyển bằng cách nào? Không cách gì chuyển. Chuyển tám thức thành bốn trí, trên kinh nói rất hay, trên nhân thức sáu bảy chuyển, thì quả thức năm tám sẽ chuyển. Tám là A-lại-da cùng tiền ngũ thức là trên quả chuyển. Hay nói cách khác, chuyển thức thứ sáu thành Diệu Quán Sát Trí, chuyển thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí, hai cái này chuyển rồi thì thức thứ tám tự nhiên chuyển thành Đại Viên Cảnh, tiền ngũ thức cũng tự nhiên liền chuyển thành Thành Sở Tác. Cho nên chân thật dụng công dùng ở đâu vậy? Dùng ở chuyển thức thứ sáu và bảy. Thức thứ sáu là phân biệt, thức thứ bảy là chấp trước. Phân biệt, chấp trước thảy đều buông bỏ, không chỉ phân biệt, chấp trước không có, tập khí của phân biệt, chấp trước cũng không còn, công phu lại hướng lên trên cao, vô minh liền đoạn, vô thỉ vô minh liền đoạn.

Vô thỉ vô minh là gì? Khởi tâm động niệm. Ở trong tất cả pháp không khởi tâm không động niệm, mười pháp giới liền không có, pháp giới nhất chân hiện tiền, chính là cõi Thật Báo của chư Phật Như Lai hiện tiền, vào lúc này mới gọi là hạnh thành quả mãn. “Khế lý xưng chân”, lý cùng chân đều là nói tự tánh, cho nên gọi là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, đó là hạnh thành quả mãn. Chúng ta phải thường nghĩ đến, khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước đó là phiền não, trong tự tánh không có. Hiện tại chúng ta tu hành tu ở đâu? Ngay trong cuộc sống, trong sinh hoạt thường ngày, bắt đầu từ buông bỏ chấp trước, không còn chấp trước đối với tất cả pháp thế xuất thế gian. Quả thật đem chấp trước buông bỏ, thật không còn chấp trước thì sáu cõi không còn, bạn liền siêu việt sáu cõi. Siêu việt sáu cõi thì đi đến đâu? Đến pháp giới Thanh Văn, liền đến bốn thánh, bạn đã chuyển phàm thành thánh, tiểu thánh A-la-hán, bạn đã chứng được chánh giác. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, ý nghĩa dịch ra là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, bạn bắt đầu chứng được vị thứ nhất là chánh giác. Sau đó lại đem phân biệt buông bỏ. A-la-hán không có chấp trước, có tập khí của chấp trước. Tập khí của chấp trước đoạn dứt, họ liền thăng cấp, họ là Bích Chi Phật, cho nên Bích Chi Phật tập khí của chấp trước không còn, họ có phân biệt. Họ ở ngay trong vị thứ này buông bỏ phân biệt, không còn phân biệt với tất cả thế xuất thế gian pháp, họ lập tức nâng cấp, họ nâng lên đến Bồ-tát. Bồ-tát không có phân biệt, có tập khí của phân biệt. Tập khí khó đoạn. Ở trong quả vị Bồ-tát cũng đoạn luôn tập khí phân biệt, họ lại nâng cấp, họ liền nâng lên đến Phật, cao nhất trong pháp giới bốn thánh, họ liền lên đến Phật. Thế nhưng Phật như thế nào? Họ vẫn còn khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm chính là vô thỉ vô minh, họ vẫn còn thứ này. Ở vị trí này lại thêm vào dụng hạnh, có thể ở trong tất cả pháp không khởi tâm không động niệm, được rồi, không khởi tâm không động niệm thì phá luôn vô thỉ vô minh, mười pháp giới không còn, vĩnh viễn thoát ly mười pháp giới, đó gọi là thành Phật, đó là Phật thật, không phải Phật giả. Phật ở trong mười pháp giới là Tương Tợ Tức Phật, bởi vì họ vẫn còn khởi tâm động niệm, họ không có phân biệt chấp trước, họ có khởi tâm động niệm, cho nên họ không phải là Phật thật. Khởi tâm động niệm buông bỏ, không khởi tâm không tâm động niệm, đó là Phật thật, đó là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, ở trên Kinh Hoa Nghiêm nói họ là Sơ Trụ Bồ-tát. Sơ Trụ Bồ-tát là Phật thật, không phải Phật giả. Vô minh phá rồi, vô minh tuy là phá rồi, các vị phải nên biết, tập khí vô minh chưa đoạn.

Tập khí đoạn bằng cách nào? Không cách gì đoạn, nếu bạn muốn đoạn tập khí này thì bạn lại có phân biệt chấp trước, vậy thì bạn liền đoạ lạc trở xuống, cho nên từ Sơ Địa trở lên đoạn tập khí gọi là Vô Công Dụng Đạo, chính là đối với tập khí của vô thỉ vô minh cũng không khởi tâm không động niệm, để cho tự nhiên, tự nhiên nó liền sẽ đoạn dứt, chỉ cần thời gian lâu rồi tự nhiên liền đoạn dứt. Đại đức xưa có nói rằng chỗ này dùng không đắc lực, chính là chỉ cái cảnh giới đoạn vô minh tập khí này không thể dụng công, chỉ cần bạn khởi tâm động niệm thì hỏng rồi, không thể khởi tâm không thể động niệm, để nó tự nhiên tiêu mất. Thí dụ của người xưa nói rất hay, người xưa dùng bình rượu làm thí dụ, trong bình rượu đựng rượu, đem rượu đổ ra hết, chà sạch sẽ, đích thực không còn giọt nào, nhưng ngửi xem vẫn còn mùi vị. Mùi vị đó chính là thí dụ cho tập khí, bạn có thể làm cho hết mùi vị đó không? Không thể làm hết, chỉ cần mở nắp bình ra, để nơi đó nửa năm, một năm khi ngửi lại thì không còn, đã sạch hết mùi. Cho nên tập khí có nồng có nhạt, Thế Tôn phương tiện dạy học cho thấy, đem nó nói thành 41 đẳng cấp, gọi là 41 phẩm vô minh. Bồ-tát Sơ Trụ phá một phẩm. Một phẩm vô minh này phá rồi, các vị tưởng tượng xem, khởi tâm động niệm cũng không còn, phân biệt chấp trước đương nhiên không còn, họ có bình đẳng với tất cả chư Phật không? Hoàn toàn bình đẳng, tập khí không chướng ngại trí tuệ đức tướng vốn sẵn đầy đủ trong tự tánh, cũng chính là trí tuệ vô lượng trong tự tánh vào lúc này hiện tiền, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo, thảy đều có thể hiện tiền, ở nơi nào có duyên, ngài liền đến nơi đó để ứng, như  trong “Quán Thế Âm Bồ-tát Phổ Môn Phẩm” đã nói 32 ứng thân, đáng dùng thân gì để độ thì ngài liền hiện ra thân đó để độ, cho nên chư Phật Như Lai, cái chữ “Chư” đó chính là chỉ 41 vị thứ này. Pháp Thân Đại Sĩ cũng gọi là Chư Phật Như Lai. Cư sĩ Giang Vị Nông tại trong Kinh Kim Cang Giảng Nghĩa giảng Chư Phật Như Lai chính là nói 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ này. Cách nói này rất hay, họ có thể hiện bất cứ thân tướng nào, chúng sanh có cảm họ liền có ứng. Họ ứng hoá ở cái thế gian này, chúng ta hỏi họ có khởi tâm động niệm hay không? Quyết định không có. Nếu như có khởi tâm động niệm thì họ liền thoái chuyển, họ liền rơi vào trong mười pháp giới; nếu như có phân biệt, chấp trước, họ liền rơi vào trong sáu cõi luân hồi, không hề có việc này.

Thích Ca Mâu Ni Phật ứng hoá ở thế gian này, ở cái thế gian này, thọ mạng của thế gian 80 tuổi, giảng kinh dạy học 49 năm, có khởi tâm động niệm hay không? Không hề có, không khởi tâm động niệm, ngày ngày ra ngoài khất thực, mặc áo ăn cơm, rất nhiều người thỉnh giáo với ngài, chân thật không có khởi tâm động niệm. Nếu như khởi tâm động niệm thì là phàm phu, vậy thì không phải là Phật, không phải là pháp thân Bồ-tát. Ứng hoá ở thế gian, thành thật mà nói, A-la-hán liền có năng lực ứng hoá, thế nhưng A-la-hán có khởi tâm động niệm, Bích Chi Phật có khởi tâm động niệm, Phật Bồ-tát ở trong mười pháp giới đều có khởi tâm động niệm; Sơ Trụ trở lên, những vị Pháp Thân Đại Sĩ này tuyệt đối sẽ không có khởi tâm động niệm, việc này chúng ta phải nên biết. Họ có chỗ không giống như chúng ta, họ không có sanh tử, phàm phu chúng ta có sanh tử, họ không có sanh tử, sanh diệt của họ là thị hiện. Chúng sanh có duyên, họ liền xuất hiện, chúng sanh không có duyên họ liền tiêu mất, liền không còn. Làm sao đến làm sao để đi? Trên hội Lăng Nghiêm nói rất hay: “ngay chỗ sanh ra, tuỳ chỗ diệt tận”. Cái ý này nói được rất sâu rất rộng, là chân tướng sự thật, quyết định không phải là giả. Trong những năm gần đây, chúng ta đến Nhật Bản để dự hội nghị, đến Đông Kinh tham quan phòng thí nghiệm nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng. Sau khi tôi xem rồi, cái thực nghiệm này cho tôi khải thị rất lớn, làm cho tôi hiểu rõ được ý nghĩa của hai câu nói trên Kinh Lăng Nghiêm: “ngay chỗ sanh ra, tuỳ chỗ diệt tận”, tôi thể hội được, một chút cũng không sai. Cho nên chư Phật Bồ-tát ứng hoá ở thế gian chân thật là như vậy, không giống như pháp giới bốn thánh. Đó là nói “hạnh thành quả mãn”.

Bốn câu phía sau là nói ra chân tướng các ngài ứng hoá ở mười pháp giới: “Tánh tướng lưỡng vong, năng sở câu tuyệt”, đó là cảnh giới của pháp thân Bồ-tát. “Tánh” chính là phía trước đã nói Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể. “Tướng” chính là hiện tướng. Các vị phải nên biết, “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, bao gồm cõi Thật Báo Trang Nghiêm, vì sao vậy? Cõi Thật Báo Trang Nghiêm là khởi tâm động niệm mà hiện ra, cõi Thật Báo Trang Nghiêm tồn tại, chúng ta học qua ở trong Hoa Nghiêm, Sơ Trụ Bồ-tát đã không khởi tâm không động niệm, họ sanh cõi Thật Báo Trang Nghiêm, do nguyên nhân gì? Tập khí của khởi tâm động niệm chưa đoạn. Tập khí của khởi tâm động niệm phải đến lúc nào thì mới đoạn dứt? Trên kinh Phật nói với chúng ta, ba đại A-tăng-kỳ kiếp thì không còn, cái tập khí này sẽ không còn, cũng giống như bình rượu vậy, để đó 360 ngày ngửi lại thì sẽ không còn mùi. Vô minh tập khí đoạn rồi, xin nói với các vị, cõi Thật Báo Trang Nghiêm cũng không còn, thì còn lại cái gì? Cõi Thường Tịch Quang. Thường Tịch Quang chính là tự tánh, trong Thường Tịch Quang không có hiện tượng vật chất, cũng không có hiện tượng tinh thần, cũng chính là nói “tánh tướng lưỡng vong, năng sở câu tuyệt”. Năng là năng sanh, sở là sở sanh, năng sanh là A-lại-da-thức, sở sanh là mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm. Năng sở thảy đều không thể được. Tuy không thể được, đó là chúng ta nói quả Phật cứu cánh viên mãn, không có hình tướng, họ ở trong Thường Tịch Quang. Chúng ta hỏi, Thường Tịch Quang còn hiện tướng hay không? Còn hiện tướng. Tại vì sao còn hiện tướng? Chúng sanh có cảm, họ liền có ứng. Cái cảm đó của chúng sanh cũng giống như sóng điện từ vậy, khi sóng điện từ đối trúng họ, họ liền sẽ có phản ứng, vẫn y như vậy, đáng dùng thân gì để độ thì ngài liền hiện ra thân đó để độ. Như những Pháp Thân Đại Sĩ này, họ tuy là không khởi tâm không động niệm, thế nhưng tập khí vô thỉ vô minh đó của họ, cái tập khí đó vẫn là sóng động cực kỳ vi tế, cùng cứu cánh viên mãn Phật của cõi Thường Tịch Quang vẫn là khởi lên cảm ứng tương thông, cho nên ở trên đại kinh Phật nói với chúng ta một chân tướng sự thật, cõi Thật Báo Trang Nghiêm có sanh không có diệt, trong mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm là có sanh có diệt, cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Chư Phật Như Lai đó là báo thân, báo thân là có sanh không có diệt, cho nên ưa thích trường sanh, ưa thích vô lượng thọ, những người đó đều ở trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm, chân thật là vô lượng thọ. Việc này không phải giả. Chúng ta ở ngay trong một đời này đích thực rất may mắn, có thể đem áo mật của vũ trụ, chúng ta phát hiện rồi, chúng ta có thể hiểu được rõ ràng đến như vậy, tường tận được đến như vậy không phải là việc dễ dàng. Chỗ này nhà Phật gọi là giải ngộ. Giải ngộ dựa vào cái gì? Chân thật là dựa vào 58 năm ngày ngày ở trong kinh giáo, một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu, dần dần thấu hiểu. Các vị nghe tôi giảng Hoa Nghiêm cũng đã không ít năm rồi, tôi từ năm dân quốc 60 lần đầu giảng Kinh Hoa Nghiêm. Nhiều năm như vậy đến nay, nếu như các vị nghe qua băng ghi hình, nghe qua băng thu âm, bạn liền sẽ phát hiện tôi mỗi năm giảng không như nhau, tỉ mỉ nghe, mỗi tháng giảng không như nhau. Không phải tôi biết không giảng, đó gọi là bòn pháp, tôi giảng là phơi bày ra hết tất cả, tôi biết được là thảy đều nói ra hết. “Tánh, Tướng, Lý, Sự, nhân, quả”, không luận là lý luận là sự tướng đều không có bờ mé, bạn có thể thâm nhập có thể khế nhập cảnh giới, pháp hỉ sung mãn, chân thật là thường sanh tâm hoan hỉ, càng học càng hoan hỉ. Từ sau khi giải ngộ vậy thì công phu của chúng ta ngày nay là buông bỏ. Sau khi buông bỏ dần dần liền chứng ngộ. Buông bỏ phải nên biết, buông bỏ chấp trước, buông bỏ phân biệt, buông bỏ khởi tâm động niệm, chân thật làm đến được không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đó là Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán rồi. Cho nên ở trong Thường Tịch Quang vẫn là “hiển hoán bỉnh trước”, cũng chính là nói mười pháp giới bao gồm tất cả chúng sanh có cảm ngài nhất định có ứng, vì sao vậy? Đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh rồi, ngài đem cái chân tướng này nói với chúng ta, câu thứ ba của ngài nói “nào ngờ tự tánh vốn sẵn đầy đủ”, “nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp”. Năng sanh vạn pháp chính là “hiển hoán bỉnh trước”, đó là chân thật trang nghiêm. Trong trang nghiêm quyết định không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì không gọi là trang nghiêm, vậy thì bạn mê rồi, làm gì có nghiêm, ngộ rồi mới gọi là nghiêm.

Mấy câu nói phía sau này rất hay: “Lương dĩ phi chân lưu chi hạnh vô dĩ khế chân, hà hữu sức chân chi hạnh, bất tùng chân khởi”.

Hai câu nói này nói được rất hay. Chỗ này chính là nói không phải “chân lưu chi hạnh” thì bạn không cách gì khế nhập chân tánh. Cho nên lão cư sĩ Hạ Liên Cư ở trong “Tịnh Tu Khang Yếu” nói với chúng ta phải làm thật! Thật  làm, cái gì là thật làm? Thật buông bỏ, thật nghe lời, y giáo tu hành, vậy chúng ta phải học Phật. Học Phật từ đâu vào cửa? Từ học tập kinh giáo vào cửa. Vậy chúng ta học kinh giáo vài chục năm tại vì sao không vào được cửa? Không phải không vào được cửa, là bởi vì bạn có chướng ngại, chướng ngại gì vậy? Tâm khí bao chao, tôi thường hay nói 16 chữ: tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham-sân-si-mạn, tôi thường nói 16 chữ này, 16 chữ này chướng ngại chúng ta vào cửa, nghĩ xem chúng ta có hay không? Có. Chư Phật Như Lai ngày ngày giảng kinh nói pháp cho chúng ta nghe, bạn cũng không vào được cửa, thế nhưng có chỗ tốt, bạn sẽ vào cửa. Nếu như ngày ngày tiếp cận, ôm chặt không rời, huân tu thời gian dài, phiền não tập khí của bạn mỏng đi, bạn liền có cơ hội vào cửa. Cho nên tu hành tuổi thọ là rất quan trọng.

Tôi lúc nhỏ rất nhiều tiên sinh đoán mạng đã đoán cho tôi, đều nói tôi không qua khỏi 45 tuổi. Nếu như tôi năm 45 tuổi đó chết rồi, sẽ không có được giải ngộ này, làm gì có được cảnh giới của ngày hôm nay! Tuổi thọ tôi không có cầu, là do tu mà được. Cái tu được này Cam Châu Hoạt Phật còn đặc biệt nhắc nhở tôi. Chúng tôi cũng là bạn cũ, ông là học trò của đại sư Chương Gia, ông lớn hơn tôi mười mấy tuổi, chí ít cũng là lớn hơn tôi 15 tuổi. Vào lúc đó tôi 26 tuổi, lúc đó đại khái ông khoảng 45 tuổi, cũng sắp gần hơn 40 tuổi, lớn hơn tôi sắp gần 20 tuổi. Khi tiên sinh Tưởng Kinh Quốc nhận nhiệm kỳ tổng thống thứ sáu, hội Phật giáo Trung Quốc tổ chức một lễ chúc mừng, pháp hội Nhân Vương Quốc. Tôi ở trong hội đó gặp được Cam Châu Hoạt Phật, đến lúc đó chúng tôi cũng đã nhiều năm không gặp, thấy tôi ông rất hoan hỉ, đặc biệt bảo tôi đến ngồi bên cạnh. Ông nói với tôi: “Nhiều năm nay ông giảng kinh nói pháp công đức rất lớn. Bình thường chúng tôi đều ở phía sau cười ông là người thì rất thông minh nhưng đáng tiếc là tuổi thọ quá ngắn, đoản mạng, rất khổ, trong mạng không có tài phú, rất khổ, mạng bần tiện. Mấy năm qua ông tu được rất tốt”. Tôi nói việc này cũng không quan hệ gì, việc này có thể thẳng thắn mà nói. Tôi nói, tôi cũng biết, rất nhiều người đoán mạng cho tôi trong mạng không có tài khố. Không có tài khố thì là bần cùng, không có quan ấn. Không có quan ấn chính là không thể làm chủ quản, không luận làm việc gì đều là nghe người khác chỉ dẫn, chính mình không thể làm được chủ. Tôi rất tường tận, việc này tôi đều biết. Ông nói: “Hiện tại ông không như vậy nữa. Mấy năm qua ông giảng kinh, tương lai tuổi thọ của ông sẽ rất dài, tài phú sẽ rất nhiều, đó là do ông tu mà được”. Việc này là vì sao? Đó là đại sư Chương Gia dạy cho tôi, càng tu càng nhiều. Tài từ do đâu mà có? Do tài bố thí. Thông minh trí tuệ từ do đâu mà có? Pháp bố thí. Khoẻ mạnh sống lâu là vô uý bố thí. Cho nên tôi vừa tiếp xúc Phật pháp, đại khái được nửa năm thì tôi ăn trường chay. Ăn chay là bố thí vô uý, không kết oán thù với chúng sanh, không còn sát sanh. Về trước ăn thịt, hiện tại biết được sám hối, tôi liền tham gia phóng sanh, năm đầu học Phật tôi phóng sanh rất nhiều, cho nên do tu mà có.

Hôm nay thời gian đã hết chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật

Thời gian: ngày 08– 04 – 2009 ( tập 21)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.

Địa điểm: Cao Hùng Đài Loan.

   -----------***********--------------

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 262


Hôm nayHôm nay : 56680

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1526308

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43770452

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.