Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
(Vạn vật hài hoà, thiên hạ thái bình)
Đây là buổi phỏng vấn hòa thượng Tịnh Không về chủ đề Hài Hòa cứu Vãn Nguy Cơ do Đài truyền hình Trung Quốc thực hiện. Sau đây là nội dung của buổi phỏng vấn:
Mở đầu chương trình là trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Đây là những hạt vi trần nhỏ đang trôi lơ lửng giữa hư không. Nếu có người chỉ vào một hạt trong đó nói: “ở trên đây có vô số sinh mạng, có sơn hà đại địa, có máy bay tàu thuyền, có đình đài lầu cát, có muôn ngàn gia đình”, có ai tin không?. Chúng ta lại xem bức hình này, đây cũng là những hạt vi trần nhỏ đang lơ lửng trong không gian, trong đây có một hạt nhỏ màu xanh, đó chính là trái đất. Đây là bức ảnh chụp được từ trong không trung rất xa xôi. Cho đến ngày nay, loài người vẫn không thể nào biết được bờ mé của vũ trụ. Tinh cầu mà loài người chúng ta đang cư ngụ giống như vi trần, đang trôi nổi trong không trung.
Phóng viên (“PV”): Bức hình thái không này là do ông phó tổng thống Mỹ tiền nhiệm cung cấp. Ông vừa mới nhận được giải Nobel hòa bình vào tháng 10 năm 2007, ông được khen thưởng vì có cống hiến trong việc cải thiện môi trường toàn cầu và giảm thiểu nguy cơ chiến tranh. Ông cho rằng trái đất không chỉ mềm yếu và nhỏ bé, hơn nữa hiện đang rất nguy hiểm.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung:
Nhà du hành vũ trụ nói: “trong đó [trong vũ trụ] có một chiếc phi thuyền vẫn đang làm nhiệm vụ, nó đang ở ngoài 4 tỉ cây số. Hãy chụp thêm một tấm nữa đi. Các bạn có nhìn thấy điểm xanh nhỏ kia không? Đó chính là trái đất của chúng ta. Lịch sử nhân loại đã từng xảy ra rất nhiều chuyện, tất cả tiến trình trọng đại đều xảy ra trên chấm nhỏ kia, buồn vui, thành bại, chiến tranh, đói khát v.v… Đó là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, nó liên quan đến tất cả và quan hệ đến chúng ta. Chúng ta còn có thể sống trên tinh cầu này và đem văn minh tiếp tục đến sau này hay không? Tôi tin rằng đây thuộc về vấn đề đạo đức. Hiện nay là lúc phải đối diện, chúng ta hãy đứng lên để bảo vệ tương lai!”
Xin trân trọng dâng hiến những bức hình này cho những ai quan tâm đến ngày mai.
VẠN VẬT HÀI HÒA, THIÊN HẠ THÁI BÌNH
Đây là loạt bài tiết mục công ích “Hài Hòa Cứu Vãn Nguy Cơ”, gồm có bảy chủ đề lớn đặt biệt quan trọng:
1. Nguy cơ trầm trọng nhất của thế giới ngày nay là do đâu?
2. Dân tộc Trung hoa đã đến lúc nhận tổ quy tông.
3. Then chốt trọng yếu của sự hài hòa là gì?
4. Nền giáo dục của nhà Nho là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
5. Được sống hay bị hủy diệt ở trong truyền thông?
6. Nhận thức tôn giáo trở lại.
7. Tiểu trấn Thanh Trì có thể trở thành mô hình của thế giới không?
Một vị khách quí, ngài là cao tăng đại đức đời nay - lão pháp sư Tịnh Không. Với cách khai thị sâu sắc rõ ràng, ngài làm cho mọi người tỉnh ngộ, nhận rõ đạo lý của sự hài hòa để xây dựng thiên hạ thái bình.
HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ
Tập 1
PV: Hoan nghênh quí vị đón xem tiết mục đặc biệt này. Chúng tôi xin kiến nghị, nếu bạn có thời gian thì nên lắng lòng xem toàn bộ tiết mục này, vì nó đã trả lời rất nhiều vấn đề bất an và lo lắng nhất trong sâu thẳm nội tâm hiện nay của rất nhiều người. Tiết mục này được bắt đầu từ cuốn sách “Triển vọng của thế kỷ 21”, đây là bản tiếng Hoa và còn có bản tiếng Anh. Một trong những tác giả của cuốn sách này là nhà sử học lớn nổi tiếng thế giới người Anh - Tiến sĩ Thang Ân Tỉ. Ông đã nói trong cuốn sách này như vầy: xã hội loài người ngày nay đã đến lúc nguy cơ nhất, hơn nữa nó là kết quả của việc tự làm tự chịu của loài người. Lúc ông nói ra những lời này là vào năm 1972, cách đây hơn 30 năm. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một chút về vị Tiến sĩ Thang Ân Tỉ này.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Tiến sĩ Thang Ân Tỉ xứng đáng được tôn xưng là nhà trí giả vĩ đại, nhà sử học nổi tiếng nhất của thế kỷ 20. Ông nghiên cứu lịch sử không phải đem tri thức để làm trò giải trí, mà để giải thích lịch sử và dự kiến tương lai, ông có tinh thần chủ nghĩa nhân đạo sâu đậm, đồng cảm và quan tâm đến khổ nạn của nhân loại, ông cho rằng trí tuệ và lương tri của con người là cao nhất. Khi thực hiện cuộc đối thoại này là lúc ông đã 83 tuổi. Người cùng đối thoại với Tiến sĩ Thang Ân Tỉ là nhà tư tưởng Nhật Bản, nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng thế giới - ông Trì Điền Đại Tác, Hội trưởng Học hội Sáng giá Quốc tế. Năm đó ông 44 tuổi. Ông chủ trương từ ái và hòa bình, phản đối chiến tranh. Ông từng nhận được giải thưởng hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đã có công trong việc phục hồi bình thường hóa bang giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm đó. Cuốn sách này ảnh hưởng rất sâu rộng, đã thảo luận một cách sâu sắc về con người, xã hội cho đến mạng sống và bản chất của vũ trụ. Trước đây 34 năm đã dự đoán nhân loại chắc chắn sẽ vì ích kỷ và tham dục quá độ mà bị mất phương hướng, khoa học kỹ thuật sẽ hủy diệt tất cả, lại thêm đạo đức suy đồi và tín ngưỡng tôn giáo sa sút, thế giới chắn chắn sẽ xuất hiện nguy cơ chưa từng thấy. Hai nhà tư tưởng vĩ đại còn có nhìn nhận chung đáng kinh ngạc là chỉ có tư tưởng nho gia và phật giáo đại thừa Trung Quốc là có thể cứu vãn xã hội loài người thế kỷ 21. Cho nên thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc. Tiến sĩ Thang Ân Tỉ còn nói, nếu như có kiếp sau, tôi sẽ ở Trung Quốc. Cuộc đối thoại nhân loại sẽ đi về đâu này, hiện nay đã hấp dẫn một vị khác đó là lão pháp sư Tịnh không, nhà hoạt động hòa bình vĩ đại. Ngài năm nay đã 80 tuổi, là người huyện Lô Giang, tỉnh An Huy. Lúc trẻ ngài xuất gia tại Đài Bắc, đến nay giảng kinh dạy học đã 48 năm, có danh tiếng rất cao trong hàng ức vạn tín chúng khắp nơi trên toàn cầu, là một vị cao tăng đại đức của Phật giáo thế giới. Trong một cơ duyên rất hiếm có, ngài đã trở thành khách quý của tiết mục công ích này. Lão pháp sư từ bi khai thị, nói ra tất cả, giải đáp những vấn đề mà mọi người quan tâm.
PV: Trong những vấn đề này, điều mà hiện nay mọi người quan tâm là rốt cuộc vấn đề đã xảy ra từ đâu?
NGUY CƠ TRẦM TRỌNG NHẤT CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY LÀ GÌ?
PV: Chào Lão pháp sư, chúng tôi rất cảm ơn thầy đã nhận lời phỏng vấn của chúng tôi, vì lần phỏng vấn này rất quan trọng, vấn đề sẽ đề cập đến không chỉ quan hệ đến quốc kế dân sinh mà còn quan hệ đến toàn bộ vận mệnh đất nước và dân tộc chúng ta. Trước khi phỏng vấn, tôi xin đại diện khán giả hướng về thầy đảnh lễ để bày tỏ lòng cảm ơn đối với thầy. Cảm ơn thầy!
Tiêu đề của loạt tiết mục này của chúng tôi gọi là “Hài hòa để cứu vãn nguy cơ”, nếu như xem toàn bộ thì sẽ mất thời gian khoảng mấy tiếng đồng hồ. Nếu như có người nói với thầy là: “việc gì phải xem tiết mục này, mất nhiều thời gian như vậy, hơn nữa, tôi còn phải nghiên cứu nó, có cần thiết như vậy không?” Con người hiện nay đều rất bận rộn, hơn nữa họ còn phải đến nghe một tu sĩ trong giới tôn giáo nói làm thế nào hóa giải nguy cơ.
HT. Tịnh Không (“HT”): Năm trước tôi có hai buổi nói chuyện về phật giáo ở Malaysia, thính chúng có hơn 16.000 người. Trong thời gian này, tôi có cơ hội đến thăm cố thủ tướng Mohamed, ông đã thôi chức hai năm rồi. Chúng tôi mới gặp thì đã thân, gặp nhau ông cũng nhắc đến vấn đề này với tôi. Ông rất quan tâm đến sự an toàn của quốc tế, việc này rất hiếm có. Ông đưa ra vấn đề với tôi là làm thế nào thực hiện hóa giải xung đột, an định xã hội, thế giới hòa bình. Khi tôi đến thăm nước Mỹ, tôi cũng đã đưa ra vấn đề này với tổng thống Bush. Tôi nói với ông ta rằng, vấn đề an toàn của nước Mỹ dứt khoát không ở ngoài nước Mỹ, trên thế giới không thể có bất kỳ một quốc gia nào có thể phát động chiến tranh với nước Mỹ, đó là việc không thể, vấn đề của nước Mỹ, hoạn nạn của nước Mỹ là ở ngay nội bộ nước Mỹ.
PV: Thầy thấy vấn đề quan tâm nhất của Tổng thống Bush hiện nay là gì? điều mà ông ta thỉnh giáo thầy? điều mà ông ta muốn biết nhất?
HT: Vấn đề mà tôi nói đến với ông ta là vấn đề giáo dục thanh thiếu niên, còn vấn đề luân lý đạo đức thì không hề bàn đến. Sau khi tôi rời Mỹ thì có nghe báo chí đăng tin, ông ta đã bắt đầu đề cập đến mấy lần, hiện nay thái độ của ông trên quốc tế đã ôn hòa nhiều hơn so với trước đây rồi. Như vậy là có chút hiệu quả.
PV: Nếu như có viên chức của Liên Hiệp Quốc đưa vấn đề này với thầy, nói rằng chúng ta có nên xem loạt tiết mục “Hài hòa cứu vãn nguy cơ” này hay không, thì như thế nào?
HT: Năm 2006 cũng là một năm rất hiếm có. Tôi có nằm mơ cũng không thể ngờ được là Tổng Bộ Giáo dục Khoa học Văn hóa của Liên Hiệp Quốc muốn tổ chức một hoạt động là mừng lễ Phật đảng lần thứ 2550. Đây là lần đầu tiên tổ chức cho tôn giáo. Tôi nghe nói họ sẽ mời tôi làm đơn vị tổ chức, nhưng tôi rất hoài nghi, vì đối tượng của Liên Hiệp Quốc là giữa quốc gia với quốc gia, còn học viện Tịnh Tông này của tôi không phải là quốc gia, sao họ lại đến tìm tôi? Đồng thời lại còn mong chúng tôi có một cuộc triển lãm quy mô lớn? Hội trường của họ rất rộng, một nửa triển lãm việc của chúng tôi mấy năm nay. Chúng tôi đem ra triển lãm toàn bộ những việc chúng tôi đã làm nhằm đem lại thế giới hòa bình trong năm năm nay như đoàn kết tôn giáo, hóa giải xung đột và việc giáo dục ở Lô Giang tỉnh An Huy của chúng tôi. Sự việc ở Lô Giang tỉnh An Huy là sau khi tôi tham gia năm lần hội nghị hòa bình Liên Hiệp Quốc, tôi cảm nhận rất sâu sắc là liên hiệp quốc đã mở ra hơn 30 lần hội nghị vì thế giới hòa bình, nhưng càng mở thì thế giới càng loạn. Những chuyên gia, học giả tham dự hội nghị này tôi cũng quen biết rất nhiều, sau mỗi lần hội nghị đều lắc đầu, tại sao vậy? Vì không thể thực hiện được.
PV: Tôi muốn thỉnh giáo thầy vấn đề này, hội nghị hòa bình Liên Hiệp Quốc đã mở nhiều lần và mời thầy như vậy, nhưng vẫn cứ mời đến nỗi thầy không muốn đi họp nữa.
HT: Thế không được.
PV: Cứ mãi mời thầy phê bình cái việc hao người tốn của này?
HT: Vâng.
PV: Những kiến nghị đưa ra từ các lĩnh vực quyền uy cũng hay, tinh anh cũng hay, những nhân sĩ nhân đạo nhất cũng hay, nhưng tại sao mọi người không tham khảo?
HT: Người lãnh đạo quốc gia nào muốn tiếp nhận điều này?
PV: Vậy theo thầy tại sao vậy?
HT: Vì mỗi người đều vì lợi ích riêng của họ. Những điều mà chuyên gia này đề cập đến là đều suy nghĩ đến người trên toàn thế giới, chẳng hạn như việc chung sống hòa mục giữa nước lớn và nước nhỏ, thì nước Mỹ có thể làm được không? Chung sống hòa mục giữa tôn giáo và tôn giáo, họ có thể suy nghĩ đến hạnh phúc của nhân dân mà không suy nghĩ gì đến lợi ích của đảng phái mình? Họ có thể suy nghĩ đến hạnh phúc của toàn dân, đến hạnh phúc của con người trên toàn thế giới hay không? Kiến nghị thì rất hay, nhưng họ có làm được không?
PV: Palestin và Israel làm không được?
HT: Vâng.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Xung đột giữa Israel và Palestin mấy mươi năm nay là bi kịch của thế giới. Người trên toàn thế giới đều chịu bó tay. Bản tin tại hiện trường này đã truyền đi khắp thế giới, hai cha con trên hình ảnh này cố sức kêu cứu trong cuộc giao chiến giữa Israel và Palestin. Họ chỉ là thường dân vô tội. Bé trai tên là Mục Hãn Mặc Đức, mới 12 tuổi. Ba của em đang gắng sức bảo vệ em, nhưng trong làn đạn giữa hai bên, bé trai này đã bị trúng đạn chết trong vòng tay của ba. Người xem trên toàn thế giới đành bất lực đứng xem mà không thể cứu họ, còn có gì khiến người ta buồn thương và tuyệt vọng hơn cảnh tượng này.
HT: Cho nên sau khi dự hội nghị, gặp những người bạn, tôi nói, người cấp quốc gia nếu hơi khách sáo thì họ đưa bản kiến nghị đó của bạn đến phòng hồ sơ bảo tồn vĩnh viễn, không khách sáo thì vứt vào sọt rác.
PV: Hội nghị như vậy, sau này thầy có đi tham dự nữa không?
HT: Tôi không muốn tham gia, cho nên lần này rất là thù thắng. Tại sao lần này tổ chức cho tôn giáo, kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni? Trước đây chưa từng có việc này nên kỷ niệm lần này thì tôi phải đi. Họ mời đơn vị chủ trì tổ chức là Thái Lan, vì Thái Lan là nước Phật giáo, quan hệ với tôi cũng rất tốt và họ cũng mời tôi cùng làm đơn vị chủ trì. Cho nên Thái Lan là đơn vị chủ trì thứ nhất, chúng tôi là đơn vị chủ trì thứ hai. Đây là cơ duyên hội ngộ rất hiếm có. Nhân cơ duyên này, chúng tôi sẽ đem vấn đề làm sao hóa giải xung đột, làm sao thúc đẩy xã hội an định, thế giới hòa bình theo quan điểm phật giáo nói rõ cùng mọi người, vì tổ chức giáo dục khoa học văn hóa của Liên Hiệp Quốc có đến 192 quốc gia tham dự, còn nhiều hơn Liên Hiệp Quốc tổ chức tại New York. Liên Hiệp Quốc ở đó chỉ có 140 nước, còn ở đây có đến 192 quốc gia.
PV: Nhưng đại biểu của nhiều quốc gia như vậy cũng không thể nào khuyên nổi, cũng không thể nào khiến những nguyên thủ của những quốc gia này tiếp nhận và để ý đến lời kiến nghị của quí ngài?
HT: Đúng vậy. Chúng tôi làm cho những quốc gia này nhận thức Phật giáo thì mục đích của chúng tôi đã đạt được rồi, vì hiện nay mọi người thật sự rất quan tâm là làm sao hóa giải xung đột này. Họ không gọi là hóa giải mà gọi là tiêu diệt, cho nên tôi không muốn dùng cách tiêu diệt.
PV: Vì tiêu diệt thì có tính chiến đấu phải không ạ?
HT: Đúng. Tiêu diệt không nổi, phải dùng ôn hòa. Bạn thấy tây y khác với đông y ở chỗ đó. Tây y thì tiêu độc, độc thì phải tiêu diệt. Đông y thì hóa giải, là giải độc. Đông y là giải độc, không phải tiêu độc. Cho nên trong tâm đã có sự khác nhau rồi.
PV: Khi tiết mục này của chúng tôi bắt đầu, tôi nhớ đến chủ tịch Mao Trạch Đông có một câu thơ là: “nước có nguy nan nên hỏi ai”. Khi dân tộc hoặc quốc gia của chúng ta, thậm chí trong phạm vi toàn thế giới, xã hội xuất hiện nguy cơ nghiêm trọng, thì cần phải nghe theo ai? chính phủ hay nhân dân? và tín nhiệm ai, tin tưởng ai, tiếng nói của ai khi đứng trước nguy cơ lớn nhất này là quan trọng nhất?
HT: Khi con cái xuất hiện vấn đề, điều nghĩ đến đầu tiên là nó phải đi hỏi cha nó. Hiện nay khi xuất hiện vấn đề này, ta phải đi hỏi lão tổ tông. Kinh nghiệm và trí tuệ của 5000 năm nhất định sẽ giúp chúng ta giải đáp.
PV: Đạo lý này có thể áp dụng cho toàn thế giới không?
HT: Chắc chắn là có thể áp dụng cho toàn thế giới. Cho nên sau khi tham gia hội nghị này, tôi cảm thấy việc này không thể không xem lại. Thực tế mà nói, trước đây khi tôi giảng kinh cũng thường nói, nếu muốn xã hội an định, thế giới hòa bình, thì phải tuân theo lời dạy bảo của Phật Đà. Con người sống trên thế gian này, mỗi người đều có bổn phận của mình, mỗi người làm tốt bổn phận của mình, chung sống hòa mục, hỗ trợ hợp tác với mọi người thì thiên hạ sẽ thái bình. Mỗi thế giới, mỗi quốc gia giống như cơ thể con người vậy. Con mắt là một chủng tộc, giống như trên thế giới, con mắt là một quốc gia, lỗ tai là một quốc gia, con mắt này cứ việc thấy, lỗ tai cứ việc nghe, con mắt không nên quản việc của lỗ tai, và lỗ tai không nên quản việc của lỗ mũi, cùng nhau hợp tác, thì cơ thể khỏe mạnh. Nếu như mắt lại muốn nghe, mắt lại muốn ngửi, thế là cơ thể liền có vấn đề, cho nên mỗi người nên tự làm công việc của mình. Thế công việc của chúng tôi là gì? Mọi người đều biết Phật Thích Ca Mâu Ni cả đời làm việc giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, ngài từ lúc 30 tuổi, sau khi giác ngộ liền bắt đầu dạy học. Ngài từ bỏ vương vị, từ bỏ vinh hoa phú quí, trải qua đời sống của một vị tăng khổ hạnh mãi cho đến khi ngài già chết, 79 tuổi nhập Niết Bàn, đã từng giảng kinh hơn 300 hội, thuyết pháp 49 năm. Nếu dùng cách nói hiện nay mà nói, ngài không phải tôn giáo, ngài không liên quan gì đến tôn giáo.
PV: Vậy thì lập tức sẽ có người khắp nơi trên thế giới đến nước Pháp để xem, để tham gia triển lãm lớn về Phật giáo này chứ ạ?
HT: Vâng.
PV: Vậy thầy thấy Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật tổ cần phải được xem là lão tổ tông của ai, hoặc là đại biểu cho tổ tiên của ai?
HT: Phật Thích Ca Mâu Ni là đại biểu cho trí tuệ của nhân loại. Có thể nói ngài đã kế thừa tôn giáo truyền thống của Ấn Độ xưa. Trong tôn giáo, một cái là định, một cái là tuệ, tất cả các tôn giáo không thể rời khỏi giới định tuệ. Giới là quy luật, bạn phải dựa theo quy luật truyền thống này mà làm thì bạn sẽ đạt được định. Định có thể đột phá không gian, khôi phục trí tuệ vốn có trong bản tánh của bạn, có thể nói Phật Thích Ca Mâu Ni về phương diện này ngài đã đạt đến chỗ tột đỉnh. Cho nên ngài đã nói rằng, tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai. Chính ngài đã thân chứng là trí tuệ của nhân loại là bình đẳng, là viên mãn. Quả thực ngài không có gì mà chẳng biết, không có gì mà không thể. Không có gì mà không thể là năng lực. Cái thứ ba là tướng hảo. Cho nên nói trí tuệ, đức năng, tướng hảo của tất cả chúng sanh đều bình đẳng. Cái vốn bình đẳng đó sao bây giờ biến thành mất bình đẳng vậy? Ngài nói, bạn có chướng ngại. Cái chướng ngại này trong Kinh Hoa nghiêm nói, chỉ bởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà không thể chứng đắc. Cho nên ngài nói với mọi người, công phu tu hành là ở chỗ nào vậy? Là bạn chỉ cần buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì bạn liền thành tựu, bạn liền hiểu rõ thôi. Bạn buông không nổi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì thế giới này biến thành cái gì vậy? là biến thành lục đạo luân hồi.
PV: Vậy phương pháp giải quyết nguy cơ của thế giới này có thể đi hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni, có thể đi hỏi Phật giáo?
HT: Vâng. Mỗi một dân tộc quốc gia thực sự có trí tuệ, có kinh nghiệm, chúng ta đều có thể đi hỏi họ.
PV: Vừa rồi thầy có nhắc đến, khi một quốc gia xuất hiện nguy cơ thì nên đi hỏi người lớn, đi hỏi tổ tông của mình?
HT: Vâng.
PV: Có người sẽ hỏi, hiện nay ở Trung Quốc, ai có thể hoặc cái gì có thể đại biểu cho tổ tiên?
HT: Chúng tôi không nói đâu xa, mà nói triều Thanh gần nhất đây. Những đế vương đời nhà Thanh chỉ hỏi ba người, đó là Nho, Thích, Đạo. Bạn thấy đế vương khai quốc của triều Thanh rất khó khăn mà họ làm rất thành công. Dân tộc thiểu số mà thống trị quốc gia lớn như vậy, nhiều dân tộc như vậy, hơn nữa quân đội mà họ đưa vào chưa đến 20 vạn người, họ dùng cái gì vậy? chính là thỉnh giáo ba vị tổ tiên này. Bạn thấy họ mời những cao nhân của Nho, Thích, Đạo, dùng cách nói hiện nay là mời chuyên gia, học giả vào trong cung dạy học. Hoàng đế mang theo phi tần, văn võ đại thần làm học trò để theo học. Nói điều gì cũng bảo với người thiên hạ rằng, đây là Khổng Phu Tử nói, là Phật nói, là Đạo giáo nói thì nhân tâm đều phục cả. Họ không hề nói là tôi nói. Nếu nói tôi nói thì không có ai phục cả. Cho nên bản thân họ cố gắng học tập, vị đế vương khai quốc đời Thanh đối với Nho, Thích, Đạo giống như hai nhà là một, thật sự hạ công phu.
PV: Lời thầy nói là rất khớp với lịch sử, rất nhiều hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc không có ai dám tự xưng mình có thể đại biểu cho thiên hạ, có thể đại biểu cho tổ tông, không có ai dám nói như vậy.
HT: Vâng.
PV: Và sau đây sẽ bắt đầu loạt tiết mục này của chúng tôi.
HÀI HÒA CỨU VÃN NGUY CƠ
PV: Quyển sách này có tên là “Triển vọng thế kỷ 21”, là cuộc đối thoại giữa nhà sử học người Anh - Thang Ân Tỉ và đại học giả người Nhật Bản - Trì Điền Đại Tác vào năm 1972. Và trong cuốn sách này tôi đã phát hiện một vấn đề là vào năm 1972, hai nhà triết học gia vĩ đại này đã rất lo lắng cho thế kỷ 21.
HT: Vâng.
PV: Bây giờ tôi đọc lại lời Thang Ân Tỉ nói: “sự sinh tồn của nhân loại không có lúc nào nguy hiểm hơn lúc này. Mối đe dọa đến sinh tồn của nhân loại là do chính bản thân con người tạo nên. Nó nguy hiểm hơn hẳn so với động đất, núi lửa bùng phát, bão tố, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh”. Thầy cũng thường nhắc đến trong lúc diễn giảng rằng, loài người chúng ta đang đứng trước mối nguy hiểm lớn.
HT: Vâng.
PV: Ngoài ra còn có rất nhiều chuyên gia học giả lớn trong và ngoài nước, kể cả Elstein, cũng có cái nhìn này về mối đe dọa của tai nạn. Vậy hiện nay có ai hỏi thầy là cái nguy cơ này ở chỗ nào sao chúng tôi không thấy? Mọi thứ vật chất vẫn vô cùng phong phú, múa hát thái bình mà?
HT: Cái nguy cơ này trước đây 2500 năm đã có người nhìn thấy rồi. Mạnh Tử gặp Lương Huệ Vương, Vương nói rằng: tẩu, bất viễn thiên lý nhi lai, diệc tương hữu dĩ lợi ngô quốc hồ. Mạnh Tử đáp lại Lương Huệ Vương rằng: Vương, hà tất viết lợi, diệc hữu nhân nghĩa nhi dĩ. Khi Tư Mã Thiên đọc đến đoạn văn này thì ông chỉ ra một cách rõ ràng: lợi là căn nguyên của tai họa và loạn động, mọi người đều tranh lợi thì thiên hạ sẽ nguy.
PV: Trên dưới cùng tranh lợi?
HT: Trên dưới cùng tranh lợi. Anh thấy chẳng phải nói rất rõ ràng đó sao! Nguy cơ hiện nay là từ đâu vậy? anh thấy trên thế giới có người nào mà không tranh lợi? Muốn tranh lợi thì động cơ của họ, mục tiêu của họ nhất định là tổn người để lợi mình, mọi người ai cũng đều muốn tổn người lợi mình thì thế giới này sao có thể không loạn động được chứ? xung đột sao có thể không xảy ra được chứ? không cách gì hóa giải, làm sao hóa giải đây? Mọi người xem nhẹ lợi, từ bỏ lợi đi thì có thể hóa giải thôi. Anh thấy vấn đề này khó cỡ nào?
PV: Tại sao mọi người hiện nay không tin những điều này?
HT: Ngày nay trong Phật pháp giải thích rất rõ ràng, nhân loại trong tâm có phiền não, có tham sân si. Nó vốn có từ lúc mới sinh ra, bên ngoài lại bị cám dỗ bởi vật chất, bị mê hoặc bởi danh vọng lợi dưỡng, ngũ dục lục trần. Ai có thể kháng cự nổi? trong hàng triệu người khó tìm được một người không bị bên ngoài mê hoặc. Đây là việc rất phiền phức.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Chiêm Mẫu Tư Lý Bội - Hội trưởng Hội đồng Ngân quỹ Tự nhiên Thế giới cho rằng, một địa cầu là quá ít. Ông nói: “Phương thức sống giống như người Mỹ thì chúng ta cần ba quả địa cầu mới có thể nuôi đủ dân số hiện nay trên trái đất. Điều phiền phức là người ở những nơi khác trên thế giới đều muốn sống giống như người Mỹ”.
Ông La Lặc Khang Tư Thản Sa - Giáo sư kinh tế học đời sống của đại học Duy Mông, lại nói rằng: “Nhưng hiện nay có rất nhiều chứng cứ rõ ràng là sự thực hoàn toàn không như vậy. Sự tiêu dùng hàng hóa và phục vụ chỉ có thể nâng cảm giác thỏa mãn trong nội tâm con người lên ở mức độ tương đối thấp, còn đối với hạnh phúc lâu dài của họ thì việc này lại tạo hiệu quả ngược lại. Chúng ta chú trọng tiêu dùng là một dạng tâm thái thức ăn rác rưởi của tâm lý. Nó sẽ tạm thời khiến chúng ta cảm thấy hài lòng, nhưng cuối cùng nó sẽ có hại cho sức khỏe của cơ thể.
HT: Chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuyên gia học giả đều nói, ngay cả họ cũng nói không biết nhân loại có thể sinh tồn thêm đến thế kỷ 21, đến cuối thế kỷ này hay không? Chỉ có thời gian 100 năm.
PV: Vâng.
HT: Toàn bộ vũ trụ biến đổi, thế nhưng hiện nay nói đó là tai họa tự nhiên. Đây không phải là tai họa tự nhiên. Cái đạo lý này rất sâu. Lũ lụt, hiệu ứng nhà kính hiện nay khiến cho băng ở nam bắc cực đang tan chảy nhanh chóng. Vấn đề này nếu xảy ra thật, băng ở nam bắc cực đều bị tan chảy hết, thì toàn bộ khí hậu sẽ biến đổi, nước biển sẽ dâng lên 70 mét. Những thành phố ven biển đều sẽ bị nhấn chìm.
HT: Đây vẫn là chuyện nhỏ. Một khi khí hậu của trái đất này biến đổi thì tất cả sinh vật không thể sinh tồn, vậy đây có phải là tai họa tự nhiên không? Không phải, là do tâm con người cảm ứng. Tâm người lương thiện thì gió thuận mưa hòa, mọi thứ đề tốt đẹp, tâm người không thiện thì sẽ khiến cho tất cả mọi vật chất đều trở nên xấu. Đạo lý này trong kinh Phật nói rất rõ ràng, nhưng không có ai tin, họ nói làm gì có đạo lý này, không phù hợp với khoa học. Một cơ hội ngẫu nhiên khi tôi ở Australia, một đồng tu của chúng tôi đã tải từ trên mạng xuống kết quả thực nghiệm của tiến sĩ người Nhật Bản và in ra đưa cho tôi bốn tờ, vừa nhìn tôi liền nói, cái này giống như Phật nói ở trong kinh. Tôi liền đến Tokyo để thăm ông ta và đến tham quan phòng thí nghiệm của ông để hiểu tình hình thực tế. Thí nghiệm của ông là nước. Nước này được thu thập khắp nơi từ sông, từ suối, từ giếng, từ biển, từ hồ, dùng hộp thủy tinh nhỏ để đựng. Đã làm thí nghiệm mấy chục ngàn lần và chứng minh nước nó biết nhìn, nó biết nghe, nó hiểu được ý của con người. Bạn đưa cho nó chữ thiện, bất kể là chữ của nước nào, bạn viết chữ ái và bạn đem chữ ái này dán trên nước trong vòng 1 giờ, sau đó bạn đem nó để vào tủ lạnh, để nó đông lạnh, âm 5 độ thì nó liền kết tinh. Sau đó nhìn kết tinh dưới kính hiển vi, kết tinh bạn dán lên chữ ái, cảm ơn, biết ơn thì hình hoa văn kết tinh rất đẹp, đẹp vô cùng. Và kết tinh dán những chữ như: tôi ghét bạn, tôi không thích bạn, tôi hận bạn, thì hoa văn của kết tinh đó sẽ rất xấu xí. Thí nghiệm mấy chục ngàn lần kết quả vẫn đều như thế.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Ngài Giang Bổn Thắng, là tiến sĩ y khoa được tuyển chọn của đại học quốc tế mở rộng, Viện trưởng viện nghiên cứu IHM, chuyên nghiên cứu về sóng động nhiều năm. Trước tác “Nước biết trả lời” của ông bán rất chạy và gây chấn động ở nhiều nước. Ông nói: “Mỗi một mẫu nước, chúng tôi lấy 5ml, nhỏ vào trong 50 cái hộp nuôi cấy, sau đó chúng tôi đem những hộp này để vào trong tủ lạnh âm 25 độ, cho đông lạnh trong khoảng ba giờ. Sau khi đông lạnh xong, chúng tôi lại cho nó vào tủ lạnh ở âm 5 độ C, ở đó có gắn kính hiển vi có đầu chụp hình, và chúng tôi lần lượt chụp hình của nước trong 50 cái hộp nuôi cấy này, mới đầu chúng tôi chụp hình ảnh của nước khi không cho nó bất kỳ tin tức gì. Sau đó chúng tôi lại cho vào số nước này tin tức nhất định, tiếp đó theo trình tự chụp lại một lần nữa. chúng tôi đem những hình ảnh đã chụp trước và sau khi có tin tức lại để so sánh. Khi chúng tôi biểu đạt thông tin như thương yêu, biết ơn đối với nước, thì nước liền tạo nên thể kết tinh đẹp nhất. Mỗi khi nhìn thấy điều này, tôi đều cho rằng, nước này là rất ôn hòa”.
HT: Cho nên ông nói với tôi rằng, giữa vũ trụ với nhau, trung tâm của vũ trụ phải là ái. Tất cả những hoa văn thì hoa văn của ái và cảm ơn là đẹp nhất. Ông nói, cơ thể con người 70% là nước, nếu như chúng ta có tâm thương yêu, dùng ý niệm cảm ơn đối với mọi người, mọi việc, mọi vật, thường giữ tâm thương yêu, tâm biết ơn, tâm cảm ơn thì tất cả vạn sự vạn vật cùng với 70% nước trong cơ thể chúng ta đều hiện ra kết tinh đẹp nhất, và người này nhất định khỏe mạnh, trường thọ, hoàn cảnh bên ngoài chắc chắn sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp. Trong phong thủy, điều này gọi là phong thủy tùy theo ý niệm của con người mà chuyển biến. Trong Phật pháp gọi là cảnh tùy tâm chuyển. Ý niệm thiện của con người có thể thay đổi toàn bộ thế giới, và ngược lại, ý niệm ác có thể tạo nên sự nguy hại lớn nhất cho thế giới. Như vậy thì căn nguyên của sự an nguy của thế giới, sự khổ vui của thế giới là gì? Đó chính là do ý niệm của chúng sanh cư trú trên thế giới này. Điều này đã được chứng minh bằng khoa học.
PV: Nếu như nói dùng nước để làm thí nghiệm, nước sẽ có những thay đổi như vậy, nếu như tâm con người là ác, là không có thương yêu, đem thế giới ra làm thí nghiệm, đem địa cầu ra làm thí nghiệm, thì địa cầu sẽ như thế nào?
HT: Sẽ bị hủy diệt. Điều này đã chứng minh câu nói “tất cả pháp từ tâm tưởng sinh” của nhà Phật. Tôi nói với ông Giang Bổn Thắng, thí nghiệm này của ông đã cho thấy nước có thấy nghe hiểu biết. Thấy nghe hiểu biết ông đã thí nghiệm tìm ra rồi. Nhưng nước còn có một tính chất, nói trên hình tướng thì nó có sắc, thanh, hương, vị. Ông hiện nay chỉ thấy được sắc, còn thanh, hương, vị ông vẫn chưa tìm ra, ông phải cố gắng nỗ lực thêm. Phật pháp nói, không chỉ là nước mà mọi vật chất đều có thấy, nghe, hiểu, biết. Vật chất từ đâu mà có vậy? như trong Kinh Hoa Nghiêm nói, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Và bản năng của tâm không phải là tinh thần, cũng không phải vật chất như trong triết học nói. Trong bản thể của vũ trụ vạn hữu vốn đã có thấy, nghe, hiểu, biết, vốn đã có sắc, thanh, hương, vị. Cái này là bất sanh bất diệt, và nó biến hiện ra vật chất, biến hiện ra vi trần và cát bụi nhỏ nhất, tất cả đều có thấy, nghe, hiểu, biết, đều có sắc, thanh, hương, vị.
PV: Trong kinh Phật đã nói rồi nguyên lý này hơn 3000 năm trước phải không ạ?
HT: Vâng, đã nói rồi.
PV: Hơn 3000 năm sau, loài người dùng khoa học để chứng minh nó?
HT: Vâng, để chứng minh nó.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Đây là ga tàu điện ngầm ở nước Mỹ. Người diễn thuyết giới thiệu cho những người đang đợi tàu về thí nghiệm nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng người Nhật Bản. Người diễn thuyết nói: “Bức này là ái. Chúng ta lại đến đây xem bức “cảm ơn bạn” này, bạn còn có thể thấy ông ta dán một mảnh giấy nhỏ trên bình. Nếu như bạn biết tiếng Nhật, thì không cần tôi thuyết trình. Hiện nay, ngài Giang Bổn Thắng cho rằng, tư tưởng và ý nguyện của chúng ta là động lực tạo nên hiện tượng này. Tuy về mặt khoa học, chúng ta không biết tại sao như vậy, nhưng nước biết trả lời, nó quả thực đang tồn tại. Khi bạn ý thức được 90% cơ thể chúng ta là do nước cấu thành, điều này sẽ trở nên hấp dẫn mọi người hơn”.
“Ngoài sức tưởng tượng của cô chứ? Nếu như tư duy có thể làm những việc này đối với nước, thử tưởng tượng, tư duy của chúng ta đã làm những gì đối với bản thân mình?”, một người đàn ông nói với người phụ nữ đang xem chương trình.
HT: Không những cái này, mà ngay cả không khí, không gian này, đều có thấy nghe hiểu biết. Nếu như không có thấy nghe hiểu biết, thì truyền thông hiện nay của chúng ta sẽ không thông, nó cần phải có đường truyền. Nó đều có tất cả, hơn nữa tất cả đều có sắc thanh hương vị. Cho nên khoa học từ từ nghiên cứu, từ từ chứng thực.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Khoa học hiện nay đã có một chứng thực rất quan trọng, vật chất thực tế chỉ là một dạng hiện tượng của sóng, hoàn toàn không có thực, nó là không. Hoặc theo Phật pháp miêu tả thì vật chất là giả. Ông Tư Đa Nhĩ Đặc Ha Mai Lạc Phu - giáo sư đại học Á Lực Tang Na, nói rằng: “Trong trường đều dạy chúng ta rằng, ‘thế giới là do nguyên liệu vật chất, chất lượng, nguyên tử cấu thành, nguyên tử tổ hợp thành phân tử, phân tử tổ hợp thành vật chất, vạn vật đều như thế’, nhưng nguyên tử trên thực tế gần như là không”
Vậy vật chất, rốt cuộc là gì vậy? Nó vốn do chấn động của sóng, đã hình thành những hạt cơ bản, loài người và tất cả những vật thể trong vũ trụ bao la. Theo như lời của những nhà khoa học đã kết luận là hoàn toàn giống với Phật pháp, “tất cả pháp do tâm tưởng sanh”, tức là vạn sự vạn vật đều do tâm tưởng sanh.
“Vạn vật không phải do cái gì khác tạo nên, mà là do cách nghĩ, quan niệm, tin tức tạo nên”, ông nói.
HT: Trên thực tế, bản chất của vũ trụ là không. Cho nên tôi nghĩ nhà khoa học họ không học Phật, nếu có học Phật, thì sẽ nâng lên một biên độ rất lớn. Có rất nhiều người đi học khoa học ở Mỹ, tôi nói muốn học khoa học nên đến thế giới Cực Lạc mà học với Phật A Di Đà. Thế gian của chúng ta thì những nhà khoa học này còn trục trặc rất nhiều. Tại sao vậy? Vì nhà khoa học còn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chỉ cần có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì bạn không thể tiếp cận được chân tướng sự thật.
PV: Vừa rồi chúng ta đã đề cập đến một vấn đề, những người rất vĩ đại này đã phát hiện nguy cơ trọng đại. Nếu như dùng Phật pháp để giải thích, vậy theo thầy thì nguy cơ này sẽ dẫn đến tai nạn như thế nào?
HT: Nguy cơ trước mắt, tai nạn trước mắt mà họ vẫn không biết, họ cho rằng đây là tai họa tự nhiên, điều này là không thể kháng cự, phải vậy không? Thực tế họ không biết tâm người có thể thay đổi hoàn cảnh. Điều này trong dân gian Trung Quốc đều hiểu, phong thủy cũng tùy tâm người mà chuyển đổi. Cho nên nói, người phước thì ở đất phước, đất phước người phước ở. Người có phước đi đến đâu, ở chỗ nào, thì phong thủy cũng trở nên tốt đẹp cả.
PV: Thầy nói, phong thủy có thể có màu xấu.
HT: Đó chính là hoàn cảnh tự nhiên mà.
PV: Có người họ được tiếp nhận nền giáo dục duy vật, nên có thể không tiếp nhận nổi phong thủy, nhưng tôi muốn thỉnh giáo thầy, cơ thể con người, kể cả vẻ mặt này của con người, có phải tướng người là môi trường của tâm phải không?
HT: Rất đúng, rất hiển nhiên. bạn nói bạn không tin hả? khi trong lòng bạn vui vẻ, thì bạn có cười hay không, vẻ mặt đó của bạn chẳng phải đã khác rồi đó sao? Khi trong lòng bạn sân hận, bạn sẽ giận dữ, thế thì lập tức liền thay đổi ngay.
PV: Vậy thầy có thể giải thích giúp, rất nhiều người đi trên đường, nét mặt của họ không được đẹp, lại rất già yếu, lại có vẻ rất nhiều bệnh tật, rất xấu, tại sao như vậy?
HT: Là trong lòng họ bực bội, họ không vui vẻ.
PV: Tức là vẻ mặt, môi trường này là do tâm tạo nên?
HT: Rất đúng. Hơn nữa thể chất của cơ thể cũng vậy.
PV: Đạo lý này có thể suy rộng ra cho cả thiên hạ?
HT: Đúng thế, có thể suy rộng ra cho cả thiên hạ.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: “Nếu tâm của bạn là chân thiện mỹ, thì dung mạo, lời nói của bạn cũng hiện ra chân thiện mỹ. Lời nói, dung mạo là bề ngoài, nó lưu xuất từ trong tự tánh của bạn, bạn muốn có tướng tốt, thì tâm bạn phải tốt. Tâm không tốt mà muốn tướng tốt, thì không hề có đạo lý này, trang điểm thế nào cũng vô ích. Trong kinh Phật thường nói, tướng tùy tâm chuyển. Nếu tâm của bạn tà ác, thì tướng sẽ tà ác, sơn hà đại địa nơi bạn cư trú cũng tà ác. Chúng ta thường đi du lịch các nơi trên thế giới, tất cả người, sự vật mà chúng ta tiếp xúc, thấy lòng người nôn nao, bất an, bị một tí kích thích cũng chịu không nổi, hơi có một chút bất như ý thì sân hận liền bùng nổ, đây là bất thường. Cho nên thể chất, dung mạo lời nói của họ đều bệnh cả, đều không bình thường, nó càng ảnh hưởng đến môi trường cư trú của họ, khiến môi trường cũng bất thường, tạo nên sự biến đổi rất lớn. Sao nó bị bệnh vậy? Sao nó bất thường vậy? Bạn thử nghĩ xem, Phật đã nói những đạo lý này, là do tính người bất thường.”
HT: Ơ Bắc Kinh có một vị bác sĩ cũng rất nổi tiếng tên là Lưu Phùng Quân. Ông ta đã đến thăm tôi. Cách chữa bệnh của ông ta cũng khác với những bác sĩ thông thường, ông ta không cần bắt mạch, chỉ nhìn qua liền biết, ông khám bệnh bằng cách xem tướng của bạn, xem thể chất của bạn, xem sắc lưỡi của bạn. Cho nên ông ta xem bệnh của một người chỉ cần 30 giây liền kê toa cho họ. Ông ta đã chữa khỏi cho rất nhiều người, ông nói với tôi, mỗi ngày ông khám bệnh cho khoảng hơn 400 người. Đó không phải là việc mà một thầy thuốc bình thường có thể đảm nhiệm nổi.
PV: Tôi nghĩ cách nói vừa rồi của thầy có thể thuyết phục rất nhiều người, mọi người quả thực cảm thấy mình vừa nổi giận thì nét mặt này sẽ rất xấu.
HT: Đúng vậy, mỗi người đều như vậy, không chỉ mình anh mà ai cũng vậy.
PV: Vậy có thể dùng cách này để phán đoán hoặc quan sát nguy cơ của thiên hạ?
HT: Vâng!
PV: Cũng có thể quán sát nguy cơ của quốc gia bằng cách này phải không ạ?
HT: Vâng. Bạn chỉ cần quan sát tỉ mỉ. Vào năm 2000, tôi dẫn đoàn tham quan gồm chín tôn giáo của Singapore đến Trung Quốc để viếng thăm, Cục Tôn giáo Quốc gia tiếp đón chúng tôi, họ dắt chúng tôi viếng thăm Trường Giang. Lúc đó đập lớn Trường Giang còn chưa đóng cửa, thuyền còn có thể đi lên trực tiếp. Họ sắp đặt như vậy cho tôi là có dụng ý để tôi hồi tưởng lại, vì thời gian kháng chiến tôi đi qua con đường này. Khi tôi đi xem như vậy trong lòng rất chua xót, thời kỳ kháng chiến lúc đó hai bên bờ là rừng rậm, trong thơ của cổ nhân nói: “lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú, khinh chu dĩ quá vạn trùng san”.
Đài truyền hình trích dẫn hai câu hát: “Quay về, hò dô ta, Quang cảnh đẹp, hò dô ta”
HT: Nhưng hiện nay thì hai bên bờ đều trơ trọi, cây cối đều bị chặt sạch cả. Cho nên nó bị thủy tai vì cây cối bảo vệ cho đất, nước không còn nữa.
PV: Thầy cho rằng đây là do nhân tâm?
HT: Đúng thế. Hoàn cảnh tự nhiện đã bị phá rồi. Khi môi trường tự nhiên bị phá hoại thì đất nước không được bảo vệ, liền thành lũ lụt tai họa. Đó chính là trả thù. Bạn có thể nói đây là tai họa tự nhiên sao, tai họa này là do chính bạn tạo nên mà.
PV: Ý thầy nói, nếu như không có cái tâm tranh đoạt lợi ích thì tự nhiên sẽ không biến thành như vậy?
HT: Không bao giờ.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Hiện nay chỉ cần năm phút là có thể chặt hạ một cây có tuổi hơn 200 năm. Những cây cổ thụ chọc trời này là do tổ tiên chúng ta trồng xuống từng cây mấy trăm năm về trước, vào triều Thanh, triều Minh, triều Tống. Mấy trăm năm nay các bậc tiền nhân tiếp nối nhau cũng không bằng lòng, cũng không nhẫn tâm động đến những cây đại thụ này, hy vọng giữ lại giang sơn cẩm tú này cho con cháu đời sau. Nhưng con cháu ngày nay lại chặt từng đám từng đám cây này xuống để đổi lấy tiền. Tổ tiên đã dùng mấy trăm năm để giữ lại di sản quí báu này, nhưng hôm nay đã biến thành những thứ này [đũa dùng một lần]. Giá bán của đũa dùng một lần khoảng một hào Nhân Dân Tệ một đôi.
HT: Bạn thử nghĩ xem lại, ăn uống hiện nay khủng khiếp cỡ nào vậy?! Năm trước họ mời tôi từ Bắc Kinh đến Sơn Đông thăm huyện Vân khánh. Lãnh đạo vùng Vân Khánh cũng chiêu đãi tôi rất nhiệt tình, tôi rất cảm ơn. Họ dắt tôi đi tham quan một mô hình nuôi vịt. Khi tôi đi xem, vịt con ở đó lớn bằng khoảng bàn tay của tôi, dài bằng độ dài một bàn tay.. Ông chủ ở đây bèn hỏi tôi: pháp sư đoán thử xem con vịt này nở được mấy ngày rồi? Tôi nhìn nó, liền nói, chắc ít nhất cũng một tuần đến mười ngày. Ông nói với tôi, nó mới nở hôm qua. Tôi giật mình, sao mới nở hôm qua nay lại lớn như vậy? Thức ăn mà họ dùng toàn là chất hóa học, giục cho mau lớn, khoảng 2-3 tuần thì đã lớn rồi, liền chở đến bán ở Bắc Kinh. Họ cung cấp khoảng một phần ba vịt quay ở Bắc Kinh. Cho nên tôi bèn bảo với mọi người, không những không nên ăn thịt vịt mà ngay cả trứng vịt cũng không nên ăn. Tại sao vậy? Vì nó không bình thường, tất cả những động vật hiện nay đều không bình thường, cho nên bạn ăn những thứ này sẽ bị bệnh, bị những bệnh rất kỳ quái.
PV: Điều này là đã phá hoại sản vật của tự nhiên?
HT: Đã phá hoại tự nhiên. Ngũ cốc rau cải hiện nay cũng phiền phức, nó không còn là thứ để con người ăn nữa, nó toàn làm bằng nông dược và phân bón hóa học. Sản phẩm nhà nông đều không bình thường, đều mang nguồn gốc bệnh. Tự mình hại chính mình, bệnh trên người do chính bạn gây ra, bạn phải nhận báo ứng.
PV: Tự mình hại chính mình?
HT: Là tự mình hại chính mình, đúng như trong kinh nói, uống đắng ăn độc.
Đài truyền hình trích đoạn video thuyết pháp của HT. Tịnh Không: Đời sống của chúng ta ngày nay, rau mà bản thân nhà nông ở Đài Loan ăn thì tự họ trồng, khác với rau để bán. Họ nói rau bán không nên ăn vì có độc. Họ biết, độc thì bán cho người khác ăn. Gạo cũng như thế, gạo mà bản thân họ ăn là họ trồng riêng, gạo mà đem đi bán thì trồng riêng. Họ bán những thứ độc này cho người khác thì bản thân họ cũng không tránh khỏi gặp phải độc hại, vì tâm bất thiện. Thế giới vũ trụ này giống như cơ thể con người của chúng ta vậy, tổ chức cơ thể của con người là một thể tự nhiên, hài hòa tự nhiên. Toàn thân hài hòa thì nó không sinh bệnh. Tôi thường nêu ra ví dụ là sửa sắc đẹp, dung mạo này của anh vốn tự nhiên, mẹ anh sinh ra anh như vậy, anh nhất định phải nâng mũi cho cao, sửa đổi gương mặt này, sau 10 năm đến 20 năm thì bệnh tật xuất hiện, bạn mới hiểu được sự trả giá. Sự thật là như vậy.
PV: Vậy theo thầy thấy, cứ theo đà này thì tại nạn và nguy cơ khủng khiếp nhất định sẽ bùng nổ?
HT: Đã thấy trước mắt rồi, anh thấy tần số những tai nạn trên thế giới hiện nay mỗi năm một gia tăng, tai họa lớn dần, nó không phải đột nhiên hủy diệt, mà nó đến từ từ. Bạn thấy tần số này mỗi năm mỗi tăng lên, việc này không phải là việc tốt đâu.
PV: Nhân loại có thể ứng phó nổi tai họa này không thưa pháp sư?
HT: Không cách gì ứng phó nổi. Tôi đã từng xem qua một tờ báo khoa học nói về tai họa ở bên nước Mỹ, bài báo viết rằng nước Mỹ sẽ gặp phải một trận sóng thần lớn, nó sẽ hủy diệt toàn bộ bờ Tây của nước Mỹ (bờ đông của châu Phi có một đảo núi lửa).
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: “Hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc, toàn bộ lục địa sẽ bị sang bằng, hiệu ứng toàn cầu sẽ kéo tiếp sau đó nhiều năm”.
HT: Mọi người đều lo lắng nếu như sau khi đảo núi lửa đó bùng nổ, thì sức mạnh của nó sẽ khiến cho nước biển ở Đại Tây Dương dâng lên 600 mét và cột sóng cao 600 mét này đi từ phía đông đến phía tây Đại Tây Dương chỉ cần 8 giờ (phía tây Đại Tây Dương là nước Mỹ), anh có tưởng tượng nổi không?
PV: Người Mỹ đã dựng bộ phim giả tưởng về việc này rồi phải không ạ?
HT: Vâng, đúng thế. Chúng ta hãy tính thử, 8 giờ đồng hồ thì nó đến được nước Mỹ và lúc đó thì độ cao giảm xuống còn một phần mười (1/10), tức vẫn còn cao 60 mét. Khi đợt sóng đó đi qua thì thứ gì có thể cản nổi? Không có cách gì. Bờ đông hoàn toàn bị hủy diệt, bộ phim đó của Mỹ chính là căn cứ vào dự đoán này để dàn dựng. Chính người Mỹ cũng biết điều này.
PV: Như thầy đã biết, vào năm 2003 thì đại lục Trung Quốc xảy ra nạn dịch SARS. Lúc đó toàn dân đưa ra khẩu hiệu là chống lại dịch SARS, nhân dân dùng phương pháp khoa học kỹ thuật càng nhiều càng tốt để chống lại tai nạn này, và có thể đánh trả tiếp tục. Nhưng với cách nói này của thầy thì khác.
HT: Không giống nhau. Khoa học kỹ thuật dùng cách gì đi nữa cũng chỉ là mang tính cục bộ, tức là đau đầu thì chữa đầu, đâu chân thì chữa chân, không phải là biện pháp căn bản. Biện pháp căn bản là ở tâm người. Nếu tâm người hướng thiện thì sẽ không nhiễm những thứ này, tâm người thanh tịnh chính là năng lực miễn dịch, tâm từ bi có thể giải độc, tâm thanh tịnh bạn sẽ không nhiễm bệnh. Cho nên nếu như tâm của bạn thanh tịnh, từ bi, thì ở đâu có dịch SARS, bạn cứ đến đó, dứt khoát sẽ không bị nhiễm bệnh.
PV: Lúc đó thầy ở Hồng Kong phải không?
HT:Vâng, tôi ở Hồng Kong.
PV: Vậy thầy không đeo khẩu trang trong khi mọi người xung quanh đều đeo?
HT: Tôi không có đeo. Hơn nữa dịch SARS này là rất phổ thông, người Trung Quốc gọi là ôn dịch, hoàn toàn không đáng sợ, nó gần giống như bệnh cúm. Tôi nghe nói có một vị đạo diễn họ Tạ cũng bị nhiễm bệnh này, bệnh viện dự đoán ông ta nhiều nhất chỉ có thể sống được 3 ngày, không còn cách gì cứu nữa, bèn yêu cầu với trưởng viện để cho đông y thử xem có được không? Đằng nào cũng chết mà! Họ bèn tìm đến bác sĩ Lưu, bác sĩ Lưu kê đơn thuốc, mỗi thang thuốc giá 6 đồng, ngày uống 3 thang, ba ngày liền khỏi bệnh, xuất viện. Cho nên người hiện nay họ không tin những gì của tổ tiên Trung Quốc để lại, họ đi tìm ở nước ngoài. Tổ tiên người ngoại quốc trị bệnh cho người ngoại quốc, tổ tiên Trung Quốc trị bệnh cho người Trung Quốc. Khi bạn mời tổ tiên người nước ngoài đến là sai rồi. Cho nên cái đáng thương nhất của người Trung Quốc hiện nay là đã đánh mất lòng tự tôn dân tộc.
PV: Theo thầy thì nguy cơ trầm trọng này, tai nạn lớn này hình thành từ khi nào? Nó có nguồn gốc không?
HT: Có, nguồn gốc của nguy cơ này là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tích lũy từ mấy ngàn năm nay. Cho nên ngày khoa học kỹ thuật phát triển đến cực điểm cũng là ngày hủy diệt của toàn thể nhân loại. Trước mắt thì được chút ít tiện ích nhưng phải trả một cái giá thảm khốc. Mọi người cần suy nghĩ cho kĩ thì có thể nhận ra điều này. Không cần nói những thứ khác, chỉ nói về giao thông hiện nay. Trước đây khi đi du lịch phải nhờ vào gia súc kéo, cưỡi ngựa, ngồi kiệu, nhiều nhất là thuyền buồm, những bạn bè từ xa đến thăm cũng mất mười mấy ngày đến nửa tháng, tình cảm thân thiết đó nay không còn nữa vì giao thông hiện nay thuận tiện. Hiện nay ở xa cả 1000 km, máy bay chỉ cần một giờ là đến được, nên tình cảm không còn nữa, bạn thử nghĩ xem, khoa học kỹ thuật đã làm cho luân lý đạo đức mất dần đi và có thể hủy diệt bạn.
PV: Căn nguyên gốc là do khoa học kỹ thuật?
HT: Vâng, đúng vậy, khoa học kỹ thuật đã phát triển quá mức. Người thực sự có trí tuệ, có tầm nhìn đều cho rằng khoa học chỉ cần làm đến mức vừa đủ là tốt, không nên cho phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển càng nhanh, thì cái giá phải trả sẽ càng lớn.
PV: Thầy đã từng có lời nhận xét là, cổ nhân Trung Quốc, các bậc tổ tiên là những người có đức hạnh nhất.
HT: Vâng.
PV: Vì con cháu đời sau của mình?
HT: Vâng.
PV: Họ có tài trí thông minh nhưng không phát triển nó đến tột đỉnh?
HT: Không sai.
PV: Họ sợ hủy diệt mất tâm linh của người đời sau?
HT: Không sai.
PV: Vì nếu một khi phát triển cực độ, thì nó phải thỏa mãn các thứ dục vọng của con người?
HT: Vâng.
PV:Thầy cho rằng, thực ra vào thời Trung Quốc cổ đại cũng có thể làm được rất nhiều những thứ khoa học kỹ thuật đặc biệt tiên tiến hiện nay?
HT: Có thể.
PV: Nhưng tổ tiên của chúng ta không làm vậy?
HT: Tổ tiên đã không làm như vậy. Điều này chính là đạo đức. Duy trì luân lý đạo đức, cuộc sống có luân lý đạo đức mới thực sự là đời sống chân, thiện, mỹ, tuệ.
PV: Vậy mà hiện nay rất nhiều người trên toàn thế giới đều cho rằng, xã hội nhân loại này của chúng ta đã tiến đến chỗ phát triển nhất, tốt đẹp nhất, là một thời đại có đời sống vật chất cực kỳ phồn vinh, già trẻ nam nữ đều rất phấn khởi. Tôi còn nhớ thầy đã từng nói, người hiện nay sống đời sống không phải của con người, vì thầy tuổi đã 80 rồi, thầy từng trải qua đời sống vẫn chưa hoàn toàn bị vật chất lan tràn làm ô nhiễm, đời sống này cũng đã được miêu tả trong rất nhiều cổ thư. Hơn nữa thầy thông kim bác cổ, thầy có thể miêu tả một chút cho người hiện nay và người lãnh đạo các quốc gia về đời sống xã hội rất tốt đẹp của nhân loại phải nên như thế nào được không ạ?
HT: Đời sống bình thường là luân lý, đạo đức, nhân quả và trí tuệ. Giáo dục của Trung Quốc từ xưa đến nay là lấy những cái này làm nội dung chủ yếu. Luân lý là quan hệ giữa con người với con người, cho nên khởi điểm cội nguồn giáo dục của Trung Quốc là đạo, ví dụ nói đạo vợ chồng, cha con, anh em, vua tôi, bè bạn là hình thành một cách tự nhiên, hoàn toàn không do ai phát minh hay quy định. Phàm những gì tự nhiên mà có thì người Trung Quốc gọi đó là đạo. Tùy thuận tự nhiên chính là đức, nên bạn phải tùy thuận tự nhiên. Giáo dục của Trung Quốc xuất phát từ phụ tử hữu thân, cho nên tôi nói chữ thân đó là điểm đầu tiên của giáo dục Trung Quốc và giáo dục Trung Quốc phát sinh từ đây. Điều mà giáo dục Trung Quốc nhắm đến là gì vậy? là hy vọng tình thân ái cha con mãi mãi không thay đổi trong suốt cuộc đời, phụ từ tử hiếu, vĩnh hằng bất biến. Đây là hưởng thụ chân chính.
PV: đây là là niềm vui tự nhiên phải không ạ?
HT:Vâng, niềm vui tự nhiên. Mục tiêu thứ hai là đem tình thân ái này mở rộng ra, bạn yêu anh em, yêu gia đình, yêu gia tộc, yêu quê hương xóm giềng, yêu tổ quốc, yêu xã hội, yêu mọi người và yêu tất cả chúng sanh. Đây là đường lối giáo dục mấy ngàn năm nay của Trung Quốc. Cho nên giáo dục của Trung Quốc có thể nói là nền giáo dục luân lý, nền giáo dục đạo đức, nền giáo dục tình thương. Nền giáo dục này đã giáo dục người Trung Quốc suốt 5000 năm nay. Giáo dục phụ tử hữu thân vốn dĩ là hài hòa.
PV: Nhưng đại bộ phận người trẻ tuổi và các bậc làm cha mẹ ngày nay sẽ không đồng ý, họ sẽ cho rằng điều này khiến họ đi ngược về quá khứ, nên họ chắc chắn sẽ không đi. Họ nói rằng, sao tôi có thể sống đời sống lạc hậu như thế được? và họ không muốn sống đời sống như vậy.
HT: Không phải lạc hậu.
PV: Vậy thì làm sao thuyết phục người hiện nay?
HT: Cái nguy cơ này phải dựa vào điều này để hóa giải.
PV: Nhưng họ thích hiện đại hóa.
HT: Tôi làm thực nghiệm này ở thị trấn Thanh Trì tỉnh An Huy là để thông báo với mọi người, là nhằm nói với mọi người về đường lối này. Chúng tôi chiêu sinh trên mạng, đối tượng mà chúng tôi chiêu sinh là giáo viên mẫu giáo, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học, vì họ đã có kinh nhiệm dạy học. Chúng tôi muốn đào tạo ba mươi giáo viên nhưng ghi danh học đến hơn 300 người, gần 400 người. Chúng tôi chọn lọc kĩ còn ba mươi người có chí đồng đạo hợp, mọi người đều có ý nguyện phục hưng trở lại truyền thống Trung Quốc. Nên khi tôi gặp họ, tôi nói hôm nay các bạn không phải làm sự nghiệp giáo dục bình thường. Tôi nói, các bạn phải làm thánh nhân, các bạn phải làm Khổng Tử của ngày nay, làm Mạnh Tử ngày nay, làm Thích Ca Mâu Ni Phật ngày nay, là các bạn ra cứu đời; các bạn phải ấp ủ tấm lòng vĩ đại như vậy để làm sự nghiệp này và làm sự nghiệp này rất vất vả. Trước mắt, hai tháng đầu bồi dưỡng đức hạnh cho họ, yêu cầu họ phải thực hiện “Đệ tử quy” - cơ sở giáo dục của nho gia. Trong hai tháng mỗi người đều phải làm được. Sau hai tháng thì áp dụng cho toàn bộ người dân trong thị trấn nhỏ này. Thị trấn nhỏ này gồm có 12 thôn, dân số tổng cộng có 48.000 người. Cư dân ở trong cái thị trấn nhỏ này, bao gồm già trẻ nam nữ, người làm các ngành các nghề cùng nhau thực hiện nền giáo dục “Đệ tử quy” này. Sau hai tháng thì nền giáo dục “Đệ Tử Quy” có được hiệu quả. Trước đây vợ chồng bất hòa, vợ chồng cãi nhau, thì bây giờ không còn nữa. Mẹ chồng nàng dâu trước đây bất hòa, thì bây giờ mẹ chồng nàng dâu có thể chung sống hòa mục. Trẻ con biết hiếu thuận cha mẹ. Trước đây người xóm giềng vì một chút việc nhỏ cũng tranh chấp, tranh chấp đến mức chính quyền của thị trấn phải đến hòa giải là việc thường xảy ra, nhưng nay không còn nữa. Từng xảy ra chuyện hai người kiện tụng nhau đến chính quyền của thị trấn, người trong chính quyền của thị trấn bảo với họ, các anh đã học “Đệ Tử Quy” mà còn đến đây sao? thì hai người đều liền tự quay về ngay. Trong các cửa hàng không còn tình trạng trộm cắp. Tài xế xe bus không gian lận nữa v.v… ,rất nhiều ví dụ.
PV: Những người đi trên đường hiện nay cũng có thể giáo hóa được chứ ạ?
HT: Vâng, thực nghiệm này của chúng tôi là để báo với mọi người rằng, nhân dân là có thể giáo hóa được. Đời sống hiện nay của họ vui vẻ biết bao, hiện tượng chen lấn không còn nữa, xung đột không còn nữa, đối lập không còn nữa, giữa con người với con người gặp mặt nhau đều hành lễ chắp tay cúi đầu 90 độ, vẻ mặt tràn đầy nụ cười, chứ không phải vẻ mặt trơ trơ như gỗ. Họ đã thay đổi hoàn toàn. Cho nên cách trị quốc của vua Nghiêu Thuấn là đêm không cần đóng cửa, đi đường không nhặt của rơi. Điều này có thể làm được, không phải không làm được. Con người thì bạn phải dạy, cho nên Trung Quốc từ xưa đến nay, trị quốc bình thiên hạ là dựa vào giáo dục. Bạn hãy xem lại lịch sử Trung Quốc 5000 năm nay, từ trước cổ đại, những quan chức nhà nước quản lý chế độ đều đưa giáo dục lên hàng đầu. Dưới tể tướng có 6 bộ, lễ bộ là bộ giáo dục được đặt lên hàng đầu. Nói theo cách nói hiện nay là tất cả mọi thứ đều phải phục vụ cho giáo dục. Giáo dục đó là ái, là hòa bình. Nhưng hiện nay thì khác rồi, trên thế giới hiện nay mỗi một quốc gia đều phục vụ cho kinh tế, kinh tế thì mọi người phải tranh danh đoạt lợi, phải chụp giật, thế là khác nhau rồi. Giáo dục hiện nay bị đặt ở vị trí thứ yếu, tất cả đều phục vụ cho kinh tế, điều này thật là khủng khiếp. Đây chính là điều mà Mạnh Tử đã nói, người người đều tranh lợi thì quốc gia nguy to.
PV: Đây là hậu quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật?
HT: Là hậu quả của việc không có sự ràng buộc của đạo đức.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Xin chú ý bữa tiệc này, xin nhìn thật kĩ những người trong bàn tiệc, bạn sẽ thấy con người ngày nay lãnh đạm như thế đó, hưởng thụ một mình mà cảm thấy rất tự nhiên, bữa tiệc như vậy hiện nay ở rất nhiều nơi trên thế giới mỗi ngày thường diễn ra như vậy. Làm một con người, chúng ta đã tiêu phí quá nhiều, cũng đã mất đi quá nhiều. Thế giới ngày nay luôn đề xướng tiêu dùng, người tiêu dùng ham muốn vật chất quá độ, mỗi năm chúng ta tiêu phí hết 4 tỉ đô- la cho việc quần áo, 50 tỉ đô-la cho tạp chí tình dục, 300 tỉ đô la cho bia rượu, 260 tỉ đô-la cho thuốc lá, 900 tỉ đô la cho việc chế tạo vũ khí giết người, và 40 tỉ để mua thiết bị nghe nhìn như máy nghe nhạc. Nhưng bạn biết không, mỗi năm chỉ cần 50 tỉ đô-la là có thể cứu được 1825 vạn người, mỗi năm bỏ ra 5 tỉ là có thể cứu 50.000 người mỗi ngày, nhưng hiện nay rất nhiều người chỉ muốn chi tiêu cho mình chứ không muốn cứu người khác.
Chuyên gia kinh tế học sinh thái nói cho chúng ta biết rằng, một số quốc gia đã không lấy tăng trưởng kinh tế cao làm mục tiêu nữa, quốc sách của họ là để cho mọi người sống đời sống hạnh phúc trong sự hài hòa. “Trong đó có Bu- tan, quốc gia này gần đây tuyên bố mục tiêu chính sánh quốc gia của họ là theo đuổi sự hạnh phúc của nhân dân toàn quốc, họ không theo đuổi giá trị gia tăng sản xuất của quốc gia. Tôi cho rằng đó là điểm quan trọng, chúng ta có thể giảm thiểu chi tiêu để sống đời sống tốt đẹp hơn”, chuyên gia kinh tế học nói.
PV: Dưới đây tôi sẽ liệt kê ra bốn chuẩn mực:
- Trước tiên là quan chức chính phủ cần phải tập trung quản lý, nếu như quan chức lấy quyền chức để mưu cầu việc riêng, tham ô hủ bại thì toàn bộ nhân dân ở khu vực này không có ai quản lý nữa.
- Thứ hai là hệ thống tư pháp: công an, viện kiểm sát, tòa án là chuẩn mực công bình của xã hội.
- Thứ ba là thầy giáo và nhà trường. Đây là chuẩn mực của toàn bộ nền giáo dục xã hội. Nếu từ người lớn cho đến người ở mọi cấp đều muốn đi kiếm tiền thì đều không có sư phạm và chuẩn mực nữa.
- Thứ tư là thầy thuốc và bệnh viện, hệ thống nhân đạo. Bệnh viện thì muốn thu thật nhiều tiền, mọi người chỉ là quan hệ mua bán.
theo thầy thì những cảnh tượng vừa rồi có phải là điềm báo trước của nguy cơ lớn sẽ đến hay không?
HT: Không sai, đây là điềm báo trước trên toàn thế giới. Tôi đã đi rất nhiều quốc gia trong khu vực đều thấy như vậy cả. Vậy làm sao cứu đây? Cách làm ở tiểu trấn Thanh Trì tỉnh An Huy có thể cứu được. Cách làm này đã cảm động những quan chức ở đó, cảm động những người ở nơi đó. Con người đều có lương tâm, cho nên nền giáo dục của Trung Quốc, trước tiên phải khẳng định, là tánh người vốn thiện. Anh thấy trước đây trẻ con đọc Tam Tự Kinh, câu đầu tiên là “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Tánh người vốn thiện, cho nên con người đều có lương tâm, hiện nay họ bị vật dục che lấp lương tâm rồi, chỉ cần có người khơi lại thì lương tâm của họ sẽ phát lộ. Anh thấy giống như anh tài xế taxi kia, anh ta kiếm mấy vạn đồng không phải dễ, thế mà mấy vạn đồng anh nhặt được, anh có thể hoàn trả lại cho người bị mất. Lương tâm phát lộ sẽ làm cảm động rất nhiều người.
PV:Ý của thầy là những quan chức tham ô hủ bại có thể hối cải?
HT: Có thể, sao lại không thể chứ.
PV: Không cần dùng pháp luật?
HT: Không cần. Pháp luật không thể dùng trong trường hợp này, vì pháp luật nó có kẻ hở của nó. Chúng ta cần phải đánh thức lương tâm của họ.
PV: Cũng có thể sửa đổi những giáo viên không muốn dạy học sinh một cách tử tế ?
HT: Có thể.
PV: Cũng có thể sửa đổi những thầy thuốc vô lương tâm?
HT: Không sai. Họ đều có thể sửa đổi, cho nên ngoài giáo dục ra thì không còn cách nào khác, anh phải dùng tâm chân thành mới có thể cảm động họ.
PV: Vậy theo thầy thì ai là người có thể đánh thức họ?
HT: Chúng tôi hiện nay dùng số người dạy học này của chúng tôi. Thí dụ như ở thị trấn Thanh Trì, chúng ta dạy người dân và chính những người dân sẽ cảm hóa họ, mọi người đều lương thiện cả.
PV: Ngọn nguồn của nó vẫn là giáo dục?
HT: Đúng. Giáo học vi tiên. Mấy ngàn năm nay, kiến quốc quân dân thì giáo học vi tiên mà.
PV: Nhưng những giáo viên này không phải là giáo viên có ý nghĩa được công nhận trong xã hội, không phải là giáo viên ở trường.
HT: Vâng, tôi muốn họ từ chức ở trường. Họ vốn dĩ ở trường đến làm giáo viên ở chỗ tôi, giáo viên của tôi là thầy giáo cứu đời, thầy giáo này của tôi là làm thật. Thật là gì? là những điều tôi nói ra, tôi phải làm được. Thầy giáo trung tâm của chúng tôi dạy học cũng rất vất vả. Thầy giáo trung tâm của chúng tôi đối với ai cũng hành lễ chắp tay cúi người 90 độ, nên những người dân không muốn tiếp nhận cũng cảm động, cho rằng đây là người tốt. Người ta thấy thầy giáo của chúng tôi xếp hàng ra đường quét rác, nhặt rác đã bị vứt lung tung trên đường, thì sau một tuần sẽ cảm thấy ngại không xả rác nữa. Có trường hợp đã xảy ra trên thực tế, một người phụ nữ nói với thầy giáo của chúng tôi là, nhà xí của nhà tôi không sạch, các bạn đến rửa giúp tôi với. Thầy giáo của tôi vui vẻ đến nhà họ, dọn rửa sạch sẽ. Người xung quanh nói, bạn quá mức rồi, thầy giáo chúng tôi đều không trả lời. Thực sự chúng ta phải làm được, bản thân ta phục vụ đến nơi, bạn không tự thân đi làm, chỉ khuyên người ta thì không ai tin. Cho nên chúng ta muốn làm thánh nhân thì phải hy sinh dâng hiến, phải xem người già ở khu vực này như cha mẹ của chính mình, đều xem trẻ con như con cháu của mình, phải lấy thân ái chân thành mà cảm động họ. Đối với con người cũng như thế, đối với động vật thực vật cũng đều như thế, đối với sơn hà đại địa cũng như thế, đối với trời đất quỉ thần cũng như thế thì vũ trụ hài hòa, không có gì mà không hài hòa. Đây chính là luân lý, luân lý là nói quan hệ, còn đạo đức là nói sau khi làm tốt quan hệ. Bạn cần phải dùng đức để đối đãi những quan hệ này. Phải tùy thuận tự nhiên. Tự nhiên chính là tâm thương yêu, cho nên trong tự nhiên toàn là thiện. Ví dụ như chủ tịch Hồ Cầm Đào nói Bát Vinh. Bát vinh là tự nhiên, là cái vốn có của bạn, tại sao bây giờ không còn nữa? tại sao bây trở nên hồ đồ vậy? Là bạn bị tập tánh, thói quen không tốt, không có người tốt dạy bạn mới trở nên như vậy. Người Trung Quốc gọi bản tánh là bát đức, bát đức là chúng ta dùng thái độ gì để đối đãi với tất cả những sinh vật khác nhau này? Là dùng hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sĩ, đây là bát đức vậy.
PV: Khi con người mới sinh ra, khi còn là một đứa bé đã có đầy đủ loại đạo đức truyền thống tám chữ như thầy vừa nói rồi phải không ạ?
HT: Đầy đủ cả, cho nên bạn cần phải khơi gợi nó, phải bồi dưỡng nó, đừng để nó bị ô nhiễm, đừng để nó bị hoàn cảnh bên ngoài ô nhiễm.
PV: Con người trong một đời này là đang đi qua quá trình phục hồi, gìn giữ tánh đức?
HT: Đúng.
PV:Như vậy thì thế giới sẽ hòa bình?
HT: Thế giới sẽ hòa bình. Khi bạn đã đầy đủ đạo đức, đối với bất kỳ ai bạn cũng đều có tâm thương yêu.
PV:Thầy vừa mới nhắc đến chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra bát vinh, bát đức. Hiện nay có một vấn đề như vầy, chính sách đưa ra thì rất tốt, nhưng khi áp dụng thì không tốt, hiện nay rất nhiều đường lớn hẻm nhỏ, băng tuyên truyền dán rất nhiều khẩu hiệu, chính sách này, nhưng hiện nay có bao nhiêu người có ước muốn, có động lực, có lí do để học tập?
HT: Cần phải có giáo dục mới có thể hoàn thành những điều ông ấy đưa ra. Nếu như không dạy thì đây chỉ là khẩu hiệu, không thể thực hiện. Hiện nay không chỉ riêng Trung Quốc mà người lãnh đạo trên toàn thế giới đều phải suy nghĩ vấn đề này, đây là chỉ đạo chủ nghĩa công lợi hoặc là chủ tể thế giới. Một thiên hạ như vậy, nếu như không có cơ sở xã hội, không có cơ sở tâm lý, chúng ta đem dán nó [băng tuyên truyền] lên tường, thì chỉ rơi vào hư không; cần phải có cơ sở xã hội và cơ sở tâm lý.
PV: Theo thầy thì ở Trung Quốc phải làm như thế nào?
HT: Là phải dạy học, cho nên phải nhớ lão tổ tông, kiến quốc quân dân giáo học vi tiên, nay tôi thêm vào một câu nữa, là tu thân vi bổn. Bản thân bạn không làm tốt, bạn không thể dạy người ta. Tại sao vậy? vì khi bạn dạy người ta, người ta không tin. Cho nên tôi cũng thường nói, tại sao Khổng Tử dạy học thành công? Phật Thích Ca Mâu Ni dạy học thành công? Nguyên nhân do đâu vậy? Vì các ngài làm được rồi, sau đó nói ra nên mọi người mới tin. Trung Quốc gọi đây là thánh nhân. Trước tiên mình làm được, sau đó mới nói, thì gọi là thánh nhân. Cấp thứ hai là người đã nói thì nhất định phải làm được, thì là hiền nhân. Nói được mà làm không được gọi là kẻ lừa đảo. Sau khi bạn bị vạch trần thì kẻ lừa không đáng giá một xu, ai tin bạn đây? cho nên nói nhất định phải tự mình làm được. Khi tôi làm ở thị trấn Thanh Trì tỉnh An Huy nửa năm thì có hiệu quả, đây là do tôi yêu cầu thầy giáo của chúng tôi trước tiên phải làm được. Bản thân phải làm được mới có thể đem những cái như Bát Vinh Bát Đức này áp dụng vào trong dân chúng được.
PV: Thầy nói chính mình phải làm được này, nếu ở Trung Quốc mà nói thì then chốt nhất là ai phải chính mình làm được trước tiên?
HT: Đương nhiên là quan chức. Bạn phải hiểu rằng, trước đây trường học do nhà nước lập nên, từ đời Hán xây dựng Thái Học, mỗi tỉnh có một trường, huyện cũng có một trường gọi là huyện học. Những trường học này trước đây đều giống như trường đảng hiện nay vậy, mục tiêu là bồi dưỡng cán bộ quốc gia. Bạn muốn học nghề gì thì tự mình đi tìm một vị thầy, thợ mộc thì tìm thầy thợ mộc, học làm thuốc thì tìm thầy thuốc, họ không có trường học chính thức. Trường quốc gia xây dựng để làm gì vậy, là để bồi dưỡng cán bộ các cấp lãnh đạo, Thái Học chính là trường đảng hiện nay vậy. Cho nên cái Thái Học này của họ là chú trọng luân lý đạo đức, nên việc tuyển học sinh của họ không phải đến ghi tên tùy tiện, mà do quan chức địa phương tuyển, lúc đó không có truyền hình nên không ai biết họ [quan chức địa phương] là ai, họ chỉ cần đổi trang phục thì không ai nhận ra, họ ra bên ngoài đi vi hành, họ tìm người nào vậy? Là hiếu tử, liêm khiết, là hiếu liêm. Chế độ triều Hán chẳng phải bầu hiếu liêm đó sao?
PV: Chúng ta thấy “Thanh Sử” đến đời Thanh tuyển quan chức, cái đứng đầu là phẩm đức của họ.
HT: Đúng như vậy. Phẩm đức của bạn tốt thì bạn không phản bội quốc gia, bạn sẽ trung; bạn liêm khiết nên không tham ô. Cho nên hai điều kiện của quan chức nhà nước là, điều thứ nhất, đối với quốc gia bạn phải tận trung báo quốc, bạn phải yêu lãnh đạo, yêu nhân dân; điều thứ hai là liêm khiết, không tham. Cho nên quốc gia tuyển cán bộ chính là ở hai chữ này. Hai chữ này đã dùng hơn 2000 năm. Triều Hán chính thức định thành chế độ hơn 2000 năm đều làm như vậy, dù thay đổi triều đại nhiều lần nhưng chính sách giáo dục không hề thay đổi.
PV: Vì tương lai, những người này sẽ là tấm gương và mẫu mực của xã hội, là quan phụ mẫu?
HT: Vâng, đế vương phải dựa vào họ để quản lý trăm họ. Họ là tuyến đầu tiên, tuyến đầu tiên mà hủ bại thì triều đình này sẽ mất nước, chính quyền sẽ không ổn định, chắc chắn như vậy.
PV: Hiện nay là thời đại kinh tế quyết định tất cả, cách thức cổ đại truyền thống này của thầy còn thích hợp không?
HT:Thích hợp. Ngày nay còn có rất nhiều người, khi họ hiểu rõ đạo lý thì muốn vì nhân dân phục vụ. Điều này thực sự có ý nghĩa và có giá trị.
PV: Vậy hiện nay là tình trạng gì? Tình trạng mọi người càng vui sướng thì càng đọa lạc, càng đọa lạc thì càng vui sướng, phải không ạ?.
HT: Không sai.
PV: Vấn đề của tôi là có phải có một điều đáng sợ hơn so với nguy cơ trầm trọng, đó là con người đã mất đi tâm sợ hãi?
HT: Vâng.
PV: Đã mất tâm vinh nhục?
HT: Vâng.
PV: Con người đã mất đi ý muốn sửa đổi sự ham muốn đọa lạc, mất đi ước muốn sửa đổi tất cả hiện trạng nguy cơ này, người ta không có ước muốn này?
HT: Ở trong đức hạnh nói một chữ, đó là chữ sĩ. Trong lễ nghĩa liêm sĩ, chữ sĩ đã bị mất rồi, chữ sĩ mà mất rồi thì không thể tưởng tượng nổi, vì nếu con người không có tâm liêm sĩ thì chuyện xấu gì cũng làm được. Cho nên cổ nhân Trung Quốc nói: “tri sĩ cận hồ dũng”. Dũng là gì vậy? là dũng mãnh tinh tấn, tinh tấn trên đạo nghiệp, trên đức hạnh. Tại sao vậy? đức hạnh của tôi không bằng người ta, đó là sự sĩ nhục của tôi. Người hiện nay không còn quan niệm này nữa, đây là do nguyên nhân gì vậy? Do sơ sót của giáo dục.
PV: Ngày nay những người lãnh đạo trên toàn thế giới đều tin rằng thực lực quyết định tất cả.
HT:Rất đúng.
PV: Hiện nay mọi người đầu tin rằng, vật chất quyết định tinh thần, nó có thể thay đổi toàn bộ mọi thứ trên thế giới. Có người còn tin rằng, chỉ cần mọi người có tiền, chỉ cần cơm áo đầy đủ, thì xã hội sẽ yên ổn, quốc phòng sẽ rất an toàn, sẽ không còn chuyện gì nữa.
HT: Chưa chắc, còn có tai họa thiên nhiên, không cách nào kháng cự. Nếu như điều mà nhà khoa học nói trở thành hiện thực, thì một cơn sóng thần, một trận động đất lớn là hủy sạch toàn bộ nước Mỹ. Vậy bạn còn có thể sống yên không? Lại như dịch bệnh xảy ra thì sao? hiện nay các nhà khoa học trong giới y học dự tính, dịch cúm gia cầm sẽ có thể bùng nổ trở lại, đến lúc những tai nạn này ập đến, thì đau đâu chữa đó, trở tay không kịp. Do đó, phương pháp duy nhất là đạo đức.
PV:Hiện nay là đã đến cánh cửa cuối cùng rồi phải không ạ?
HT:Là cánh cửa cuối cùng, nếu như không suy nghĩ điều này thêm nữa. May mà đã có nhà chính trị bắt đầu suy nghĩ đến các nguy cơ.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: “Tôi phó tổng thống Al Gore, đã từng là tổng thống dự bị của nước Mỹ”, phó tổng thống Al Gore nói. Ngài Al Gore là tiền phó tổng thống Mỹ, cũng là chuyên gia bảo vệ môi trường sinh thái nổi tiếng trên thế giới, đã nhiều năm nay tận lực trong việc bảo vệ môi trường, bôn ba khắp nơi trên thế giới để tiến hành điều tra nghiên cứu và tuyên truyền kêu gọi, gây nên sự chú ý rộng rãi. Dưới đây là ông căn cứ vào phần lớn các lời cảnh cáo và báo cáo khoa học, nói về hiện tượng ấm dần lên của trái đất khiến băng ở nam bắc cực tan chảy dẫn đến tai nạn. Trước tiên ông đã dẫn bài báo cáo khoa học của tiền thủ tướng Anh Tony Blair: “Năm 1992 ghi được mức tan chảy cỡ này [xem bản đồ], 10 năm sau tình trạng trở nên như thế này, đây là mức tan chảy của năm 2005. Cố vấn khoa học Bối-Lý-Nhã đã từng nói, Đan Mạch đang xảy ra chuyện khiến bản đồ thế giới cần phải vẽ lại, nếu như băng ở Đan Mạch vỡ vụn tan chảy, hoặc nửa số băng ở tây nam cực và Đan Mạch tan chảy, thì mực nước ở bang Florida sẽ ở mức này [bị ngập], thành phố San Francisco sẽ như vầy [bị ngập], rất nhiều người sống trong những khu vực này, như quốc gia thấp dưới đất như Hà Lan sẽ đau thương cùng cực, và cả một vùng từ Calcutta đến phía đông Ấn Độ có 600 triệu người bị nạn. Thử nghĩ sự xung đột của mấy chục vạn dân bị nạn, thiên tai khiến cho họ phải lang thang cơ nhỡ, thử nghĩ xem nếu mấy trăm triệu dân bị nạn thì sẽ như thế nào. Đây là nơi dự định đặt đài tưởng niệm trung tâm mậu dịch thế giới Memorial, sau khi bị khủng bố tập kích ngày 11 tháng 9, chúng tôi đã thề sẽ vĩnh viễn không để nó bị tập kích nữa, nhưng thủy tai có thể khiến Memorial trở thành như thế này [bị ngập]. Nhà khoa học có thể dự báo chuẩn xác, nếu y như dự tính chuẩn xác của họ, thì có bao nhiêu nước sẽ ập vào đê của thành phố New York? Dự tính của họ là nơi dự định đặt đài tưởng niệm trung tâm mậu dịch thế giới sẽ bị nhấn chìm”.
Những nhà khoa học đã cảnh báo, tai nạn hiện nay và tương lai, nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là do thải ra quá nhiều chất gây ô nhiễm, môi trường đã bị phá hoại không ngừng, và chất thải ô nhiễm thường gây nên khí hậu khác thường khắp nơi trên thế giới, và các loại tai nạn chính là tín hiệu mạnh mẽ. Chúng ta hy vọng những cảnh tượng như thế này sẽ không bao giờ xảy ra. Tiện đây xin hỏi một chút, bạn có tin gấu trắng bắc cực bơi lội giỏi mà bị chết chìm không? đây lại là một sự thực vừa mới phát hiện. Có một chú gấu Bắc cực đã bơi 60 hải lý mà không thể lên bờ, do những tảng băng lớn đều bị tan chảy, cuối cùng gấu Bắc Cực sức cùng lực tận nên bị chết chìm dưới biển. Nhà khoa học nói đây là sự kiện hiếm có chưa từng thấy.
PV: Tôi nhớ thầy đã từng nói với đại chúng rằng, tôi đã từng tuổi này rồi, tôi không nói cho quí vị thì sẽ không có ai nói cho quí vị nữa. Vậy bây giờ chúng tôi xin thỉnh giáo thầy, theo như quan sát của thầy, với nguy cơ trầm trọng như vậy thì chúng ta có thể hóa giải được không?
HT: Như tôi đã từng làm ở Singapore, tôi đã ở Singapore ba năm rưỡi, tôi đã đem chín tôn giáo ở Singapore đoàn kết lại thành người một nhà. Cho nên tôi khẳng định, việc này cũng chứng minh cho thế giới biết rằng, tôn giáo có thể đoàn kết. Sự việc ở Thanh Trì cũng chứng minh cho thế giới biết rằng, người dân cũng có thể dạy được.
PV: Vậy nếu người dân cũng có thể dạy được, thì nguy cơ này sẽ như thế nào?
HT: Sẽ không còn nữa, sẽ hóa giải được.
PV: Người dân có thể dạy được thì quan chức cũng có thể dạy được?
HT: Có thể dạy được.
PV: Kể cả những người không tốt?
HT: Vâng, tất cả đều có thể dạy được. Vấn đề là bản thân người dạy phải làm được, đây là điều kiện tiên quyết, bản thân bạn làm không được thì không cách gì dạy được.
PV: Đây là điểm then chốt nhất?
HT: Then chốt nhất.
Đài truyền hình trích đoạn phim tư liệu với nội dung: Ngày 14 tháng 9 năm 2007, nhân dân toàn thế giới đã nhìn thấy tin tức mới nhất này trên báo chí và truyền hình, núi băng ở Bắc Băng Dương tan chảy đạt đến mức cao nhất trong lịch sử. Trước đây 10 năm, tốc độ tan chảy của băng biển là 100.000 km vuông mỗi năm, nhưng năm 2007 lại đột nhiên tan chảy cấp tốc, đã đạt đến 1.000.000 km vuông một năm. Nhà khoa học Đan Mạch nói rằng, hiện nay băng biển chỉ còn lại khoảng 3.000.000 km vuông. Với tin tức sau cùng gây chấn động thế giới này, người ta lại thấy một tin tức càng bất ngờ hơn, sau khi băng tuyết tan chảy, thì một số quốc gia bắt đầu tranh đoạt quyền khống chế và quyền sử dụng luồng chảy vàng trên biển này.
Cẩn Dịch: Cư Sĩ Vọng Tây, Cư sĩ Viên Đạt
Biên tập: Cư sĩ Diệu Hiền
(Trích lục từ VCD “Hài Hòa Cứu Vãn Nguy Cơ”)
(Còn tiếp)
Tác giả bài viết: Cẩn Dịch: Cư sĩ Vọng Tây, Cư sĩ Viên Đạt
Nguồn tin: TinhKhongPhapNgu.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 130
Hôm nay : 34891
Tháng hiện tại : 514320
Tổng lượt truy cập : 56576019
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.