Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như Pháp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 40)

Thứ hai - 06/03/2017 14:55

Các vị bằng hữu, xin chào mọi người!

Một mấu chốt “đốc hành” sau cùng trong việc cầu học vấn của chúng ta đã đưa ra là phải “tu thân”, phải “xử sự” và còn cả “tiếp vật”, gọi là “đối nhân tiếp vật”. Trong đối nhân tiếp vật có hai điều nhắc nhở rất quan trọng.

Thứ nhất là “cái mình không muốn đừng làm cho người”. Các vị bằng hữu, mỗi một lần tổ chức đại hội về triết học mang tầm cỡ thế giới, mỗi một đất nước, rất nhiều tôn giáo đều lựa chọn ra một câu khai thị quan trọng nhất của Thánh Hiền của họ. Đến sau cùng, những người tham dự trên toàn thế giới đã lựa chọn ra một câu giáo huấn của Thánh Hiền xếp ở đầu bảng, chính là câu: “Điều mình không muốn đừng làm cho người”. Cho nên, nếu như các vị lúc nào cũng khởi được thái độ này thì nhất định có thể có được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

Câu thứ hai là “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”. Bất kỳ sự việc nào mà chưa làm tốt đều phải quay đầu lại tìm vấn đề của chính mình. Cho nên con cái dạy không được tốt, cha mẹ phải tìm ra vấn đề của mình ở đâu; cấp dưới không dẫn dắt được tốt thì cấp trên phải xét lại xem vấn đề của mình ở đâu. Trong mối quan hệ ngũ luân thì chúng ta cũng nên dùng thái độ như vậy để mà phản tỉnh.

Có một lần tôi đi diễn giảng, lúc ngồi ở trên xe hơi, có một người bạn gọi điện đến cho tôi nói: “Thầy Thái à! Tôi có một người bạn, chồng của cô ấy ngoại tình rồi, phải làm sao bây giờ?”. Trong lòng tôi nghĩ, tôi chưa kết hôn, cô lại đi hỏi tôi. Các vị bằng hữu, tuy rằng tôi chưa kết hôn, nhưng có rất nhiều đạo lý có thể đi hỏi người kết hôn, cũng có thể đi hỏi Thánh Hiền. Cô vừa hỏi như vậy thì tôi liền nói: “Chị nhất định phải nói với bạn của mình, khi đối mặt với thách thức lớn trong cuộc đời, cô ấy trước tiên hãy trở về một suy nghĩ là mình sai ở chỗ nào”. Giả như cô ấy không có cách nào suy nghĩ như vậy thì vấn đề này đành hết cách, không giải quyết được. Bởi vì nếu như con người không nhìn từ góc độ “mình sai ở chỗ nào”, thì tâm tư của họ sẽ dùng vào việc nghĩ xem “người khác sai ở chỗ nào”, ngày ngày đều căm giận bất bình, tuyệt đối sẽ làm việc theo cảm tính. Cho nên, điểm thứ nhất, cô ấy nhất định phải quay đầu nghĩ lại “mình sai ở chỗ nào”. Cho dù cô ấy sai hai phần, người chồng sai tám phần, thì cô cũng nhất định phải phản tỉnh về hai phần sai của mình. Duy chỉ có thái độ chân thành đến như vậy thì cô ấy mới có thể thức tỉnh được lương tri người chồng, nếu không nhất định kết thúc sẽ là bi kịch, cãi nhau đến cuối cùng ai cũng không nhận mình sai. Vì thế, ở đây chính là “hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ”.

Tiếp đến, điểm thứ hai là chị hãy nói với cô ấy không thể trách người phụ nữ kia. Rất nhiều người nói đều là do người phụ nữ kia hại, hoặc đều là do người đàn ông hại, thế là con người khi đối diện sự tình sẽ rất khó đề khởi được lý trí, mãi mãi đều là làm việc theo ý muốn. Cuối cùng, cuộc đời nhìn lại đều là không ngừng nuối tiếc, bởi vì không có lý trí. Mạnh Tử có một đoạn nhắc nhở rất quan trọng. Mạnh Tử nói: “Nhân tất tự hối”. Con người nhất định là tự mình xem thường chính mình, tự mình thường làm một số việc hạ thấp chính mình, người ta mới xem thường chúng ta. Bạn chính mình ngay cả ăn mặc cũng rất lôi thôi, người ta làm sao mà tôn trọng bạn. Cho nên, con người nhất định là tự chuốc lấy nhục người ta mới sỉ nhục bạn. Gia đình, tất nhiên là giữa người trong nhà xung đột với nhau trước, người ta mới lợi dụng được sơ hở. Một quốc gia nhất định là do nội bộ đều đã dấy khởi sự xung đột, quốc gia khác mới đến đánh bạn, mới đến thống trị bạn. Vì vậy nguyên do là ở đâu? Nguyên do vẫn là ở chính mình.

Có câu tục ngữ nói: “Gia hỏa bất khởi, dã hỏa bất lai”, nghĩa là lửa vô minh trong nhà không cháy thì lửa bên ngoài cũng không thể nào cháy vào được. Cho nên, khi gặp phải vấn đề của cuộc sống, nhất định phải phản tỉnh chính mình thì mới có thể thật sự tìm ra được cái nhân đã hình thành quả ác này. Bạn chân thật tìm ra được nguyên nhân thì mới có thể hóa giải được sự việc này. Cho nên, điểm thứ hai là nhất định phải quay đầu nhìn lại để nắm được tình trạng của chính mình, vẫn là phải từ mình mà bắt đầu tu thân. Sau khi người đàn ông phạm sai lầm, rồi sẽ có một ngày người đó sẽ nhận ra những thứ đó đều là mộng huyễn bào ảnh. Anh ta đi tìm một người phụ nữ tốt. Làm gì đó lại là phụ nữ tốt? Người mà phá hoại gia đình người ta thì có phải là người phụ nữ tốt hay không? Không thể nào! Đó chỉ là qua đường. Rồi có một ngày anh ta sẽ phát hiện đều là giả, sau cùng vẫn là ngoan ngoãn trở về nhà.

Chúng ta cần phải có tâm bao dung, đối đãi với chồng phải có một số thái độ quan trọng. Khi người chồng làm đúng, ví dụ như nói anh chồng rất nỗ lực làm việc, làm một người chồng có giá trị quan chính xác, các cô chỉ cần ở bên cạnh vỗ tay là được: “Ồ, anh sao mà xuất sắc quá, sao anh lại làm tốt như vậy!”. Một câu nói nghe êm tai thì làm trâu làm ngựa cũng sẵn lòng. Khi người chồng làm đúng, bạn hãy xem anh ấy như người cha, sùng bái đối với anh: “Sao việc gì anh cũng biết làm, em thì không biết”. Bình thường thì xem anh như một người bạn. Các cô không nên vợ chồng mỗi ngày đều chán ngán lẫn nhau, sau cùng cả hai người đều rất mệt. Bình thường cứ giống như bạn bè vậy, rất thoải mái.

Khi người chồng sai thì phải làm như thế nào? Bạn phải xem anh như là gì? Không phải như đứa trẻ, trẻ con thì vẫn chưa được. Phải xem anh như con vậy. Khi con của bạn phạm phải sai lầm, có phải bạn và chúng cũng không thể tách rời không? Đúng vậy! Bạn có thể khoan dung với con cái của mình, vậy sao lại không thể khoan dung đối với chồng của mình chứ? Sao lại không công bằng như vậy? Bạn xem, con bạn phạm lỗi, bạn còn giúp chúng che giấu lỗi lầm, còn khi chồng bạn phạm lỗi thì lại nói: “Cả cuộc đời này tôi cũng không tha thứ cho anh, tôi liều mạng với anh”.

Rất nhiều bằng hữu liền nói: “Anh chồng đã lớn như vậy rồi phải nên hiểu được đạo lý làm người chứ?. Câu nói này có đúng hay không vậy? Có lẽ “phải nên” hiểu, chứ không phải là nhất định sẽ hiểu. Chữ “phải nên” này là do các cô đặt định ra. Xin hỏi, ai dạy họ làm người, ai dạy họ đạo nghĩa vợ chồng? Bạn không dạy thì có thể trách họ sao? Một đứa trẻ bảy tuổi học “Đệ Tử Quy” được một - hai tháng, đứng lên bục giảng mà nói: “Con học “Đệ Tử Quy” mới biết được làm người là phải hiếu thuận, nếu không thì như trước đây mỗi ngày con đều suy nghĩ làm sao để mưu hại cha mẹ”. Bạn xem, xin hỏi truyền hình, phim ảnh, các phương tiện truyền thông dạy người đàn ông làm cái gì? Không dạy họ là phải có đạo nghĩa đối với người vợ. Mỗi một người nữ trong truyền hình đều trang điểm xinh đẹp có phải không? Cho nên hiện nay làm một người đàn ông không phải dễ. Bởi vì không có đủ định công, không có giáo huấn Thánh Hiền, hiện tại sự mê hoặc bên ngoài lại lớn như vậy, binh bại như núi đổ, cho nên chữ “phải nên” này cần được bàn bạc lại. Hơn nữa, họ lại chưa nghe qua câu chuyện về Tống Hoằng vào thời Hán.

Đông Hán có một vị đại thần tên là Tống Hoằng. Vào lúc đó, Hoàng đế của Đông Hán là Quang Vũ Đế. Lúc anh rễ của Quang Vũ Đế qua đời, người chị cả của Hoàng đế cũng rất ngưỡng mộ đối với Tống Hoằng, cho nên nhờ Hoàng đế làm mai, gả cô cho Tống Hoằng. Hầu hết mọi người đều nghĩ, chỉ cần lấy được chị của Hoàng đế thì sẽ trở thành hoàng thân quốc thích, mối quan hệ này ai cũng muốn có được. Hoàng đế đến tìm gặp Tống Hoằng và nói: “Nghe nói con người ta hễ có tiền thì sẽ thay đổi y phục mới, con người hễ có tiền thì thay đổi vợ mới”. Kết quả, sau khi Tống Hoằng nghe xong thì lập tức nói với Hoàng đế: “Bần tiện chi giao bất khả vong”, nghĩa là bạn bè kết giao được lúc bần hàn hoạn nạn, cho dù bạn lên như diều gặp gió cũng tuyệt đối không thể quên đi những đạo nghĩa của ngày xưa, không quên giúp đỡ lẫn nhau. Đây là căn bản của làm người, phải có ân nghĩa, phải có tình nghĩa, phải có đạo nghĩa. Tiếp theo lại nói: “Tào khang chi thê bất hạ đường”. Bản thân cho dù phát đạt như thế nào (chữ “tào khang” này là khiêm hư, chính là nói người vợ ban đầu đã cùng mình chân lấm tay bùn), tuyệt đối không thể quên đi phần tình nghĩa này, cho nên tuyệt đối không thể ruồng bỏ người vợ ban đầu.

Tôi sống hai mươi mấy năm cũng chưa từng nghe qua câu chuyện nào có đạo nghĩa đến như vậy. Tống Hoằng nói chuyện cũng rất có nghệ thuật. Bạn xem trình tự nói chuyện của ông: “Bần tiện chi giao bất khả vong”, câu nói này của ông vừa nói ra đã khiến cho chính khí làm người của Hoàng đế như thế nào? “Phải, khanh nói cũng có lý”. Tiếp đến là nói: “Tào khang chi thê bất hạ đường”, như vậy thì Hoàng đế lập tức cảm thấy “đúng như vậy! Ta không thể nào ép khanh phải làm như vậy”. Nếu như câu đầu tiên Hoàng đế nói: “Nào, khanh có muốn lấy chị của ta hay không?”, mà ông lại nói: “Tào khang chi thê bất hạ đường”, thì Hoàng đế sẽ rất không vui: “Khanh làm gì lại nhắm vào ta dữ vậy”. Từ chỗ này mà thấy được, người xưa ngay cả nói chuyện thì trình tự trước sau cũng có đạo lý trong đó. Tống Hoằng có thái độ như vậy không những đã đề khởi chánh khí cho Hoàng đế, mà đồng thời cũng đã đề khởi được khí tiết cho văn võ bá quan trong cả triều đình. Giả như ông lấy người chị đó của Hoàng đế thì các đại thần triều đại đó sẽ loạn. Do ông có đạo nghĩa vợ chồng như vậy, nên từ Đông Hán về sau, các đại thần đều lấy Tống Hoằng làm kiểu mẫu. Thánh Hiền làm việc không nhìn cái trước mắt mà nhìn rất xa. Xin hỏi, đàn ông hiện tại có mấy người nghe qua được câu chuyện này? Sao các cô nói họ phải nên biết?

Con người hiện tại có hai mươi - ba mươi tuổi hay ba mươi - bốn mươi tuổi đi nữa cũng không có nghĩa là họ sẽ có trí huệ của ba mươi - bốn mươi năm trước. Có lúc ba mươi - bốn mươi tuổi còn không bằng một người hai mươi tuổi mà đơn thuần, càng không thể nói đến hiện nay có nhiều sự mê hoặc đến như vậy. Vào lúc này bạn có thể tiếp nhận, có thể khoan dung, tiếp đến lại có thể dẫn dắt, mới có thể ra khỏi được những thử thách của cuộc đời. Có câu: “Người không phải Thánh Hiền, có ai không phạm lỗi. Lỗi mà có thể sửa, có gì thiện lành bằng”. Các vị bằng hữu, các vị phải tin là không có một người nào muốn tự cam lòng sa đọa, luôn luôn sau khi đã sai rồi nhưng không có ai tiếp nhận họ, không có ai bao dung họ, cũng không có ai dạy họ, thế là họ vì sỉ diện mới sai lại càng sai, làm cho một phen cả cuộc đời hồ đồ. Rất nhiều người như vậy. Cho nên, nếu đã có duyên làm vợ chồng thì hãy nên quý trọng phần ân nghĩa. Khi chúng ta làm như vậy, trong cách xử sự thì nhất định sẽ khiến cho con cái tôn trọng đối với bạn, sẽ khiến cho những người thân bạn bè bên cạnh, thậm chí là cấp dưới của bạn tôn kính đối với đức hạnh của bạn. Cho nên, sau này gặp phải việc gì mà nổi nóng thì câu giáo huấn “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” sẽ đột nhiên xuất hiện ra. Phải nên có thái độ như vậy.

Trong “Lã Thị Xuân Thu” có một đoạn giáo huấn rất quan trọng: “Phàm sự chi bổn”. Căn bản của tất cả sự việc là ở đâu vậy? “Tất tiên trị thân”, chính là công phu tu thân của chính mình. “Thành kỳ thân nhi thiên hạ thành, trị kỳ thân nhi thiên hạ trị”, người vì thiên hạ không ở thiên hạ mà ở mình. Vì thế, người vì thiên hạ cũng được, vì gia đình cũng được, vì đất nước cũng được, đều phải bắt đầu từ trên căn bản của việc tu thân của chính mình. Khi thân của bạn tu tốt rồi, nhà của bạn tự nhiên sẽ hòa ái, bởi vì bạn đã làm được thân giáo tốt nhất rồi. Bạn tu thân tốt rồi, cấp dưới không có lời nào để nói với bạn, sẽ tôn kính bạn từ tận đáy lòng, vậy thì sự nghiệp của bạn nhất định sẽ tiến triển rất tốt. Bởi vì căn bản đã tìm được rồi, sự tình có thể làm được thành công. Căn bản chính là ở tại công phu tu thân.

Khóa trình trong mười ngày qua của chúng ta bàn đều là giáo huấn của lão tổ tông 4.500 năm qua đã để lại cho chúng ta. Sau khi chúng ta học xong thì hãy thiết thực áp dụng thi hành cho tốt.

Các vị bằng hữu! Một con người khéo học phải như thế nào? Có vị nào có thể nói thử xem? Ồ! Học tập nhất định phải áp dụng vào trong cuộc sống. Học tập như vậy mới không phải là thiếu thực tế, mới không phải là nói suông. Bạn học tập mà không áp dụng vào trong cuộc sống thì sớm muộn cũng tăng trưởng tâm ngạo mạn.

Chúng tôi thường tiếp xúc với một số bằng hữu, họ nói: “Tôi học Kinh cũng đã đọc được năm năm rồi, tôi học tập giáo huấn Thánh Hiền cũng đã năm năm rồi”. Như vậy có ý nghĩa gì? Đem ra so sánh với người ta, một chút ý nghĩa cũng không có. Bạn không đem ra còn được, vừa đem ra người ta liền nói: “Câu đầu tiên anh còn chưa làm được”, vậy không phải là làm trò cười cho người ta sao. Cho nên luôn luôn phải tự xem xét chính mình, suy xét công phu của mình đã thực tiễn chưa. Bởi vì thực tiễn là sự vận động then chốt của học vấn, áp dụng thực tiễn cũng là mấu chốt mở ra ngộ tánh của một con người. Bạn càng làm thì thể ngộ càng cao, càng sâu.

Trong việc áp dụng vào cuộc sống, còn có thái độ quan trọng nào cho việc học tập của chúng ta? Là khiêm hư. Tiếp theo nữa là phản tỉnh, thời thời khắc khắc biết phản tỉnh, biết sửa đổi.

Chúng ta mấy ngày trước đã kê một toa thuốc. Các vị bằng hữu, các vị đã uống như thế nào rồi? Nhìn khí sắc của các vị dường như là tác dụng cũng không tệ, sáng tối dùng một liều “Đệ Tử Quy”. Các vị bằng hữu, các vị có dùng hay không, tôi có thể nhìn ra được. Thật sự là con người tự lừa gạt mình được chứ không thể lừa người khác. Có một lần, tôi nhìn thấy một vị bằng hữu, tôi hỏi gần đây anh xem loại sách gì vậy? Anh giật mình một cái. Bởi vì tôi nhìn thấy khí sắc của anh không được tốt. Một người mà đọc sai sách thì sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của người đó. Một khi ảnh hưởng đến tư tưởng thì biểu hiện ra bên ngoài gương mặt. Cho nên khi tôi hỏi gần đây anh xem cái gì, anh liền giật mình. Sau đó anh chủ động nói: “Không có, tôi tự mình đi đến thư cục mua về một số sách “Đại Học”, “Trung Dung” đã dịch nghĩa”. Tôi nói những thứ đó từ từ hãy xem, bởi vì anh xem chú giải của họ, anh đã bị họ dẫn dắt; giả như tri kiến của người này sai lệch thì anh đã bị người đó dẫn sai lối. Vả lại, học tập học vấn Thánh Hiền, quyển sách đầu tiên cũng không phải là quyển “Đại Học”, mà là “Đệ Tử Quy”. Bởi vậy người khéo học thì phải làm được một điểm, đó là nghe lời. Điểm này đối với người hiện nay mà nói là khó nhất. Mỗi một người đều cảm thấy bản thân mình rất thông minh thì hết cách.

Phía trước đã nói “phản tỉnh”, chúng ta buổi sáng đọc một lần là nhắc nhở chính mình một lần, buổi tối đọc để phản tỉnh lại hôm nay mình đã làm được bao nhiêu, như vậy mới có thể “biết sửa lỗi, không còn lỗi”, như vậy mới có thể “đức tiến dần, lỗi ngày giảm”. Việc này rất quan trọng. Khi chúng ta mỗi ngày đều có thể tiến bộ một chút, thì sau ba tháng đến nửa năm sẽ rất khá. Đừng xem thường việc bước lên từng bước từng bước một. Tích bước nhỏ sẽ thành bước lớn.

Còn gì nữa? Khéo học. Khéo học phải có sự bền lòng, phải kiên trì. Điều này rất quan trọng. Khổng Phu Tử nói: “Ba ngày không đọc sách, mặt mũi liền khó coi”. Điểm này vô cùng quan trọng. Bởi vì học vấn của chúng ta đạt đến được một cảnh giới nhất định, bạn tuyệt đối không thể giải đãi, trừ phi bạn đã đạt được “bốn mươi tuổi không còn nghi hoặc” mà Khổng Tử đã nói. Đối với bất kỳ sự vật gì cũng đều không nghi hoặc nữa, thì sẽ không bị cảnh giới chuyển. Hầu hết những người chưa đạt đến cảnh giới sẽ rất dễ bị cảnh chuyển, vào lúc này thì phải luôn luôn đọc sách, ngày ngày tiếp nhận giáo huấn Thánh Hiền, mới không dễ bị cuốn trôi theo dòng nước. Cho nên nhất định phải có sự bền lòng, huân tập lâu dài. Việc này rất quan trọng, các vị bằng hữu nhất định phải ghi nhớ. Nếu như một ngày bạn giăng lưới, mười ngày cất lưới; cái cây này vốn có thể phát triển rất tốt, căn tánh chúng ta vốn dĩ có thể phát triển tốt, bạn đem ra phơi nắng được một ngày (ánh nắng này ví như giáo huấn Thánh Hiền), lại đem nó bỏ vào trong góc tối mười ngày, nó có thể sinh trưởng được tốt không? Nhất định là phát triển không tốt. Các vị bằng hữu, học phải nhớ áp dụng, học phải nhớ khiêm bi, học phải nhớ phản tỉnh, học là phải nhớ thành thật nghe lời, học phải nhớ bền lòng.

Tiếp theo, học là phải nắm được cương lĩnh, một môn thâm nhập.

Kỳ thực, một môn thâm nhập này quan trọng nhất là phải xây dựng nền móng căn bản cho tốt. Cho nên, xây dựng nền móng là then chốt của sự thành bại. Vì vậy, “Đệ Tử Quy” phải học bao lâu? Cả đời. Đương nhiên những giáo huấn này nhất định phải phụng hành cả đời. Vả lại, bạn phải toàn tâm toàn ý đem những giáo huấn này áp dụng vào trong cuộc sống, ít nhất cũng phải làm được nửa năm. Bạn càng làm thì càng cảm nhận được sự “bác đại tinh thâm” của nó.

Chúng tôi có một vị bằng hữu, là một vị giáo viên, làm được rất chăm chỉ. Sau khi đã làm được rồi thì anh nói: “Tôi vốn được công nhận là người con hiếu, nhưng càng làm thì lại càng cảm thấy mình không phải là con hiếu, càng cảm thấy không thể so bì được với người xưa”. Cho nên nắm được cương lĩnh, một môn thâm nhập, xây dựng nền móng cho vững.

Còn gì nữa? Học quý ở lập chí. Cũng may là còn có người nói ra, nếu không thì tôi sẽ thấy không cam tâm. Có chí hướng mới quyết định được sự thành bại học nghiệp của bạn. Khi bạn có chí hướng, chí hướng cũng giống như vị chủ soái vậy, sẽ khiến cho bạn mỗi ngày đều có ý chí chiến đấu, mỗi ngày đều có thể dũng mãnh tiến lên. Cho nên rất nhiều lão sư của chúng tôi đều có sứ mạng “vì vãng thánh kế tuyệt học”, đều là vì “vạn thế khai thái bình”. Vì thế, việc học tập mỗi ngày của chúng ta càng không cần người khác phải thúc đẩy. Chúng ta phải lập chí mà làm. Lập chí làm người cha mẹ tốt, lập chí làm một người lãnh đạo tốt, làm một người con tốt, chính mình phải làm người con hiếu. Làm cho chí khí này có thể duy trì không gián đoạn, sự học tập của bạn cũng có thể dũng mãnh tinh tấn. Học tập nhất định phải lập chí.

Lần sau, khi tôi đến Hồng Kông bạn đừng đến nói với tôi: “Thầy Thái à! Thầy giảng bài thật hay!”. Tôi mà nghe như vậy thì sẽ rất đau lòng. Cũng không phải là đến để xem tôi giảng có hay hay không. Nếu như bạn đến và nói: “Thầy Thái à! Trong mấy tuần qua tôi đã làm được những điều hiếu hạnh gì”, vậy thì nghe xong tôi sẽ cảm động. Cho nên quan trọng nhất là phải làm cho được, nhất định phải hướng về chí hướng mà nỗ lực, học vấn của chúng ta mới dùng vào đúng chỗ.

Còn gì nữa không? Khéo học còn phải như thế nào nữa? Khéo học còn nói là học linh động, học tập áp dụng linh hoạt, không thể học thành con mọt sách. Khéo học khéo dùng, trong văn hóa Trung Hoa thì gọi là linh hoạt sống động, chúng ta không nên học một cách chết cứng. Cho nên, khi vợ chồng xảy ra vấn đề thì phải khéo học khéo dùng, vào lúc này phải lấy sức hấp dẫn lớn nhất là sự dịu dàng ra. Phải học dùng linh hoạt, chỉ cần làm cho sự việc được viên mãn. Chúng ta phải có thể cong mới có thể thẳng.

Khéo học cũng phải biết đặt câu hỏi. “Tâm có nghi, liền chép lại”. Học vấn, người học thì phải hỏi, phải biết đặt câu hỏi. Có vấn đề gì thì đem nó ghi chép lại, vậy thì bạn sẽ luôn ghi nhớ vấn đề. Chỉ cần bạn mỗi ngày đều duy trì sự huân tập giáo huấn trong Kinh điển của Thánh Hiền, có những lúc bạn đang niệm thì những vấn đề này liền được hóa giải, cũng không cần đi hỏi ai. Kỳ thực, vấn đề đều nằm ở chính mình có phân biệt, chấp trước. Khi bạn đọc Kinh điển mà không khởi phiền não thì khởi lên giáo huấn Thánh Hiền, dấy khởi lên nhân từ bác ái, kết quả lập tức tâm lượng sẽ mở rộng, chướng ngại liền đi qua. Cho nên, có vấn đề thì có thể ghi chép lại. Nhưng cũng tùy thuộc vào quá trình huân tập của bạn, có thể rất nhiều vấn đề sẽ được giải quyết một cách tự nhiên. Nếu vẫn chưa giải quyết được vấn đề, hoan nghênh mọi người có thể đem vấn đề này viết lên trên “Đại Phương Quảng”, chúng tôi sẽ trả lời thư. Cho nên, phải xin chỉ dạy nhiều một chút.

Khéo học còn thái độ gì phải nên chú ý nữa? Phải có dũng khí. Nào, xin cho vị này tràng pháo tay! “Tri sỉ cận hồ dũng”, đây là tam đạt đức mà Khổng Phu Tử nói với chúng ta. Phải dùng tam đạt đức để cầu học vấn. Kỳ thực, tam đạt đức này phía trên đều có.

“Lực hành cận hồ nhân” chính là phải áp dụng vào trong cuộc sống, sau đó bền lòng một môn thâm nhập thì gọi là “hiếu học cận hồ trí”. Vậy phản tỉnh gọi là gì? Là sửa lỗi, gọi là “tri sỉ cận hồ dũng”, cũng là phải có dũng khí để học tập, sửa lỗi. Giáo huấn của Thánh Hiền đều là trăm sông đổ về cùng một biển, cho nên những thái độ này chúng ta phải có thể đề khởi được.

Sau cùng, trong giáo huấn của Phu Tử có một câu khai mở rất quan trọng, gọi là “quân tử cửu tư”. Chúng ta thời thời có thể từ trên chín phương diện này quan sát đạo đức tu dưỡng của chính mình, gọi là “quân tử cửu tư”. Chỗ tốt nhất để bắt đầu hạ thủ chính là khởi tâm động niệm. Vậy “cửu tư” là những gì?

QUÂN TỬ CỬU TƯ

Chúng ta tiếp theo lại nghiên cứu.

  • Thứ nhất là “thị tư minh”.
  • Thứ hai là “thính tư thông”.
  • Thứ ba là “sắc tư ôn”.
  • Thứ tư là “mạo tư cung”.
  • Thứ năm là “ngôn tư trung”.
  • Thứ sáu là “sự tư kính”.
  • Thứ bảy là “nghi tư vấn”.
  • Thứ tám là “phẫn tư nan”.
  • Thứ chín là “kiến đắc tư nghĩa”.

Kỳ thực, “cửu tư” này, trong quá trình nghiên cứu thảo luận mấy ngày qua chúng ta đều đã nói đến, chỉ là Phu Tử đã đem những lời giáo huấn này chỉnh lý vào trong một câu nói.

Câu đầu tiên là “thị tư minh”. Mắt của bạn nhìn thấy tất cả sự việc được rõ ràng thì gọi là “thị tư minh”. Bạn không nên mỗi ngày nhìn biết bao nhiêu sự việc mà cứ mơ hồ qua loa. Con người nhìn thấy một số sự việc thì phải biết phân biệt như thế nào, phải biết từ kết quả mà suy ra nguyên nhân của nó nằm ở đâu, phải có thể hiểu rõ được hết đầu đuôi ngọn ngành của nó. Đây gọi là “thị tư minh”.

Chúng ta nhìn thấy một số vấn đề của con cái, bạn có thể lập tức phán đoán ra được là do nguyên nhân gì tạo thành, đây chính là bạn đã có công phu rồi. Hoặc giả là khi chúng ta đi đến một đoàn thể nào, vì sao tình trạng chung sống của đoàn thể đó là như vậy, bạn cũng phải có thể suy diễn ra được đầu đuôi ngọn ngành, bạn mới biết bạn phải từ đâu để làm tiếp tục.

Câu thứ hai “thính tư thông”. “Thính” chính là bạn nghe được những lời mà người ta nói thì bạn có thể biết được tâm của họ là như thế nào, chủ tâm của họ là vì mục đích của họ hay chủ tâm của họ là suy nghĩ cho người khác, bạn đều có thể nghe ra được. Tiếp đến, bạn cũng có thể từ trong lời nói của họ nghe ra được yêu cầu của họ là ở đâu. Ví dụ, hôm nay mẹ của bạn gọi điện cho bạn hỏi: “Con dạo gần đây như thế nào rồi?”. Hỏi han ân cần với bạn, nhưng bạn sẽ lập tức có thể cảm nhận được nhất định là mẹ của bạn mong bạn trở về thăm nhà, bà có thể là đang nhớ bạn, bà cũng có thể là đang nhớ cháu của bà. Vào lúc này chúng ta “thính tư thông” biết được, không cần phải đợi người khác mở miệng, liền chủ động đi làm. Người lớn chúng ta không muốn nói ra một cách quá rõ ràng. Bạn chỉ cần ngầm hiểu, đối phương liền cảm thấy bạn cũng rất quan tâm họ, bạn cũng nắm được sự cần thiết của họ. Cho nên phải biết cách nghe mà hiểu được lời nói của người khác, cũng phải nên nghe hiểu được những tình ý sâu xa đằng sau lời nói. Đây đều cần có kinh nghiệm để tích lũy. Cho nên, bạn mỗi ngày nhìn thấy được rõ ràng, nghe rõ được, cũng là đang trưởng dưỡng học vấn cho bạn. Tục ngữ nói: “Chúng ta đã đi nghìn nghìn dặm đường”. Đây là đang suy xét công phu của bạn.

Thứ ba là “sắc tư ôn”. “Sắc” chính là chỉ sự biểu cảm ra bên ngoài thông qua sắc mặt. Nét mặt biểu cảm của chúng ta nhất định phải hiển lộ ra trạng thái rất ôn hòa. Bởi vì giữa con người với nhau, nhìn thấy nhau trực tiếp nhất chính là gương mặt của bạn phải không? Giả như gương mặt của bạn rất tệ, thì trong vô hình chung cách đối đãi với người của bạn, mối quan hệ giữa người với người liền sẽ xuất hiện một cái hố ngăn cách. Chúng ta nhìn thấy có rất nhiều bằng hữu hễ bắt đầu nói chuyện với người khác, lập tức chân mày liền chau trở lại. Khi bạn cùng nói chuyện với một người bạn mà chân mày của người ta cứ chau lại thì bạn sẽ có cảm giác gì? Sẽ cảm thấy hình như rất căng thẳng. Vì vậy, phải thường hay quan sát đến biểu cảm của mình khi nói chuyện có làm cho người ta hiểu lầm hay không, có phải là tạo áp lực cho người khác hay không. Nếu như biểu cảm gương mặt của bạn đều buông lỏng, thì người ta nói chuyện với bạn cũng sẽ cảm thấy rất thoải mái. Cho nên “sắc tư ôn”.

Thường hay nghe thấy một số bằng hữu nói chuyện với bạn bè: “Tôi nhìn thấy người đó không vừa mắt”. Kỳ thật, cũng chưa nói chuyện với người ta được một câu nào, vậy mà họ lại nói không vừa mắt. Vì sao vậy? Có thể là do biểu cảm chưa được tốt, đã khiến cho người ta có cách nghĩ khác. Cho nên phải “sắc tư ôn”. Vì vậy, lúc bình thường soi gương nên tươi cười, luyện tập vẻ mặt tươi cười, cười một cách tự nhiên sáng lạn, không nên tạo ra sự trở ngại vô hình giữa con người với nhau.

Thứ tư là “Mạo tư cung”. Chữ “mạo” này ngoài gương mặt ra thì toàn bộ sự nói năng hình thể của bạn phải khiến cho người ta cảm thấy có sự cung kính và khiêm bi. Cái này thì không giả được. Cho nên có những lúc khi chúng ta giao thiệp qua lại với một số bạn bè, thường hay nhìn thấy họ rót một ly nước mà rót được một cách rất tự nhiên, rót được một cách thuần thạo, đây rõ ràng là lúc bình thường trong việc làm người xử sự đều có thái độ như vậy. Bạn không nên xem thường một động tác gắp thức ăn. Bình thường nếu không biết gắp cho ai, khi muốn gắp thì gắp cũng không được, hễ gắp thì tay chân vụng về. Đó cũng vì trong lúc bình thường không có sự quan tâm chăm sóc người khác, hoặc là thái độ có thể lập tức làm được. Cho nên, chỉ mỗi một việc rót nước thì có thể nhìn được trong đó sự tu dưỡng của họ là ở đâu. Thời thời khắc khắc chúng ta có thể nhắc nhở chính mình, toàn bộ phải từ nội tâm đem sự cung kính mà bộc phát ra bên ngoài khi đối đãi với người khác. Đây gọi là “mạo tư cung”.

Thứ năm là “Ngôn tư trung”. Chúng ta nói “ngôn trung tín”, lời nói tuyệt đối không thiên vị, không sai lệch, nhất định phải đại công vô tư, đây là “ngôn tư trung”. Chỉ phần này thôi chúng tôi đã dùng hết mấy tiết để giảng.

Thứ sáu là “Sự tư kính”. Đối với những việc đã nhận lời người khác thì phải lễ độ cung kính mà làm cho được. Có câu: “Nhận sự ủy thác của người, phải hết lòng với việc của họ”, nhất định phải thực hiện lời hứa của mình.

Thứ bảy là “Nghi tư vấn”. Người có hoài nghi thì phải hỏi. Vừa rồi chúng ta cũng có nói đến, phải nên làm cho rõ ràng mọi sự việc.

Thứ tám là “Phẫn tư nan”. Khi phẫn nộ thì phải suy nghĩ đến việc một khi đã phát ra thì không thể thu lại, cứu vãn không được nữa. Cho nên đối với tính khí xấu của chính mình cũng phải đối trị cho tốt.

Thứ chín là “kiến đắc tư nghĩa”. Trước khi bạn muốn lấy được một thứ gì đó thì nhất định phải suy nghĩ đến nó có hợp với đạo nghĩa hay không, có hợp với luật pháp hay không. Cũng có câu: “Quân tử thích tiền tài lấy dùng theo đạo lý”. Đặc biệt là hiện nay sự dụ hoặc quá lớn, bạn phải nắm cho được nguyên tắc nên làm. Giả như lần đầu tiên bạn đã không kiên trì theo nguyên tắc, thì sẽ có một, có hai. Vô tam bất thành lễ nghĩa. Bạn chỉ cần không giữ được sự thanh liêm trong lần đầu tiên, bạn có thể sẽ mắc sai lầm cả đời. Rất nhiều người thường nói: “Nhân tại giang hồ thân bất do kỷ”. Tôi không nói công việc này người ta sẽ gạt bỏ tôi ra, như thế không phải là tôi làm không được nữa rồi sao? Nghe ra thì có đạo lý hay không? Con người không hiểu rõ đạo lý, lúc nào cũng bị hoàn cảnh cuốn xoay. Khi bạn có thể giữ vững được nguyên tắc của bạn, giữ vững được thái độ của bạn, sau khi từ bỏ công việc, bởi vì bạn là người có đức hạnh, phước phần của bạn sẽ càng lớn hơn, đến lúc thì cơ hội công việc tốt hơn cho bạn sẽ xuất hiện. Xã hội hiện tại này rất khó tìm được người thật sự có đức hạnh, khó tìm được người làm việc thật sự có quyết đoán, cho nên tất nhiên sẽ có hậu phúc đến với bạn. Con người xả không được cái lợi ở trước mắt thì sẽ có quyết định sai lầm. Cho nên, “kiến đắc tư nghĩa” rất quan trọng

Đây là “cửu tư” của người quân tử. Chữ “tư” này hàm chứa ý nghĩa luôn luôn phản tỉnh, luôn luôn quán chiếu chính mình. Ba chữ có thể khiến bạn nắm được cương lĩnh của văn hóa truyền thống gọi là “quân - thân - sư”. Một đoạn thôi cũng có thể khiến bạn nắm được giáo huấn của Thánh Hiền, gọi là “quân tử cửu tư”. Một quyển Kinh điển chỉ có khoảng 1.008 chữ cũng có thể khiến bạn nắm được những giáo huấn của Thánh Hiền, đó là “Đệ Tử Quy”.

Cuối cùng, xin nói với các vị bằng hữu một thực nghiệm khoa học rất thú vị, một ấn chứng của khoa học. Ở Nhật Bản, có một bầy khỉ sống ở trên một hòn đảo nhỏ. Trên hòn đảo nhỏ này đều là đào được khoai lang thì chỉ phủi phủi lên người của chúng rồi ăn, mấy nghìn năm nay đều là như vậy. Nhưng có một hôm, có một con khỉ cái đem khoai lang ra bờ sông rửa qua rồi mới ăn. Sau khi rửa xong ăn vào thì cảm thấy ngon hơn, vì không cần phải bỏ đi cát đất. Khi nó làm như vậy thì những con khỉ khác đều đi đến làm giống như nó. Chúng ăn rất là thích thú. Chỉ có một số ít con khỉ khác thì quyết không đem rửa để ăn, là những con khỉ nào vậy? Là những con khỉ già cỡ chừng trên hai mươi năm tuổi, chúng chết cũng không chịu đem rửa. Các vị cười gì vậy? Kiểu như vậy thì có một chút giống với con người chúng ta không? Người già thì càng cố chấp. Bởi vì khỉ già đều là có quyền lực, cho nên chúng cảm thấy, chúng giả như cũng đi rửa giống vậy thì địa vị của chúng sẽ bị giảm xuống. Sau đó, những con khỉ liền bắt đầu dùng nước để rửa, khi nước sông cạn hết thì chúng mang ra biển để rửa. Sau khi rửa xong ăn vào thấy lại càng ngon hơn. Kết quả đã xảy ra một hiện tượng rất kỳ lạ. Khi số lượng khỉ trong đàn khỉ này đem khoai đi rửa vượt hơn 100 con, vượt qua một số lượng nào đó, thì những con khỉ ở các đảo khác cũng bắt đầu dùng nước để rửa. Xin hỏi, chúng có gọi điện thoại để thông báo cho nhau hay không? Không hề có. Chúng cũng chẳng có truyền hình vệ tinh. Xin hỏi, vì sao mà những con khỉ ở những hòn đảo nhỏ khác cũng bắt đầu dùng nước để rửa? Là do sóng. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng chú khỉ thứ 100”.

Hiện tượng này cũng đã được ấn chứng trong nhân loại.

Trong một phòng thí nghiệm, ví dụ như phòng thí nghiệm Paris nghiên cứu ra được một hợp chất hóa học. Khi họ vừa nghiên cứu ra thì không muốn cho ai biết, tôi phải đi xin bản quyền. Kết quả rất là lạ, không bao lâu sau đó phòng thí nghiệm ở các nơi khác cũng nghiên cứu ra được. Bởi vì sóng não vừa động thì liền cảm. Cho nên khi mỗi một người đều có ý niệm không tốt, thì xã hội này sẽ loạn. Khi mỗi một người đều khởi cái tâm muốn thực tiễn giáo dục Thánh Hiền, muốn làm cho bằng được, xã hội này liền bắt đầu chuyển. Các vị bằng hữu! Không nên xem thường một chút thiện niệm nhỏ của mình, chúng đều có thể ảnh hưởng đến xã hội này. Các vị bằng hữu! Chúng ta phải lập chí trở thành thế hệ học trò tốt của Thánh Hiền đầu tiên ở Hồng Kông, khiến cho những ý niệm thiện này bắt đầu dẫn phát từ tận mỗi một ngõ hẻm ở Hồng Kông này.

Tốt rồi, xin cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 40)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 186


Hôm nayHôm nay : 20752

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969964

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43214108

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.