Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Xin chào các vị bằng hữu, buổi chiều tốt lành!
Buổi sáng chúng ta nói đến bạn bè có tín nghĩa và bạn bè chung sống với nhau có năm bổn phận cần phải làm tròn.
Thứ nhất, phải khuyên can bạn bè. Khi bạn bè có lỗi lầm, chúng ta cần khuyên bảo họ, cần hướng dẫn họ. Khi chúng ta khuyên bạn bè cần quan sát được chủ tâm của mình có phải là chân thành hay không, hay là vui sướng khi thấy người ta gặp tai họa. Cho nên cái chủ tâm này là căn bản, đặc biệt quan trọng. Khi chúng ta có loại tâm chân thành này đối với bạn bè cũng cần phải cân nhắc xem thời cơ nào sẽ khuyên họ được, dùng thái độ phương pháp như thế nào mới có thể khiến họ tiếp nhận. Tiếp theo còn phải dùng đến tính kiên nhẫn. Suy cho cùng người hiện nay bạn rất khó khuyên một lần họ liền nghe.
Các vị bằng hữu, có người nào khuyên người khác một lần họ lập tức liền tiếp nhận không, sau đó còn cảm ơn bạn: “Thật là cám ơn bạn, nếu không tôi sẽ gây nên sai lầm lớn”. Bên cạnh bạn có người bạn này hay không vậy? Nếu như có, xin các vị bằng hữu nhất định phải báo cho tôi biết. Bởi vì người này quá hiếm có rồi, họ có thể là Nhan Uyên tái thế. Nhan Uyên không mắc lỗi hai lần, phạm lỗi một lần là Ngài sẽ không phạm lần thứ hai. Người này không phải người thông thường, bạn nhất định phải giới thiệu cho tôi, tôi muốn tìm họ để ra hoằng dương Văn hóa Trung Quốc, hiện nay quá thiếu nhân tài rồi. Cho nên khi cân nhắc đến tâm nhẫn nại của chúng ta có đầy đủ những điều kiện này, tin rằng bạn bè sẽ cảm nhận được thành ý của chúng ta, và có thể tiếp nhận lời khuyên can của chúng ta.
Thứ hai, phải quan tâm bạn bè. Quan tâm bạn bè cần quan tâm mọi mặt, thăm hỏi mọi mặt, là giữa bạn bè đôi bên với nhau có thể cảm nhận được cái phần yêu thương, phần tình nghĩa này. Hiện nay tình người giữa người và người với nhau tương đối lợt lạt. Tình người càng lợt lạt thì trong lòng của con người cảm thấy đời sống càng không có cảm giác an toàn, càng trống rỗng, cảm thấy dường như không có người nào có thể tin tưởng. Cuộc sống như vậy không có ý nghĩa. Cuộc sống phải có niềm vui gia đình sum vầy, cuộc sống phải có ơn nghĩa, đạo nghĩa thì cuộc sống đó mới cảm thấy thật an vui, thật thoải mái. Cho nên, khi chúng ta chủ động đi quan tâm người khác thì tự nhiên cũng sẽ kéo theo sự yêu thương, kính trọng lẫn nhau giữa người với người.
Thông thường khi tôi thảo luận đến chỗ này, có một số bạn liền nói: “Thế tại sao ông xã tôi không đối xử tốt với tôi trước? Tại sao bạn của tôi không đối xử tốt với tôi trước?”. Cuộc sống nếu như thường xuyên chờ đợi người khác đối xử tốt với chúng ta quả thật là quá mệt. Hơn nữa, lại đợi đến nỗi lo được lo mất, mỗi ngày tâm trạng cứ lăn tăn lên xuống, như vậy rất dễ bị chứng trầm cảm, bị mất cân bằng nội tiết. Cho nên, khi chúng ta chủ động đi quan tâm người khác, bạn càng có thể cảm nhận được “cho có phúc hơn nhận”, một loại trạng thái tốt ở trong lòng. Khi bạn giúp đỡ người khác, khi bạn nhìn thấy người khác cần bạn, bạn sẽ càng thể hội được giá trị mạng sống của ta, cho nên chúng ta nhất định phải chủ động quan tâm. Vả lại, trong kết giao bạn bè không chỉ cần quan tâm bạn bè, mà còn phải quan tâm đến người nhà của họ, bạn bè thân thích của họ.
Thời gian học Cao Trung, tôi có một người bạn nam, tình cảm của hai chúng tôi vô cùng tốt. Các vị bằng hữu, không nên hiểu lầm. Mẹ của anh ấy thường hay nghe anh ấy cứ nhắc đến tôi. Tôi nghĩ, mẹ của anh sẽ nghĩ “cái người này rốt cuộc là người xứ nào, không biết phẩm chất đạo đức có tốt hay không. Nếu như phẩm chất đạo đức không tốt mà con trai của mình thân thiết với anh ta như vậy, nhất định sẽ bị anh ta xúi bậy”. Sở dĩ tôi có một thói quen, chỉ cần người bạn này có tình bạn tương đối với tôi, tôi nhất định sẽ chủ động đến viếng thăm cha mẹ của họ. Sau khi cha mẹ họ nhìn thấy chúng tôi rồi, có thể an tâm. Không chỉ an tâm cho họ, thậm chí họ sẽ cảm thấy rất an ủi khi con mình kết giao với cái người bạn này: “Từ nay về sau, con trai mình có được người bạn như vậy thì cuộc đời của nó nhất định sẽ càng ngày càng đi chính xác”. Cho nên không chỉ nghĩ đến bạn bè, mà còn phải nghĩ đến sự cảm nhận của người nhà của họ, cái gọi là “yêu ai yêu cả đường đi”.
Mẹ của người bạn học Cao Trung này của tôi tại sao để ý đến việc kết giao giữa tôi với anh ấy vậy? Bởi vì vào lúc đó xã hội lưu truyền nói có đồng tính luyến ái, cho nên mẹ của anh đặc biệt căng thẳng. Phận làm cha mẹ quả thật không dễ dàng, lúc nào cũng lo cho con cái. Cho nên, khi chúng ta chung sống với một người bạn cũng phải thấu hiểu được sự cảm nhận của cha mẹ họ. Điều này tương đối quan trọng. Cho nên khi cần cũng phải chủ động đi viếng thăm cha mẹ của đối phương. Con gái của họ kết giao với bạn, bạn chậm trễ không lộ diện thì cha mẹ của họ sẽ cảm nhận như thế nào? Cho nên sự quan tâm của một người, lòng yêu thương của một người cần phải thể hiện từng li từng tí.
Tại sao hiện nay nhiều người trẻ tuổi kết giao cũng không dám đi gặp mặt cha mẹ của đối phương vậy? Bởi vì cha mẹ của đối phương đã từng trải, họ có con mắt tinh đời. Chúng ta những người trẻ tuổi này sợ sau khi gặp mặt rồi bị người ta nhìn rõ chân tướng, cho nên bản thân không tự tin, lại không biết làm thế nào giao tiếp, ân cần hỏi thăm với người lớn, đều không có những kinh nghiệm này. Quả thật “bất học lễ, vô dĩ lập”. Không học loại ứng đối tiến thoái này thì cuộc sống thường thường sợ bóng sợ gió. Cho nên trải qua một việc cần phải tăng trưởng trí tuệ. Nếu như thật sự muốn đi viếng thăm bạn bè, hoặc giả khi viếng thăm đối phương, nói chuyện với người trong gia đình của đối phương cũng là cơ hội tốt cho để chúng ta trải nghiệm, cho nên cũng không nên sợ hãi. Bất kể bạn học được nhiều hay ít, chung sống giữa người với người vẫn cần một thái độ quan trọng nhất chính là phải có tâm chân thành. Còn như rất nhiều lễ tiết có thể trải qua học tập mỗi ngày để nâng cao thêm năng lực của mình, nhưng phần tâm thành này, sự quan tâm đối với bạn bè và người thân này chúng ta không thể không có.
Khi bạn tôn trọng cha mẹ của họ, họ sẽ vui thích; bạn tôn trọng anh em của họ, họ cũng vui thích. Cho nên trong “Hiếu Kinh” nói: “Kính kỳ phụ”, bạn tôn kính cha của họ, “tắc tử duyệt”, người con sẽ rất vui mừng. “Kính kỳ huynh, tắc đệ duyệt”, kính huynh trưởng của họ thì em đều vui mừng. “Kính kỳ quân, tắc thần duyệt”, bạn đi đến công ty của người khác, bạn rất tôn kính người lãnh đạo của họ thì cấp dưới của họ cũng sẽ rất ưa thích. Cho nên bạn biết tôn kính bạn bè thân thích của một người, bạn sẽ khiến họ ưa thích, cũng sẽ khiến toàn bộ thân hữu của họ đều ưa thích. Khi bạn có thái độ như vậy để kết giao với người thì bạn đi đến đâu cũng được mọi người hoan nghênh. Cho nên, người hiện nay cũng nói quan hệ nhân tế, căn bản của quan hệ nhân tế là ở sự cung kính và sự quan tâm của chúng ta đối với người, đây mới là trọng điểm.
Năng lực quan tâm và cung kính đối với người bắt đầu xây dựng từ khi nào vậy? Từ nhỏ, phải hình thành từ nhỏ, “tập quen thành tự nhiên”. Cho nên hiện nay rất nhiều môn học trên thị trường đều nói có thể khiến bạn nhanh chóng nâng cao năng lực quan hệ nhân tế, có loại môn học này không vậy? Hiện nay rất nhiều người từ nhỏ đến lớn không thường hay kết giao với người, không thường hay quan tâm người khác, vừa nghe thấy loại môn học này năm ngày ba ngày là có thể học được ngay, lập tức đua nhau đến nộp tiền. Loại môn học này rất nhiều người tham gia. Sau khi tham gia thì thầy giáo liền nói với họ: “Bạn chỉ cần có lễ phép đối với người, thường hay mỉm cười thì nghiệp vụ của bạn sẽ làm rất tốt, bóp tiền của bạn sẽ càng ngày càng nhiều”. Xin hỏi hướng dẫn kiểu như vậy, chỉ dạy kiểu như vậy, động cơ mà họ học những thứ lễ phép này là gì vậy? Vẫn là lợi ích của mình, vẫn là tiền. Có thể chân thành cung kính đối với người, quan tâm đối với người hay không vậy? Cho nên học kiểu như vậy không chỉ là vung tiền qua cửa sổ, mà thậm chí còn đem tâm tánh và học vấn của mình hạ xuống thấp chứ không phải nâng cao lên. Cho nên rất nhiều người sau khi học xong rồi trở về, gặp mọi người liền bắt tay mỉm cười, không chỉ người khác không cảm thấy thân thiết, mà còn cảm thấy sau khi gặp rồi da gà gai ốc đều nổi lên hết. Bởi vì họ đã mấy chục năm không có mỉm cười, cho nên cười rất không tự nhiên. Cho nên cung kính quan tâm đối với người khác cũng phải sinh ra từ trong nội tâm.
Tôi có một người bạn, tôi đều rất quen vợ chồng của anh ấy, đúng lúc tôi muốn đi viếng thăm anh ấy. Bởi vì người trẻ tuổi hiện nay đều rất sợ bạn bè đến nhà của mình, sợ bạn bè không cẩn thận khi nói chuyện sẽ đem những chuyện nội tình của họ tiết lộ cho cha mẹ họ nghe, như thế cha mẹ sẽ chất vấn họ, cho nên rất nhiều người không muốn bạn bè đến nhà. Cho nên, đến nhà người bạn này tôi liền nghĩ “anh ấy nhất định không để tôi vào”. Bởi vì hôm đó phải đi phóng sanh, cha mẹ chưa chắc sẽ ủng hộ bạn phóng sanh. Thực ra mọi người chúng ta đều sợ hãi quá nhiều chuyện. Rất nhiều chuyện chỉ cần bạn từng bước tiến lên, làm tốt việc khơi thông, thì không có người nào mà không tiếp nhận. Cho nên trọng điểm là ở chúng ta có đem đạo lý nói rõ ràng hay không, có thuận theo tình thế để hướng dẫn người thân hay không? Đây là vấn đề của chúng ta chứ không phải vấn đề của người thân. Bởi vì ngày hôm đó muốn đi phóng sanh, cho nên tôi nghĩ người bạn này nhất định sẽ không cho tôi vào. Tôi đã tưởng tượng, hai vợ chồng anh ấy nhất định chuẩn bị hai chiếc xe đạp (một chiếc cho tôi). Cho nên, sau khi tôi tính toán chính xác, tôi liền mua một hộp táo. Tại sao mua một hộp táo vậy? Tạo cơ hội. Mua một hộp táo thì anh ấy không thể không cho tôi vào, cho nên đã mua một hộp táo. Hai vợ chồng anh ấy quả đúng như dự đoán, xe đạp cũng đã dắt ra, cho nên tôi lập tức ôm cái hộp đó nói: “Người cũng đã đến rồi, sao có thể không đi lên để hỏi thăm sức khỏe cha mẹ cậu một chút”. Hai vợ chồng họ đành phải miễn cưỡng thuận theo, nhưng trên mặt lộ ra vẻ lo lắng. Cho nên sau khi đi lên tôi liền ân cần thăm hỏi nói chuyện với cha mẹ của cậu. Thực ra bác trai cũng rất hiền, nói chuyện được khoảng chừng năm phút bác còn sợ làm mất thời gian của tôi. Bác gái nói: “Nào nào nào, các cháu mau mau đi làm việc gì thì đi làm đi”. Tôi liền đi ra với hai vợ chồng cậu ấy.
Kết quả tối hôm đó, cậu ấy liền gọi điện thoại cho tôi nói: “Mẹ mình muốn mời cậu ăn cơm”, muốn mời tôi ăn cơm. Tôi nói: “Được, không sao”. Chủ nhật đó tôi liền đến nhà họ ăn cơm. Nhà họ không ăn chay, cuối cùng khi tôi đến cả bàn đều là thức ăn chay, còn đặc biệt nấu. Trong quá trình ăn chay này, chúng ta nói “gặp nhau tình cảm thêm gần”, cha mẹ cậu ấy càng ngày càng thân với chúng tôi. Sau khi ăn cơm xong, mẹ của cậu ấy cùng tôi đã nói rất nhiều chuyện, bởi vì cậu ấy nói với mẹ của mình tôi là thầy giáo của Trung Tâm Vỡ Lòng Quốc Học. Đúng lúc em gái của cậu ấy sinh được một bé gái, đang được mẹ của cậu ấy chăm sóc. Chăm sóc trẻ có rất nhiều phương pháp, mẹ của cậu ấy liền thảo luận với tôi. Cuối cùng tôi liền nói với bà: “Làm như vậy không được, như vậy sẽ nuông chiều làm hư trẻ”. Khi đạo lý nói rõ ràng, mẹ của cậu ấy liền nói: “Đúng đúng đúng, vậy lần sau tôi phải điều chỉnh trở lại”. Cuối cùng bạn của tôi ở bên cạnh liền nói: “Con đã nói với mẹ từ lâu rồi, như vậy là sai rồi, mẹ đều không nghe”. Cho nên bạn xem, bạn bè với bạn bè có cái hay của nó, chỗ mà bạn nói cha mẹ không nghe, có thể bạn của bạn chỉ một câu nói là họ nghe. Cái này gọi là: “Dịch tử nhi giáo”, bởi vì suy cho cùng họ là cha mẹ bạn, bạn là do họ nuôi lớn khôn. Họ nói: “Ta ăn muối còn nhiều hơn con ăn cơm, con còn muốn dạy ta à”. Nhưng mà bạn bè khác vừa nói, họ trái lại liền tiếp nhận. Cho nên bên cạnh bạn có một nhóm bạn tốt, có thể giúp bạn nói chuyện, đó là một loại trợ lực rất lớn cho gia đình của bạn. Đợi bạn sau này có con lớn rồi, con trẻ có khi bởi vì mỗi ngày nghe bạn ca cẩm, đối với lời nói của bạn có thể có khi nghe bên này liền ra bên kia. Nhưng nếu như bạn của bạn xuất phát từ nội tâm khuyên con cái của bạn, có thể vài ba câu nói thì thái độ nó liền sửa đổi ngay. Nó sẽ bỗng nhiên cảm thấy “hóa ra lời của chú nói cũng giống như lời của cha mình nói vậy”, cho nên cha mình vẫn là đúng. Cho nên khi chúng ta chủ động đi quan tâm cha mẹ của đối phương, đó chính là một loại trợ lực đối với gia đình của họ. Và giữa bạn bè với nhau cũng có thể giúp đỡ nhau, dìu dắt nhau trong gia đình, trong sự nghiệp, trong công việc, như thế toàn bộ quan hệ bạn bè cũng sẽ càng ngày càng tốt đẹp. Cho nên chúng ta nói rượu càng lâu càng thơm, bạn bè càng lâu ngày càng có ý vị. Cho nên kết giao bạn bè, trọng điểm thứ hai là phải biết quan tâm.
Thứ ba, giữa bạn bè với nhau biết tán thán lẫn nhau, khẳng định lẫn nhau.
Bởi vì thái độ người có học xưa không phải thật lý tưởng, gọi là: “Văn nhân tương khinh”. Mình có học vấn, người khác cũng có học vấn rất dễ dàng không thoải mái, rất dễ sinh đố kỵ, như vậy có tốt không? Như vậy không tốt, đối với họ, đối với bạn đều rất không tốt. Nói như thế nào vậy? Khi chúng ta đố kỵ người khác, không có tán thán người khác, thực ra đạo đức học vấn của chúng ta đang đi xuống. Học vấn là xem tâm lượng của một con người, đó mới gọi là học vấn chân thật. Cho nên học vấn bậc nhất gọi là luôn luôn lo nghĩ cho người khác.
Phạm Trọng Yêm có một người con trai tên là Phạm Thuần Nhân. Bậc làm cha mẹ chúng ta mọi mặt đều lo nghĩ cho con cái, ngay cả đặt tên cũng không ngoại lệ. Cha mẹ chúng ta đặt tên cho con cái là sự kỳ vọng của cả đời họ. Cho nên Phạm Trong Yêm đặt tên cho con trai của ông là Phạm Thuần Nhân. Các vị bằng hữu, từ trong cái tên này có thể thấy mong đợi của Phạm Trọng Yêm đối với con trai hay không? “Nhân” chữ Trung Quốc là chữ hội ý, bên trái là bộ “nhân”, bên phải là bộ “nhị”, là hai người. Hai người nào vậy? Mình và người khác. Cho nên nghĩ đến mình thì phải nghĩ đến người khác. Cái gọi là: “Điều gì mình không muốn thì đừng áp đặt lên người khác”. Ta muốn đứng mà làm cho người đứng, ta muốn đạt được mà làm cho người đạt được. Cho nên Phạm Trọng Yêm kỳ vọng đối với con trai ông thuần là có một cái tâm nhân từ, có thể luôn luôn lo nghĩ cho người khác. Con trai của ông thật sự làm được. Đó là học vấn bậc nhất của thế gian, có thể khiến người khâm phục.
Có một lần Phạm Thuần Nhân tiếp nhận lời dặn dò của phụ thân áp tải 500 đấu lúa mạch về quê nhà Giang Tô, lúc đó Phạm Trọng Yêm đang công tác ở kinh thành. Kết quả trong quá trình Phạm Thuần Nhân áp tải thì gặp người bạn cũ của phụ thân ông. Người bạn cũ của phụ thân ông đúng lúc trong nhà xảy ra một số khó khăn, cha mẹ chết rồi không có cách gì an táng, con gái rất lớn tuổi cũng chưa gả được. Cho nên Phạm Thuần Nhân khi nhìn thấy tình cảnh này lập tức liền đem 500 đấu lúa mạch bán hết, đem số tiền này đưa cho bạn cũ của phụ thân ông. Cuối cùng tiền vẫn không đủ, Phạm Thuần Nhân liền đem chiếc thuyền ông đi đó cũng bán luôn mới vừa đủ tiền. Sau đó trở về kinh thành, báo cáo với phụ thân ông tình hình công việc này. Hai cha con ngồi đối diện trước bàn, Phạm Thuần Nhân báo cáo với cha. Khi nói đến đoạn “Cha ơi, 500 đấu lúa mạch sau khi con bán xong mà tiền vẫn không đủ”, Phạm Trọng Yêm ngẩng đầu lên nói với con trai của ông: “Thế thì con hãy đem thuyền bán đi”. Phạm Thuần Nhân nói tiếp: “Phụ thân à, con đã đem thuyền bán đi rồi”. Cho nên cha con thuần một cái tâm nhân từ. Sự truyền thừa của loại gia đạo này còn có giá trị hơn bạn để lại hàng ngàn hàng vạn lạng bạc. Bởi vì sự truyền thừa loại tâm nhân từ này của nhà họ Phạm, nên đời con đời cháu của ông đến hiện nay đã gần 1.000 năm mà gia đạo không suy. Quả thật, loại tâm lo nghĩ thay người khác này của ông mới là học vấn chân thật.
Chúng ta vừa nói đến không đố kỵ người khác, cái tâm biết tán thưởng người khác đó mới là học vấn. Cho nên khi chúng ta đố kỵ người khác, không tán thán người khác thì tâm lượng của chúng ta càng nhỏ hẹp, học vấn sẽ không thể tiến lên. Và bởi do cái loại tâm đố kỵ này của mình cũng sẽ khiến cho tâm trạng của mình không tốt, thậm chí còn ảnh hưởng đến tâm lượng của người trong nhà chúng ta, vì vậy đều không có một chút lợi ích nào đối với bản thân. Cho nên phải thường xuyên nhìn ưu điểm của người khác, tán thưởng người khác.
Khi chúng ta đố kỵ người khác có học vấn, người có tu dưỡng, như vậy có hại rất lớn đối với người khác. Khi chúng ta đố kỵ người có học vấn này, thậm chí dùng lời nói để phỉ báng họ, đương nhiên người có đức hạnh này sẽ không so đo với bạn, nhưng bởi vì sau khi bạn phỉ báng họ rồi, rất nhiều người học tập theo họ sẽ mất niềm tin đối với họ. Cơ hội cầu học vấn của nhiều người như vậy bị cái tâm đố kỵ này của bạn làm chướng ngại rồi. Việc làm này vô cùng tổn âm đức đối với mình, rất mất phước phận của mình, cho nên không nên đố kỵ người khác. Bạn đố kỵ người khác còn chướng ngại rất nhiều người.
Vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, nước Tần có một vị tể tướng tên là Lý Tư. Lý Tư là người có tâm đố kỵ quá mạnh. Ông có một người sư đệ tên là Hàn Phi Tử. Ông đố kỵ học vấn của Hàn Phi Tử, còn bày mưu hại chết ông này, cho nên lòng dạ rất nhỏ hẹp. Thậm chí về sau còn đốt sách chôn Nho, kiến nghị Tần Thủy Hoàng phải đem toàn bộ những sách Thánh Hiền này đốt hết. Khi đốt như vậy thì bao nhiêu người sau này không thể nghe giáo huấn Thánh Hiền! Họ chỉ nghĩ đến học vấn của ta phải cao hơn người khác. Cho nên cái tâm đố kỵ này, ngọn lửa đố kỵ này đã đốt cháy, làm tổn thương biết bao nhiêu người, đốt cháy làm đứt đoạn cơ hội nghe giáo huấn Thánh Hiền của biết bao nhiêu người. Bởi vì cái tâm đố kỵ của ông nên ông cũng không có kết cục tốt. Con cái của ông và ông đều là bị đưa ra pháp trường, chém ngang lưng mà chết (chém đứt từ ngang lưng). Cho nên kẻ hại người đến cuối cùng nhất định bị hại chết, người đố kỵ người khác nhất định cũng sẽ gặp người khác đố kỵ. Khi tâm lượng chúng ta rộng mở, thường hay biết đi tán thưởng ưu điểm của người khác, khen ngợi ưu điểm của người khác, thì cái phong khí khen ngợi, tán thưởng này (phong khí thấy người hiền nghĩ hiền này) cũng sẽ kéo theo toàn bộ xã hội thay đổi, bầu không khí gia đình thay đổi. Cho nên chúng ta phải từng giây từng phút “thấy người thiện, nhớ học theo”. Chúng ta nói, chỉ có người có học với người có học tán thán đức hạnh lẫn nhau thì chánh pháp, học vấn Thánh Hiền mới có thể dần dần khôi phục lại.
Các vị bằng hữu, tán thưởng người khác có cần học hay không vậy? Cũng phải rèn luyện từ từng li từng tí. Cái đố kỵ này cũng là tập khí rất lớn.
Chúng tôi có một người bạn vô cùng tài hoa, cũng rất thông minh, hai mươi tuổi đã lấy được học vị Tiến sĩ toán học. Có lợi hại không? Rất lợi hại. Người thế gian đều cảm thấy anh ấy rất lợi hại. Hai mươi tuổi lấy được học vị tiến sĩ một Trường Đại học nổi tiếng, đặc cách trực tiếp cho anh ấy vào làm Phó Giáo sư. Anh làm mười năm rồi cũng không lên được Giáo sư. Đúng lúc tôi có một người bạn cũng tốt nghiệp Tiến sĩ cùng làm việc một phòng với anh ấy, mới đi tìm hiểu tại sao con người này bẩm phú tốt như vậy, đã vượt nhiều cấp (người hai mươi tuổi đã có thể cầm được học vị Tiến sĩ toán học), tại sao ba mươi tuổi vẫn ở cấp Phó Giáo sư. Cuối cùng phát hiện, tất cả luận văn trong mười năm này của anh ta đều phát biểu vị Giáo sư này không tốt ở chỗ nào, vị Giáo sư kia không tốt ở chỗ nào, hơn nữa nói rất sâu sắc, đều có thể nắm được chỗ nhược điểm yếu nhất của người ta, nên anh ta mười năm nay khi muốn thăng cấp đều bị những Giáo sư này đè xuống. Cho nên thái độ biết tán thưởng người khác sẽ ảnh hưởng cả đời của một đứa trẻ, còn tính cách lúc nào cũng chỉ biết soi mói khuyết điểm của người khác cũng sẽ chướng ngại cả đời của một người.
Sau này người bạn này của tôi liền cho anh ta một kiến nghị. Anh ấy nói: “Anh viết luận văn hãy đổi một cái góc độ để viết, anh có thể sẽ lên Giáo sư”. Cái góc độ nào vậy? “Bạn chỉ đổi một cái góc độ nói vị Giáo sư này tốt chỗ nào, vị Giáo sư này tốt chỗ nào, bạn hãy đổi như vậy viết thử xem”. Anh bạn này khi nghe kiến nghị sắc mặt rất khó coi. Anh cảm thấy rất khó khăn, bởi vì phê bình người khác hai - ba mươi năm quen rồi, bỗng chốc phải tán thưởng người khác cũng thật sự không dễ dàng. Cuối cùng luận văn viết ra cầm đưa cho bạn của tôi xem. Bạn của tôi xem xong cảm thấy toàn thân không dễ chịu. Tại sao vậy? Bởi vì khi anh khen ngợi người khác chính anh cũng cảm thấy rất không thoải mái, rất không tự nhiên, đọc lên cảm thấy rất cố ý, rất tạo tác. Cho nên tán thưởng người khác cũng phải tập từng ly từng tí, khi bạn tán thưởng người ta mới có thể cảm nhận được bạn là từ tận đáy lòng khẳng định đối với người ta. Cho nên đối xử với bạn bè phải biết khích lệ lẫn nhau, tán thán lẫn nhau, tán thưởng lẫn nhau. Đây là điểm thứ ba.
Điểm thứ tư, “không nói chuyện xấu gia đình bạn, không nói chuyện riêng tư của bạn”.
Bạn bè tương giao phải “Không nói chuyện xấu của gia đình bạn”, không được đem những chuyện riêng tư ở trong gia đình bạn nói cho người ta nghe. Cho nên nói năng phải cẩn thận: “Nói nhiều không bằng nói ít”. Có khi bạn nói quá nhiều, sơ ý đem những chuyện trong gia đình của bạn nói cho người khác nghe. Có khi bạn nói ra, có một số người cố ý đem nó ra gây chia rẽ thì phiền phức, như vậy sẽ phá hoại tình hữu nghị giữa bạn bè của bạn. Vả lại, bạn bè cũng phải có thể tin cậy được thì bạn mới đem những chuyện tương đối riêng tư kể với bạn bè. Bạn vẫn phải chọn đối tượng, nếu không bạn sẽ tự chuốc lấy nhục. Bạn kể cho người giống như người dẫn chương trình nghe thì đến cuối cùng mọi người đều biết.
Rất nhiều chị em phụ nữ, hoặc giả rất nhiều người nam rất thích đem chuyện trong nhà kể khắp nơi. Mọi người đều biết chồng của cô ta hiện nay như thế nào. Làm như vậy có tốt không? Chồng của cô ta nghe được nhất định sẽ tức chết. Cho nên chuyện riêng của gia đình cũng không nên dễ dàng kể với người khác. Cái gọi là: “Kết giao cạn thì không trút hết tâm tư”. Cho nên nói chuyện phải biết chừng mực. Chúng ta là bạn tốt của họ, nghe cũng phải có chừng mực, không được phép đem những lời này truyền ra tiếp nữa. Cho nên, đây là điều mà bạn bè phải cẩn thận trong đối xử. Nói lời thành thật, chuyện ở trong gia đình mình tốt nhất không nên nói với người khác. Muốn nâng cao trí tuệ của mình thì tự mình có thể giải quyết, bởi vì cái miệng này rất khó bịt cho thật kín được. Một sự việc càng ít người biết thì càng khó bị chướng ngại, cũng càng dễ dàng thành tựu. Cho nên Cổ nhân nói: “Thận ngôn, thận ngôn”, nói năng thật sự phải thật cẩn trọng.
Không nói chuyện riêng của người khác, bạn có thể nói nhiều việc tốt, đức hạnh của người khác, cái gọi là: “Tán dương thiện nơi đông người”. Chúng ta càng khẳng định họ thì họ sẽ càng tích cực nỗ lực làm tốt. Đây là điểm thứ tư, “không nói chuyện xấu trong nhà, không nói chuyện riêng tư”.
Điểm thứ năm, “cái nghĩa thông tài”.
Bởi vì quá trình đời người khó tránh khỏi sẽ có thuận cảnh, nghịch cảnh, sẽ có chìm nổi lên xuống. Cho nên khi một người rơi vào lúc đi xuống, khi một người rơi vào nghịch cảnh, điều họ cần nhất là gì? Là cần chúng ta giúp đỡ kịp thời, cho nên vào lúc này chỉ có cái nghĩa thông tài. Trong lúc kinh tế của bạn bè bỗng nhiên rất đi xuống, chúng ta vào lúc này không được keo kiệt, phải nhanh chóng giúp đỡ họ.
Trong giúp đỡ bạn bè về của cải có một nguyên tắc phải nhớ kỹ, chính là phải giúp ngặt không giúp nghèo. Sao gọi là ngặt vậy? Bỗng nhiên gặp phải khốn khó. Ví dụ cha mẹ bỗng nhiên sức khỏe xảy ra vấn đề, cần một số tiền lớn, vào lúc này chúng ta phải biết giúp đỡ họ.
Cha của tôi lúc tôi còn nhỏ, có một số bà con thân thích trong nhà gặp khó khăn, ông hầu hết đều biết cân nhắc tình hình để giúp đỡ. Có một loại tình huống là tuyệt đối sẽ giúp đỡ, đó là con cái người thân thích không có tiền trả học phí, vào lúc này cha của tôi không nói lời nào cả, đều sẽ giúp đỡ. Bởi vì việc học tập của con trẻ không thể chờ đợi, cho nên nhất định đều sẽ lấy tiền ra. Vả lại, khi lấy tiền ra giúp đỡ những người thân thuộc này, thái độ ở trong lòng là hoàn toàn không có nghĩ đến phải nhận trở lại. Cho nên đây là khi nhìn thấy tình huống khẩn cấp, chúng ta nhất định phải cố gắng đi giúp đỡ họ, nhưng mà giúp ngặt không giúp nghèo.
Một người nếu như tư tưởng nghèo nàn, siêng ăn nhác làm, thế bạn có nên cứ mãi chi viện cho họ hay không? Họ sẽ bởi do bạn giúp đỡ họ mà càng ngày càng đọa lạc. Cho nên khi một người tư tưởng nghèo nàn, bạn không được luôn luôn dùng kinh tế để chi viện cho họ, bạn có khả năng là hại họ. Nếu như họ đem tiền đi đánh bạc, bạn có nên đưa cho họ hay không? Cho nên giúp đỡ người khác bạn cũng phải nhìn rõ ràng, phải dùng trí tuệ phán đoán, nếu không có khả năng bạn dùng tâm thiện mà đã làm việc ác, thúc đẩy họ đi làm những việc xấu, đem tiền đi rượu chè trai gái. Cho nên cầu học phải biết quyền biến, không phải bảo bạn đem tiền đi giúp đỡ người khác, bạn liền ai cũng giúp đỡ cả, thế là học khờ rồi.
Khi một người tư tưởng nghèo nàn, bạn không nên đem tiền đi giúp đỡ họ. Bạn nên hãy dần dần hướng dẫn họ có quan niệm tư tưởng chính xác. Khi tư tưởng quan niệm họ chính xác rồi, họ mới biết làm thế nào cải thiện đời sống của họ. Cho nên vào lúc này bạn có thể cầm một cuốn "Đệ Tử Quy" tặng cho họ thì tốt hơn, để họ trước tiên học làm người, trước tiên học làm việc, bắt đầu làm từ chỗ này. Bạn cũng có thể hướng dẫn họ đi học tập một kỹ năng để mưu sinh. Khi họ có năng lực, kỹ năng mưu sinh, liền có thể tự lực cánh sinh, nên kinh nghiệm ở trong công việc của bạn cũng có thể trợ giúp họ. Cho nên cái nghĩa thông tài không chỉ là thông tiền tài, mà còn có thể dùng nội tài. Nội tài của chúng ta là chỉ kinh nghiệm của bạn, trí tuệ của bạn, cũng có thể dùng nội tài để trợ giúp họ, khiến cho năng lực của họ được nâng cao.
Đây là năm việc bổn phận của chúng ta ở trong bạn bè, cần phải làm tròn cái đạo nghĩa này, cái tình nghĩa bạn bè này.
Chúng ta đã xong một giai đoạn về quan hệ ngũ luân, cái gọi là “phụ tử hữu thân”, “quân thần hữu nghĩa”, “phu phụ hữu biệt”, “trưởng ấu hữu tự”, “bằng hữu hữu tín”. Quan hệ ngũ luân này chúng ta đã giảng hơn mười giờ. Những thái độ, quan niệm, phương pháp mà trong hơn mười giờ đồng hồ đã nói đến, sau khi học rồi phải cố gắng vận dụng được.
Có một bầy vịt, chúng vô cùng ngưỡng mộ con chim ưng có thể bay lượn ở trên bầu trời cao, cho nên bầy vịt này hẹn nhau sẽ đi tìm chim ưng để học tập bay lượn. Chúng cũng rất ham học, sáng sớm sáu giờ thức dậy, sáu giờ rưỡi đi tìm chim ưng, học đến sáu giờ rưỡi tối, ròng rã suốt mười hai giờ. Học rất chăm chỉ, cuối cùng mỗi con đều học được. Sáu giờ rưỡi chúng sắp từ biệt chim ưng, liền nói với chim ưng: “Cảm ơn thầy một ngày chỉ dạy, chúng tôi sắp đi trở về, chúng tôi sắp đi trở về rồi”.
Các vị bằng hữu, vịt học một ngày là học gì vậy? Bay à. Cuối cùng học một ngày, chúng về bằng cách nào vậy? Đi trở về, đem những điều đã học gói kỹ lại, sau này hãy nói. Cho nên, chúng ta đã học tập quan hệ ngũ luân mà Thánh Hiền chỉ dạy, chúng ta lập tức phải dùng được. Đương nhiên không phải nói bạn lập tức toàn bộ đều dùng được hết, vậy bạn cũng không phải là người thông thường, nhưng nhất định phải thể hội được học quý ở chỗ nỗ lực thực hiện, điều quan trọng nhất là phải làm cho được.
Trong “Luận Ngữ” có một câu giáo huấn: “Khả dữ cộng học, vị khả dữ thích đạo; khả dữ thích đạo, vị khả dữ lập; khả dữ lập, vị khả dữ quyền”. Ý nghĩa chủ yếu của câu nói này đã chỉ ra đạo đức, học vấn của một người là có thứ lớp. Chúng ta cần phải trải qua ở trong đời sống thường ngày, trong quá trình thực tiễn không ngừng nâng cao cảnh giới của mình. Cũng bởi đoạn văn này, chúng ta có thể quán chiếu lại, đạo đức học vấn của mình là ở cấp bậc nào? Cái gọi là: “Người quý ở chỗ tự biết”. Chúng ta biết trình độ của mình đến chỗ nào, tiến tới biết tiếp tục khích lệ mình để có thể phát triển đến cấp bậc cao hơn.
Câu thứ nhất: “Khả dữ cộng học”. “Cộng học” tức là cùng nhau học tập. Cho nên các vị bằng hữu, chúng ta hiện nay là ở vào trạng thái nào vậy? Ở trạng thái “khả dữ cộng học, vị khả dữ thích đạo”. Cho nên mọi người cùng nhau học tập, sau khi học, “thích đạo”, chữ “đạo” này chính là đạo lý, sau khi bạn học xong đạo lý ngũ luân rồi, có bắt đầu làm hay chưa? Đây lại là cảnh giới thứ hai. Khi chúng ta học xong “phu phụ hữu biệt”, giữa vợ chồng với nhau phải tán thưởng đối phương lẫn nhau. Bạn học xong rồi, vừa bước vào nhà liền quên, nhìn thấy chồng lại bắt đầu chê này chê nọ, thế là không có “thích đạo”.
Cổ đại có hai nhân vật nổi tiếng cùng học chung một vị thầy là Quỷ Cốc Tử. Hai nhân vật này một người là Bàng Quyên, một người là Tôn Tẫn. Cùng học chung một vị thầy mà tình cảnh của hai người có giống nhau không vậy? Khác nhau rất xa. Cho nên các vị bằng hữu, mọi người học là học giống nhau, nhưng hiệu quả học ra phải xem chủ tâm, năng lực tiếp nhận của mình đều khác nhau. Sau khi hai huynh đệ học xong, học thành như thế nào vậy? Học thành tàn sát lẫn nhau. Bàng Quyên lúc nào cũng đố kỵ Tôn Tẫn, cho nên đã hại Tôn Tẫn rất thê thảm. Sau đó tự mình cũng là “gieo gió gặp bão”, bị vạn mũi kiếm xuyên tim.
Cho nên chúng ta cùng nhau học tập cũng phải cùng nhau cố gắng, cùng nhau đi theo đường chánh đạo. Vả lại, bạn học có thể chỉ bảo lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau, quán triệt với nhau có thể cùng “thích đạo”. Khi chúng ta thật sự làm rồi, “khả dữ thích đạo”, nhưng “vị khả dữ lập”. Chữ “lập” này gọi là đứng hiên ngang bất động. Thời đại thái bình, bạn bình thường đều nói tôi rất hiếu thuận, tôi rất trung thành; khi quốc gia thật sự đứng trước nguy nan, rất nhiều người có học liền phản bội ngay. Ở trong xã hội hỗn loạn như vậy vẫn có thể kiên trì tâm hiếu thì đây mới là người con có hiếu chân thật. Cho nên hiện nay, người con có hiếu có dễ nhìn ra hay không vậy? Không dễ. Mỗi người đều vì kế mưu sinh đời sống của mình. Cho nên “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử có một đoạn văn nói rất hay: “Quốc gia hôn loạn, hữu trung thần”. Khi quốc gia thật sự đang loạn bạn mới thật sự nhìn ra ai mới là trung thần hiên ngang bất động. “Lục thân bất hợp, hữu hiếu từ”, khi rất nhiều anh em trong gia đình xã hội đều bất hòa, bạn mới có thể từ trong đó nhìn thấy ai mới là người “anh nhường em kính”, biết hiếu thuận chân thật. Cho nên, chúng ta hiện nay ở trong tình trạng quan hệ giữa người với người không tốt như vậy, bạn vẫn có thể hiên ngang bất động đi tuân thủ giáo huấn Thánh Hiền, thì cấp bậc học vấn của bạn đã đến cấp thứ ba, trạng thái có thể đứng hiên ngang.
Người xưa ở trong thời loạn rất nhiều người có học đã diễn xuất cái tinh thần này cho chúng ta xem. Điển hình vào triều Đường, sở dĩ quân vương trễ nải việc triều chính là bởi vì Đường Thái Tông đã quen Dương Quý Phi, cho nên triều chính từ đời thịnh biến thành đời loạn. Cho nên, một người làm vua thiên hạ có tu thân hay không, có đem bản thân làm tốt hay không, việc đó không phải ảnh hưởng đến một người mà ảnh hưởng đến toàn bộ đoàn thể và quốc gia. Bởi vì vua trễ nải việc triều chính nên toàn bộ triều chính bị xao lãng, một số loạn thần tặc tử liền nổi lên tạo loạn, cho nên xảy ra loạn An Sử. Trong thời gian mấy tháng, hơn một nửa giang sơn triều Đường đều bị rơi vào tay giặc. Những người làm quan trong những thành huyện bị rơi vào tay giặc này có học qua sách Thánh Hiền hay không? Có, không có người nào không học, đều từ khoa cử mà ra. Cho nên “khả dữ thích đạo”, họ làm quan cũng đều làm rất tốt, xem ra cũng đều rất có học vấn, nhưng thật sự gặp phải nguy nan đều phản bội.
Thành Tuy Dương có hai vị trung thần tử thủ đã mấy tháng, An Lộc Sơn đánh như thế nào cũng không thể hạ được thành, cho nên quân đội của triều Đường mới được hòa hoãn, chỉnh đốn trở lại, giành lại được thiên hạ, triều Đường trở lại. Hai vị có học này một vị tên là Trương Tuần, một vị tên là Hứa Viễn. Sau đó hai người họ cũng bị An Lộc Sơn bắt. An Lộc Sơn tra tấn họ dã man, muốn bảo họ đầu hàng. Hai người họ thề chết chứ không chịu đầu hàng, đứng trước mặt An Lộc Sơn liên tục chửi ông là phản thần. An Lộc Sơn trông thấy rất giận dữ, hạ lệnh nhổ sạch răng của họ. Cuối cùng, khi răng của họ đều bị nhổ sạch hết, nhưng chánh khí của họ không suy giảm, vẫn lớn tiếng mắng An Lộc Sơn. Tôi nghĩ An Lộc Sơn vào lúc đó vẻ bề ngoài nhìn thấy rất hung dữ, nhưng thực ra hai chân đang run, nhất định sẽ bị khiếp sợ bởi cái chánh khí như vậy. Cho nên học vấn của Trương Tuần, Hứa Viễn là có thể đứng hiên ngang bất động.
“Khả dữ lập”, đứng hiên ngang bất động vẫn không phải là cảnh giới cao nhất của học vấn. “Khả dữ lập, vị khả dữ quyền”. Chữ “quyền” này gọi là tùy cơ ứng biến. Phải có năng lực tùy cơ ứng biến, nếu không có bạn sẽ giữ khư khư một số nguyên tắc.
Xin nêu một ví dụ. “Trời cao có đức hiếu sinh”, cho nên chúng ta phải có tâm nhân từ. Nhưng mà bậc Thánh Hiền cũng chỉ dạy chúng ta: “Phàm nói ra, tín trước tiên”, cho nên phải có chữ tín. Đúng lúc có một người thợ săn chạy đến trước mặt bạn, bởi vì trước đó có một con thỏ chạy về phía đông, họ chạy đến hỏi bạn: “Xin hỏi thấy con thỏ chạy về hướng nào?”. Vào lúc này bạn phải nói như thế nào? Chạy về hướng nào vậy? Chạy về hướng tây là bạn nói dối. Không được nói dối, vâng, nó chạy về phía Đông, như vậy có tốt cho thỏ hay không? Có tốt cho người đi săn hay không? Có tốt cho mình hay không? Cho nên học vấn là linh hoạt, không phải chết cứng. Khi chúng ta nói với người thợ săn thỏ chạy về hướng tây, thứ nhất là một mạng thỏ được cứu sống, thứ hai là người thợ săn này bớt tạo một nghiệp sát, cho nên đối với mỗi người đều là tốt. Khi một người có học vấn chân thật là mặt nào cũng có thể thành tựu cho mỗi người, đó là biết tùy cơ ứng biến, biết vận dụng linh hoạt. Cho nên cái này chính là công phu của học vấn.
Khổng Phu Tử có một lần phát hiện một khu vực nước Ngụy đã phong cho một kẻ bề tôi, mà kẻ bề tôi này đang sử dụng khu vực này bắt đầu chế tạo rất nhiều binh khí, chuẩn bị phản loạn, chuẩn bị lật đổ nước Ngụy. Đúng lúc Khổng Phu Tử đi qua nhìn thấy. Điều mà Phu Tử ghét nhất là gì vậy? Loạn thần tặc tử. Cho nên Phu Tử liền bỏ đi, chuẩn bị nhanh chóng đi về thủ đô của nước Ngụy để đem tình hình này tố giác lên. Cuối cùng, kẻ bề tôi này biết Phu Tử sắp đi báo cáo sự việc này với quốc vương của ông, lập tức phái đại quân bao vây vòng trong vòng ngoài Khổng Phu Tử. Sau đó liền nói với Khổng Phu Tử: “Ông thề với trời, tuyệt đối không được đem việc của tôi nói ra”. Phu Tử trong lúc cấp bách liền thề với trời: “Tôi tuyệt đối không đem chuyện của ông nói ra”. Sau khi thề xong, quân đội liền rút lui. Bởi vì họ nói Khổng Phu Tử là người có học vấn như vậy, nói ra là giữ lời, cho nên quân đội đều rút lui hết. Sau khi rút lui xong, Phu Tử lập tức nói: “Đi mau, đi về nước Ngụy”. Tử Lộ vừa nghe thấy liền không vui: “Phu Tử, sao thầy có thể nói ra mà không giữ chữ tín”. Phu Tử liền nói với Tử Lộ: “Chữ tín của một người trong khi bị uy hiếp có thể không cần phải tuân thủ. Tín phải kết hợp chung với nghĩa, tín nghĩa, tín nghĩa. Đối với việc chánh nghĩa anh mới phải giữ chữ tín”. Cho nên, cần vận dụng linh hoạt. Vả lại, “Nếu như ta không đi tố cáo, lại khiến cho nhân dân của một quốc gia đều chịu tai nạn. Một mình ta bị tai nạn không có sao cả, một mình ta bội tín không có sao cả, không thể để cho nhiều người dân như vậy bị tai nạn”. Cho nên, cái học vấn này là đạt đến tùy cơ ứng biến.
Tốt rồi, buổi học hôm nay chỉ học đến đây! Cảm ơn mọi người!
A Di Đà Phật!
Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 18)
Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm
Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 125
Hôm nay : 25178
Tháng hiện tại : 549256
Tổng lượt truy cập : 56610955
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.