Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Hòa thượng là dịch âm từ tiếng phạn, là từ trong tiếng Ấn Độ xưa phiên dịch ra, ý nghĩa là thân giáo sư. Khi dịch kinh không dịch ra ý của nó, chỉ dịch âm, cái danh xưng này là thuộc về tôn trọng không dịch. Chúng ta tôn kính đối với danh xưng này, dùng nguyên cái nguyên âm để gọi, đây thuộc về tôn trọng mà không dịch, thực tế mà nói có thể dịch là thân giáo sư. Như ở một trường học, người đích thân chế định chánh sách giáo học thì mới được gọi là thân giáo sư, là ai vậy? Hiệu trưởng. Các vị phải nên biết, một đạo tràng chính là một trường học, một trường học chỉ có một thân giáo sư, chỉ có một hiệu trưởng, cho nên một đạo tràng chỉ có một người được gọi là Hòa thượng,hiện tại chúng ta gọi là trụ trì, gọi là phương trượng, người đó mới được gọi là Hòa thượng, những người xuất gia khác không thể gọi là Hòa thượng, không thể có nhiều Hòa thượng đến như vậy, không nên có cách gọi như vậy, vậy thì bạn hoàn toàn sai rồi. Nên gọi là Pháp sư. Pháp sư là gì? Là giáo viên trong trường học. Hòa thượng là hiệu trưởng trong trường học. Hiệu trưởng chỉ có một, giáo viên thì rất nhiều, cho nên gọi giáo sư, gọi A Xà Lê.
A Xà Lê là dịch âm từ tiếng Phạn, dịch thành ý Trung vănlà ngôn hạnh của họ có thể làm gương mẫu cho học sinh chúng ta, gọi là quỹ phạm sư.Quỹ là quỹ đạo, phạm là mô phạm, gọi là quỹ phạm sư, không phải là thân giáo sư. Nhờ vào thân giáo sư, hiệp trợ thân giáo sư dạy bảo học sinh sơ học. Như các tự viện thời xưa, tương lai những xưng hô nàytrong tự viện nhất định phải đổi thành hiện đại hóa, nếu không thì mọi người sẽ không hiểu. Trong tự viện, có lẽ các vị có nghe nói Hòa Thượng thủ tọa, lại thêm vào thủ tọa. Thủ tọa làm công tác gì? Họ là thuộc về A Xà Lê. Thủ tọa, Duy na, Giám viện đều là thuộc về A Xà Lê, không thể gọi là Hòa Thượng. Thủ tọa quản giáo học, chính là người phụ trách việc dạy học. Như trong trường học hiện tại, giáo vụ trưởng trong trường đại học, chủ nhiệm giáo vụ trong trung học phụ trách giáo học, duy na phụ trách huấn đạo, giám viện quản tổng vụ. Bạn thấy trong tòng lâm tự viện gọi là cương lĩnh chấp sự, phân ra ba bộ phận lớn là giáo bộ, huấn đạo, tổng vụ. Ba bộ phận lớn này cùng với tổ chức hành chánh trong trường học hiện tại hoàn toàn như nhau. Phật pháp là giáo dục, không phải tôn giáo, bạn từ trong những xưng hô này, từ trong những tính chất của công việc, bạn hoàn toàn tường tận. Chúng ta đối với những xưng hô thường thức này nhất định phải biết, nếu không thì bạn vừa mở miệng, người trong đạo liền biết bạn chưa có học qua, bạn không hiểu.
Còn có một xưng hô phổ thông, chỗ này cũng giảng kèm theo một chút, đó là chữ “chúng”. Chữ “chúng” này ở trong Phật pháp là đại biểu đoàn thể, không phải chỉ một người. Bạn xem chúng ta đọc Tam quy y: “Quy y tăng, chúng trung tôn”. Tăng là tăng đoàn, tăng không phải một người, mà là một đoàn thể, đoàn thể của nhà Phật. Không luận là xuất gia, hoặc giả là tại gia cư sĩ, bạn hợp thành một đoàn thể, đoàn thể gọi là tăng. Như Cư Sĩ Lâm là một đoàn thể, Cư Sĩ Lâm chính là một tăng đoàn, cái tăng đoàn này do cư sĩ tại gia tổ hợp nên. Tăng đoàn không phân biệt là tại gia hay xuất gia, đều gọi là tăng đoàn, chỉ cần tuân thủ “sáu phép hoà”, nương vào sáu phép hòa tu hànhthì đó gọi là tăng đoàn. Như đoàn thể này là một tăng đoàn, do đó một người cũng gọi là tăng. Nếu chiếu theo ý nghĩa của nó mà nói, thì tại gia, xuất gia đều gọi là tăng. Thế nhưng theo thói quen hiện tại của Trung Quốc, cư sĩ tại gia không gọi là tăng, người xuất gia gọi là tăng, bạn phải hiểu rõ cái ý nghĩa này. Đã là một tăng đoàn, cho dù là tại gia hay xuất gia, nếu như bạn muốn thỉnh giáo với người, bạn muốn hỏi đạo tràng Cư Sĩ Lâm của các vị ở bao nhiêu người, người ta vừa nghe thì biết bạn là người ngoài, bạn chưa có học Phật. Người đã học Phật, nếu như họ thỉnh giáo với người, họ sẽ không hỏi bạn ở nơi đây ở có bao nhiêu người, mà họ hỏi thế nào? Bạn ở nơi đây có bao nhiêu “chúng”? Không thể nói bạn ở bao nhiêu người, tại vì sao vậy? Nói ở bao nhiêu người, bạn có ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, đó là trên kinh Kim Cang nói, hoặc giả là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, bạn đã dính tướng. Nếu nói chúng thì phá mất đi cái tướng này rồi. Chúng là cái ý gì? Đạo tràng này của bạn ở có bao nhiêu thứ “chúng duyên hòa hợp”, chính là cái ý này, là chúng duyên hòa hợp. Bạn xem, ở ngay trong lời nói cũng làm cho bạn khai ngộ. Không nên chấp trước, đây là thứ do chúng duyên hòa hợp, cho nên những thuật ngữ nàytrong nhà Phật chân thật đều là mỗi giờ mỗi phút đang nhắc nhở chúng ta, dạy chúng ta không nên chấp trước. Đó là nói đến chỗ này, nói thêm với các vị một vài cách xưng hô thường nghe.
Phía sau Đại đạo sư hướng dẫn là gì? “Năng cứu nhất thiết chư thế gian”, đây là chân năng. “Chư thế gian”, phía trước lại thêm “nhất thiết”. Nhất thiết chẳng phải là “chư”, chư chẳng phải là nhất thiết hay sao? Vì sao phải lập lại? Cách nói này thế nào vậy? Trước tiên chúng ta nói “thế gian” là ý nghĩa gì? Thế là chỉ thời gian, quá khứ, hiện tại, vị lai. Bạn xem, chữ của Trung Quốc, cái chữ “thế” này là tam thập, ba cái mười. Trung Quốc thời xưa ba mươi năm gọi là một đời, quá khứ, hiện tại, vị lai. “Gian” là không gian. Cho nên, thế gian cũng gọi là thế giới, giới cũng là nói không gian. Hợp hai chữ thế gian này lại chính là hiện tại chúng ta gọi là không gian cùng thời gian, trong thời không đều bao gồm tất cả ở trong đó. Đây là ý nghĩa của hai chữ thế gian. Trong Phật pháp gọi là “chư thế gian” là nói ba loại thế gian. Một cái là hữu tình thế gian, một cái là khí thế gian. Chúng ta hiện tại ở trong giới học thuật phân loại ra động vật, thực vật, khoáng vật. Động vật thì tương đương “hữu tình thế gian” mà trong Phật pháp nói, động vật có cảm tình, đó là một loại lớn. Thực vật cùng khoáng vật ở trong Phật pháp gọi là “khí thế gian”, cũng chính là vật chất mà chúng ta thường gọi. Trong đây thì không có tinh thần, chỉ có vật chất. Động vật là hiện tượng tinh thần cùng vật chất hoà hợp lại mà sanh ra. Còn có một loại gọi là chánh giác thế gian, đây là trong pháp thế gian chúng ta không có. Chánh giác thế gian chỉ cái gì? Chỉ chư Phật Bồ Tát, A La Hán, hay nói cách khác là ngoài sáu cõira, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật gọi là chánh giác thế gian. Các Ngài là bậc giác ngộ, hữu tình cùng khí thế gian đang mê, đó chỉ là mê ngộ khác nhau. Giác ngộ thì gọi là chánh giác thế gian, đó gọi là chư thế gian.
“Nhất thiết”, hai chữ này giảng thế nào? Thế giới vô lượng vô biên, mỗi một thế giới đều có ba loại thế gian này, có một vị Phật ở nơi đó giáo hoá, thì vị Phật này là Đại đạo sư. Thế gian vô lượng vô biên, chư Phật cũng vô lượng vô biên, cho nên phía trước nói “quá khứ vô lượng Phật”. “Nhất thiết” chính là vô lượng. Vô lượng vô biên ba loại thế gian, Phật có năng lực cứu. Trong thế gian này có sanh-lão-bệnh-tử chúng khổ não. Hiện tượng rõ ràng nhất của câu này là chúng sanh sáu cõi. Chúng sanh sáu cõi, sanh-lão-bệnh-tử chúng khổ não thảy đều đầy đủ. Cái khổ não này trên kinh Phật nói ba khổ tám khổ.sanh-lão-bệnh-tử ai có thể tránh khỏi? Ai có thể cứu giúp? Phật có thể cứu, Phật có năng lực dạy chúng ta không sanh, không già, không bệnh, không chết. Thế nhưng hiện tại chúng ta đã sanh rồi, Phật có cách nào giúp cho chúng ta không già, không bệnh, không chết hay không? Có, thật có biện pháp, tại vì sao chúng ta không đạt được? Bởi vì chúng ta không tin đối với Phật pháp, vậy thì không còn cách nào. Nếu bạn chân thật tin tưởng, chân thật hiểu rõ ý nghĩa của Phật đã nói, y theo lời dạy của Ngài mà làm, thì bạn liền có thể tránh khỏi. Đây là nói lời chân thật với bạn, không phải nói lời giả dối với bạn. Phật dùng phương pháp gì để giúp chúng ta? Phật đem căn gốc của sanh-lão-bệnh-tử chúng khổ não nói ra cho chúng ta nghe, giáo huấn của Phật chính là dạy những việc này. Tại vì sao bạn có sanh? Tại vì sao bạn có thể sanh vào thời đại này? Chúng ta không biết, chúng ta không biết được sanh ra từ nơi đâu,chết đi về đâu. Thực tế mà nói, người thông thường mơ mơ hồ hồ cả một đời, thật đúng như ngạn ngữ thường nói “say sống mộng chết”, đại đa số người đều có cái hiện tượng này. Khi sống giống như người say rượu vậy, khùng khùng điên điên, không bình thường, khi chết thì mơ mơ hồ hồ, trải qua hết một đời này. Bạn nói xem, đáng thương cỡ nào! Có mấy người có thể biết được sanh ra là từ nơi đâu đến,bạn tại vì sao phải sanh,chết đi về đâu,đi làm cái gì? Đây là vấn đề lớn, đó là đại sự nhân duyên. Phật xuất hiện ở thế gian này, xin nói với các vị, chính là vì sự việc này mà đến. Trên kinh Pháp Hoa nói rất hay: “Vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở thế gian”. Đại sự là sanh tử đại sự. Tôi ngay trong lúc giảng giải thường hay nhắc nhở các đồng tu, tôi nói sanh tử không phải là việc lớn, mà tử sanh mới là việc lớn. Chúng ta sau khi chết rồi đi đến nơi đâu để thọ sanh? Sự việc này là lớn.
Trong kinh luận Phật nói với chúng ta, con người sau khi chết lại đi đầu thai thì có mười pháp giới. Thực tế mà nói, pháp giới là vô lượng vô biên, Phật đem nó phân làm mười loại lớn, bạn đi đến loại nào? Mười loại này chúng ta từ thấp mà nhìn lên trên, nơi thấp nhất là địa ngục, bạn có khả năng đến địa ngục hay không? Kế đến là ngạ quỷ, bạn có thể biến thành ngạ quỷ hay không? Đại đa số con người sau khi chết đều biến thành quỷ, vì sao vậy? Vì họ nghĩ người chết rồi liền làm quỷ, họ không nghĩ gì khác, họ muốn làm quỷ, cho nên họ chết rồi đương nhiên làm quỷ. Phật pháp nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Trước khi chưa chết họ đã muốn đi làm quỷ thì họ làm sao mà không làm quỷ? Cho nên tuyệt đại số người họ đi làm quỷ. Còn có người đi làm súc sanh. Đây gọi là ba đường ác.Tạo tác một số tội nghiệp, cảm thọ quả báo của ác đạo.Ngoài ra còn có ba đường thiện là cõi người, cõi A Tu La, cõi trời. Lại hướng lên trên mà đi, thì là cõi Thanh Văn, cõi Duyên Giác, cõi Bồ Tát, cõi Phật. Đây là Phật trên tổng thể nói ra mười cõi mà sau khi chúng ta chết sẽ đi đến. Mười cõi này bạn đi đến cõi nào? Đó mới là việc lớn. Muốn đi đến một cõi nào phải đầy đủ điều kiện của cõi đó, thì bạn mới có thể sanh đến được cõi đó. Điều kiện rất nhiều, rất phức tạp, lúc Phật giảng kinh nói pháp chỉ nêu ra cương lĩnh, tức là trong tất cả điều kiện, điều kiện nào là quan trọng nhất thì nêu ra cho chúng ta. Nếu như chúng ta nắm lấy điều kiện quan trọng nhất, thì các điều kiện khác dễ làm, dễ dàng đầy đủ.
Phật nói với chúng ta, nếu như bạn muốn sanh đến cõi Phật, điều kiện quan trọng nhất của cõi Phật là gì? Tâm bình đẳng. Tâm Phật bình đẳng, hay nói cách khác, tâm của bạn không bình đẳng thì bạn không thể nào sanh đến cõi Phật. Tâm của Phật đối với tất cả chúng sanh đều là bình đẳng, đối với tất cả vạn vật là bình đẳng. Không chỉ đối với tất cả chúng sanh hữu tình, mà cả chúng sanh vô tình, tất cả vạn vật, tâm Phật đều bình đẳng. Chỗ này khó. Tâm phàm phu chúng ta rất không bình đẳng, xin nói với các vị, tâm bình đẳng chính là tâm thanh tịnh. Chúng ta đưa ra cương lĩnh tu học rườm rà hơn Phật đã nói. Chúng ta đã nói năm loại là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi. Nếu như các vị đem năm loại này tu thành công, sau khi lâm chung nhất định vãng sanh, bạn đi làm Phật, đó là điều kiện của cõi Phật.Bộ kinh này chính là nói cho chúng ta nghe điều kiện để làm Phật, cho nên chúng ta chọn lựa bộ kinh này chính là chọn lựa sau khi ta chết phải đi cõi Phật, đời sau ta phải làm Phật, bởi vì trên đề kinh này rất là rõ ràng dạy chúng ta thanh tịnh, bình đẳng, giác, chúng ta đầy đủ điều kiện thanh tịnh bình đẳng giác thì làm vô lượng thọ Phật. Đây là chọn lựa thù thắng nhất, chọn lựa cao minh nhất, chọn lựa chính xác nhất, chọn lựa làm Phật.
Kém hơn Phật một bậc là Bồ Tát. Điều kiện của Bồ Tát là tu lục độ. Câu kệ phía sau này: “Thường hành bố thí cập giới nhẫn, tinh tấn định huệ lục ba la”, đây là Bồ Tát đạo. Điều kiện mà Bồ Tát cần phải chuẩn bị là sáu điều kiện này. Chúng ta ở câu kệ tiếp theo sau sẽ nói tường tận với các vị. Nếu bạn thảy đều làm được, thảy đều đầy đủ thì đời sau bạn làm Bồ Tát. Ngoài ra còn một bậc là Duyên Giác. Duyên Giác trong nhà Phật gọi là Bích Chi Phật. Bích Chi Phật, ba chữ này đều là dịch âm từ tiếng Phạn. Bích Chi dịch là Duyên, duyên của nhân duyên; Phật dịch là Giác, cho nên Duyên Giác là dịch ý của Trung văn, Bích Chi Phật là dịch âm của tiếng Phạn.Duyên Giác tu mười hai nhân duyên. Chúng ta tu mười hai nhân duyên, đầy đủ điều kiện này, thì chúng taliền đầu sanh làm Bích Chi Phật. Nếu như bạn tu học Tứ Đế, tức là khổ, tập, diệt, đạo, bạn liền thành A La Hán, gọi là Thanh Văn đạo. Nếu như bạn tu thập thiện nghiệp đạo, tứ vô lượng tâm (tứ vô lượng tâm là từ, bi, hỉ, xả, tâm lượng rất lớn, từ vô lượng, bi vô lượng, hỉ vô lượng, xả vô lượng. Xả là bố thí; Từ là ban vui, cho tất cả chúng sanh an lạc; bi là bạt khổ, giúp đỡ tất cả chúng sanh lìa khổ gọi là bi; hỉ là xem thấy tất cả chúng sanh lìa khổ được vui, sanh tâm hoan hỉ), lại thêm vào tu tứ thiền bát định, đó là bạn lấy được điều kiện cõi trời. Nếu như đời sau vẫn muốn làm người, điều kiện của cõi người là phải tu ngũ giới, mười thiện. Năm giới trì được tốt, mười thiện tu được tốt, cả đời đều không trái phạm, đời sau có thể được cõi người. Cõi A Tu La tương đối thù thắng hơn, phước báo của A Tu La rất lớn, ưa thích bố thí, ưa thích cúng dường tu phước, thế nhưng hiếu thắng ngạo mạn. Thí dụ như bố thí ở trong nhà Phật, họ xem thấy người ta bố thí một trăm đồng, họ phải bố thí hai trăm đồng, nhất địnhphải vượt hơn bạn, hiếu thắng, thích hơn, tương lai quả báo liền đọa vào cõi A Tu La. Thắp hương thì phải thắp cây hương đầu tiên, không bằng lòng thắp cây thứ hai, A Tu La hiếu thắng, thích hơn thua, thích tranh đấu, ưa thích tranh giành, vậy thì rơi vào cõi A Tu La. Nghiệp nhân của ba cõi ác đạo bên dưới, cõi ngạ quỷ là san tham, đó là nghiệp lực của họ. Tham không biết chán, chính mình có thì không muốn cho người khác, bỏn xẻn, cho nên san tham là ngạ quỷ. Súc sanh là ngu si, chân giả, phải quấy, tà chánh, thiện ác, thậm chí đến lợi hại, họ đều không làm rõ ràng, thường hay làm điên đảo. Thí dụ đem việc thiện cho là ác, đem việc ác cho là thiện, sự điên đảo này thì biến thành súc sanh.
Đại thiện của thế xuất thế gian là giáo học, đây là việc thiện lớn nhất. Các vị tỉ mỉ mà nghĩ xem, từ xưa đến nay, đế vương tướng quân rất nhiều, khi còn ở đời thì rất cừ khôi, quyền thế phú quý giàu có một thời, người Trung Quốc gọi là “quý vi thiên tử, phú hữu tứ hải”, sau khi chết rồi đến hiện tại có mấy người biết được? Không ai biết đến, cho nên đó là giả, không phải là thật. Thật là gì vậy? Mở trường học, làm giáo dục. Khổng Lão Phu Tử bình dân làm giáo dục, thiên niên vạn thế nhắc đến Khổng Lão Phu Tử có ai mà không tôn kính? Điển tích của Khổng Lão Phu Tử để lại người người đều vẫn muốn học tập, đó là thật. Thích Ca Mâu Ni Phật xả bỏ ngôi vua, cả đời từ nơi công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội, ngày nay nhắc đến Thích Ca Mâu Ni Phật có ai mà không tôn kính? Phật để lại những lời giáo huấn này, bạn xem ở thế gian này có bao nhiêu người đang chăm chỉ nỗ lực học tập? Đó là thật. Chúng ta tu phước, trồng phước, đây mới gọi là phước điền chân thật. Cho nên ngày trước có người nói ngay trong Tam bảo là tu phước báo chân thật. Thế gian đại phú đại quý từ do đâu mà có? Đều là từ ngay trong Tam bảo mà trồng được phước, bạn mới được quả báo này. Chúng ta có năng lực phân biệt thiện phước, đó là trí tuệ, biết được chính mình phải nên tu học thế nào, làm thế nào để trồng phước.
Cư sĩ Lý Mộc Nguyên thường hay nhắc nhở chúng ta giúp đỡ những trẻ em khổ nạn, giúp đỡ trẻ mồ côi không nơi nương tựa, giúp đỡ chúng cầu học, giáo dục chúng, đây gọi là Công Trình Hy Vọng, có hy vọng. Đây là phước đức chân thật. Do đây có thể biết, trong tất cả giáo dục, Phật giáo dục là thù thắng nhất. Phật giáo dục bồi dưỡng nhân tài thế nào? Bồi dưỡng Bồ Tát nhân tài, cũng chính là nói tương lai mười pháp giới bày ra ngay trước mắt chúng ta, Phật giáo dục là bồi dưỡng Bồ Tát pháp giới, pháp giới Phật. Bạn nói xem, việc này thù thắng cỡ nào! Bước vào Phật học viện để làm cái gì? Để làm Phật, để làm Bồ Tát, không phải trường học thông thường. Trường học thông thường, bước vào học viện y, ta muốn làm bác sĩ; đến pháp viện thì học làm cái gì? Ta muốn làm luật sư. Phật học viện làm cái gì? Ta đến học làm Phật. Các vị thử nghĩ xem, đó chẳng phải là rõ ràng tường tận lắm hay sao? Niệm Phật đường ở lầu bốn chúng ta, bạn đến niệm Phật đường để làm gì? Ta đến để làm Phật, niệm Phật thành Phật, “niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”, họ đến nơi đây là để làm Phật. Cho nên các vị đồng tu phải nên biết, họ đến làm Bồ Tát, làm Phật, sanh-lão-bệnh-tử chúng khổ não sẽ không còn. Đây là nói “năng cứu nhất thiết chư thế gian”. Phật có năng lực lớn đến như vậy! Cho nên,nếu bạn đều tường tận, đều thấu suốttất cả thì bạn sẽ không biến thành súc sanh. Nếu bạn đem phải quấy thiện ác làm cho điên đảo là ngu si, thì đi đến cõi súc sanh. Thế gian này cái gì là phước báo chân thật,cái gì là phước báo giả,cái gì là công đức chân thật,cái gì là công đức giả, cả đời này chúng ta làm cái gì?Bạn nhất định phải làm cho tường tận, làm cho rõ ràng.
Cõi địa ngục là sân hận, đây là đáng lo nhất. Tâm sân hận, tâm đố kỵ sẽ đọa địa ngục. Cho nên sanh tử không phải là việc lớn gì,sau khi chết rồi đi về đâu mới là việc lớn. Phật là đạo sư, Phật có thể cứu độ chúng ta.
Sanh-lão-bệnh-tử chúng khổ chính là nói tám khổ. Phật đem tất cả các khổ gom lại quy nạp thành tám điều.Sanh-lão-bệnh-tử, bốn điều này mọi người đều không thể tránh khỏi, ngoài bốn điều này ra còn có bốn điều nữa. Điều thứ nhất là cầu bất đắc khổ. Bạn có rất nhiều tâm nguyện, nguyện vọng, nhưng không thể mãn nguyện. Cầu không được rất khổ.
Ngoài ra, một điều nữa là ái biệt ly khổ. Người bạn yêu thích, đồ mà bạn ưa thích không thể thường đầy đủ, rất khổ. Người yêu thích thì thường ly biệt, không thể đoàn tụ, thứ ưa thích không có ở trước mặt. Thế gian này có rất nhiều khu vực danh lam thắng cảnhtrên thế giới, người giàu sang mua được biệt thự rất là hào hoa nhưng họ không thể đến ở, rất khổ. Họ mời công nhân đến đó ở, mỗi một tháng còn gởi tiền cho họ. Những người công nhân đó rất có phước báo, thế nhưng họ không có chủ quyền. Chủ quyền là ông chủ. Bạn xem, bạn rất ưa thích cái nhà đó, rất ưa thích cái khu vực đó, nhưng không thể đi là ái biệt ly khổ. Thế gian, người có loại khổ này rất nhiều. Tôi đã từng nghe nói qua, cũng đã thấy qua, có những người giàu có mua được biệt thự, nghe nói cả đời chỉ ở đó được một ngày, vẫn thường hay nhớ đến, thường hay bận lòng. Còn có một loại người, mua được biệt thự rất hào hoa, ngay trong một đời chưa ở qua ngày nào, cũng là ngày ngày nghĩ đến nơi đó. Thế gian có một loại người có phước báo, họ ngày ngày ở nơi đó hưởng thụ, trông chừng nhà cho họ, họ còn phải trả tiền lương cho người đó.Những người này có phước báo, cả đời họ ở nơi đó hưởng phước. Cho nên có rất nhiều người có phước nhưng chính mình thì không thể hưởng, có rất nhiều người tuy chính mình không có tiền của nhưng họ cũng hưởng phước nhiều. Nghiệp báo mỗi người không như nhau, chúng ta phải nên biết. Cho nên, ái biệt ly khổ.
Còn có một loại gọi là oán tắng hội khổ. Oan gia đối đầu, không muốn gặp mặt mà vẫn cứ gặp mặt, thường hay thấy mặt, vậy thì rất khổ. Tất cả những việc không vừa ý thường hay gặp phải, nên có câu rằng “bất như ý sự thường bát cửu”, thường hay gặp phải. Loại khổ này đều bao gồm ở trong oán tắng hội khổ, không nuốn gặp mà vẫn cứ gặp.
Phật nói bảy loại sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc, ái biệt ly, oán tắng hội, đây là bảy loại quả báo, bảy loại khổ báo. Ngoài ra còn một loại nửa là nhân của khổ, tại vì sao bạn bị những cái khổ này? Cho nên Phật nói pháp đều là đem nhân cùng quả nói ra, Ngài nói được rất viên mãn.
Sau cùng,Ngài nói ra một loại là ngũ ấm xí thạnh khổ. Ngủ ấm xí thạnh tương đối khó hiểu, đó là nhân, chính là nguyên nhân những loại khổ của bạn phía trước vì sao mà có? Phật nói với bạn là do năm ấm lừng lẫy.Năm ấm là nói chân tướng của vũ trụ nhân sanh.Năm loại lớn này là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đó gọi là ngũ ấm.
Sắc là gì vậy? Thân thể. Thân thể chúng ta là thuộc về sắc pháp, hiện tại người ta gọi là vật chất. Bốn loại phía sau đều là hiện tượng của tinh thần. Cho nên một động vật là hiện tượng của vật chất cùng tinh thần tổ hợp lại. Trong tinh thần đã nói bốn loại.
Thứ nhất là thọ. Thọ là cảm nhận của bạn, chịu khổ, được vui, lo buồn, ưa thích, chính là cảm nhận khổ vui lo mừng. Nhân gian chúng ta rất nhiều ưu khổ, mừng vui ít, đây là ở nhân gian.
Thứ hai là tưởng, là vọng tưởng. Ngày ngày đang khởi vọng tưởng, vọng tưởng này vĩnh viễn sẽ không ngừng nghỉ. Phật nói: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Bởi vì cái nghĩ của bạn đều là sai lầm, hoàn toàn trái ngược với chân tướng sự thật, thì cảm thọ của bạn làm sao mà không khổ? Cái gọi là vui, cái gọi là mừng, thành thật mà nói là ưu khổ của bạn tạm thời ngưng nghỉ một chút mà thôi, cho nên Phật nói ưu khổ là thật, mừng vui là giả. Cái chân giả này tiêu chuẩn ở đâu vậy? Phật nói vui sẽ thay đổi, vui sẽ biến thành khổ, cho nên vui là giả, khổ không thể biến thành vui, khổ là thật. Thí dụ bạn thích ăn, bạn ưa thích ăn thức ăn, đặc biệt ưa thích ăn thức ăn nào đó, có người ưa thích ăn ngọt, có người ưa thích ăn cay, mỗi người ưa thích không giống nhau. Bạn ưa thích ăn món ăn của bạn, bạn xem, ăn một chén thì rất ngon, nhưng nếu như bảo bạn liên tiếp ăn đến mười chén thì bạn liền khổ rồi, thì bạn chịu không nổi, chẳng phải vui biến thành khổ sao? Cho nên vui là giả. Tại vì sao khổ là thật? Bạn không ăn một bửa cơm thì đói rất khó chịu, ba ngày không ăn cơm thì càng khổ hơn, không thể biến thành vui, không thể nói để cho bạn ba ngày năm ngày không ăn cơm thì bỗng nhiên an vui ra, không thể có việc này. Cho nên khổ là thật, vui là giả. Người thanh niên ưa thích khiêu vũ, bảo bạn nhảy đến bảy ngày bảy đêm thì khổ rồi, không chịu nổi! Cho nên vui sẽ biến thành khổ, khổ thì không thể biến thành vui. Người ta dùng roi đánh chúng ta thì khổ, đánh một lần khổ, đánh hai lần càng khổ, càng đánh càng khổ, tuyệt đối không thể nói đánh đến sau cùng thì vui cười ha ha lên, không hề có đạo lý này. Cái gì là thật,cái gì là giả, Phật đã nói cho chúng ta nghe rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo.Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, do đó tư tưởng phải thuần chánh thì vấn đề liền được giải quyết rồi.
Thứ ba gọi là hành khổ. Hành là gì vậy? Hành là thay đổi từng giây, bạn không thể dừng lại. Thí dụ như xả thọ, tâm không có mừng lo, thân không có khổ vui thì tốt, cái cảnh giới này quá tốt. Thế nhưng bạn không giữ được dài lâu, không thể vĩnh viễn giữ lấy, đó gọi là hành khổ. Rõ ràng nhất là người thế gian thường nói không thể giữ được tuổi thanh xuân, đó gọi là hành khổ. Con người mười bảy, mười tám tuổi rất tốt, nhưng không thể mãi mãi giữ lấy mười bảy mười tám, càng ngày càng già yếu đi, không phải là năm sau già hơn năm trước mà bạn phải nên biết ta già đi từng ngày. Loại hiện tượng này gọi là hành khổ.
Sau cùng là thức. Thức tương đối khó giảng, tương đối khó hiểu. Đơn giản mà nói, chính là ở ngay trong cuộc sống thường ngày của bạn, bao gồm tất cả những ấn tượng phức tạp của thiện ác, hiện tại chúng ta gọi là đều rơi vào trong ký ức của bạn, ở trong Phật pháp gọi là A Lại Da Thức. A Lại Da Thức giống như một cái kho vậy, khởi tâm động niệm nghiệp tập chủng tử, toàn bộ đều hàm chứa ở trong đó, đến lúc nào gặp được cơ duyên thì nó liền khởi tác dụng hiện bày ra, muốn dừng cũng không thể dừng. Thí dụ nói, bạn khởi tâm động niệm, tất cả tạo tác, A Lai Da Thức cũng giống như một cái phòng tư liệu của chính bạn, như một kho chứa hồ sơ, cả đời của bạn tạo tác, quá khứ đời đời kiếp kiếp đã tạo, toàn bộ đều có hồ sơ, toàn bộ đều có ghi chép, không hề sót lọt một việc nào. Bạn nói xem, cái thứ này có phiền phức hay không? Không nên cho rằng chúng ta nói hay làm mấy việc người khác không biết,việc ghi chép lại rất chuẩn xác, một chữ cũng không lọt. Bạn nói xem, việc này phiền phức cỡ nào?
Phật nói năm ấm này xí thạnh, xí thạnh là hình dung, giống như lửa cháy rất dữ dội, đây là cội gốc quả khổ của bảy loại trước. Các vị nghĩ xem, nếu không phải là Phật nói cho chúng ta nghe được rõ ràng thì chúng ta làm sao mà biết được. Làm sao Phật biết được? Phật ở ngay trong thiền định sâu thẳm xem thấy được, Ngài xem thấy được kho tư liệu của chúng ta, Ngài thấy qua hồ sơ của chúng ta, chúng ta không cách gì giấu được Phật Bồ Tát. Chỗ này trên kinh nói, phàm hễ là người vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc đều như Như Lai quả địa, đầy đủ thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông, túc mạng thông, những năng lực đó đều hồi phục đầy đủ. Hay nói cách khác, tất cả hồ sơ chúng sanh trong A Lại Da Thứccác Ngài thảy đều có thể xem thấy. Nếu như chúng ta tường tận những chân tướng sự thật này, hiểu được đạo lý này, không những chúng ta không thể làm ác mà khởi lên một niệm ác cũng đều không nên, vì sao vậy? Chúng ta phải làm Phật, Phật là thuần thiện không lỗi lầm, chúng ta làm sao có thể phạm lỗi lầm? Chính mình phải gánh vác trách nhiệm đối với chính mình, nhất định phải làm đến chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.Đạo làm Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật ở trên kinh này nói với chúng ta, thế giới Tây Phương Cực Lạc là xã hội như thế nào? “Chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ”. Chúng ta ngày nay nếu muốn tham gia câu lạc bộ thượng thiện đó, chúng ta chính mình phải chuẩn bị điều kiện thượng thiện.Cho nên, mọi người nếu như muốn quyết tâm cầu sanh Tịnh Độ thì nhất định phải ghi nhớ, khởi tâm động niệm lời nói việc làm quyết định không thể có tổn hại tất cả chúng sanh, không những không thể có những sự tướng tổn hại tất cả chúng sanh mà ngay ý niệm cũng không thể sanh khởi.
Vậy vọng niệm của chúng ta quá nhiều thì phải làm sao? Phật dạy chúng ta niệm Phật. Ý niệm vừa sanh, nếu như ý niệm là ác niệm thì lập tức dùng A Di Đà Phật đem nó hoán đổi lại, nên gọi là “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Giác ngộ không thể trì hoãn, lập tức dùng A Di Đà Phật hoán đổi lại. Nếu như là thiện niệm, ý niệm lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội thì được, quyết định không nên có ý niệm tự tư tự lợi. Có ý niệm này phải mau dùng một câu A Di Đà Phật hoán đổi lại. Cho nên nói chín giới hữu tình, sáu chữ hồng danh thì phổ độ tất cả, đó là “năng cứu nhất thiết chư thế gian”, đó là phổ độ.
Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chỉ giảng đến đây thôi.
A Di Đà Phật!
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 72)
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 211
Hôm nay : 38456
Tháng hiện tại : 689088
Tổng lượt truy cập : 58085506
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.