Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Kinh văn: “Thăng quán đảnh giai, thọ Bồ Đề ký, vi giáo Bồ Tát, tác A Xà Lê, thường tập tương ưng, vô biên chư hạnh, thành thục Bồ Tát, vô biên thiện căn, vô lượng chư Phật, hàm cộng hộ niệm”.
Đoạn Kinh văn này cùng với nghi thức vừa rồi của Thôn A Di Đà rất là tương ưng. Đoạn này là “Thọ ký Phật hộ”, chư Phật hộ niệm. Tu học Phật pháp, mục tiêu sau cùng mà chư Phật Bồ Tát dạy bảo đều không ngoài hy vọng chúng ta thành Phật, nhất là chính ngay trong một đời này làm Phật, hơn nữa còn làm Phật cứu cánh viên mãn. Tôi nghĩ, tuy ngày trước mỗi một vị đồng tu đã từng nghe qua “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh A Di Đà”, cho đến các Kinh luận Đại thừa khác, có thể đã nhiều lần nghe qua những lời nói này, thế nhưng luôn là nghi hoặc, không thể tin tưởng, tin sâu thì càng không thể nói đến, đó là do nguyên nhân gì vậy? Lý này quá sâu, sự quá phức tạp, không phải thường thức phàm phu chúng ta có thể lý giải được, cho nên không thể tin sâu. Không thể tin sâu là hiện tượng rất bình thường. Lần này ở Singapore chúng ta hội họp tại Cư Sĩ Lâm không giống như ngày trước, nền tảng của mười năm trước đây, cho nên ngày nay chúng ta khởi giảng Đại Kinh, chỉ có “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” mới đem sự việc này nói được thấu triệt, nói được tường tận. Việc này đối với chúng ta có sự giúp đỡ rất lớn, khiến cho chúng ta không chỉ sanh khởi tín tâm, mà còn tin sâu, không hoài nghi. Đồng thời chúng ta còn dành ra thời gian một ngày để nói với các vị một cách tường tận về “Kinh Vô Lượng Thọ”, cũng chính là thâm nhập Tịnh Độ, không ngoài làm cho chúng ta đoạn nghi sanh tín, ở ngay trong một đời này đích thực thành tựu Phật quả cứu cánh viên mãn. Duyên phận hy hữu thù thắng như vậy, đúng như trong kệ khai Kinh đã nói: “Trăm ngàn vạn kiếp khó được gặp”, cũng giống như cư sĩ Bàng Tế Thanh đã nói: “Vô lượng kiếp đến nay một ngày hy hữu khó gặp”. Ngày hôm nay chúng ta gặp được, may mắn đến dường nào. Hy vọng chúng ta phải trân trọng nhân duyên hy hữu này, cố gắng nắm giữ, thành tựu đạo nghiệp một đời.
Kinh văn tiếp theo ở phía trước là một đoạn sau cùng ở trong hành môn “Thăng quán đảnh giai, thọ Bồ Đề ký, vi giáo Bồ Tát, tác A Xà Lê”. Chúng ta thấy đoạn Kinh văn này rất giống như khẩu khí của Mật tông. Không sai, đích thực là Mật pháp. Trong bộ Kinh này, Hiển, Mật, Tông, Giáo viên dung. Trong “Kinh Vô Lượng Thọ” bao gồm giáo nghĩa của các tông các phái, đích thực Kinh văn không dài, nhưng rất là viên mãn, rất là hy hữu. Do đây có thể biết, chúng ta có cần phải niệm chú hay học mật không? Không cần thiết, trong Kinh này đều bao gồm hết, mọi thứ đều không kém khuyết, đích thực là đại viên mãn giáo.
“Quán đảnh” là nghi thức của Mật tông thọ ký. Thế nhưng Mật tông quán đảnh phân ra rất nhiều giai đoạn. Ban đầu học Phật, thọ tam quy thì Thượng sư quán đảnh cho bạn. Ban đầu tôi học Phật thọ Tam quy là nhờ Đại Sư Chương Gia truyền thụ, cũng nhận qua nghi thức quán đảnh, nhưng đó chỉ là hình thức mà thôi, rốt cuộc ý nghĩa chân thật của quán đảnh chúng ta không hiểu, Đại Sư cũng không giảng giải tường tận cho chúng ta nghe. Trong nghi thức tuyệt nhiên không có giải thích rõ ràng, bởi vì người nhận quy y một lần có mấy trăm người, số người rất nhiều, thời gian rất thúc bách. Thế nhưng thời gian tôi thân cận Đại Sư nhiều, cho nên vào lúc thân cận có rất nhiều nghi vấn thì thỉnh giáo với Đại Sư Ngài, nhờ sự khai đạo của Ngài. Nghi thức quán đảnh, quan trọng nhất là phải hiểu rõ nội dung của nó. Trong “Mật Tạng Ký Sao” của “Đại Tạng Kinh” có giải thích tỉ mỉ đối với quán đảnh.
“Quán” có ý nghĩa thí dụ cho đại bi hộ niệm, chính là đại từ đại bi, ngày nay chúng ta gọi là gia trì, đại từ bi gia trì, đại từ bi hộ niệm, hoặc giả là người thế gian nói là “đại từ bi bảo hộ”, ý này đều có thể nói được thông. “Đảnh” là cao nhất. Đầu của người là cao nhất. Đảnh đại biểu trong tất cả pháp môn là pháp môn cao nhất, pháp môn thù thắng nhất, đỉnh pháp. Do đây có thể biết, chúng ta đem hai chữ “quán đảnh” này liên kết lại thì liền rõ được ý nghĩa, đó là Phật dùng đại từ đại bi đem đảnh pháp viên mãn nhất thù thắng nhất truyền thụ cho bạn, đó gọi là quán đảnh. Không phải rải vài giọt nước lên trên đầu của bạn thì gọi là quán đảnh, quán đảnh như vậy không ích gì, đó là hình thức biểu pháp. Quan trọng là họ truyền pháp cho bạn. Pháp này đương nhiên là đảnh pháp chí cao vô thượng, bạn đạt được pháp môn này quyết định được tất cả chư Phật hộ niệm, tất cả chư Phật gia trì, giúp đỡ bạn, khiến cho bạn khế nhập đảnh pháp, khế nhập pháp môn quả địa cứu cánh Như Lai, đó mới gọi là quán đảnh. Do đây có thể biết, quán đảnh trên hình thức, trong Hiển giáo của chúng ta quy y trên hình thức, thọ giới trên hình thức đều không đủ tin cậy. Phật pháp phải nói đến thực chất, phải nói chân thật, bạn chân thật chịu làm.
Chỗ này nói “quán đảnh giai”, thực tế mà nói chính là chỉ bổn Kinh này. Làm sao biết được bổn Kinh này là đảnh pháp? Lão cư sĩ Mai Quang Hy ở phía trước bổn hội tập “Kinh Vô Lượng Thọ” có một thiên lời tựa rất dài. Lời tựa này của ông viết rất hay. Trong lời tựa đã từng nhắc đến một đoạn, đó là ông vận dụng ghi chép của đại đức xưa. Thời Tùy Đường, Phật pháp rất hưng thịnh, đó là thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Đại-Tiểu thừa Phật giáo, mười tông phái gần như đồng thời xuất hiện vào thời đại đó. Một số người xuất gia nước ngoài ưu tú đến Trung Quốc du học, trong đó có thành tựu đặc biệt, Nhật Bản có không ít người, Hàn Quốc cũng có không ít. Vào lúc đó Hàn Quốc chưa thống nhất, Hàn Quốc gọi là Tam Hàn, phân ra ba quốc gia. Phía nam Việt Nam có rất nhiều cao tăng đại đức đến Trung Quốc du học. Vào lúc đó họ cũng đã từng thảo luận qua, tỉ mỉ đến nghiên cứu, phân tách là Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời giảng Kinh hơn 300 hội, nói pháp 49 năm, vậy bộ Kinh nào có thể biểu đạt được đầy đủ cả thảy tính chất của Phật pháp? Những đại đức này gần như khẳng định, công nhận “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh” có thể đại biểu cả thảy Phật pháp, gọi là pháp luân căn bản. Các Ngài còn dùng thí dụ để nói, tất cả Kinh đều là quyến thuộc của “Hoa Nghiêm”. Phật pháp cũng giống như một cây to, “Hoa Nghiêm” là gốc, là rễ của một thân cây, ngoài “Hoa Nghiêm” ra, những gì Thế Tôn đã nói trong 49 năm đều là cành lá trên thân cây đó mà thôi. Cành lá không rời khỏi cội gốc, cho nên gọi “Hoa Nghiêm” là pháp luân căn bản. Vậy thì “Hoa Nghiêm” chính là đảnh pháp. Thế nhưng người tu Tịnh Độ vào lúc đó cũng không ít, nhất là có ảnh hưởng rất sâu xa, triều nhà Đường xuất hiện Đại Sư Thiện Đạo. Trong lịch sử Trung Quốc ghi chép, Đại Sư Thiện Đạo là hóa thân của A Di Đà Phật. Trong lịch sử Trung Quốc đã từng nói qua, có ba vị là A Di Đà Phật hóa thân. Đó là chúng ta biết được, còn không biết được thì không biết là có đến bao nhiêu vị. Chúng ta biết được vị thứ nhất là Đại Sư Thiện Đạo, vị thứ hai là Pháp sư Vĩnh Minh Diên Thọ, vị thứ ba là Hòa thượng Phong Can của Chùa Quốc Thanh, ba vị này bộc lộ thân phận. Các vị phải nên biết, chư Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian rất ít bộc lộ thân phận, số người không bộ lộ thân phận thì rất nhiều, cho nên tôi khuyên các vị đồng tu phải sanh tâm cung kính đối với người, nói không chừng bạn xem thường một người nào đó thì người đó lại là A Di Đà Phật hóa thân đến, vậy thì bạn đắc tội rồi, bạn còn có thể vãng sanh hay sao? Thế nhưng lời nói là nói như vậy, vãng sanh vẫn là chiếu theo điều kiện vãng sanh, bạn đắc tội với A Di Đà Phật, A Di Đà Phật nhất định sẽ không trách cứ bạn, điều kiện vãng sanh là đầy đủ tín-nguyện-hạnh. Thế nhưng tóm lại mà nói, chúng ta đối với tất cả mọi người phải bình đẳng cung kính thì mới là đúng pháp. Việc này chúng ta cần thiết phải ghi nhớ. Sức ảnh hưởng của các Ngài rất lớn, nhất là Đại Sư Thiện Đạo, có rất nhiều cao tăng đại đức Nhật Bản đều đã từng thân cận Đại Sư Thiện Đạo, đem Tịnh Độ tông truyền đến Nhật Bản, truyền đến Hàn Quốc. Mãi đến ngày hôm nay, chùa miếu Tịnh Độ tông của Nhật Bản gọi là “Chùa Thiện Đạo”. Vừa xem thấy Chùa Thiện Đạo thì biết nhất định là tu Tịnh Độ, dùng tên húy của Đại Sư Thiện Đạo để đặt tên cho chùa miếu. Họ rất cung kính đối với Ngài Thiện Đạo. Tượng đắp của Đại Sư Thiện Đạo có thể nhìn thấy nhiều nơi ở Nhật Bản. Đệ tử Phật Tịnh tông Trung Quốc chúng ta đã quên mất đi Đại Sư Thiện Đạo, cho nên tham quan du lịch đến Nhật Bản, chúng ta xem thấy được quang cảnh này, trong lòng chân thật sanh tâm hổ thẹn. Tổ sư của chúng ta, người ta tôn kính đối với Ngài đến như vậy, còn chúng ta đã quên mất rồi. Những học trò này duyên sâu đối với Tịnh Độ.
Lại tỉ mỉ tìm hiểu “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, “Kinh Hoa Nghiêm” đến sau cùng làm thế nào mới có thể viên mãn thành tựu, đạt đến đảnh pháp chân thật? Thì ra pháp sau cùng nhất là Bồ Tát Phổ Hiền mười đại nguyện vương cầu sanh Cực Lạc, như vậy mới có thể đạt đến đảnh pháp. Thế là những người này khẳng định “Kinh Vô Lượng Thọ” là đảnh pháp, vì sao vậy? “Kinh Vô Lượng Thọ” là rút gọn của “Kinh Hoa Nghiêm”. Cho nên những cao tăng đại đức lúc đó nói “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” trên thực tế là dẫn đạo bạn quay về Tịnh Độ, cũng giống như Kinh này chúng ta mở ra ba phần vậy, “Hoa Nghiêm”, “Pháp Hoa” là phần tựa, Kinh vãng sanh Tịnh Độ là phần chính, cho nên “Kinh Vô Lượng Thọ” mới là phần chính. Cách nhìn của chúng ta như vậy, “Hoa Nghiêm” là phần tựa, “Kinh Vô Lượng Thọ” là phần chính, “Kinh A Di Đà” là phần lưu thông. Cho nên, cư sĩ Bàng Tế Thanh mới nói “Kinh Vô Lượng Thọ” chính là quyển trung của “Hoa Nghiêm”, “Kinh A Di Đà” là tiểu bổn của “Hoa Nghiêm”, ba bộ Kinh này kỳ thật là một bộ. Bàng Tế Thanh có thể nói ra lời này thật không đơn giản, nếu ông không vào được cảnh giới này thì không thể nói ra được câu này, chân thật là người tái sanh mới có thể nói ra được lời nói này. Chúng ta liền khẳng định “Kinh Vô Lượng Thọ” là đỉnh pháp, thông thường nói “Kinh Hoa Nghiêm”, “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh A Di Đà”, ba Kinh này đều là đỉnh pháp.
Nguyên bản dịch của bổn Kinh này rất nhiều, Kinh Phật từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, số lần phiên dịch nhiều nhất là “Kinh Vô Lượng Thọ”, hiện tại trong “Đại Tạng Kinh” còn lưu lại năm loại nguyên bản dịch. Năm loại nguyên bản dịch này, các tổ sư đại đức ngày trước tỉ mỉ nghiên cứu, phát hiện văn tự bản dịch vào ra rất nhiều, rõ ràng nhất là nguyện văn, bản dịch nhà Hán thì 24 nguyện, đến thời đại Nam - Bắc triều, chúng ta xem thấy bản dịch của Khang Tăng Khải là 48 nguyện, lại xem bản dịch của triều nhà Tống là 36 nguyện. Sự khác biệt này quá lớn, nếu như nguyên bản là 48 nguyện thì không thể nào có thể biến thành 24 nguyện, cũng không thể nào biến thành 36 nguyện, cho nên đại đức xưa tiên đoán, nhất định là căn cứ vào nguyên bản dịch không giống nhau. Cách suy đoán này cũng liền nghĩ ngay đến Thế Tôn năm xưa tuyên giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, giới thiệu Di Đà Tịnh Độ không chỉ một lần. Không như các Kinh điển khác, Thích Ca Mâu Ni Phật cả đời chỉ giảng qua một lần, không giảng qua lần thứ hai. Hiện tại xem qua năm loại nguyên bản dịch, có thể khẳng định Thích Ca Mâu Ni Phật chí ít đã từng giảng qua ba lần. Còn có bảy loại nguyên bản dịch bị thất truyền, nếu như những bản đó còn thì có thể còn có nhiều hơn, nói rõ Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời đã nhiều lần tuyên giảng, đã dốc hết sức để giới thiệu pháp môn Tịnh Độ. Bởi vì nhiều lần tuyên giảng nên trong mỗi một quyển có nhiều ít không đồng, cho nên mới có hội tập là cần thiết, mang lại cho sơ học chúng ta rất nhiều thuận tiện. Bổn hội tập rất nhiều tiện lợi cho sơ học chúng ta.
Bổn hội tập sớm nhất là của cư sĩ Vương Long Thư, hội tập lần thứ hai là của cư sĩ Ngụy Mặc Thâm, Lão Hạ Liên Cư là hội tập lần thứ ba, càng về sau thì thù thắng hơn trước, bổn hội tập sau này tốt hơn so với bổn trước đây, hội tập được rất thù thắng. Đây là chúng ta nhận biết cái gì là đảnh pháp. Sau khi nhận biết “Kinh Vô Lượng Thọ” là đảnh pháp, chúng ta đem Kinh này đọc qua một lượt từ đầu đến cuối chẳng phải là mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai quán đảnh cho bạn một lần hay sao? Đó là thật quán đảnh, không phải là quán đảnh giả, còn thù thắng hơn nhiều so với Thượng sư rảy nước quán đảnh. Chúng ta phải tường tận, bạn đọc qua một lần là tiếp nhận một lần quán đảnh của chư Phật Như Lai, đọc hai lần là quán đảnh hai lần, một ngày đọc ba lần thì một ngày bạn được chư Phật Như Lai quán đảnh ba lần, phước báo này của bạn còn có ai sánh được với bạn? “Kinh Vô Lượng Thọ” quá dài, không quan hệ gì, niệm “Kinh A Di Đà” cũng như vậy, tụng một lần chư Phật Như Lai quán đảnh cho bạn một lần, “Kinh Di Đà” ngắn mà, mỗi một ngày tụng mười biến thì Phật quán đảnh cho bạn mười lần, bạn còn có thể không khai ngộ sao? Cho nên, “thăng quán đảnh giai” chính là thọ trì một bộ Kinh này, y theo phương pháp lý luận của một Kinh này mà tu học liền đưa bạn lên đến “Quán đảnh giai”. Trong quả vị của Bồ Tát, quán đảnh pháp vương tử là người thế nào? Là Bồ Tát Đẳng Giác. Xả bỏ pháp môn Tịnh Độ thì cái quán đảnh giai đó là khả vọng mà bất khả cập, chúng ta nghe rồi ngưỡng vọng mà thôi, ai có thể trong một đời thành tựu? Là việc không thể nào, bạn ở ngay trong một đời có thể chứng được Biệt Giáo Sơ Địa Bồ Tát thì đã không tệ rồi. Biệt Giáo Sơ Địa thì kiến tư phiền não đoạn rồi, trần sa phiền não đoạn luôn, vô minh phá một phẩm, chứng một phần pháp thân, siêu việt mười pháp giới, chứng Phát Tâm Trụ, ở trong thập trụ, Viên giáo thập trụ “Phát Tâm Trụ”, Biệt Giáo Sơ Địa “Hoan Hỷ Địa” (Hoan Hỷ Địa của Biệt giáo chính là phát tâm trụ của Viên giáo), rất khó rất khó. Thế nhưng sau khi chứng được vị thứ này, nếu bạn đem bốn mươi mốt phẩm vô minh đoạn tận, đạt đến Quán đảnh giai viên mãn, thì như trên Kinh đã nói, còn phải trải qua ba A Tăng Kỳ kiếp mới thành Phật. Ba A Tăng kỳ kiếp thành Phật không phải nói chúng ta, mà là nói Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, Biệt Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Chúng ta thành Phật, thực tế mà nói, “Kinh Hoa Nghiêm” nói vô lượng kiếp, không cách gì tính đếm. Thế nhưng nếu như bạn rất may mắn, duyên phận của bạn rất tốt, nếu như gặp được pháp môn Tịnh Độ, gặp được pháp môn vãng sanh thì bạn thật là may mắn, bạn ở ngay trong một đời này liền có thể “thăng quán đảnh giai”.
Ngày nay chúng ta ở đạo tràng này, đạo tràng này có thể nói là một đạo tràng thù thắng nhất thế gian hiện tại này. Chúng ta quyết định không phải chính mình đang khoa trương, chính mình đang tán thán chính mình. Chúng ta suốt năm giảng đệ nhất Kinh Tịnh Độ không gián đoạn, các đạo tràng khác trên thế giới không có, nếu có thì cũng không phải giảng mỗi ngày, không phải giảng suốt năm không gián đoạn. Không chỉ là giải môn, chúng ta còn đặc biệt chú trọng hành môn. Đại Sư Thanh Lương nói cho chúng ta “Tín-Giải-Hành-Chứng”, bốn chữ này chúng ta đều làm được, chúng ta đều xem trọng bốn chữ này, không phải nghiêng về giải môn mà không xem trọng hành môn, cũng không phải nghiêng về hành môn mà xem thường giải môn, chúng ta làm là giải hành tương ưng. Đạo tràng như vậy ở thế gian này có lẽ cũng có, nhưng tôi chưa thấy qua, tôi cũng chưa nghe nói qua. Ngày nay chúng ta chính mắt thấy được chính là đạo tràng này. Như vậy mới biết được, phước báo của chúng sanh khu vực này lớn bao nhiêu. Không thể nghĩ bàn! Đạo tràng xây dựng ở khu vực này, khu vực này liền được chư Phật hộ niệm, liền được long thiên thiện thần bảo hộ. Chúng ta ở trên “Kinh Hoa Nghiêm” đang đọc đến đạo tràng thần, Túc Hành Thần, Kim Cang Thần, họ không hộ trì nơi đây chúng ta thì họ đến nơi nào để hộ trì? Chúng ta chính là đối tượng hộ trì của họ. Ngày nay chúng ta khởi tâm động niệm, tất cả hành trì tương ưng với Đại Kinh, đó là sự thật. Cho nên phải nhận biết rõ ràng, đây là đỉnh pháp của chư Phật Như Lai, pháp môn chí cao vô thượng. Không chỉ là pháp môn Tịnh Độ là đỉnh pháp của Thích Ca Mâu Ni Phật đã truyền, mà mười phương tất cả chư Phật Như Lai cũng đều cùng đồng truyền thọ đảnh pháp này. Làm sao biết được? Trong bổn Kinh, Thế Tôn nói với chúng ta, Thế Tôn Ngài tán thán đối với A Di Đà Phật là “Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”. Các vị phải biết, tán thán của Thích Ca Mâu Ni Phật đại biểu tán thán của mười phương tất cả chư Phật, Thích Ca Mâu Ni Phật khẳng định A Di Đà Phật là “vua trong các Phật” cũng chính là nói rõ tất cả chư Như Lai đều khẳng định A Di Đà Phật là vua trong các Phật. Ngày nay chúng ta phát tâm làm đệ tử của A Di Đà Phật, quang vinh vô thượng, tất cả chư Phật xem thấy chúng ta đều phải tôn kính đến ba phần. Vì sao vậy? Đệ tử Di Đà vinh dự đến như vậy, họ kính thầy của chúng ta thì cũng tôn kính học trò của thầy. Đây là đạo lý nhất định. Cho nên chúng ta phải làm một đệ tử Di Đà chân chính, không nên làm đệ tử giả hiệu. Nếu bạn mạo nhận đệ tử Di Đà thì vấn đề liền nghiêm trọng, thần hộ pháp sẽ không tha thứ cho bạn. Nếu bạn chân thật là đệ tử của Di Đà thì chư Phật đều cung kính đối với bạn, vì sao chúng ta không là một đệ tử chân thật của Di Đà?
Đệ tử chân thật của Di Đà phải làm thế nào? Mỗi ngày phải nhận quán đảnh của A Di Đà Phật, mỗi ngày bạn phải đọc Kinh (đọc Kinh chính là quán đảnh), ngày ngày phải đọc câu Phật hiệu này. Nếu đến niệm Phật đường để niệm Phật, tôi khuyên đồng tu có thời gian nên đến niệm Phật đường này để niệm Phật. Vì sao vậy? Ở trong nhà niệm Phật không phải như nhau sao? Xin nói với các vị, các vị ở nhà niệm Phật không như ở đây niệm Phật, hoàn toàn không như nhau, vì sao? Niệm Phật đường trong nhà bạn không có chư Phật đang ở đó niệm Phật, ở niệm Phật đường này có Phật đang ở đây niệm Phật, bạn đi đến nơi đây, nhờ vào không khí của Phật Bồ Tát thì làm sao như nhau được? Nếu như dùng cách nói của người hiện tại, chính là nói từ trường trong nhà bạn và từ trường nơi đây không như nhau. Từ trường ở nơi đây là thế gian đệ nhất thù thắng không gì bằng, người thông thường chúng ta gọi là không khí không như nhau. Ở nơi đây đích thực là không khí chánh pháp Như Lai, các vị ở nơi đây niệm Phật đích thân sẽ cảm nhận được. Hiện tại niệm Phật đường đã lót lại thảm mới, hiển lộ trang nghiêm không gì bằng. Buổi chiều hôm qua tôi có đi xem qua, rất là hoan hỉ. Khi bước vào niệm Phật đường này chính là “thăng quán đảnh giai”, niệm Phật đường này chính là “quán đảnh giai”, giảng đường này chính là “quán đảnh giai”. Đã thăng quán đảnh giai thì “thọ bồ đề ký”. Thọ bồ đề ký là gì? Là thọ ký thành Phật, cũng chính là nói với chúng ta là “bạn quyết định thành Phật”. Cho nên bạn đến giảng đường này, đến niệm Phật đường này khẳng định bạn quyết định vãng sanh bất thoái thành Phật. Cho nên đạo tràng này là đạo tràng thành tựu chư Phật Như Lai, ắt được chư Phật Như Lai gia trì, đạo lý chính ngay chỗ này.
Phía sau hai câu trên đề đã nói: “Thị giáo”. Thị là thị hiện, giáo là giáo hóa, mô hình thị hiện giáo hóa chúng sanh, kiểu dáng thị hiện giáo hóa chúng sanh. Kiểu dáng này là gì vậy? “Làm A Xà Lê”, chính là tổng đề mục mà hiện tại chúng ta giảng Kinh. Tổng đề mục chúng ta đã làm rồi, nhưng vẫn chưa treo lên. Tương lai sẽ treo hai bên đối liểng: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm”. “A Xà Lê” chính là bậc thầy mô phạm (A Xà Lê là tiếng ấn Độ), tư tưởng của họ, lời nói của họ có thể làm mô phạm mẫu mực cho đại chúng xã hội thì gọi là A Xà Lê. A Xà Lê chúng ta dịch là “quỹ phạm sư”, quỹ là quỹ đạo, hành trì của họ có thể làm mô phạm cho chúng ta. Ý nghĩa của câu nói này rất sâu. Trong tất cả Kinh luận Phật thường hay nói với chúng ta, trong mỗi bộ Kinh luận chúng ta đều xem qua rất nhiều lần đối với những lời giáo huấn này, ấn tượng rất là sâu sắc, Phật dạy chúng ta “thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”, tám chữ này chính là ý nghĩa này. Chúng ta học Phật rồi, được công đức lợi ích thù thắng của Phật pháp, quyết định không thể nói ta được lợi ích thì được rồi, không hề nghĩ đến quần chúng xã hội rộng lớn, không hề nghĩ đến tất cả chúng sanh sáu cõi ba đường. Chỗ này cùng nguyện vọng của Phật, cùng giáo huấn của Phật không hề tương ưng. Phật dạy chúng ta thọ trì, đó là việc của chính chúng ta. “Thọ” là Phật đã dạy bảo chúng ta, tất cả đạo lý, phương pháp lý luận chúng ta phải tường tận, phải tiếp nhận; những cảnh giới mà Phật giảng cho chúng ta nghe, chúng ta phải khế nhập, như vậy mới có thể được thọ dụng chân thật, đó là thọ trì.
Sau khi “thọ trì” thì “đọc tụng”. Vừa rồi tôi mới nói, bạn đọc tụng một biến chính là bạn nhận được chư Phật Như Lai quán đảnh một lần, đó là tự lợi. Đọc tụng tốt nhất là ra tiếng, công đức đọc ra tiếng lớn hơn nhiều so với đọc không ra tiếng. Công đức đọc ra tiếng ở đâu vậy? Đọc để cho người khác nghe, để cho người chưa tiếp xúc Phật pháp nghe được bạn đang đọc Kinh. Bạn đọc Kinh thì phải đọc từng chữ rõ ràng, cường điệu âm thanh vui tai, phải làm cho người nghe sanh tâm hoan hỉ, nghe được rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, sau khi họ nghe rồi sẽ giác ngộ. Có một số đồng tu tâm tình nóng vội, đọc Kinh rất nhanh, nghe nói một bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” từ đầu đến cuối chỉ nửa giờ đồng hồ thì họ đã đọc xong rồi, khi tỉ mỉ lắng nghe thì một chữ cũng không thể nghe được rõ ràng. Cách đọc tụng này chỉ có thể nói là tự lợi, không thể lợi tha. Cho nên đọc Kinh từng chữ rõ ràng, phải nên biết đọc Kinh từng chữ rõ ràng, phải nên biết đọc Kinh là lợi tha. Tự lợi là nhắc nhở chính mình không nên quên đi giáo huấn của Phật, phải y giáo phụng hành. Đọc được rõ ràng, đọc được tường tận để người khác nghe. Bạn nói: “Chung quanh tôi không có người nào”, không có người nhưng có quỷ thần, có chúng sanh mà mắt thịt chúng ta không thể nhìn thấy được, ngày nay chúng ta gọi là chúng sanh vô hình, nhiều hơn rất nhiều lần so với chúng sanh mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được. Bạn đọc Kinh cho họ nghe, họ nghe rồi có được thọ dụng, quỷ thần học Phật, quỷ thần hộ pháp, thiên hạ liền thái bình. Phải nên biết, động loạn của xã hội chúng ta là quỷ thần loạn trước. Sau khi quỷ thần loạn rồi, chúng ta muốn cho xã hội an định là việc vô cùng khó. Nếu muốn xã hội an định, trước tiên phải làm cho quỷ thần an định. Nếu muốn những quỷ thần này an ổn thì phương pháp tốt nhất chính là đọc Kinh, cho nên trong đọc tụng ý nghĩa quan trọng nhất là phải độ những chúng sanh vô hình này, làm tăng thượng duyên nghe pháp cho họ.
Tiếp theo là “vì người diễn nói”. Đối tượng này đã nói rõ ràng rồi, đây là đối với người, đối với chúng sanh hữu tình. Có thể thấy được đọc tụng là đối với chúng sanh vô tình, diễn nói mới là đối với chúng sanh hữu tình. Đối với người thì phải biểu diễn. Biểu diễn là y giáo phụng hành, phải đem tất cả lời giáo huấn trong Phật Kinh thực tiễn ngay trong cuộc sống chúng ta, thực tiễn ngay trong công việc, thực tiễn ngay trong đối nhân xử thế tiếp vật. Như trên Kinh nói, những gì Phật dạy cho chúng ta thì chúng ta nhất định phải làm, nỗ lực chăm chỉ mà làm; những việc nào không được làm thì chúng ta nhất định không được làm. Như phía sau Kinh văn đã nói, trong hành môn, cương lĩnh quan trọng nhất có ba câu, những thứ khác đã nói đều là những mục nhỏ, những việc vụn vặt.
Cương lĩnh quan trọng nhất cho người tu hành, điều thứ nhất Phật nói là “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, phải làm cho được. Thân - khẩu - ý ba nghiệp, Phật không nói thứ tự thân - khẩu - ý, mà cái thứ nhất là “khẩu”. Khẩu tạo nghiệp rất dễ dàng, khẩu tạo nghiệp đáng sợ nhất, các vị đọc qua “Kinh Địa Tạng”, tạo khẩu nghiệp thì tương lai đọa địa ngục cắt lưỡi, địa ngục cày lưỡi. Bạn xem các địa ngục đó, có rất nhiều địa ngục đều là quả báo do nghiệp nhân của khẩu nghiệp mà ra. Vọng ngữ, hai chiều, ác khẩu, thêu dệt rất dễ dàng phạm phải, cho nên người chân thật tu hành, tương lai ở niệm Phật đường này, chân thật bước vào niệm Phật đường thì thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, bao gồm tất cả ý niệm đều buông bỏ, chỉ có một niệm “A Di Đà Phật” thì bạn nhất định thành công, mới gọi là chân thật “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”. Chúng ta cũng không cần phải hỏi cách tu như thế nào, bạn chỉ là một lòng một dạ chuyên niệm A Di Đà Phật thì điều này bạn liền làm được rồi, không nên khởi vọng tưởng tiếp nữa. Hiện tại còn có một loại người không chỉ chính mình khởi vọng tưởng, mà còn phái một số người đi nghe ngóng người khác, vọng tưởng này sẽ càng lớn, càng sai lầm. Bạn học Phật như vậy, học đến sau cùng đọa vào A Tỳ Địa ngục. A Tỳ Địa ngục có rất nhiều địa ngục lớn nhỏ, đều là nơi bạn nhận quả báo. Trên đề Kinh của bổn Kinh hiển thị ba cương lĩnh lớn để chúng ta tu hành là “Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác”. Nếu mỗi ngày bạn biết nhiều sự việc đến như vậy thì tâm của bạn làm sao có thể được thanh tịnh? Người xưa dạy chúng ta: “Biết nhiều việc thì phiền não nhiều”. Bạn muốn biết nhiều việc đến như vậy để làm gì? Còn phải phái người đi nghe ngóng, bạn nói xem, có đáng lo không? Đại khái sau khi nghe ngóng thì nghiên cứu làm thế nào đối phó, phiền não này sẽ càng lớn, đó là giữ tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi, hơn nữa đều là tạo ra địa ngục ba đường, rất là đáng sợ. Chúng ta giác ngộ chính là phải từ ngay chỗ này mà tỉnh ngộ ra. Việc của người khác không liên quan gì với ta, ta nghe ngóng họ để làm gì? Ta quản họ để làm gì? Cho nên Thiền tông Lục Tổ Đại Sư Huệ Năng nói rất hay: “Nếu là người chân chính tu hành thì không thấy lỗi thế gian”. Không phải thế gian không có lỗi lầm, mà là họ quan tâm chính mình còn không kịp, làm gì có thời gian để đi quản người khác. Vậy thì phải dùng cách nhìn thế nào để xem người khác? Vừa rồi tôi nói qua, dùng cách nhìn của Phật để xem người khác, chúng ta xem người khác thảy đều là chư Phật Như Lai thị hiện, họ hành thiện thị hiện ra dáng vẻ thiện cho ta xem, họ làm ác là họ thị hiện dáng vẻ ác để cho ta xem, họ đều là chư Phật Như Lai, họ thảy đều không có lỗi. Lỗi lầm ở đâu vậy? Ta thấy rồi khởi tâm động niệm thì là tạo tội nghiệp; ta thấy cảnh giới tốt thì khởi tâm tham, nhìn thấy cảnh giới ác thì khởi tâm sân hận thì ta tạo nghiệp, họ không tạo nghiệp, họ là chư Phật Như Lai. Chúng ta hoàn toàn dùng loại tâm trạng này, tâm trạng chân thành để tu tập, chúng ta ngay trong một đời này nhất định thành Phật, đúng như đã nói, trong cái nhìn của Phật xem tất cả chúng sanh đều là chư Phật Như Lai. Ngày nay chúng ta phải học theo chiêu này, đây là cao chiêu. Trong cái nhìn của Bồ Tát xem thấy tất cả chúng sanh đều là Bồ Tát, người thiện xem thấy tất cả chúng sanh đều là người thiện, người ác xem thấy Phật Bồ Tát cũng là người ác. Đạo lý này chúng ta phải nên hiểu, đạo lý này chính là cảnh tùy tâm chuyển. Vì sao chúng ta không dưỡng tâm Phật của chúng ta? Chúng ta chính mình vì sao không rõ Phật tánh của chính mình?
“Vì người diễn nói” là diễn điều này. Ngày nay người thế gian xem thấy cái này không đúng, nhìn thấy cái kia cũng không đúng, chúng ta xem thấy tất cả chúng sanh đều là Phật Bồ Tát, cung kính bình đẳng, đó chính là tu hạnh Phổ Hiền. Quyển Kinh vừa mở ra là“Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền Đại Sĩ chi đức”, đó là đệ tử Di Đà chân chính, cho nên phải vì người diễn nói. Đây chính là nói, chúng ta phải làm gương cho đại chúng thông thường, đặc biệt phải làm tấm gương cho người tu hành, phải làm thật, đó mới gọi là A Xà Lê. Làm A Xà Lê là để dạy Bồ Tát, để dạy người tu hành, hoặc giả là để dạy cho tất cả chúng sanh giác ngộ. Bồ Tát chính là giác ngộ, chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ đó gọi là “vì dạy Bồ Tát”. Làm thế nào giúp đỡ? Chính mình làm tấm gương, chính mình làm mô phạm. Phải làm thật. Làm thật như thế nào? Một câu phía sau đã nói ra: “Thường tập tương ưng vô biên chư hạnh”. “Hành” là hành vi đời sống, vi tế là khởi tâm động niệm, thô thì lời nói, hành động tạo tác, đó là hành vi. Hành vi phải tương ưng với điều gì? Tương ưng với tự tánh, tương ưng với tánh đức, vậy thì tâm hạnh của bạn chính là hạnh Phật, hạnh Bồ Tát chân chính.
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 37)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 126
Hôm nay : 34871
Tháng hiện tại : 514300
Tổng lượt truy cập : 56575999
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.