Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Kinh Vô Lượng Thọ

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 304)

Thứ hai - 22/08/2016 12:19

Đạt được sự cứu cánh viên mãn, đó là cảnh giới của quả địa Như Lai. Đến lúc đó mới nói Phật Phật đạo đồng. Tại sao vậy? Vì các Ngài đạt được viên mãn rồi. Bồ Tát Đẳng Giác vẫn chưa được viên mãn. Bồ Tát Đẳng Giác so với Bồ Tát Đẳng Giác vẫn có những chỗ không như nhau, bởi vì các Ngài ngộ nhập vô lượng vô biên nghĩa lý, các Ngài ngộ nhập hoàn toàn không như nhau. Có vị ngộ ở chỗ này, có vị ngộ ở chỗ kia, tuy đều đạt đến Đẳng Giác rồi mà vẫn không như nhau. Đến quả địa Như Lai thì mới hoàn toàn như nhau. Cho nên đạo lý này, người thật sự có dụng công thì không có gì khác hơn phải học được thật sự buông bỏ. Buông bỏ, chúng tôi cũng đã nói với chư vị đồng tu rất nhiều lần, phải buông xuống sự việc đối lập ở trong tâm. Từ ở chỗ này mà bắt đầu. Không đối lập với mọi người, không đối lập với tất cả mọi vật. Sau khi bạn buông bỏ được sự đối lập rồi, thì sự mâu thuẫn ở trong tâm bạn tự nhiên sẽ mất đi, như vậy mới có thể đạt được sự nhất tâm. Nhất tâm chính là chân tâm. Nhị tâm là ý niệm, bạn vẫn còn khởi ý niệm. Nhị tâm là vọng tâm, không phải là chân tâm. Điều này nói thì dễ, làm thì không dễ. Hiện nay đối với người thông thường mà nói, ít ra phải công phu ba mươi năm, các bạn công phu ba mươi năm có thể đạt đến cảnh giới ưu việt hơn tôi, tôi không bằng bạn. Tôi học Phật đến năm nay là năm mươi hai năm. Cho nên không phải là một chuyện dễ. Nếu kiên nhẫn miệt mài, nếu chăm chỉ nỗ lực, nếu chịu đựng được khảo nghiệm, vậy là ở thế gian này, sự giày vò của nhân sự, tai họa của thiên nhiên, sự học tập vất vả đều là khảo nghiệm. Nếu bạn đi qua hết các cửa thì mới có được niềm vui, mới có thể thể hội được pháp hỷ sung mãn. Bạn không đi qua được thì lập tức sẽ bị thoái chuyển, thậm chí còn bị đọa lạc. Người bị đọa lạc thì nhiều, người thật sự vượt qua cửa ải không nhiều. Điều này giống như sự thông thường của thế gian, cũng giống như cuộc thi đấu trong thể thao vậy, cuối cùng có thể vượt qua tất cả chướng ngại, bạn mới có thể đạt được quán quân.

Thuyết pháp, hôm qua đã nói với quý vị khổ, không, vô thường, vô ngã, đây là Pháp Tiểu Thừa; sáu Ba La Mật là pháp Đại Thừa. Từ Tiểu Thừa đến Đại Thừa thì hết thảy tất cả Phật pháp bao gồm ở trong đó, cho nên đi đến Thế giới Cực Lạc tốt. Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện đã nói: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, đến được Cực Lạc Thế giới mới thật sự có đủ. Thứ nhất là bạn có đủ thời gian. Sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc mọi người đều là vô lượng thọ, có đủ thời gian. Không giống như ở nơi đây thời gian có giới hạn, có được mấy người có thể sống đến một trăm tuổi? Rất là ít. Cổ nhân có nói: “Người sống đến bảy mươi tuổi xưa nay hiếm”, người có thể sống đến bảy mươi tuổi không nhiều. Nếu như chúng ta tỉ mỉ quán sát chung quanh, người thân, bạn bè, bạn học, đồng nghiệp của chúng ta, những người rất quen thuộc, khi còn trẻ sống với nhau, khi đến bảy mươi tuổi, hãy xem còn được mấy người? Hai phần ba là không còn nữa rồi. Tự bản thân tôi nghĩ, những người bạn của tôi khi tôi còn nhỏ, còn thanh niên, hiện nay khoảng sáu, bảy phần mười đều không còn nữa. Nghĩ đến những chuyện này thì cảm thấy xót thương vô cùng. Đời người khổ đau, ngắn ngủi, cho nên thời gian là quý báu hơn tất cả. Cổ nhân thường xuyên động viên chúng ta, một chút thời gian cũng đáng quý, một chút thời gian đều phải biết trân quý. Đạo lý là ở chỗ này. Cho nên bất luận là pháp thế gian hay Phật pháp, có thể làm cho con người trở nên thành tựu xuất sắc, không có thứ gì khác là họ luôn sử dụng thời gian có ý nghĩa, họ không lãng phí thời gian, họ không để thời gian trôi qua vô ích, cuộc sống của họ rất là phong phú.

“Khổ, không, vô thường, vô ngã”, ở trong chú giải của Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ có giải thích tóm lược. Ông nói đó là bốn loại tướng của khổ đế ở trong pháp Tứ Diệu Đế. Ở trong “Câu Xá Luận” có nói: “Đãi duyên cố phi thường”, đây là vô thường. Tại sao là vô thường? Đây là nói tất cả vạn pháp. Bốn câu này xác thực là chúng tôi cũng thấy khó hiểu, người thật sự hiểu được không có mấy người. Đó chính là tất cả pháp đều là duyên sanh, duyên không có đủ thì nó không thể hiện tiền. Khi duyên tựu thì hiện hành, khi duyên tán thì cái tướng này sẽ bị diệt. Duyên tựu, duyên tán cho nên nó là vô thường.

Thế Tôn nói với chúng ta, thế giới này là nhất hợp tướng. Hiện nay những nhà thiên văn học vào mỗi buổi tối, nhìn vào trong kính viễn vọng thấy các ngôi sao trên bầu trời, thật sự là thế giới vô thường, hầu như mỗi ngày đều nhìn thấy có ngôi sao mất đi, nổ tung ra, tiêu hủy mất; cũng phát hiện ra mỗi ngày đều có ngôi sao mới. Đây là nói thế giới, thế giới vô thường. Cho nên chúng ta biết được (điều này là do các nhà khoa học khẳng định và nói với chúng ta), một ngày nào đó Thái Dương Hệ sẽ bị hủy diệt. Thế nhưng đừng sợ, chắc chắn chúng ta sẽ không gặp được, vì thọ mạng của chúng ta không đủ dài, nhất định là không gặp được. Mặt trời là một quả cầu lửa, nó đang cháy ở chỗ đó, ánh sáng và sức nóng này chính là nó đang cháy mà sanh ra, những nhiên liệu ở trong cái tinh cầu đó sẽ bị đốt cháy hết, không phải là đốt không hết nhiên liệu, nhất định là nó sẽ cháy hết. Ở trong bầu trời có rất nhiều hành tinh, nhìn thấy ánh sáng màu sắc của ngôi sao này biến thành màu đỏ là nó sắp cháy hết rồi, nó đang cháy rất dữ dội, ánh sáng màu xanh, đến khi ánh sáng biến thành màu đỏ thì ngôi sao đó sắp bị diệt vong, nó sắp bị vỡ tan. Cho nên thế giới vô thường.

Mấy năm trước đây, tôi thường xuyên nghe thế gian này sẽ có tai nạn rất lớn, nói rằng ở miền Đông và Tây nước Mỹ bị nhận chìm trong nước biển, Nhật Bản cũng sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Tôi đang ở Mỹ, có mua đất ở vùng đó, họ nghe lời dự báo đã vẽ hình khu vực đó. Khu vực đó xem rất là đáng sợ. Âu Châu có khoảng tám phần mười diện tích sẽ bị chìm trong nước biển. Ở dưới biển cũng có những lục địa mới nổi lên mặt nước, biển xanh thành nương dâu. Đây là tai nạn lớn. Chúng ta có gặp phải tai nạn này không? Cũng rất khó. Tại sao vậy? Trong dự ngôn có nói, thế giới này bị chìm ngập trong nước đại khái là vào khoảng năm 2.100. Hay nói cách khác, nếu chúng ta sống được một trăm năm nữa thì mới gặp tai nạn này. Nếu bạn sống không được một trăm năm nữa thì bạn sẽ không gặp được hiện tượng này. Tai nạn lớn không gặp được, tai nạn nhỏ cũng không thể tránh khỏi.

Hôm nay, có một đồng tu tặng cho tôi một quyển sách “Mật Mã Thánh Kinh”. Quyển sách này trước đây tôi đã xem qua rồi. Quyển sách này rất hay, cũng là sách dự ngôn. Ở phía sau của mỗi một đoạn đều khuyên mọi người, nếu như tâm con người có thể chuyển ác thành thiện thì tai nạn này có thể hóa giải được, có thể giảm nhẹ, có thể kéo dài thời gian. Mỗi câu nói đều rất sinh động, đều là linh động, không có nói một cách cứng nhắc. Hay nói cách khác, lời nói đó tương ưng với đạo lý của Phật pháp. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Chúng ta tu học Phật pháp Đại Thừa, nếu bạn thật sự hiểu được câu nói này thì bạn sẽ được đại tự tại, tiền đồ của bạn là một màu sáng lạn. Tại sao vậy? Là từ tâm tưởng sanh. Ý nghĩ tốt nhất là gì? Là nghĩ đến Phật. Nghĩ đến Phật thì bạn sẽ thành Phật. Nghĩ đến Bồ Tát thì bạn thành Bồ Tát. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Nếu như nghĩ đến tài sắc danh thực thùy thì địa ngục liền hiện tiền. Thiên đường, địa ngục từ chỗ nào mà ra? Là do chính bạn nghĩ ra, không phải là từ nơi khác đến. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm vốn là không có những thứ này. Nguồn gốc của thế giới này là gì? Là Nhất Chân Pháp Giới. Trong “Kinh Hoa Nghiêm”, chúng ta thấy được Thế giới Hoa Tạng chính là nguồn gốc của thế giới này, không may cho chúng ta chỉ vì một niệm bất giác mà bị vô minh, mới bị đọa lạc đến khổ đau, nên đem Nhất Chân Pháp Giới biến thành mười pháp giới. Trong mười pháp giới không may lại biến thành lục đạo, lục đạo lại biến thành tam đồ. Bạn nói xem, có gay go hay không? Cả thảy đều là do tâm tưởng sanh. Cho nên ở trong Kinh Phật thường hay nói với chúng ta, vọng tưởng quá nhiều, vô lượng vô biên.

Sự vọng tưởng quan trọng nhất là điều gì? Nhân tố đầu tiên ở trong mười pháp giới, Phật nói địa ngục là sân hận, đố kỵ. Mỗi ngày, nếu bạn thường xuyên có cái ý niệm sân hận này, bản thân bạn phải biết, tương lai bạn sẽ đi về đâu? Đi đến địa ngục. Không phải là người khác đi, nói điều gì, Diêm vương, phán quan cùng với bạn là không có liên quan gì, tự bản thân mình đi, là do tự mình biến hiện ra, tự làm tự chịu.

Đường ngạ quỷ là do tâm tham. Bạn nên chú ý, không chỉ là tham thế gian pháp, học Phật mà tham Phật pháp vẫn bị đọa vào đường ngạ quỷ. Đường ngạ quỷ là tâm tham. Không phải nói bạn thay đổi đối tượng tham là không có gì, nếu như tâm tham nặng thì cả thảy phải đi vào đường ngạ quỷ. Nhưng bạn chỉ tham Phật pháp thì đi vào đường ngạ quỷ vẫn có một chút phước báu. Đây là sự thật. Tâm tham biến thành ngạ quỷ. Đối tượng bạn tham là thiện pháp thì trong đường ngạ quỷ là quỷ thiện, có chút ít phước báu. Bạn tham ác pháp thì bạn vào đường ngạ quỷ là quỷ đói, rất là khổ sở. Đạo lý là như vậy. Cho nên không thể tham Phật pháp. Phật pháp dạy chúng ta đoạn tham sân si, có đạo lý nào trong Phật pháp làm cho khởi tham sân si đâu? Điều này sai rồi, sai lầm quá trầm trọng.

Tôi học Phật nhiều năm như vậy, đã gặp qua một số Pháp sư tham ái Phật pháp. Họ tham cái gì? Tham tượng Phật, chuyên môn ưa thích sưu tập tượng Phật cổ, những tượng Phật vào đời Tống, vào đời Đường, vào đời Hán, đồ cổ rực rỡ đủ loại. Niệm Phật đường nhỏ của chính mình bình thường thì khóa cửa lại, không cho người vào bên trong, gặp tôi thì rất lễ độ, mở mấy cái ổ khóa, dắt tôi đi xem mấy tượng Phật này. Tượng Phật rất nhiều, làm bằng nhựa dẻo, làm bằng gỗ, cũng có tượng làm bằng kim loại, nhưng nhiều nhất là tượng làm bằng gỗ. Điều này không tốt. Bởi vì hàng ngày đều nghĩ đến những vật này, sau khi họ chết đi sẽ tái sanh vào đâu? Họ không thể rời bỏ được những vật này. Vậy là tôi phát hiện ra được, ở trong tượng Phật bằng gỗ này, chuột đến làm ổ ở trong đó. Ở trong Phật đường đó có chuột, có gián, có kiến, tôi liền biết được sau khi họ chết thì nhất định sẽ đi đến chỗ này. Tại sao vậy? Họ không nỡ rời xa tượng Phật, không rời bỏ được những món đồ của họ. Bản thân họ không giác ngộ. Nếu họ muốn học Phật được thành tựu, thì những vật này cả thảy đều phải bỏ đi, họ mới thành tựu được, mới giải thoát được.

Người ưa thích học giáo, ham thích Kinh sách, Kinh sách phải đi tìm bản cổ, bản điêu khắc bằng gỗ, ưa thích sưu tập những vật này. Thời gian cất giữ những vật này quá lâu sẽ sinh ra sâu mọt. Pháp sư sau khi chết rồi đều tái sanh thành sâu mọt.

Từng chút từng chút một, chúng ta không thể không để ý, chúng cùng với chúng ta quan hệ rất mật thiết. Cho nên hai câu nói ở trong “Kinh Kim Cang” thường phải dán trước mặt: “Pháp còn phải xả, hà huống phi pháp”. Những vật này chúng ta có thể sử dụng, sử dụng nó trọn vẹn, nhưng không thể chiếm hữu, không thể khống chế. Nếu có ý nghĩ muốn khống chế, ý nghĩ chiếm hữu thì không còn cách nào để đảm bảo cho bạn không đọa vào ác đạo. Cho nên đích thực là từ tâm tưởng sanh, chẳng có sai chút nào. Tất cả pháp xác thực là vô thường. Chúng ta nên biết chân tướng sự thật. Biết được chân tướng sự thật thì gọi là nhìn thấu.

“Bức bách tánh cố khổ”. Chúng ta hiện nay thường hay nghe người ta nói đến áp lực, áp lực của cuộc sống, áp lực của công việc, áp lực của tinh thần, áp lực của tâm lý, còn có áp lực từ nhiều phương diện khác nhau của xã hội. Đó là nghiệp lực. Những điều này là nguồn gốc của khổ. Áp lực từ đâu mà có vậy? Chung quy cũng không ngoài kiếp này và kiếp trước. Kiếp trước là nói từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta cùng với người, sự, vật đã kết oan nghiệp, không biết đối đãi tốt với người khác, không biết đối đãi tốt với tất cả vật, tạo tác những tội nghiệp này, đời đời kiếp kiếp đều phải chịu quả báo. Trong Kinh Phật nói rất hay: “Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ”. Bạn đã tạo nhân như thế nào, nhất định là sẽ gặp phải quả báo như thế đó. Cho nên lúc bình thường chúng ta khinh dễ người khác, thông thường hay nói là coi người khác không ra gì thì cũng đã có tội rồi. Phật Bồ Tát thì không như vậy, Phật Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh đều có tâm cung kính, không giống như chúng ta. Các Ngài đối với mọi người đều bình đẳng cung kính, tâm cung kính đối với tất cả chúng sanh, ngay cả những động vật nhỏ như ruồi muỗi kiến cùng với tâm cung kính đối với tất cả chư Phật Bồ Tát đều là giống nhau, các Ngài đều là bình đẳng.

Tâm bình đẳng chính là Phật. Nếu như chúng ta trong cuộc đời này muốn đi theo con đường của Phật, con đường của Phật là tâm bình đẳng, con đường của Bồ Tát là tâm Lục Độ, con đường của Duyên Giác là tâm nhân duyên, con đường của Thanh Văn là tâm Tứ Đế. Đây là lời của Phật đã nói ở trong Kinh. Chúng ta dụng loại tâm nào thì sẽ đi con đường đó. Nếu như muốn đi theo con đường của Phật thì chúng ta phải dụng tâm bình đẳng, chúng ta phải đối đãi với tất cả chúng sanh cùng với đối đãi với Thích Ca Như Lai, Di Đà Như Lai là bình đẳng giống nhau, là thật sự bình đẳng, không phải là giả bình đẳng. Tại sao vậy? Đều là sự thành tựu pháp tánh. Pháp tánh là bình đẳng, pháp tánh là thanh tịnh, pháp tánh là chân thành, pháp tánh là từ bi. Chư Phật Như Lai đối với tất cả chúng sanh, các Ngài đều sanh tâm bình đẳng. Tại sao các Ngài lại sanh tâm bình đẳng vậy? Từ trên pháp tánh chẳng có điều gì khác được sanh ra. Hay nói cách khác, cổ nhân thường hay nói là thấy tánh chứ không thấy tướng. Thấy tánh thì mọi người đều bình đẳng, thấy tướng thì chẳng có ai là bình đẳng. Tướng thì không bình đẳng nhưng tánh thì bình đẳng. Thấy tánh nhưng không chấp tướng thì tâm bình đẳng này sẽ hiện tiền. Tâm bình đẳng là tâm Phật, dụng cái tâm này thì sẽ không khó để khế nhập vào cảnh giới của Phật, Bồ Tát. Ngày nay chúng ta học giáo rất là vất vả, học rất là nhiều năm, mỗi ngày đều học tập, nhưng vẫn không có người ngộ nhập, một chút cũng chẳng ngộ nhập được. Nguyên nhân là gì vậy? Do tâm không bình đẳng. Điều này xin nói thật với quý vị, ngày nào mà tâm bình đẳng của bạn hiện tiền, thì hết thảy tất cả Kinh giáo mở ra ở trước mặt bạn đều thông suốt. Tại sao vậy? Do chân tâm của bạn hiền tiền, bạn đã nhập cảnh giới rồi, thế xuất thế gian pháp bạn đều thông suốt. Tâm của Bồ Tát luôn luôn nghĩ về lợi ích người khác, không nghĩ đến lợi ích của chính mình. Bởi vì Bồ Tát biết rằng ta và người không hai, tất cả chúng sanh cùng với ta là một thể, không phải hai, lợi ích chúng sanh chính là lợi ích chân thật của chính mình, lợi ích cho chính mình thật sự đó là hại cho chính mình. Các Ngài hiểu được chân tướng sự thật này, cho nên ý nghĩ của các Ngài, ngôn hạnh của các Ngài là thuần chánh, đây mới thật sự là pháp môn bất nhị lìa khổ được vui.

Trong “Câu Xá Luận” nói: “Vi ngã sở kiến cố không”. Câu nói này hơi khó hiểu. Vi chính là làm ngược lại. Ngã sở kiến, cùng với câu nói “vi ngã kiến cố phi ngã”, một cái là ngã kiến, đó chính là nói có thể thấy. Trong câu này nói là đã thấy, “vi ngã kiến, vi năng kiến, cố bất thị ngã, vô ngã, vi ngã sở kiến cố không”. Cái mấu chốt ở tại chỗ này chính là ta và cái ta sở hữu. Câu này bạn nhất định phải hiểu là thường - lạc - ngã - tịnh là tánh đức vốn có. Thường - lạc - ngã - tịnh vốn có đầy đủ trong tự tánh. Bốn tịnh đức này là vốn có đủ trong tự tánh, không phải là pháp sanh diệt.

Biến pháp giới hư không giới, lục đạo phàm phu chúng ta đã mất đi tự tánh. Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát ở trong Tứ Thánh Pháp Giới cũng chưa kiến tánh. Chưa kiến tánh chính là vẫn còn mê mất tự tánh. Các Ngài thì mê cạn, chúng ta thì mê sâu, nhưng vẫn chưa kiến tánh. Kiến tánh thì không ở trong mười pháp giới. Nếu như bạn hiểu được đạo lý này thì hai câu nói đó sẽ không khó hiểu.

Vi ngã sở kiến cố không”. Ngã sở kiến là cái gì? Trong “Kinh Lăng Nghiêm” đã nói: “Kiến tánh kiến thị ngã kiến”. Ngày nay chúng ta dùng loại kiến nào? Ngày nay chúng ta sử dụng nhãn thức để thấy. Thực tại mà nói, vẫn không phải là nhãn thức, là dùng ý thức thứ sáu để thấy, dùng ý thức thứ sáu để nghe. Điều này phải học pháp tướng. Cách nói này thì rất dễ hiểu. Ngày nay chúng ta dùng là tám thức, năm mươi mốt tâm sở, cho nên không. Không là bạn chưa thấy được chân tướng sự thật.

Câu cuối cùng nói: “Vi ngã kiến cố phi ngã”. Vô ngã, bạn xem ở trong bốn tịnh đức nói rất rõ ràng, có thường, có lạc, có ngã, có tịnh. Thường - lạc - ngã - tịnh là thật có. Thường - lạc - ngã - tịnh không sanh không diệt, tại phàm không giảm, tại Thánh không tăng, không tăng không giảm, không sanh không diệt, ngày nay do chúng ta mê mất mà thôi, hoàn toàn không phải là thật sự không có, chỉ là mê. Cho nên một niệm giác thì bốn loại tịnh đức này liền hiện tiền, chỉ vừa mê thôi thì cả thảy đều không thấy và cũng chẳng có. Vì vậy ở trong sáu nẻo, trong mười pháp giới, Phật đã nói “vô thường, vô ngã, khổ, không”. Điều này khi mà vừa giác ngộ thì thường - lạc - ngã - tịnh cả thảy đều hiện tiền, hoàn toàn hiển lộ ra.

Điều này ở trong Kinh còn có một cách nói: “Bức não danh khổ”. Chúng ta phải chịu rất nhiều áp lực bức bách, ở trong tâm thường sanh phiền não. Ở đời cái gọi là sự việc không như ý thường chiếm đến tám - chín, đây là khổ. “Khổ pháp thiên lưu, danh vi vô thường”. Cách nói này cũng rất là hay.

Nói đến “không”, trong Kinh Phật nói rất hay: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. Hư vọng chính là không. Chúng ta đem ý tứ phía trước kết hợp lại để mà xem, người thật sự hiểu được cái khổ không có nhiều. Người hiểu được cái khổ thì họ nhất định sẽ tìm cách lìa khổ. Tại sao bạn ngày nay vẫn phải chịu khổ, ngày mai vẫn bằng lòng chịu khổ, vĩnh viễn vẫn phải chấp nhận cái khổ vậy? Vì bạn không hiểu được cái khổ. Nếu như bạn hiểu được cái khổ thì bạn sẽ phát tâm bạn phải lìa khổ. Phật pháp thật sự là phương pháp trí tuệ, là cách tu học trí tuệ, nhưng mà trí tuệ của chúng ta không khai, không hiểu được nghĩa chân thật của Như Lai. Đây là sự thật. Thật sự hiểu được nghĩa chân thật của Như Lai thì không có việc không y giáo phụng hành. Bạn vẫn chưa thể y giáo phụng hành là bạn chưa hiểu được, hoặc giả là bạn hiểu chưa đủ, bạn hiểu chưa được thấu triệt. Nếu như bạn thật sự hiểu được triệt để thì không cần người khác nhắc nhở, nhất định là bạn y giáo phụng hành, bất kỳ thế lực nào cũng không cản trở bạn được. Tại sao vậy? Vì ở trong đó có niềm vui, thật sự lìa khổ được vui, cái đạo vị này bạn đã nếm được rồi.

Ba La Mật” là bài học quan trọng mà Phật dạy cho Bồ Tát, bài học mà Bồ Tát phải tu. Ngày nay chúng ta là danh vi Đại Thừa, chúng ta không phải là học Tiểu Thừa mà là danh vi Đại Thừa. Thật ra ngay cả Tiểu Thừa chúng ta cũng còn thua kém, Đại Thừa của chúng ta là hữu danh vô thực. Ngày xưa ở Trung Quốc là danh xứng với thực, thật sự là tuyệt vời, không kể là tông phái nào, pháp môn nào, thực tại đều là đang tu Lục độ Ba La Mật. Lục Ba La Mật là cương lĩnh tu học của Bồ Tát. Dùng phương pháp nào để tu? Có rất nhiều phương pháp. Cái gọi là phương tiện có nhiều, về nguồn không hai lối. Phương là phương pháp, tiện là tiện lợi. Hai từ này nếu dùng từ hiện nay mà nói, là cách thích hợp nhất, là cách tốt nhất. Cách tốt nhất không có nhất định. Cách này của tôi tốt nhất, bạn chưa hẳn là tốt nhất. Cách của bạn là tốt nhất, của họ chưa hẳn là tốt nhất. Cho nên nó là sống chứ không phải là chết, nó là phù hợp nhất, thù thắng nhất, viên mãn nhất, cứu cánh nhất, là phương pháp tốt nhất nên gọi là tiện. Cái phương tiện này tu điều gì? Tu bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã. Như vậy chúng ta mới hiểu được, ở Trung Quốc mười tông phái Đại Tiểu Thừa, phía dưới tông thì có phái, dưới phái thì phân thành chi, nhưng cũng không rời khỏi sáu Ba La Mật.

Sáu Ba La Mật ở trên sự mà nói, điều quan trọng nhất là bố thí. Bố thí đứng đầu tiên. Bố thí là buông bỏ, bố thí là xả. Bạn không thể buông xuống, bạn không thể xả, thì điều gì bạn cũng không đạt được. Nói cái mà bạn không đạt được là gì? Không đạt được là những điều chân thật, là tánh đức của tự tánh. Tánh đức của tự tánh là giới định huệ, là đức hạnh vốn có ở trong tự tánh của chúng. Bát Nhã là vô lượng trí huệ vốn có ở trong tự tánh. Năm loại ở phía trước là đức hạnh vốn có xưa nay ở trong tự tánh. Cái này không phải do một người nào đó phát minh ra, một người nào đó chế tạo ra để trói buộc chúng ta. Không phải như vậy. Bạn có cách nghĩ như vậy thì bạn sai rồi, nó là tánh đức của chính mình. Bởi vì tất cả chúng sanh tâm tham là nặng nhất, cho nên Phật mới xếp bố thí đứng đầu. Bố thí là gì? Là đoạn cái tâm tham, đoạn kiên tham. Kiên là bạn xả không được, không có hy vọng đạt được nên gọi là kiên tham. Bố thí là đối trị kiên tham. Bố thí Ba La Mật đến lúc nào thì viên mãn? Khi mà ý niệm kiên tham không còn nữa thì bài này học xong rồi, học phần này học xong rồi. Nếu như vẫn còn ý niệm này thì không được, bạn không tốt nghiệp được, bạn vẫn phải tiếp tục tu.

“Trì giới” là độ ác nghiệp. Chính là nói bạn vẫn còn làm ác, bạn vẫn còn tạo tác điều bất thiện, vậy thì bạn phải học bài này. Đến lúc nào tâm địa của bạn thuần tịnh thuần thiện thì bài này mới học xong, bạn tốt nghiệp rồi.

Tốt nghiệp Nhẫn nhục Ba La Mật thì giống như vua Ca Lợi bị cắt xẻo thân thể, một chút tâm niệm sân hận cũng chẳng có, cũng không khởi. Chịu sự oan ức lớn như vậy, chịu sự tổn hại lớn như vậy, một chút sân hận, ý niệm sân hận cũng không khởi, vậy là bài học này viên mãn rồi, bạn đã tốt nghiệp rồi.

Tinh tấn Ba La Mật thì giống như những lời nói của người hiện nay là tranh thủ từng phút giây, niệm niệm đều không có giải đãi, như vậy là tinh tấn Ba La Mật viên mãn rồi.

Thiền định Ba La Mật, bất luận là ở cảnh giới nào, thuận cảnh nghịch cảnh, thiện duyên ác duyên đều như như bất động, vậy là thiền định Ba La Mật này đã viên mãn rồi.

Cuối cùng là Bát Nhã Ba La Mật hiện tiền. Bát Nhã Ba La Mật vận dụng vào trong năm điều ở phía trước thì bạn mới được đắc lực, bạn mới được nâng cao. Sự nâng cao này chính là sự tiến bộ, thì bạn mới được viên mãn. Cho nên Lục Độ chính là lấy Bát Nhã làm trung tâm. Bát Nhã là nhìn thấu, năm độ trước đều là buông xuống. Các bạn hãy nghĩ xem, bố thí dạy bạn buông bỏ tham lam, trì giới dạy bạn buông bỏ ác nghiệp, nhẫn nhục dạy bạn buông bỏ sân hận, tinh tấn dạy bạn buông bỏ giải đãi, thiền định dạy bạn buông bỏ tán loạn. Tất cả đều là buông xuống.

Chương Gia Đại Sư lúc đó dạy cho tôi một phương pháp rất là tuyệt vời, Ngài đã dạy cho tôi “nhìn thấu, buông xuống”. Tại sao vậy? Vì tôi mới học Phật, học Phật được mấy ngày, đối với Phật pháp chuyện gì cũng không biết, Ngài muốn giảng sơ qua cho tôi sáu Ba La Mật cũng mất rất nhiều thời gian để giải thích. Ngài nói về nhìn thấu, buông xuống, sau này vừa bước vào Đại Thừa, nhìn thấu buông bỏ chính là sáu Ba La Mật, mới biết được rằng thầy thật là cao minh và thiện xảo phương tiện. Giống như những chỗ này, chúng ta đều phải học tập, phải thật sự làm. Hai từ “thật làm” này xem ra thì thấy bình thường, trên thực tế thì nó chẳng bình thường. Người hy hữu thật sự làm thì có thể khế nhập cảnh giới của Phật Bồ Tát. Cho nên khế nhập cảnh giới của Phật Bồ Tát chính là khế nhập cảnh giới của tự tánh.

 Đoạn này chúng tôi xin giới thiệu đến chỗ này.

**********************

Kinh văn: “Lưu bố vạn chủng, ôn nhã đức hương. Kỳ hữu văn giả, trần lao cấu tập, tự nhiên bất khởi”.

Ý nghĩa của đoạn này cũng rất là sâu sắc. Đây là “Tỵ đắc diệu hương”. Chúng ta ở trong khoa phán, đoạn nhỏ này là mũi ngửi được hương vi diệu, đoạn phía trước là tai nghe được âm thanh vi diệu, đều là giới thiệu sự thọ dụng trong cuộc sống hàng ngày của những người ở Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Điều này biểu thị gió cũng có thể đưa âm thanh vi diệu, cũng có thể đưa mùi hương vi diệu.

Gió đưa mùi hương vi diệu, “ôn nhã đức hương”. Trong chú giải của người xưa có nói, “ôn” có ý nghĩa là hòa, ôn hòa, có ý nghĩa là thiện, có ý nghĩa là lương, ôn lương, ôn hòa, ôn thiện. “Nhã” là chánh. Chúng ta thông thường dùng trong âm nhạc gọi là nhã nhạc. Loại âm nhạc này, âm nhạc thời xưa gọi là nhã nhạc. Loại âm nhạc này, khi bạn nghe được thì tâm liền thanh tịnh, không gây cho bạn khởi tà ý, không gây cho bạn khởi lòng ham muốn. Âm thanh này gọi là nhã âm, nhạc này gọi là nhã nhạc. Cho nên vào thời xưa, Thánh Nhân xác thực, chúng ta nói Thánh Nhân rốt cuộc cũng là Thánh Nhân, không đồng với phàm phu, hành vi của các Ngài thì đoan chánh, tự mình đoan chánh rồi sau mới đoan chánh người khác, họ có thể dạy người khác. Con người là động vật xã hội, không thể rời xa quần chúng, mọi người có thể sống chung hòa hợp với nhau, từ trong nội tâm đều có thể sanh khởi tâm chân thành, tâm cung kính, tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau. Bạn nói xem, xã hội này tốt đẹp biết bao. Xã hội này đi đâu để mà tìm? Đây là xã hội của Thế giới Tây Phương Cực Lạc, cũng là xã hội Thế giới Hoa Tạng.

Vì sao người ở bên đó lại tốt đến như vậy? Vì có người lãnh đạo tốt. Người lãnh đạo của Thế giới Tây Phương Cực Lạc là A Di Đà Phật, người lãnh đạo của Thế giới Hoa Tạng là Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Cũng là do dạy mà ra. Cho nên các bậc vua chúa ngày xưa giáo hóa bá tánh, dạy người ta cái gì? Chúng ta xem ở trong các sách xưa có ghi chép, những điều mà họ dạy thật sự là rất đơn giản, rất thiết yếu. Bạn xem vua Nghiêu dạy vua Thuấn, vua Thuấn dạy vua Vũ. Vào lúc đó Trung Quốc vẫn chưa có ghi chép lịch sử, bởi vì thời đại Nghiêu Thuấn đại khái cũng cách chúng ta 4.500 năm, lịch sử Trung Quốc có ghi chép sớm nhất chính là thời Xuân Thu, do Khổng Tử viết. Khổng Tử cách chúng ta 2.500, mới thực sự viết thành văn tự ghi chép lịch sử. Họ dạy là cái gì? Luân lý. Chỉ là nói ba sự việc, thứ nhất là mối quan hệ giữa người với người, thứ hai là mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên, thứ ba là con người nên dùng thái độ như thế nào để xử sự, đối người, tiếp vật. Cho nên giáo dục của Thánh Hiền làm cho chúng ta thật sự hiểu được việc làm người, biết được cách chung sống với nhau, cách sống chung với hoàn cảnh thiên nhiên. Họ biết được điều này, cho nên họ có thể đạt được sự hài hòa.

Luân lý chính là vua Nghiêu dạy vua Thuấn về mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, vua tôi, bạn bè, đem mối quan hệ của con người quy nạp thành năm loại lớn này.

“Cha cha, con con”, người cha phải giống như một người cha, đứa con phải giống một đứa con. Cha hiền con hiếu, anh kính em trọng, vua hiền tôi trung, tin tưởng bạn bè, chỉ dạy đơn giản mấy điều này. Chính bản thân của họ đều làm được. Bởi vì lúc đó là thời đại bộ tộc, không giống như hiện nay là một quốc gia thống nhất, lãnh thổ của vua Nghiêu e rằng cũng chưa bằng một huyện của hiện nay. Giống như mảnh đất Singapore này có thể thời xưa cũng có đến mười mấy quốc gia, đại khái mỗi một quốc gia thì giống như một vùng hiện nay vậy, nhân khẩu cũng không nhiều, cho nên họ dạy được thật là tốt. Bộ tộc của họ được dạy rất tốt, các bộ lạc ở xung quanh họ cũng học theo họ, họ liền trở thành trung tâm của rất nhiều bộ lạc xung quanh. Lấy đức mà cảm phục người, không phải dùng vũ lực. Đức hạnh của họ thật sự là cảm hóa được những cư dân ở trong bộ lạc của mình, cũng cảm hóa được xung quanh, cứ như vậy mà từ từ mở rộng ra. Cho nên nước nhỏ dân số ít thì dễ dạy. Hiện nay thì thật sự không dễ dạy, giống như Trung Quốc hơn một tỷ người thì làm sao mà dạy?

Vì vậy, sau khi quốc gia thống nhất rồi, các vị vua đều rất cẩn thận, làm sao để có thể giữ gìn được văn hóa truyền thống, đây là trách nhiệm của họ. Nếu như không cẩn thận mà bỏ qua, trên sự việc này mà bị khiếm khuyết thì xã hội sẽ bị động loạn, nhân dân sẽ chịu khổ. Cho nên triều Hán của Trung Quốc chính là thật sự kiến lập được sự đại thống nhất. Quốc gia thống nhất của Trung Quốc là triều Hán, đời nhà Tần thì ngắn ngủi, chỉ có hình thức thống nhất nhưng không có chính tích đáng để nói. Đến thời Hán mới thật sự có điều này.

Ý niệm giáo dục là quan trọng nhất, tư tưởng giáo dục đã được xác định rồi, “kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”, tán thành sự giáo học của Khổng Lão Phu Tử, chính là làm người lãnh đạo quốc gia thì trách nhiệm của họ là ba chữ: Quân - thân - sư. Quân là lãnh đạo. Thân là cha mẹ, bạn là cha mẹ của dân, yêu thương dân như con. Sư là lão sư, bạn phải có trách nhiệm dạy dỗ người dân. Bạn phải dưỡng dục người dân của bạn, đó là thân. Dạy dỗ người dân là sư. Ba chữ này là nhiệm vụ, là trách nhiệm của người lãnh đạo quốc gia, họ có thể cố gắng là người lãnh đạo tốt.

Hôm nay thời gian hết rồi, chúng tôi xin giảng đến chỗ này

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 304)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

nguage:VI;mso-fareast-language:DA'>Thời gian: Khởi giảng năm 1998

 

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 3385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1473013

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43717157

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.