Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.
Phía trước chúng ta đã từng đọc qua, Phật ở trong bộ Kinh này dạy bảo chúng ta bắt tay tu hành cũng là từ trên ba nghiệp thanh tịnh mà bắt tay vào: "Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người; khéo giữ thân nghiệp, không phạm oai nghi; khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm". Tu thân nhất định phải thực tiễn ở trong “Thập Thiện Nghiệp Đạo".
"Kinh Vô Lượng Thọ" nói ba cái chân thật, hoàn toàn tương đồng với ba cương lĩnh trong "Đại Học". Bổn Kinh nói "khai hóa hiển thị chân thật chi tế" chính là trong "Đại Học" nói "minh minh đức"; "Huệ dĩ chân thật chi lợi" chính là trên "Đại Học" nói "thân dân"; "Trụ chân thật huệ" chính là "Đại Học" nói "chỉ ư chí thiện". Các vị đồng tu thử nghĩ xem có phải vậy không? Tuy cách nói của Nho và Phật có sai biệt, nhưng trên thực tế là viên dung. Chúng ta cần phải làm đến ba điểm này, sau đó Phật mới dạy cho chúng ta khéo giữ ba nghiệp. Các vị thử nghĩ xem, chúng ta đem giáo học của Thế Tôn và giáo học của Khổng Lão Phu Tử đối chiếu qua, hai người chưa từng gặp mặt nhau, cũng không có tin tức cùng với nhau, thế nhưng cái đã nói cùng cái đã dạy quả nhiên hoàn toàn giống nhau. Đây chính là trong ngạn ngữ đã nói: "Anh hùng sở kiến, đại lượt tương đồng". Những người này là anh hùng hào kiệt chân thật, chân thật là không vì chính mình, mà là vì chúng sanh khổ nạn. Cho nên, các Ngài đều là từ nơi công tác giáo dục xã hội (người hiện tại nói đây là nhà giáo dục học xã hội), hành vi, việc làm cả đời của các Ngài là nhà làm công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội, cả đời không cầu thù lao, không cầu cải thiện phẩm chất đời của chính mình, cả đời dạy bảo tất cả chúng sanh không mệt mỏi. Loại tinh thần cùng đức hạnh này, chúng ta phải tỉ mỉ quán sát thể hội mà học tập, sau đó chúng ta nghĩ đến hồi phục trật tự xã hội bình thường là có thể, không phải là việc khó.
Khi tôi ở Malaysia, có đồng tu muốn tôi dùng mấy chữ đơn giản nhất cung cấp yếu lĩnh tu học. Tôi nói ra tám chữ: "Trung - hiếu - nhân - ái - lễ - nghĩa - liêm - sĩ". “Trung - hiếu - nhân - ái” là nhà Nho nói. "Lễ - nghĩa - liêm - sĩ" là Quản Trọng nói (vào thời xưa, Quản Trọng được liệt vào nhà Đạo). Xã hội của chúng ta ngày nay kém khuyết tám chữ này, cho nên chúng ta phải đề xướng. Làm thế nào để đề xướng? Phải làm từ chính bản thân. Chính chúng ta không làm được mà dạy người khác làm thì người khác sẽ không tin tưởng. Chính mình làm được, khuyên người khác thì người khác liền tin tưởng.
Thích Ca Mâu Ni Phật khuyên người nhìn thấu buông xả, nếu như Ngài là một vương tử, tương lai Ngài kế thừa vương vị, khuyên người nhìn thấu buông xả thì mấy người tin tưởng lời nói của Ngài? Ngài buông xả vương vị, ra bên ngoài đi khất thực từng nhà, cho nên Ngài dạy người nhìn thấu buông xả, người ta tin tưởng, vì chính Ngài chân thật nhìn thấu buông xả rồi. Đây gọi là "thinh kỳ ngôn nhi quán kỳ hạnh". Ngài chân thật làm được, nói được, chứ không phải nói được, làm được. Trước tiên làm được rồi sau đó mới nói, như vậy sau khi chúng ta nghe rồi sẽ không có lời gì để nói, chúng ta không thể không tín phụng, không thể không y giáo phụng hành. Đây là từ "kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến". Chúng ta đọc hai câu này rồi, xem qua xã hội hiện thực của chúng ta cảm khái vạn phần. Chúng ta phải nên học tập như thế nào, làm thế nào thực tiễn vào ngay trong đời sống hiện thực của chúng ta? Đại đức xưa có giải thích đối với hai câu này, Ngài Đại sư Thiện Đạo triều nhà Đường có phát huy rất thấu đáo. Căn cứ trong "Phật Địa Luận", Ngài nói: "Thường" có ba loại, một loại là "bổn tánh thường", loại thứ hai là "bất đoạn thường", loại thứ ba là "tương tục thường".
“Bổn tánh thường” (pháp thân cũng gọi là bổn tánh, cũng gọi là tự tánh, cũng gọi là chân như, vô sanh vô diệt), ý nghĩa là gì? Trong triết học hiện đại nói là bổn thể của vũ trụ vạn vật, ở trong Phật pháp gọi là pháp thân. Gọi "pháp thân", ý nghĩa này rất hay, hư không pháp giới vạn sự vạn pháp đều từ nó mà sanh ra, nó là căn bản của tất cả vạn pháp, là năng sanh. Tất cả vạn pháp là sở sanh. Pháp sở sanh có sanh có diệt, pháp năng sanh không sanh không diệt. Đây là thường nhiên. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là cõi pháp tánh, cho nên kiến lập thường nhiên.
Ngày nay, cõi này của chúng ta là cõi gì? Kỳ thật cũng là cõi pháp tánh. Bạn làm sao rời khỏi pháp tánh? Rời khỏi pháp tánh thì làm gì có cõi? Ở nơi này tâm bệnh rốt cuộc từ chỗ nào mà sanh ra? Sanh ra chỗ “chấp tướng, không thấy tánh”, vấn đề của chúng ta sanh ra từ chỗ này. Chúng ta chấp trước tướng. "Tướng" là gì? Tướng là sở sanh, gọi là pháp tướng. Chúng ta chấp trước pháp tướng mà không biết được pháp tánh. Giả như chúng ta ở trên pháp tướng thấy được pháp tánh rồi, thì chúng ta ở ngay nơi đây cũng kiến lập thường nhiên, cũng vô suy vô biến. Do đây có thể biết, tâm bệnh vẫn là phát sanh ở chính bản thân chúng ta, giống như Đại Sư Ngẫu Ích đã nói trong một đoạn khai thị rất ngắn cùng phương trượng Đàm Sanh: "Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu ở nơi tâm". Chúng ta dùng tâm phân biệt, dùng tâm vọng tưởng, dùng tâm chấp trước, cho nên thấy tướng, không thấy tánh. Người của Thế giới Tây Phương Cực Lạc vĩnh viễn ly khai vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cho nên họ thấy tướng chính là thấy tánh. Tánh tướng nhất như, tánh tướng không hai, cho nên từ tánh tướng để nói là bổn tánh thường, pháp thân.
"Bất đoạn thường" là nói báo thân. Báo thân không lìa pháp thân. Pháp thân không sanh không diệt, cho nên báo thân không có gián đoạn.
"Tương tục thường", tương tục chính là hoàn toàn nói tướng phần, ứng hóa thân. Ứng hóa thân có sanh có diệt, nhưng vì sao gọi thường? Sanh diệt tương tục, giống như trong "Phổ Môn Phẩm" đã nói: "Đáng dùng thân gì để độ thì hiện ra thân đó để độ", mười phương thế giới không nơi nào mà không hiện thân, không lúc nào không hiện thân. Đây là ứng thân thường, chính là "tương tục thường".
Bình thường chúng ta nói "vạn pháp giai không, nhân quả bất không". Nhân quả vì sao bất không? Tương tục bất không. Ba loại thường này chúng ta đều có, nhưng rất đáng tiếc, hai loại phía trước thì chúng ta không biết, bất tri bất giác, hoàn toàn mê mất rồi, tương tục thường ngày đang làm. Người chết rồi lập tức luân hồi, lại đầu thai, lại sanh, ở trong sáu cõi luân hồi sống sống chết chết, chết chết sống sống, vĩnh viễn tiếp nối không dứt. Tương tục thường là chân tướng vũ trụ.
Có một số thanh niên không tin tưởng sanh tử luân hồi, trong sách xưa của chúng ta ghi chép được rất nhiều, hiện tại chúng ta thường hay nghe nói cũng không ít. Người Trung Quốc luôn không tin tưởng người Trung Quốc, mà người Trung Quốc lại luôn tin tưởng người nước ngoài, vậy thì còn cách nào? Đây gọi là mất đi lòng tự tin của dân tộc. Cho nên, hiện tại tôi tìm một tốp các đồng tu nước ngoài, chuyên môn ở nước ngoài thu tập cho tôi một số tư liệu của nhân quả luân hồi. Họ đã gởi thư đến, có cái thì gởi bằng fax. Hôm nay tôi còn nhận được một phần bằng tiếng Anh, phải tìm đồng tu để phiên dịch. Trong tạp chí báo chương của nước ngoài thường hay đăng. Đây là thật, không phải giả, đây chính là nói tương tục không ngừng, nhân quả bất không. Nếu như các vị chân thật tường tận những chân tướng sự thật này, hiểu được những đạo lý này thì khởi tâm động niệm của chúng ta tự nhiên liền sẽ dè dặt, tế ngộ của cả đời chúng ta sẽ không oán trời trách người. Chúng ta biết được cái gì? "Một bữa ăn, một ngụm nước đều do tiền định". Ai định cho bạn vậy? Chính mình định, không phải người khác định, luôn luôn là không liên quan gì với người khác. Cho nên, vận mạng là chính mình tạo và vận mạng chính mình có thể thay đổi.
Tôi xem thấy đứa con trai nhỏ của Lý Kim Hữu, mới năm tuổi mà rất yêu thương động vật nhỏ. Chú nói chú có bạn bè rất tốt. Tôi hỏi: “Bạn bè tốt là ai vậy?”. Chú nói: "Rất nhỏ, rất nhỏ". Tôi hỏi: “Có phải kiến hay không?”. Chú gật đầu nói: "Đúng vậy". Kiến là bạn tốt của chú ấy. Chú xem thấy bạn nhỏ khác muốn giẫm lên mấy con kiến, chú liền nói với người đó: “Nếu bạn là kiến, bạn có bằng lòng để người khác giẫm chết hay không?”. Bạn nhỏ này có thiện căn, có tâm từ bi, quyết định không chịu làm tổn thương một con kiến nhỏ, huống hồ động vật lớn hơn. Chúng ta nghe chú ấy nói chuyện, nghĩ lại chính mình không bằng chú ấy. Chúng ta xem thấy kiến đến quấy nhiễu, thì muốn nghĩ biện pháp trục xuất chúng, còn chú ấy thì tiếp đãi như bạn. Cho nên, con người có phước báo, có thiện căn hay không, ngay từ nhỏ liền có thể thấy ra được.
Từ trong Kinh điển Thế Tôn giới thiệu cho chúng ta, chúng ta có thể thể hội đến được Thế giới Cực Lạc chính là cảnh giới của Đại Niết Bàn.
Lần này tôi ở Di Bảo, gặp được một vị pháp sư Tiểu Thừa. Vị pháp sư này tu hành rất tốt, trì giới rất nghiêm, nửa ngày ăn một bữa, nhận được sự tôn kính, ngưỡng mộ của đại chúng xã hội. Ông đến hỏi tôi: “Niết Bàn trong Đại và Tiểu Thừa đã nói có gì khác nhau?”. Bởi vì ông nhận được giáo dục Tiểu Thừa, Tiểu Thừa bài trừ Đại Thừa, họ cho rằng Kinh luận Đại Thừa không phải Phật nói, Phật đã nói đều là Kinh Tiểu Thừa, nên họ không thể tiếp nhận, không thể tin tưởng đối với pháp Đại Thừa. Họ mong cầu ngay trong đời này thông qua tu học thiền định chứng được quả A La Hán. Tôi nói: “Không hề sai!”. Kinh luận của Tiểu Thừa truyền đến Trung Quốc từ rất sớm, Trung Quốc đem dịch thành Hán văn. Hiện tại trong “Đại Tạng Kinh” lưu giữ "Tứ A Hàm Kinh" của Tiểu Thừa, số lượng tương đối hoàn chỉnh, cùng tạng Tiểu Thừa của văn Pali, ngày trước có người làm một cuộc so sánh, nó chỉ hơn bổn Hán dịch của chúng ta 50 bộ. Hai ba ngàn bộ Kinh điển mà chỉ kém hơn 50 bộ, số lượng này rất nhỏ. Do đây có thể biết, Kinh Tiểu Thừa lưu truyền đến Trung Quốc là tương đối hoàn chỉnh. Ông hỏi tôi: “Vì sao Đại Thừa không lưu truyền đến Thái Lan, Tích Lan?”, rốt cuộc là do nguyên nhân gì? Tương cách hơn hai ngàn năm, tôi không phải nghiên cứu lịch sử nên tôi không biết. Theo suy nghĩ của chúng ta, từ trên lý luận mà suy tưởng, Phật giáo hóa chúng sanh là ứng cơ nói pháp, chúng sanh mỗi một khu vực căn tánh không như nhau, bạn ưa thích học môn nào thì Phật liền đem bộ môn đó giới thiệu cho bạn. Đương nhiên giới thiệu này đều là đệ tử đời sau của Phật. Bạn ưa thích thứ nào thì giới thiệu cho bạn thứ đó. Cùng một đạo lý như vậy, Đại Thừa ở Trung Quốc có tám tông phái, vì sao phải có nhiều tông phái như vậy? Vẫn là do chúng sanh căn tánh không đồng nhau. Người ưa thích học "Hoa Nghiêm" thì chọn Hoa Nghiêm tông, khu vực này chuyên môn nghiên cứu những Kinh luận này. Nếu bạn có chí thú này, chí đồng đạo hợp với họ thì bạn đi đến nơi đó. Nếu ưa thích nghiên cứu Pháp Hoa thì bạn đi đến núi Thiên Thai. Tôi nghĩ phải nên như vậy. Có thể căn tánh người ở Nam Dương ưa thích Tiểu Thừa, cho nên Kinh Tiểu Thừa lưu thông đến nơi đó; căn tánh của người phương đông thích hợp với Đại Thừa, ưa thích những thứ này, cho nên những gì của bộ phận đó lưu truyền đến Trung Quốc. Tôi nghĩ phải nên là như vậy. Đây là chúng ta từ trên lý luận mà suy đoán. Tôi giải đáp cho ông, ông hỏi: “Phải làm thế nào mới tu hành thành Phật? Ở trên Kinh Phật nói, nếu Phật không đem chúng sanh độ tận, thệ không thành Phật. Hiện tại tôi vẫn là phàm phu, Thích Ca Mâu Ni Phật vì sao thành Phật rồi?”. Vấn đề này khó cho tôi rồi. Ông trách Thích Ca Mâu Ni Phật vì sao Ngài đã thành Phật mà ông vẫn còn chưa được độ. Ông rất khích động mà nói. Sau đó hỏi tôi: "Vì sao gọi là thành Phật?". Câu hỏi này rất hay. Nếu ông đem câu trả lời của tôi liên kết lại thì ông liền sẽ hiểu. Vì sao gọi là thành Phật? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều đoạn hết thì gọi là thành Phật. Tôi từ giáo nghĩa của Kinh điển nói với ông: “Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian không còn chấp trước nữa, chấp trước đoạn rồi thì bạn liền thành A La Hán; phân biệt tất cả pháp thế xuất thế gian đoạn hết, không còn phân biệt nữa thì bạn liền thành Bồ Tát; đối với tất cả pháp thế xuất thế gian không còn khởi lên một vọng niệm thì bạn thành Phật rồi”. Đây là ở trên Kinh Phật nói. Phân biệt, chấp trước của ông rất nặng nên không thể chứng A La Hán. Cần phải buông xả tất cả phân biệt chấp trước mới có thể chứng quả A La Hán. Bạn xem, vẫn còn oán trách Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật rồi mà không độ ông, lời của Thích Ca Mâu Ni Phật nói không tính đến. Tôi cũng phải nói với ông ấy: “Phật độ người hữu duyên, Phật không độ người vô duyên”. Việc này trên Kinh thường nói. Người có duyên thảy đều được độ, họ thành Phật rồi. Vì sao chưa độ bạn? Vì bạn không có duyên. Bạn không thể trách Phật. Lời nói này ông ấy nghe rồi mà vẫn không hiểu lắm, nên tôi lại nêu một thí dụ. Tôi nói: “Thí dụ chúng ta mang một cái giỏ vào trong vườn đào để hái quả chín, trên cây có rất nhiều trái đào, nhưng không phải tất cả đều chín (việc này chúng ta đều biết), xem thấy trái nào chín thì hái trái đó trước, chưa chín thì qua hai ngày trở lại hái tiếp. Trái nào chín thì là được độ trước, chưa chín chính là chưa có duyên, việc này chính là như vậy mà”. Cho nên, nhất định phải hiểu là ngay lúc đó bạn vẫn chưa chín muồi, hy vọng về sau đến lúc nào chín muồi thì lúc đó Phật liền đến độ bạn. Việc này trên Kinh điển nói được rất nhiều: "Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân". Một mình bạn duyên chín rồi, Phật cũng phải giúp bạn thành tựu. Nếu có rất nhiều người thành tựu, Phật liền dùng ứng thân để độ. Một người duyên chín muồi, hai người duyên chín muồi, Phật liền dùng hóa thân. Chúng ta đều xem thấy ở trên lịch sử. Đây gọi là Phật độ người hữu duyên. Chúng ta rất rõ ràng. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều không còn là có duyên. Bạn còn có vọng tưởng phân biệt chấp trước là không có duyên, duyên chưa chín muồi. Đến lúc nào xem thấy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn đoạn hết rồi thì Phật liền đến độ bạn. Cho nên Thế giới Cực Lạc là cảnh giới Đại Niết Bàn, không phải Tiểu Niết Bàn. Niết Bàn mà A La Hán chứng được là Tiểu Niết Bàn, Thiên Chân Niết Bàn. Việc này trên Kinh Đại Thừa nói rất nhiều, thế nhưng trên Kinh Tiểu Thừa không có nói.
Đọc Kinh cũng không phải là một việc dễ dàng. Cho nên "Hoa Nghiêm", "Đại Trí Độ Luận" đều có nói: "Phật pháp không người nói, tuy trí khó thể hiểu". Cần phải có người chân thật tu hành, chân thật chứng quả, người tái sanh giảng giải với chúng ta, chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa trong đây. Thế nhưng tuy có người giảng giải, nhưng vẫn còn rất nhiều người hiểu sai ý nghĩa, hiểu lầm nghĩa Kinh, giải thiếu nghĩa Kinh. Không chỉ hậu thế nhiều, năm xưa khi Thế Tôn còn ở đời cũng có. Nguyên nhân là gì vậy? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chưa buông xả thì sẽ nghe sai, hiểu sai đi ý nghĩa. Tóm lại, nếu ba loại chướng ngại lớn này không trừ mất đi, chúng ta làm sao có thể thành tựu? Ba loại chướng ngại này trừ hết rồi thì nghiệp chướng liền tiêu trừ, trí tuệ liền thêm lớn.
Ở trong đoạn Kinh văn này, người xưa cũng có một vấn đề, họ nói: "Đã là tu nhân cảm quả cũng phải nên có bắt đầu. Vì sao có thể nói là phi nhân phi quả, kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến?". Vấn đề này chính là trong Phật pháp gọi là nghi tình, nên có câu: "Tiểu nghi là tiểu ngộ, đại nghi là đại ngộ". "Tu nhân cảm quả là thỉ giác trí", bắt đầu giác ngộ rồi. "Kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến" là lý của bổn giác. Từ thỉ giác đến cứu cánh giác, lý của bổn giác trước sau không thay đổi, cho nên người xưa mới nói: "Nhược đắc thỉ giác, hoàn đồng bổn giác". Nếu chúng ta hiểu được đạo lý của lời nói này, "nhược đắc thỉ giác" bất đồng cứu cánh giác, không giống như cứu cánh giác, thế nhưng tương đồng với bổn giác, bởi vì bạn thỉ giác. Giác là gì? Chẳng phải là giác bổn giác, bổn giác mà bạn giác không viên mãn, cứu cánh giác là bổn giác viên mãn. Bổn giác không có trước sau, bổn giác cũng không có phần mãn, phần phần mãn mãn không có. Đạo lý này chúng ta dùng ánh trăng để làm thí dụ thì dễ hiểu. Thỉ giác giống như trăng ngà mùng hai, mùng ba. Bổn giác là gì? Bổn giác là vầng trăng. Cứu cánh giác là gì? Cứu cánh giác là trăng tròn mười lăm. Các vị nghĩ xem, trăng ngà mùng hai, mùng ba không hề rời khỏi vầng trăng, khi đến trăng tròn vẫn là một vầng trăng. Vầng trăng không có phần, không có đầy. Thỉ giác và cứu cánh giác là có phần có đầy. Thỉ giác là không viên mãn, cứu cánh giác là viên mãn. Các vị từ ngay chỗ này mà thể hội. Cho nên ở trên Kinh Phật nói: "Nhược đắc thỉ giác, hoàn đồng bổn giác”. Lời nói này bạn liền hiểu. Đây là nói một người tu hành chứng quả phần phần chứng. Phần phần sở chứng đều không rời bổn giác lý thể. Rời khỏi bổn giác lý thể là tà giác, là giác sai, không phải là trí tuệ chân thật, không phải chân thật giác ngộ. Cho nên, xem ra dường như là có thỉ có chung, đến khi bạn chứng được đều là một vầng trăng, không phải hai cái, cho nên gọi là "thỉ bổn không hai, bổn hữu thường trụ", chính là cái ý này. Ý nghĩa này có trong chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Bạn phải tỉ mỉ mà thể hội. Bạn có thể thể hội được thì rất có thọ dụng.
Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ cũng rất là khó được. Trong đoạn phía sau này, ông vận dụng một số khoa học để giải thích. Giải thích cũng rất hay, nói rõ Thế giới Cực Lạc là một cõi pháp tánh, là trong tự tánh Như Lai biến hiện ra. Ông nói những lời này không sai, người hậu học chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Thế giới Cực Lạc cùng hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta khác biệt ở chỗ nào? Chúng ta phải từ ngay chỗ này mà đi thể hội. Thế giới Cực Lạc là cõi pháp tánh, lẽ nào chúng ta ở nơi đây không phải là cõi pháp tánh hay sao? Lìa khỏi pháp tánh thì không có cõi có thể được. Đây là đạo lý nhất định. Cũng có người nói cõi pháp tánh này của chúng ta đã biến thành cõi pháp tướng rồi. Thử hỏi, cõi pháp tánh có phải thật đã biến thành cõi pháp tướng hay không? Nghe thì dường như có đạo lý, tỉ mỉ mà nghĩ thì không có đạo lý. Vì sao vậy? Tánh tướng là một, không phải hai. Đây mới là lời thật. Do đây có thể biết, vấn đề của chúng ta phát xuất ra từ chỗ dính tướng mà quên tánh.
Đúng như người xưa nói về quan hệ tánh tướng. Dùng vàng làm thí dụ để nói, lấy vàng làm món đồ, hết thảy món đồ đều là vàng. Vàng thí dụ cho tự tánh, thí dụ cho pháp tánh, tướng thí dụ cho pháp tướng. Thí dụ chúng ta dùng vàng ròng làm thành một tôn tượng Phật, vàng và tướng này là một, không phải hai. Rời khỏi vàng thì không có tướng, rời khỏi tướng thì không có vàng. Người tường tận thì biết, tướng chính là tánh, tánh chính là tướng. Đây gọi là kiến tánh, minh tâm kiến tánh. Kiến tánh thì cõi này là cõi pháp tánh, đó chính là "kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến". Thế nhưng một số người không thấy tánh, họ chưa thấy được vàng, họ chỉ thấy được tướng là tôn tượng Phật. Nếu bạn nói ở đó tôi có bao nhiêu vàng ròng, họ tìm khắp gian phòng của bạn cũng không thấy vàng ròng, bởi vì họ xem thấy tướng Phật, họ không biết được tượng này là vàng. Trong nhà các vị, trong gian phòng này có rất nhiều món đồ làm bằng vàng ròng, cái ly là vàng ròng, cái đĩa là vàng ròng, cái bàn cũng là vàng ròng, nhưng họ nhìn trong nhà bạn thì không thấy có vàng, chỉ thấy có một số đồ như cái bàn, chén, tượng Phật, họ không biết được đó chính là vàng ròng.
Chúng ta ngày nay cũng giống như loại người này, không biết được núi sông đất đai, tất cả chúng sanh đều là tự tánh. Đến lúc nào bạn chân thật hoát nhiên đại ngộ, hiểu rõ rồi mới biết được cõi pháp tánh cùng cõi pháp tướng là một, không phải hai. Sau khi chân thật tường tận, thế gian này của chúng ta lại chẳng phải là "kiến lập thường nhiên, vô suy vô biến" hay sao? Hà tất nhất định đến Thế giới Cực Lạc mà tìm? Chính ngay trước mắt. Hiện tại, chúng ta có loại vọng tưởng, phân biệt, chấp trước này, đến Thế giới Cực Lạc cũng tìm không ra, thường nhiên, vô suy vô biến cũng tìm không được. Cho nên học Phật, trên Kinh Phật thường hay khuyến khích chúng ta "thâm giải nghĩa thú". Bạn giải không đủ sâu thì không được.
Ở chỗ này, ông nói ra làm cho chúng ta tương đối dễ hiểu. Ông nói Thế giới Tây Phương Cực Lạc là cõi pháp tánh, không giống như các thế giới khác là do vi trần tụ lại thành tướng nhất hợp, trên "Kinh Kim Cang" gọi là "nhất hợp tướng". "Hợp" là gì? Tổ hợp. "Nhất" là gì? Trong Phật Kinh gọi là "vi trần". Ý nghĩa này của vi trần chúng ta không hiểu. Chúng ta nghe nói vi trần, cho rằng là hạt bụi trần rất nhỏ rất nhỏ, nhưng kỳ thật không phải. Phật nói vi trần là thí dụ vật chất cực kỳ siêu nhỏ. Ở trong đây ông nói, khoa học gia hiện tại đã biết được vật chất nhỏ nhất là hạt tử, chúng ta gọi là nguyên tử, điện tử. Họ cho rằng điện tử là nhỏ nhất, nhưng hiện tại lại phát hiện vật chất tồn tại còn nhỏ hơn so với điện tử, gọi là hạt Quark. Việc này ngày trước khi chúng ta ở Hoa Kỳ thường hay nghe nói. Hạt Quark có phải nhỏ nhất hay không? Khoa học gia không dám đoán định. Có lẽ tương lai máy móc càng phát triển, lại quan sát ra còn nhỏ hơn so với hạt Quark. Việc này thì rất khó nói. Cho nên, Phật nói tất cả vạn vật hư không thế giới đều là do vật chất nhỏ nhất tổ hợp lại. Nó tổ hợp cũng rất có trật tự, sắp xếp thành trật tự. Việc này trong khoa học gọi là phân tử. Phân tử lại tổ hợp thành nguyên tố, nguyên tố tổ thành tất cả vạn sự vạn vật này, đây gọi là "nhất hợp tướng". Thực tế mà nói, "nhất hợp tướng" là pháp tướng. Phật nói với chúng ta pháp tướng không phải là chân thật, pháp tướng là có sanh có diệt.
Sức mạnh gì đang làm chủ tể sanh diệt của pháp tướng? Trên Kinh Phật nói đó là "ý niệm”. Trên "Hoa Nghiêm" nói: "Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh". Tâm tưởng là ý niệm. Tâm năng hiện. "Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến". Thức chính là ngày nay chúng ta gọi là ý niệm. Có vọng tưởng, phân biệt thì đem pháp tướng thay đổi tổ chức của nó, khiến cho nó sanh ra thay đổi, do đó mới có mười pháp giới y chánh trang nghiêm. Mười pháp giới y chánh trang nghiêm là biến hóa của pháp tướng. Pháp tánh thì không có biến hóa. Cũng giống như khối vàng ròng, chúng ta ưa thích đem nó tạo thành tượng Phật, hôm nào không ưa thích thì đem tượng Phật này nấu chảy ra, tạo thành một tượng Bồ Tát. Đây là trên pháp tướng sanh ra thay đổi, nhưng vàng này vẫn không thay đổi, trên pháp tánh không có thay đổi. Do đó, chư Phật Như Lai các Ngài thấy tánh, không dính tướng. Cho nên nói: "Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật", cách nói này là thật, không phải giả.
Từ trên pháp tánh mà nói, tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật. Trên "Kinh Hoa Nghiêm" lại nói: "Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí", đây là từ trên pháp tánh viên mãn mà nói. Không chỉ động vật vốn dĩ thành Phật mà thực vật cũng vốn dĩ thành Phật, khoáng vật cũng vốn dĩ thành Phật, không có vật nào mà không vốn dĩ thành Phật. Điều này nói được càng cứu cánh, nói được càng viên mãn. Chúng ta không hiểu rõ chân tướng sự thật, còn phân ta, phân bạn, phân họ, ngày ngày tranh cãi, còn muốn đánh nhau, đánh đến chảy máu đầu, không biết đó là một sự việc. Cũng giống như gì vậy? Việc này nói ra thì rất khó nghe. Một người phát cuồng, tay trái cùng tay phải đánh nhau, đánh đến chảy máu đầu nhưng đều là chính mình không phải người ngoài. Người thế gian lộn xộn ầm ĩ thành ra như vậy, chính là tay trái cùng tay phải của chúng ta đánh nhau, ngón tay cái cùng ngón tay út đánh nhau, chính là làm sự việc này. Cho nên, trong tầm nhìn của Phật xem thấy sự ngu muội, ngu si đến tột đỉnh.
Sau cùng ông tổng kết rất hay, thế nhưng ông nói: "Cực Lạc dữ mật nghiêm, giai phi như thị, lạp tử chi sở thành cử thể, thị Như Lai diệu tâm, thị đương nhân tự tánh, cố bất sanh bất diệt, vô suy vô biến, ngưng nhiên thường trụ". Tổng kết ở "như vô vi tánh". Đây là lão cư sĩ Hoàng đã nói, cùng tôi vừa mới nói có một số khác biệt. Các vị phải tỉ mỉ mà thể hội, tỉ mỉ mà so sánh. Cùng đồng một bộ Kinh, từ xưa đến nay có rất nhiều đại đức làm chú giải, thế nhưng cách nhìn, cách nói đều bất tận không như nhau, mỗi người có đạo lý của mỗi người, đều nói được có lý, đều nói không sai. Chúng ta từ trong đây tỉ mỉ mà thể hội, mà quán sát liền khai trí tuệ, không thể nào dính chặt vào cách nói của một người.
Phải biết Phật nói cho chúng ta nghe một tổng nguyên tắc: "Phật không có định pháp có thể nói". Tiến thêm một bước, Phật nói: "Không có pháp đáng nói". Vậy mới nói đến cứu cánh viên mãn. "Không có định pháp có thể nói", chúng ta từ trong không có pháp thể hội được Thế Tôn chân thật nói. Đây là trong kệ khai Kinh nói: "Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa".
Tổ sư đại đức xưa nay, mỗi vị có chỗ ngộ của mỗi vị, ngộ được cạn sâu rộng hẹp không như nhau, có người ngộ được sâu, có người ngộ được cạn, đều có chỗ ngộ. Chúng ta phải tỉ mỉ mà quán sát, tỉ mỉ mà thể hội, không nên chấp trước. Chấp trước liền biến thành chướng ngại to lớn cho việc tu học của chính mình. Nhất định phải tỉ mỉ mà lĩnh hội. Đặc biệt là ở vào thời đại hiện nay của chúng ta, nhất định phải tu học Đại Thừa. Trong Đại Thừa có trí tuệ chân thật, có thọ dụng chân thật.
Tốt rồi! Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi.
A Di Đà Phật!
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 196)
Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không
Thời gian: Khởi giảng năm 1998
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 189
Hôm nay : 51062
Tháng hiện tại : 503872
Tổng lượt truy cập : 57900290
ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?
Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.