Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 10)

Thứ năm - 05/07/2018 06:48

Học nghiệp, sự nghiệp và gia nghiệp của chúng ta cần phải kinh doanh cho thật tốt để cha mẹ yên tâm. Vừa rồi chúng ta cũng nói đến nghề nghiệp cũng phải lựa chọn cho phù hợp với mình, sau đó tận tâm tận lực phát triển, tuyệt đối không nên mơ ước viển vông.

Thời đại này, rất nhiều người luôn mong muốn nhanh chóng giàu có. Thật sự thiên hạ đâu bao giờ có bữa ăn miễn phí. Vì vậy, ý niệm nhanh chóng giàu có gọi là: “Dục tốc tất bất đạt”. Khi họ thay đổi công việc, thật sự tâm của họ vô cùng vội vàng. Khi tâm một người vội vàng thì sự lựa chọn có đúng hay không? Rất khó. Khi họ thay đổi công việc, rất có thể làm cho cha mẹ lo lắng.

Hơn nữa, mỗi lần họ thay đổi công việc thì đều có sự ảnh hưởng đến mức độ mà xã hội tín nhiệm họ. Vốn là họ đã xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt, nhưng họ lại thay đổi như vậy. Thí dụ như chuyện mở bệnh viện. Một người là bác sĩ nổi tiếng của bệnh viện, bệnh nhân đến khám bệnh chỗ anh ấy rất đông. Nhưng chúng ta hãy nghĩ xem, không chỉ là do y thuật của anh ấy giỏi, mà do bệnh viện có rất nhiều cấp trên lãnh đạo giỏi, có ban quản trị giỏi mới thành tựu công việc này cho anh ấy. Chúng ta cũng nên nghĩ rằng trong thời gian làm việc lâu năm như vậy ở bệnh viện, rất nhiều người đã thành tựu cho chúng ta thì chúng ta mới ổn định được công việc. Không nên nghĩ rằng bản thân mình tài giỏi, cần phải phát triển hơn, sau đó lập tức mở một bệnh viện đối diện tự mình làm chủ. Cách làm như vậy sẽ mất đi nhân hòa, và có thể dẫn đến những đồng nghiệp khác cùng nhau mở bệnh viện. Vì vậy, chúng ta làm việc gì cũng phải từ từ nhưng chắc chắn, không nên nóng vội. Kết hợp tốt đẹp, nhưng quan trọng hơn là phải kết thúc sao cho tốt đẹp nữa. Nếu như không kết thúc mối quan hệ một cách tốt đẹp, những oán khí này sẽ gây trở ngại cho việc phát triển sự nghiệp sau này của quý vị. Nếu chúng ta làm gì cũng chắc chắn vững vàng, sẽ khiến những cơ hội này chín muồi, thành công.

Những của cải trong cuộc đời tuyệt đối không phải quý vị tranh giành mà có được. Tục ngữ nói: “Số mạng đã có thì trước sau gì cũng sẽ có, số mạng không có thì không nên cưỡng cầu”. Muốn thu được quả gì thì điều quan trọng nhất là phải trồng cái gì. Những tiết học trước chúng tôi cũng có nhắc đến nguyên nhân để giàu có thật sự là phải bố thí thật nhiều, cống hiến thật nhiều cho xã hội. Bố thí tài thì tự nhiên có thể được giàu sang. Như ông Lý Gia Thành - người giàu nhất Hong Kong, số tiền ông quyên góp mỗi năm vô cùng lớn. Ông là người Sơn Đầu. Tôi đã từng đến giảng ở Sơn Đầu. Ông đã quyên góp cho rất nhiều công trình công cộng ở quê hương ông.

Vì vậy, chúng ta phải nên kinh doanh công việc của mình một cách chắc chắn, không nên mơ ước viển vông, không nên nóng vội, bởi vì những hành động của chúng ta sẽ tác động đến tất cả những bạn bè, người thân bên cạnh. Chúng ta làm việc càng vững vàng chắc chắn thì sẽ khiến họ càng an tâm.

4.       Kinh văn: 

“Sự tuy tiểu, vật thiện vi. Cẩu thiện vi, tử đạo khuy. Vật tuy tiểu, vật tư tàng. Cẩu tư tàng, thân tâm thương”.

“Việc tuy nhỏ, chớ tự làm. Nếu đã làm, thiếu đạo con. Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng. Nếu cất riêng, cha mẹ buồn”. 

4.1          “Việc tuy nhỏ, chớ tự làm. Nếu đã làm, thiếu đạo con”

Thật sự có rất nhiều việc thiện lớn đều bắt nguồn từ việc thiện nhỏ, rất nhiều việc ác lớn đều được tích lũy từ việc ác nhỏ. Vì vậy, Lưu Bị khuyên con của ông một câu rất quan trọng: “Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà làm”. Lời nói, việc làm của con cái trong gia đình quý vị không nên cẩu thả, tùy tiện, bởi vì sau này đi ra ngoài sẽ có khả năng phạm sai lầm lớn. Đương nhiên muốn cho con cái “chớ tự làm” thì trước tiên phụ huynh chúng ta phải “chớ tự làm”, trước tiên chúng ta phải làm gương cho chúng. Ví dụ như ngồi xem tivi, cha mẹ có được gác chân lên bàn không? Tuy là một việc nhỏ nhưng lại là tấm gương về sự tùy tiện cho con cái.

Chúng tôi nhớ ở Thẩm Quyến có một thầy giáo chở một cháu bé hơn năm tuổi. Khi lái xe gặp đèn đỏ thì thầy liền dừng lại. Cháu bé thấy thầy giáo dừng xe lại liền nói: “Thưa thầy, thầy không cần phải dừng lại ạ. Thầy cứ rẽ phải, sau đó quay ngược lại là được rồi”. Cháu bé học từ đâu vậy? Mẹ của cháu bé là cảnh sát. Vì vậy, “việc tuy nhỏ, chớ tự làm”. Thầy giáo nghe xong cũng rất nhạy cảm, việc này nhất định phải liên lạc với phụ huynh. Trẻ vẫn chưa phán đoán được đúng sai mà chúng ta đã làm ra tấm gương sai lầm thì rất nguy hại. Thầy giáo nói chuyện cũng rất nghệ thuật. Thầy đến nói chuyện với phụ huynh: “Hôm nay con của quý vị dạy tôi lái xe”. Mẹ của cháu bé liền cười vì trong lòng đã biết rõ việc gì. Thưa quý vị, chúng ta là phụ huynh không nên biết sai mà vẫn phạm, như vậy thì không tốt. Chúng ta cần phải có sự nhạy cảm với những chi tiết nhỏ, phải làm gương cho con trẻ noi theo. Khi quý vị có thái độ như vậy, đảm bảo quý vị sẽ đột nhiên cảm thấy đức hạnh và tri thức của bản thân ngày càng nâng cao.

Đối với con cái, có rất nhiều chuyện chúng ta cần phải dặn dò, đặc biệt là về mặt an toàn. Những hành động có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nhất định phải nhắc nhở nhiều lần. Hơn nữa, có khi không chỉ nhắc nhở một lần, mà phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Những phương diện nào cần phải nhắc nhở?

Thưa các bậc cha mẹ, phương diện nào cần phải nhắc nhở? Đi qua đường, điều này thứ nhất là an toàn, thứ hai là thái độ tuân thủ phép tắc. Vì vậy, chỉ cần là vấn đề an toàn hoặc vấn đề phép tắc thì tuyệt đối phải tuân thủ.

  • Thứ nhất, nhắc nhở về phương diện an toàn.

Thời gian nghỉ đông và nghỉ hè luôn phát sinh những chuyện ngoài ý muốn. Trẻ em chơi đốt pháo gây ra hỏa hoạn, hẹn nhau đi bơi nhưng không “đi phải thưa, về phải trình”. Vì vậy tổ tiên thường nói: “Lạc bất khả cực”, vui quá sẽ sinh đau buồn. Những việc này phải nên căn dặn từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu như thường xuyên dặn dò con cái như vậy, thì sự nhạy bén của chúng đối với vấn đề an toàn sẽ rất cao. Thí dụ như khi bưng nước nóng, quý vị phải bảo chúng cẩn thận, như vậy mới có thể giảm nhiều chuyện phát sinh ngoài ý muốn.

Ngoài việc chú ý an toàn cho bản thân, chúng ta cũng nên nhắc nhở con cái những việc gây nguy hiểm cho người khác thì tuyệt đối không nên làm. Khi các cháu có thái độ như vậy thì các cháu sẽ quán chiếu được: “Lời nói, việc làm của mình có gây tổn thương cho ai không?”.

Tôi nhớ có đọc một bài báo nói về một đứa trẻ vì ham đùa giỡn, bạn học của em muốn ngồi xuống ghế, em liền kéo chiếc ghế đó ra. Người bạn không chú ý nên vẫn ngồi xuống, xương sống đập xuống đất rất nghiêm trọng, khiến em tàn phế suốt đời. Mượn ví dụ này, khi chúng ta có cơ hội giáo dục thì nói với các em học sinh: “Các em xem, một động tác rất nhỏ này đã gây cho người khác nỗi đau lớn như vậy. Có bao nhiêu người đau khổ? Các em xem, người bạn này phải nằm trên giường chịu đựng bao nhiêu năm. Các em hãy tự mình nằm thử xem, các em nằm ba ngày thôi thì toàn thân đã khó chịu rồi. Không chỉ bạn ấy phải đau khổ mà có người còn đau khổ hơn bạn ấy, đó là cha mẹ của bạn ấy. Mỗi lần nhìn thấy đứa con mình đã nuôi mười mấy năm lại trở thành như vậy, thầy tin rằng đối với cha mẹ là một sự dày vò, là sự tổn thương cả một đời.  Không chỉ có cha mẹ quan tâm mà tất cả những người thân yêu thương em đó đều vô cùng đau lòng. Vì vậy, các em xem, một động tác nhỏ đã gây nên nỗi đau cho nhiều người như vậy. Điều này các em tuyệt đối không nên làm”. Vì vậy, “việc tuy nhỏ, chớ tự làm”. Đây là vấn đề về phương diện an toàn.

  • Thứ hai, nhắc nhở về phương diện phép tắc

Chúng ta cũng phải nói các em nhỏ cần phải giữ phép tắc. “Việc tuy nhỏ, chớ tự làm”. Không nên tùy tiện vứt rác. Vứt rác xem ra là một chuyện nhỏ, nhưng khi vứt rác đã trở thành thói quen, nó không chỉ làm mất mặt gia đình, mà còn có thể làm mất thể diện quốc gia.

Tôi cũng đã từng nghe nói khi leo núi, giả như quý vị không biết đường thì leo như thế nào? Đi theo chỗ có rác. Việc này xem ra rất thuận tiện, nhưng chúng ta nghĩ sâu hơn thì đó là hành vi thật đau lòng của con người, không chỉ không biết xấu hổ, mà đối với thiên nhiên cũng không biết bảo vệ. Người của mấy ngàn năm trước có như vậy không? Người của mấy ngàn năm tiếp nhận giáo huấn của Thánh Hiền: “Trời là cha, đất là mẹ”, phải yêu thương mảnh đất đã nuôi lớn chúng ta. Vì vậy, cho dù là việc vứt rác cũng không thể tùy tiện.

Trên mạng internet đã từng đăng ba bản tin.

Thứ nhất là ở Trân Châu Cảng nước Mỹ, trên thùng rác viết một hàng chữ bằng tiếng Trung Quốc: “Xin bỏ rác vào đây!”. Đây là viết cho ai xem?

Thứ hai là ở Hoàng cung của Thái Lan, là điểm du lịch mang tính quốc tế, ở nhà vệ sinh cũng viết một hàng chữ bằng chữ Trung Quốc: “Đi vệ sinh xong xin dội nước!”. Viết cho ai xem vậy? Viết cho người Trung Quốc xem.

Ở Nhà thờ Đức Bà ở Paris cũng viết một hàng chữ Trung Quốc: “Xin đừng nói chuyện lớn tiếng!”. Những việc này đều là chuyện nhỏ: Một là nói chuyện, hai là dội nước nhà vệ sinh, ba là việc vứt rác. Ba việc nhỏ đã trở thành một việc lớn. Việc lớn gì vậy? Người Trung Quốc đã bị những việc làm nhỏ này làm mất mặt trên toàn thế giới.

Chúng ta nói với các cháu bé những việc này, các cháu sẽ nói: “Thưa thầy, hãy xóa nó đi!”. Tôi nói: “Xóa như thế nào?”. Quý vị làm sai, người ta phải nói, quý vị lại đi bịt miệng họ lại, người ta sẽ không nói nữa à? Quý vị bịt miệng được một người, nhưng có bịt được miệng của mọi người không? Không thể. Chúng ta phải cảm thấy xấu hổ, không nên làm mất thể diện quốc gia. Từ bản thân mình phải bắt đầu làm cho tốt, không nên vứt rác bừa bãi, phải giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, phải giữ trật tự nơi công cộng.

Thưa quý vị, quý vị đã đến hoàng cung ở Thái Lan chưa? Quý vị rất có phước, đều đã đi. Quý vị đã đến Paris nước Pháp chưa? Tôi tin là đa số người Trung Quốc chưa đi. Người có thể đi là những người như thế nào? Là du học sinh và những người giàu có, địa vị xã hội không thấp. Có thấy người nông dân ở nông thôn đi đến nhà thờ Đức Bà ở nước Pháp chưa? Rất ít. Đều là người có địa vị trong xã hội, người học thức cao, nhưng hành vi biểu hiện ra thì ngay cả những quy phạm của cuộc sống cũng không làm được.  

Điều này cho thấy, trình độ học vấn không đại biểu cho việc có giáo dục, có học vấn không có nghĩa là biết làm người. Điều quan trọng nhất của giáo dục chính là hướng dẫn một người thái độ làm việc, làm người đúng đắn. Vì vậy, giả như trong trường không có cách dạy điều này thì giáo dục trong gia đình càng quan trọng hơn. Trước tiên phải xây dựng nền tảng cho tốt. Thật sự thầy cô giáo ở trường đều dạy rất tận tâm tận lực, nhưng một mình họ phải đối diện với mấy mươi em học sinh, thật sự là không dễ. Duy chỉ có phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên, thì hành vi sinh hoạt của chúng sẽ dễ theo nề nếp.

Vì vậy, về phương diện an toàn và phương diện phép tắc đều phải ghi nhớ “việc tuy nhỏ, chớ tự làm”. “Nếu đã làm, thiếu đạo con”, thế thì trách nhiệm làm con cháu Viêm Hoàng của chúng ta sẽ bị khiếm khuyết.

Lúc còn nhỏ, tôi vô cùng sợ người khác nói mình: “Việc làm này của anh thật không có gia giáo”. Khi nghe đến “thật không có gia giáo” thì cho dù đang làm việc gì cũng lập tức trở nên bớt phóng túng, vì rất sợ hành vi của mình sẽ làm cho cha mẹ xấu hổ. “Thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ tủi”. Vì vậy, lòng hổ thẹn đối với một người vô cùng quan trọng.

4.2          “Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng. Nếu cất riêng, cha mẹ buồn”

Khi trẻ nhỏ vẫn chưa hình thành được sự phán đoán đúng - sai, có khi tiện tay trộm đồ vật thì cảm thấy rất vui. Vì vậy, làm cha mẹ dạy dỗ con cái thật sự phải rất cố gắng. Khi con trẻ có những hành vi không tốt sẽ lập tức thể hiện ở trên gương mặt, chúng sẽ sợ sệt bất an.

Có một người mẹ một hôm phát hiện đứa con trở về nét mặt rất khác thường, bà liền đến mở cặp sách của con ra. Kết quả đã phát hiện trong đó có mấy quả táo. Kỳ lạ, sao lại có mấy quả táo vậy? Bà lập tức hỏi con của mình. Đứa bé bối rối không biết trả lời thế nào, rất căng thẳng nên cứ ấp a ấp úng. Cuối cùng thì cháu bé thú nhận đã cùng với những bạn học đi ngang tiệm bán trái cây liền tiện tay lấy. Thật ra không hẳn là cháu bé muốn ăn, nhưng trong bầu không khí cùng các bạn học nhốn nháo như cái tổ ong đã làm cho cháu bé cảm thấy muốn đùa một chút.

Người mẹ không nói gì, lập tức dắt đứa con đến cửa hàng bán trái cây. Đến nơi, trước tiên người mẹ cúi người trước người chủ cửa hàng, sau đó thì xin lỗi ông. Chủ tiệm vẫn đang bận rộn, cũng chẳng biết đã xảy ra chuyện gì. Người mẹ nói: “Con trai tôi lấy trộm táo của ông”. Ông chủ cảm thấy không quan trọng. Người mẹ liền lấy tiền trả cho ông chủ, sau đó thì yêu cầu con xin lỗi ông chủ. Lần đầu tiên con trẻ phạm sai lầm, quý vị lập tức ngăn chặn thì chúng sẽ ghi nhớ suốt đời, sẽ không tái phạm nữa. Khi chúng nhìn thấy mẹ mình cúi đầu xin lỗi trước người ta, thật sự trong lòng chúng sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Vì vậy, thân giáo của người mẹ đã đánh thức lòng hổ thẹn, sĩ diện của đứa con. Trẻ con không thể nào không phạm sai lầm, nhưng chỉ cần khi chúng phạm sai lầm, chúng ta kịp thời dạy bảo chúng thì đều là cơ hội giáo dục rất tốt.

Một người mẹ khác dẫn con đi nhà sách. Trong nhà sách có rất nhiều quyển sổ để ghi nhật ký đều có kèm theo một chiếc chìa khóa nho nhỏ, đứa bé liền lấy chiếc chìa khóa. Sau khi người mẹ đi ra ngoài thì phát hiện con mình đã lấy chiếc chìa khóa của người ta, liền quay trở lại trả lại cho cô thu ngân. Cô thu ngân nói: “Cái này trả lại cũng chẳng biết để ở chỗ nào, thôi tặng cho chị vậy”. Lúc đó người mẹ cũng không để ý, liền đem về nhà. Sau đó, khi đứa con đi học, người mẹ đột nhiên phát hiện ra đứa con thường thuận tay lấy những món đồ vật nho nhỏ của bạn học đem về. Vì vậy, khi con cái chưa phán đoán được việc đúng - sai, chúng làm những việc sai lầm, quý vị không chỉnh sửa chúng thì có thể sau này sẽ thành thói quen. Làm cha mẹ, trước khi con cái được năm - sáu tuổi thì nên dành nhiều công sức cẩn thận dạy bảo, tin rằng chúng sẽ có nền tảng vững chắc về những chuyện tốt - xấu, đúng - sai.

Các bà mẹ thời xưa đều nhớ phải dạy bảo con cái: “Nhất qua nhất quả chi phất tham”, một quả dưa, một quả nào cũng không được tham. “Nhất ti nhất hào chi bất cẩu”, tuyệt đối không để cho con cái có hành vi tham lợi dù rất nhỏ. Tục ngữ nói: “Lúc nhỏ ăn cắp cây kim, khi lớn lên có thể ăn cắp vàng”. Dạy bảo con cái: “Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng”. Không nên lấy đồ vật của người khác, vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất sâu rộng. Bởi vì chúng tham, đến cuối cùng những thứ mà chúng muốn thì chúng sẽ dùng mọi thủ đoạn để trộm cướp.

Dạy con cái không tham lam thì sau này chúng sẽ có cái tâm liêm khiết. Sự liêm khiết vô cùng quan trọng. Người xưa nói: “Cử hiếu liêm” (Đề cử tấm gương hiếu và liêm). Tại vì sao phải dùng “hiếu”“liêm” để đánh giá một người có thể phục vụ cho quốc gia hay không? Chúng ta hãy xem: “Hiếu, đức chi bổn”. “Hiếu” là cái gốc của làm người; “liêm” là cái gốc của làm việc. Có lòng liêm khiết thì khi làm việc sẽ không mưu đồ tư lợi cho chính mình, mới có thể chí công vô tư làm tốt công việc. Vì vậy, căn bản làm người, làm việc là ở “hiếu”“liêm”. Nhìn từ đâu để biết nền chính trị của một quốc gia là tốt hay không tốt? Từ việc có liêm khiết hay không liêm khiết. Vì vậy, “liêm” là căn bản của một nền chính trị. Ngày nay, giả như chúng ta nhìn thấy người trong giới chính trị không liêm khiết thì đời sống của người dân ở quốc gia đó sẽ rất khổ sở.

 Xã hội hiện nay có rất nhiều hiện tượng, chúng ta hãy quay lại nghĩ xem, căn bản đều là vấn đề giáo dục. Giáo dục đã bị lơ là trong một khoảng thời gian. Hiện nay chúng ta có oán trách cũng vô dụng. Vì vậy, phải bắt đầu từ bản thân mình, từ mỗi vị phụ huynh, từ mỗi thầy cô giáo dạy cho trẻ em không tham, hình thành tâm liêm khiết cho các em. Như vậy thì xã hội của chúng ta mấy mươi năm sau sẽ càng tốt đẹp hơn, sẽ càng liêm khiết hơn. Con cháu ngày càng biết hiếu kính cha mẹ, hiếu kính bậc trưởng bối, thì tuổi già của chúng ta sẽ có tiền đồ xán lạn. Vì vậy, công lao của thầy cô giáo và cha mẹ bỏ ra hôm nay tuyệt đối sẽ không uổng phí.

 “Chớ cất riêng”, ý nghĩa thứ nhất là không tham.

Ý nghĩa thứ hai là đồ vật của mình cũng không nên giữ riêng cho bản thân mình hưởng thụ, mà nên biết chia sẻ. Sau đó bồi dưỡng cho con cái tính cách rộng lượng. Nếu không, khi con cái muốn thứ gì thì chỉ muốn ăn một mình, như vậy bụng dạ càng lúc càng nhỏ hẹp.

Tôi còn nhớ có mấy em nhỏ học chung và cùng ở chung với nhau. Có một người mẹ của một em mang mấy hộp sữa cho con của mình. Người mẹ mang vào trong phòng và dặn con: “Cái này là để cho con uống, con đừng cho các bạn khác thấy”. Khi con của bà uống hộp sữa này thì cũng phải như thế nào? Lén lút. Đồ dinh dưỡng này thật sự là để cho cháu uống, nhưng đối với nhân cách của cháu bị ảnh hưởng như thế nào? Tôi tin là cháu uống mấy hộp sữa đó không được thoải mái, việc hấp thu cũng không tốt vì phải che đậy giấu giếm.

Thầy giáo của cháu rất thận trọng quan sát được việc này. Tối hôm đó, thầy nói với cháu bé: “Con có nhiều sữa như vậy, một mình thưởng thức không bằng thưởng thức cùng mọi người, có món gì ngon thì nên chia cho bạn bè. Con có đồng ý đem ra cho mọi người cùng uống không?”. Cháu bé cũng rất đơn thuần, cháu nói: “Dạ được!”, liền mang hết sữa đổ vào trong bình. Những bạn khác đều rất vui vẻ vì có người mời uống sữa. Sau đó mỗi người rót một chút. Một hiện tượng rất vi diệu xảy ra. Khi có người bằng lòng cống hiến thì sẽ khơi dậy sự vui vẻ của rất nhiều người cũng biết nghĩ đến người khác. Cho nên khi sữa rót quá nhiều thì các cháu liền nói: “Được rồi, được rồi, còn những bạn khác nữa!”. Các em rót sữa xong thì cùng nhau uống.

Cho đi có phước hơn so với nhận. Khi những bạn học này uống sữa thì đều cùng nhau nói lời cám ơn người bạn này, vì vậy cháu cũng rất vui. Tối hôm đó cháu viết nhật ký liền nhắc đến chuyện hôm nay mời mọi người uống sữa, cảm thấy ly sữa đó đặc biệt thơm, uống ngon vô cùng. Khi người mẹ xem nhật ký của cháu, xem thấy con mình rộng rãi như vậy, còn mời người khác rất vui vẻ, người mẹ đột nhiên cảm thấy bản thân mình đã làm không đúng. “Tài tán tức nhân tụ”. Con người phải rộng lượng mới được nhân hòa, cuộc đời và sự nghiệp mới phát triển. Sự rộng rãi, không tham lam của chúng ta đều có thể làm gương tốt cho con cái.

Thời xưa có một người tên là Dương Chấn. Dương Chấn sống vào thời nhà Hán. Ông làm quan vô cùng thanh liêm, hơn nữa còn thường xuyên giúp quốc gia tuyển chọn những người tài giỏi để cùng nhau phục vụ đất nước. Khi làm quan Thái Thú ở Đông Lai, ông đã tuyển cử một người có học thức tên là Vương Mật làm huyện lệnh ở Xương Ấp. Người này rất biết ơn ông, vì thế một buổi tối nọ đem một số vàng đến tặng cho ông. Dương Chấn thấy Vương Mật muốn tặng vàng cho mình liền nói với Vương Mật: “Tôi rất hiểu ông nên mới tiến cử ông làm quan, nhưng vì sao ông không hiểu tôi mà còn mang vàng tặng cho tôi”. Vương Mật liền trả lời: “Điều này chẳng liên quan, chỉ là một chút tấm lòng của đệ. Hiện giờ tuyệt đối không ai biết được”. Dương Chấn liền nói: “Sao nói không ai biết chứ? Trời biết, đất biết, ông biết, tôi cũng biết”. Vì vậy, đức hạnh của một người từ chỗ không có ai nhìn thấy mới có thể hiển hiện khí tiết vững vàng của một người. Sau khi Vương Mật nghe xong cảm thấy rất xấu hổ, liền ra về.

Bởi vì Dương Chấn vô cùng thanh liêm, cho nên tấm gương này cũng truyền lại cho con cháu đời sau. Con của ông là Bỉnh, cháu của ông là Tứ, chắt của ông là Bưu đều làm quan đến chức Tam Công, đều là quan lớn của triều đình. Không tham vàng bạc nên ông đã tích được công đức và phước phần to lớn. “Nhà tích thiện thì có nhiều niềm vui”. Ngoài việc chiêu cảm được phước báo, quan trọng hơn là tấm gương về đức hạnh. Vì vậy, chúng ta cũng phải làm tấm gương tốt cho con cái, hướng dẫn cho con cái đối với của công cũng phải quý trọng, không thể lấy làm của riêng. Đây cũng là điều rất quan trọng.

Tôi đã từng gặp rất nhiều người thành công, họ đều nói rằng lúc đầu cha mẹ của họ làm công chức, chỉ cần không phải việc của công ty thì tuyệt đối không dùng xe công ty để đi. Thậm chí điện thoại (công ty cấp cho) ở nhà cũng không dùng cho riêng mình, vô cùng liêm khiết, cho nên để lại ấn tượng rất sâu sắc cho con cái.

Tôi hỏi các em học sinh: “Ghế ở trường các em là do ai mua? Vật dụng công cộng ở trong trường là do ai mua?”. Trẻ con rất đơn giản, chúng sẽ nói: “Do Hiệu trưởng mua”. Chúng tôi tiếp tục hỏi: “Vậy tiền của Hiệu trưởng từ đâu có?”. Chúng nói: “Tiền của Hiệu trưởng đương nhiên là từ…”, suy nghĩ của các em không được nhanh. Tôi nói : “Tiền của Hiệu trưởng từ đâu có?”. Các em trả lời: “Chính phủ cấp”. “Tiền của Chính phủ từ đâu có?”. “Là của người nộp thuế”. “Có bao nhiêu người nộp thuế?”. Các em ở Đại Lục nói: “Ba tỷ người”. Tôi nói: “Ồ, không nhiều như vậy. Các em đã nộp thuế chưa?”. Chúng trả lời: “Chưa!”. “Ít nhất cũng có mấy trăm triệu người nộp thuế. Vì vậy, có bao nhiêu người là chủ của các vật dụng công cộng trong trường như cái ghế này, thậm chí là bất cứ đồ vật nào? Mấy trăm triệu người. Vì vậy trộm cắp vật dụng công cộng là các em đã nợ mấy trăm triệu người, sau này làm trâu làm ngựa cũng trả không hết”. Chúng ta hướng dẫn các em bất cứ đồ vật nào đều cũng có chủ, tuyệt đối không nên vì sự ham thích của mình mà lấy. “Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng. Nếu cất riêng, cha mẹ buồn”.

****************

Đệ Tử Quy giảng giải– Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (tập 10)

Người giảng: Thầy Thái Lễ Húc

Giám định: Lão Hòa thượng Tịnh Không

Giảng ngày: 15/02/2005

Cẩn dịch: Ban phiên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ

Giám định phiên dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 12604

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 895904

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 44764635

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.