Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Các bài giảng của Thầy Trần Đại Huệ

Đọc sách ngàn lần - Tập 12

Chủ nhật - 18/11/2018 22:33

ĐỌC SÁCH CHÍNH LÀ NỘI HỌC

Giáo viên: Kính chào thầy!

Thầy Trần: Chào mọi người. Đến nay là tập thứ mấy rồi nhỉ?

Giáo viên: Dạ tập thứ 12.

Thầy Trần: Vậy là tiết mục này phá kỷ lục rồi. Vì sao lại ghi hình tiết mục này lâu như vậy? Bởi vì có nhiều việc đáng nói. Hiện nay mọi người quan tâm đến vấn đề là làm thế nào để dạy con người trở nên tốt đẹp. Các bạn thấy đó, vừa rồi mọi người có nhắc đến một vấn đề là giáo trình mà các trường học trong xã hội đang dùng. Ở trường học văn hóa truyền thống thì dùng giáo trình như “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Trong khóa trình “đọc sách ngàn lần” thì dùng sách “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Giáo trình không như nhau vì sao hiệu quả không như nhau vậy? Vì những giáo trình theo thế tục xã hội đó không tương thông với tự tánh, chướng ngại tự tánh, còn giáo trình về giáo dục của Thánh Hiền thì tương thông với tự tánh. Sư phụ Ngài thường nói các Kinh điển của Thánh Hiền như Tứ Thư Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh là từ trong tự tánh lưu xuất ra bên ngoài. Tự tánh của mỗi người đều sẵn có, nếu đã được khơi thông rồi, ví dụ như lau mặt gương, ai ai cũng đều có tấm gương này, người xưa gọi nó là “minh đức”, loại đức hạnh này ai ai cũng đều có, nó vốn là quang minh trong sáng. Vì sao sau đó không còn sáng nữa vậy? Vì đã bị ô nhiễm, “cẩu bất giáo, tánh nãi thiên”.  Hiện nay phải làm sao? Phải khôi phục lại. Làm thế nào để khôi phục? Phải trừ khử sự ô nhiễm. “Việc dạy học quý ở chỗ tinh chuyên”, việc này trong Tam Tự Kinh đã nói với chúng ta rồi, sư phụ đã nói với chúng ta hãy “đọc sách ngàn lần”. Bắt đầu từ hai chữ “tri chỉ” trong câu thứ hai của sách Đại Học, “tri chỉ nhi hậu hữu định”, từ đây mà hạ thủ. Đúng vậy, giới - định - huệ, không có giới thì những cái phía sau đều không có. Học sinh nữ này, con hãy chia sẻ xem con “đọc sách ngàn lần” đã có được cảm nhận gì?

Giáo viên: Thưa thầy, trước tiên con muốn giới thiệu về em học sinh này một chút. Em ấy cũng đã từng bị ô nhiễm nên mới đến học ở trường chúng con. Lúc em mới đến trường thì trong xã hội em đã học năm đầu tiên của cấp ba. Chúng con nhìn hình chụp trước đây của em ấy thì thấy em tóc tai bù xù, lại còn nhuộm vàng nữa.

Thầy Trần: Tóc vàng à?

Giáo viên: Dạ, không khác gì các cô thiếu nữ trong xã hội.

Thầy Trần: Đều là học từ mạng internet và truyền hình trong xã hội đó mà. Cô xem, biết làm thế nào đây?

Giáo viên: Dạ đúng. Đồng thời cha mẹ của em có công ty, gia cảnh tương đối tốt, thế nên em ấy thường cầm tiền đi mua quà vặt hoặc là những bộ quần áo đẹp, đi chơi khắp nơi.

Thầy Trần: Nói một cách khác thì ăn uống chơi bời là cuộc sống thường ngày của em ấy.

Giáo viên: Dạ đúng như vậy

Học sinh: Thưa thầy, con đọc sách “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” ngàn lần rồi, bản thân con có được một vài cảm nhận. Thứ nhất là con cảm nhận rằng việc hiểu được tâm mình rất quan trọng. Bởi vì trước đây nếu như con phạm lỗi hay làm việc sai thì con chỉ biết nhắm vào sự việc hoặc nhắm vào lỗi lầm mà tìm nguyên nhân, chứ không biết tìm nguyên nhân từ trong tâm của chính mình. Sau khi con đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, mỗi một lần đều dùng ngón tay chỉ mà đọc, sáu căn đều thâu nhiếp, lúc đó vọng tưởng của con rất nhiều, tạp niệm rất nhiều, tâm không để vào sách, miệng thì con có thể đọc theo mọi người chứ ngón tay thì chỉ không giống chỗ trong sách.

Thầy Trần: Là chỉ sai rồi, chỉ loạn rồi đúng không?

Học sinh: Dạ đúng, chỉ loạn cả. Lúc đó con hiểu ra là phải tìm nguyên nhân vì sao lại như thế này? Chính là vì tâm của con có vấn đề, căn bản là ở nơi tâm. Bởi vì lúc đó con không để tâm vào trong sách thế nên vọng tưởng rất nhiều nên tay con mới chỉ không đúng chỗ trong sách. Tuy nhiên, sau khi con đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” được 20 ngày thì con đã hiểu rõ, những vấn đề trước đây con nghĩ không ra thì con đều đã hiểu rõ, vấn đề căn bản chính là ở nơi tâm, cách dụng tâm có vấn đề. Đối với việc con làm hoặc công việc thầy cô giao cho con, hay đối với thầy cô cũng vậy, con đều không cung kính, không có tâm cung kính.

Thầy Trần: Đúng vậy, câu nói này lẽ ra phải được nói ở trường đại học, ở trường cao đẳng cho các sinh viên và các giáo sư nghe. Là ý nghĩa gì vậy? Các bạn xem sinh viên đại học hiện nay ra ngoài xã hội đều làm việc không xong, quên trước quên sau. Chúng tôi thấy tình trạng này rất nhiều rồi. Các bạn không biết dùng đầu óc. Đầu óc của một người 16 tuổi không khác gì so với đầu óc của một ông lão 60. Vì sao lại như vậy chứ? Điều này nói rõ là những tri thức và kỹ năng mà những trường đại học đó dạy là không hiệu quả, không khởi tác dụng, cái con người thiếu không phải là những thứ này, mà nền tảng quan trọng nhất chính là gì? Phải thâu nhiếp sáu căn, hết sức chuyên chú, chính là điều mà em này đã nói. Có thể chuyên chú được hay không? Nếu không thể chuyên chú thì nghĩ tưởng lung tung, không làm tốt được việc nào cả, ngay cả chỉ vào chữ mà chỉ cũng không đúng. Vì sao vậy? Tâm loạn rồi. Việc nhỏ như thế này mà bạn làm không xong thì rõ ràng rằng những thanh niên này trong xã hội làm việc không xong là vì tâm có vấn đề. Vậy từ đâu mà thay đổi? Từ Hiếu Kinh. Có một vị giáo sư tóc đã bạc trắng từng hỏi tôi rằng, trong sách có một câu mà ông xem không hiểu, đó là làm thế nào để tận hiếu? Là thận trọng dè dặt như đi trên bờ vực sâu, như giẫm trên băng mỏng”. Ông xem không hiểu ý nghĩa câu này như thế nào nên ông đến hỏi tôi. Tôi nói tôi có một điểm thể hội xin chia sẻ để mọi người tham khảo. Cái bộ dạng thế này có dễ hiểu hay không? Dễ hiểu.

Người phương bắc chúng ta đều biết rằng đi trên mặt nước đóng băng vào mùa đông rất đáng sợ, nếu sụt xuống thì sẽ bị nước dìm chết, “như giẫm trên băng mỏng”, thật đáng sợ nên mới thận trọng dè dặt. “Như đi trên bờ vực sâu” là một con đường hẹp, bên dưới là vực sâu vạn trượng, bạn không sợ hay sao? Sẽ tan xương nát thịt nếu bị rơi xuống. Tôi nói với ông về điều này, hình như ông ấy không hiểu lắm, hỏi có nghĩa là gì vậy? Tôi nói đây là hiếu. “Đây là hiếu sao? Hiếu thuận cha mẹ sao lại có bộ dạng như vậy chứ?”. Tôi nói, ông xem, cái bộ dạng này nếu được miêu tả thì mọi người sẽ dễ hiểu. Đừng giảng đạo lý vì đạo lý không dễ hình dung, chỉ là nói suông, nhưng có hình ảnh thì được. Bản thân một người từng đi trên băng thì họ sẽ cảm nhận được. Câu nói “thận trọng dè dặt như đi trên bờ vực sâu, như giẫm trên băng mỏng” rốt cuộc là dạy chúng ta điều gì? Dạy về cái tâm của chúng ta. Sao lại dạy về cái tâm? Bạn xem người đi trên một con đường như thế thì họ sẽ có cái tâm gì? Họ giữ cái tâm gì? Toàn bộ tâm của người đó đều tập trung vào chỗ ở bên dưới chân, có phải không? Nếu như có một chút tiếng động nào họ sẽ không dám động đậy. Phải vậy không? Điều này nói lên điều gì? Đó là 4 chữ “thâu nhiếp sáu căn”. Hiếu Kinh chính là giảng điều này. Đúng là như vậy, khi bạn đi trên băng mỏng và bờ vực sâu, mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý toàn bộ đều chuyên chú, bạn có dám không tập trung không? Hiện nay bạn “đọc sách ngàn lần”, bạn chỉ vào chữ A mà nói chữ B, bạn ở đó mà nghĩ tưởng lung tung nhưng không bị sao cả, không có ai trừng phạt bạn, không có người nghiêm khắc trừng phạt, bạn không bị sao cả, thì tâm hổ thẹn không thể khởi lên được. Nhưng trong trường hợp kia thì không được, một chút sẩy chân thì bạn sẽ rớt xuống dưới, ai dám xem đây là trò đùa? Trẻ nhỏ đều không dám, quá đáng sợ. Thế nên bất đắc dĩ phải ép mình thâu nhiếp sáu căn, sợ hãi run rẩy. Nói một cách khác, việc này vì sao gọi là hiếu? Bạn đối với cha mẹ có thể giống như đi trên băng mỏng, đi trên bờ vực sâu, tập trung cao độ hết thảy sáu căn vào cha mẹ, thâu nhiếp sự tập trung vào cha mẹ không? Ý nghĩa của câu này là như thế. Câu này nói về chữ hiếu. Hiếu Kinh chính là dạy về điều này. “Đọc sách ngàn lần” cũng là ý nghĩa này, huấn luyện sự thâu nhiếp sáu căn.

Bạn nói với người hiện nay về điều này, họ không thể thể hội được. Bạn đi trên băng chưa? Đi rồi thì sẽ có cảm giác thôi. Thế nên người xưa vì sao có bộ kinh điển mà đến hai mươi mấy vị hoàng đế viết chú giải, dùng Hiếu Kinh để trị thiên hạ? Vì họ là người hiểu biết thấu suốt, biết dùng cái này thì có thể trị vì được tốt. Đây là cái gốc, dựa vào đây thì chắc chắn trị vì thiên hạ được tốt. Nếu như mất đi cái gốc rồi, “vật thì có gốc ngọn, làm việc thì có đầu đuôi, biết trước biết sau, tức gần với Đạo vậy”. Nếu không gần với Đạo thì thiên hạ đại loạn, chính là như thế thôi. Thế nên nhất định phải biết ý nghĩa của việc thâu nhiếp sáu căn. “Đọc sách ngàn lần” chính là huấn luyện cho các con việc này. Nếu chúng không đô nhiếp sáu căn vậy chúng sẽ bị đánh, không được ăn cơm. Không trừng phạt thì không được. Người ta ai cũng có tính lười nhác, làm gì có nhiều đứa trẻ biết tự giác đâu? Từ xưa đến nay đều không có. Các cô không làm thế này cũng phải làm thế này. Các cô thấy các em học sinh ở đây đều nhận được lợi ích lớn rồi đấy, chúng đều vui vẻ cả. Các cô nói với chúng, chúng nghe không hiểu; các cô giảng cho chúng nghe, chúng không tiếp thu được, vậy đánh cho chúng một cái là được chứ gì, chúng sẽ lão thật liền, kết quả chúng đều ngoan hết. Việc này giống như là chích ngừa và uống thuốc vậy, những đứa bé không chịu chích ngừa thì không được, nghe theo chúng thì có mà mất mạng.

Thế nên lời của em này nói chúng ta phải hiểu, sau khi nhận được sự huấn luyện, em ấy tự nhiên đã có sự thể hội rất sâu sắc về tâm của mình. Các bạn xem trong xã hội hiện nay có bao nhiêu người rõ được lòng mình? Mở miệng là nhất định phải đòi ăn ngon, mặc thì phải mặc đẹp, đều là ham muốn dục vọng, chả có liên quan gì đến cái tâm, mãi chìm đắm trong dục vọng, si mê đến tột cùng. Các cô thấy em học sinh nữ này nói rằng việc gì cũng đều liên quan đến tâm. Phải tập trung ý niệm thì mới thể hội được vấn đề xuất phát từ đâu. Hiện nay nhân tâm đều loạn cả rồi, một người tâm loạn như vậy mà đi trên băng mỏng thì chắc chắn sẽ bị rơi xuống. Họ bận nghĩ ngợi lung tung, còn hát mấy bài ca đang thịnh hành nữa. Chúng tôi xem thấy rất nhiều tin tức, cô gái này vừa nhắn tin vừa băng qua đường, xe tông một cái là bay luôn. Nếu bạn không thâu nhiếp sáu căn để nhìn hai bên đường, thì bạn không thể qua đường đàng hoàng được, bạn sẽ mất mạng, huống chi là đi trên bờ vực sâu, bạn có mà chết chắc. Thế nên biết rằng, nếu như làm bất cứ việc gì mà ý niệm không thể tập trung thì ngay cả hiếu bạn cũng không làm được. Hiếu là để bạn làm việc này, có nghĩa là huấn luyện bạn sau này làm bất cứ công việc gì tâm cũng không bị tán loạn, có thể làm được tốt, đó là ý nghĩa của chữ hiếu. Nếu không thì cho dù bạn có tâm hiếu thảo nhưng lực bất tòng tâm. Vì sao vậy? Tâm bị tán loạn. Vì vậy nói đây là điều trọng điểm phải được giảng ở đại học.

Hiện nay ở đại học toàn giảng về tri thức kỹ năng, nếu như tâm tán loạn thì cũng không hiệu quả gì, đi đường cũng bị xe tông thôi. Bạn nói xem, đi học là như thế nào? Có liên quan đến việc đi học không? Có liên quan. Đi học thì phải được dạy về “đại học chi đạo”, cái đầu tiên đạt được chính là định. “Tri chỉ nhi hậu hữu định”, định là mấu chốt đầu tiên. Hiện nay bao nhiêu người được định? Nếu em này không được định thì em ấy không thể nói ra những lời này được. Các cô cứ nghĩ đi, em ấy nói không được đâu. Con xem, trong 12 tập tiết mục đã có biết bao nhiêu bạn học của con ở đây đều nói giống như nhau cả. Đây là thực nghiệm khoa học vĩ đại, nói một cách khác, kết quả của mọi người đều như nhau. Con có thể không tin vào sự tồn tại của tự tánh hay sao? Minh đức là thật sự có. Nếu không có thì làm sao có được những trạng thái như thế này? Trí huệ từ đâu mà đến chứ? Năng lực từ đâu mà có? Việc này đâu có ai dạy cho em ấy, giáo sư đại học cũng giảng không được, vậy mà mấy em học sinh này lại biết. Thế nên các bạn thấy rằng con đường cầu học nếu như đi theo cách của người Phương Tây là tích lũy tri thức thì không có tác dụng, đó là sở tri chướng, càng học càng hồ đồ, càng học càng không hiểu. Con hãy nói tiếp đi.

Học sinh: Thưa thầy, con còn có cảm nhận thứ hai đó chính là mỗi ngày vì con đọc kinh 8 giờ đồng hồ, mỗi một lần con đều đọc rất chăm chú. Con phát hiện ra rằng sự chuyên chú đó có thể bồi dưỡng tâm chuyên chú của con. Bởi vì mỗi buổi tối con đều tụng “Kinh Vô Lượng Thọ”, nhưng trước đây con tụng kinh không thể nào chuyên chú, vọng niệm rất nhiều, hoặc là trong lúc tụng kinh con không thể đọc một cách thông suốt được, tụng qua một lần một cách không chân thực. Nhưng sau khi trải qua 8 giờ đọc kinh, con đã phát hiện ra rằng hiện nay con đọc kinh Vô Lượng Thọ không còn bị buồn ngủ, đồng thời vọng niệm cũng ít đi rất nhiều, cũng đã có thể chuyên chú. Đồng thời trước đây bản thân con không thích nghe sư phụ ngài giảng kinh, con hoàn toàn không nghe.

Thầy Trần: Vì sao vậy?

Học sinh: Con không biết tại vì sao, chỉ là không nghe thôi. Lúc nghe con không hiểu hoặc là thậm chí có lúc con còn ngủ gật, muốn đi ngủ.

Thầy Trần: Con xem nghiệp chướng của con rất nặng. Nghe sư phụ giảng kinh là đại phước báo, còn có một số người nói là nghe không hiểu, nhưng trên thực tế là đều nghe hiểu. Con xem rất nhiều bạn đồng học, cái gì họ cũng hiểu, con vốn là nghe hiểu vì sao lại nghe không hiểu vậy? Vì tự tánh, minh đức không có minh. Sau khi lau sạch các ô nhiễm thì sẽ nghe hiểu. Trước đây con nghe không hiểu phải không?

Học sinh: Dạ đúng, nhưng hiện nay, có một buổi tối con đang làm việc, con nghe sư phụ ngài giảng kinh thì con lại nghe [DTNT1]  được, đồng thời càng nghe càng thấy thích, con đã nghe hết một bài giảng.

Thầy Trần: Hai giờ đồng hồ con đã nghe được rồi phải không?

Học sinh: Dạ. Con đã nghe được rồi. Đồng thời trong lòng còn sanh ra sự vui thích. Trước đây con không thích, nhưng hiện giờ đã trở thành càng nghe càng thấy thích. Đồng thời còn đến bất kỳ chỗ nào mà có sư phụ giảng kinh, nếu như con không có việc gì làm thì con đi nghe giảng. Hiện nay con có cảm giác ấy.

Thầy Trần: Đó là sau mấy ngày đọc sách vậy?

Học sinh: Sau mười mấy ngày đọc sách ạ.

Thầy Trần: Sau mười mấy ngày đã xuất hiện tình trạng này. Mọi người nhất định phải biết rằng, sư phụ ngài giảng kinh là sự lưu lộ từ tự tánh, không có ý nghĩ của riêng mình. Nói một cách khác, bên trong tự tánh như thế nào, lời sư phụ ngài giảng tương ưng với điều đó, bạn có thể không thích nghe sao? Tôi xin nêu ra ví dụ, một người không quen biết viết thư cho bạn, bạn xem không hiểu lắm, còn mẹ viết thư cho bạn, bạn còn chưa xem thì đã rơi lệ, nhìn thấy nét chữ của mẹ thì nước mắt tuôn ra. Vì sao bạn xúc động mạnh như vậy? Cầm lấy lá thư đó không thể ngủ được, đọc đi đọc lại, đã xem vô số lần mà vẫn còn muốn xem, vì sao vậy? Có sự thân thiết ở trong đó. Vì sao có rất nhiều người nghe sư phụ ngài giảng kinh mà rơi nước mắt? Vì có sự thân thiết, đó chính là tự tánh của bạn. Nói một cách khác, cùng là một thể với bạn thì có thể không thân thiết sao? Không thân thiết là vì ở giữa có sự ngăn cách. Sự ngăn cách đó vốn là không có, đó là sự ô nhiễm sau này mới có, bạn loại bỏ nó rồi thì tự nhiên sẽ cảm thấy thân thiết, không phải do ai ép buộc. Các cô xem em ấy nói ra những lời này chẳng lẽ là do ai đó ép em ấy nói ra hay sao? Trước đây các cô kêu em ấy nghe nhưng em ấy lại ngủ, nghe không hiểu! Hiện giờ không những nghe hiểu mà còn thích nghe nữa.

Học sinh: Thưa thầy, cái này có phải là phước đến thì tâm sáng hay không ạ?

Thầy Trần: Người xưa nói lời này, sư phụ ngài thường nói: Phước chí tâm linh. Lúc bình thường thì em ấy rất hồ đồ, trước giờ vốn không phải là người thấu suốt, nghiệp chướng lại nặng, nhưng em ấy thường bồi phước. Phương pháp bồi phước tốt nhất, em ấy nói là em ấy tụng kinh Vô Lượng Thọ. Vì cha mẹ, vì oan gia trái chủ của chính mình, vì người nhà của chính mình mà tận hiếu. Họ không học Phật thì em ấy đọc cho họ. Tu phước chính là tận hiếu, tu đại phước báo, cứ tu như vậy thì sẽ có cảm giác là tâm mình sáng ra. Tôi xin nói với mọi người, thật ra tu phước lớn nhất chính là sự thâu nhiếp sáu căn. Thâu nhiếp vào chỗ nào? Các bạn đừng có thâu nhiếp ở tham - sân - si - mạn, người hiện nay nhìn thấy đồ hàng hiệu là bị thâu nhiếp: “Không được, mình phải mua cái này mới được”. Như vậy thì người này có sự cảm ứng với tam ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Mỗi ngày người đó chỉ thâu nhiếp vào việc này, tương lai lẽ nào không bị ác báo sao? Còn các em học sinh mỗi ngày đều thâu nhiếp trên kinh điển của Thánh Hiền thì sẽ có sự lưu lộ từ tự tánh, nói một cách khác, các con thâu nhiếp trên tự tánh thì tâm làm sao mà không sáng được chứ? Nó vốn là sáng mà! “Linh minh trạm tịch”, cái đầu tiên là “linh”, là hiệu quả.

Học sinh: Còn có một điều, đó là trước đây khi con chưa học văn hóa truyền thống, con đặc biệt không thích đọc sách.

Thầy Trần: Con không thích đọc sách à?

Học sinh: Dạ đúng, khi đọc sách mà đọc không hiểu con cảm thấy bực bội.

Thầy Trần: Có phải là con nhìn thấy những thứ có chữ như thế này thì đau đầu không?

Học sinh: Dạ phải, trước đây con là như vậy. Nhưng sau khi con “đọc sách ngàn lần” thì con đã thay đổi. Đối với sách vở hiện nay con không còn chán ghét nữa mà rất thích xem, cũng có thể đọc hiểu. Khi xem một cuốn sách con có thể chuyên chú, và có thể xem liên tục mười mấy trang. Đồng thời trong lúc đang xem sách không thể chỉ nhìn lướt qua rồi thôi, đó là uổng công đọc sách, mà lúc xem sách phải nghĩ xem câu nói này nói cho chúng ta đạo lý gì, vì sao lại nói như vậy. Con chính là có cảm nhận như vậy.

Thầy Trần: Con đã hiểu được nghĩa lý ở bên trong rồi.

Học sinh: Dạ đúng.

Thầy Trần: Sau này khi con lớn tuổi, khoảng 40 - 50 tuổi, nếu như sau này con có tài, làm nhà Hán học, làm giáo sư Hán học, con hãy báo cáo những gì con đã trải nghiệm qua, con làm thế nào từ một người không thích đọc sách trở thành giáo sư Hán học. Hiện giờ chúng ta nhìn thấy có rất nhiều đứa trẻ không thích đọc sách, nhìn thấy chữ là không xong rồi, đầu bị đau, nhìn thấy những thứ chơi vui thì mắt sáng rỡ. Những đứa trẻ như thế này nhiều lắm. Nói thật ra, số mạng của chúng không phải là số đọc sách, không có phước báo. “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao”, hết thảy những nghĩa lý trong kinh giáo là chân tướng của vũ trụ nhân sinh, nếu muốn giác ngộ thì phải xem trong kinh điển. Bạn không đọc sách thì cuộc đời này của bạn có thể tốt được không? Nghiệp chướng lớn nhất đó chính là không thích đọc sách. Cái tập khí này từ đời trước mang đến. Các bạn thấy em học sinh này mười mấy tuổi rồi mà không thích đọc sách, nhìn thấy chữ thì nhức đầu, choáng váng. Đây chính là tập khí nghiệp chướng. Có thể thay đổi được số mạng hay không? Hãy “đọc sách ngàn lần” thì sẽ thay đổi được. Điều này là do chính miệng của em ấy nói ra, không những em ấy không thích đọc mà ý nghĩa bên trong em ấy cũng không hiểu. Sự hiểu biết sáng suốt này là do em đã thay đổi được vận mệnh. Con cái nhà các bạn không thích đọc sách thì có thể đạt được trình độ thế này không? Có thể. Dùng phương pháp gì? “Đọc sách ngàn lần”. Đây là ví dụ chứng minh. Trước đây em ấy nhìn thấy sách là đau khổ, còn hiện giờ thì thích thú. Có phước rồi đó!

Học sinh: Thưa thầy, con còn có một điều cảm nhận nữa, chính là khi “đọc sách ngàn lần”, bởi vì con phải chuyên tâm đọc, sáu căn đều thâu nhiếp vào sách“Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nên con chính mình có thể hiểu ý nghĩa của lời văn trong sách, hiểu được mỗi một câu nói có ý nghĩa gì. Lúc đọc sách, càng đọc thì tâm của con càng hoan hỷ, niềm vui này là vì trong lúc đọc sách con đã có chút cảm ngộ với câu nói đọc sách ngàn lần nghĩa kia tự hiểu”. Trong lúc đọc sách, đọc đến sau cùng bản thân con đã hiểu được một tầng nghĩa khác nữa của câu nói này.

Thầy Trần: Tầng ý nghĩa khác mà con nói có phải là những chú giải mà không thể tìm thấy được trong các cuốn sách khác phải không?

Học sinh: Dạ đúng. Điều con hiểu về kinh văn trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” đều là từ trong sách chú giải, nhưng cái mà bản thân con cảm ngộ được là những điều không được viết trong sách chú giải đó.

Thầy Trần: Các bạn xem, báo cáo của em này lẽ ra nên được giảng một lần nữa cho các giáo viên đại học. Các bạn mỗi ngày ở đó mà tìm tư liệu tham khảo, tìm rất nhiều nhưng có học sinh nào có thể đứng ra nói là chú giải của tôi phù hợp với nghĩa lý của kinh giáo, đồng thời còn là thứ mà mấy ngàn năm qua trong chú giải không có nói đến không? Như vậy là [em này] có thành tựu rồi. Có hay không? Không có. Đều là dựa trên cuốn sách đó mà sao chép, hoặc là nói theo sách, là đọc sách một cách cứng nhắc. Đó chỉ là tri thức, không phải trí huệ. Trí huệ thì sống động. Mọi người nhất định phải biết, sư phụ Ngài nói rằng từng câu từng chữ trong kinh giáo đều có vô lượng nghĩa. Cái gì gọi là vô lượng nghĩa? Không có giới hạn, không phải là một loại chú giải, [mà là] mười loại chú giải, trăm loại chú giải, vô lượng nghĩa. Bạn có thể nói ra lời phù hợp nghĩa lý, mọi người cũng đều nghe hiểu mà người xưa chưa từng nói qua hay không. Ai có được cái bản lĩnh này? Các bạn thấy em học sinh này cũng không được giáo dục tốt. Trước đây con học đến lớp mấy rồi?

Học sinh: Dạ năm đầu tiên của cấp ba.

Thầy Trần: Học đến năm nhất cấp ba thì tương đương với bị ô nhiễm gần mười năm rồi. Em ấy đến trường của các cô mấy năm thôi phải không?

Giáo viên: Dạ phải.

Thầy Trần: Vậy mà hiện nay em ấy đã thể hiện được năng lực như thế này. Loại năng lực và trí huệ này mọi người xin nhớ cho nó là thứ vốn sẵn có, chẳng phải là riêng em này mới có, mà tất cả những em học sinh đều có loại năng lực này. “Vốn sẵn đầy đủ” mà! Người người đều có tự tánh, vốn sẵn đầy đủ. Cho nên mọi người nghe lời của em này nói không cảm thấy kỳ lạ là do tự tánh hiển bày ra thôi. Tốt! Cứ như thế mà tiếp tục đọc. Thế này là đúng rồi. Thế nên bồi dưỡng cho học sinh nhất định phải khai mở tự tánh của các em, nói một cách khác, để các em khai ngộ. Nếu các em không thể khai ngộ, thì cái mà các em có chỉ là tri thức chết, không có liên quan đến tự tánh, như vậy thì không có ý nghĩa.

Học sinh: Thưa thầy, con còn có một điều cảm nhận rằng lúc con đọc kinh, càng đọc thì tâm của con càng có thể buông xuống được càng nhiều thứ. Bởi vì bản thân con chấp trước, trong tâm luôn vướng bận hoặc chấp trước vào sự việc, thế nhưng lúc con đọc kinh, con đột nhiên có thể nghĩ thông, cảm thấy hà tất gì phải chấp trước, sự chấp trước đó là không cần thiết, đối với mình chẳng có lợi ích gì cả. Lúc đó bản thân con cảm thấy đã buông xuống thật sự. Trước đây con chưa từng có cảm nhận này. Con cảm thấy mình đã thật sự buông xuống. Việc này so với việc khi mình có lỗi được thầy cô nhắc nhở, mình biết lỗi và đi sửa, thì chỉ có thể sửa được 20% , nhưng khi đọc kinh, tâm đã thanh tịnh rồi, chính là đã buông xuống rồi, thật sự đã buông xuống thì việc sửa lỗi càng dễ dàng hơn, có thể nói là sắp sửa được hết lỗi rồi.

Thầy Trần: Câu nói này của em ấy, sư phụ Ngài thường nói, người học Phật đều biết rằng “biết khó làm dễ”, biết mới khó, không dễ dàng lý giải, nhưng khi làm thì rất dễ dàng. Nhưng mọi người lại có cảm nhận là lúc làm mới khó, chữ biết thì rất dễ. Sai rồi! Lời nói này của em ấy đã chứng minh cho câu nói của sư phụ là “biết khó làm dễ”. Bạn thật sự hiểu rồi, thật sự thấu suốt rồi, buông xuống một cái. Hôm nay có rất nhiều em học sinh ở đây nói đã buông xuống rồi, đã buông xuống rồi, điều này chứng tỏ làm không khó, làm dễ. Biết vì sao lại khó như thế? Vì tâm chưa khai nên ý chưa giải, tấm gương đó vẫn chưa được lau sạch. Sư phụ ngài thường nói rằng vào cửa Phật có 4 từ đó là “nhìn thấu buông xuống”. Nhìn thấu là gì? Là “quán”, buông xuống là “chỉ”, là dừng lại, không tiếp tục chấp trước, đã buông xuống rồi. Thế nên đọc sách ngàn lần chính là biết dừng lại, em ấy mỗi ngày biết dừng lại, có phải vậy không? Đó chính là trì giới, sau đó thì rất dễ dàng buông xuống được. Bạn không có “tri chỉ” thì sau này không thể định được. Nói một cách khác, những tập khí phiền não này đã chướng ngại em ấy không thể đắc định, không định được. Định từ đâu mà đến? Nhất định phải biết dừng lại. Trong việc “đọc sách nghìn lần” có sự “tri chỉ”, sau đó em ấy đã buông xuống được. Vì sao vậy? Em ấy trì giới thì tự nhiên sẽ được định. Khai huệ chính là buông xuống, chính là nhìn thấu. Em ấy đã nhìn thấu rồi! Từ đâu mà được như vậy? Từ trì giới mà được, “đọc sách ngàn lần” chính là biết dừng, là trì giới.

Học sinh: Thưa thầy, con còn có một chút cảm nhận chính là lúc con “đọc sách ngàn lần”, đối với những thói xấu và tập khí mà trước đây con không phát hiện ra, thì trong lúc đọc kinh con có thể phát giác được, đồng thời mỗi khi lời nói và hành vi của con nóng vội, con cũng có thể cảm giác được. Trước đây con không hề cảm giác được chút nào, nhưng mà hiện giờ con đã có thể phát hiện ra, cảm nhận được. Đồng thời khi con gặp phải một sự việc gì, con tự hỏi lòng mình rằng bản thân mình có đang nóng vội không, có tâm thanh tịnh hay không? Trong lòng con có một loại cảm giác kính sợ.

Thầy Trần: Lời em học sinh này nói chính là trong định có huệ, trong huệ có định, không thể tách rời nhau. Tâm của em ấy đã an định rồi, thanh tịnh rồi, có thể soi chiếu mọi thứ rõ ràng. Giống như một chậu nước vậy, nước trong chậu ở đây dao động, không thể soi thấy cái gì cả. Giống như tâm của chúng ta vậy, khi tâm đã an định rồi, nhìn cái gì cũng đều rõ ràng, tự nhiên sẽ có trí huệ. Nếu không thể an định thì không thể có trí huệ được. Thế nên trí huệ từ đâu mà đến? Trước tiên nhất định phải định. Định có từ việc tri chỉ, từ việc trì giới.

Học sinh: Thưa thầy, con còn có một điều cảm nhận sau cùng, đó chính là sau khi đã “đọc sách ngàn lần”, tâm của con đã an định hơn rất nhiều so với trước đây. Bản thân con đột nhiên phát hiện thấy trong lúc con nghỉ trưa, lúc đi ngủ, đột nhiên con nghĩ thông rất nhiều vấn đề. Trước đây, lúc đi ngủ, nếu như bên ngoài quá ồn ào, có nhiều người nói chuyện ở bên ngoài, thì con chắc chắn là không ngủ được. Nhưng hiện giờ nếu như bên ngoài có sấm, có tiếng mưa rơi trên mái hiên, hoặc là tiếng sư phụ giảng kinh, âm thanh của tiếng Phật hiệu, bản thân con vẫn có thể ngủ được. Từ điểm này mà con thể hội được rằng, điều này là do cảnh giới tự nhiên và tự tánh của chính mình rất tương thông, bản tánh của chính mình đã thông rồi, thế nên bản thân mới có thể ngủ được.

Thầy Trần: Con không bị chướng ngại.

Học sinh: Dạ đúng, thế nên con đã thể hội được điểm này của tự tánh.

Thầy Trần: Đây là chỗ mà em ấy đã ngộ ra. Thầy tin rằng nếu con không học khóa học “đọc sách ngàn lần” này, con sẽ không có những chỗ ngộ như thế này. Con đã trưởng thành như vầy, con chắc chắn hiểu được những kinh nghiệm, trải nghiệm trước đây của mình, nhưng những người thông thường thì chưa chắc nghĩ ra điều này. Bạn xem, khi ngủ thì bị hai loại âm thanh làm ồn náo, thứ nhất là gì? Tiếng người ồn ào, bạn ngủ không được. Một loại âm thanh khác cũng ồn như vậy là gì? Tiếng mưa rơi sấm chớp, mưa lớn, tiếng mưa rơi trên mái hiên, em ấy còn kể ra ví dụ là tiếng sư phụ giảng kinh, tiếng niệm Phật, tiếng niệm Phật trong máy cũng rất lớn, nhưng em ấy vẫn ngủ được. Đây là do nguyên nhân gì? Em ấy nói đây là những thứ trong tự tánh, là tự nhiên. Mưa rơi sấm chớp là tự nhiên, sư phụ giảng kinh là tự tánh, tiếng niệm Phật, em ấy tự nhiên có thể ngủ được, không bị chướng ngại. Còn người đời nếu bị ồn náo thì không được, vì sao vậy? Nó không tương ưng với tự tánh, cho nên ngủ không được. Chỗ ngộ này, em ấy đã thể hội được. Bạn xem, một em học sinh như vầy đã thể hội được những điều này, đây đều là những hiện tượng tốt. Sư phụ Ngài giảng: “Tích tiểu ngộ thành đại ngộ”. Em ấy nơi nơi chốn chốn đều đang ngộ, ngộ đến sau cùng là đại triệt đại ngộ. Bạn thấy em ấy còn trẻ như vậy, những thứ không buông xuống được em ấy đã buông xuống, người khác không thể nghĩ ra em ấy đã có thể nghĩ ra. Đây là những thành quả của việc dạy học. Thế nhưng hôm nay chúng ta nói đến những thành quả này thì rất nhiều trường học đều không công nhận, họ nói như vậy thì có nhằm nhò gì, điều này có liên quan gì đến sách giáo khoa của chúng tôi đâu. Thế nên đây là hai con đường, nói một cách khác, kết quả cho ra là hai loại người khác nhau. Hai loại người này có sự khác biệt gì? Một loại là tham sân si mạn, hồ đồ mà sống, sau cùng cũng hồ đồ mà rời khỏi thế gian này, đến tam ác đạo chịu tội. Những người trẻ tuổi này rất khổ, chết yểu rất nhiều. Còn những em này, tôi tin rằng nếu họ phát đại nguyện nhất định sẽ trường thọ. Vì sao vậy? Họ có sứ mạng. Thọ mạng không phải là của chính mình, mà tuổi thọ tự nhiên tăng trưởng. Vì sao vậy? Bạn sống thêm được một ngày thì giảng giải cho mọi người thêm một ngày, biểu pháp cho mọi người xem thêm được một ngày, biểu diễn một ngày, vì bạn có thể trụ thế thêm một ngày mà chúng sanh được lợi ích thêm một ngày, càng thêm nhiều người nhận được lợi ích thì thọ mạng của bạn sao không tăng lên cơ chứ? Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” có nói rằng: “Việc thiện tuy chưa làm mà thần cát tường đã đến bên”, tăng thêm thọ mạng của bạn. Mỗi ngày đều đọc câu này trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”. Thế nên con người đối với hạnh phúc một đời của chính mình có niềm tin, chứ không phải càng học thì càng chết, mà là càng học càng có chỗ ngộ. Những chỗ ngộ này không phải do người dạy, mà là bản thân bạn thể hội, thế nên không phải là đi hỏi thầy mà bản thân bạn có thể biết.

Hôm nay còn có hai em học sinh nam.

Học sinh: Con chào thầy, con năm nay 15 tuổi. Con đọc Kinh đã hơn 20 ngày, đã đọc được một ngàn lần rồi. Con cũng có hai điều cảm nhận. Điều thứ nhất chính là con người con thói hư tật xấu rất nhiều, không thích đọc sách. Lúc mới bắt đầu đọc sách con ở trong phòng chịu không nổi, cứ luôn muốn ra ngoài đi dạo, con không muốn ở trong phòng học.

Thầy Trần: Thầy muốn hỏi giáo viên chủ nhiệm của con, trước tiên hãy cho biết con vốn là đứa trẻ như thế nào?

Giáo viên: Thưa thầy, em học sinh này mặc dù sống ở nông thôn, nhưng thói quen xấu của em vô cùng nghiêm trọng, em bị ô nhiễm rất nặng. Ở trong nhà em được cha mẹ và bà nội nuông chiều, không làm việc gì cả.

Thầy Trần: Tôi nghe nói là không quản em này nổi.

Giáo viên: Không quản nổi, mẹ của em lo lắng phát khóc, không quản em nổi. Ở nhà đến giờ ăn không chịu ăn cơm, mà đòi tiền, mẹ cho con tiền con ra ngoài mua đồ ăn. Sau đó để dành tiền tiêu vặt lên mạng chơi game, cùng với bạn học xem phim đồi trụy. Việc này không phải chỉ có một lần. Ở trong trường không chịu học hành, kết bè với bạn học để đi đánh nhau.

Thầy Trần: Đó chính là tên tiểu lưu manh, tiểu du côn du đãng.

Giáo viên: Đều làm hết thảy các việc xấu. Ở nhà thì phóng hỏa đốt đồ đạc. Em chính là đứa trẻ như vậy. Sau đó đến nơi này rồi nhưng không sửa thói quen xấu, không thích đọc sách, cũng không lên lớp, mỗi ngày cười đùa cợt nhả. Em ấy chính là cười đùa cợt nhả, không có thận trọng chừng mực. Em ấy vào đây đã hơn 2 năm rồi.

Thầy Trần: Không thay đổi được sao?

Giáo viên: Không thay đổi được, mà toàn làm việc ngu ngốc, đốt nhang muỗi rồi bỏ nhang muỗi còn đang cháy vào trong tủ gỗ đựng quần áo, sau đó đóng cửa lại.

Thầy Trần: Như thế cũng giống như là phóng hỏa.

Giáo viên: Dạ, cũng tương tự như thế. May mà có bạn học phát hiện, nếu không thì xảy ra hỏa hoạn rồi.

Thầy Trần: Đầu óc của em này bị hồ đồ rồi.

Giáo viên: Dạ hồ đồ.

Thầy Trần: Làm việc bình thường thì không xong, làm việc xấu xa tồi tệ thì rất giỏi, vì sao vậy? Nghiệp chướng tập khí nặng. Một em học sinh như vậy, “đọc sách ngàn lần” rồi thì có được cảm nhận gì? Chúng ta hãy nghe thử.

Học sinh: Con đã nghĩ các cô giáo rất là vất vả, đã sắp xếp cho chúng con môi trường [học tập] tốt như vậy, sắp xếp phương pháp học tập tốt như vậy, nếu bản thân không theo đây mà làm thì sẽ phụ tấm lòng của các cô.

Thầy Trần: Con đã biết hổ thẹn.

Học sinh: Dạ hổ thẹn.

Thầy Trần: Sau đó thì sao?

Học sinh: Sau đó con tự mình biết nỗ lực vươn lên, không còn thường xuyên nghĩ đến những thứ vô ích nữa. Vì trước đây thầy đã nói là đọc sách không phải vì người khác, mà là vì chính mình trì giới, tu định, khai huệ, đọc sách là vì chính mình.

Thầy Trần: Học là vì chính mình, không phải là vì người khác. Bản thân mình trước tiên hiểu rõ rồi thì gọi là học vì chính mình.

Học sinh: Học thấu suốt rồi, sau đó còn làm gương cho những người đi học trong thiên hạ nữa.

Thầy Trần: Trước tiên là giúp mình được tốt, sau đó là giúp cho đại chúng, tự độ độ tha.

Học sinh: Sau đó con từ từ khắc phục bản thân. Lúc mới bắt đầu con có chút không quen, vẫn còn muốn chạy ra bên ngoài, sau đó thì từ từ dần dần tâm của con định trở lại, rồi con có thể tiếp nhận. Khi đọc sách có khi con còn buồn ngủ, có lúc con kiểm soát được chính mình, về sau này con đã có thể khế nhập dần dần, từ từ đã cảm nhận được rồi.

Thầy Trần: Sau đó con có cảm nhận gì sau 20 ngày?

 Học sinh: Sau 20 ngày con cảm giác toàn bộ con người con đã thay đổi, cảm thấy [sự thay đổi] về tinh thần và diện mạo của mình, nói chuyện cũng rất rõ ràng, không giống như trước đây nói chuyện không rõ ràng.

Thầy Trần: Mơ mơ hồ hồ.

Học sinh: Dạ mơ mơ hồ hồ.

Thầy Trần: Loại cảm nhận này, một học sinh hư giống như em ấy, em ấy đã kể rõ cho mọi người nghe là “con người này của tôi giống như đã được thay đổi vậy”. Thông qua ống kính máy quay các bạn có thể nhìn thấy được, nhìn bộ dạng của em ấy chẳng phải là my thanh mục tú hay sao? Các bạn nhìn đôi mắt trong veo của em ấy, diện mạo  trong sáng. Mọi người nhất định phải ghi nhớ câu nói này: “Diện mạo trong sáng”. Chúng ta hôm nay đã nhìn thấy rất nhiều người, bất kể là người có chức hay có tiền, khuôn mặt của họ như thế nào vậy? Bộ mặt đầy rượu thịt, bạn nhìn thấy là biết một mớ hỗn độn rồi. Còn những người trẻ tuổi, đặc biệt là các cô thiếu nữ thì trang điểm, đã đi giải phẫu thẩm mỹ cho đẹp. Thật sự các bạn nhìn thấy các cô ấy thì thấy không yên tâm rồi, không dám giao việc cho mấy cô ấy làm. Vì sao vậy? Bạn nhìn cặp mắt đó là biết người hồ đồ rồi, ánh mắt mơ hồ, trống rỗng. Đây là sự thật.

Còn như em học sinh này, ánh mắt của em ấy có thể nhìn thấy rõ ràng, có thần, có lực. Điều này nói lên điều gì vậy? Em ấy đã nhận được sự giáo dưỡng về sự chuyên chú, em ấy có định tâm. Tâm định rồi thì con người sẽ không làm những việc ngu ngốc, không làm những việc hồ đồ. Các bạn thấy em học sinh này, gia đình đã quản không nổi nữa, muốn bỏ mặc, vậy mà em ấy đã có thể ngồi ở đây nói với mọi người rằng con giống như là đã trở thành người khác rồi. Chúng ta là phụ huynh, là thầy cô giáo, các vị vẫn còn không tin tưởng hay sao? Còn có người nào mà không thể dạy tốt cơ chứ? “Đọc sách ngàn lần” mới 20 ngày, nếu thời gian lâu hơn thì càng tốt hơn nữa.

Hình như em học sinh này cũng có một chút vấn đề phải không?

Giáo viên: Vấn đề của em này rất nghiêm trọng, có rất nhiều vấn đề. Con xin nêu ra hai lỗi nghiêm trọng nhất. Thứ nhất là tự tư, thứ hai là hồ đồ. Về vấn đề tự tư, mỗi ngày em ấy phụ trách nấu nước sôi để nguội cho các bạn học, em ấy đã lấy nước dùng để rửa chân cho mọi người uống.

Thầy Trần: Ái chà! Đều là do con làm đó hả?

Giáo viên: Dạ đúng rồi, là em ấy.

Thầy Trần: Có phải vậy không?

Học sinh: Dạ phải.

Giáo viên: Điều thứ hai là hồ đồ. Lúc em ấy làm việc, em ấy ngồi trên cái thang cao 3 mét. Con tin rằng bất cứ học sinh nào nếu từ trên cao như vậy nhìn xuống sẽ rất sợ hãi, thế mà em ấy ở trên đó còn ngủ nữa, ngồi trên cái thang cao 3 mét mà còn có thể ngủ. Ngoài ra trong mỗi buổi học em ấy đều ngủ, cả ngày cứ lừ đừ, cảm giác như mắt của em ấy không mở ra vậy, cứ lừ đừ.

Thầy Trần: Cô gặp phải em học sinh như vậy thì hỏi thăm xem cha mẹ của em ấy làm gì, họ làm gì?

Giáo viên: Cha mẹ của em ở nhà thích mua số đề.

Thầy Trần: Cô thấy rồi đó, mọi người đừng cho rằng đây là chuyện ngẫu nhiên. Các cô đã gặp qua cha mẹ của em này rồi phải không?

Giáo viên: Dạ, gặp rồi. Bởi vì học sinh có tình hình như thế này nên chúng con nhất định phải tìm phụ huynh để tìm hiểu vấn đề. Mẹ của em ấy ở nhà mua số đề.

Thầy Trần: Đã mê đến cực điểm. Bạn xem, em học sinh này khi làm việc lao động, ở trên cao 3 mét mà vẫn ngủ được. Ở trên cái thang thật là nguy hiểm, vậy mà còn có thể ngủ được, mê đến mức đó rồi. Vì sao vậy? Cha mẹ của em cũng mê. Con hãy nói cho mọi người biết con “đọc sách ngàn lần” đã có thay đổi gì rồi.

Học sinh: Con thưa thầy, con năm nay 15 tuổi. Gần đây con đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” được một ngàn lần, con có vài cảm nhận. Điều cảm nhận thứ nhất là trước đây con rất thích chơi vi tính, con đã chơi hết 6-7 năm rồi.

Thầy Trần: 6-7 năm?

Học sinh: Dạ.

Thầy Trần: Cha mẹ con không kiểm soát con sao?

Học sinh: Không quản nổi ạ.

Thầy Trần: Những bạn học xung quanh của con phải chăng cũng đều chơi những thứ này?

Học sinh: Dạ phải.

Thầy Trần: Chơi điện tử phải không?

Học sinh: Dạ phải.

Thầy Trần: Mọi người nhất định phải biết, tôi không biết chơi game, nhưng mà tôi nhìn thấy các em chơi thì tôi biết. Mấy đứa trẻ này ở đó bing bing bing, chơi mấy ngày liền phải ko?

Học sinh: Dạ phải.

Thầy Trần: Không nói chuyện một câu nào, đã phá hoại, không còn sự giao tiếp bình thường giữa người và người với nhau, đã bị chơi game tước đoạt mất rồi, sau cùng đứa trẻ này sẽ không biết nói chuyện nữa. Bạn xem, những đứa trẻ ngày nay có bao nhiêu đứa biết nói chuyện đâu? Đều không biết nói chuyện. Vì sao chúng bị cà lăm, nói chuyện lắp ba lắp bắp? Vì sáu bảy năm chơi điện tử, không nói chuyện, đã mất đi năng lực diễn đạt bình thường của con người. Phụ huynh không biết, mỗi ngày hại con cái. Hôm trước chúng ta nhìn thấy một đứa trẻ, hình như được ba tuổi, vừa mới biết đi, trong tay cầm máy tính bảng điện tử, nhất định là do mẹ của em mua cho. Nói một cách khác, đã hại con của mình từ lúc 3 tuổi rồi. Mỗi ngày xem cái này, sáu căn đều thâu nhiếp trên những thứ sát - đạo - dâm - vọng, thâu nhiếp ở trên game điện tử, khiến toàn bộ tâm của mình bị dạy loạn hết, bị dạy cho hư hỏng, sau cùng người này cũng không biết nói chuyện luôn.

“Đọc sách ngàn lần” từng câu từng chữ phải rõ ràng thì năng lực diễn đạt của bạn sẽ tự nhiên được tốt. Vì sao vậy? Vì cái mà bạn đọc là giáo dục của Thánh Hiền, bạn đang tích lũy khẩu đức cho chính mình, quỷ thần xung quanh nghe thấy đều hoan hỷ, tán thán:
“Ở đâu có đứa trẻ ngoan như thế này chứ? Ai dạy nó vậy?”. Cho nên nhất định phải biết rằng miệng nói những lời linh tinh, cười đùa cợt nhả, không có tiết chế thì đó là tạo khẩu nghiệp, sau này nói những lời chính đáng, nói cái gì người ta cũng sẽ không tin, không nghe nữa. Nếu như mỗi ngày bạn đều đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Đệ Tử Quy”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo”, đọc những lời dạy của Thánh Hiền và Kinh Phật này gọi là tích khẩu đức cho chính mình, tuyệt đối sẽ không bị vấn đề giống như em học sinh này. Nếu như em ấy đọc kinh trong 6-7 năm, thì em ấy sẽ không bị nói cà-lăm, không phải nói lắp bắp vất vả như vậy.

Học sinh: Sau đó bản thân con có khi mê chơi game đến nỗi quên cả ăn cơm, chỉ nhất tâm chơi game.

Thầy Trần: Nhất tâm tạo nghiệp mà. Sau đó thì sao?

Học sinh: Cha mẹ con biết nhưng cũng không quản con. Bởi vì con người con rất là ngạo mạn, nếu như có người quản chế con, có người đánh con, con sẽ oán hận, còn nổi giận nữa.

Thầy Trần: Phản kháng phải không?

Học sinh: Dạ phải.

Thầy Trần: Như thế thì không ai quản nổi. Sau đó thì sao?

Học sinh: Bởi vì con không nhận được sự giáo dục tốt, cho nên bản thân rất là hồ đồ, rất là ngu si, mù mịt.

Thầy Trần: Sau khi con “đọc sách ngàn lần” thì có cảm nhận gì?

Học sinh: Bản thân con đọc “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” đã được một ngàn lần. Đầu tiên là sau khi đọc xong thì tâm của con đã được an định, cho nên thị lực của con đã được khôi phục một phần.

Thầy Trần: Thị lực khôi phục à? Con bị cận thị sao? Cận mấy độ?

Học sinh: Dạ gần 3 độ.

Thầy Trần: Không uổng công chơi điện tử nhỉ?! Tốt. Sau đó thì sao?

Học sinh: Sau khi tâm của con an định rồi, con nhìn đồ vật đã rõ ràng.

Thầy Trần: Rõ ràng rồi sao?

Học sinh: Dạ. Không còn như trước đây nhìn vật gì đều cảm thấy mơ hồ, sự khổ sở đó đã được giảm đi rất nhiều. Thế nên hiện giờ con tin tưởng lời của thầy dạy là chính xác.

Trước đây con đã hoài nghi lời dạy của thầy. Hơn nữa, những lúc con phạm lỗi sai, thầy cô giáo dục con, trách phạt con, con còn khởi tâm oán hận, rất là ngạo mạn, không cung kính thầy cô. Hiện giờ con biết mình đã sai.

Thầy Trần: Em học sinh này vì sao có thể nghe lời vậy? Trước đây em ấy không nghe lời, các bạn nhìn thấy biểu hiện của em ấy hiện giờ, đã nghe lời rồi. Vì sao vậy? Tín tâm rất quan trọng, bản thân của em thật sự đã có được lợi ích. Bạn xem bị cận thị 3 độ mà em ấy từ từ đã nhìn thấy đồ vật rõ ràng rồi. Việc này rất thần kỳ, cũng không đeo kính nữa, chẳng có điều trị gì cả, em ấy “đọc sách ngàn lần” xong thì nhìn đồ vật rất rõ ràng. Vì sao vậy? Bốn chữ thôi: tâm sáng mắt tinh. Tâm vốn dĩ là minh đức, là trong sáng, vì sao lại không trong sáng? Là do tham - sân - si - mạn khiến nó bị mờ mịt. Có người không bị cận thị nhưng nhìn cái gì cũng nhìn không ra, toàn làm chuyện ngu ngốc, nói lời ngây ngô, sau đó chính mình hối hận, [tự mình] chiêu tai rước họa, không có liên quan gì đến thị lực cả.

Ví dụ về em học sinh này là gì? Thứ được thay đổi trước tiên chính là sự thay đổi về cơ thể. Chúng tôi có một tiết mục đặc biệt tên là “Nước biết người tốt kẻ xấu”, nước biết sao? Đúng vậy, nước biết câu trả lời, đây là khoa học thực nghiệm mà đời này phải xem qua. Sư phụ ngài nói rằng tiết mục này rất là quan trọng, phải được lưu thông trên toàn thế giới, mọi người đều nên xem. Đó chính là khoa học thực nghiệm, báo cáo khoa học, họ dùng kính hiển vi để cho bạn xem những kết tinh đó thay đổi như thế nào, bạn tận mắt nhìn thấy, vì sao chúng lại biến hóa ra đẹp như thế, họ ghi hình lại cho bạn xem, bạn có thể không tin sao? Vì sao lại như vậy? Vì ý niệm bạn gửi vào nó là tốt đẹp. Cảnh tùy tâm chuyển, tướng do tâm sinh. Tướng chính là thân thể này của chúng ta. Mắt của bạn vì sao bị cận thị?

Các bạn xem mọi người ngồi trước mặt tôi, đây là giáo viên chủ nhiệm, cô ấy là giáo viên chủ nhiệm, cô ấy bị cận thị hơn 4 độ, mọi người xem hình cô ấy trước đây có đeo mắt kính. Tôi không cho cô ấy đeo kính nữa, vì sao vậy? Đối với những người mới đến tôi đều nói với họ rằng, phàm những người đeo mắt kính đều có hoài nghi. Hoài nghi điều gì vậy? Hoài nghi tự tánh của mình không có năng lực này. Căn bản là không cần mang mắt kính, tự tánh có cái năng lực này, bạn nhìn thấy rất rõ ràng, nhưng bạn không tin tưởng. Bạn nói mình bị cận thị, mình thật sự nhìn không rõ, thế nên bạn mới mang kính, bạn đối với mắt của mình có sự nghi ngờ, nghi ngờ đối với năng lực của tự tánh. Cặp mắt kính này là một chứng minh bạn không tín nhiệm đôi mắt, phải có thêm công cụ mới được. Đấy chính là hoài nghi. Tôi xin nói với mọi người, những em học sinh trong trường học này, em nào bị cận thị thì hãy bỏ mắt kính hết. Đó gọi là khôi phục tín tâm. Bạn vốn là có thể nhìn thấy được, cận thị là nghiệp chướng, là ô nhiễm, cái thứ này vốn là không có, nên có thể trừ bỏ được. Bạn nhất định phải tin tưởng thị lực của bạn có thể khôi phục. Đại khái là hơn 2 năm trước rồi, hôm nay cô hãy nói cho mọi người nghe đi, thị lực của cô đã được khôi phục lại chưa?

Giáo viên: Có khôi phục ạ. Kỳ thật là khôi phục lại bao nhiêu thì con không biết, nhưng con cảm thấy rằng có rất nhiều sự việc không phải là do mắt con nhìn thấy rõ, mà là do con cảm nhận được.

Thầy Trần: Đúng vậy, mức độ rõ ràng này càng quan trọng hơn. Có nhiều người không đeo mắt kính nhưng vẫn hồ đồ, nhìn không rõ ràng. Nhất định phải biết rằng tâm sáng thì mắt tinh. Vì sao thị lực bị giảm sút vậy? Là vì tâm đã bị mê. Thế nên những đứa trẻ này còn nhỏ như vậy, vì sao lại bị cận thị? Ngày nay các trẻ em bị cận thị rất nhiều, so với người của thời chúng tôi thì nhiều hơn rất nhiều. Nguyên nhân là gì? Tâm không sáng thì thị lực của mắt tự nhiên sẽ giảm. Làm thế nào đây? Phải khôi phục tự tánh, phải để họ hiểu rằng bản tánh vốn tự đầy đủ, trong bản tánh của bạn làm gì có chứng cận thị, nhìn không rõ ràng? Không có việc này. Chúng ta phải tin tưởng rằng thị lực của chính mình có thể được khôi phục, không được hoài nghi. Hoài nghi sẽ khiến cho các tế bào trong thân thể bị biến dạng. Đeo mắt kính chính là không tin tưởng đôi mắt, cho nên hãy bỏ kính xuống. Tâm của tôi nhất định đã thanh tịnh! Tâm sáng rồi thì mắt tự nhiên sẽ nhìn thấy được. Việc này có đạo lý, không phải là tùy tiện nói, thế nên mắt của cô mới tốt hơn so với trước đây. Nhất định phải biết rằng toàn bộ sự kết tinh của thân thể, bao gồm luôn kết tinh của đôi mắt vì sao lại xảy ra vấn đề vậy? Đều là do tâm niệm xấu ác, tâm bị hồ đồ, thì mắt sẽ bị hồ đồ, nhìn không thấy rõ, do tham sân si mạn nghi. Việc này có đạo lý. Hôm nay chúng ta nghe những em học sinh này nói rằng thân thể đã thay đổi, tâm đã thay đổi, giá trị quan đã có sự thay đổi. Em thay đổi nhiều như thế nguyên nhân là do đâu? Đều là do tâm đã thay đổi. Bởi thế, văn hóa truyền thống là nội học. Nội nghĩa là nội tâm, nhất định phải dụng công phu cho đúng, chỉ ra phương hướng đúng. Nếu không dụng công phu ở trong tâm thì không hiểu được cái sự học dựa trên tâm tánh, không thể có được lợi ích thì vẫn phải chịu khổ, vẫn phải chịu tội, vẫn là nước chảy bèo trôi, “thảy đều do ở mệnh, một chút chẳng do người”, bạn chạy không thoát nổi. Cho nên sách “Liễu Phàm Tứ Huấn” dạy người không gì khác ngoài việc sửa tâm. Sửa tâm thì sẽ đổi mệnh.

Có người nói rằng, ngoài sự học dựa trên tâm tánh ra chúng ta còn có khoa học, cách học đó hiện nay có được hay không? Chúng ta nhất định phải biết rằng chân lý chỉ có một thứ, không phải hai thứ, không hề sai một ly. Ví dụ như nói đến việc trồng hoa màu, chúng ta mới có cơm ăn. Lương thực từ đâu mà có? Hai mươi bốn tiết khí chính là chỗ dựa quan trọng của việc vụ mùa có thu hoạch được hay không. Sự chuyển biến của 24 tiết khí không hề thay đổi trong hàng ngàn vạn năm qua, vì sao vậy? Đó là thiên thời, là thiên đạo, quy luật tự nhiên, trời không thay đổi, đạo cũng không thay đổi, nếu có mảy may thay đổi thì mùa màng của bạn sẽ gặp vấn đề, nó chính xác đến mức độ như vậy. Do vậy, con người sống cuộc đời này của mình phải chính xác như cái thước đo vậy, đến tuổi này mà còn một bước sai lầm thì xong rồi, cứ thế mà suy ra thì sau này sẽ gặp phải tai nạn. Nó vô cùng chính xác, chính xác đến mức vi tế, nhưng cũng rộng lớn bao trùm vũ trụ. Cho nên bạn biết rằng giáo dục của Thánh Hiền thật tuyệt vời, đây chỉ là một khóa học nhỏ mà thôi, “đọc sách ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”. Các bạn thấy chỉ là một khóa học nhỏ như thế này nhưng lợi ích mà mọi người thu được thì triệt để to lớn, bạn có thể không cảm ân sư phụ ngài hay sao?

Tập tiếp theo là tập cuối cùng của chuỗi tiết mục này, hy vọng mọi người xem đi xem lại nhiều lần tiết mục này, rồi làm theo thì sẽ có được lợi ích. Cám ơn mọi người!


 [DTNT1]Ok, ý nói là trước giờ nghe ko vô bây giờ nghe lọt tai được á chị mà em ko biết sửa làm sao.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 216


Hôm nayHôm nay : 39014

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 988226

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43232370

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.