Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú giảng lần thứ 4 năm 2014

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 (Tập 11)

Thứ hai - 06/10/2014 13:09

 

 

Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú

(Tập 11A-11B)

 

Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không.

Thời gian: ngày 23 tháng 03 năm 2014

Địa điểm: Giảng tại Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà HongKong.

 

Các vị pháp sư! Các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

 A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn,

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật đà lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem “Đại kinh khoa chú” trang thứ 157, đếm xuống đến hàng thứ 4, đoạn này là tiếp theo phần trước.

“Kỳ tha pháp môn, toàn bằng tự lực, Mạt thế tu hành, đa chư chướng nạn.”[1]

Ngoài Tịnh độ ra, tất cả những pháp môn khác bao gồm 8 vạn 4 ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn, thảy là đều dựa vào tự lực, còn pháp môn này là tất cả dựa vào tha lực. Cái này không thể không biết. Tha lực là Phật A-Di-Đà, thảy đều dựa vào sự gia trì của 48 nguyện của Phật A-Di-Đà, cho nên cái pháp môn này gọi là pháp môn tha lực. Ngoài pháp môn này ra, tất cả pháp môn khác đều là thuộc về pháp môn tự lực, hoàn toàn dựa vào chính mình.

Dựa vào mình, trong thời kỳ hiện nay là thời kỳ Mạt pháp “đấu tranh kiên cố”, tuy chưa phải là đến lúc tột đỉnh, nhưng nó thật sự sinh ra chướng ngại nghiêm trọng khiến chúng ta không có cách gì tu hành được. Họ đấu tranh ta, ta không đấu tranh họ, nhưng họ vẫn không chịu tha thứ cho ta, nhất định quấy nhiễu ta, khiến bạn không thể ra khỏi lục đạo luân hồi, không thể đạt được tâm thanh tịnh, khiến bạn ở mọi lúc ở mọi nơi thường sinh phiền não, thường có âu lo, vậy thì đạo nghiệp của bạn làm sao có thể thành tựu được. Tu hành thời Mạt pháp này các chướng nạn nhiều, đây là điều mà chính chúng ta đích thân có thể thể hội..Những chướng nạn này có hay không vậy? Không có! Làn sóng này đi qua thì làn sóng kia lại đến. Đây là chân tướng sự thật trước mắt.

Nhưng riêng pháp môn niệm Phật này thì không thể chướng được, cho dù là bạn niệm Phật cũng có người muốn chướng ngại bạn, nhưng họ cũng không thể chướng được. Vì sao vậy? Khi bạn niệm bằng miệng, họ chướng ngại bạn, vậy thì bạn không niệm bằng miệng, bạn niệm ở trong tâm, cái này thì họ không thể chướng ngại được. Chúng ta hãy nhìn mấy vị Đại đức của Chùa Phật Lai, vào thời gian 10 năm Cách mạng Văn hóa không cho phép niệm Phật, vậy thì những vị đại đức này họ niệm Phật ở trong tâm, không niệm bằng miệng nữa, không cho phép lạy Phật thì khi đêm đến mọi người đều ngủ rồi, họ dậy lạy Phật, họ làm nên tấm gương cho chúng ta thấy. Cho nên cái pháp môn này thuận tiện hơn những pháp môn khác. Dưới đây nêu “Kinh Lăng Nghiêm” làm thí dụ cho việc bị chướng ngại:

“Lăng Nghiêm trung quảng minh, hành nhân ư Thiền Quán trung chi ngũ thập chủng Ấm Ma can nhiễu”[2] 

Trong “Kinh Lăng Nghiêm” nói ngũ ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phật vì chúng ta nói ra mỗi một loại của ngũ ấm này có 10 loại cảnh ma, đây chính là chướng ngại. Sắc có 10 loại, thọ có 10 loại, tưởng có 10 loại, hành, thức đều có 10 loại, là 50 loại. Trong 50 loại ma này, dù chỉ là một loại, bất kỳ một loại nào, nếu chỉ dựa vào tự lực đều rất khó có thể vượt qua, huống chi là cả 50 loại. Cho nên tu hành thời Mạt Pháp không có người nào có thể chứng quả. Pháp vận của Thế Tôn: Chánh pháp 1.000 năm có người chứng quả; Tượng pháp 1.000 năm không có người chứng quả, nhưng có người đắc thiền định; Mạt pháp 10.000 năm, đương nhiên càng không thể có người chứng quả, cũng không có người đắc thiền định. Hiện nay người tu hành tâm khí bao chao, tâm khí bao chao thì niệm Phật cũng không thể vãng sanh mà chỉ là kết cái pháp duyên với A-Di-Đà Phật mà thôi, lại phải đợi đến đời sau kiếp sau nếu gặp được duyên thì tu tiếp. Vậy thì đến khi nào có thể vãng sanh? Thời gian rất dài, rất dài. Vì sao? Đại đức xưa nói cho chúng ta biết cái pháp môn này vô lượng kiếp đến nay hy hữu khó gặp, không phải dễ dàng gặp được như vậy.

Chúng ta đời này được thân người, nghe Phật pháp, gặp được pháp môn Tịnh độ, đặc biệt là gặp được bổn hội tập Kinh Vô Lượng Thọ này của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, lại gặp được tập chú giải của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, đủ thấy cái nhân duyên này hy hữu khó gặp vô cùng. Chúng ta gặp được rồi, gặp được rồi, chỉ cần bạn dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính mà tiếp nhận, rồi y giáo phụng hành những lời mà chư Phật Bồ-tát, tổ sư đại đức nói ở trong bộ kinh này. Mỗi một câu nói, mỗi một chữ trong kinh này đều chân thật không dối, chúng ta phải tôn trọng, phải ngưỡng mộ, phải tin sâu không nghi. Y giáo phụng hành, đem đạo lý mà trong kinh nói biến thành tư tưởng của chính chúng ta, phương pháp mà trong kinh nói biến thành hành vi đời sống của chúng ta, rồi dùng cái công đức này mà cầu sanh Tịnh độ, thì trong đời này quyết định được sanh.

Người niệm Phật có bị gặp ma chướng không vậy? Có! Nhưng người niệm Phật có một loại phương pháp đối phó ma chướng, làm ma không thể quấy nhiễu. Cái phương pháp này chính là niệm A-Di-Đà Phật, chúng ta thật sự phát tâm niệm A-Di-Đà Phật, mỗi tiếng Phật hiệu đều được A-Di-Đà Phật gia trì. Chúng ta phải tin rằng đây là sự thật, đây không phải giả. Người niệm Phật có 25 vị Bồ-tát gia trì, trong đó có hai vị Bồ-tát đứng đầu, vị thứ nhất là Quán Thế Âm, vị thứ 2 là Đại Thế Chí. Quán Âm, Thế Chí dẫn đầu 25 vị đại Bồ-tát ngày đêm hộ trì, không để cho ma chướng hiện tiền.

Vấn đề là chúng ta phải thật làm, chỉ cần bản thân chúng ta có tín nguyện trì danh, liền có thể đạt được cảm ứng. Chúng ta thật tin, thật nguyện, thật buông xả. Cái thế gian này bạn phải vạn duyên đều buông xả, nếu như bạn vẫn còn một chút tham luyến đối với cái thế gian này, vẫn còn một việc không thể buông được thì đây chính là mất đi chánh kiến. Tín, nguyện, trì, danh là tiêu chuẩn chánh niệm của chúng ta. Vĩnh viễn buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nếu như bạn còn có những thứ này tồn tại, tức vào đường ma, bạn sẽ không thể thoát khỏi ma chướng, ma sẽ khống chế bạn, bạn muốn tiến lên nhưng trên thực tế ma đang quấy nhiễu, khiến bạn đọa lạc mà bản thân bạn vẫn không biết.

Tôi hai ngày nay dành một chút thời gian lắng nghe bài giảng của Tạ Tổng ở Triều Châu. Tạ Tổng 2-3 năm gần đây không ngừng đi mở lớp diễn thuyết, đã độ không ít người. Đặc biệt là những tù nhân ở trong trại giam này, họ nghe giảng được 7 ngày đã có thể giác ngộ rồi, sửa chữa lỗi lầm, thật sự có thể phản tỉnh chính mình, biết được lỗi lầm không phải ở bên ngoài, không oán trời, không trách người. Phạm nhân không đánh nhau nữa, không còn tranh hơn thua nữa, nhã nhặn đối với người khác rồi, nói năng rất lễ độ rồi. Điều này rất hiếm có. Vậy đây là sức mạnh gì vậy?

Tôi mỗi ngày dành một chút thời gian đem bài giảng 7 ngày của ông ra nghe. Nghe xong thấy loại diễn đàn này đã có hiệu quả, chúng ta nên nghiêm túc học tập. Diễn đàn của ông không có thầy, hoàn toàn dùng đĩa CD để dạy học. Nếu chúng ta có được bộ đĩa CD này, ở trong nhà của mình, mỗi ngày dành một chút thời gian để tất cả người trong nhà học tập, cũng chính là giống như cả nhà các bạn đều tham gia diễn đàn của ông, chăm chỉ học tập thì người trong nhà này cũng có thể khai ngộ, cũng có thể quay đầu, giúp đỡ mọi người đoạn ác tu thiện, chuyển mê thành ngộ. Hy vọng mọi người sau khi học rồi, thân tâm khỏe mạnh, hạnh phúc mỹ mãn, gia đình hòa mục, sự nghiệp thuận lợi, xã hội an định, thế giới hài hòa, như vậy là có công lớn đối với xã hội quốc gia. Đĩa CD này có thể làm ra số lượng nhiều để thúc đẩy mọi người cùng học tập. Tôi xem xong 2 đĩa này thấy rất cảm động, đây là việc tốt. Đồng học các nơi thường hay đến bên này để viếng thăm chúng ta, khi đến đây chúng ta cùng nhau xem bộ đĩa CD này, chúng ta cùng tham gia nghe bài thuyết giảng của Tạ Tổng, cùng tham gia cái diễn đàn này. Nếu như chúng ta xem thấy rất vừa ý, thì chúng ta nên phát triển rộng, bắt đầu từ gia đình của mình, bắt đầu từ trong bà con hàng xóm bạn bè thân thích của mình, cố gắng nỗ lực học làm người tốt. Tông chỉ dạy học của ông trên thực tế chính là 4 câu nói “khuyên mọi người giữ tâm tốt, nói lời hay, làm việc tốt, làm người tốt”.

Nếu bạn làm được người tốt, thì bạn mới có thể giữ được thân người, đời sau không đọa tam đồ, cái phước đức này là lớn rồi. Nhưng nếu bạn đã là người tốt, cộng thêm tín nguyện trì danh thì quyết định có thể sanh Tịnh độ. Kể cả ngũ nghịch, thập ác biết hồi tâm hướng thiện thì họ cũng là người tốt.

Những pháp môn khác ngoài Tịnh độ ra thảy đều dựa vào tự lực, nên không có được bản nguyện Di-Đà gia trì, cho nên với những pháp môn này nếu bạn hơi có một chút phân biệt, chấp trước thì chánh kiến không còn nữa, bản thân bị rơi vào đường ma mà tự mình hoàn toàn không biết, sỡ dĩ bạn là cầu sanh Tịnh độ mà trái lại bị đọa lạc rồi. Vì thế sau cùng là tổng kết:

“Thị cố kỳ dư chư pháp, danh nan hành đạo”[3]  

Tám vạn bốn ngàn pháp môn đều được gọi là đạo khó hành, trái lại cái pháp môn này là đạo dễ hành[4]. Chúng ta xem tiếp đoạn dưới đây:

“Niệm Phật pháp môn, hành nhân phát tâm niệm Phật, trượng Di-Đà bổn nguyện nhiếp thọ, oai thần gia trì, hộ trì hành giả, ma bất năng nhiễu.”[5]

“Thập Vãng Sanh Kinh vân: Nhược hữu chúng sanh, niệm A-Di-Đà Phật, nguyện vãng sanh giả. Bỉ Phật tức khiển nhị thập ngũ Bồ-tát ủng hộ hành giả, nhất thiết thời, nhất thiết xứ, bất lệnh ác quỷ, ác thần, đắc kỳ tiện dã.”[6]

 Cũng chính là những ác quỷ, ác thần không thể quấy nhiễu bạn, vì bạn có thần hộ pháp phù hộ. Những thần hộ pháp này là các Bồ-tát mà người dẫn đầu là Quán Âm, Thế Chí. Nguyên văn ở trong chú giải của Niệm lão là:

“Đản niệm Phật pháp môn đồng ư Mật pháp, thị tha lực môn, thuộc ư quả giáo.”[7]

Nhân quả, lý luận, hiện tượng, chúng ta cần phải đem nó làm cho rõ ràng, làm cho sáng tỏ. Vì sao vậy? Cổ thánh tiên hiền đối với pháp thế xuất thế gian đều biết bắt đầu học từ chỗ nào, cũng chính là nói khởi điểm ở chỗ nào? Ở nhân quả! Người nào thật sự hiểu được đạo lý nhân quả, hiểu rõ chân tướng sự thật của nhân quả thì người đó quyết định sẽ không có niệm ác, quyết định sẽ không có hành vi ác, vì họ biết ngôn hạnh bất thiện thì quả báo rất đáng sợ.

Tạ Tổng ở Triều Châu mở lớp, bài học giáo dục nhân quả này ông rất khéo léo tài tình dùng thực nghiệm về nước (messages from water) của tiến sĩ Giang Bổn Thắng[8] người Nhật Bản để mọi người cùng nhìn thấy rằng khi chúng ta khởi tâm động niệm, thì nước cũng biết được, với niệm thiện của chúng ta, nước thấy phản hồi kết tinh của nó đẹp vô cùng, còn với ý nghĩ bất thiện nó kết tinh rất xấu. Sự việc này để mỗi người chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói, việc làm khi đối chiếu với nước kết tinh thì khởi tâm sợ hãi. Đây là phát hiện của khoa học cận đại, cái thực nghiệm này để chúng ta có thể bình tĩnh mà tư duy.

Trung Quốc tổ tiên xưa của chúng ta, cùng trong kinh giáo Phật Đà đều đã nói cho chúng ta rất rõ ràng “Tướng do tâm sanh, cảnh tùy tâm chuyển”. Cái thế giới này là thiên đường hay là địa ngục đều quyết định ở ý nghĩ của chúng ta. Nếu cư dân trên trái đất mọi người ý nghĩ đều là thiện, tương ưng với luân lý đạo đức thì trái đất này là thiên đường. Còn như người ở trên trái đất này khởi tâm động niệm đều là ác, đều là tự tư tự lợi, đều là tổn người lợi mình, đều là không có “hiếu đễ, trung tín”, không có “lễ nghĩa, liêm sỉ”, cũng không có “nhân ái, hòa bình”  thì trái đất này chính là địa ngục.

Tôi rất khâm phục Tạ Tổng, ông có thể nghĩ đến dùng thực nghiệm khoa học của Tiến sĩ Giang Bổn Thắng để thuyết minh cho cái chân tướng sự thật này. Mọi người xem thấy rồi, mỗi người đều hy vọng thân tâm của mình khỏe mạnh, hạnh phúc vui vẻ. Có thể làm được hay không vậy? Có thể! Chỉ cần tâm địa lương thiện.

Trên thực tế lão tổ tông của Trung Quốc đã dạy chúng ta chính là 12 chữ “ngũ luân”[9], “ngũ thường”[10], “tứ duy”[11], “bát đức”[12]. Bốn khoa mục này quy nạp lại tổng kết thành 12 chữ: “Hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa, liêm sỉ, nhân ái, hòa bình”. Đây chính là văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhưng hiện tại không còn có người giảng rồi vì hiện tại mọi người cho rằng những thứ cổ đại của Trung Quốc này đều lỗi thời rồi, không theo kịp thời đại, nên những thứ này đều không cần nữa. Vậy là xã hội liền xảy ra vấn đề rồi, trên trái đất xảy ra tai nạn. Tai nạn tuyệt đối không phải hiện tượng tự nhiên mà là do chiêu cảm bởi ý nghĩ bất thiện của con người chúng ta, còn tự nhiên vốn đều là tốt đẹp, tùy thuận quy luật tự nhiên chính là đạo. Một năm có 4 mùa đây là tự nhiên, xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng, đây là cổ nhân tùy thuận tự nhiên.

Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển rồi, có cái tên đẹp là “tiến bộ”. Người có sức mạnh dùng khoa học kỹ thuật thay đổi tự nhiên, mang cái tên đẹp là “nhân định thắng thiên”. “Thiên” chính là tự nhiên, “thắng thiên” là bạn có thể thắng được nó, liệu bạn có thật sự thắng nó không? Khí hậu biến thành khác thường, nạn lụt lội, nạn hạn hán, đây là do con người, không phải hiện tượng tự nhiên. Đại đức xưa nói rất hay, đặc biệt là trong kinh Phật vô cùng rõ ràng: “Tâm tham cảm được thủy tai”, nếu người ở nơi này không có tâm tham thì người ở nơi này sẽ không bị nạn thủy tai; Tâm sân hận chiêu cảm nạn lửa, sự ấm dần lên của trái đất, núi lửa bùng phát là do sân hận mà ra; Ngu si chiêu cảm được là nạn gió bão; Ngạo mạn chiêu cảm được là động đất; Hoài nghi chiêu cảm được là núi lở. Vào thời xưa núi lở, núi ngã đổ, đất bỗng nhiễn bị sụt lún này có rất ít, còn hiện nay thì hienj tượng này rất nhiều, rất phổ biến, đặc biệt là đất bị sụt lún, khắp nơi đều có. Đây không phải tai họa tự nhiên.

Không những thí nghiệm của tiến sỹ Giảng Bổn Thắng chỉ ra rằng chúng ta khởi tâm động niệm nước biết, mà Tiến sĩ Tu-lan nước Mỹ còn dùng ý nghĩ trị bệnh. Ông đến cái phòng thu hình này của chúng tôi để tham quan, ông nói với chúng tôi “chúng ta khởi tâm động niệm bàn ghế đều biết, không chỉ có nước biết, mà bàn ghế cũng biết, tường vách biết, trần nhà biết, sàn nhà biết, không có gì không biết”. Vậy bạn có thể che giấu được ai? Chỉ là che giấu được mình, lừa gạt chính mình mà thôi. Còn thiên địa vạn vật là hữu cơ, là sống động, không phải chết, nên sơn hà đại địa thảy đều biết. Nguyên lý này với điều trong kinh Phật nói là giống nhau.

Tu-lan không phải tín đồ Phật giáo, ông học theo Đàn Hương Sơn người bản địa mà thành công. Ông dùng cái đạo lý này để trị bệnh, hiệu quả vô cùng rõ rệt, ông đã trị khỏi cho mấy ngàn người. Điều hiếm có nhất là ông không cần gặp mặt người bệnh, dù cách xa mấy ngàn dặm ông cũng có thể trị khỏi cho người bệnh được. Ông có cái năng lực này là hoàn toàn dùng niệm lực, niệm lực thực hiện ở trong 4 câu kệ, 4 câu kệ này chính là phương pháp của ông, chính là bí quyết của ông. Lúc trị bệnh ông quán tưởng bệnh nhân với mình là một thể, cho nên ông chỉ cần thông tin đơn giản của bệnh nhân như: tên họ của bệnh nhân, ngày tháng năm sinh, địa điểm cư trú hiện nay, cuối cùng là hồ sơ bệnh lý, rồi đem bệnh nhân quán tưởng với mình là một thể, thế là bệnh của họ chính là bệnh của mình, rồi tự mình dùng tâm thanh tịnh trị khỏi bệnh của mình, thì bệnh của bệnh nhân cũng khỏi luôn, không cần gặp mặt. Việc này xem thấy vô cùng thần kỳ, vô cùng hữu hiệu. Phương pháp trị liệu là mỗi ngày 30 phút, và cần liên tục làm trong 30 ngày bệnh sẽ khỏi ngay. Không cần thuốc men, chỉ cần 4 câu kệ, trong nửa giờ niệm 4 câu kệ này: Câu thứ nhất là xin lỗi bạn, tôi không có chăm sóc bạn tốt (bệnh ở chỗ nào, phải nghĩ về nó ở chỗ đó), thói quen sinh hoạt ăn uống của tôi không cẩn thận, khiến bạn bị bệnh rồi, vì vậy xin lỗi bạn; Câu thứ hai là xin bạn tha thứ; Câu thứ ba là cảm ơn bạn; Câu cuối là tôi yêu bạn, là 4 câu nói này. Nếu dùng chữ Trung Quốc là 12 chữ, niệm nửa giờ. Niệm là phải dùng tâm thanh tịnh niệm, giống như chúng ta niệm Phật vậy “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn”. Niệm nửa giờ, mỗi ngày làm nửa giờ, sau 30 ngày thì bệnh của mình không còn nữa, bệnh của đối phương cũng khỏi rồi. Đây là dùng niệm lực của mình, dùng tâm thương yêu chân thành của mình, cảm ứng bất khả tư nghì. Người bị bệnh ở phương xa thực tế sau một tháng điều trị này thì bệnh của họ đã khỏi rồi, không cần uống thuốc, không cần chích thuốc, tự nhiên bệnh đã khỏi rồi.

Chúng ta xem thấy chùa Phật Lai, mấy vị Đại đức ở đây đều là người niệm Phật chân chánh, sự tích của họ có một đoạn tương tự như sự việc này. Pháp sư Hải Hiền, ngài 20 tuổi xuất gia, trước khi xuất gia năm 18 tuổi chân của ngài đã bị một cái ghẻ độc. Mẹ ngài đi tìm thầy thuốc cho ngài đều không trị khỏi. Ngài tuy tuổi còn nhỏ nhưng ngài hiểu rõ rồi “cái bệnh này là bệnh oan nghiệp, cổ nhân gọi là thuốc hay khó chữa khỏi chứng oan nghiệt”, cho nên Ngài bèn từ bỏ chữa trị, nói với mẹ không cần tìm thầy thuốc, không cần tìm thuốc cho ngài nữa. Nghe nói Bồ-tát Quán Thế Âm đại từ đại bi cứ khổ cứu nạn, ngài buông xả vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm Bồ-tát Quán Thế Âm. Ngài niệm được hơn một tháng thì cái bệnh này tự nhiên khỏi hẳn (tôi xem thấy đoạn này liền nghĩ đến tiến sĩ Tu-lan dùng niệm lực), nhất tâm chuyên niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-Tát, bệnh đã trị khỏi rồi.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người bị bệnh nặng niệm Bồ-tát Quán Thế Âm nhưng không khỏi bệnh. Tại sao trị không khỏi vậy? Vì họ niệm tâm không chân thành, không chuyên nhất, không thành, không kính, mà họ niệm là hy vọng gặp may nên cái này thì không thể được. Bạn nói là do Bồ-tát Quán Âm trị khỏi bệnh cho bạn? Đúng, không sai! Bạn là dùng phương pháp niệm hồng danh của ngài, nhưng trên thực tế đây chính là tâm thanh tịnh của chính bạn, bản thân chân thành cung kính, không có tạp niệm, như vậy mới được. Có lý, có sự, lý sự đều hiểu rõ ràng rồi, thì bạn không còn hoài nghi tí nào cả. Thật sự tin, thì bạn có thể xa lìa tất cả các cách chữa trị khác cho dù bản thân bạn có bị bệnh như thế nào đều được, đều có thể trị khỏi.

Phật ở trên kinh Đại thừa thường nói “một câu A-Di-Đà Phật này là thuốc A-già-đà”. Cái ý này chính là nói với chúng ta rằng niệm Phật A-Di-Đà thì bệnh gì cũng chữa được. Bồ-tát Quán Thế Âm trị được thì lẽ nào A-Di-Đà Phật không thể trị được? Nếu A-Di-Đà Phật đã trị được vậy thì tại sao Thích Ca Mâu Ni Phật ở trong bản kinh lại dạy chúng ta khi gặp phải cấp nạn khủng bố, nhất tâm chuyên niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thì Bồ-tát sẽ giúp chúng ta hóa giải? Tại sao vậy? Bởi vì Trung Quốc, cũng như cái khu vực này, người tin Bồ-tát Quán Thế Âm nhiều, họ còn cái tập quán này, nên Thế Tôn là “hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức”. Vậy nên bạn cứ thật thà niệm Bồ-tát Quán Âm không cần thay đổi. Thế là chúng ta liền biết, nếu bạn thường niệm A-Di-Đà Phật thì không cần phải đổi lại niệm Quán Âm, mà cứ tiếp tục niệm A-Di-Đà Phật, nhất định có linh nghiệm. Tóm lại ở tín tâm kiên định không dời đổi sẽ tạo ra hiệu quả “bất khả tư nghì”.

Ba vị Đại đức ở chùa Phật Lai, nhất định phải tính cả mẫu thân của lão Hòa thượng Hải Hiền vào là ba vị. Ngài Hải Khánh, mẹ của ngài Hải Hiền và bản thân ngài Hải Hiền, cả ba người này đều là một câu Phật hiệu, không xen tạp bất kỳ một pháp môn nào, họ mới chân thật là “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”.

Lão hào thượng Hải Hiền 92 năm niệm Phật. Ngài 20 tuổi xuất gia, sự phụ dạy ngài một câu Nam Mô A-Di-Đà Phật, dặn dò ngài cứ niệm hoài như vậy. Ngài nghe lời, ngài thật làm, 92 năm niệm không có gián đoạn. Niệm Phật không cản trở sự việc, việc của ngài là làm nông nghiệp, ở dưới quê khai hoang. Đất đai đều có chủ, nhưng đất hoang thì chưa có chủ nhân, ngài khai hoang. Sau khi khai khẩn xong rồi,  trồng lương thực, trồng rau cải, trồng cây ăn trái. Tự cung tự cấp, đồ ăn không mong cầu ở người khác. Tự mình có thể lực, sức khỏe tốt, tuổi trẻ, lại vô cùng cần cù chịu khó, nên trong một đời khai khẩn được hơn 100 mẫu đất hoang, sản phẩm nông nghiệp thu được của ngài vô cùng phong phú. Ở trong chùa nhỏ chỉ có 4 người ở, nên 4 người ăn không hết, dư ra quá nhiều rồi, đem bố thí cho những gia đình nghèo khổ ở trong nông thôn, tặng lương thực cho họ, tặng rau cải cho họ, quan tâm chăm sóc hàng ngàn người. Đây chính là công đức. Vì sao vậy? Bố thí không mong đáp lại thì đây chính là công đức, còn bố thí nếu mong hồi báo liền biến thành phước đức. Không mong hồi báo, đây là điểm chúng ta cần học tập theo lão Hòa thượng. Lão hòa thượng làm ra tấm gương tu hành tốt nhất trong cái thời đại Mạt pháp hiện nay này. Ngài làm gương cho chúng ta xem, không cầu danh, không cầu lợi, không cầu mong bất cứ thứ gì, sống ở ngôi chùa nhỏ khuất sâu nơi thôn quê hẻo lánh này, không có người ở, ngài an thân ở nơi đây, ở nơi đây niệm Phật, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, ngày đêm không gián đoạn, làm việc không cản trở niệm Phật. Chúng ta có lý do tin rằng, người có căn tánh như thế này, có thiện căn như thế này, thì 3 năm là đủ rồi để đạt được thế giới Tây phương Cực-lạc.

Người thợ hàn nồi, đồ đệ của lão Hòa thượng Đế Nhàn, niệm Phật 3 năm là đứng vãng sanh, còn mẫu thân của lão hòa thượng Hải Hiền là ngồi mà vãng sanh, đều là tự tại vãng sanh.

Mẫu thân của lão Hòa thượng Hải Hiền 86 tuổi, trước khi vãng sanh bà còn làm há cảo cúng chúng. Đặc biệt là gọi con gái, cháu gái của bà, những người thân rất gần này tất cả đều gọi về, cùng nhau ăn cơm, vô cùng hoan hỷ. Sau khi ăn xong, bà ngồi xếp bằng ở trên ghế, nói với mọi người“ta đi đây”, liền đi thật rồi. Bà biểu diễn cho mọi người thấy một đời niệm Phật, không có học qua kinh giáo mà thành tựu. Đúng như lời Ấn Quang đại sư nói “tin sâu, nguyện thiết, chân thành niệm Phật, cầu sanh Tịnh độ”. Phật đến tiếp dẫn bà, bà biết trước giờ đi, vốn dĩ ở Chùa Phật Lai nhưng bà là muốn biểu diễn cho người nhà, người nhà thân thích của bà thấy, là thật, không phải giả. Đi tự tại như vậy, thoải mái như vậy, đi một cách rất hoan hỷ. Thời đó điều kiện rất kém, đời sống rất khó khăn, lão Hòa thượng Hải Hiền chỉ dùng một tấm ván rất mỏng để đóng một chiếc quan tài cho mẹ, chôn cất rất sơ sài. Lão Hòa thượng Hải Hiền canh cánh trong lòng đối với việc này, cảm thấy có lỗi với mẫu thân vì điều kiện thực tế trước đây không cho phép. Cho nên 8 năm sau khi mẫu thân vãng sanh, khi hoàn cảnh tốt rồi, Ngài liền nghĩ đến việc cải táng cho mẫu thân, lập bia làm tưởng niệm. Nhưng khi đào phần mộ lên, mở quan tài ra thì người không còn người nữa rồi, ở trong quan tài chỉ còn sót lại mấy cây đinh đóng quan tài, không thấy người đâu. Đây không phải người phàm, người phàm không thể làm được. Lão mẫu, Ngài đi về đâu vậy? Ngài thật sự không lưu lại cái gì cả, ngay cả thân thể cũng không lưu. Cho nên Chùa Phật Lai không phải nhị thánh mà là tam thánh. Biểu pháp của mẫu thân cái chiêu này quá hiếm có, mở quan tài ra người không còn nữa.

Chúng ta trước đây nghe nói Tổ sư Đạt Ma cũng là biểu diễn cái chiêu này. Sau khi Tổ sư Đạt Ma viên tịch rồi, cũng là đem mai táng. Nhưng mà qua mấy tháng sau, có người từ Tây Vực trở về nói với mọi người rằng ông ta gặp Tổ sư Đạt Ma ở Tây Vực chỉ mang một chiếc dày, còn chân kia đi chân không, không có mang giày. Mọi người hỏi xem cái thời điểm mà ông nhìn thấy Tổ sư thì chính là ngày mà Tổ sư Đạt Ma đi, rõ ràng Tổ sư là ở nơi này, vậy làm sao có thể ở Tây Vực được? Thế là mọi người đào phần mộ lên, mở quan tài ra xem, khi mở ra thì người không còn nữa, bên trong chỉ còn một chiếc giày cỏ. Điều đó đã chứng minh người ở Tây Vực này thật có gặp được Tổ sư Đạt Ma, ông ấy không phải nói vọng ngữ, vì quả thật trong quan tài chỉ còn có lưu lại một chiếc giày cỏ, còn chiếc giày mà ông nhìn thấy là chiếc giày cỏ ngài mang, một chân còn lại là đi chân không, không có giày. Cái này làm chứng minh thật sự đi rồi.

Mẫu thân của Hiền lão có phải là Bồ-tát hóa thân hay không? Cũng rất khó nói, nhưng nói tóm lại đó không phải điều mà người bình thường có thể làm được. Rời khỏi Chùa Phật Lai trở về quê hương, đây là biết trước giờ đi, bà biết đến khi nào đi nhưng không có nói cho người khác biết, nói đi liền đi.

Chúng ta sinh vào cái thời đại này, ba người này đã làm nên tấm gương tốt nhất cho chúng ta thấy thật sự tín, nguyện, trì, danh, cầu sanh Tịnh độ, không cầu danh vọng lợi dưỡng, chịu khổ chịu khó, trì giới niệm Phật, quả báo thù thắng như vậy. Đây là thật, không phải là giả, các ngài thị hiện cho chúng ta thấy.

Thế Tôn giảng kinh, các bậc tổ sư đại đức chú giải đều ở trên cái bổn này, Hoàng Niệm lão sưu tập cho chúng ta thảy cũng đều ở trong bổn này, chúng ta ở trong cái bổn này đọc được, học được. Ba vị đại đức của Chùa Phật Lai họ làm được rồi, nếu bạn bình tĩnh quán sát tỉ mỉ bạn sẽ thấy mỗi một chương, tiết, mỗi một câu nói ở trong “Khoa chú Kinh Vô Lượng Thọ” này, cả ba vị ở Chùa Phật Lai thảy đều làm được rồi. Cho nên chúng ta nhận được cái tin tức này, có được cái đĩa CD này, tôi nói đây chính là tổng kết của học tập “Kinh Vô Lượng Thọ”. Cái đĩa CD này, bài văn này không phải quá dài, chúng ta phải xem nó là “Kinh Vô Lượng Thọ” để học tập, chúng ta phải làm thật. Hay nói cách khác, ba vị này có thể làm được thì chúng ta cũng có thể làm được. Mấu chốt là ở buông xả, thật sự buông xả, trì giới, niệm Phật.

Năm xưa tôi ở Mỹ, khi Tịnh Tông Học Hội thành lập, tôi đã viết một bài duyên khởi, trong đó đề xuất trì giới, niệm Phật. Trong đó giới luật chúng ta chỉ chọn 5 khóa mục.

Khóa mục thứ nhất: Tịnh nghiệp tam phước.

Đây là nguyên tắc chỉ đạo cao nhất của học Phật. Phật nói rất rõ ràng, ba điều của Tịnh nghiệp tam phước này chính là tịnh nghiệp chánh nhân của chư Phật ba đời. Ba đời là quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả Bồ-tát thành Phật đều phải tuân thủ ba điều này, cái này là gốc của giới luật. Trong ba điều thì điều thứ nhất là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”.

Điều thứ nhất nói là thiện pháp thế gian. Chúng ta đem “hiếu thân tôn sư” thực hiện vào “Đệ Tử Quy”, “Đệ Tử Quy” làm được rồi thì hai câu đầu này làm được rồi. Câu thứ ba là “Từ tâm bất sát” thực hiện ở “Cảm ứng Thiên”, là giáo dục nhân quả. Khi có cái nền tảng này thì “thập thiện nghiệp đạo” bao gồm không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không vọng ngữ, không hai lời, không thêu dệt, không ác khẩu, không tham, không sân, không si, tất thảy đều không thành vấn đề, bạn có thể làm được rất dễ dàng rồi, không khó. Còn không có cái nền tảng phía trước này thì “thập thiện nghiệp” không thể làm được, hữu danh vô thực. Đây là khóa thứ nhất ở trong pháp hành.

Khóa mục thứ 2 là Lục hòa kính

Tam học lục hòa. Lục hòa kính, gia hòa thì vạn sự hưng, bất hòa thì xong rồi. Ngày nay Phật pháp suy, suy do đâu vậy? Bất hòa. Tại sao bất hòa? Luân lý đạo đức, giáo dục thánh hiền không có được học qua. Do vậy không thể trách họ, chẳng qua là họ không có người dạy họ thôi, mà họ lại không phải người tái lai. Giáo dục truyền thống Trung Quốc đã bị mất 200 năm rồi, nên họ không biết, không thể trách họ. Phật ở trong kinh này nói rất hay, “người trước không biết”. “Người trước” ở đây là cha mẹ của họ, ông bà nội của họ, thậm chí là ông cố ông sơ của họ, đều không biết, là “vô tri” nên không biết đạo đức. “Vô hữu ngữ giả” là không có người giảng cho họ nghe, cho nên họ mới làm việc sai, không nên trách họ. Nếu chúng ta quở trách họ là chúng ta sai rồi, phải thương xót họ, phải đồng cảm họ, họ rất đáng thương, không có người dạy họ. Họ có làm việc xấu đi nữa cũng không nên đi quở trách họ, chúng ta phải làm tấm gương tốt, dần dần sẽ ảnh hưởng họ. Nếu họ có thể tiếp nhận thì phải cố gắng chỉ dạy họ, còn như họ không thể tiếp nhận thì hãy tùy họ, người nào tạo nghiệp thì người đó phải gánh lấy, nghiệp nhân quả báo không sót mảy trần, thảy đều là tự làm tự chịu. Nếu bạn oán trời trách người, đó là tội lại thêm tội. Chúng ta nếu trách lỗi người khác, thì trong tâm đã mất đi từ bi, không những không có tâm từ bi, cũng không có trí tuệ. Trí tuệ là hiểu rõ chân tướng sự thật. Có tâm từ bi, có tâm đồng cảm.

Phật ở trên kinh này nói cho chúng ta mọi phương diện rất chu đáo, nói rất viên mãn, pháp môn niệm Phật thảy đều dựa vào tha lực, giống như Mật pháp. Mật tông cũng là như vậy, hoàn toàn phải dựa vào sự gia trì của Phật Bồ-tát, thần hộ pháp, là môn tha lực, đều là nói tâm thanh tịnh. Pháp môn vô lượng vô biên, nhưng tựu chung lại để đi đến cuối cùng đạt được mục đích chỉ có ba cửa, ba cửa này là “giác, chánh, tịnh”. Cũng giống như bạn muốn đến Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông chúng ta, ở trên cái địa cầu này, bạn là từ 4 phương 8 hướng để đến, lối đi rất nhiều, nhưng đến được Hiệp hội rồi, bạn có thể vào cửa, nhưng chỉ có 3 để cửa bước vào mà thôi, ba cửa này là cửa “giác”, cửa “chánh”, cửa “tịnh”: Cửa giác là “Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh” là đi cửa giác, cửa này là giành cho người căn tánh thượng thượng; Cửa chánh là nương theo kinh giáo tu hành, dần dần nâng cao lên, buông xả cõi uế, thì đây là sanh về Tịnh độ rồi, là người đi cửa chánh, là giáo hạ, tuyệt đại đa số người căn tánh trung hạ nên là đi vào cửa chánh; Cửa Tịnh là cửa Mật tông và Tịnh độ, cửa đó đi là cửa tịnh, tâm thanh tịnh, trên cái đề kinh này của chúng ta thanh tịnh, bình đẳng là có thể vào được, “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”. Hai cửa phía trước là hoàn toàn nhờ vào tự lực thành tựu, khác với cái cửa tịnh này là tha lực gia trì, hoàn toàn dựa vào Phật lực gia trì, nhưng còn tự bản thân mình thì phải dùng tâm thanh tịnh. Cho nên phải có “tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, còn nếu tâm không thanh tịnh thì Phật không thể gia trì được. Lúc sắp mạng chung mười niệm, một niệm vãng sanh cũng là do tâm thanh tịnh khởi tác dụng. Còn nếu đến cái niệm cuối cùng đó mà họ vẫn là tâm không thanh tịnh, họ còn xen tạp, họ còn vọng tưởng, thì họ không thể đi. Chính vì vậy mà người niệm Phật thì nhiều mà người vãng sanh thì ít. Nguyên nhân là gì vậy? Tâm không thanh tịnh. Đây chính là điểm mấu chốt quyết định bạn có vãng sanh được hay không. Cho nên buông xả là quá quan trọng rồi. Niệm Phật cần phải buông xả tất cả, vì bạn muốn vãng sanh về thế giới Cực-lạc, bạn phải hiểu cái gì cũng không thể mang đi được. Tịnh tông bảo “mang theo nghiệp vãng sanh” là mang theo nghiệp cũ, chứ không thể mang theo nghiệp mới. Nghiệp cũ là nghiệp trong quá khứ, nghiệp tạo tác hôm qua cũng là nghiệp cũ. Ta hôm nay không tạo, ta hôm nay thanh tịnh, thì ta hôm nay có thể vãng sanh. Hôm qua còn tạo thì hôm qua không thể vãng sanh. Điều này cho thấy tại sao có người vãng sanh, có người không thể vãng sanh vì cái pháp môn này đến cuối cùng là buông xả thôi, buông xả triệt để, không triệt để thì không được. Thật sự phát tâm niệm Phật, Phật lực gia trì, nhưng điều kiện là cái tâm đó của bạn phải thanh tịnh, cái tâm đó của bạn phải chuyên nhất, quyết định không được xen tạp, thì mới có cảm ứng.

Giống như lời trong “Kinh Thập Vãng Sanh” nói: Nếu có chúng sanh niệm A-Di-Đà Phật, nguyện vãng sanh, thì A-Di-Đà Phật liền phái 25 Bồ-tát đến ủng hộ người tu hành trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội thuận tiện (quấy nhiễu hành giả)[13].

Oán thân trái chủ của bạn không tìm ra bạn, bởi vì bạn có thần hộ pháp bảo hộ. Chúng ta xem cái chú giải này của Niệm lão:

“Đản niệm Phật pháp môn đồng ư Mật pháp, thị tha lực môn, thuộc ư quả giáo”[14]

Một câu A-Di-Đà Phật này là quả. Tì Kheo Pháp Tạng chứng được bồ-đề vô thượng là quả hiệu của Phật. Chúng ta dùng quả làm nhân. “Hành nhân phát tâm niệm Phật”, chúng ta phát tâm niệm Phật, chúng ta dùng phương pháp “truy đảnh” niệm Phật, là câu này tiếp nối câu kia.

Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trước khi vãng sanh nửa năm, ngài nói với tôi, ông đã buông xả tất cả rồi, nhất tâm chuyên niệm A-Di-Đà Phật, mỗi ngày ông niệm Phật 14 vạn tiếng. 14 vạn tiếng niệm như thế nào vậy? A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật… “truy đảnh” niệm Phật, câu này tiếp nối câu kia. Tôi từng làm thí nghiệm thì 10 phút niệm 1.000 tiếng, 20 phút có thể niệm hơn 2.000 tiếng, 1 giờ niệm 6.000 tiếng Phật hiệu, 10 giờ thì 6 vạn tiếng Phật hiệu, 20 giờ là 12 vạn tiếng Phật hiệu. Nếu như niệm nhanh hơn một chút nữa, thì 20 giờ là đủ rồi, 20 giờ là có thể niệm được 14 vạn tiếng. Người già thời gian nghỉ ngơi là 4 giờ, 24 giờ một ngày thì 4 giờ nghỉ là đủ rồi, thời gian còn lại đều đang niệm Phật, dốc sức niệm Phật. Bạn hỏi“liệu có cần như vậy không?” Ông thực chất cũng là làm cho chúng ta xem, 20 giờ niệm 14 vạn tiếng, không được có vọng tưởng xen vào trong đó, vọng tưởng không thể vào được, không có tạp niệm, không có vọng tưởng thì nửa năm vãng sanh. Ông cũng là đang biểu pháp, biểu pháp cho chúng ta xem nếu thật sự muốn vãng sanh thì phải làm như vậy.

Ngẫu Ích Đại sư nói rất hay “Có thể vãng sanh hay không, quyết định ở có tín, nguyện hay không?” Thật sự có tín, thật sự có nguyện, thì điều kiện vãng sanh đã đầy đủ rồi. Còn đạt phẩm vị cao thấp khi sinh về thế giới Tây phương Cực-lạc là phẩm vị gì? “Phẩm vị cao thấp, thuộc về công phu niệm Phật sâu hay cạn”. Cho nên muốn vãng sanh thế giới Tây phương Cực-Lạc nhất định phải tín, nguyện, trì, danh. Công phu niệm Phật sâu, sâu ở chỗ nào vậy? Ngài không có nói niệm Phật nhiều ít, niệm Phật nhiều ít không có nói,  dù chỉ một niệm hay mười niệm nếu như công phu sâu cũng có thể thượng thượng phẩm vãng sanh. Có người một đời chưa từng niệm Phật, cuối cùng lúc vãng sanh niệm 10 tiếng, họ thượng thượng phẩm vãng sanh. Vậy niệm như thế nào? Thâm tâm. Sao gọi là “thâm”? Tâm thanh tịnh là “thâm”, tâm bình đẳng sâu hơn nữa, giác là sâu nhất. Nếu bạn dùng thanh tịnh, bình đẳng giác niệm là thượng thượng phẩm, dùng tâm bình đẳng niệm là thượng bối là thượng trung phẩm, thượng hạ phẩm; dùng tâm thanh tịnh niệm vãng sanh Phương tiện hữu dư Tịnh độ, là Trung bối vãng sanh, là trung thượng phẩm, trung trung phẩm, trung hạ phẩm; Còn công phu thành khối vãng sanh, đây là người bình thường chúng ta đều có thể làm được, là giống như Hoàng Niệm lão vậy, công phu thành khối, ba vị đại đức ở Chùa Phật Lai thị hiện cho chúng ta thấy toàn là công phu thành khối, để chúng ta nhìn thấy rồi, người như vậy vãng sanh là cõi Phàm thánh đồng cư độ, người bình thường là phàm thánh đồng cư độ.

Nhưng thực tế mà nói ba vị của Chùa Phật Lai này, họ không phải người bình thường, họ đã sớm chứng được thanh tịnh bình đẳng giác rồi. Vì sao nói vậy? Niệm Phật đến khi nào vãng sanh vậy? Niệm Phật 3 năm là phải vãng sanh rồi. Còn đây tích lũy đến 92 năm, hoàn toàn là vì biểu pháp, là vì độ chúng sanh, giúp chúng sanh khởi tín phát nguyện chân thành niệm Phật. Đó chính là điều mà trong “Kinh Kim Cang” nói “Pháp còn phải xả, huống hồ phi pháp”, phải đem nó xả sạch sẽ, vậy mới có thể vãng sanh Tịnh độ, chứng được bồ-đề vô thượng. Vãng sanh Tịnh độ là hoa báo, khai hoa rồi, còn ở thế giới Cực-lạc chứng được bồ-đề vô thượng là quả báo, không có thời gian dài như vậy, không bị những khổ nạn này. Chúng sanh chúng ta không thể nhìn ra, chúng sanh chúng ta thấy rồi không tin. Lão Hòa thượng Hải Hiền ở nơi đây thời gian lâu như vậy, 112 tuổi, thân tâm khỏe mạnh, đầu óc rõ ràng, tư duy nhạy bén, đây đều không phải người phàm có thể làm được mà hoàn toàn là thị hiện cho chúng ta xem, một câu Phật hiệu có năng lượng lớn như vậy, có nhiều lợi ích như vậy. Bạn có thể không niệm sao? Dưới đây nêu ra thí dụ trong kinh Thập Vãng sanh:

“Như, vãng sanh kinh vân: Phật ngôn: Nhược hữu chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh giả, bỉ Phật tức khiển nhị thập ngũ Bồ Tát ủng hộ hành giả. Nhược hành, nhược tọa, nhược trụ, nhược ngọa, nhược trú, nhược dạ, nhất thiết thời, nhất thiết xứ, bất linh ác quỷ, ác thần đắc kỳ tiện dã”[15]

Chúng ta cần phải tin lời Phật nói trong kinh là thật, không phải giả. Tổ sư đại đức Tịnh tông dẫn lời trong “Kinh Thập Vãng Sanh”, không phải một mình lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, mà là rất nhiều, ở trong “Đại Tạng Kinh” đều có nói, điều này có ghi kèm. Bộ kinh Thập vãng sanh này không biết là do người nào phiên dịch, ở trong “Tạng Kinh” không có thu, “Vạn Tục Tạng” có thu, truyền đến Nhật Bản, người Nhật Bản thu rồi. Đại đức Tịnh tông Nhật Bản chúng ta không được xem thường, họ hạ công phu đối với “Kinh Vô Lượng Thọ” rất sâu, ở Nhật Bản chú giải “Kinh Vô Lượng Thọ” có hơn 20 loại. Hình như lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ở trong cái tập chú này đã có trích dẫn 3-4 loại chú giải “Kinh Vô Lượng Thọ” của tổ sư Nhật Bản.

Phật trước khi viên tịch nói với chúng ta “tứ y pháp” khi Tôn giả A-nan thỉnh giáo với Phật “Phật Đà tại thế mọi người chúng con lấy Phật làm thầy, không có vấn đề, ở trong giáo thật sự là hòa hợp, vậy khi Phật không trụ thế nữa, chúng con lấy ai làm thầy?” Phật nói ra “Tứ y pháp”, đó là “lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy, phải trì giới, phải chịu khổ”.

Ở trong Tứ y pháp: 

Điều thứ nhất:“y pháp bất y nhân”.

Pháp là lời Phật nói. Nếu không phải do Phật nói, mà do người bình thường nói thì lời của người bình thường nếu nói khác với lời Phật nói thì không được nương theo, còn như hoàn toàn tương đồng với lời Phật nói thì có thể nương theo.

Điều thứ 2, “y nghĩa bất y ngữ”,

Ngôn ngữ dù nói khác nhau cũng không có sao cả, nhưng ý nghĩa là như nhau, điều này quan trọng nhất. Có câu này rồi thì phiên dịch là không có vấn đề rồi. Phiên dịch là gì? Là nói khác nhau. Ngôn ngữ văn tự Trung Quốc không giống như Phạn Văn, cho nên “y nghĩa bất y ngữ”.

Điều thứ 3: “y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa”

Sao gọi là liễu nghĩa? Bộ kinh này, cái pháp môn này, có thể giúp chúng ta ở trong một đời này dứt sanh tử, ra khỏi tam giới, đây gọi là liễu nghĩa. Nhưng nếu ta đã học cái pháp môn này, ta đời này vẫn không thể ra khỏi tam giới, thế thì đối với ta mà nói là bất liễu nghĩa. Cho nên “liễu nghĩa”, mỗi người căn tánh không giống nhau, tự mình nhất định phải lựa chọn, tự mình có phần nắm chắc là có thể tu thành công.

Thế nhưng chúng ta hãy bình tĩnh tư duy, thật sự mỗi một pháp môn ở trong “Đại Tạng Kinh” chúng ta đều không có phần nắm chắc dứt sanh tử, ra khỏi tam giới, duy chỉ chỉ có pháp môn này là có thể được. Chúng ta làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, bản thân có tín tâm, tín nguyện trì danh, buông xả vạn duyên, nhất tâm chuyên niệm A-Di-Đà Phật, chúng ta có thể vãng sanh thế giới tây phương Cực-lạc, thế nên bộ kinh này đối với ta là liễu nghĩa còn “Hoa Nghiêm” “Pháp Hoa”, “Bát-nhã” đối với ta đều là bất liễu nghĩa. Cho nến chúng ta nên học liễu nghĩa, không nên học bất liễu nghĩa. Hy vọng chúng ta có thể thành tựu nhanh chóng, có thể thoát khỏi lục đạo luân hồi, có thể vượt qua mười pháp giới.

Điều thứ tư cũng là điều cuối cùng: “y trí bất y thức”

Trí là lý trí, đầu óc phải rõ ràng, không nên làm việc theo tình cảm, nương theo trí tuệ, không nương theo cảm tình. Cảm tình chắc chắn là phiền phức. Chủ tể ở phía sau tình cảm là ma vương, bởi vì bạn có tình, bạn sẽ bị nó lợi dụng.

Trí tuệ ma vương không có, phía sau trí tuệ là Phật Bồ-tát. Chỉ cần chúng ta có dục vọng, bị nóng nảy, bị kích thích, thì rất dễ dàng bị ma lợi dụng rồi, ma giúp bạn tạo nghiệp, ma giúp bạn đọa lạc, cái này rất đáng sợ. Chúng ta dùng trí huệ, chúng ta không dùng cảm tình, tâm lượng của chúng ta mở ra, có thể bao dung, có thể nhẫn nhục, thì ma không thể lợi dụng được, nó vô phương.

Bộ kinh này chúng ta cần phải tin. Lúc tôi học tập ở Đài Trung, thầy Lý cũng thường hay trích dẫn đoạn kinh văn này là một đoạn ở trong kinh A Di-Đà:

“Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị kinh, thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả. Thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm.”[16]

Ở trong đây chữ cần đặc biệt chú ý chính là chữ “thiện”. Như thế nào mới là thiện nam tử, thiện nữ nhân? Tiêu chuẩn của chữ thiện này là gì? Chính là phước thứ nhất trong tịnh nghiệp tam phước “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, thì người này chính là thiện nam tử, thiện nữ nhân. Còn ta tự mình cho rằng mình thiện, cái này không được, vì đây là dùng tiêu chuẩn của mình, cần phải dùng tiêu chuẩn của Phật, tiêu chuẩn tuyệt đối của Phật chính là thập thiện nghiệp đạo.

Thập thiện nghiệp đạo không dễ dàng làm được. Tại sao chúng ta không dễ, mà cổ nhân làm rất dễ dàng vậy? Vì nền tảng của cổ nhân sâu dày vững vàng, cho nên thập thiện nghiệp rất dễ dàng làm được, họ thọ tam quy ngũ giới rồi, họ thật sự làm được, thật sự là đệ tử Phật. Chúng ta hiện nay thọ tam quy ngũ giới, Bồ-tát giới, đều là hữu danh vô thực, không phải thật. Vì sao vậy? Vì chưa làm được. Lời của đại sư Thiên Thai là “trong quả vị danh tự, hữu danh vô thực”[17].

Cho nên trước tiên phải nắm được chữ “thiện”. Đây chính là điều chúng tôi gần đây nhất (cũng gần 20 năm) đề xướng 3 cái gốc của Nho Thích Đạo. Nho thì chọn “Đệ Tử Quy”, chúng ta chọn bộ sách này. Đạo thì chọn “Thái Thượng Cảm ứng Thiên”, Phật thì chọn “Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Ba loại sách này là nền tảng của học Phật, giống như cái cây vậy, nó là gốc cây, giống như các tòa nhà vậy, nó là nền móng. Nếu như không có cái nền móng này, thì Phật pháp không thể thiết lập, không có Phật pháp. Cũng như ở trong đạo tràng không có người tu hành chân chánh, thì ở đây không phải đạo tràng chân chánh, chí ít cũng phải có một người tu hành chân chánh thì là đạo tràng và nếu như người này vãng sanh rồi, thì đạo tràng sẽ không còn nữa, vì phía sau không có người kế thừa, người thật sự tu hành. Không có người thật sự tu hành thì đạo tràng không còn nữa, là “hữu danh vô thực”.

Chúng ta mở quyển kinh ra, lật ra, thường hay nhìn thấy thiện nam tử, thiện nữ nhân. Phật dưới đây mới nói cho chúng ta. Nói cho ai vậy? Là nói cho thiện nam tử, thiện nữ nhân.

“Văn thị kinh thọ trì giả”[18]. Kinh này chính là “Kinh A-Di-Đà”. “Kinh A-Di-Đà” là tiểu bổn của “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh Vô Lượng Thọ” là đại bổn của “Kinh A-Di-Đà”, cho nên nó có thể thông dung. “Văn” là nghe được bộ kinh này, “Thọ” là tiếp nhận, “Trì” là gìn giữ, thật làm. Có thể đem những đạo lý mà trong bộ kinh này nói biến thành tư tưởng của mình, phương pháp mà trong kinh nói biến thành đời sống hành vi của chính chúng ta, thực hiện toàn bộ, đây gọi là “thọ trì”.

“Cập văn chư Phật danh giả”[19]: Tên của chư Phật chính là A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật là tên của chư Phật. A-Di-Đà Phật là tiếng Phạn. Dịch thành ý nghĩa trung văn, “A” dịch thành “vô”, “Di-Đà” dịch thành “lượng”, “Phật” dịch thành “giác”. Cái danh hiệu này dùng ý nghĩa tiếng Trung Quốc để nói là “vô lượng giác”, vậy có vị Phật nào không phải là vô lượng giác chứ? Cho nên nó là danh hiệu của tất cả chư Phật, là tổng danh hiệu, là thông danh hiệu. Chúng ta niệm một câu A-Di-Đà Phật, tức là tất cả chư Phật thảy đều niệm đến rồi, không có bỏ sót một vị Phật nào cả. Tất cả chư Phật đều phù hộ bạn. Tại sao vậy? Bạn thảy đều niệm đến rồi. Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân này, đều được tất cả chư Phật hộ niệm, A-Di-Đà Phật hộ niệm bạn, mười phương ba đời tất cả chư Phật đều hộ niệm bạn.

Bộ kinh này là “Kinh A-Di-Đà”, “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh Quán Vô Lượng Thọ”, ba bộ này là cùng một bộ. “Kinh Vô Lượng Thọ” là nói tỉ mỉ, “Kinh A-Di-Đà là nói đơn giản, nói sơ lược. Vì sao vậy? Để cho bạn dùng làm thời khóa sáng tối, đơn giản rõ ràng. “Kinh Thập Lục Quán” là nói đạo lý, pháp môn niệm Phật, đạo lý niệm Phật thành Phật, cùng với phương pháp niệm Phật, bên trong có 16 loại. Phương pháp niệm Phật vô lượng vô biên, quy nạp thành 16 loại lớn. Danh hiệu của niệm Phật là quán thứ 16 (?), 16 loại phương pháp một loại cuối cùng là trì danh niệm Phật. Cho nên ba kinh là một bộ kinh. Chúng ta ngày nay lấy “Kinh Vô Lượng Thọ” ở trong ba kinh này làm chủ tu. Vì sao vậy? Đó là khái luận, nó là nói tỉ mỷ, văn tự nhiều, kinh tương đối dài, nói rõ ràng, nói minh bạch, giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, giúp chúng ta nguyện lực kiên cố, không bị dao động. Đây là giúp chúng ta vãng sanh, là những thiện nam tử, thiện nữ nhân này, đều được tất cả chư Phật hộ niệm.

“Thị cố, niệm Phật nhân hữu tứ thập lý quang minh chúc thân, ma bất năng phạm”[20]

Người niệm Phật chân chánh thân có quang minh chiếu xa 40 dặm, thế là chúng ta liền có thể nghĩ đến giống như Chùa Phật Lai cái chùa nhỏ này có ba vị người niệm Phật chân chánh như vậy thì xung quanh Chùa Phật Lai 40 dặm có Phật quang soi chiếu, cái khu vực này không có tai nạn, sẽ không có ác quỷ, ác thần, không dám bước vào. Vì sao? Vì như ở trong “Kinh Thập Vãng Sanh” nói thì chùa Phật Lai sẽ có 25 vị Bồ-tát thường trụ ở nơi này bảo hộ, là thật không phải giả.

Ở trên cái thế giới này, có rất nhiều nơi cũng có người niệm Phật chân chánh. Vậy Bồ-tát này có thể chăm sóc đến tất cả họ không? Có thể! Bồ-tát có thể phân vô lượng vô biên thân, phân thân của họ hữu dụng, không phải không hữu dụng. Nên biết người niệm Phật chúng ta, “nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai chắc chắn gặp Phật”. Đặc biệt là hiện tiền, Phật mà hiện tiền ta thấy, thảy đều là hóa thân Phật, những chư Phật này, những đại Bồ-tát này đều là pháp thân đại sĩ, đều có năng lực phân vô lượng vô biên thân, chúng ta vô phương tưởng tượng. Tôi niệm Phật, 25 vị Bồ-tát này tôi nhìn thấy rồi. Bạn niệm Phật 25 vị Bồ-tát bạn cũng nhìn thấy rồi. Ai niệm Phật thì người ấy đều nhìn thấy. Họ, những người này thần thông quảng đại, bạn dứt khoát không được nghi hoặc, nếu bạn nghi hoặc chúng ta liền bị lừa ngay. Tại sao vậy? Tín tâm không kiên cố, ma đến nhiễu loạn. Tâm không thanh tịnh, tâm có nghi hoặc, chiêu cảm ma đến rồi, Phật Bồ-tát không thể hiện tiền rồi.

Tại sao cũng có người niệm Phật lại có ma chướng vậy? Oan thân trái chủ rất nhiều, chủ yếu là bạn tín tâm không đủ, thường hay hoài nghi. Vậy làm thế nào trị cái bệnh này vậy? Kinh giáo có thể trị cái bệnh này. Người còn hoài nghi thì nghe kinh nhiều, đọc kinh nhiều, kinh này niệm được 1.000 biến, niệm được 1 vạn biến. Tôi thường nói chú giải xem 30 lần, kinh đọc được 1 vạn lần, thì nghi hoặc của bạn sẽ không còn nữa. Tại sao vậy? Hiểu rõ rồi, thật sự làm rõ ràng rồi thì công phu đắc lực ngay, bản thân có tín tâm quyết định được sanh, còn nếu chưa vãng sanh mà bản thân có tín tâm thì Phật quan tâm ta.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học tập đến đây thôi. ADI ĐÀ PHẬT!

 

Ghi chuù:

  • Chöõ vieát ñaäm ñöùng: Noäi dung của Tònh ñoä ñaïi kinh khoa chuù
  • Chöõ vieát ñaäm nghieâng: Nhöõng lôøi trong caùc kinh phaät
  • Chöõ vieát nghieâng: Caùc caâu của tổ sư, đại đức, hoäi thoaïi, hoaëc caùc caâu caàn trích daãn
  • Chöõ vieát gaïch chaân: Nhöõng ñieåm cần nên löu yù
  • Caùc chuù thích cuoái trang khoâng ghi danh ngöôøi chuyeån ngöõ (“footnote”) laø trích daãn trong “Tònh ñoä ñaïi kinh giaûi dieãn nghóa” laàn thöù 1- Naêm 2010, chuyeån ngöõ “Böûu Quang Töï – Ñeä töû Nhö Hoøa”

 

 

 

[1] những pháp môn khác hoàn toàn cậy vào tự lực, tu hành trong đời Mạt có lắm chướng nạn

[2]  Trong kinh Lăng Nghiêm đã giảng tường tận, người tu Thiền Quán bị năm mươi thứ Ấm Ma quấy nhiễu

[3] Do vậy, các pháp môn khác được gọi là đạo khó hành

[4] Dị hành đạo

[5] Pháp môn Niệm Phật, hành nhân phát tâm niệm Phật, nương vào bổn nguyện và oai thần của Phật Di Đà gia bị, hộ trì hành giả, ma chẳng thể quấy nhiễu

[6] Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả. Dù đi, hay ngồi, dù đứng, hay nằm, dù ngày, hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội thuận tiện (quấy nhiễu hành giả)

[7] nhưng pháp môn Niệm Phật giống như Mật pháp, là tha lực môn, thuộc về Quả giáo

[8]Masuru Emotos

[9]Tức 5 loại:“phụ tử hữu thân, phu phụ hữu biệt, quân thần hữu nghĩa, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (cha con có quan hệ thân thiết, vợ chồng có trách nhiệm khác nhau, vua tôi có nghĩa, lớn nhỏ có tôn ty thứ tự, bạn bè giữ chữ tín)

[10] Tức 5 chữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, đạo nghĩa thường hằng (vĩnh viễn chẳng thể thay đổi), đó là đạo

[11] Tứ Duy là bốn chữ “lễ, nghĩa, liêm sỉ”,

[12] Bát Đức là tám chữ “trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hòa, bình”.

[13] “Nhất thiết thời, nhất thiết xứ bất lệnh ác quỷ, ác thần đắc kỳ tiện dã.”

[14] nhưng pháp môn Niệm Phật giống như Mật pháp, là tha lực môn, thuộc về Quả giáo

[15] Đức Phật dạy: “Nếu có chúng sanh niệm A Di Đà Phật, nguyện vãng sanh, đức Phật ấy liền sai hai mươi lăm vị Bồ Tát ủng hộ hành giả. Dù đi, hay ngồi, dù đứng, hay nằm, dù ngày, hay đêm, trong hết thảy thời, hết thảy chỗ, chẳng để cho ác quỷ, ác thần có cơ hội thuận tiện [quấy nhiễu hành giả]”

[16] “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe kinh này mà thọ trì và nghe danh hiệu chư Phật thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả chư Phật sở hộ niệm - Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch – Viết dịch: HT. Thích Trí Tịnh

[17] Danh Tự Tức Phật, chuyện này ai nấy đều bình đẳng, hữu danh vô thực, vì sao? Tự tánh của quý vị là Phật. Chúng ta bắt đầu học Phật, rất nghiêm túc học Phật, nhưng công phu chưa đắc lực, khi ấy, gọi là Danh Tự Tức Phật, hữu danh vô thực (Tịnh độ Đại kinh Giải Diễn nghĩa- Lần thứ nhất – Năm 2010)

[18] Nghe kinh này mà thọ trì đó

[19] Nghe danh hiệu của các chư Phật- Hán dịch, nhà Dao Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch – Việt dịch HT. Thích Trí Tịnh

[20] Lại nữa, người niệm Phật thân có quang minh chiếu xa bốn mươi dặm, ma chẳng thể xâm phạm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 201


Hôm nayHôm nay : 34229

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983441

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43227585

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.