Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Làm thế nào để trở thành một người tốt chân thật đúng như Pháp

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 30)

Thứ bảy - 05/11/2016 14:23

Xin chào các vị bằng hữu! Chúc mọi người một buổi chiều tốt lành!

Bài học trước, chúng ta nói đến thái độ nói chuyện phải bình tĩnh, lúc nói chuyện phải xem đối phương, phải có thái độ giữ chữ tín”. Chúng ta vừa nói đến vào thời đại Xuân Thu có một vị có học thức tên là Quý Trát. Ông hoàn toàn không nhận lời người khác bằng lời nói, nhưng mà trong tâm ông đã hứa muốn đem thanh bảo kiếm của ông tặng cho vua nước Từ. Ngay cả một khởi tâm động niệm của mình, ông cũng giữ vững chữ tín”. Chúng ta cần phải học tập theo những bậc Thánh Hiền nhân như vậy, chứ không phải kiếm cớ cho mình. Khi chúng ta luôn luôn kiếm cớ thì bản thân chúng ta sẽ càng sống càng không an tâm, sẽ ngày càng không được người khác tín nhiệm.

Đương nhiên lời nói ra, chúng ta phải thực hiện. Nhưng trước khi nói ra, chúng ta cần phải suy nghĩ. “Sự phi nghi, vật khinh nặc” (Việc không tốt, chớ dễ nhận), không nên dễ dàng nhận lời người khác.

  • Trước khi nhận lời người khác, chúng ta cần phải suy nghĩ xem nhận lời việc này có hợp với chánh nghĩa hay không, có hợp với pháp luật hay không. Có khi chúng ta nhận lời việc của họ, có thể sau này vợ họ sẽ oán trách chúng ta. Cho nên, cần phải suy nghĩ sự việc này có đúng hay không, bạn mới được nhận lời.
  •  Trước khi nhận lời người khác, chúng ta còn phải suy nghĩ xem năng lực của chúng ta có đủ để thực hiện xong lời hứa này hay không. Nếu như không được, bạn nhận lời rồi, đến khi làm không được, bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy thật không biết làm sao. Đối phương cũng sẽ rất khó chịu. Cho nên, trước khi nhận lời người khác, phải biết “liệu cơm gắp mắm”.

Trước khi nhận lời người khác, chúng ta có thể hòa hoãn một chút. Bởi vì người hiện nay rất nôn nóng, họ muốn thỉnh cầu bạn giúp đỡ cũng rất gấp, bạn vội nhận lời có được không? Nếu chúng ta bị sự nóng vội của họ dắt đi, thì chúng ta rất có thể dễ dàng nhận lời. Bởi vì lúc họ rất nóng vội thì đối với sự việc này, khả năng họ vẫn chưa tìm hiểu rõ ràng. Đối với sự việc này, có thể trong tâm lý họ cũng chưa chuẩn bị tốt thì đã bị kéo đi rồi. Vào lúc này, nếu bạn vào chung với họ thì có khả năng đi được nửa đường họ không làm nữa. Vậy rốt cuộc, bạn có giúp được gì hay không? Tự mình cảm thấy rất bực bội. Cho nên, trước tiên bạn nên hòa hoãn, giữ một khoảng cách, tự mình suy nghĩ rõ ràng một chút thì cũng khiến đối phương nguội lạnh hơn một chút. Trong thời điểm tiến thoái này, chúng ta phải biết đắn đo. Ở trong thời khắc rất cấp bách mà ra quyết định, về cơ bản đều rất dễ xảy ra tình huống, cho nên bạn vẫn phải đợi đến khi làm rõ ràng rồi mới nhận lời.

Ngoài ra còn mấy loại thái độ ở trong ngôn ngữ của chúng ta không được phép phạm.

Trong thiên “Tín” của “Đệ Tử Quy” có nói: “Gian xảo ngữ, uế ô từ” (Lời gian xảo, từ bẩn thỉu).

Gian xảo ngữ” (Lời gian xảo) tục ngữ gọi là thêu dệt, chính là lời ngon tiếng ngọt. Thực ra, lời ngon tiếng ngọt là tâm bất trung, tâm đều có mục đích, tâm là gian ác khó lường. Cái này đã mất trung, mất cung kính. Chúng ta không nên dùng lời ngon tiếng ngọt để lừa gạt người khác.

Uế ô t” (Từ bẩn thỉu) chính là những lời lẽ bẩn thỉu của thế tục, tương đối thô tục, thậm chí là lời chửi mắng người, cái này gọi là ác khẩu. Ác khẩu sẽ khiến người ta rất khó chịu, thậm chí còn dẫn đến xung đột giữa người với người. Khi chúng ta thường xuyên nói lời thô tục, bẩn thỉu thì chắc chắn sẽ không được người khác tôn trọng đối với chúng ta. Thậm chí, người ta ở sau lưng cũng sẽ phê bình, xem thường chúng ta. Cho nên, ngôn ngữ cũng là hình tượng của một con người, cần giữ gìn tốt.

Khi làm việc ở trong văn phòng, bạn không nên hùa theo người khác nói chuyện tùy tiện. Nếu không, bạn cũng sẽ dần dần nói chuyện tùy tiện giống như vậy. Vì như vậy, bạn sẽ bị người khác xem thường, bạn không có oai nghi rồi. Cho nên, việc không đúng, không được theo. Giống như hiện nay trong văn phòng, rất nhiều người nói những lời thêu dệt, những lời bông đùa đồi bại. Phong khí này không nên phát triển. Khi giữa người với người tùy tiện như vậy, rất có khả năng bầu không khí của toàn bộ tập thể cũng trở nên tệ hại, thậm chí là hại tâm trí của người khác, làm hỏng hứng thú làm việc của người khác. Những việc này đều không nên phát triển. Và khi bạn làm chủ quản thì càng phải nên ngăn chặn loại nếp sống này.

Khi người lớn chúng ta trong lúc nói chuyện đều rất khinh mạn, rất tùy tiện, cứ ở đó cười đùa, thì xin hỏi, trẻ nhỏ nhìn thấy rồi học được điều gì vậy? Điều chúng học được là nói chuyện sẽ không biết trang trọng, không biết tôn trọng người khác. Cái di hại này rất lớn. Cho nên, khi chúng ta nói chuyện trước mặt các em, nhất định phải càng chú trọng hình tượng, càng chú trọng chọn từ dùng câu hơn. Đây cũng là điều mà người lớn rất dễ dàng sơ suất, bởi vì sống chung với nhau thì tâm trạng cũng sẽ trào dâng lên xuống cùng nhau, cũng đều không chú ý đến có trẻ nhỏ ở bên cạnh.

Trong “Đệ Tử Quy” có nói: “Trá dữ vọng, hề khả yên” (Lời dối trá, sao nói được). “Trá” và “vọng” chính là lừa gạt, chúng ta gọi là nói dối. Một người vì sao lại đi lừa dối người khác vậy? Có thể họ có mục đích. Để đạt được mục đích của mình, cái tâm của họ đã bị thiên lệch, bất trung rồi. Thậm chí, họ muốn che giấu lỗi lầm. Bản thân phạm sai lầm rồi nhưng không dám nhận sai, cho nên họ nói dối để che đậy. Nhưng mà dùng nói dối có thể thật sự che đậy được lỗi lầm hay không? Muốn che đậy một lỗi lầm, cần phải tìm vài ba cái cớ, vài ba lý do để che đậy. Vài ba lý do này tiếp tục còn phải lấy bao nhiêu lý do khác để che đậy nữa vậy? Đến cuối cùng, nói dối rốt cuộc rồi cũng bị lộ ra. Cho nên, người nếu như tiếp tục nói dối, mỗi ngày sống rất đau khổ, mỗi ngày phải nghĩ ra một lô cách làm thế nào để che đậy lỗi lầm của mình. Loại đời sống đó thật sự rất khổ.

Tôi có một em học trò đem tiền đóng tiền ăn trưa đi tiêu xài hết. Đúng lúc tôi đến tiếp nhận lớp mới, em ấy liền nói  vì nhà rất nghèo nên em đều đem số tiền này đi mua một ít sữa bột cho em trai của em ăn, chăm sóc em trai của em. Tôi vừa tiếp nhận các em mới hai - ba ngày, khi em học trò này nói vậy khiến cho tôi rơi lệ. Tôi lập tức nói: “Thầy sẽ đi với em về nhà nhé, mua một ít đồ ăn cho em trai của em. Em học trò này lập tức nói: “Thầy ơi! Không cần đâu ạ!”. Sau đó tôi liền để tâm quan sát thử xem và cảm thấy lời em nói so với lời mẹ của em có sai lệch rất lớn. Người mẹ này là mẹ kế của em. Chúng tôi kỵ nhất là nghe lời nói phiến diện, không được nghe hết theo lời mẹ kế của em, cũng không được nghe hết theo lời của em. Chúng tôi một mặt phải tổng hợp lại xem, một mặt phải tự mình tìm hiểu thực tế.

Tôi mới tiếp nhận lớp của các em. Tình trạng gia đình của rất nhiều các em hầu như đều do ông bà nuôi dạy và có gần mười em là gia đình đơn thân. Chúng tôi thấy vậy cũng cảm thấy rất đau lòng. Chúng tôi có khi vẫn không thể giúp gì được bởi vì nhận thức của phụ huynh đôi khi cũng không đủ.

Một hôm, tôi đi ngang qua một tiệm chơi game, tôi muốn bước vào xem. Em đều nói em rất đáng thương, thế tôi liền bước vào thử xem có nên tiếp tục ở trong đây lãng phí tiền bạc, lãng phí thời gian hay không. Kết quả, tôi vừa bước vào liền nhìn thấy mấy em học trò của tôi. Các em còn đứng lên nói: “Em chào thầy!”, thật sự rất hổ thẹn. Em học trò này cũng thật lợi hại. Em trốn vào trong gian phòng nhỏ cuối cùng. Cuối cùng, tôi đã dò thám đến cùng. Khi nhìn thấy tôi, sắc mặt em học trò này xanh tái. Bởi vì em đã lừa gạt tôi, dối trên gạt dưới đến cuối cùng bị trinh thám này của tôi bắt được. Cho nên làm thầy giáo không dễ, còn phải làm trinh thám nữa, còn phải phân tích tìm tòi đối với ngôn ngữ của học trò để tìm hiểu đến cùng.

Sau khi tôi phát hiện rồi, tôi lập tức liền dắt em về nhà để đối chất. Sau khi đi thăm gia đình của em, tôi rõ ràng cảm nhận được mẹ kế đối với con riêng của bà tương đối yêu thương bênh vực, đối với em này tương đối khắc nghiệt một chút. Trong mắt chúng tôi thấy cũng là không động thanh sắc, hài hòa hai bên. Đứa nhỏ làm sai rồi, sau đó nó vẫn phải nói lời xin lỗi với mẹ kế. Sau khi xin lỗi xong, chúng tôi làm nhiều việc để thông hiểu với em học trò này. Em cũng hy vọng cuộc sống của em tốt hơn một chút. Thế là trước tiên, em phải từ bản thân cố gắng làm tốt việc cần làm của mình. Chúng tôi từ trong đó bắt đầu hướng dẫn,  nhắc nhở em. Chúng tôi cũng tìm được mẹ ruột của em. Mọi người cùng nhau phối hợp. Cuối cùng, em học trò này rất quen, rất tốt với tôi. Quả thật, tuy em bị tôi làm cho sợ xanh cả mặt, nhưng em biết thầy không phải đi kiếm chuyện với em mà thầy vì muốn tốt cho em.

Trong toàn bộ quá trình chung sống, tôi cũng phát hiện em học trò này đầu óc đặc biệt linh hoạt. Đầu óc không linh hoạt có thể bịa ra được nhiều lý do như vậy sao? Tôi liền lợi dụng điều này. Chúng ta nói “thuận theo thời thế mà làm”. Lợi dụng đầu óc em rất linh hoạt, cho nên tôi bảo em làm phụ trách. Chúng tôi mỗi khi vào thư viện xem sách, sách rất lộn xộn. Em giúp lo việc mượn sách, giúp sắp xếp sách vở. Tôi giao cho em những công việc này. Sau đó, em học trò này dù có việc hay không việc đều chạy đến trước mặt tôi hỏi: Thầy ơi! Hôm nay còn có công việc gì cần làm hay không ạ?”. Bạn càng cho em làm thì càng khích lệ cho em để em từ đó nâng cao tín tâm của mình, từ đó cảm thấy thầy rất tin tưởng mình. Thực ra, không có em nào thích tự cam lòng sa đọa, không có em nào thích tự chà đạp mình. Là người lớn và thầy giáo, chúng ta có cung cấp một không gian để các em nâng cao năng lực và tự tin của mình hay không?

Sau đó, tôi liền hỏi em: “Thời gian em nói dối thầy lâu như vậy, cuộc sống của em như thế nào?”. Em nói: “Em rất khó chịu. Mỗi ngày em cứ nơm nớp lo sợ, đều quan sát xem sắc mặt của thầy như thế nào”. Quả thật là nói dối thì cuộc sống rất khó chịu. Chúng ta hãy cứ quang minh chánh đại.

“Đệ Tử Quy” nói: “Quá năng cải, quy ư vô” (Biết sửa lỗi, không còn lỗi).

Người không phải Thánh Hiền, có người nào mà không có lỗi. Sai mà biết sửa thì không có gì thiện bằng. Nếu như che giấu lỗi, chỉ có thể là sai lại thêm sai. Trẻ em từ nhỏ nhất định phải hình thành thái độ nói lời chân thật. Nếu như trẻ em từ nhỏ nói dối, “gian xảo ngữ”, những thói quen này một khi hình thành, trẻ em còn chưa bước vào xã hội, niềm tin của xã hội đối với nó đã phá sản rồi. Cho nên, từ khi trẻ còn nhỏ, nhất định chúng ta phải khiến chúng thiết lập thái độ biết nói chuyện phải giữ chữ tín”, nói chuyện phải nói lời chân thật, tuyệt đối không nói dối.

Phương pháp nói chuyện

Khi nói chuyện, chúng ta phải: “Phàm đạo tự, trọng thả thư” (Phàm nói chuyện, nói trọng điểm), chính là cần biểu đạt lên bổng xuống trầm. Đồng thời, tốc độ ngôn ngữ phải: “Vật cấp tật, vật mô hồ” (Chớ nói nhanh, chớ mơ hồ), không nên quá nhanh, không nên quá chậm. Đây là phương pháp nói chuyện.

“Đệ Tử Quy” cũng nói: “Tôn trưởng tiền, thanh yếu đê. Đê bất văn, khước phi nghi”(Trước người lớn, phải nói nhỏ. Nhỏ không nghe, không đúng phép). Tính trung dung ở trong ngôn ngữ, đứng trước người lớn không được phép nói năng lớn tiếng. Nhưng nói chuyện với người lớn, bạn cũng không được nói nhỏ quá khiến người lớn hỏi: “Con nói cái gì vậy?”. Như vậy cũng là không lễ phép.

Các vị bằng hữu! Bạn đã bao giờ dạy con cái bạn nói chuyện chưa? Nếu như bạn không dạy, lúc nó phải đi tuyển dụng thì bạn ở chỗ đó đầu rất căng: “Con cái ngay cả nói chuyện cũng không biết nói”. Năng lực biểu đạt phải luyện từng li, từng tí ở trong đời sống. Cho nên, khi con cái giao tiếp với bạn, khi chúng đưa ra một số yêu cầu đối với bạn mà chúng nói không rõ ràng, bạn nói: “Con nói lại một lần nữa! Con vừa mới nói quá nhanh rồi, con nói chậm một chút! Mẹ nghe chưa rõ”. Chúng ta yêu cầu con cái không ngừng điều chỉnh tốc độ nói chuyện, cách nói chuyện lên bổng xuống trầm của chúng. Vào lúc này, bạn phải có tính nhẫn nại để mài giũa chúng. Rất nhiều thói quen nói chuyện đều là do mài giũa từng li, từng tí mà thành. Khi bạn có thể kiên trì tính nhẫn nại này, con cái về sau muốn nói chuyện với bạn sẽ có thể điều chỉnh đến một trạng thái rất ổn định, nói chuyện rất vừa phải với bạn.

Thầy giáo đang dạy đọc Kinh của chúng tôi thường bảo học trò lên bục để chia sẻ trong tuần lễ trước các em đã làm được những tâm hiếu, hạnh hiếu nào. Các em vừa bước lên, thầy giáo liền chỉ dạy, không chỉ dạy bảo cách nói chuyện, mà đứng cũng phải chỉ dạy. Hiện nay, rất nhiều trẻ nhỏ sau khi lên bục giảng rồi thì cái tay chống vào cạnh bàn, nghiêng một bên, hoặc lắc lư lung tung. Có khi nói chuyện đầu cũng lắc, nếu không thì mắt nhìn xuống. Cho nên chúng ta phải dạy. Khi huấn luyện như vậy, chỗ nào không đúng, các em bắt đầu điều chỉnh. Ngay cả cách bước lên bục, chúng ta cũng phải chỉ dạy. “Bộ thung dung, lập đoan chính” (Đi thong thả, đứng ngay thẳng).

Trẻ em nói chuyện, đi đứng nằm ngồi phải có oai nghi ở trong đó, phải có tác phong của một thủ lĩnh, tâm định tĩnh lại. Để trẻ em có được phong thái nói chuyện như vậy, chúng ta cần huấn luyện chúng các phương diện trạng thái nói chuyện. Các em giảng tốt rồi, chúng ta lại bảo các em xuống. Các em giảng không tốt thì giảng lại lần nữa, giảng không tốt nữa thì lại giảng thêm một lần nữa, giảng đến khi nào tốt mới được xuống. Chúng ta chỉ dạy các em, ngoài phương pháp ra còn phải có tâm nhẫn nại. Phương pháp nói chuyện của chúng ta trong “Đệ Tử Quy”, những lời giáo huấn này, chúng ta cũng phải trước tiên làm được từ chính mình, sau đó mới đi yêu cầu các em.

Phương pháp khuyên bảo người thân, thân hữu phải: “Gián bất nhập, duyệt phục gián (Khuyên không nghe, vui can tiếp). “Duyệt” là thời cơ. Ý nghĩa của từ “phục gián” chính là khuyên một lần không có tác dụng thì phải khuyên tiếp. Vẫn là vấn đề của tính nhẫn nại. Hiện nay, người của thời đại này nếu như được khuyên một lần nghe liền thì người này nhất định không phải người bình thường. Tôi lần trước đã từng nhắc nhở các bạn, nếu có người như vậy nhất định phải gọi điện thoại cho tôi. Tôi muốn tìm họ để hoằng dương văn hóa truyền thống. Họ có thể là Nhan Uyên tái thế. Nhan Uyên là người không phạm lỗi hai lần.

Phương pháp nói chuyện: “Hào khấp tùy, thát vô oán” (Dùng khóc khuyên, đánh không giận). Mặc dù bị hiểu lầm rồi, bạn vẫn có thể kiên trì khuyên tiếp, kiên trì làm tiếp. Cho nên, bạn muốn giúp người khác, muốn khuyên người khác thì trước tiên phải làm được không sợ oan ức. Người hiện nay làm người xử sự giống như mẫu đất. Mẫu đất này không chỉ là không thể gieo trồng do đất đều bị nứt nẻ, mà bên trong lòng đất, ngay cả một con giun cũng không có, ngay cả những vi sinh vật cũng không có. Vào lúc này, bạn còn hy vọng năm tới nó sẽ ra hoa kết quả, thu hoạch bội thu sao? Vào lúc này, bạn phải đặt nền móng, còn phải bón một số phân hữu cơ, không phải phân hóa học. Phân hóa học sẽ khiến cho đất càng tệ hại. Trước tiên, dùng một ít phân hữu cơ bón cho nó. Cho nên, chúng ta hiện nay đứng trước trẻ nhỏ, đứng trước thân hữu, chúng ta không được nôn nóng, nhất định phải có thái độ nhẫn nhịn cầu toàn, ý chí không lay chuyển.

Ngôn ngữ sẽ tạo ra ảnh hưởng như thế nào? Khi ngôn ngữ của bạn thật sự là “trung”, là “tín” (chtrung này chính là chân thành, chính là cung kính), tất nhiên sẽ khiến người nghe rất được lợi ích, rất cảm động, nhất định sẽ đạt đến hiệu quả ảnh hưởng thiện tương khuyến, đức giai kiến” (cùng khuyên thiện, cùng lập đức). Bởi vì bạn lại giữ vững chữ tín”, cho nên ngôn ngữ của bạn cũng sẽ không ngừng nâng cao sự tín nhiệm của người khác đối với bạn. Chúng ta cần suy nghĩ hiệu quả mà ngôn ngữ sinh ra. Ngôn ngữ không cung kính, ngôn ngữ nói dối, đôi chiều, thêu dệt, thô ác tất nhiên sẽ tạo nên sự xem thường, sự sỉ nhục của người khác đối với bạn. Cho nên, đây là việc chúng ta không nên làm, không được phép biểu hiện ra.

Đối với sự ảnh hưởng của ngôn ngữ, chúng ta nói: “Nhất ngôn hưng bang, nhất ngôn tang bang”. Một câu nói không tốt có thể dẫn đến tai nạn cho một quốc gia, một câu nói không tốt có thể dẫn đến sự tan rã của một gia đình, lụi tàn của một đoàn thể. Cho nên, chúng ta vẫn phải nhớ kỹ giáo huấn Thánh Hiền, nhất định phải cẩn thận trong nói năng và hành động. Đây là thuộc về bộ phận của “Ngôn trung tín”.

Công phu quan trọng thứ hai của tu thân gọi là “Hành đốc kính”.

Thứ hai, “Hành đốc kính”

Hành vi nhất định phải ngay thẳng, phải cung kính. Cho nên, tất cả chủ tâm của hành vi nhất định là thái độ rất chân thật, rất cung kính. Hành vi của chúng ta ở trong đối nhân làm sao cung kính? Ở trong đối với sự, đối với vật làm sao cung kính? “Đệ Tử Quy” của chúng ta dạy vô cùng kỹ. Đạo đức học vấn của một người nhất định bắt đầu bắt tay làm từ chỗ gần nhất, nhất định bắt đầu thực hiện từ gia đình. Tâm nhân từ của một người bắt đầu học tập từ  hiếu, từ đễ. Cho nên “Luận Ngữ” nói: “Hiếu đễ dã giả”. Hiếu, đễ là gốc rễ của cái gì vậy? “Gốc của nhân”. Gốc rễ của nhân ái là ở hiếu, đễ. Rất nhiều thái độ đối nhân, xử thế của một con người đều bắt đầu cắm rễ từ trong giáo dục gia đình.

Hành đốc kính”, xin hỏi, hành vi trước tiên phải cung kính đối với ai vậy? Bước đầu tiên nhất định là cung kính đối với cha mẹ. Chúng ta hãy xem, làm thế nào cung kính đối với cha mẹ? “Đông tắc ôn, hạ tắc thanh” (Đông phải ấm, hạ phải mát). Từng giây từng phút dùng tâm cung kính để phụng dưỡng cha mẹ, để nhìn thấy nhu cầu của cha mẹ. Khi một đứa trẻ có tâm cung kính như vậy để phụng dưỡng đối với cha mẹ thì chúng làm việc sẽ cẩn thận. Năng lực theo dõi nhu cầu của người khác hình thành từ trong từng li, từng tí này. Có người nào rất biết quan tâm cha mẹ nhưng không biết quan tâm người khác hay không? Không thể có. Có người nào không biết chăm sóc cha mẹ mà rất biết chăm sóc người khác không? Như thế cũng có chút điên đảo rồi.

Cho nên trong “Hiếu Kinh” có một câu: “Bất ái kỳ thân, nhi ái tha nhân giả vị chi bội đức”. Người không yêu cha mẹ của họ mà yêu người khác, đây là trái ngược lại đức hạnh của một người. “Bất kính kỳ thân”, không tôn kính cha mẹ của họ, “nhi kính tha nhân giả vị chi bội lễ”, đây cũng là trái ngược lễ nghĩa. Làm gì có chuyện không cung kính đối với cha mẹ mà cung kính đối với người khác! Đây đều không phải sinh ra từ đạo đức của một người. Cho nên yêu cũng tốt, cung kính cũng tốt, nhất định đều phải bắt đầu bắt tay làm từ hiếu, bắt đầu làm từ cung kính đối với cha mẹ. Chương giáo huấn “Nhập tắc hiếu” (Ở nhà phải hiếu) có rất nhiều thái độ đối nhân, xử thế quan trọng ảnh hưởng cả đời của trẻ.

Khi trẻ biết: “Đông tắc ôn, hạ tắc thanh” (Đông phải ấm, hạ phải mát), trẻ biết quan tâm người khác, chúng cũng sẽ trở nên rất cẩn thận. Vì sao vậy? Hiện nay rất nhiều em lơ là, bất cẩn, bởi vì trong đầu óc của các em đều không nghĩ đến việc người khác cần cái gì. Ở trong đầu của các em mỗi ngày chỉ biết nghĩ đến việc ta nên mặc quần áo gì, ta nên ăn thức ăn gì. Chúng đâu có biết quan tâm đến người khác, sức quan sát của chúng tự nhiên sẽ giảm sút. Cho nên, dạy con cái những việc quét dọn, ứng đối, đối nhân xử thế, những thái độ này đều sẽ ảnh hưởng đến cả đời chúng.

“Cư hữu thường, nghiệp vô biến” (Ở ổn định, nghề không đổi). Một người sống có chuẩn mực không thể thay đổi tới thay đổi lui. Nếu như trẻ nhỏ hôm nay muốn ngủ sớm, ngày mai lại muốn ngủ muộn, khi ngủ muộn mười hai giờ mới đi ngủ, như vậy sẽ làm hại đến cơ thể. Khi làm hại cơ thể thì có cung kính đối với cha mẹ hay không vậy? “Thân hữu thương, di thân ưu” (Thân bị thương, cha mẹ lo). Cho nên phải cư hữu thường, nghiệp vô biến” (Ở ổn định, nghề không đổi).

Chữ “nghiệp” này ở trẻ nhỏ có thể là học vấn, ở người lớn có thể là sự nghiệp. Nếu như học vấn đều không cố gắng học tập, thường muốn học thì học, không muốn học thì làm biếng, đây là bất kính đối với cha mẹ. Đối với học vấn cũng không cung kính thì hành vi của chúng đã mất đi thật thà cung kính.

Sự nghiệp của chúng ta cũng không được thay đổi lung tung. Đổi tới đổi lui, bản thân bạn không lo lắng nhưng cha mẹ, vợ con lo lắng. Điều này đều mất đi cung kính, đều chỉ nghĩ đến bản thân, không muốn làm nữa thì không làm. Đây là không có tâm trách nhiệm, cũng không có tâm cảm thông người thân. Rất nhiều người cho rằng công việc đổi tới đổi lui có thể sẽ có cơ hội tốt, cách nghĩ này còn phải đợi bàn bạc lại.

Chúng ta ở trong mỗi công việc phải chăm chỉ làm mỗi ngày để nâng cao năng lực của mình. Vả lại, nên hiểu rõ: Của cải cả đời của một người không chnỗ lực là có thể đạt được, còn phải dựa vào việc chúng ta bố thí thật nhiều. Dùng tài sản, dùng kinh nghiệm sức lao động của chúng ta để bố thí, đây mới là cội nguồn gốc rễ để được giàu có. Cho nên, sau khi rõ lý rồi, bạn mới không còn đầu cơ trục lợi may rủi, cũng không còn khiến cho nhiều người không yên tâm về bạn như vậy.

Trong “Nhập Tắc Hiếu” (Ở nhà phải hiếu) nói: “Sự tuy tiểu, vật thiện vi” (Việc tuy nhỏ, chớ tự làm). Đây cũng là cung kính đối với người. Ngày nay, chúng ta làm rất nhiều việc tạo nên nguy hiểm cho mình. Việc này không được làm, đây chính là cung kính đối với mình. Bởi vì cơ thể của chúng ta một khi nguy hiểm chính là không cung kính đối với cha mẹ. Cơ thể này là cha mẹ tiếp nối xuống, chúng ta cần phải tôn trọng thân thể của mình. Cho nên, cơ thể, da tóc là nhận được từ cha mẹ, chúng takhông dám làm tổn thương, đó là khởi đầu của hiếu.

Ngoài việc không được làm tổn thương cơ thể của mình ra, chúng ta cũng không được gây ra chuyện tổn thương thân thể người khác. Bạn làm tổn thương người khác chính là không tôn kính họ, thậm chí là không tôn kính cha mẹ, thân hữu của họ. Bởi vì, khi cơ thể họ bị tổn thương liền có một số người sẽ rất đau lòng. Bạn làm vậy là không cung kính đối với nhiều người.

Có một em nhỏ trêu đùa với bạn học của em. Khi bạn học đang chuẩn bị ngồi xuống, em liền đem chiếc ghế dời đi. Động tác này có lớn hay không? Động tác nhỏ như vậy nhưng liên quan đến vấn đề an toàn. Em vừa lấy ghế đi như vậy thì bạn học của em ấy ngồi xuống, cột sống trực tiếp va xuống đất, cho nên suốt đời bại liệt. Bài báo này tôi vẫn còn để ở trong kẹp tư liệu của tôi. Trong cuộc sống, nếu bạn không đủ cẩn thận, không đủ cung kính thì đều có khả năng sẽ tạo nên điều đáng tiếc không thể bù đắp cho một người, hoặc một gia đình, thậm chí là một quốc gia. Bạn thấy, gia đình này bị hủy hoại mất rồi, em đó phải suốt đời bại liệt. Có người còn đau khổ hơn em đó, chính là cha mẹ của em. Cha mẹ nhìn thấy em mỗi ngày cứ ở đó rơi lệ, còn phải giúp em xoa lưng, còn phải trả phí chữa trị rất lớn.

Chúng tôi mượn cơ hội này để hướng dẫn các em dùng cái tâm cùng đạo lý để cảm thông người khác. Bạn làm tổn thương một người cũng là khiến mấy chục người đau khổ. Tôi liền hỏi các em: “Xung quanh bản thân em, có bao nhiêu người quan tâm em vậy?”. Chúng nói: “Khoảng gần năm mươi người.

Tôi còn nhớ có một lần, dường như là hoa đăng tết Nguyên Tiêu, người quá đông đúc. “Đệ Tử Quy” nói: “Đấu náo trường, tuyệt vật cận” (Nơi ồn náo, không đến gần). Đã đông đúc chen chúc như vậy rồi, người bên ngoài vẫn cứ dốc sức chen vào. Cuối cùng mất kiểm soát, rất nhiều người đã bị giẫm đạp chết. Hình như mấy chục người đã bị giẫm chết. Tôi liền nói với các em nhỏ, sự kiện mấy chục người này nếu như nhân với năm mươi thì có cả ngàn người bởi vì sự kiện này mà vô cùng buồn bã và đau khổ. Hơn nữa, trong mấy mươi người này có rất nhiều người vừa mới tốt nghiệp đại học. Tâm huyết mấy mươi năm của cha mẹ thảy đều uổng công, mấy chục năm đào tạo của quốc gia cũng uổng công rồi. Cho nên, chỉ cần là việc nguy cấp đến sức khỏe của người khác thì “việc tuy nhỏ, chớ tự làm”. Đây là luôn luôn nhắc đến việc cung kính đối với người.

“Vật tuy tiểu, vật tư tàng” (Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng). Các em nhỏ có khi vẫn không thể phân biệt được đồ vật này là đã có chủ nhân nên chúng cảm thấy ưa thích liền lấy ngay. Chúng tôi liền nói với các em: “Nếu như em đã lấy đồ của người khác thì sẽ khiến người ta mất tín nhiệm đối với em, sau này còn có người nào muốn cho em mượn đồ không? Còn có người nào muốn làm bạn với em không?”. Có khi trong lúc nói đạo lý, phương pháp tốt nhất chính là kể chuyện. Bởi vì trẻ em trong suy nghĩ của chúng vẫn không có cách nghĩ trừu tượng. Câu chuyện thì tương đối cụ thể để chúng cảm nhận.

Chúng tôi liền kể với các em một câu chuyện. Có một em, bởi vì có một lần đã lấy đồ của người khác, cho nên mọi người đã dán cho em một cái nhãn, đóng cho em một con dấu “kẻ trộm”. Một lần, em đến nhà bạn học để chơi, kết quả tiền của nhà bạn học bị mất. Các em nhỏ thân mến, bạn học sẽ nghĩ đến ai vậy? Em đó trộm. Hôm sau, người bạn học đó liền nói trước tất cả bạn học trong lớp: Tiền của nhà chúng tôi, bạn hãy trả lại cho tôi!”. Em đó thật khó giãi bày. Em nhỏ này cả đời này cũng nhớ kỹ, em đã bị người ta hiểu lầm, bị người ta làm nhục. Cho nên, chúng ta tuyệt đối phải: “Phàm thủ dữ, quý phân hiểu” (Hễ nhận cho, phân biệt rõ). Đồ vật của người khác, chúng ta tuyệt đối không được tự ý lấy về dùng.

Tiếp theo đó, tôi cũng đã nói với các em nhỏ: Của công cũng không được lấy. Tôi liền hỏi các em: “Ở trong trường, cái bàn này là của ai vậy?”. Thưa các vị bằng hữu, cái bàn học là của ai vậy? Các em nói là do Hiệu trưởng mua. Chúng tôi tiếp theo đó hướng dẫn các em suy nghĩ. Rất nhiều thường thức đều ở trong đời sống, bạn có thể gặp được cơ hội thì cố gắng hướng dẫn. “Bàn học do Hiệu trưởng mua, vậy tiền mua bàn là ai đưa cho Hiệu trưởng vậy?”. Các em nói: “Đó là Chính phủ cho Hiệu trưởng. Thế tiền của Chính phủ lại từ đâu mà có vậy?”. Điều này các em không nhất định có thể trả lời được. Chúng tôi nói: “Chính là cha mẹ các em nộp thuế mà ra”. Bởi vì toàn bộ xã hội là đoàn thể hỗ trợ. Chúng ta hưởng thụ nhiều kiến thiết như vậy, nhiều phúc lợi như vậy của cả quốc gia, cho nên mỗi người đều phải có trách nhiệm, phải cùng nhau đóng góp cho quốc gia, xã hội này, cho nên phải nộp thuế. Vậy người nộp thuế có bao nhiêu người?”. Các em nói: “Có 1,3 t, hoặc giả nói có tỉ mấy người. Tôi nói: “Không có nhiều như vậy!”. Các em có nộp thuế không? Người nộp thuế là người đã làm ra tiền. Theo nhận định riêng của chúng tôi, người nộp thuế khoảng bốn trăm triệu người. Cho nên, cái bàn này là của bốn trăm triệu người. Bạn lấy của công là bạn thiếu nợ của bốn trăm triệu người. Tôi nói với các em nhỏ: “Các em thiếu nợ của bốn trăm triệu người, các em làm trâu, làm ngựa cũng trả không xong”. Cho nên, bất kỳ của công nào, chúng ta cũng tuyệt đối không được lấy, cho dù chỉ là một cây viết, một tờ giấy chúng ta cũng phải công tư phân minh. Cho nên, đây cũng là một loại tâm cung kính của các em từ nhỏ đối với của công. Có tâm cung kính mới có thể giữ được liêm khiết.

“Thân sở hiếu, lực vi cụ” (Cha mẹ thích, dốc lòng làm). Luôn luôn nghĩ phải làm tốt để cha mẹ vui, đây cũng là cung kính đối với cha mẹ.

“Thân sở ố, cẩn vi khứ” (Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ). Khi cha mẹ không thích những thói quen xấu mà chúng ta đang hình thành thì chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi. Tuy là cung kính đối với cha mẹ, trên thực tế cũng là cung kính đối với chính mình.

“Thân hữu thương, di thân ưu” (Thân bị thương, cha mẹ lo). Cho nên, phải cung kính đối với thân thể của mình.

“Đức hữu thương, di thân tu” (Đức tổn thương, cha mẹ tủi). Đạo đức, hành vi của chúng ta có chỗ nào chưa tốt đều có thể khiến cha mẹ bị xấu hổ. Cung kính đối với cha mẹ thì tuyệt đối không được làm những việc khiến cha mẹ bị xấu hổ. Đây đều là thực tiễn cung kính đối với cha mẹ, chứ không phải bàn luận cao xa, cần áp dụng vào thực tế.

Cung kính đối với cha mẹ không chỉ là cung kính khi cha mẹ tốt đối với chúng ta, mà khi cha mẹ nổi giận đối với chúng ta, cái tâm cung kính này cũng phải đề khởi lên được. Cho nên người xưa nói: “Thân ái ngã, hiếu hà nan. Thân tắng ngã, hiếu phương hiền” (Cha mẹ thương, hiếu đâu khó. Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt). Cha mẹ của Đại Thuấn đối với ông không tốt, ông cũng không để ở trong lòng. Ông chỉ nghĩ đến việc mình cần phải làm tròn bổn phận, vẫn là toàn tâm, toàn ý hiếu thuận cha mẹ. Chính  tâm cung kính chí thành nàycủa ông đã khiến cha mẹ của ông hồi tâm chuyển ý.

Trong học trò của Khổng Tử có một vị hiền giả tên là Mẫn Tử Khiên. Đức hạnh của Mẫn Tử Khiên vô cùng tốt. Trong Khổng Môn Tứ Khoa, ông là một trong những học trò có đức hạnh tốt nhất. Mẹ của ông qua đời tương đối sớm, cho nên cha của ông cưới một người vợ kế. Bởi vì mẹ kế sau đó lại sinh được hai người em, cho nên đối với ông tương đối khắc nghiệt, đối với hai người em của ông thì tương đối quan tâm. Vào mùa đông năm ấy, mẹ kế của ông dùng hoa lau độn thành áo ấm cho ông, dùng sợi bông vải đích thực để đan áo ấm cho hai người em của ông.

Bởi vì hoa lau xem thì thấy rất bù xù, cứ nghĩ rằng rất ấm nhưng lại không giữ ấm được nên lúc ông kéo xe giúp cho cha của mình  thì gió lạnh vù vù thổi vào, ông liền bị rét phát run. Cha ông nhìn thấy, cảm thấy áo đã mặc dày như vậy mà vẫn còn phát run, có phải ông cố ý làm nhục mẹ kế của ông hay không? Cho nên người cha rất giận dữ, liền cầm roi đánh Mẫn Tử Khiên. Roi đánh vào thì áo bị rách, hoa lau bay ra. Cha ông nhìn thấy vô cùng giận dữ, cảm thấy mẹ kế đang ngược đãi con trai của mình, cho nên giận đùng đùng lập tức trở về nhà ngay. Người cha rất giận dữ bước vào cửa, dự định đuổi mẹ kế của ông đi.

Mẫn Tử Khiên nhìn thấy tình hình này, không chỉ không cười trên nỗi đau của người khác mà còn đề khởi lòng cung kính đối với mẹ kế. Ông liền quỳ xuống nói: “Cha ơi! Cha đừng đuổi mẹ đi, bởi vì “mẫu tại nhất tử hàn”. Mẹ còn thì chỉ có mỗi mình con bị lạnh, mẹ đi rồi thì ba anh em chúng con đều phải bị lạnh, bị đói”. Một người con trong lúc nguy cấp như vậy không nghĩ đến bản thân mà nghĩ đến mẹ kế, nghĩ đến anh em, thậm chí là nghĩ đến cha của mình. Nếu như cha đưa ra quyết định trong cơn thịnh nộ như vậy, khi việc xong rồi thì chính người cha cũng sẽ hối hận. Đây gọi là đức hạnh chân thật, niệm niệm nghĩ đến thành tựu người khác. Cũng bởi tấm lòng cung kính này, tâm hiếu này mà mẹ kế của ông cảm thấy rất hổ thẹn: “Một đứa trẻ còn biết niệm niệm nghĩ đến mình. Mình rõ ràng không có tâm độ lượng để chăm sóc tử tế đứa trẻ này”. Tâm cung kính, hiếu thảo của Mẫn Tử Khiên đã xoay chuyển được vận mệnh của một gia đình. Cho nên, vẫn là phải dùng đức để cảm hóa người khác.

“Thân tắng ngã, hiếu phương hiền” (Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt). Khi người thân hữu đối với chúng ta tồi tệ, chúng ta vẫn có thể gìn giữ sự quan tâm của mình đối với họ. Đây chính là thật sự làm được cung kính rồi.

“Thân hữu tật, dược tiên thường. Trú dạ thị, bất ly sàng” (Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước. Ngày đêm hầu, không rời giường). Cung kính đối với cha mẹ, trong “Hiếu Kinh” nói: “Cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu”. Khi cha mẹ bị bệnh, chúng ta phải thay cha mẹ lo nghĩ nhiều. “Tang tắc trí kỳ ai”, khi cha mẹ vãng sanh, chúng ta phải làm trang nghiêm, trang trọng. “Tế tắc trí kỳ nghiêm”. Mỗi năm trong ngày giỗ của cha mẹ, thậm chí là ngày lễ tết trọng đại, chúng ta đều cần phải tế tự, gọi là “thận tông truy viễn, dân đức quy hậu”. Chúng ta niệm niệm không quên Tổ Tiên, cha mẹ đã qua đời, cũng là không quên lời chỉ dạy của họ đối với chúng ta, sự yêu thương, quan tâm của họ đối với đời sống chúng ta. Người có cái tâm như vậy tuyệt đối sẽ không đem cuộc đời đi vào chỗ lầm đường, lạc lối. Vả lại, người đó sẽ vô cùng hiền hậu, luôn luôn biết ân, báo ân. Cho nên, đạo hiếu của chúng ta cũng thực tiễn vào trong việc tế tự Tổ Tiên.

“Thân hữu tật”, khi cha mẹ bị bệnh, chúng ta phải tận tâm, tận lực đi phụng dưỡng, chăm sóc. Tục ngữ có nói: “Cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử”. Câu nói này sai rồi. Tại sao vậy? Con hiếu đích thực tuyệt đối sẽ kiên trì chăm sóc cha mẹ đến cùng.

Chúng tôi có một người bạn, anh ấy khoảng ba mươi tuổi. Bà nội anh nuôi dạy anh lớn khôn. Cho nên lúc bà nội anh bị tai biến, anh ngày đêm chăm sóc, xoa bóp cơ thể bà, việc gì cũng đều do anh làm. Sau đó, anh bồng bà nội đi khám bác sĩ. Anh làm rất tốt khiến bà con xóm giềng đều cảm động. Một người có thể hiếu kính bề trên của mình thì kết giao bạn bè nhất định là rất có đạo nghĩa. Cho nên, ở trong xã hội, họ cũng rất được bạn bè yêu quý. Sau đó, anh ấy cũng đã cưới được một người vợ rất tốt. Đây gọi là “thiện hữu thiện báo”. Người con hiếu chân thật tuyệt đối sẽ hết lòng, hết sức chăm sóc cha mẹ, tuyệt đối sẽ không thay đổi tâm.

Lại có câu nói: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Họ không phải anh hùng. Đây đều là cái cớ cho những người giả đó. Anh hùng chân chính nhất định có trí tuệ của họ, có định công của họ. Đương nhiên, định công này phải bắt đầu rèn luyện từ nhỏ. Từ khi trẻ còn nhỏ, người lớn phải nói cho trẻ biết xa lìa những hình ảnh tương đối bạo lực, khiêu dâm, huấn luyện định lực cho chúng.

“Tang tam niên, thường bi yên” (Tang ba năm, thường thương nhớ), và “Sự tử giả, như sự sanh (Việc người chết, như người sống). Tức là sự cung kính của chúng ta đối với cha mẹ tuyệt đối không phải bởi vì cha mẹ xa lìa rồi mà có mảy may giảm bớt. Khi cha mẹ chúng ta xa lìa, vừa nhìn thấy đồ của cha mẹ còn lưu lại, chúng ta đều có thể cảm nhận được cha mẹ cả đời đã dành cho chúng ta sự quan tâm, chăm sóc. Chúng ta cũng sẽ ở trong đối nhân, xử thế bỗng nhiên nghĩ đến lời chỉ dạy của cha mẹ đối với chúng ta. Khi cha mẹ còn sống, chúng ta phải toàn tâm, toàn ý làm được. Cha mẹ không còn nữa, chúng ta càng phải tu thân, hành đạo.

Dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu”. Cái gọi là đại hiếu là làm cho cha mẹ vinh hiển, là làm cho Tổ Tiên vinh hiển. Cho nên, phải có sự cung kính như vậy mới có thể an ủi linh hồn Tổ Tiên và cha mẹ nơi thiên giới.

Ngoài việc phải cung kính đối với cha mẹ ra, “Đệ Tử Quy” còn tiếp tục chỉ dạy chúng ta phải cung kính đối với người lớn. Trình tự của “Đệ Tử Quy” thật sự vô cùng có trí tuệ. Đây cũng là tuân theo lời giáo huấn của Mạnh Phu Tử.

Mạnh Phu Tử nói: “Thân thân nhi nhân dân”, đem tâm cung kính, tâm hiếu đối với cha mẹ, “thân thân” là mở rộng cái tâm quan tâm đối với mọi người. Mọi người ở đây đương nhiên là từ người gần nhất, chính là anh em của mình và người lớn bên cạnh mình. “Nhân dân”, lại suy diễn đến người dân bình thường, lại suy diễn ra tiếp là “nhi ái vật”. Ngay cả đối với núi sông, đại địa, động vật, thực vật, chúng ta cũng đều phải có tâm yêu thương, tâm cung kính này. Ngay cả đối với cha mẹ còn chưa hiếu kính, sau đó liền vượt ra để đối với chó rất tốt, đối với mèo rất tốt hay không? Có. Người hiện nay bất hiếu với cha mẹ nhưng đối với chó rất tốt, đối với mèo rất tốt. Họ không đem tiền biếu cha mẹ, nhưng vẫn dắt chó và mèo đi tắm hơi, ủ ấm. Bạn thấy người hiện nay thật sự là điên đảo. Cho nên, không có giáo huấn Thánh Hiền thì con người thật sự không biết làm người như thế nào.

“Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ”. Nếu như ông trời không khiến Khổng Phu Tử sinh ra ở Trung Quốc thì những văn hóa truyền thống này của chúng ta không thể truyền xuống được.  Vậy thì người Trung Quốc không biết sống thành ra cái thể thống gì. Cho nên chúng ta phải biết quý trọng Khổng Phu Tử đã truyền thừa cái đạo lớn của Nghiêu Thuấn, Vũ Thang. Chúng ta nên cố gắng học tập, cố gắng tuân theo giáo huấn này, từng bước từng bước nâng cao việc tu dưỡng đạo đức của mình.

Chúng ta hãy xem, “nhân dân”, bắt đầu làm từ anh em, từ bậc bề trên.

“Tài vật khinh, oán hà sinh. Ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn” (Tiền của nhẹ, oán nào sinh. Lời nhường nhịn, tức giận mất). Chúng ta thật sự tôn trọng người khác từ trong tâm thì ngôn ngữ liền có thể nhẫn nhịn được. Khi bạn thường có thể tôn trọng người khác thì bạn có thể ngay cả một câu nói ác cũng không thể nhẫn tâm nói ra. Chúng ta cung kính đối với người thì ngôn ngữ nói năng nhỏ nhẹ phải rèn luyện tốt trong lúc bình thường.

Toàn bộ lễ nghi cuộc sống thực ra đều thực tiễn tâm cung kính đối với người. Trước đây, chúng ta đã nói đến huấn luyện trẻ nhỏ lễ nghi tiếp đãi, huấn luyện trẻ nhỏ lễ nghi chào hỏi, huấn luyện trẻ nhỏ lễ nghi tiễn khách, thậm chí là huấn luyện trẻ nhỏ lễ nghi ăn cơm. Đây đều là tâm cung kính đối với người.

Ví dụ lúc trẻ nhỏ ăn cơm, người lớn đều vẫn chưa ngồi mà chúng đã nhảy lên trước, người lớn còn chưa ăn mà chúng đã nhanh chóng gắp thức ăn vào trong chén của mình rồi. Thậm chí đối với món ưa thích ăn, cả mâm đồ ăn, chúng gắp qua hết một nửa. Rất nhiều phụ huynh còn nói: “Nào! Ăn nhiều một chút!”. Người lớn không có độ mẫn cảm giáo dục thì thật sự làm hỏng các em hết rồi. Trẻ nhỏ mọi nơi phải có cung kính, phải nghĩ thay cho người khác thì công phu cung kính của chúng, công phu suy nghĩ đối với người mới có thể hình thành. Cho nên, những lễ nghi này, chúng ta cũng phải luôn luôn lưu tâm để trưởng dưỡng tâm cung kính của trẻ nhỏ.

Và cái tâm cung kính này, bạn chỉ cần huấn luyện ở những cử chỉ của chúng. Sau khi chúng nội hóa rồi, rất nhiều động tác bạn chưa dạy chúng, chúng cũng có thể làm được. Ví dụ, chúng tôi dạy một nhóm học trò chào hỏi, dạy chúng cúi chào khoảng chừng hơn hai tháng. Có một hôm, thầy của chúng đang xem những người đạo đức giảng bài trên ti vi. Các em nhỏ này lúc đi ngang qua, bỗng nhiên lưng của toàn bộ các em đều khom xuống, vì sợ che khuất thầy của chúng đang xem ti vi. Các vị bằng hữu! Động tác này chúng tôi có dạy hay không vậy? Thế tại sao chúng làm được? Trẻ em bảy tuổi tại sao có thể làm được? Điều này phát ra từ tâm cung kính của chúng. Thật sự, một đứa trẻ có tâm cung kính đã được nội hóa rồi thì rất nhiều hành vi của chúng sẽ đúng, sẽ tốt. Cho nên, chúng ta bắt tay làm từ trong từng li, từng tí của đời sống thì tự nhiên có một ngày, chúng sẽ biết xử sự đúng mực.

Giống như tiếp điện thoại là việc thường hay xảy ra. Chúng ta nói, trong tiếp đãi cũng có tiếp điện thoại. Tôi có khi cũng gọi điện cho những đứa trẻ của giáo viên trong trung tâm của chúng tôi. Tôi nhận thấy chúng cũng làm được một chút. Khi chúng biết là tôi gọi điện thoại đến, sau khi nói chuyện xong, chúng tuyệt đối không cúp điện thoại trước. Tôi nói: “Sao con không cúp máy đi?”. Em nói: “Thầy ơi! Thầy còn chưa cúp máy”. Bạn xem, một chút nhỏ nhặt như vậy, chúng mỗi ngày đều đang suy nghĩ vì người khác, cung kính người khác. Nước chảy đá mòn, tâm cung kính của chúng đã hình thành rồi. Bạn thấy, hiện nay rất nhiều trẻ nhỏ liền cúp điện thoại ngay. Khi bạn tiếp xúc sẽ cảm thấy đứa trẻ này sao mà mất lịch sự như vậy! Cho nên, ngay cả tiếp điện thoại, nhất định cũng phải: “Người lớn trước, trẻ nhỏ sau”.

Tốt rồi! Tiết học này chúng ta chỉ học đến đây. Xin cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 30)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 196


Hôm nayHôm nay : 40999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 990211

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43234355

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.