Học Phật cần phải chuyên nhất

Học Phật cần phải chuyên nhất
Tôi nói, bạn làm quá tạp quá loạn, chư Phật Bồ Tát dạy người một môn thâm nhập thì tại sao bạn làm nhiều đến như vậy, bạn tự tìm cái khổ đó mà. Một môn thì tâm được tịnh, tâm được định, không được xen tạp. Có đồng tu hỏi tôi, vậy tôi niệm A Di Đà Phật, tôi niệm Bồ Tát Quán Thế Âm có xem là xen tạp không? Xen tạp, bạn phải nên biết đó thật là xen tạp, trong lòng một lúc thì niệm A Di Đà Phật, một lúc thì niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, hai bên đều không được tốt. Tưởng A Di Đà Phật mà bên trong xen tạp Quán Thế Âm Bồ Tát, tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát bên trong xen tạp A Di Đà Phật, hai bên đều không được tốt. Vậy phải nên như thế nào, chuyên nhất niệm A Di Đà Phật. Chuyên nhất niệm A Di Đà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát có tức giận hay không?
Có một số đồng tu đến nói với tôi rằng: “Pháp sư ơi! Tôi học Phật đến rất khổ não. Vì sao rất khổ não, vì thời khoá quá nhiều, lại phải đi làm, lại phải làm việc nhà”. Tôi hỏi những thời khoá gì vậy? Họ nói, thí dụ khoá sớm thì phải niệm chú Lăng Nghiêm, mười tiểu chú, đọc Phổ Môn Phẩm, đọc Kinh Kim Cang, đọc Tâm Kinh, đọc hết một đống; Quá nhiều! Hai giờ đồng hồ cũng đọc không xong. Tôi nghe rồi gật gật đầu. Tôi nói, đúng rồi! Bạn thật là khổ cực. Tôi hỏi, bạn có thành tựu hay không vậy? Họ nói, mỗi ngày tôi đều làm không thiếu một ngày nào. Tôi hỏi, bạn có thành tựu hay không? Họ hỏi, thành tựu việc gì? Tôi nói, tâm của bạn có được thanh tịnh không? niệm có được chuyên nhất hay không? Họ nghĩ lại, tâm của tôi không thanh tịnh, vọng niệm rất nhiều, một ngày từ sớm đến tối phải quấy nhân ngã, trong lòng dính mắc quá nhiều sự việc. Tôi nói, công phu của bạn đã làm uổng công rồi. Họ hỏi, vậy thì phải làm sao?

Tôi nói, bạn làm quá tạp quá loạn, chư Phật Bồ Tát dạy người một môn thâm nhập thì tại sao bạn làm nhiều đến như vậy, bạn tự tìm cái khổ đó mà. Một môn thì tâm được tịnh, tâm được định, không được xen tạp. Có đồng tu hỏi tôi, vậy tôi niệm A Di Đà Phật, tôi niệm Bồ Tát Quán Thế Âm có xem là xen tạp không? Xen tạp, bạn phải nên biết đó thật là xen tạp, trong lòng một lúc thì niệm A Di Đà Phật, một lúc thì niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, hai bên đều không được tốt. Tưởng A Di Đà Phật mà bên trong xen tạp Quán Thế Âm Bồ Tát, tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát bên trong xen tạp A Di Đà Phật, hai bên đều không được tốt. Vậy phải nên như thế nào, chuyên nhất niệm A Di Đà Phật. Chuyên nhất niệm A Di Đà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát có tức giận hay không?

Quán Thế Âm Bồ Tát sân si là phàm phu rồi, không phải là Bồ Tát. Bạn nghĩ lại xem, chúng ta không hề xem thường Quán Thế Âm Bồ Tát, ta không niệm Ngài thì Ngài sân giận với ta, đó là bạn huỷ báng Quán Thế Âm Bồ Tát, đem Quán Thế Âm Bồ Tát xem thành phàm phu, bạn niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì Ngài hoan hỉ, bạn không niệm Ngài thì Ngài sân si, bạn dùng tâm trạng như thế nào để xem Bồ Tát vậy? chính mình đã phạm phải sai lầm to lớn mà không hề biết, bạn nói xem có oan uổng hay không? Tất cả chư Phật Như Lai thấy bạn chuyên tu một pháp môn đều hoan hỉ tán thán. Vì sao vậy? Bạn có thành tựu, con đường bạn đi là đúng. Bạn niệm rất nhiều danh hiệu chư Phật Bồ Tát, chư Phật Bồ Tát vừa xem thấy thì lắc đầu, bạn chỉ trồng một ít thiện căn, ngay đời này không thể có thành tựu vì tâm của bạn là tán loạn. Cái gì gọi là công đức, định huệ là công đức. Các vị thử nghĩ xem, tu rất nhiều pháp môn có thể được định hay là tu một pháp môn thì dễ dàng được định?

Bạn chính mình có thể thử nghiệm mà! Không cần phải hỏi người khác. Bạn hiểu được đạo lý này, hiểu được phương pháp thì dễ dàng thành tựu. Không hiểu phương pháp, không hiểu lối đi thì tinh thần và thời gian cả một đời đều bị lãng phí. Việc này rất là đáng tiếc! Cho nên ở chỗ này đại sư Thanh Lương đã khải thị cho chúng ta rất lớn, Ngài dạy bảo chúng ta một môn thâm nhập. Đại sư Ấn Quang là người thời cận đại, làm ra cho chúng ta một mô phạm rất tốt. Tôi đến chùa Tô Châu ở núi Linh Nham để thăm viếng, xem thấy mật thất mà lão hoà thượng ngày trước bế quan, Ngài có một cái Phật đường nhỏ, rất nhỏ, ngay trong đó chỉ cúng một vị A Di Đà Phật, không có Quán Âm, Thế Chí, trên bàn Phật chỉ có một quyển kinh A Di Đà. Bạn xem đây là chuyên tinh, Nơi mà tổ sư chính mình dụng công niệm Phật, bài trí bàn Phật rất đơn giản, không có bất cứ thứ gì, chỉ có 1 cái khánh, một cái mõ nhỏ, cúng một ly nước, một cái lư hương nhỏ, không có thứ nào khác nữa. Từ ngay chỗ này thấy được cái gì, chuyên nhất, chân thật làm ra tấm gương một môn thâm nhập cho chúng ta xem.

(Trích từ đĩa Không Làm Giặc Quốc Gia - tập 6)

Tác giả bài viết: Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Nguồn tin: TinhKhongPhapNgu.com