Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 86)
Đặc biệt đối với chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau, quyết định không thể nói niệm Phật tốt, họ không thể tiếp nhận.Có thể biểu thị đối với họ rất là hữu hảo, quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ, sau đó mới hỏi họ là bạn có muốn biết Phật dạy cái gì không? Đây là thuộc về thường thức. Cùng một đạo lý, chúng ta cũng rất hiểu rõ chủng tộc của họ, cũng rất tường tận văn hoá của họ và cũng hy vọng hiểu rõ giáo nghĩa tôn giáo của họ. Đây là thuộc về tri thức, cầu tri. Người có cầu tri, chúng ta liền có thể đem quyển sách Nhận Thức Phật Giáo tặng cho họ, giúp đỡ họ, làm cho họ hiểu rõ Phật giáo, về sau biết làm thế nào để qua lại với tín đồ Phật giáo, hữu hảo với tín đồ Phật giáo, làm bạn với tín đồ Phật giáo, vậy thì họ liền hoan nghênh. Bạn không nên nói với họ là bạn buông bỏ tôn giáo của bạn để làm tín đồ Phật giáo, đó là chúng ta sai, họ không hề sai. Họ không tiếp nhận, họ không hề sai, chúng ta sai rồi. Chúng ta sai rồi con nói người khác không có thiện căn, vậy sao được chứ? Có nói thế nào cũng nói không thông. Làm vậy thì làm sao nói được thông chứ? Đơn giản là không có đạo lý. Thứ hai của Tứ Tất Đàn chính là ngày nay chúng ta gọi là quan

Đặc biệt đối với chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau, quyết định không thể nói niệm Phật tốt, họ không thể tiếp nhận.Có thể biểu thị đối với họ rất là hữu hảo, quan tâm, thương yêu và giúp đỡ họ, sau đó mới hỏi họ là bạn có muốn biết Phật dạy cái gì không?Đây là thuộc về thường thức.Cùng một đạo lý, chúng ta cũng rất hiểu rõ chủng tộc của họ, cũng rất tường tận văn hoá của họ và cũng hy vọng hiểu rõ giáo nghĩa tôn giáo của họ.Đây là thuộc về tri thức, cầu tri. Người có cầu tri, chúng ta liền có thể đem quyển sách Nhận Thức Phật Giáo tặng cho họ, giúp đỡ họ, làm cho họ hiểu rõ Phật giáo, về sau biết làm thế nào để qua lại với tín đồ Phật giáo, hữu hảo với tín đồ Phật giáo, làm bạn với tín đồ Phật giáo, vậy thì họ liền hoan nghênh.Bạn không nên nói với họ là bạn buông bỏ tôn giáo của bạn để làm tín đồ Phật giáo, đó là chúng ta sai, họ không hề sai.Họ không tiếp nhận, họ không hề sai, chúng ta sai rồi. Chúng ta sai rồi còn nói người khác không có thiện căn, vậy sao được chứ? Có nói thế nào cũng nói không thông.Làm vậy thì làm sao nói được thông chứ? Đơn giản là không có đạo lý.

Thứ hai của Tứ Tất Đàn chính là ngày nay chúng ta gọi là quan tâm người khác: “Vi nhân tất đàn”.Mỗi niệm phải lo nghĩ cho người.Họ có khó khăn gì?Họ cần được sự giúp đỡ nào?Làm thế nào giúp cho họ được lợi ích, làm thế nào giúp họ được hạnh phúc về đời sống tinh thần, về đời sống vật chất?Thậm chí làm thế nào giúp họ hoằng dương tôn giáo của họ?Vậy thì họ rất hoan hỉ.Ở nơi đây chúng ta làm rồi, chúng ta đến nơi đó thăm viếng, đối với giáo hội của họ, họ thành lập sự nghiệp từ thiện, chúng ta đều tặng một ít tiền giúp cho họ. Viện dưỡng lão, cô nhi viện, chúng ta đã tặng rất nhiều thức ăn. Nhưng những chỗ này chúng ta không cho cá thịt, bởi vì bên dưới của Cư Sĩ Lâm thức ăn quá nhiều, chúng ta ăn không hết,như bún gạo, mì, dầu.Những thứ này, mỗi một tôn giáo khác nhau chúng ta đều tặng cho rất nhiều.Nhất định phải hợp tác lẫn nhau, thương yêu lẫn nhau, như vậy mà qua lại thì giao tình của chúng ta sẽ rất sâu. Quan tâm lẫn nhau, cảm ân lẫn nhau.Chúng ta tốt với họ, họ cảm kích chúng ta, họ đối tốt với chúng ta, chúng ta cảm kích họ.Cho nên, độ hóa chúng sanh chính là giúp đỡ chúng sanh.Giúp đỡ chúng sanh phải có trí tuệ, phải có phương pháp, phương tiện khéo léo, chúng ta phải học với Phật Bồ Tát.

Tứ nhiếp pháp là phương pháp thuần túy.

Thứ nhất là Bố Thí. Bố thí liền có thể kết duyên. Bạn không chịu bố thí thì duyên của bạn từ đâu mà có? Nhất định phải tu bố thí. Trong sáu cương lĩnh tu học của Bồ Tát thì cái thứ nhất chính là bố thí. Bố thí là một cương lĩnh quan trọng nhất, bởi vì trong bố thí có tài bố thí, có pháp bố thí, có vô úy bố thí. Năm điều khác, trì giới và nhẫn nhục là thuộc về bố thí vô úy; tinh tấn, thiền định, bát nhã là thuộc về pháp bố thí. Một bố thí đã đem vô lượng vô biên hành môn của Bồ Tát toàn bộ bao gồm trong đó. Cho nên học Bồ Tát, từ sơ học mãi đến thành Phật, họ tu cái gì? Tu bố thí Ba La Mật mà thôi, không có phương pháp khác. Chúng ta đối với tất cả chúng sanh thì bố thí xếp ở hàng đầu, nhất định phải nỗ lực mà học tập.

Thứ hai là Ái Ngữ. Ái ngữ là nói chuyện với người dùng tâm chân thành thương yêu họ, đây gọi là ái ngữ. Ái ngữ không phải là lời nói đường mật, không phải là lời nói dễ nghe, mà là lời quan tâm họ, lời thương yêu họ.

Thứ ba là Lợi Hành. Hành vi của chúng ta nhất định là có lợi ích đối với họ thì làm sao họ không tiếp nhận, làm sao mà không hoan hỉ chứ?

Thứ tư là Đồng Sự. Đó là càng xây dựng quan hệ mật thiết hơn. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên sau khi mở buổi dạ tiệc ấm áp, thưa hỏi qua các tôn giáo, xây dựng quan hệ rất tốt. Hiện tại muốn trù bị một Hỷ Niên Hoa Hội Hòa Bình Tôn Giáo Singapore, áp dụng đa nguyên văn hóa. Buổi dạ tiệc đêm giao thừa của chúng ta thời gian ngắn, chỉ có mấy giờ đồng hồ. Đó là liên hoan của tín đồ tôn giáo, liên hoan của các chủng tộc khác nhau, thật hiếm có, thế nhưng thời gian quá ngắn. Phải thường hay cùng nhau liên hoan, cho nên Hỷ Niên Hoa Hội đại khái là từ bảy ngày đến mười bảy ngày. Thời gian dài như vậy, mỗi ngày cùng nhau tụ họp lại, vui vẻ náo nhiệt, thực tiễn đa nguyên văn hóa. Đa nguyên văn hóa là trong xã hội hiện đại nói, còn chúng ta thì phải nên có cách nói như thế nào? Thực tiễn Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Hiện tại việc giảng Kinh Hoa Nghiêm tuy là dời đến giảng đường của Tịnh Tông Học Hội, thế nhưng mỗi buổi giảng chúng ta đều đưa lên mạng, các vị ở trong nhà, sáng sớm mỗi ngày mười giờ đến mười một giờ rưỡi đều có thể lên mạng để thu xem. Nếu như trong nhà không có đường truyền, muốn nghe Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta đều có băng ghi hình, có thể đến Tịnh Tông Học Hội để mượn về xem. Hoa Nghiêm chính là thực tiễn đa nguyên văn hoá, tất cả chúng sanh đều hưởng thụ đời sống Phật Hoa Nghiêm. Đời sống của Phật Hoa Nghiêm chính là hiện tại chúng ta gọi là đời sống chân thiện mỹ. Đó là nói đến đồng sự. Chúng ta xem thấy Thế giới Tây Phương Cực Lạc, ở trên Kinh Hoa Nghiêm xem thấy Thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật, nếu dùng cái nhìn của người hiện tại ngày nay mà nói, mỗi ngày đều là Hỷ Niên Hoa Hội Đa Nguyên Văn Hóa không hề gián đoạn, các vị thử nghĩ xem có đúng hay không? Phật pháp học rồi phải có chỗ dùng, học rồi nhất định phải dùng ở ngay trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta có thể khế nhập cảnh giới này, đem Phật pháp thực tiễn, như vậy mới chân thật có thể làm đến được “bạt hữu tình, độ chúng sanh”.

Điều sau cùng trong Tứ Tất Đàn là chân tâm bổn nguyện của chư Phật Bồ Tát, nhất định phải giúp đỡ tất cả chúng sanh làm Phật, làm Bồ Tát, như vậy mới là bổn hoài của Phật độ sanh. Chúng ta cần phải ghi nhớ, đồng thời nhất định phải hiểu được nguyên tắc này. Trong khác có giống, trong giống có khác, tôn giáo khác nhau là khác, chủng tộc khác nhau là khác, giống là cái gì? Giống là có lòng thương yêu, đồng có trí tuệ, đồng có khéo léo, đồng có phương tiện, cho nên trong khác có giống, trong giống có khác. Giống không chướng ngại khác, khác cũng không chướng ngại giống, lý sự vô ngại, sự sự vô ngại, làm sao không được đại hoan hỉ chứ? Cho nên chúng ta thường hay phạm sai lầm là đều cho rằng chúng ta phải biến đổi người khác thành chúng ta, muốn đi đồng hóa họ, cái quan niệm này sai lầm. Chúng tôi ở ngay trong lúc giảng dạy thường hay nhắc nhở các vị, chúng ta nhất định phải buông bỏ tất cả những quan niệm khống chế, phải buông bỏ ý niệm chiếm hữu đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, thì bạn mới có thể vào được Hỷ Niên Hoa Hội của chư Phật Như Lai. Bạn còn có ý niệm đi khống chế người khác, chiếm hữu tất cả sự vật, thì bạn vĩnh viễn là phàm phu sáu cõi, bạn không vào được cảnh giới của Phật. Cái đạo lý này không thể không hiểu. Cho nên chúng ta xem thấy Phật, tại vì sao nhiều chủng tộc khác nhau đến như vậy mà đều có thể hòa thuận cùng ở với nhau? Trên thế giới này của chúng ta chủng tộc không nhiều, nhưng ngày ngày đánh nhau, hiện tại Trung Đông lại sanh sự, lại đánh nhau, đó là gì vậy? Không có trí tuệ. Khi họ vừa đánh nhau, khiến cho tôi nghĩ Thích Ca Mâu Ni Phật thật cao minh. Vì sao họ đánh nhau? Vì để phân tranh chủng tộc, cũng vì tín ngưỡng tôn giáo. Đánh nhau có giải quyết được vấn đề hay không? Không thể giải quyết, cho nên tôi nghĩ đến Thích Ca Mâu Ni Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất thân là vương tử, Ngài có thể kế thừa ngôi vua. Ngài đến thế gian này, Ngài nghĩ đến một vấn đề là độ chúng sanh, vì tất cả chúng sanh tạo phước, vì tất cả chúng sanh giải quyết vấn đề khó khăn, đó là đại từ đại bi của Ngài. Nếu muốn đạt đến mục đích này thì chính trị không làm được, cho nên Ngài xả bỏ vương vị. Vũ lực cũng không làm được. Chúng ta đọc được ở trong Thích Ca Mâu Ni Phật truyện ký, võ nghệ của Ngài rất cao cường, Ngài có thể làm tướng quân, Ngài có thể làm nguyên soái, thế nhưng Ngài nghĩ đến vũ lực không thể giải quyết được vấn đề này, cho nên tướng quân nguyên soái gì Ngài cũng buông bỏ, không làm. Kinh tế cũng không thể giải quyết được vấn đề này, cho nên Ngài khất thực, một xu tiền cũng không cần. Khoa học kỹ thuật cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Phương pháp gì có thể giải quyết được vấn đề? Giáo học. Cho nên Ngài đi làm một nghĩa vụ, dùng lời hiện tại mà nói, là người làm công tác giáo dục xã hội đa nguyên văn hoá, Ngài muốn dùng thân phận như vậy để làm sự nghiệp này, chân thật giúp đỡ chúng ta giải quyết vấn đề. Tôi gần đây giác ngộ việc này là vì họ đánh nhau, họ vừa đánh thì tôi giác ngộ. Cho nên tỉ mỉ mà quán sát, chúng ta phải học Phật, nhất định phải dùng phương pháp giáo học để giải quyết vấn đề.

Tôn giáo vì sao không thể giải quyết được vấn đề? Họ chỉ có tông, không có giáo, cho nên họ không thể giải quyết. Đó là khi tôi ở Úc Châu, tại hội nghị tôn giáo tôi đã nói với những lãnh tụ tôn giáo là chỉ có tông, không có giáo thì không được, hiện tại nhất định phải có giáo. Nếu có giáo, giáo học mới có thể giải quyết vấn đề. Như thế nào hiện tại chúng ta gọi là giáo? Giáo tuy không giống nhau, nội dung không như nhau, căn cứ vào những Kinh luận không giống nhau, thế nhưng chúng ta cần phải có mục tiêu giống nhau là xã hội an định, thế giới hòa bình. Chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau ở trên địa cầu này cùng tồn tại cùng phát triển, hòa thuận cùng ở chung nhau, có thể xây dựng cùng hiểu, thế giới hòa bình, xã hội an định, phồn vinh hưng vượng là có hy vọng tiêu trừ tất cả thiên tai nhân họa. Phải dựa vào giáo học. Cho nên trong Lễ Ký Học Ký đã nhắc đến “kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên”. Đây thật là cao minh, là trí tuệ chân thật, không phải người thông thường có thể nói ra được. Chỉ có giáo học mới có thể giải quyết thế xuất thế gian tất cả vấn đề.

Kinh văn đoạn sau cùng, đây là tổng kết:

“Ngã hành quyết định kiên cố lực

Duy Phật thánh trí năng chứng tri

Túng sử thân chỉ chư khổ trung

Như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”.

A Di Đà Phật thị hiện ở nhân địa tu hành làm một tấm gương cho chúng ta. Phía trước là nguyện của Ngài đã phát, là tổng cương lĩnh Ngài tu hành, tự hành hóa tha, tổng nguyên tắc. Tinh thần của 48 nguyện đều ở ngay trong chín câu kệ này, bao hàm hết thảy. Tinh thần của A Di Đà Phật ở đâu? Chính ở ngay trong chín câu kệ này, chúng ta học Phật quyết không thể xem thường. Thị hiện sau cùng là từ bi đến cực điểm, then chốt thành bại ở chỗ này. Vì sao chúng ta không thể thành tựu? Không có nguyện lực kiên cố của Ngài. Bạn xem thấy Ngài “ngã hành quyết định kiến cố lực”. Trong chín câu  kệ đã nói, mỗi câu mỗi chữ đều là “quyết định kiên cố lực”. Ai có thể làm chứng minh cho Ngài? Chỉ có Phật mới có thể làm chứng minh cho Ngài, cho nên “duy Phật thánh trí năng chứng tri”. Hoằng nguyện của Bồ Tát chỉ có Phật biết, chỉ có Phật có thể làm chứng minh cho Ngài. Phật biết được, Phật chứng minh, Phật quyết định liền gia trì, đây là đạo lý nhất định. Ngày nay chúng ta ở địa vị phàm phu, tu học của chúng ta, giáo hóa của chúng ta nhất định phải được Phật lực gia trì. Không được Phật lực gia trì, không những giáo nghĩa của Kinh giáo bạn không hiểu, mà người khác nói với bạn bạn cũng không hiểu được. Người nói người nghe đều phải được Phật lực gia trì.

Đạo tràng này của chúng ta thù thắng, giảng đường thù thắng, niệm Phật đường thù thắng. Trong đồng tu chúng ta có một số người đều biết, chư Phật Như Lai thường ở nơi đây, Bồ Tát thánh chúng, thiên long thiện thần cũng rất nhiều. Lại nói với các vị, ma cũng không ít, cũng lẫn lộn ngay trong thiện thần hộ pháp. Thế nhưng chúng ta làm được rất đúng pháp thì ma cũng tán thán, ma cũng gật đầu. Nhưng bạn phải nên biết, tuy là họ tán thán, tuy là gật đầu, tuyệt nhiên không phải là hảo ý thật. Họ ở nơi đó quán sát, tìm tâm bệnh của bạn, chỉ cần bạn có chỗ nào không đúng pháp, bị họ nắm lấy rồi thì họ liền tìm bạn gây phiền não. Thí dụ như nghe Kinh, nghe Kinh thời gian ngắn, chỉ có hai giờ, trong hai giờ đồng hồ có một số người ngồi ở đây nghe rất không thoải mái, đầu thì phát nóng, chân thì đau nhức, đó là gì vậy? Là ma chướng, ma đến nhiễu loạn. Thời gian niệm Phật đường thì càng nhiều. Sự việc này thì thường hay có. Phàm hễ gặp những sự việc này phải sanh tâm sám hối. Cho nên ma ở ngay chỗ này của chúng ta không phải là không tốt, tôi cảm thấy cũng không tệ, khiến cho chúng ta có tâm cảnh giác cao. Không chỉ mọi thứ đều phải đúng pháp, mà mỗi niệm đều đúng phải pháp. Không đúng pháp thì sao? Không đúng pháp thì chúng liền đến gây phiền phức. Cho nên họ ở nơi đây xúc tiến chúng ta, để cảnh sách chúng ta, vì vậy tôi không chán ghét họ, tôi cũng rất hoan nghênh họ, có họ ở đây chúng ta không dám giải đãi, không dám phóng túng. Đây là tình hình hiện thực của chúng ta, chúng ta phải biết được.

Hai câu phía sau, chúng ta phải học tập với Tỳ Kheo Pháp Tạng. “Túng sử thân chỉ chư khổ trung”, chính mình tu học khổ. Bạn xem, các vị đồng tu học Kinh phải viết bản thảo, buổi tối mỗi ngày phải viết đến hai ba giờ, sáng sớm thức dậy còn phải đi công phu sớm. Không công phu sớm thì ma liền thắng thế, gây phiền phức, thần hộ pháp cũng không hộ. Thế nên chính mình rất là khổ cực, thậm chí đến ngủ nghỉ không đủ, nghe giảng, niệm Phật đều ngủ gật, chính mình tu hành rất khổ. Độ chúng sanh thì càng khổ. Có lúc chúng sanh không những không tiếp nhận, mà hảo ý của bạn họ cũng xem thành là ác ý, còn tìm đến gây phiền phức, còn làm cho bạn sanh phiền não, thậm chí còn đến hủy báng, đố kỵ, chướng ngại, cho đến nhiều cách phá hoại. Những sự việc này đều là rất bình thường, rất thường khi. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, trong tăng đoàn của chính Ngài có lục quần Tỳ Kheo, học trò không nghe lời gây rối, bên ngoài có ngoại đạo, có ma vương Ba Tuần. Đây là Phật thị hiện ra để cho chúng ta xem. Phật tự hành hóa tha đều có chướng ngại đến như vậy, chúng ta muốn tự hành hóa tha mà không có chướng ngại thì không thể làm được. Phật thì có phước báo lớn đến như vậy mà còn gặp ma sự. Ngày nay chúng ta gặp ma sự, tâm liền rất bình hòa, bình thường. Nếu như không có ma sự thì khác thường, rất kỳ lạ. Đạo tràng xây dựng ở nơi đây người đố kỵ nhiều. Không chỉ người đố kỵ, quỷ cũng đố kỵ. Nếu chúng ta không cố gắng mà làm, quỷ thần liền gây phiền phức, liền đến gây rối. Cho nên chúng ta luôn là dùng cái tâm cảm kích, chăm chỉ nỗ lực, vui vẻ tiếp nhận giám sát của họ, tiếp nhận nhắc nhở của họ.

Cho dù thân ở ngay trong các khổ, “như thị nguyện tâm vĩnh bất thoái”. Nguyện hành tương bổ, nguyện giúp cho hành, hành thực tiễn nguyện vọng, trên đạo Bồ Đề tự nhiên liền thuận buồm xuôi gió, liền không thoái chuyển. Phàm hễ thoái chuyển thì vấn đề đều xảy ra ở nơi hạnh nguyện. Có nguyện không có hành thì thoái chuyển, có hành không có nguyện cũng sẽ thoái chuyển. Hành nguyện tương ưng, hành nguyện tương bổ tương thành mới có thể giữ lấy vĩnh viễn bất thoái.

Phẩm thứ tư giảng đến chỗ này thì giảng xong rồi. Tổng hợp phẩm Kinh này có mười câu kệ. Trong mười câu kệ chúng ta đem nó quy nạp lại, Ngài nói ra cũng không ngoài ba sự việc. Đối với chính mình, Pháp Tạng cầu nguyện sớm ngày thành Phật. Chỉ có làm Phật mới có thể làm đạo sư của chúng sanh, giáo hóa chúng sanh. Đó là tự cầu. Sau khi tự cầu viên mãn, quyết định phải lợi tha. Thực tế mà nói, Bồ Tát chính mình cần khổ tu học là vì cái gì? Vì người khác, không phải vì chính mình. Ngài giác ngộ rồi, Ngài tường tận rồi, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình, không phải người khác, cho nên từ ngay chỗ này hưng khởi “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”. Đây gọi là Phật tri Phật kiến, trên Kinh Pháp Hoa nói là “vào tri kiến Phật”. Chúng ta đến một hôm nào đó cũng sẽ phát hiện, cũng nhận thức rõ ràng, cũng khẳng định hư không pháp giới tất cả chúng sanh là chính mình. Vì sao là chính mình? Một niệm tự tánh biến hiện ra. Tất cả chúng sanh mà chỗ này nói không chỉ có chúng sanh hữu tình, chúng sanh vô tình cũng bao gồm trong đó, hiện tại gọi là thực vật, động vật, khoáng vật, còn bao gồm tất cả hiện tượng tự nhiên, thảy đều là một niệm tự tánh biến hiện ra. Trên Kinh Hoa Nghiêm nói: “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm thức chính là một niệm tự tánh. Hư không pháp giới là chính mình, tất cả chúng sanh là chính mình, cho nên trên KinhĐại Thừa thường nói “sanh Phật không hai, tánh tướng tương đồng”. Nếu bạn chân thật hiểu rõ hai câu nói này, thấu triệt hai câu nói này, bạn liền vào tri kiến Phật, bạn không phải là tri kiến phàm phu, bạn là Phật tri Phật kiến. Tri kiến đồng Phật thì làm gì mà không làm Phật chứ? Bạn liền thành Phật. Cái kiến giải này, loại vũ trụ nhân sanh quan này là chư Phật Như Lai, là chư đại Bồ Tát. Nếu như phàm phu cũng có loại vũ trụ nhân sanh quan này thì phàm phu này liền thành Phật, phàm phu này liền chứng được Pháp Thân Đại Sĩ.

Sau khi làm Phật làm Bồ Tát thì chỉ có một sự việc là thường hành lục độ, độ sanh thành Phật. Chính mình dùng phương pháp lục độ này để thành tựu, còn dùng phương pháp này để giúp đỡ tất cả chúng sanh. Không chỉ Ngài Pháp Tạng dùng phương pháp này để thành Phật, xin nói với các vị, mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều là dùng phương pháp này để thành tựu.Quả nhiên thật rõ ràng, thật tường tận rồi, các vị thử nghĩ xem, không bố thí có được không? Không được. Nhất định phải từ chỗ này mà bắt tay vào. Bạn bố thí càng sạch trơn thì càng an vui, càng sạch trơn thì càng tự tại.Mọi người đều hy vọng chính mình có trí tuệ, tại vì sao trí tuệ không thể hiện tiền?Tham-sân-si đã che mất rồi.Bạn đều hiểu được, bạn nghe được rất nhiều, bạn lấy cái tấm đậy này của bạn bỏ đi thì trí tuệ của bạn không thể hiện tiền hay sao?

Tham cái gì?Tham tài, tham danh, tham sắc, tham lợi.Bạn đem những thứ này thảy đều bỏ đi, thảy đều bố thí hết, thảy đều xả hết thì trí tuệ của bạn liền hiện tiền.Bỏ đi một phần liền sanh một phần trí tuệ, bỏ đi hai phần liền sanh hai phần trí tuệ, nếu bạn muốn trí tuệ viên mãn thì bạn phải xả được sạch trơn.Đó là chân lý, là chân tướng sự thật, không thể không biết, không thể không nỗ lực đi làm.Cho nên Bồ Tát tự hành cũng dùng phương pháp này độ chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh thành Phật, giúp đỡ chúng sanh làm Phật, làm Bồ Tát.Chư Phật Như Lai tu hành chứng quả là vì việc này. Ngày nay chúng ta phát tâm, ngày nay chúng ta cũng đang tự hành hóa tha, với quan niệm lý luận của chư Phật Như Lai, với hình tướng của chư Phật Như Lai, chúng ta có tương ưng hay không tương ưng? Chúng ta phải thường hay phản tỉnh.Quả nhiên tương ưng, chúng ta liền đúng pháp, công phu của chúng ta liền đắc lực.Thực tế mà nói, 48 nguyện quá dài, không dễ nhớ, mười bài kệ này dễ nhớ, mười bài kệ này chính là tổng cương lĩnh của 48 nguyện. Nghĩ xem chúng ta cùng mười bài kệ này nói có tương ưng hay không? Không thể không chăm chỉ nỗ lực học tập, công đức lợi ích là vĩnh viễn không còn sanh tử luân hồi nữa.

Sanh tử luân hồi quá khổ, hiện tại làm người rất khổ, làm súc sanh, làm ngạ quỷ, đọa địa ngục càng khổ, khổ không nói ra lời. Nếu như học Phật không gặp được pháp môn này, thực tế mà nói là thật không có phước báo, muốn ở ngay trong một đời này siêu việt sáu cõi luân hồi, muốn ở ngay trong một đời này thoát khỏi ba đường ác thật là không dễ dàng? Chúng ta gặp được pháp môn này phải biết trân trọng, cơ duyên rất là khó được.Chúng ta không thể nghĩ rằng, chúng ta ở nơi đây thời gian rất lâu, năm nay không được thì năm tới, năm tới không được thì năm tới nữa, mười năm không được thì hai mươi năm, làm gì có được việc dễ dàng đến như vậy? Đầu năm dân quốc, cư sĩ Âu Dương Cảnh Vô ở Nam Kinh thành lập học viện, cũng là đã làm kế hoạch dài lâu để bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp, nhưng chỉ làm được hai năm thì vĩnh viễn dừng lại. Do nguyên nhân gì vậy? Chiến tranh quân phiệt, xã hội động loạn, bức ép không cách gì làm tiếp được.Thời tiết nhân duyên rất không dễ gì có được. Hiện tại thế gian này là độngloạn, trên thế giới chỗ nào có thể an toàn? Không tìm được.Làm sao biết được lúc nào động loạn!Làn sóng đưa đến xã hội này chúng ta cũng sẽ ép chúng ta phải giải tán.Cho nên cái hội này ngày nay chúng ta thật khó được, thật không dễ dàng. Hy vọng mọi người trân trọng, cố gắng nỗ lực, cầu Phật Bồ Tát bảo hộ ở ngay trong đại động loạn, hy vọng Singapore có thể bình an vượt qua, không bị ảnh hưởng.

Chúng ta rất là hy vọng có thể ở nơi đây giảng viên mãnKinh Hoa Nghiêm, chúng ta dự định mười năm đến mười lăm năm. Phước báo lớn! Nếu như khu vực Đông Nam Á này không an định, bộ Kinh này của chúng ta rất khó giảng được viên mãn. Làm thế nào cầu được chư Phật Bồ Tát bảo hộ? Chúng ta phải dùng hành vi để cầu, cầu ở cửa miệng không ích gì.Cho rằng thắp một cây hương, cúi đầu vài cái, cúng một ít trái cây, đút lót hối lộ, Phật Bồ Tát liền đáp ứng bảo hộ bạn.Làm gì có việc dễ dàng vậy? Tâm chân thành cảm ứng, chúng ta dùng tâm chân thành mà làm, Phật Bồ Tát xem thấy hoan hỉ mới gia trì chúng ta, long thiên thiện thần mới hộ trì nơi này, cho dù có tai nạn thì tai nạn có thể giảm ít, có thể giảm nhẹ, pháp hội của chúng ta không đến nỗi gián đoạn, vẫn có thể tiếp tục.Đây chính là đại phước báo của nơi đây.Người khác không biết được sự việc này, chúng ta không cần phải đi trách người.Chúng ta biết được thì chính mình nhất định phải chăm chỉ nỗ lực mà làm.Đây là Phật sự, là gia nghiệp Như Lai.

Bồ Tát Pháp Tạng có hai đại hoằng nguyện là tự lợi, lợi tha, cho nên cảm được cõi tịnh.Trong kệ tụng thứ tám, Thế giới Cực Lạc là bổn nguyện của Di Đà cảm ứng hiện tiền.Thành tựu một cõi tịnh này, tác dụng của nó chính là phải độ tận chúng sanh. Bạn xem, cái nguyện lực này vĩ đại đến như vậy, cho nên được chư Phật tán thán.Trong tất cả Kinh, có KinhĐại Thừa được một vị Phật, hai vị Phật, ba bốn năm vị Phật tán thán, nhưng được mười phương ba đời tất cả chư Phật tán thán thì chưa thấy qua. Chỉ có hai bộ Kinhđược tất cả chư Phật đều tán thán,đó là bộ Kinh này và bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh. Hai bộ Kinh này là được tất cả chư Phật tán thán.Chư Phật Như Lai tán thán A Di Đà Phật là tán thán cái gì? Tán thán nguyện lực hoằng thâm của Ngài, hạnh nguyện không thể nghĩ bàn,Ngài phát nguyện muốn độ hết thảy tất cả chúng sanh, cho nên chư Phật tán thán.Tại vì sao vậy?Chư Phật phát nguyện độ chúng sanh nhưng vẫn chưa phát nguyện được lớn đến như vậy. Ta muốn độ chúng sanh thế giới này, ta muốn độ chúng sanh đại thiên thế giới này, không hề nghĩ đến muốn độ tận hư không, khắp pháp giới tất cả chúng sanh. A Di Đà Phật nghĩ đến,đây là chỗ chư Phật Như Lai không thể không bội phục.

Chư Phật Như Lai tại vì sao tán thán Bồ Tát Địa Tạng?Bồ Tát Địa Tạng đại biểu hiếu đạo. Hiếu đạo là đại căn đại bổn chư Phật Bồ Tát tu hành, không thể không tán thán.Mỗi một vị Phật Bồ Tát đều là từ pháp môn nàytu học thành tựu, cho nên mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều là học trò của Ngài Địa Tạng. Vì sao nói là học trò của Ngài Địa Tạng? Đều là nói hiếu thân tôn sư, là học trò trong cái pháp môn này.Địa Tạng biểu thị hiếu thân tôn sư, mỗimỗi đều là từ pháp môn hiếu thân tôn sư này mà thành tựu, cho nên đây là pháp cơ bản trong pháp Bồ Tát. Xả bỏ căn bản thì không thể thành tựu. Tất cả chư Phật tán thán, đạo lý là như vậy.

Chúng ta tu học Đại thừa, tu học Tịnh Độ, cầu nguyện vãng sanh, phải ghi nhớ điều kiện vãng sanh cơ bản là Tam Phước. Bạn nên biết tín-nguyện-hạnh, ba tư lương là xây dựng trên nền tảng tam phước, không có tam phước thì làm gì có ba tư lương. Cái thứ nhất trong tam phước là “hiếu dưỡngphụ  mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”, bạn có làm được hay không? Việc này dễ làm hơn rất nhiều so với đoạn kiến tư phiền não.Đoạn kiến tư phiền não không dễ dàng.Quyết tâm phụng hành bốn câu này không khó.Tín-Nguyện-Hạnh của chúng ta từ ngay chỗ này mà xây dựng thì ngay trong một đời này mới có thể quyết định vãng sanh. Cho nên các vị nhất định phải ghi nhớ, không có một vị Phật Bồ Tát nào mà không hiếu thuận cha mẹ, không có vị Phật Bồ Tát nào mà không phụng sự sư trưởng. Chúng ta ngay một đời thành tựu, hai người này có ân đức rất lớn đối với chúng ta. Cho nên trong pháp Bồ Tát dạy chúng ta “tri ân báo ân”. Tri ân báo ân là ở trong Kinh Đại Bát Nhã, Bồ Tát Nhị Địa đã tu, đây là một trong tám khóa mục.Trong tri ân báo ân tinh yếu nhất chính là ân cha mẹ và ân sư trưởng.Phật Bồ Tát là sư trưởng của chúng ta.Ý nghĩa này rất sâu rất rộng, cho nên Ngài mới phát nguyện độ tận chúng sanh.

Đây là đại ý toàn văn mười bài kệ của phẩm thứ tư.Phẩm này nói ra ba sự việc này, chúng ta đọc rồi biết được phải học tập thế nào. Tỳ kheo Pháp Tạng y theo hạnh nguyện này mà học tập, cảm được cõi Tây Phương Cực Lạc. Đồng tu chúng ta chính mình nghĩ xem, ngày nay nếu như chúng ta phát tâm y giáo phụng hành, chăm chỉ nỗ lực học tập, có thể cảm ra được một gốc Tịnh Độ Singapore này hay không? Tôi nghĩ cái đáp án này là khẳng định.Đây là thành tựu công đức của chúng ta đối với chính mình, đối với chúng sanh.Hy vọng mọi người phải trân trọng, phải nỗ lực.

Hôm nay thời gian đã hết, chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật !

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 86)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ