Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 220)
**************** Cho nên, Phật ở chỗ này muốn chúng ta phát tâm tinh tấn, ý nghĩa này rất sâu rộng. Không nên cho rằng thành Phật rồi thì không việc gì, thành Phật rồi việc càng nhiều, nhiều chúng sanh khổ nạn đến như vậy đều cần bạn đi dạy, đều cần bạn đi giúp đỡ, sự việc càng nhiều. Thế nhưng vào lúc đó không sợ, bạn có thần thông, bạn có đạo lực, bạn có phương tiện khéo léo. Tiếp theo là nói "thiền định". Đây là hiện tiền chúng ta chính mình tu học, giúp đỡ người khác có thể có thành quả hay không, then chốt ở chỗ này. Thế nào gọi là "thiền"? Thiền là không bị mê hoặc ở bên ngoài, đây gọi là "thiền". "Định" là trong tâm đích thực có chủ tể. Các vị phải nên biết, tu hành ma chướng rất nhiều. Tại vì sao rất nhiều người tu hành bị ma chướng? Việc này rốt cuộc là thế nào? Nếu như chúng ta tổng kết một câu để nói, "trước ma" chính là mê hoặc của cảnh giới bên ngoài, đây là trước ma. Trên "Bát Đại Nhân Giác Kinh" Phật nói với chúng ta (người đọc "Bát Đại Nhân Giác Kinh" rất nhiều, nói ra mọi người đều biết), ma có bốn loại là ngũ ấm ma, phiền não ma, tử ma (đây là phiền não trong chúng ta); cảnh giới bên ngoài gọi là thiên ma. Ý nghĩa của "thiên ma

****************

Cho nên, Phật ở chỗ này muốn chúng ta phát tâm tinh tấn, ý nghĩa này rất sâu rộng. Không nên cho rằng thành Phật rồi thì không việc gì, thành Phật rồi việc càng nhiều, nhiều chúng sanh khổ nạn đến như vậy đều cần bạn đi dạy, đều cần bạn đi giúp đỡ, sự việc càng nhiều. Thế nhưng vào lúc đó không sợ, bạn có thần thông, bạn có đạo lực, bạn có phương tiện khéo léo.

Tiếp theo là nói "thiền định". Đây là hiện tiền chúng ta chính mình tu học, giúp đỡ người khác có thể có thành quả hay không, then chốt ở chỗ này. Thế nào gọi là "thiền"? Thiền là không bị mê hoặc ở bên ngoài, đây gọi là "thiền". "Định" là trong tâm đích thực có chủ tể. Các vị phải nên biết, tu hành ma chướng rất nhiều. Tại vì sao rất nhiều người tu hành bị ma chướng? Việc này rốt cuộc là thế nào? Nếu như chúng ta tổng kết một câu để nói, "trước ma" chính là mê hoặc của cảnh giới bên ngoài, đây là trước ma.

Trên "Bát Đại Nhân Giác Kinh" Phật nói với chúng ta (người đọc "Bát Đại Nhân Giác Kinh" rất nhiều, nói ra mọi người đều biết), ma có bốn loại là ngũ ấm ma, phiền não ma, tử ma (đây là phiền não trong chúng ta); cảnh giới bên ngoài gọi là thiên ma. Ý nghĩa của "thiên ma" chính là tất cả mê hoặc ngoài thân thảy đều gọi là thiên ma. Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, lưỡi nếm vị, mũi ngửi mùi, sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần bên ngoài, bạn bị cảnh giới mê. Cảnh giới này hợp với ý của bạn, bạn liền khởi tâm tham; không hợp với ý của bạn, bạn liền khởi tâm sân hận, đây gọi là trước ma.

Chúng ta ngày nay bị trước ma, thế nhưng vẫn không tệ, trước còn nhẹ. Có một số người trước ma rất nghiêm trọng, vậy thì phiền não này rất lớn. Tại vì sao nghiêm trọng? Chấp trước kiên cố. Chúng ta phân biệt chấp trước tương đối nhẹ, cho nên xem ra dường như kiểu dáng bình thường. Kỳ thật không phải bình thường, Phật Bồ Tát xem chúng ta rất không bình thường. Thế nhưng còn có người nghiêm trọng hơn chúng ta, cái nghiêm trọng đó ngày nay chúng ta thường hay gọi là "tinh thần phân liệt", đưa đến bệnh viện tâm thần. Tại vì sao họ tinh thần phân liệt tạo thành ra dáng vẻ như vậy? Chấp trước của họ quá nặng, cái kết này không thể khai giải, chấp trước quá đáng liền biến thành ra như vậy. Chúng ta tuy là chấp trước, có lúc vẫn có thể nhẫn được một chút, cho nên tương đối tốt một chút. Thiên nhân xem chúng ta giống như người bệnh thần kinh vậy, chúng ta xem thấy ngạ quỷ, súc sanh thì cũng nói họ là giống như bệnh thần kinh vậy. Cho nên bạn từ ở nơi cảnh giới nào thì có cách nhìn như thế đó.

Đến lúc nào mới hồi phục bình thường? Pháp Thân Đại Sĩ mới hồi phục bình thường. Trên "Kinh Hoa Nghiêm" nói 41 vị Pháp Thân Đại Sĩ, hay nói cách khác, mười pháp giới, sáu cõi đều không bình thường, chỉ là tương đối tốt một chút, đều là có bệnh. Bệnh thần kinh này bệnh nhẹ một chút, không quá nghiêm trọng. Ba đường ác là rất nghiêm trọng, ba đường thiện thì tương đối nhẹ một chút, pháp giới bốn Thánh so với chúng ta lại càng nhẹ hơn. Tình huống chính là như vậy. Thế nên "thiền định" chính là một thang thuốc hay, đối trị cái tâm bệnh này.

"Thiền" chính là không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc. Làm thế nào mới có thể đạt đến không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc? Phật nói với chúng ta, bạn phải tường tận chân tướng sự thật của cảnh giới bên ngoài thì bạn không bị mê hoặc. Vì sao vậy? Tướng là giả không phải là thật. Trên "Kinh Kim Cang" nói: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng", "tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bèo bọt, như sương cũng như điện, phải nên quán như vậy", bạn liền được thiền định, bạn liền sẽ không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc. Tướng cảnh giới bên ngoài có hay không? Không thể nói có cũng không thể nói không, bạn mới thấy được chân tướng sự thật. Vì sao vậy? "Tướng có thể không, sự có lý không", cho nên trên Phật thường hay dùng "mây" để làm thí dụ. Đây là trên Phật Kinh dùng được rất nhiều. Hiện tại chúng ta đối với mây thấu hiểu được rất rõ ràng, xa xem thấy có, gần thì xem không thấy. Phật nói với chúng ta, thế xuất thế gian vạn sự vạn vật cũng giống như đám mây vậy, cho nên không thể nói nó có, cũng không thể nói nó không. Cho nên Phật nói với chúng ta, tất cả hiện tượng của năm dục sáu trần có thể thọ dụng, không nên chấp trước, chấp trước thì bạn sai rồi. Thọ dụng mà không chấp trước thì bạn được đại tự tại. Cho nên chư Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian này gọi là "du hý thần thông", cũng giống như biểu diễn ở trên sân khấu vậy, biểu diễn được rất thiết thực, Ngài biết được là giả không phải là thật. Nếu như người biểu diễn chính mình cho rằng là thật, vậy thì xong rồi, vậy thì mê rồi. Vĩnh viễn giữ lấy tinh tỉnh, không nên bị cảnh giới lừa gạt. Cảnh giới vĩnh viễn là hư huyễn không thật, bao gồm chính thân thể chúng ta. Cho nên, đối với thân thể của chính mình, chúng ta có thể thọ dụng nó, thế nhưng không thể chấp trước. Vừa chấp trước liền sanh bệnh, bệnh liền đến. Không chấp trước nó, bạn ngày ngày dùng nó, dùng nó đoạn ác tu thiện, dùng nó giúp tất cả chúng sanh khổ nạn. Bạn phải cố gắng dùng nó, không nên bị nó lừa gạt.

Có một số người bị thân thể lừa gạt, thân thể phải bảo dưỡng, ngày ngày phải uống thuốc bổ, ngày ngày phải khám bác sĩ. Vốn dĩ không có bệnh, càng xem bệnh càng nhiều. Vốn dĩ không có việc gì, càng uống thuốc thì phiền phức càng lớn, bạn liền bị thân thể lừa gạt. Cho nên thân thể có bệnh, người có thể già yếu. Có đồng tu hỏi tôi, tại vì sao có thể già yếu? Tại vì sao có thể có bệnh? Người xưa đã có đáp án: "Bệnh từ miệng mà vào". Các vị tưởng tượng xem, đích thực bệnh từ miệng mà vào. Bạn ăn đủ thứ, tham ăn, cho nên bạn mới bị bệnh. Vì sao già chứ? "Lo có thể khiến cho người già". Bạn thường hay lo lắng thì bạn làm sao không già chứ? Nếu bạn muốn không già, bất cứ việc gì cũng đều không để trong tâm, không có việc gì vướng bận trong lòng, không có những việc lo buồn, bình thường tư tưởng, sự việc của người khác có thể nghĩ, sự việc của chính mình không nên nghĩ. Sự việc của chính mình càng nghĩ thì người càng già. Nghĩ việc của người khác thì không hề gì. Vì sao vậy? Được mất không quan tâm, ta làm thay cho người khác; làm được tốt, họ có phước báo; ta làm không tốt, họ không có phước báo, trái lại ta đã tận tâm tận lực, ta chính mình không có được mất. Chính mình có được mất, việc này dễ dàng bị già yếu, liền sẽ có rất nhiều tật bệnh. Cho nên nếu muốn không già, nếu muốn không bệnh, người xưa đã nói qua, hà tất phải tôi đến giải đáp cho các vị? Các vị có thể chân thật tin tưởng, chân thật có thể y giáo phụng hành thì liền có thể giữ được thanh xuân dài lâu.

Ở Singapore, mọi người biết được có một người 101 tuổi, sắp sửa qua năm mới rồi, thì 102 tuổi. Bạn xem cư sĩ Hứa Triết, bà chân thật đã làm được hai sự việc này. Đời sống ăn uống của bà vô cùng đơn giản, cho nên bà không bị bệnh. Bà không có lo buồn, bà không có vướng bận, ngày ngày bận rộn đi giúp người khác, cứu tế người khác, vì người già phục vụ, vì người bệnh phục vụ. Bà cả đời làm sự việc này, cho nên bà không già, bà không bệnh.

Chúng ta hiểu được đạo lý này, ngày nay không luận từ nơi nghề nghiệp nào, nghề nghiệp này là vì xã hội phục vụ, không phải vì viên mãn được lợi. Cái ý niệm này vừa chuyển, bạn liền biến thành Bồ Tát, chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành vui. Đây là chân lý, đây mới là chân tướng sự thật. Bạn có một công ty, bạn có mấy trăm công nhân, mấy ngàn công nhân, bạn ở nơi đây làm ăn là vì xã hội phục vụ, là vì tất cả công nhân phục vụ, họ có thể đạt được đời sống an định. Vì họ, không phải vì chính ta. Công ty này là vì cả thảy xã hội phục vụ, chính mình hoàn toàn không có được mất, cái vinh vận này chắc chắn hưng vượng. Vì sao vậy? Sự nghiệp Bồ Tát, bạn là một thương nhân, ở trong Phật Kinh nói "thương chủ Bồ Tát", bạn không phải phàm phu. Bạn không có tâm tư riêng, bạn không có dục vọng của tự tư tự lợi, mỗi niệm vì chúng sanh, mỗi niệm vì xã hội, bạn làm sao có thể bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc?

Chân thật làm đến không bị bên ngoài mê hoặc, trong không khởi vọng niệm tự tư tự lợi, không khởi ý niệm tham-sân-si-mạn, đó gọi là "định". Định là trong không động tâm, thiền là ngoài không dính tướng. Việc này phải thực tiễn ngay trong đời sống của chính mình, thực tiễn ở trong công việc của chính mình, thực tiễn ở đối nhân xử thế tiếp vật. Thiền định là linh động hoạt bát, vận dụng ngay trong đời sống của chúng ta.

Trí tuệ là đối với tất cả việc, tất cả lý, tất cả hiện tượng, tất cả nhân quả đều có thể thông đạt tường tận chính xác, không có chút nào nghi hoặc. Đem cái trí tuệ này thực tiễn vào trong bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, đây là đời sống của Bồ Tát. Vì sao gọi là đời sống của Bồ Tát? Chính là đời sống của một người giác ngộ, nhà Phật gọi là "Bồ Tát". Trên thực tế, giác ngộ, người giác mà không mê, chúng ta gọi họ là Bồ Tát. Đời sống của họ, chúng ta phải học tập với họ, gọi là "tu Bồ Tát đạo, học Bồ Tát hạnh", chúng ta phải học tập với họ. Chính mình chăm chỉ nỗ lực học tập chính là "giáo hóa an lập chúng sanh". Đây gọi là thân giáo. Chúng ta chính mình làm ra một tấm gương cho những đại chúng này. Chân thật chịu phát tâm, chịu học tập, xin nói với các vị, thọ mạng của chúng ta mỗi mỗi đều giống như Hứa Triết vậy. Trong mạng của bà không phải trường thọ, thọ mạng của bà do tu mà được, bà không phải do báo được. Báo được, đó là trong mạng của bạn chú định, gọi là "một bữa ăn một ngụm nước đều do tiền định", đây là báo được.

Các vị xem “Liễu Phàm Tứ Huấn”, tiên sinh Liễu Phàm mạng báo được chỉ có 53 tuổi. Ông nghe giáo huấn của Thiền sư Vân Cốc là vận mạng có thể thay đổi, cho nên ông chăm chỉ nỗ lực đoạn ác tu thiện, ông sống đến 74 tuổi, kéo dài được hơn 20 tuổi. Thọ mạng này do tu được, không phải báo được. Tại vì sao Tiên sinh Liễu Phàm không thể sống đến 100 tu hay 120 tuổi, 74 tuổi thì đi rồi? Ông tu được chưa đủ, ông chỉ tu “đoạn ác tu thiện”, ông không thể nào “chuyển mê thành ngộ”, không thể nào đem chính mình hoàn toàn buông xả để giáo hóa an lập chúng sanh, ông không làm được cái điểm này. Nếu ông có thể làm đến được điểm này thì thọ mạng của ông liền được kéo dài.

Bồ Tát trụ thế lâu hay mau không phải báo được, họ là xem duyên phận giáo hóa chúng sanh. Nếu như duyên phận giáo hóa chúng sanh hết rồi…, vì sao gọi là hết? Không có người bằng lòng học với họ, họ ở thế gian này không có việc gì để làm rồi, vậy thì liền đi. Họ đi được rất tự tại, đi được rất tuyệt đẹp, họ biết được đi đến nơi nào, biết được chính mình phải làm những việc gì. Thuần túy là vì giáo hóa an lập chúng sanh, có mục tiêu giáo hóa an lập. Mục tiêu này quá vĩ đại. Tiên sinh Liễu Phàm không có mục tiêu lớn như vậy. Nếu ông có mục tiêu lớn như vậy, tôi tin tưởng ông trụ thế phải trên 100 tuổi trở lên, không thể nào dưới 100 tuổi. Việc này trên Kinh nói, phải giúp chúng sanh "trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo". Vô cùng là cừ khôi.

Chúng ta dùng lời thế gian để nói, giáo dục của thế gian có tiểu học, có trung học, có đại học, có nghiên cứu sinh, có học vị học sĩ, có học vị thạc sĩ, có học vị tiến sĩ. Giúp đỡ một người, giáo dục một người, nhất định phải hy vọng họ lấy được học vị cao nhất, giáo dục này mới xem là thành tựu viên mãn. Nếu như nói họ chỉ là một người tốt nghiệp tiểu học, hoặc giả giúp họ đến tốt nghiệp trung học, giúp đỡ của chúng ta không viên mãn, chúng ta vẫn là có kém khuyết đối với họ, họ chưa nhận được giáo dục hoàn chỉnh. Đây là thế pháp.

Ở trong Phật pháp cao hơn rất nhiều so với đây. Trong nhà Phật, A La Hán, Bồ Tát, Phật Đà đều là tên gọi học vị của Phật giáo. "A La Hán" thì giống như là học sĩ, "Bồ Tát" thì giống như thạc sĩ, "Phật Đà" giống như là tiến sĩ. Học vị cao nhất họ học là gì? Vô thượng chân chánh chi đạo, danh xưng ở Phạn Văn gọi là "A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề", phiên dịch của Trung văn là "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", chính là câu "vô thượng chân chánh chi đạo" này.

Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, A La Hán đạt được Chánh giác, cho nên học vị thứ nhất họ đạt được rồi. Cho nên, "giác" chính là tường tận, đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, họ tường tận rồi, chuẩn xác tường tận rồi, chắc chắn không có sai lầm. Trong Phật Kinh nói, công phu đến trình độ này thì tự nhiên liền siêu việt sáu cõi luân hồi, không ở trong tam giới, họ trụ pháp giới bốn Thánh. Đây là giai đoạn thứ nhất giáo học Phật pháp. Nếu như không thể giúp tất cả chúng sanh thoát ly sáu cõi luân hồi thì không hề có thành tựu. Giúp đỡ chúng sanh thoát ly sáu cõi luân hồi là thành tựu nhỏ, nhưng cũng xem là có thành tựu rồi, không phải thành tựu lớn, mà là thành tựu nhỏ, cho nên gọi là tiểu quả. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này.

Lại hướng lên trên một tầng, bạn đạt được "Chánh đẳng chánh giác", đây là cao hơn "Chánh giác". "Đẳng" là bằng với Phật. Bằng với Phật, đương nhiên bạn vẫn chưa đến cảnh giới của Phật, có thể nói cũng sắp gần với các Ngài. Trình độ này ở trong Phật pháp gọi là "Bồ Tát". Bồ Tát là Chánh đẳng Chánh giác, không chỉ siêu việt sáu cõi luân hồi, mà siêu việt mười pháp giới, đây là Bồ Tát. Bồ Tát tu học chưa viên mãn, cho nên Bồ Tát vẫn phải học tập. Học tập chân thật không thể có ngừng nghỉ, vĩnh viễn phải hướng lên phía trước tinh tấn, phải đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. "Vô thượng" là đến đỉnh, không còn có gì cao hơn, nên gọi là "Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác". Danh xưng của học vị này gọi là "Phật Đà".

Các vị phải nên biết, Phật, Bồ Tát, A La Hán là tên gọi học vị trong giáo dục Phật giáo. Chúng ta học tập Phật pháp, mục đích chính là phải lấy được cái học vị này. Hay nói cách khác, chúng ta muốn chứng được Chánh Giác, Chánh Đẳng Chánh Giác, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đây gọi là "trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo", tâm của chúng ta an trụ ở ngay chỗ này. Cảnh giới này tên gọi ở trong Phật học rất nhiều, thông thường trong Kinh Đại thừa gọi là "Đại Bát Niết Bàn". "Bát Niết Bàn" là tiếng Phạn, "Niết Bàn" dịch thành Trung văn cũng dịch được rất nhiều, phổ biến nhất là dịch thành "Diệt". Trong "Tứ đế" là khổ tập diệt đạo, diệt là Niết Bàn. Ngoài ra còn có một từ cũng rất thông dụng, dịch là "viên tịch". Ý nghĩa đều dịch được rất tốt.

"Diệt" là cái gì? Diệt tất cả phiền não tập khí. Ở trong Phật pháp nói, kiến tư phiền não diệt rồi, trần sa phiền não diệt rồi, vô minh phiền não cũng diệt rồi, "diệt" là nói cái ý này. Những danh từ này nếu như không dễ hiểu, vậy chúng ta đổi một cách nói khác, cách nói này vẫn là trong Phật Kinh đã nói: Chấp trước diệt rồi, phân biệt diệt rồi, vọng tưởng diệt rồi. Danh từ này là trên "Kinh Hoa Nghiêm" đã nói. Các vị phải nên biết, trên Kinh nói "chấp trước" chính là kiến tư phiền não, nói "phân biệt" chính là trần sa phiền não, "vọng tưởng" chính là vô minh phiền não. Ba loại phiền não nếu như đoạn tận rồi, đoạn tận gọi là "diệt", tự tánh của bạn vốn đầy đủ trí tuệ đức năng thảy đều hiện tiền rồi. Đó chính là trên Như Lai quả địa, vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng đều hiện tiền. Đây gọi là "vô thượng chân chánh chi đạo". Chỉ có sự việc này mới là chân thật, các thứ khác đều là giả. Sự việc này đến A La Hán mới chân thật tường tận. Tuy tường tận, tuyệt nhiên không phải cứu cánh, tuyệt nhiên không phải thấu triệt, xem là tường tận vì họ không còn tạo nghiệp luân hồi, hay nói cách khác, không còn dùng cái tâm luân hồi.

"Tâm luân hồi" là gì? "Tự tư tự lợi" là tâm luân hồi, "tham-sân-si-mạn" là tâm luân hồi. A La Hán chắc chắn không dùng, cho nên họ siêu việt luân hồi. Nếu như chúng ta vẫn còn cái ý niệm này, chính mình nhất định phải biết, không thể siêu vượt luân hồi. Không luận bạn đoạn ác tu thiện tích lũy công đức như thế nào, "ngã" chưa đoạn, chưa quên mất, chúng ta nói thô một chút mọi người dễ hiểu, ý niệm tự tư tự lợi chưa đoạn hết, chưa đoạn được sạch sẽ thì bạn không thể ra khỏi luân hồi. Bạn tu được thiện, bạn tích được đức, bạn có thể được phước báo trời người, đời sau ở nhân gian được phước, phước báo lớn hưởng phước ở cõi trời, không ra khỏi ba cõi. Người nào ra khỏi tam giới? Ý niệm tự tư tự lợi đoạn tận, không còn một chút nào, những người này gọi là "A La Hán". Họ không có tự tư tự lợi, họ không ở trong tam giới, họ siêu việt rồi. Nếu như bạn phát cái tâm có thể đem ý niệm tự tư tự lợi đoạn sạch sẽ, khởi tâm động niệm đều là vì người khác, vì xã hội, vì chúng sanh, chắc chắn không có chút nào vì chính mình, bạn hiện tại liền chứng quả A La Hán, cái thân này của bạn ở thế gian này nhà Phật gọi là "tối hậu thân". Vì sao vậy? Không còn luân hồi. Cái thân mạng này sau khi xả rồi, bạn liền siêu việt tam giới. Nếu bạn không chịu siêu việt tam giới mà đầu thai trở lại làm người là thừa nguyện tái lai, bạn sẽ không bị mê mất. Đây là tâm từ bi, bạn cùng với chúng sanh này có duyên.

Nhục thân này tất nhiên là một vật chất, thời gian dùng lâu thì phải hoại, thọ mạng dài hơn cũng không được, nó luôn phải hoại. Hoại rồi đổi một thân thể, cái đổi này được rất tự tại, chính mình rõ ràng tường tận, giống như chúng ta mặc y phục vậy. Y phục yêu tiếc thế nào, y phục đó cũng sẽ bị rách. Sau khi hư rách rồi thì đổi một bộ y phục mới. Đích thực là không có sanh tử, cái đạo lý này chúng ta luôn phải hiểu được, luôn phải tường tận, phải chăm chỉ nỗ lực mà làm. Thế nhưng những lời nói này nói ra dễ dàng, khi làm ra thì thật khó. Phật thực tế là rất từ bi, vì chúng ta - những người không dễ dàng làm được này khai "pháp môn Tịnh Độ", đây gọi là "đại khai phương tiện chi môn". Pháp môn tu học này, nếu là tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn làm một sự so sánh, vậy thực tế là phương tiện quá nhiều, dễ dàng quá nhiều rồi, đây là Phật từ bi đến tột đỉnh, vì chúng ta khai xuất pháp môn niệm Phật.

Chúng ta y theo pháp môn này, ở ngay trong một đời này khẳng định thành tựu. Thế nên các vị phải ghi nhớ, có thể chân thật thành tựu hay không, chỉ xem bạn ý niệm tự tư tự lợi còn nhiều hay ít. Có thể không hoàn toàn đoạn hết, thế nhưng phải giảm đến mức độ thấp nhất. Cái điểm này chúng ta cần phải ghi nhớ, đích thực là chưa đoạn hết, thế nhưng đã giảm đến mức độ thấp nhất, người này gọi là "đới nghiệp vãng sanh", sanh Thế giới Cực Lạc cõi Phàm Thánh Đồng Cư. Nếu như ý niệm tự tư tự lợi đoạn dứt, không còn nữa, họ sanh cõi Phương Tiện Hữu Dư. Người này vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc địa vị không như nhau, họ nâng cao rồi. Cho nên, tự tư tự lợi là hại khổ chính chúng ta, cái thứ này không tốt đối với chúng ta.

Người chân thật tường tận, người chân thật có trí tuệ, khởi tâm động niệm đều là vì tất cả chúng sanh. Đến lúc nào thì bạn có thể khẳng định tất cả chúng sanh cùng chính mình là một thể…, đây là lời thật, đây mới gọi là chân tướng sự thật, hư không pháp giới tất cả chúng sanh là một chính mình. Đạo lý này rất sâu, rất khó hiểu. Sự việc này người thông thường rất khó tiếp nhận, thế nhưng nó là chân tướng sự thật. Chúng ta phải làm thế nào có thể tường tận ý nghĩa câu nói này của Phật? Bạn có thể tường tận mức độ càng sâu càng tốt, càng rộng càng tốt, vì sao vậy? Chúng ta buông bỏ đi ý niệm tự tư tự lợi sẽ được dễ dàng. Tại sao không thể buông xả tự tư tự lợi? Hoàn toàn mù mịt đối với chân tướng sự thật.

Xem thấy trên Kinh Phật nói những lời nói này, đệ tử Phật chúng ta rất tôn kính đối với Phật, không dám phản, không dám nói Phật nói sai, thế nhưng chính mình luôn là không thể tiếp nhận. Đây là hiện tượng phổ biến xưa nay trong ngoài của người học Phật. Phật rất rõ ràng, Phật sẽ không trách chúng ta, chúng ta khế nhập độ sâu chưa đủ. Đây là chân thật phải dùng công phu. Vận dụng công phu, thực tế mà nói, luôn không ngoài nhìn thấu, buông xả.

Gọi là nhìn thấu là đối với sự lý này, nhà Phật nói "tánh tướng, sự lý, nhân quả" dần dần thông đạt tường tận, đây là nhìn thấu. Buông xả là không còn chấp trước nữa. Trước tiên không chấp trước cái thân này là ta. Thân này là gì? Không phải là "ta" thì là gì? Là cái "của ta", ta sở hữu, giống như y phục vậy, người không cho y phục là chính mình. Y phục là gì? Đây là y phục của ta. Thân thể không phải là ta. Đây là "thân thể của ta", đây là y phục của ta, y phục không phải là ta. Các vị từ trong những ngôn ngữ này mà thể hội. Thân không phải là ta. Nếu thêm vào cái "thân thể của ta", thân thể của ta rất nhiều, cũng giống như y phục của ta rất nhiều, ta thích mặc bộ nào thì lấy bộ đó ra mặc. Tận hư không, khắp pháp giới đều là thân thể của ta. Các vị từ trong câu nói này tỉ mỉ mà thể hội. Nếu như có thể thể hội được, thọ dụng không có cùng tận, tự nhiên từ trong nội tâm, trong bổn tánh của bạn, loại tâm từ bi, tâm yêu thương đó sẽ lưu lộ ra, sẽ đem tâm yêu thương mở rộng đến hư không pháp giới, bạn mới chân thật có thể yêu thương chúng sanh, bạn mới có thể chân thật tôn trọng chúng sanh, tự nhiên bạn liền sẽ giúp đỡ tất cả chúng sanh. Toàn là ở giáo học. Cho nên chư Phật Bồ Tát đại Thánh đại Hiền thị hiện ở thế gian này, không có một ai không phải là từ nơi công tác giáo học nghĩa vụ. Chúng ta xem thấy tất cả người sáng lập tôn giáo cũng không ngoại lệ. Họ không cầu danh vọng lợi dưỡng của thế gian, không cầu đời sống vật chất tốt, họ đều xả bỏ. Tại vì sao làm như vậy? Không ngoài là làm ra tấm gương cho chúng ta xem, để chúng ta ở trong đây đi thể ngộ. Những thứ này không phải chân thật.

Truy cầu đời sống năm dục sáu trần, dùng lời hiện tại mà nói là không khỏe mạnh. Lời nói này là thật, không phải là giả. Vốn dĩ cái thân thể này là khỏe mạnh, hà tất phải tẩm bổ? Bổ, y phục rách rồi đắp vá lại là bổ. Cái thân của bạn nhất định có vấn đề bạn mới bổ, càng bổ thì hỏng càng nhiều, thân thể bạn phiền phức liền đến. Do đây có thể biết, các vị đồng tu đến Singapore thăm tôi, tôi rất là cảm kích. Hiện tại gần như mỗi tuần đều có tổ chức đoàn đến bên đây, bình quân ra hiện tại đại khái mỗi tháng đến Singapore chúng ta cùng nhau học tập luôn có đến trên 300 người, khi nhiều thì có thể đến hơn 500 người. Tôi vô cùng cảm tạ các vị, hy vọng các vị đến bên đây không nên mang theo thức ăn cho tôi. Các vị đều biết, tôi không ăn. Các vị mang theo rất nhiều thứ bổ cho tôi, mang rất nhiều nhân sâm, còn có "thiên sơn tuyết liên", nhưng tôi không sờ đến, tôi đều mang đi cúng dường đại chúng, còn có làm lễ vật chuyển tặng cho người khác, chính tôi hoàn toàn không dùng đến, cho nên thân thể mới khỏe mạnh. Hảo tâm của các vị, hảo ý của các vị, tôi vô cùng cảm kích. Hy vọng các vị ít mang đến.

Còn có một sự việc, các vị mọi người đến bên đây, tôi nhất định phải dành thời gian để gặp mặt các vị, bình thường không nên viết thư gởi cho tôi. Tôi trước giờ không xem thư, cho nên viết thư gởi cho tôi cũng trống không. Tôi không xem thư. Hiện tại có mấy đồng tu giúp tôi xem thư, tương lai khi bắt đầu giảng, có thể họ cũng không có thời gian, cho nên tốt nhất không nên viết thư cho tôi, không nên gọi điện thoại cho tôi. Gọi điện cho tôi, tôi cũng không nghe. Nhất là về sau này, Hong Kong xây một đạo tràng, Úc Châu xây đạo tràng, gần như mỗi một tháng tôi đều phải đi mấy nơi, đều phải đi xem qua. Thực tế mà nói, gọi điện thoại không biết được tôi đang ở đâu, rất không dễ gì tìm được tôi. Cho nên mọi người ở trong nhà chăm chỉ nỗ lực đọc Kinh, niệm Phật, liên tục nghe Kinh. Nghe Kinh hiện tại ở trong nước dường như là băng ghi âm cũng tương đối dễ dàng có thể đạt được.

Nghe Kinh lượng không cần nhiều, không nên nghe rất nhiều loại, phải nghe lại, số lần phải nhiều. Người xưa thường nói: "Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự thấy". Đây là tiêu chuẩn người xưa định chí ít là một ngàn lần. Nếu như các vị có thể tin tưởng, bạn lấy được một bộ Kinh băng ghi âm, nếu bạn có thể nghe một ngàn lần, bạn liền sẽ khai ngộ. Vì sao vậy? Có thể nghe một ngàn lần, tâm của bạn định. Tôi phán đoán bạn có thể khai ngộ là từ lý do này mà nói. Tâm bạn định rồi, tâm định khởi dụng chính là trí tuệ. Phàm phu rất khó, tâm loạn, tâm không thể định lại. Một bộ Kinh nghe một ngàn biến thì tâm định, cho nên loại nghe Kinh này là Giới-Định-Huệ tam học một lần hoàn thành, là phương thức tu hành rất tốt. Nếu như bạn không tìm được những băng đĩa giảng Kinh này, lần này các vị đồng tu đến bên đây, tôi đặc biệt tặng cho mọi người hai đĩa phim “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đại khái là hai giờ đồng hồ. Các vị có thể đem hai đĩa phim này nghe ba năm, mỗi ngày nghe một lần, không kém khuyết ngày nào, nghe qua ba năm tâm của bạn định lại, vận mạng của bạn liền chuyển đổi lại. Đây là lời thật. Nghe hai đĩa này ba năm không gián đoạn, ba năm cũng là nghe một ngàn lần, một ngày một lần, một năm 360 ngày, ba năm là một ngàn lần, sau đó bạn niệm Phật cầu sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc khẳng định vãng sanh. Chính ở chuyên tinh, không ở nhiều. Đây chính là "trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo", ta đem câu nói này thực tiễn. Một bộ Kinh nghe một ngàn lần, bạn liền "trụ ư vô thượng chân chánh chi đạo".

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật. 

A Di Đà Phật…..

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 220)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ