Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 17)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ tư, hàng thứ sáu, chúng ta đọc từ câu thứ hai: “Ngôn hải ấn giả chân như bổn giác dã, vọng tận tâm trừng, vạn tượng tề hiện”. Trong câu nói này nhắc đến hai chuyên danh từ, một cái là “Hải ấn”, một cái là “Chân như”, phía trước chúng ta cũng đều đã học qua. Có một số tài liệu tham khảo có liên quan, hiện tại chúng ta lại xem tiếp, trong Thám Huyền Ký gọi là chân như. Thám Huyền Ký là chú giải của Kinh Hoa Nghiêm 60. Hiện tại chúng ta đang giảng Kinh Hoa Nghiêm, phần nhiều đều là dùng Hoa Nghiêm 80. Giảng chú giải của Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta liền nghĩ đến Sớ Sao của đại sư Thanh Lương, mà Thám Huyền Ký là ở trước một đời, chính là trước tác cuả Quốc sư Hiền Thủ, ngài căn cứ vào Hoa Nghiêm 60. Ở vào thời đại của Đại sư Hiền Thủ, bộ kinh Hoa Nghiêm 80 vẫn chưa đến Trung Quốc, cho nên các ngài đã dùng bổn kinh này, là từ thời Đông Tấn truyền đến Trung Quốc Hoa Nghiêm 60. Thám Huyền Ký 8 đó là quyển thứ tám, có một đoạn lời nói như vầy: “bất hoại viết chân, vô dị viết như”. Chỗ này cũng nói được rất hay, cái gọi là bất hoại là không thay đổi, bất sanh

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ tư, hàng thứ sáu, chúng ta đọc từ câu thứ hai: “Ngôn hải ấn giả chân như bổn giác dã, vọng tận tâm trừng, vạn tượng tề hiện”.

Trong câu nói này nhắc đến hai chuyên danh từ, một cái là “Hải ấn”, một cái là “Chân như”, phía trước chúng ta cũng đều đã học qua. Có một số tài liệu tham khảo có liên quan, hiện tại chúng ta lại xem tiếp, trong Thám Huyền Ký gọi là chân như. Thám Huyền Ký là chú giải của Kinh Hoa Nghiêm 60. Hiện tại chúng ta đang giảng Kinh Hoa Nghiêm, phần nhiều đều là dùng Hoa Nghiêm 80. Giảng chú giải của Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta liền nghĩ đến Sớ Sao của đại sư Thanh Lương, mà Thám Huyền Ký là ở trước một đời, chính là trước tác cuả Quốc sư Hiền Thủ, ngài căn cứ vào Hoa Nghiêm 60.

Ở vào thời đại của Đại sư Hiền Thủ, bộ kinh Hoa Nghiêm 80 vẫn chưa đến Trung Quốc, cho nên các ngài đã dùng bổn kinh này, là từ thời Đông Tấn truyền đến Trung Quốc Hoa Nghiêm 60. Thám Huyền Ký 8 đó là quyển thứ tám, có một đoạn lời nói như vầy: “bất hoại viết chân, vô dị viết như”. Chỗ này cũng nói được rất hay, cái gọi là bất hoại là không thay đổi, bất sanh bất diệt gọi là chân. Chúng ta thử nghĩ xem, giữa khoảng vũ trụ này, có thứ nào mà không hư chứ? Trong thế giới cảm quan của chúng ta, động vật có sanh-lão-bệnh-tử, đó là hoại; thực vật có sanh-trụ-dị-diệt; khoáng vật, tinh cầu, hiện tượng tự nhiên đều có thành-trụ-hoại-không, tìm không ra được thứ nào là không hoại. Vào thời xưa, có người nói hư không đại khái không hoại, từ xưa giờ chưa từng thấy hư không có biến đổi gì. Khoa học hiện đại phát triển, các nhà khoa họ nói với chúng ta hư không là giả, cũng không phải là thật, hư không cũng có biến hoá, đó là chính xác. Vậy thì ở trong Phật pháp, cũng có cách nhìn như vậy đối với hư không. Bạn xem ở trong Bách Pháp Minh Môn Luận, thời gian, không gian, trong Bách pháp liệt kê hai loại hiện tượng này vào Bất Tương Ưng Hành Pháp. Cái gọi là không tương ưng nó không phải là tâm pháp, nó không phải tâm sở pháp, nó cũng không phải sắc pháp, thế nhưng nó có một sự việc như vậy, bạn không thể phủ nhận nó. Nếu dùng lời hiện đại mà nói, nó là một khái niệm trừu tượng, nó không phải là sự thật cụ thể, là khái niệm trừu tượng. Loại pháp này có 24 loại, nên gọi là 24 cái bất tương ưng. Ở trong đây danh từ của Phật giáo không gọi là không gian, mà gọi là phương phân, thời gian thì gọi là thời phân. Thời phân và phương phân chính là hiện tại chúng ta gọi là thời gian không gian. Bất tương ưng hành pháp vẫn là pháp sanh diệt, pháp hữu vi. Pháp hữu vi chính là có sanh có diệt. Cái gì là không sanh không diệt chân thật vậy? Đó chính là tự tánh, tự tánh chân thật không sanh không diệt.

Đại sư Huệ Năng đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Ngài kiến tánh hướng đến lão sư báo cáo cảnh giới mà ngài chứng được, cũng chính là ngài đã thấy được, tự tánh giống như thế nào vậy? Ngài nói ra năm câu. Câu thứ nhất nói “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Tự tánh là thanh tịnh, xưa nay chưa từng bị ô nhiễm. Câu thứ hai nói “vốn không sanh diệt”, đó là cái ý không hoại diệt, đó là thật. Phía sau nói “vô dị viết như”, “Như” có phải là thật hay không? “Như” cũng là thật, không hề khác nhau với thật, thế nhưng nó có biến hoá, thiên biến vạn hoá, nhưng nó không rời tự tánh.

“Như”, đại đức xưa dùng một thí dụ nói với chúng ta, thí dụ vàng ròng, vàng cùng đồ bằng vàng. Chúng ta dùng vàng ròng tạo ra một tượng Phật, tượng Phật vàng, vàng là thật, tượng Phật thì sao? Tượng Phật chính là vô dị viết như, tượng Phật cùng vàng không hề khác nhau, tướng như tánh nó, không hề khác nhau, cho nên tướng cũng là thật. Thế nhưng chúng ta không ưa thích cái tượng Phật này, chúng ta tin tưởng Quán Thế Âm Bồ-tát, chúng ta đem cái tượng Phật này làm tan chảy ra, lại tạo thành một tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, có được hay không? Được! Chỗ này mọi người đều biết, một tôn tượng Phật biến thành Bồ-tát Quán Thế Âm, tướng thì không như nhau, thế nhưng tượng của Bồ-tát Quán Thế Âm vẫn là một khối vàng ròng đó, không hề khác nhau. Chúng ta nói mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, chúng ta có thể đem tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm này tạo thành một hình tượng động vật nhỏ, cũng có thể đem nó tạo thành một hình người, thậm chí cũng có thể đem nó tạo ra tướng của địa ngục, bạn muốn nó biến thế nào thì tướng sẽ biến, tánh biến hay không? Không biến, nó vẫn là khối vàng ròng, cho nên nói “tướng như tánh nó, tánh như tướng nó”. Tánh không hoại gọi là chân, tướng là có thể hư hoại, thế nhưng tánh của nó là thật, cho nên gọi nó là như “vô dị viết như”. Bạn thấy tượng Phật không khác với vàng ròng, là một không phải là hai, đổi thành tượng Bồ-tát cũng là khối vàng ròng này, vàng không hề thay đổi, tướng thì không ngừng đang thay đổi. Cái ý này chính là nói, mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm thiên biến vạn hoá, tướng đang thay đổi, tự tánh không thay đổi.

Chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ-tát, các ngài minh tâm kiến tánh rồi, các ngài thấy được cái gì? Chính là ngay trong huyễn tướng này đang thay đổi, các ngài thấy được bất biến. Đó gọi là minh tâm kiến tánh, đó gọi là kiến tánh thành Phật. Cái thọ dụng này là gì vậy? Các ngài không ở trên những cái huyễn tướng này mà khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, vì sao vậy? Đó là giả. Các ngài không còn khởi tâm động niệm. Không giống như phàm phu chúng ta, phàm phu chấp tướng, không kiến tánh. Thí như vừa rồi chúng ta nói vàng ròng tạo thành tướng của mười pháp giới này, phàm phu không biết được có vàng ròng, phàm phu chỉ biết được cái tướng này là Bồ-tát, cái tướng kia là Phật, cái tướng này là thiên nhân, cái tướng kia là động vật nhỏ, họ không biết được cái tướng này chính là tánh. Sanh diệt chính là không sanh diệt. Sanh diệt là gì? Sanh diệt là tướng, thiên biến vạn hoá nó có sanh diệt, tánh thì không sanh không diệt. Cách nói này thì các vị dễ dàng lý giải, nói rõ chư Phật Bồ-tát ở trong mười pháp giới, ở trong pháp giới nhất chân, các ngài khác với cảm quan của chúng ta ở đâu vậy? Các ngài biết được tánh tướng là một không phải là hai. Tánh là bình đẳng, cho nên tướng cũng là bình đẳng. Tượng Phật cùng tượng Bồ-tát có bình đẳng không? Là bình đẳng, cùng một tánh. Tượng Phật cùng tượng chúng sanh có bình đẳng không? Là bình đẳng, cùng một tánh. Sanh Phật bình đẳng, sanh là chúng sanh, chúng sanh sáu cõi cùng Phật là bình đẳng, cho nên trên tánh gọi là bình đẳng, một chút khác biệt đều không có nên gọi là “như”. Cho nên theo cách nói này, nói chân là từ trên tánh mà nói, nói như là từ trên tướng mà nói, tướng cùng tánh không khác, không hề khác nhau, thế nhưng bạn phải nên biết, tánh không sanh không diệt, vì sao vậy? Tánh không phải tướng, nó có thể hiện tướng, giống như khối vàng này vậy. Khối vàng này nó cũng không phải là tượng Phật, nó cũng không phải là tượng Phật, nó cũng không phải là tượng động vật nhỏ, nó cũng không phải là tượng người, nhưng có thể biến thành tượng người. Đó là một hiện tượng thông thường giữa vũ trụ này, thế nhưng trong đây có thứ rất trân quý ở ngay trong đó. Chúng sanh sáu cõi xem thường, thấy sai đi cái chân tướng sự thật này, ở trong đó khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, đó là tạo nghiệp thọ báo, đó là một sự việc rất là oan uổng. Sau khi hiểu rõ rồi, không khởi tâm không động niệm thì không tạo nghiệp. Khởi tâm động niệm nhưng không phân biệt không chấp trước, thì họ tạo tịnh nghiệp, không phải là nhiễm nghiệp, ngay trong đó liền có khác biệt rất lớn.

Phía sau còn có giải thích “tiền tắc phi tứ tướng sở thiên”. Bốn tướng là “thành trụ hoại không”, trong tự tánh không có, không có thành trụ hoại không. Phía sau thì sao? Phía sau là nói đến tướng, nói nó hiện tướng, không luận là hiện tượng vật chất hay là hiện tượng tinh thần, “thể không khác biệt”, tướng có khác biệt, thể không có khác biệt, thể là tự tánh. “Thử ước thỉ giáo”, Kinh Hoa Nghiêm nói ngũ giáo, thỉ giáo là Tiểu thừa, cách nói này dễ dàng hiểu được.

Phía sau lại nói: “Hữu bất biến viết chân, thuận duyên xưng như”. Cái bất biến cùng bất hoại này ý nghĩa là như nhau, chỉ có tự tánh vĩnh hằng bất biến. Phía trước chúng ta đã học không ít, tự tánh ở trong bốn độ gọi là Thường Tịch Quang độ, Phật ở trong đại thừa giáo lại gọi là Đại Quang Minh Tàng, ở trong đây không có hiện tượng vật chất cũng không có hiện tượng tinh thần, mà là chỗ nương của vật chất cùng hiện tượng tinh thần. Hiện tượng tinh thần vật chất do đâu mà khởi lên? Là y theo nó mà hiện ra, không có tự tánh thì nhất định không có vật chất cùng hiện tượng tinh thần, cho nên vật chất cùng hiện tượng tinh thần là nương theo nó mà khởi tánh, chỉ có chân như tự tánh là viên thành thật tánh. Đó là chúng ta từ trên ba tánh mà nói, viên mãn thành tựu, nó là thật, nó là vĩnh hằng không thay đổi, thuận duyên tùy duyên, không chỉ mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm là tuỳ duyên hiện, cho nên nhà Phật gọi là Nhân-Duyên-Quả. Trong đây tuyệt nhiên không xem trọng Nhân, mà là xem trọng duyên, cho nên nhà Phật thường nói duyên sanh, không nói nhân sanh. Chỗ này đạo lý rất rõ ràng, tuỳ duyên nó bất biến, tánh bất biến, thể tánh bất biến cho nên gọi là Như, như tánh của nó. Tánh đã là bình đẳng, chúng ta cùng Phật bình đẳng; chúng ta cùng tất cả động vật bình đẳng, côn trùng nhỏ nhít, kiến muỗi chúng ta đều là bình đẳng; chúng ta cùng ngạ quỷ, địa ngục cũng là bình đẳng, thậm chí đến cùng hoa cỏ cây cối, cùng sơn hà đại địa, bạn nói xem có thứ nào không bình đẳng? Toàn là tự tánh biến hiện ra, cho nên phải nên biết, trong  đại thừa Phật pháp nói với chúng ta, vũ trụ là một thể.

Mấy ngày trước, có một đồng tu ở Hoa Kỳ gởi đến một phần tư liệu để cho tôi xem. Bản này chữ tương đối nhỏ nên cũng không dễ đọc được. Phần tư liệu này là người Mỹ làm một cái bản đồ thế giới, cái bạn đồ này là nói năm 2100, năm nay mới là 2009, vẫn còn 90 năm nữa, năm 2100 toàn thể địa hình trên địa cầu này thảy đều thay đổi, là một bản đồ mới gọi  là “bản đồ  thế giới mới”. Thay đổi quá lớn! Có rất nhiều lục địa chìm vào trong biển lớn, trong biển lớn có nhiều lục địa nổi lên. Chúng ta xem thấy rất là đáng sợ, lại nghĩ đến năm 2100, vẫn còn 90 năm nữa, chúng ta cũng không cần phải lo lắng. Cái bản đồ này, hơn 20 năm trước tôi đã thấy qua ở Mỹ, tôi còn mua rất nhiều tờ, ở bên HongKong tôi còn dán một tấm. Vào những năm gần đây, lại có một số nhà khoa học cùng nhà tiên tri nói với chúng ta, địa cầu sẽ biến thành ra như vậy, thời gian sẽ đến sớm hơn, đại khái phải đến sớm 50 năm, cũng chính là nói năm 2050 liền sẽ xuất hiện ra cái hiện tượng này. Mấy năm gần đây nhất khoa học gia lại đưa ra, e rằng sẽ xảy ra sớm hơn, có thể vào khoảng năm 2030 thì sẽ xảy ra. Nếu năm 2030 thì cách với chúng ta sẽ rất gần, chỉ là thời gian 20 năm nữa, vì sao vậy? Xem thấy trên  thế giới tai nạn càng ngày càng triền miên, đặc biệt là hiện tại mọi người đang làm ấm lên hiệu ứng nhà kính, địa cầu đang nóng lên. Sự việc này rất phiền phức. Địa cầu nóng lên, khí hậu sanh ra thay đổi, nó liền sẽ ảnh hưởng đến sinh tồn của động thực vật, bắc cực trở nên ấm lên, trước tiên mọi người biết gấu bắc cực liền sẽ tuyệt chủng, nó không thể sinh tồn, nó nhất định phải sinh tồn nơi băng tuyết vĩnh cửu, ở dưới nhiệt độ đó, động vật hàn đới. Khí hậu nâng lên, khí hậu địa cầu nâng lên cao, việc này mọi người hiện tại đều biết, một hiện tượng trực tiếp nhất chính là băng của Nam Bắc Cực, sông băng, tốc độ tan chảy rất nhanh, sau một hai năm này, có thể băng của bắc cực sẽ không còn. Nam cực, ở trên toàn thể địa cầu, núi băng lớn nhất đại khái 90% đều ở Nam Cực. Nếu băng của Nam Cực thảy đều tan chảy, mực nước biển sẽ nâng lên rất cao, thành thị duyên hải trên toàn  thế giới đều sẽ bị chìm trong nước.

Mấy năm trước, tôi nghe báo cáo của Liên Hiệp Quốc, đó là báo cáo của khoa học gia. Vào lúc đó tôi ở Úc châu. Úc châu đến Newzealand rất gần. Chúng tôi tổ chức một đoàn du lịch mô hình nhỏ, đến nam đảo của Newzealand. Đoạn cực nam là khố khắc sơn, nơi đó có một sông băng, chúng tôi đi tham quan. Chúng tôi ngồi máy bay trực thăng bay đến đỉnh núi, máy bay đáp xuống trên sông băng, chúng tôi bước xuống. Tôi dùng tay hốt lấy một nắm tuyết trên đất, một nắm băng này khi hốt lên là nước, trên tay hoàn toàn là nước, băng rã ra rơi xuống đất trên tay đều là nước. Tôi ngay lúc đó cảm thấy rất lo lắng, bởi vì hơn 20 năm trước, tôi đến Canada, giảng kinh ở Cannada, đồng tu bên đó cũng dẫn tôi đi tham quan một sông băng, miền bắc của nơi đó, chúng tôi đến xem một dòng sông băng rất lớn, chúng ta đi bộ trên sông băng, cũng hốt lấy một nắm tuyết trên đó, tuyết rất lạnh, rải lại trên đất trên tay không có nước, đó là rất bình thường, vì sao tuyết ở Nam Cực vừa nắm trên tay đều là nước? Tôi nói tốc độ tan chảy này thật đáng sợ. Vì sao có loại hiện tượng này? Khoa học gia nói tan chảy của băng này vẫn còn mười mấy năm nữa, tôi vào lúc đó vừa thấy, ở trong suy nghĩ của tôi nghĩ là sẽ không quá mười năm nữa. Việc này thật đáng sợ! Đó là vấn đề lớn của  thế giới hiện nay. Tan chảy của Nam Bắc cực, băng tuyết trên núi cao tan chảy ra. Các vị biết ở Trung Quốc, như đầu  nguồn nước của sông Trường Giang và Hoàng Hà đều là ở Tây Tạng, Thanh Hải, đầu nguồn đều ở trên núi tuyết. Băng ở trên núi tuyết này nếu như tan chảy hết thì sông liền khô cạn. Bạn nghĩ xem, hai dòng sông này nuôi sống bao nhiêu con người? Những vấn đề này đều đang bày ra trước mắt chúng ta.

Năm nay bạo phát ra cái gọi là nguy cơ Kim Dung, Liên Hiệp Quốc đưa ra cảnh báo, tương lai tiếp theo là nguy cơ lương thực, nguy cơ năng lượng, nguy cơ nguồn nước, phiền phức sẽ thật nhiều. Khoa học không nghĩ ra phương pháp giải quyết, thế nhưng phương pháp giải quyết ở trong kinh đại thừa có, có phương pháp rất tốt, phương pháp rất có hiệu quả, thế nhưng xã hội đại chúng không tin tưởng, cho rằng đó là tôn giáo, đó là mê tín, việc này không có căn cứ khoa học. Đó mới là nguy cơ chân thật! Trên địa cầu sanh ra những thay đổi này, chúng ta cảm thấy không phải nguy cơ. Bạn đối với những giáo huấn của thánh hiền không thể tin tưởng, đó mới là nguy cơ chân thật.

Kinh đại thừa giải thích như thế nào vậy? “Vọng Tận Hòan Nguyên Quán” chính là nói cái đạo lý này, hiện tại chúng ta gọi chân như chính là nói cái sự việc này. Không hoại là như, không khác là như, bất biến là chân, thuận duyên gọi như. Tánh tướng là một không phải là hai, gọi là một thể, cả thảy vũ trụ là một thể. Cho nên trong đại thừa giáo Phật nói với chúng ta, vật chất này là thế giới của vật chất, vũ trụ do đâu mà có? Sinh mạng do đâu mà có? Phật nói với chúng ta, từ ý niệm sanh, từ tâm tưởng sanh, tất cả pháp từ tâm tưởng sanh. Vì sao có thể có nhiều tai biến đến như vậy? Tư tưởng của chúng ta có vấn đề, hiện tại chúng ta nghĩ cái gì? Tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, tổn người hại mình thì tai nạn liền đến, vì sao vậy? Những suy nghĩ này không thuận với tự tánh. Tự tánh là cái gì? Lão tổ tông Trung Quốc nói rất hay: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Tự tánh là thiện, bao gồm tất cả bất thiện là trái với tự tánh, liền sẽ làm cho những hiện tượng tự nhiên này liền sẽ sanh ra, thay đổi trái ngược, thay đổi bất thiện. Nếu như tư tưởng của chúng ta thuần chánh, có thể tương ưng với luân lý, đạo đức, nhân quả, hiện tượng tự nhiên bên ngoài liền thay đổi được tốt đẹp.

Chúng ta ngay trong lúc giảng giải đã từng làm qua nhiều lần báo cáo, tôi nói thế giới Cực Lạc, thế giới Hoa Tạng không hề khác với địa cầu của chúng ta, vì sao ở trên kinh Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta giới thiệu Hoa Tạng là tốt đẹp trang nghiêm đến như vậy, thế giới Cực Lạc còn xinh đẹp hơn, trang nghiêm hơn  thế giới Hoa Tạng? Vì sao địa cầu này của chúng ta ngày nay biến thành ra như thế này? Khi Thế Tôn giới thiệu nói được tất rõ ràng, thế giới Cực Lạc vì sao tốt đẹp đến như vậy? Cư dân ở nơi đó đều là các bậc thượng thiện đến ở một nơi, người ở nơi đó là thượng thiện.

Tiêu chuẩn của thiện rất rõ ràng, rất minh bạch, Phật nói với chúng ta “Thập Thiện Nghiệp Đạo”. Thế Tôn thường nói, nhân gian này chúng ta tu thượng phẩm mười thiện, đời sau đi đến nơi đâu vậy? Đời sau đi đến cõi trời, thượng phẩm mười thiện sanh lên trời, trung phẩm mười thiện được thân người, hạ phẩm mười thiện là A Tu La, Thiên A Tu La, gọi là ba đường thiện. Trái với mười thiện là mười ác, thượng phẩm mười ác là đường địa ngục, trung phẩm mười ác là đường ngạ quỷ, hạ phẩm mười ác là đường súc sanh. Đây chính là nói rõ, thân của chính chúng ta cùng với hoàn cảnh đời sống của chúng ta đều là từ tâm tưởng sanh. Tâm tưởng của chúng ta có thiện, có bất thiện, cho nên cảnh giới bên ngoài tuỳ theo ý niệm của chúng ta mà sanh ra thay đổi. Hiểu rõ đạo lý này, nếu chúng ta muốn ngăn chặn núi băng không cho tan chảy tiếp nữa, núi băng chúng ta biết tan chảy ra là nước, trên Kinh Lăng Nghiêm Phật nói với chúng ta, đó là nói tai nạn ở bên ngoài, tai hại tự nhiên, thuỷ tai, tai là tai nạn, do đâu mà hình thành? Băng tan chảy thành nước là tâm tham, tham lam chiêu cảm đến là thuỷ tai. Hoả tai hình thành, nhiệt độ lên cao đó là thuộc về lửa, là sân hận, sân hận là hoả tai. Nhân của phong tai là ngu si, nhân của động đất là ngạo mạn bất bình. Bạn thấy, nếu như chân thật có thể đoạn dứt được tham-sân-si-mạn-nghi, cái nghi này chính là hoài nghi đối với thánh giáo, không phải hoài nghi thông thường, mà là đối với giáo huấn của thánh nhân, chỉ đạo trong kinh điển của Phật Bồ-tát cũng sanh ra nghi hoặc, bạn không tin tưởng. Cái tai nạn đó do bạn tự làm tự chịu, cho nên ở trong tất cả kinh Phật thường nói “cần tu giới định, diệt trừ tham-sân-si”, bất cứ tai nạn gì cũng không còn, có mấy người tin tưởng?

Đích thực ở thế gian này, thời trước người tin tưởng tương đối nhiều, rất ít người không tin, vì sao vậy? Từ nhỏ có gia giáo, cha mẹ dạy cho họ, người già bậc trưởng bối ở trong nhà dạy họ đều tin tưởng. Đặc biệt là người Trung Quốc, từ 5000 năm đến nay đã tiếp nhận giáo dục của thánh hiền. Khi Phật giáo truyền đến Trung Quốc, cùng giáo dục thánh hiền Trung Quốc hợp thành một thể, cho nên Phật giáo cũng biến thành văn hoá truyền thống của Trung Quốc, một học phái chủ đạo. Vào thời xưa đế vương dẫn dắt học tập, nên gọi là người trên làm người dưới làm theo. Đế vương dẫn đầu học tập, người dân thông thường một chút hoài nghi cũng không có, liền thảy đều tiếp nhận. Sau khi dân quốc thành lập, Trung Quốc bị tác động của văn hoá phương tây, tin tưởng khoa học của nước ngoài, sanh ra hoài nghi đối với văn hoá truyền thống của dân tộc. Cái nghi hoặc này càng ngày càng nghiêm trọng, đến thời cận đại gần như là phế bỏ mất, thế là khổ nạn của chúng ta liền đến. Vào thời trước, trong Phật giáo đích thực tại gia xuất gia đều chân thật có học tập kinh điển. Hiện tại người chân thật học tập kinh điển càng ngày càng ít, đó mới là nguy cơ thật sự. Người nào chịu phát tâm, không sợ gian khổ, không ngại lao nhọc, nỗ lực tu học Phật pháp, chính mình thành tựu thì liền có thể giúp cho người khác, luôn là làm ra cho đại chúng xã hội một tấm gương tốt, không luận là ở tại gia xuất gia đều có thể làm được.

Vào thời đại của Thích Ca Mâu Ni Phật, Thích Ca Mâu Ni ngài xuất gia, thị hiện xuất gia học Phật, đồng thời còn có một vị trưởng giả Duy Ma tại gia học Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật, “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, trưởng giả Duy Ma cũng kiến tánh thành Phật. Một vị là Phật ở tại gia, một vị là Phật xuất gia, không hề khác nhau. Bạn xem thấy trên kinh Duy Ma có ghi chép, cư sĩ Duy Ma giảng kinh nói pháp, Phật phái đệ tử đến nơi đó nghe kinh, nghe giáo hoá. Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, đó là đệ tử lớn của Phật, nhìn thấy cư sĩ Duy Ma đảnh lễ ba lạy, đi nhiễu ba vòng, lễ tiết giống y như khi nhìn thấy Thích Ca Mâu Ni Phật không hề khác. Cho nên vào đầu năm dân quốc, đại sư Âu Dương Cảnh Vô nhắc đến sự việc này, nói đến Phật pháp là sư đạo. Sư đạo là thầy giáo lớn thứ nhất. Cư sĩ Duy Ma giảng kinh nói pháp thì ngài là thầy giáo. Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất tuy là người xuất gia, là A La Hán, là đệ tử lớn của Thế Tôn, nhìn thấy thầy giáo vẫn phải dùng lễ tiết như đối với thầy. Đây là có đạo lý, tôn sư trọng đạo, bạn làm ra tấm gương tốt cho xã hội đại chúng xem. Ỏ Trung Quốc có người xuất gia minh tâm kiến tánh, nhiều đời đều có, cư sĩ tại gia đạt đến cảnh giới này cũng có. Các vị xem thấy ở trong Đại Tạng Kinh, Cao Tăng Truyện là người xuất gia thành tựu, Cư Sĩ Truyện là người tại gia thành tựu, còn có một Thiện Nữ Nhân Truyện là phụ nữ tại gia học Phật cũng có người đạt đến được cảnh giới này. Phật pháp là pháp bình đẳng, cho nên ở trong Hoa Nghiêm, Thế Tôn nói “tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, chúng ta ở trong Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, đối với cách nói này của Thế Tôn, chúng ta có thể thể hội, chúng ta khẳng định không còn hoài nghi.

Cái tin tức này là mới gởi đến gần đây nhất, gọi là “tân thế giới địa đồ tập”. Ở trong đây quan trọng nhất nói ra cho chúng ta một tin tức. Họ nói tai nạn của địa cầu này rất là nghiêm trọng, vậy phải làm thế nào để hoá giải? Trên tin tức nói với chúng ta, nhân loại chúng sanh là một thể, tôn giáo thế giới là một nhà, nếu như cái ý niệm này có thể được tất cả cư dân trên địa cầu này đều tiếp nhận,  thế giới này sẽ hài hoà không còn xung đột nữa, giữa người và người kính yêu lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, không còn có việc xung đột xảy ra nữa. Thế giới hài hoà thì tai nạn sẽ không còn. Vì sao không còn nữa? Các vị nghĩ xem, “từ tâm tưởng sanh”. Ý niệm của bạn chính xác, ngôn hạnh của bạn tương ưng với đạo đức nhân quả, nó ảnh hưởng nhiều cấp. Đối với bên trong ảnh hưởng thân thể của chúng ta, chúng ta khởi tâm động niệm có ảnh hưởng đối với sức khoẻ của chúng ta, cho nên người Trung Quốc thường nói “người gặp việc vui tinh thần thoải mái”, mỗi ngày họ sống ngay trong hoan hỉ, tinh thần họ tốt, sức khoẻ họ tốt. Lại nói “lo khiến cho người già”, nếu như đời sống của người đó một ngày từ sớm đến tối nhíu mày nhăn mặt, lo buồn, không thể buông bỏ, thì họ lão hoá sẽ rất nhanh. Cho nên cái thân thể này làm thế nào để bảo dưỡng? Thường hay giữ gìn tâm hoan hỉ, cái thân thể này sẽ không bị bệnh. Tâm hoan hỉ từ do đâu mà có? Phải làm thế nào để cho chính mình chân thật thường hay sanh tâm hoan hỉ? Khổng Tử dạy cho chúng ta câu nói này, chúng ta tin tưởng lời nói này có phải Khổng Tử nói hay không? Chúng ta có lý do tin tưởng không phải Khổng Tử nói, lý do gì vậy? Khổng Tử chính mình nói, ông nói cả đời của ông “thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”. Hai câu nói này quan trọng. Cái ngài đã học, cái ngài đã tu, cái ngài đã dạy đã truyền không phải là của chính ngài, đều là di giáo của cổ thánh tiên hiền truyền lại, cho nên Khổng Tử ngài là tập đại thành. Vào ngày trước chưa dùng văn tự ghi chép lại, ông đem nó chỉnh lý thảy đều ghi nhớ lại, biên tập thành sách, lưu truyền lại đời sau, đó là tập đại thành. Cho nên tôi tin tưởng trong “Luận Ngữ” có rất nhiều “Tử Viết” đều là Khổng Tử thuật mà không sáng tác. Cổ thánh tiên hiền dạy bảo chúng ta, ông đem nó viết ở điều đầu tiên, xếp ở điều đầu tiên: “học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Niềm vui của chúng ta từ do đâu mà có? Trong Phật pháp gọi là pháp hỉ sung mãn, từ do đâu mà có? Từ học tập mà có. Học tập cái gì? Học tập giáo huấn của thánh hiền. Trong giáo huấn của thánh hiền bao la vạn tượng. Hơn nữa chúng ta có lý do tin tưởng, trong cổ thánh tiên hiền, tuy là vào lúc đó Phật pháp chưa truyền đến Trung Quốc, cổ thánh tiên hiền chúng ta có minh tâm kiến tánh hay không? Khẳng định là có!

Về sự việc này, năm xưa khi tôi còn trẻ, ở trong hội của lão sư Lý, tôi theo học ngài mười năm, tôi đã từng nêu ra vấn đề như thế này: ở Trung Quốc chúng ta trong lịch sử thường hay ghi chép, Phục Hi Thần Nông, Hoàng Đế, Nghêu Thuấn Vũ Thương, Văn Võ Chu Công, những vị này Trung Quốc gọi là đại thánh đại hiền, họ có phải là Phật Bồ-tát ứng hoá ở Trung Quốc hay không? Bởi vì Phật Bồ-tát ứng hoá là đáng dùng thân gì để độ thì liền hiện ra thân đó, ngài ở Ấn Độ hiện thân Phật, ở Trung Quốc thì hiện thân đại thánh đại hiền, rất có khả năng. Lão sư Lý trả lời tôi rằng, trên lý nói được thông, thật có khả năng, nhưng trên sự không có chứng cứ, trong văn tự ghi chép không có cái chứng cứ này, trên lý nói được thông. Cách trả lời này hay, chúng ta đích thực là có thể nói được thông, đó chính là nói trong cổ thánh tiên hiền Trung Quốc có người khai ngộ, có người minh tâm kiến tánh, cảnh giới của họ cùng cảnh giới của chư Phật Bồ-tát mà trong kinh giáo đại thừa nói không hề khác nhau, chúng ta tìm thấy ở trong nhà Nho, cũng tìm thấy được ở trong đạo gia, cho nên người sau nói Khổng Tử gọi là Nho đồng Bồ-tát. Đó là gì vậy? Trên lý thì khẳng định họ, trên sự thì không có ghi chép, trên lý thì khẳng định, trong Tam giáo có chỗ giống nhau, vì sao vậy? Chúng ta phải từ chỗ sâu sắc này mà thể hội, chúng ta mới có thể xây dựng được lòng tin đối với cổ thánh tiên hiền. Nhất là trong Phật giáo nói được rất rõ ràng, thành Phật chính là thành tựu trí tuệ đức tướng viên mãn đầy đủ trong tự tánh, chứng được cảnh giới này không có trước sau, không có Phật xưa Phật nay, không có Phật lớn Phật nhỏ, các ngài là bình đẳng, hoàn toàn bình đẳng, vĩnh viễn rời khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, các ngài làm gì có lớn nhỏ, làm gì có trước sau! Cho nên thời gian cùng không gian đều không tồn tại. Người xưa đối với việc này cũng có một thí dụ, giống như nước sông Trường Giang Hoàng Hà, không có dòng nước trước sau chảy đến biển lớn, chân thật có sóng trước sóng sau, sau khi chảy đến biển lớn, bạn có thể tìm được sóng trước sóng sau hay không? Không có! Bạn có thể tìm được không? Đó là dòng nước một trăm năm trước chảy vào trong biển, đây là dòng của một trăm năm sau? Không tìm ra được. Cho nên sau khi kiến tánh họ liền bình đẳng, cũng không tìm ra được khác biệt. Không hề có tướng khác biệt gọi là chân như. Ở trong sáu cõi, ở trong mười pháp giới có cao thấp có trước sau, công phu có sâu cạn, sau khi kiến tánh thì không có. Kiến tánh cũng giống như trở về biển cả vậy, Vọng Tận thì Hoàn Nguyên. Trong Hoàn nguyên bất cứ hiện tượng khác biệt nào cũng đều không có, cho nên chỗ này nói bất biến, nói tuỳ duyên, thuận duyên chính là tuỳ duyên.

“Do tiền nghĩa dữ hữu vi pháp phi nhất”. Ý nghĩa phía trước bất biến gọi là Chân, vậy là khác nhau với pháp hữu vi. Pháp hữu vi là giả, trên Kinh Kim Cang nói rất hay “tất cả pháp hữu vi như mộng huyễn bào ảnh”. Các vị phải nên biết, pháp hữu vi chính là có sanh có diệt. Chúng ta từ trong Bách Pháp mà nói, bạn xem một trăm pháp trong Bách Pháp Minh Môn Luận, 94 cái phía trước đều là pháp hữu vi, chỉ có sáu cái phía sau gọi là pháp vô vi. Tâm pháp từ A-lại-da, chúng ta nói tám thức, tâm sở pháp 51 cái, sắc pháp 11 cái, bất tương ưng hành pháp 24 cái, tổng hợp lại 94 pháp đều là pháp hữu vi. Pháp hữu vi chính là có sanh có diệt, có biến có dị, cho nên nó khác nhau với chân như.

“Do hậu nghĩa cố”, hậu nghĩa là thuận duyên gọi Như. “Dữ hữu vi pháp phi nhị”, không hề khác nhau, tuy là cho dù nó thay đổi thế nào, tướng đang đổi, nhưng tánh không đổi. “Nhị nghĩa đồng vi nhất pháp, danh viết chân như”. Đây là đại sư Hiền Thủ nói, cái thiên văn chương này cũng là đại sư Hiền Thủ trước tác, nói được rất hay. Hữu vi vô vi bạn chân thật tham thấu rồi, nó là một không phải là hai, từ ngay trong hữu vi bạn thấy được vô vi, từ ngay trong vô vi thấy được hữu vi, là một không phải là hai, tướng có tánh không. Trong Đại Thừa Chỉ Quán nói: “Tâm này chính là tự tánh tâm thanh tịnh lại gọi là Chân Như”, đó là nói “chân như chính là tự tánh tâm thanh tịnh”, cũng gọi là Phật tánh, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là Như Lai Tạng, cũng gọi là pháp giới, cũng gọi là pháp tánh. Chỉ một sự việc, Phật nói nhiều danh tướng như vậy để làm gì? Dạy bạn không nên chấp tướng danh tự. Phật tánh, pháp thân, Như Lai Tạng, pháp giới, pháp tánh, chân như, tâm thanh tịnh đều là tướng danh tự, bạn biết được nó là một sự việc, nó không phải là hai việc khác nhau, không nên chấp trước tướng danh tự.

Bồ-tát Mã Minh ở trong Khởi Tín Luận dạy bảo sơ học, bạn phải làm thế nào mới có thể chân thật nghe hiểu, nghe thông suốt những gì Phật đã nói?

Bồ-tát nói với chúng ta, cái thứ nhất là “không chấp trước tướng lời nói”. Nghe giảng không nên chấp trước tướng lời nói, đọc kinh không nên chấp trước tướng văn tự, vì sao vậy? Văn tự là phù hiệu của lời nói, đem lời nói dùng phù hiệu ghi chép lại văn tự này, cho nên tướng lời nói không chấp trước, tướng văn tự càng không nên chấp trước.

Cái thứ hai là “không chấp trước tướng danh tự”. Danh từ thuật ngữ.

Cái thứ ba là “không chấp trước tướng tâm duyên”. Cái gì gọi là tướng tâm duyên? Chúng ta nghe rồi, nghĩ trong nó có ý nghĩa gì. Thật không nên nghĩ, vừa nghĩ thì sai, vì sao vậy? Người kiến tánh, chúng ta gọi là chư Phật Bồ-tát, hoặc giả ở Trung Quốc gọi là đại thánh đại hiền, lời nói của họ là từ trong tự tánh mà lưu xuất ra. Tự tánh không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó gọi là gì? Đó gọi là chân ngôn, gọi là chân lý. Chúng ta dùng suy nghĩ của mình mà đoán, chúng ta có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, dùng suy nghĩ chính mình mà thể hội, mà đoán thì hoàn toàn sai, bạn làm sao có thể đoán ra được. Vậy phải làm sao mới có thể chân thật hiểu được? Chúng ta cũng phải giống như họ vậy, đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông bỏ thì liền nghe hiểu, cho nên chúng ta không thể buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Chúng ta nghe kinh, những gì có thể hiểu được đó không phải là Như Lai Chân Thật Nghĩa. Đó là gì? Ta nghe được kinh này, ta nghĩ ra được cái ý gì đó, không phải là Như Lai Chân Thật Nghĩa, cho nên việc này khó! Trong khai kinh kệ nói “nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”, có mấy người hiểu được? Nói lời thành thật với các vị, A La Hán có thể hiểu được phần ít, phàm phu thì không cách gì, Bồ-tát có thể hiểu được phần nhiều, chỉ có pháp thân Bồ-tát mới chân thật có thể hiểu được, vì sao vậy? Họ không khởi tâm không động niệm.

Cho nên đối tượng của Kinh Hoa Nghiêm là ai? Bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ, đối tượng chính là họ. Phật nói cho họ nghe, họ chân thật là người đương cơ, phàm phu có phần hay không? Phàm phu ở bên cạnh nghe cũng có phần, đại sư Thanh Lương nói “đại tâm phàm phu”, họ có thể thể hội được. Đại tâm phàm phu là ai? Phàm phu phát tâm đại bồ đề, họ có năng lực nghe hiểu được. Phát tâm đại bồ đề là gì? Vô ngã vô tư, khởi tâm động niệm đều nghĩ đến tất cả chúng sanh, người như vậy thì được, họ có thể nghe hiểu được. Hay nói cách khác, có tự tư tự lợi, có phân biệt chấp trước, thì họ sẽ rất khó. Tuy là rất khó, không thể nói không có lợi ích. Có lợi ích, tuy là họ giải thích có sai lầm, vẫn là có được chỗ tốt, vì sao vậy? Bởi vì tâm của tất cả phàm phu tuy là vọng tâm, nhưng vọng tâm cùng chân tâm không hai, chân tâm là chân, vọng tâm là như, thường hay nghe, nghe không gián đoạn, dần dần làm cho căn tánh của họ từ căn tánh phàm phu tự nhiên liền quay về với căn tánh Bồ-tát, có thể dưỡng thành. Chỗ này là mấu chốt quan trọng nhất, tín tâm là thứ nhất, không gián đoạn là thứ hai. Gián đoạn thì khó, gián đoạn thì ô nhiễm, đó là trong giáo học Trung Quốc đã nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ta là phàm phu, thế nhưng ta ngày ngày cùng ở chung với thánh hiền, thời gian lâu rồi bất tri bất giác liền biến thành thánh hiền. Đạo lý chính là như vậy. Cho nên phàm phu học Phật, huân đào là quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Đại đức xưa khuyên chúng ta “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đạo lý chính ngay chỗ này.

Vì sao phải xây dựng đạo tràng, vì sao bảo bạn không nên rời khỏi đạo tràng? Người thời xưa thành tựu nhiều, không phải không có nguyên nhân. Ỏ tại một đạo tràng mười năm không xuống núi, không ra khỏi đạo tràng, hai mươi năm không ra khỏi đạo tràng, cả đời không ra khỏi đạo tràng, nhiều người thành tựu, cho nên tâm của họ là định, tâm là thanh tịnh, không tiếp xúc huân nhiễm bên ngoài. Vào thời xưa đất rộng người thưa, thông thường mà nói là hoàn cảnh thanh tịnh, huống hồ còn có nhiều hạn chế như vậy, mới có thể giúp cho một người thành tựu. Hiện tại thời đại này khác rồi, hiện tại là người nhiều, xã hội rất phức tạp, sức cám dỗ mê hoặc quá mạnh. Tôi là năm 38 đến Đài Loan, vào lúc đó nhân khẩu của Đài Loan sáu trăm vạn, hiện tại bao nhiêu vậy? Nghe nói có hơn hai ngàn vạn, cũng sắp gần gấp bốn lần. Hồi trước, vào lúc đó hoàn cảnh Đài Loan là bình lặng, giữa người và người đều rất thân thiết, tôn trọng lẫn nhau, không luận đi đến bất cứ nơi nào, có khó khăn, cư dân nơi đó đều sẽ tự động giúp đỡ cho bạn. Tình hình như vậy hiện tại không còn. Thế nên càng hướng về thời xưa, càng hướng về thời xưa thì người càng ít đi. Trung Quốc ở vào thời Càn Long, vào lúc đó quốc gia làm qua một cuộc điều tra nhân khẩu, chỉ có hơn hai ức người, bạn thấy hiện tại mười mấy ức người, tăng gấp bao nhiêu lần! Vào thời kháng chiến 50 năm trước, bốn trăm năm mươi triệu người. Mức độ tăng nhân khẩu rất nhanh, sức mê hoặc của xã hội, đặc biệt là cận đại, những khoa học kỹ thuật ngày càng mới mẻ, những thứ này có tốt không? Cái tốt thì ít, thế nhưng ảnh hưởng mặt trái của nó vượt hơn cái tốt, chân thật cái được không bù được cái mất, mang đến cho chúng ta lo buồn rất lớn, chính là tâm khí bao chao, tâm của chúng ta không thể định lại. Sáu mươi năm trước, xã hội Đài Loan lòng người vẫn còn định, ngày nay thì tâm khí bao chao, cho nên học Phật vì sao học không được tốt, những nhân tố này chúng ta không thể không biết.

Phật nói pháp có phương tiện khéo léo của ngài, dạy chúng ta ngay tướng lìa tướng, nhất định không nên chấp trước.

Phía sau là quyển hạ của Vãng Sanh Luận Chú. Vãng Sanh Luận Chú là hai quyển, thượng hạ hai quyển, có một câu nói như vầy: “chân như thị chư pháp chánh thể”. Cái chân như đó chính là nói tự tánh, chính là nói pháp tánh, là bản thể của tất cả pháp. Đoạn sau nói: “Giáo hạnh tín chứng chứng quyển viết”. Trong đây có chữ viết sai, việc này cũng không quan hệ gì, nó vận dụng một câu nói phía sau: “Vô vi pháp thân tức thị thật tướng, thật tướng tức thị pháp tánh”. Pháp tánh chính là chân như, chân như chính là nhất như. “Nhiên tắc Di Đà Như Lai tùng Như Lai sanh thị hiện báo ứng hoá chủng chủng thân dã”. Đây đều là thuộc về Tịnh Độ tông. Di Đà Như Lai đó là nói báo thân. Từ Như Lai sanh, cái Như Lai này là Chân như. Phía trước là nói cái gì? Pháp tánh chính là chân như, chân như là nhất như, thị hiện báo thân, ứng hoá thân, ở đâu vậy? Ở thế giới Cực Lạc. Bạn vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, bạn sanh cõi Phàm Thánh Đồng Cư, bạn ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thấy được A Di Đà Phật là ứng hoá thân của A Di Đà Phật, không luận ở bất cứ nơi nào, bạn đều có thể thấy được Phật, đó là thù thắng. Bạn được A Di Đà Phật đích thân giáo huấn, hoá thân của ngài vô lượng vô biên, không nơi nào không có, tồn tại khắp mọi nơi, bạn không rời khỏi Phật Đà, đó là phước báo lớn! Nếu như bạn sanh đến cõi Thật Báo, vậy thì bạn thấy được báo thân của A Di Đà Phật. Trong cõi Đồng Cư, trong cõi Phương Tiện đều là ứng hoá thân. Ứng hoá thân cùng Báo Thân, Pháp Thân của ngài là một không phải là hai, trong kinh Tiểu thừa rất ít nói, thế nhưng trong “Tạp A Hàm” có một câu nói có cách nói như vầy “dĩ nhất thừa đạo”. Nhất thừa đạo là Phật đạo, đó là trên kinh Tiểu Thừa rất ít nói.

“Tịnh chúng sanh ly ưu bi đắc chân như pháp”. Trí tuệ chúng sanh, ly ưu bi chính là lìa phiền não, cho nên đại thừa nói rõ ràng, nói rất tường tận, đại thừa nói lìa cái gì? Lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn liền được chân như pháp. Nhất thừa đạo là Phật đạo. Thanh tịnh chúng sanh, hay nói cách khác, bạn còn có khởi tâm động niệm có phân biệt chấp trước, đó không phải là thanh tịnh chúng sanh mà trong đại thừa nói. Thanh tịnh chúng sanh trong đại thừa pháp nói, tiêu chuẩn của nó là lìa khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước. Chúng ta sau khi học qua những danh từ thuật ngữ này, chúng ta cùng xem qua đoạn văn này, chúng ta đem nó đọc qua: “ngôn hải ấn giả chân như bổn giác dã”. Lời nói này chúng ta liền hiểu rõ, là từ trong Tự Tánh Tâm Thanh Tịnh vốn có giác tâm. Cái giác này là gì vậy? Chính là trí tuệ. Thế Tôn trong Kinh Hoa Nghiêm nói: “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”. Chân như bổn giác chính là trí tuệ Như Lai, mỗi mỗi đều có, vì sao vậy? Mỗi mỗi đều là Như lai, mỗi mỗi vốn dĩ đều là Phật, hiện tại không có, Phật nói rất hay “chỉ bởi vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Bạn xem, một câu nói đột phá, hiện tại chúng ta vì sao mà không có? Hiện tại chúng ta khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, cho nên chân như bổn giác bị mất đi. Cái mất đi này không phải thật đã mất, đó là vì sao? Có chướng ngại che mất. Khởi tâm động niệm là vô minh phiền não, phân biệt là trần sa phiền não, chấp trước là kiến tư phiền não, ba loại phiền não này chướng ngại mất nó, cho nên bổn giác, chân như bổn giác không hiện tiền. Thực tế mà nói chân như bổn giác vẫn khởi tác dụng, khởi tác dụng gì vậy? Hiện tại chúng ta là vọng niệm, lo buồn phiền não chính là nó, nó bị biến chất, nó bị vọng tưởng, phân biệt, chấp trước ô nhiễm, bị biến chất, cho nên phía sau nói “vọng tận tâm trừng”. Vọng là cái gì? Chính ba loại phiền não lớn này. Chúng ta chỉ cần có thể đem chấp trước buông bỏ, đối với tất cả pháp thế xuất thế gian đều không còn chấp trước thì chánh giác liền hiện tiền. Khi chánh giác không hiện tiền chúng ta cũng có giác, trong Phật pháp gọi là tà giác, tà tri tà kiến. Chúng ta tự cho là thông minh, chính là tà tri tà kiến. Chấp trước không còn nữa, chính là kiến tư phiền não không còn mới là chánh giác. Chánh giác là A La Hán. Sau đó lại đem phân biệt chấp trước buông bỏ, phân biệt là trần sa phiền não, khi vừa buông bỏ bạn chính là Bồ-tát, chánh đẳng chánh giác. Sau cùng cũng đem khởi tâm động niệm buông bỏ luôn, vậy thì bạn liền thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì bạn liền Hoàn Nguyên. Vọng Tận Tâm Trừng, cái tâm trừng này là dùng nước để làm thí dụ, tâm thuỷ của bạn trong sạch không có ô nhiễm, bất động, không có chút gợn sóng, tâm thuỷ của bạn ở trong tình trạng này thì vạn vật hiện bày. Vạn vật hiện bày là gì? Là năng sanh vạn pháp, thế xuất thế gian tất cả pháp đều chiếu vào trong đó, đó chính là Vọng Tận Tâm Trừng, là Bát Nhã Vô Tri. Vạn vật hiện bày là vô sở bất tri. Nền tảng của vô sở bất tri là Bát Nhã Vô Tri, cho nên Bát Nhã Vô Tri gọi là Căn bản trí. Vậy thì bạn liền biết được, Vọng Tận Tâm Trừng là Căn bản trí, nó khởi tác dụng vạn vật hiện bày là vô sở bất tri. Đó là giải thích “Hải Ấn”. Hải Ấn chính là vạn vật hiện bày.

Phía sau đại sư dùng thí dụ để nói cho chúng ta: “Do như đại hải”. Cái “đại hải” này chính là tánh hải của chúng ta, pháp tánh, tánh hải. “Nhân phong khởi lang”, cái phong này là gì vậy? Gọi là cảnh giới làm cho động. Cái phong này chính là ý niệm. Trên kinh đại thừa thường nói “một niệm bất giác mà có vô minh”, cái vô minh này chính là phong. Vô minh là động, cho nên dùng gió để làm thí dụ. “Khởi sóng”, cái sóng này chính là A-lại-da, chính là 51 tâm sở. Tất cả pháp hữu vi, đó là do gió khởi  sóng. Trong đó có một vấn đề, vì sao có một niệm? Một niệm bất giác, vì sao có một cái niệm này? Cái niệm này khởi lên lúc nào? Đó là đại vấn trong Phật pháp, đó là vấn đề căn bản, Phật là làm thế nào giải đáp cho chúng ta? Phật nói một niệm này là vọng niệm, có niệm chính là vọng, câu nói này trả lời rồi. Vọng niệm là cái gì? Hoặc gọi là vọng tưởng? Vọng thì không thể thành lập, không có nguyên nhân, nó không phải là thật, bạn hỏi nó khởi lên lúc nào, nếu nó có lúc nào thì nó biến thành thật rồi, vậy làm sao có thể gọi là vọng? Vậy nó khởi lên lúc nào? Chính là ngay đó, chính là ngay một niệm hiện tiền, nó không phải quá khứ, nó cũng không phải vị lai. Cái niệm này có nguyên nhân hay không? Không có nguyên nhân, có nguyên nhân là thật, không có nguyên nhân mới gọi là vọng niệm. Cái đáp án này đáp được quá hay, bạn ngay đó có một niệm, đây giống như chỗ này đã nói do gió khởi sóng.

Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm toàn hiện ra được “nhược phong chỉ tức, hải thuỷ trừng thanh, vô tượng bất hiện”. “Phong thuỷ tức” là cái gì? Không khởi tâm không động niệm, tự tánh vốn định hiện tiền. Đại sư Lục  tổ Huệ Năng nói rất hay, trong năm câu nói của ngài, câu thứ tư nói “nào ngờ tự tánh vốn không dao động”, đó là tự tánh vốn định, cho nên phía sau nói “năng sanh vạn pháp”, đó chính là ở chỗ này nói vạn vật hiện bày. Chỗ này nói được hay!

Hiện tại chúng ta đang học tập làm thế nào làm cho tâm chúng ta định lại, cũng chính là năm đầu đại sư Chương Gia dạy tôi buông bỏ. Vì sao không thể buông bỏ? Chưa nhìn thấu, không biết được chân tướng sự thật, cho nên không chịu buông bỏ. Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật, có chịu buông bỏ hay không? Tự nhiên buông bỏ, vì sao vậy? Như trên Kinh Bát Nhã nói với chúng ta “tất cả pháp, vô sở đắc, thảy đều không, không thể được”. Lời nói này rất khó hiểu, mãi đến khi tôi đọc được đoạn đối thoại của Thế Tôn cùng với Bồ-tát Di Lặc mới chân thật hiểu được. Bạn thử nghĩ xem, tâm động rồi, hiện tướng ra, chính là do gió khởi sóng, thời gian này ngắn ngủi đến như vậy. Hiện tại chúng ta gọi cái khái niệm này, có phải ở trên kinh Phật đã nói hay không? Vẫn là có vấn đề, thế nhưng chúng ta tin tưởng, Phật đã nói có thể còn ngắn hơn nhanh hơn so với chúng ta tưởng tượng. Hiện tại chúng ta đó là 1280 triệu phần trăm của giây, chúng ta căn cứ Bồ-tát Di Lặc đã nói một cái khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm, cái niệm này chính là gió, chính là do gió khởi sóng, chỉ một khảy móng tay. Hiện tại chúng ta tính trong một giây khảy được bốn lần, lại nhân làm bốn, cái số tự đó chính là 1280 triệu phần trăm của giây, chúng ta có năng lực đem cái này buông bỏ hay không? Không có năng lực, vì sao vậy? Nó quá vi tế, căn bản chúng ta không thể quan sát, không thể quan sát thì bạn làm sao có thể đình chỉ nó? Hay nói cách khác, đến lúc nào thì bạn có thể đình chỉ nó? Bạn có thể xem thấy được rồi thì bạn có thể đình chỉ nó. Phật ở trong đại thừa giáo nói với chúng ta, Bồ-tát Bát Địa thấy được A-lại-da, đó là tướng vi tế trong A-lại-da, tế tướng thứ nhất trong Tam tế tướng, Bồ-tát Bát Địa trở lên mới có thể đình chỉ. Việc này không dễ dàng gì! Pháp Tướng Duy Thức Tông đã nói “chuyển thức thành trí”, chuyển A-lại-da thành Đại viên cảnh trí. Nước biển trong rồi, mọi vật hiện bày là Đại Viên Cảnh Trí. Chỗ này tuyệt đối không phải là cảnh giới của phàm phu. Không những phàm phu không cách nào làm được, hàng Nhị Thừa cũng không làm được, Bồ-tát Quyền Giáo cũng không thể làm được, Viên giáo Đại thừa vẫn phải đến Bát Địa mới chân thật khởi được tác dụng. Thông thường nói Viên giáo, Viên Giáo đích thực căn tánh không tương đồng. Trong Thập trụ Bồ-tát Đệ Bát Trụ liền có Bồ-tát Bát Địa, cái cảnh giới này xuất hiện, cho nên Thập Trụ rất giống với Thập Địa. Trên kinh nói như vậy, tất nhiên không phải là cảnh giới của chính chúng ta nhưng chúng ta tin tưởng. Vậy chúng ta phải bắt đầu làm từ đâu? Nhất định là từ buông bỏ chấp trước kiên cố mà bắt tay vào, cảnh giới của chúng ta mới có thể không ngừng hướng lên trên cao. Người thế gian chấp trước, chúng ta cũng rất chấp trước, chúng ta có thể đem chấp trước buông bỏ một ít, chấp trước nhẹ một chút so với người thế gian, bạn liền thấy được hiệu quả đó không như nhau. Phải không ngừng buông bỏ, mỗi năm phải buông, mỗi tháng phải buông, mỗi ngày phải buông.

Phía sau Đại sư vận dụng một câu nói trong Khởi Tín Luận: “Vô lượng công đức, pháp tánh chân như hải, sở dĩ danh vi Hải Ấn Tam Muội dã”. Đây đều là giải thích Hải Ấn Tam Muội. Vô lượng công đức tạng, pháp tánh chân như hải, lời nói này là nói cái gì? chính là nói A-lại-da-thức. A-lại-da-thức gọi là tạng thức, vô lượng công đức ẩn ở ngay trong đó. “Pháp tánh chân như hải” là thí dụ. Tu học của Pháp Tướng Tông, làm thế nào chuyển thức thành trí. Thế nhưng chuyển thức thành trí, A-lại-da thì không cách gì chuyển được. Bát thức, chúng ta biết công năng của nó thì không như nhau. Quả địa từ ngũ bát chuyển, chỉ có thất bát từ trên nhân chuyển, hay nói cách khác, chúng ta chỉ có từ nơi Nhân mới có thể hạ thủ được công phu, trên quả thì không cách gì. Cũng có thể nói lục thất chuyển rồi, A-lại-da cùng tiền ngũ thức liền liên đới chuyển, tự nhiên chuyển, cho nên công phu chân thật là ở hai loại phía trước. Vậy chúng ta biết được, thức thứ bảy là chấp trước, chấp trước kiên cố, thức thứ sáu là phân biệt. Có thức thứ sáu, có thức thứ bảy, cho nên mới có A-lại-da. Thức thứ sáu thứ bảy không có thì A-lại-da cũng không có luôn, A-lại-da liền biến thành Pháp tánh chân như hải, vô lượng công đức tạng. Vô lượng công đức tạng thông A-lại-da, cũng thông bốn trí Bồ Đề, cũng chính là nói năm thức trước chuyển rồi, thì cái thứ sáu, cái thứ bảy đều chuyển, thành tựu vô lượng công đức. Chỗ này cũng nói rõ đại bệnh của chúng ta, đại bệnh là gì vậy? Đại bệnh chính là thức thứ sáu thức thứ bảy, chính là phân biệt chấp trước, sáu là phân biệt, bảy là chấp trước.

Kinh nói rằng, kinh này, ngài không nói đó là kinh gì, thảy đều là chỉ Kinh Hoa Nghiêm, cho nên ngài không cần phải nói thêm nhiều: “Sum la cập vạn tượng nhất pháp chi sở ấn”. Câu nói này là trên Kinh Hoa Nghiêm. Sum la cập vạn tượng chính là khắp pháp giới hư không giới mà ngày nay chúng ta thường nói, vô lượng vô biên cõi nước Chư Phật, trong các cõi nước mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm. “Nhất pháp chi sở ấn”, cái nhất pháp này là gì? “Ngôn nhất pháp giả, sở vị nhất tâm dã, thị tâm tức nhiếp nhất thiết, thế gian xuất thế gian pháp, tức thị nhất pháp giới, đại tổng tướng pháp môn giới, duy y vọng niệm, nhi hữu sai biệt, nhược ly vọng niệm, duy nhất chân như, cố ngôn Hải Ấn Tam Muội dã”. “Hải Ấn Tam Muội” là gì vậy? Chính là nhất tâm. Cái đạo lý này tuy là rất sâu, chúng ta từ ngay trong đây có được khải thị. Cái khải thị này chính là cái gì? Ngày nay trên thế giới này nhiều tai nạn đến như vậy, chúng ta phải hiểu rõ cái đạo lý này, mọi người một lòng hướng thiện, cái tai nạn này sẽ không còn. Cái nghĩa thú sâu sắc của nó chúng ta không thể hội đến được, cái cạn thì chúng ta có thể thọ dụng được. Vậy tâm của chúng ta hiện tại không phải nhất tâm, tâm của chúng ta là loạn tâm, vọng niệm xao động, làm thế nào đem cái vọng tâm này hồi phục lại nhất tâm? Pháp môn thù thắng nhất của Tịnh tông là niệm Phật, đem tất cả vọng niệm quay về một niệm “A Di Đà Phật”. Phương pháp này thật vi diệu. Một niệm, chúng ta vẫn là dùng máy truyền hình mà mỗi ngày chúng ta xem thấy được, hoặc giả là các đồng tu ở trên mạng thu xem khoá mục mà chúng ta cùng đồng học tập, máy truyền hình cùng máy vi tính đều có màn hình, chúng ta đem cái màn hình, cho nên chỗ này thí dụ nói nhất pháp hoặc giả là nhất tâm. Màn hình là một, gom tất cả thế xuất thế gian pháp. Tất cả thế xuất thế gian pháp này chính là cái tướng hiện ra ở trong màn hình. Hiện tướng thì cũng như là tất cả pháp thế xuất thế gian, vậy thì nhất pháp giới này, đó là “nhất pháp giới đại tổng tướng pháp môn thể”. Câu này là nói màn hình, chính là nhất tâm, chính là nhất pháp, nó năng hiện. “Chỉ theo vọng niệm mà có sai biệt”, cái vọng niệm này là mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, chính là tướng khác biệt hiện ra trong màn hình. Máy truyền hình của hiện nay, thông thường đều có thể thu được hơn 100 đài truyền hình vệ tinh, hiện tướng ở trong đó đương nhiên là không như nhau, mỗi một đài truyền hình phát sóng ra đều không như nhau, cũng giống như tự tánh  của chúng ta nương theo vọng niệm, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước mà có khác biệt. Nếu như chúng ta y theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chính là ba cái thứ này đều có thì hiện ra cảnh giới gì? Hiện ra sáu cõi luân hồi. Những thứ phiền não này thảy đều có, vọng niệm đầy đủ. Nếu như vọng niệm này thiện, trong sáu cõi hiện ra ba đường thiện; nếu như không thiện thì hiện ra ba đường ác, cái khác biệt này quá lớn. Nếu như chúng ta chân thật buông bỏ chấp trước, không còn chấp trước đối với tất cả pháp thế xuất thế gian nữa, vọng niệm của chúng ta liền giảm đi một phần ba, cái hiện tượng sáu cõi này liền không còn, vào lúc này bạn mới biết được sáu cõi là giả. Đại sư Vĩnh Gia trong “Chứng Đạo Ca” nói rất hay: “trong mộng rõ ràng có sáu cõi, sau khi giác rồi không cả đại thiên”. Bạn buông bỏ chấp trước cũng giống như bạn tỉnh mộng vậy, sáu cõi không còn. Sáu cõi không còn thì là cảnh giới gì? Pháp giới bốn thánh hiện tiền. Pháp giới bốn thánh là ai biến ra? Do phân biệt biến ra. Bạn có phân biệt cho nên có pháp giới bốn thánh, nếu như phân biệt cũng không còn thì pháp giới bốn thánh cũng không có, vậy còn lại cái gì? Còn lại là pháp giới nhất chân. Pháp giới nhất chân là vọng niệm, khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm cũng không còn thì pháp giới nhất chân cũng không có, “duy nhất chân như”. Chân như là cái gì? Cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ hiện tiền. Đây là nói rõ, “do theo vọng niệm mà có khác biệt, nếu lìa vọng niệm thì chỉ chân như”. Duy nhất chân như chính là Thường Tịch Quang Tịnh Độ, “nên gọi là Hải Ấn Tam Muội vậy”, nói rõ giữa khoảng vũ trụ này tất cả cõi nước chư  Phật, mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm từ do đâu mà có, vì sao có thể hiện ra, vì sao mà không hiện, đã nói rất rõ ràng rồi.

Phía sau dẫn một đoạn lời nói trong Kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm nói: “hoặc hiện đồng nam đồng nữ hình”. Hiện hình người, đó là cõi người. “Thiên long cập dĩ A Tu La”, đây là nói hiện ra cõi A Tu La trong sáu cõi. “Nãi chí Ma Hầu La Già đẳng”, đây là cõi súc sanh. Ma Hầu La Già là đại mãng, mãng xà. “Tuỳ kỳ sở lạc tất linh kiến”, đó là chúng sanh. “Lạc” là cái gì? Là vọng niệm, bạn ưa thích cái gì, họ liền hiện ra thứ đó. Chúng ta ngày nay, cái thế giới hiện tại này, chúng sanh trên thế giới hiện tại này họ ưa thích cái gì? Họ ưa thích tự tư tự lợi, họ ưa thích tham-sân-si-mạn, họ ưa thích phải quấy nhân ngã, ưa thích tổn người lợi mình, đều đang làm việc này, vậy thì hiện ra cái tai biến hiện tại này, địa cầu nhiều tai nhiều nạn, liền hiện ra cảnh giới như vậy. Nếu như chúng ta chuyển đổi ý niệm, chúng ta ưa thích luân lý đạo đức, chúng ta ưa thích giáo huấn của thánh hiền, thế giới này lập tức liền thay đổi. Nhất định phải tin tưởng “cảnh tuỳ tâm chuyển”.

“Chúng sanh hình tướng các bất đồng”. Đây là nói mười pháp giới chúng sanh mỗi mỗi không như nhau, thể hình không như nhau, tướng mạo không như nhau, vì sao vậy? Từ tâm tưởng sanh.

Phía sau nói “hành nghiệp âm thanh diệc vô lượng”. Phía trước là nói Quả, đây là nói Nhân. “Hành” là hành  vi tạo tác của bạn, bạn làm ra là có tịnh hạnh, tịnh nghiệp, có nhiễm nghiệp, có thiện hạnh, có ác hạnh. “Như thị nhất thiết giai năng hiện”, ở trong tâm thanh tịnh thảy đều có thể hiện bày.

Tổng kết một câu: “Hải Ấn Tam Muội oai thần lực y thử nghĩa cố, danh Hải Ấn Tam Muội dã”. Hải Ấn Tam Muội năng hiện, năng biến, sở hiện, sở biến, hải ấn thảy đều có thể chiếu kiến. Vậy thì ở ngay nơi đây, rất rõ ràng lộ ra cho chúng ta một tin tức, Pháp thân Bồ-tát đối với mười pháp giới sáu cõi ba đường, tất cả hành nghiệp thiện ác nhân quả của chúng sanh rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Bạn hỏi, họ có động tâm hay không? Nếu như họ vừa động tâm, họ liền là phàm phu, vì sao vậy? Họ đã khởi tâm động niệm, cho nên chúng ta biết được nhất định không có động tâm, cho nên tâm của Bồ-tát cũng giống như tấm kính vậy, dụng tâm như kính chiếu được rõ ràng tường tận, quyết định không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Đây gọi là tịnh tâm. Trong tự tánh có từ bi vô tận. Cái từ bi này khởi tác dụng là gì vậy? Chính là cảm ứng. Chúng sanh có cảm, tự nhiên liền có ứng, quyết không thể nói khởi tâm động niệm để ứng, đó là chúng ta hoàn toàn nghĩ sai, là không khởi tâm không động niệm. Loại ứng đó chúng ta ở trong Đệ Tử Quy xem thấy điều thứ nhất: “cha mẹ gọi, chớ chậm trễ”. Phàm phu gọi là gọi đáp, Phật Bồ-tát gọi là cảm ứng. Gọi đáp là có tâm, khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, cảm ứng không có. Bạn xem như tiến sĩ Giang Bổn Thắng làm thí nghiệm nước là cảm ứng, những người này chúng ta đối với nước là có tâm, có khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, phản ứng của nó thì không có khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước. Thiện niệm của chúng ta phản ứng của nó là thiện, ác niệm của chúng ta phản ứng của nó cũng là ác, quyết định không có khởi tâm động niệm, phải hiểu rõ cái đạo lý này. Khi chúng ta ở trong khó khăn có tâm cầu Phật Bồ-tát, Phật Bồ-tát hiện thân vì chúng ta nói pháp, tuy là hiện thân, tuy là nói pháp cho chúng ta, giúp cho chúng ta rất nhiều, các ngài không có khởi tâm động niệm, càng không có phân biệt chấp trước. Đạo lý này phải nên hiểu. Không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, đó là thật, cho nên trong nhà Phật còn có một thuật ngữ gọi là “chân ứng”, hoặc giả gọi là “ứng chân”, đều là một ý nghĩa, không giống như sáu cõi, không giống như mười pháp giới, vì sao vậy? Trong mười pháp giới, đến pháp giới Phật cũng chưa kiến tánh, cho nên trong đại thừa giáo đối với pháp giới bốn thánh gọi nó là ngoại phàm, sáu cõi là phàm phu, là nội phàm, sáu cõi là nội, ngoài sáu cõi đến pháp giới bốn thánh gọi là ngoại phàm, không gọi là thánh nhân. Ra khỏi mười pháp giới mới gọi là thánh nhân, cái tiêu chuẩn đó cao, đó chính là minh tâm kiến tánh, đây mới gọi là thánh nhân, chưa kiến tánh đều không thể gọi là thánh nhân, thông thường chúng ta gọi là phàm  phu cao cấp, gọi pháp giới bốn thánh là phàm phu cao cấp. Cho nên hàm nghĩa trong những danh từ thuật ngữ này, chúng ta đều phải nên làm cho rõ ràng, đều phải thông hiểu nó cho tường tận.

Đoạn văn này là hiện y báo, sum la vạn tượng, cho nên danh tự của nó gọi là “Hải Ấn sum la thường trụ dụng”, là hoàn cảnh y báo của chúng ta từ do đâu mà có. Vậy chúng ta mới có một chút khái niệm, biết được không phải như nhà khoa học đã nói do một vụ nổ lớn. Vụ nổ lớn thì nói không thông. Tất cả pháp đích thực là từ một niệm sanh. Cái ý niệm này là một niệm hiện tiền, không có quá khứ, không có vị lai, chính là một niệm hiện tiền. Niệm niệm đều là một niệm hiện tiền, cho nên nó là vọng, nó là vọng tưởng, nó không phải là thật. Nếu như bạn vừa đoạn, vừa đoạn thì lập tức tướng liền không có, đó thật đã đoạn. Tướng không còn nữa thì xuất hiện cái gì? Xuất hiện Thường Tịch Quang. Ngày nay chúng ta tướng không còn nữa, tướng không còn nữa vẫn là tối tăm, vậy tuyệt nhiên chưa đoạn, đó gọi là gì? Đại tối tăm. Đại tối tăm là gì? Chính là vô minh. Hôm nay bạn không có bất cứ ý niệm gì, cảnh giới vô minh hiền tiền, bạn không phải là giác. Giác là quang minh, không phải tối tăm. Chỗ này phải phân ra cho rõ ràng.

Tốt rồi, hiện tại thời gian đã hết, hôm nay chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật.

Tu Hoa Nghiêm Ao Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán

Thời gian: ngày 29 – 03 – 2009 ( tập 17)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.

Địa điểm: Đài Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng.

   -----------***********--------------