Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 10)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, chánh văn đoạn thứ nhất: “Nhất hiển nhất thể giả, vị tự tánh thanh tịnh viên minh thể, nhiên thử tức thị Như Lai tạng trung pháp tánh chi thể”. Trong đoạn này nói đến “Như Lai Tạng”. Cái gì gọi là Như Lai Tạng, chúng ta phải có một khái niệm rất rõ ràng. Học tập ở hiện trường, mỗi ngày đều có một số đồng tu mới đến, phía trước chưa nghe qua. Chiếu theo qui củ đều phải giới thiệu sơ lược qua để bù đắp kinh văn phía trước đã học. Đây chính là Thế Tôn lưu lại điển hình cho chúng ta “Phật thị môn trung bất xã nhất nhân”. Nhà Phật nói bản thể của vũ trụ, gọi là tự tánh, ở trong thiên văn tự này, Quốc sư Hiền Thủ dùng bảy chữ này rất hay: “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”. Trên thực tế chính là trong Đại Tạng kinh thường hay gọi là Phật tánh, pháp tánh chân như bổn tánh, đều là cái ý này, xưng Như Lai Tạng cũng là cái ý này. Nếu như chúng ta đem câu nói này đối chiếu với kinh Hoa Nghiêm mà Thế Tôn đã nói, các vị liền rất dễ dàng hiểu được. Phật ở trên kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, lại nói “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, chánh văn đoạn thứ nhất: “Nhất hiển nhất thể giả, vị tự tánh thanh tịnh viên minh thể, nhiên thử tức thị Như Lai tạng trung pháp tánh chi thể”. Trong đoạn này nói đến “Như Lai Tạng”. Cái gì gọi là Như Lai Tạng, chúng ta phải có một khái niệm rất rõ ràng.

Học tập ở hiện trường, mỗi ngày đều có một số đồng tu mới đến, phía trước chưa nghe qua. Chiếu theo qui củ đều phải giới thiệu sơ lược qua để bù đắp kinh văn phía trước đã học. Đây chính là Thế Tôn lưu lại điển hình cho chúng ta “Phật thị môn trung bất xã nhất nhân”.

Nhà Phật nói bản thể của vũ trụ, gọi là tự tánh, ở trong thiên văn tự này, Quốc sư Hiền Thủ dùng bảy chữ này rất hay: “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”. Trên thực tế chính là trong Đại Tạng kinh thường hay gọi là Phật tánh, pháp tánh chân như bổn tánh, đều là cái ý này, xưng Như Lai Tạng cũng là cái ý này. Nếu như chúng ta đem câu nói này đối chiếu với kinh Hoa Nghiêm mà Thế Tôn đã nói, các vị liền rất dễ dàng hiểu được. Phật ở trên kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta: “Tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”, lại nói “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”. Trong câu nói này, “tự tánh” chính là Như Lai, “thanh tịnh” chính là đức, “viên” chính là tướng, viên mãn , “minh” chính là trí tuệ. Bạn xem, trí tuệ, đức tướng, đó là bản thể của tất cả vạn pháp, tất cả vạn pháp đều là từ nơi nó sanh ra. Lục tổ Đại sư Huệ Năng đã nói “nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp” chính là cái ý này, cho nên bảy chữ này của ngài, đại sư Huệ Năng đã nói hai mươi chữ. Thích Ca Mâu Ni Phật nói được càng rõ ràng hơn, nói rõ tường tận chính là một bộ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, chính là nói câu này. Đại sư Hiền Thủ nói với chúng ta, câu này chính là “Như Lai tạng trung pháp tánh chi thể”, cho nên hai ngày này chúng ta cố gắng ôn tập lại một chút về cái gì gọi là Như Lai Tạng, học Như Lai Tạng.

Như Lai Tạng văn cũng có ba đoạn. Đoạn thứ nhất nói tạng có ba ý nghĩa, tạng có ý nghĩa là “Sở Nhiếp”, có ý nghĩa là “Che Đậy”, có ý nghĩa là “Năng Nhiếp”.

Cái gì gọi là nhiếp? Nhiếp là nhiếp thọ, việc này hiện tại rất dễ dàng hiểu được. Bạn xem, hiện tại di động và máy hình loại nhỏ quá phổ biến, chúng ta đi ra ngoài gần như mỗi người trên mình đều có mang theo, khi chụp thì cảnh chụp được cất vào trong đó. Máy chụp hình chính là Tạng, đem tất cả hiện tượng bên ngoài gom cất vào trong đó. Nhiếp có ý nghĩa nhiếp thọ, có ý nghĩa nhiếp trì.

Phía trước đã nói sở nhiếp, chúng ta đã học qua, chúng ta tiếp theo học “ẩn phú chi nghĩa”. Cái gì gọi là ẩn phú? Chân như, chính là Phật nói “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”, khi trí tuệ đức tướng Như Lai ở trong phiền não. Ai có phiền não? Chúng sanh sáu cõi có phiền não. Khi có phiền não thì sẽ không thấy tánh đức Như Lai, phiền não đã che mất nó. Thông thường chúng ta nói được rõ ràng hơn một chút, che đậy giống như bạn dùng cái nắp đậy lại. Che đậy thì tánh đức của Như Lai liền không thể hiện tiền, vào lúc này thì gọi là Như Lai Tạng, Như Lai ẩn  ngay trong phiền não. Cái ý này thì dễ hiểu. Không phải không có Như Lai, Như Lai chính là tự tánh thanh tịnh viên minh thể, là có, cái thứ này vĩnh viễn tồn tại, nó không phải là pháp sanh diệt, phía sau sẽ giảng được rõ ràng hơn, đây gọi là Như Lai Tạng. Cho nên nói “chúng sanh chi phiền não tạng Như Lai”, đó chính là phiền não của chúng sanh che mất đi Như Lai, gọi là Như Lai Tạng. Trên kinh Thắng Man nói vô lượng phiền não che mất đi Như Lai Tạng đều là nói cái ý này. Chúng sanh sáu cõi bị phiền não vô lượng che mất đi Như Lai Tạng, Như Lai bị phiền não trói buộc, chướng ngại mất, trí tuệ đức tướng của Như lai không thể hiện tiền. Trí tuệ là tự tánh vốn có, không phải từ bên ngoài đến. Đức cũng không phải từ bên ngoài đến, cho nên gọi là tánh đức.

Tánh đức là gì vậy? Tánh đức dùng một câu đơn giản nhất để nói chính là ái. Nhà Phật nói ái sợ người thông thường hiểu lầm, bởi vì trong ái có tình. Có tình chấp chính là phiền não, không phải ái chân thật. Ái chân thật là trí tuệ, là lý tánh, cho nên nó không có phiền não. Do đó Phật dùng một danh từ khác để nói gọi là từ bi. Các vị phải nên biết từ bi chính là yêu, yêu chính là từ bi, vì sao gọi là từ bi? Trong từ bi không có tình chấp, cũng chính là nói không có phân biệt, không có chấp trước, đó gọi là từ bi. Ái không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là từ bi; có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì từ bi gọi là ái. Hai chữ này phải phân biệt rõ ràng, không nên sanh ra hiểu lầm. Cho nên Phật pháp gọi là đại từ đại bi, người thế gian chúng ta gọi là đại ái. Đại ái cùng đại từ đại bi là có khác biệt. Đại ái vẫn là có phân biệt, có chấp trước. Có phân biệt, có chấp trước, cái ái có lớn hơn cũng không thoát khỏi sáu cõi luân hồi, vì sao vậy? Sáu cõi luân hồi là do chấp trước mà biến hiện ra, chỉ cần có chấp trước liền có luân hồi, hôm nào đem chấp trước tất cả pháp thế xuất thế gian trừ hết thì luân hồi không còn.

Luân hồi không còn thì xuất hiện cái gì? Xuất hiện pháp giới bốn thánh, chính là pháp giới Thanh Văn, pháp giới Duyên Giác, pháp giới Bồ-tát, pháp giới Phật, chúng ta gọi là pháp giới bốn thánh, cái cảnh giới này xuất hiện. Cái cảnh giới này tốt, là Cõi Phương Tiện Hưu Dư của Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng ta cũng có thể gọi cõi đó là Tịnh Độ. Sáu đường là uế độ, là ô nhiễm, pháp giới bốn thánh là thanh tịnh. Trong sáu cõi có thiện ác có khổ vui, trong pháp giới bốn thánh không có thiện ác, hay nói cách khác, cũng không có khổ vui, gọi là Tịnh Độ, thế nhưng nó vẫn chưa được thanh tịnh, gần giống thôi, rất gần với Tịnh Độ của Phật. Khác biệt ở đâu vậy? Họ vẫn còn khởi tâm động niệm, vẫn là còn có vọng tưởng, họ không có phân biệt chấp trước. Lúc nào họ đoạn hết vọng tưởng, không khởi tâm không động niệm, thì đó thật là Tịnh Độ hiện tiền, pháp giới bốn thánh cũng không có. Cho nên mười pháp giới không phải là thật, không khởi tâm không động niệm nó thảy đều không thấy. Thật giống như nằm mộng vậy, khởi tâm động niệm là đang nằm mộng, không khởi tâm không động niệm là từ trong mộng tỉnh dậy. Sau khi tỉnh lại rồi thì mười pháp giới cũng không còn, xuất hiện ra là gì? Xuất hiện Tịnh Độ chân thật. Tịnh Độ chúng ta gọi là Thường Tịch Quang Tịnh Độ, đó là thật, vĩnh hằng bất diệt. Thường Tịch Quang tuy là không có hiện tượng vật chất, không có hiện tượng tinh thần, nhưng nó có thể sanh hiện tượng vật chất, có thể sanh hiện tượng tinh thần, cho nên cũng có thể gọi là Như Lai Tạng.

Như Lai Tạng là gì? Tạng chứa của nó có mười pháp giới y chánh trang nghiêm, gặp được duyên nó liền khởi hiện hành, không có duyên nó không khởi hiện hành, cho nên ý nghĩa của danh từ Như Lai Tạng này thì rất sâu rất rộng, có rất nhiều cách nói. Lại nói rằng “Như thị Như Lai, pháp thân bất ly phiền não tạng, danh Như Lai Tạng”. Giác ngộ rồi thì gọi là pháp thân, chưa giác ngộ thì gọi là Như Lai Tạng. Hiện tại chúng ta mê mà không giác, ở trong Phật pháp gọi thân người chúng ta là Như Lai Tạng. Như đại sư Huệ Năng giác ngộ rồi, đối với ngài mà nói thì không gọi là Như Lai Tạng, gọi là gì? Gọi là pháp thân. Cái gì là pháp thân? Ngài thật đã nhận biết, thật đã khẳng định tận hư không khắp pháp giới, vạn sư vạn vật cùng với chính mình là một thể, đó gọi là pháp thân. Hiện tại chúng ta không có cái nhận biết này, tuy là trên kinh Phật nói rộng nói hẹp, chúng ta cũng đọc qua mấy mươi năm, nghe qua mấy mươi năm vẫn cứ không thừa nhận. Tôi là tôi, bạn là bạn, sơn hà đại địa là sơn hà đại địa, làm sao sơn hà đại địa cũng là ta? Chúng ta không thừa nhận! Không thừa nhận chính là chúng ta có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nghiêm trọng, cho nên không thừa nhận.

Tại vì sao Đại sư Huệ Năng ngài thừa nhận? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của ngài thảy đều buông bỏ. Buông bỏ thì là như vậy, mới biết được cả thảy vũ trụ cùng chính mình là một không phải là hai, đó gọi là pháp thân. Cái thân đó thì lớn, khắp pháp giới hư không giới là thân của chính mình, cho nên pháp thân không có sanh diệt. Cái thân này của chúng ta có sanh diệt, pháp thân thì không có sanh diệt, pháp thân là chính mình chân thật. Chỗ này từ từ mà cầu chứng. Chứng được pháp thân thì không gọi bạn là phàm phu, người ta gọi bạn là gì? Gọi bạn là Phật, cao hơn một cấp so với Bồ-tát. Bồ-tát trong mười pháp giới chưa chứng được pháp thân, Phật trong mười pháp giới cũng chưa chứng được pháp thân. Chứng được pháp thân thì mười pháp giới không còn, từ trong mười pháp giới tỉnh dậy. Chư Phật Như Lai trong cõi Thật Báo Trang Nghiêm, những vị trong đó mỗi mỗi đều chứng được pháp thân, trong kinh Hoa Nghiêm gọi họ là Pháp thân Bồ-tát, pháp thân đại sĩ; trong kinh Kim Cang Bát Nhã, Thích Ca Mâu Ni Phật gọi họ là “chư Phật”, chư Phật Như Lai, đó là thật không phải là giả. Chúng ta đối với những sự tướng này, đối với những đạo lý này từ từ chúng ta hiểu rõ. Hiện tại công phu còn kém khuyết, công phu tu hành chưa đến nơi. Công phu là gì vậy? Công phu chính là buông bỏ. Sau khi thật hiểu rõ rồi, ở ngay trong đời sống thường ngày, trong công việc, đối nhân xử thế tiếp vật thì chúng ta nhất định phải nỗ lực học tập nhìn thấu buông bỏ.

Nhìn thấu là gì? Hiểu rõ chân tướng sự thật, không còn chấp trước những việc này nữa, với mọi người mọi việc với tất cả vạn vật đều không còn chấp trước, chăm chỉ ở trong kinh điển mà học tập, xem qua chư Phật Bồ-tát các ngài làm thế nào để sống, làm thế nào để làm việc, chúng ta có thể vào được cảnh giới của các ngài thì hoàn toàn chính xác. Nếu như đều buông bỏ, sự việc mà Phật làm mỗi ngày là giúp đỡ tất cả chúng sanh lìa khổ được vui. Tại vì sao phải làm? Người thế gian này chúng ta làm việc là vì cái gì? Vì báo đáp. Không có báo đáp bạn có chịu làm hay không? Bạn không chịu đi làm, luôn là vì danh lợi, luôn có một nguyên nhân. Chư Phật Bồ-tát ở trong mười pháp giới giáo hoá tất cả chúng sanh không cần báo đáp, cũng không cần danh vọng lợi dưỡng, các ngài dựa vào cái gì? Xin nói với các vị đó chính là từ bi, các ngài biết được cả thảy vũ trụ tất cả các pháp cùng với chính mình là một thể, cho nên họ tự nhiên tự tại rất dụng tâm để làm, làm đến tốt đẹp nhất mà không cần báo đáp, vì sao vậy? Một thể thì còn nói gì đến báo đáp! Trong tay trái này của tôi bị đau, tay mặt xoa xoa nó an ủi nó, tay trái có cần báo đáp hay không? Vì sao nó không cần báo đáp? Một thể. Hiện tại chúng ta chỉ biết thân thể, tứ chi ngũ quan là một thể, không biết được cả thảy vũ trụ cùng với chính mình là một thể, không biết được việc này. Cho nên, chân thật giác ngộ khế nhập cảnh giới Phật, họ biết được cả thảy vũ trụ cùng với ta là một thể. Làm sao họ có được cái nhận biết này?

Bạn xem thiên văn chương này trước nói thể, một thể, sau đó nói nhị dụng. Nhị dụng là gì? Nhị dụng là sanh ra thay đổi, cũng giống Thái Cực mà đạo Gia Trung Quốc đã nói, nhất thể là Thái Cực, nhị dụng thì có âm dương, liền khởi lên biến hoá. Thái Cực sanh nhị nghĩa, âm dương, âm dương sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, bát quái sanh vạn vật, đó là Đạo gia Trung Quốc nói. Thiên văn chương này cũng không kém, thế nhưng nói được rất là tinh tế, từ nhất thể khởi nhị dụng, trong nhị dụng có ba loại đặc tính châu biến của nó. Đó là những thứ khác chưa nói đến, đó là Phật pháp nói, nói được quá hay, làm cho rất nhiều nghi hoặc của chúng ta được trừ sạch. Cho nên chúng ta khẳng định Phật pháp đại thừa là triết học cao đẳng, là khoa học cao đẳng. Khoa học cùng triết học ngày nay cũng không giải quyết được vấn đề, đều là ở trong Phật kinh giải quyết được. Thế nhưng Phật kinh chân thật là pháp khó tin, không dễ gì tin tưởng, điều kiện để tin là có thiện căn phước đức nhân duyên, chưa có thiện căn sâu dày thì bạn không cách gì lý giải. Phật là khoa học, đặc sắc của khoa học là nói chứng cứ, bạn phải chứng minh được nó. Phật pháp là dạy bạn mọi thứ đều chứng thật. Bạn thấy ngài Thanh Lương giảng Hoa Nghiêm cho chúng ta, ngài liền lập bốn phần “tín-giải-hành-chứng”, vậy không khoa học sao!

Cái thứ nhất là có thể tin, cái tín tâm này bạn làm sao có thể sanh khởi? Sau khi sanh được tín tâm rồi, không thể nói tin rồi thì xong, không phải vậy, không như các tôn giáo khác tin thì được cứu, Phật pháp thì không thể. Sau khi tin rồi bạn phải lý giải, vậy thì bạn phải học tập. Lý giải chính là nhìn thấu. Sau khi giải rồi bạn phải hành, hành thực tế ra chính là buông bỏ. Sau khi hành rồi bạn phải chứng, chứng cái gì? Cái bạn tin, cái bạn hiểu, cái bạn làm đều là “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”, đó chính là một thể. Người Trung Quốc chúng ta cũng nói, thế nhưng không nói được rõ ràng tường tận như Phật. Người Trung Quốc nói tánh người vốn thiện. Vốn thiện có ý nghĩa của tự tánh thanh tịnh viên minh thể. Người Trung Quốc nói bổn tánh, đem trí tuệ viên minh dùng một chữ để đại biểu là thiện, cho nên cái chữ thiện đó không phải thiện của thiện ác, chữ thiện đó là đại viên mãn, trí tuệ viên mãn, đức tướng viên mãn đó gọi là thiện. Cho nên thánh nhân đông phương khác với những nhà triết học nhà khoa học Tây phương, có chỗ giống, không phải hoàn toàn giống. Chúng ta phải nên rõ ràng tường tận, phải chăm chỉ nỗ lực học tập. Cho nên sanh làm người đông phương, nhất là sanh làm người Trung Quốc, cái duyên phận này hy hữu không gì bằng, có được duyên phận tu hành chứng quả ở ngay trong đó.

Trong Lý Thú Bát Nhã kinh có một câu nói cùng với cái ý phía trước hoàn toàn giống nhau: “tất cả hữu tình đều có Như Lai Tạng”, trong kinh Hoa Nghiêm nói “tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật”, cái ý này đều giống nhau. Hữu tình là chúng sanh phàm phu sáu cõi. Chúng sanh sáu cõi có Như Lai, có trí tuệ đức tướng Như Lai, thế nhưng bị phiền não che mất, bị phiền não trói buộc, nó tuy có nhưng không khởi được tác dụng. Thực tế thì lời nói này rất khó nói, bạn nói nó không khởi tác dụng cũng nói không thông, nó vẫn là khởi tác dụng. Khởi tác dụng gì vậy? Khởi tác dụng của phiền não. Ngộ rồi thì khởi tác dụng là khởi tác dụng của trí tuệ, khi mê thì trí tuệ không có, ẩn mất trí tuệ, phiền não khởi lên. Kỳ thật phiền não chính là trí tuệ, trí tuệ đã biến hình, trí tuệ vặn cong thì biến thành phiền não, cho nên phiền não cùng trí tuệ là một sự việc, khi giác ngộ thì gọi nó là trí tuệ, khi mê hoặc điên đảo thì gọi nó là phiền não. Cho nên phiền não có nên đoạn hay không? Không nên đoạn, phiền não đoạn rồi thì không có trí tuệ, thì làm sao có thể đoạn được chứ! Cho nên trong đại thừa giáo nói “chuyển phiền não thành Bồ Đề”, cái chữ chuyển này dùng rất hay, nó không phải đoạn, nó là chuyển biến. Chuyển cái gì? Chuyển mê thành ngộ, phiền não liền biến thành Bồ Đề, xin nói với các vị là sanh tử cũng không còn, sanh tử thì biến thành Niết Bàn. Niết Bàn là tiếng Ấn Độ, ý nghĩa là không sanh không diệt. Chân thật con người không sanh không diệt, khi mê rồi giống như có sanh có diệt, khi ngộ rồi thì không còn, ngộ rồi gọi là Đại Niết Bàn. Khi đại sư Huệ Năng khai ngộ, ngài nói “nào ngờ  tự tánh vốn không sanh diệt”. Vốn không sanh diệt chính là Đại Bát Niết Bàn, cho nên trong đại thừa giáo chúng ta thường hay xem thấy cách nói này, phiền não tức Bát Nhã, sanh tử tức Niết Bàn, là một không phải hai, luôn khác nhau ở chỗ mê ngộ, cho nên Phật dùng rất nhiều danh từ để hình dung ra nó, để giúp cho chúng ta giác ngộ. Dùng rất nhiều danh tướng có dụng ý rất sâu, dùng một cái thì sợ chúng ta chấp trước, dùng rất nhiều chính là bảo bạn không nên chấp trước cái danh tướng, bạn hiểu được ý nghĩa của tướng danh tự thì tốt, nhưng không nên chấp trước cái tướng danh tự, cho nên nói ra rất nhiều tướng danh tự. Đó là khéo léo của Phật Đà khi giảng kinh giáo học, là pháp phương tiện.

Phía sau lại nói, hơn nữa nói được rõ ràng, chân tánh Như Lai Tạng chân thật ở ngay trong đó. Cái chân tánh này, Như Lai Tạng chân thật ở ngay bên trong, ngay bên trong phiền não, bị phiền não trói buộc nên gọi “Như Lai Tạng”. “Tất cả chúng sanh giai hữu chân lý cố”, chân lý chính là Như Lai, chân lý chính là tự tánh, chân lý chính là Chân Như, tất cả chúng sanh đều có, cho nên từ chân lý mà nói thì tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật. Trong kinh Thắng Man cũng có một câu như vậy: “Như Lai tánh trụ tại đạo tiền vi phiền não ẩn phú, chúng sanh bất kiến cố danh tạng, thị chúng sanh tạng Như Lai dã”. Lời nói này rất hay. Như Lai tánh chính là tự tánh, chính là tự tánh thanh tịnh viên minh thể mà chỗ này đã nói, chính là Thế Tôn đã nói trong Hoa Nghiêm “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai”.

“Trụ tại đạo tiền”, đạo tiền là bạn vẫn chưa thành đạo, vẫn chưa chứng quả, bạn hiện tại đang tu hành, bạn vẫn chưa chứng được tự tánh, hoặc giả dùng lời nói của thiền tông là bạn vẫn chưa kiến tánh, tuy là mỗi ngày bạn đang tu mà vẫn chưa kiến tánh. Trước khi chưa có kiến tánh, trí tuệ đức tướng trong tự tánh của bạn chưa xuất hiện, bị phiền não che mất, chúng sanh không thấy đó gọi là tạng. Tạng là cái ý này. Chúng ta không phải không có, là ẩn ở bên trong đó, ẩn ở bên trong phiền não, cho nên “chúng sanh tạng Như Lai dã”. Phàm phu sáu cõi chính là tình hình này. Lúc nào phiền não không còn, đem phiền não buông bỏ, Như Lai Tạng liền hiện tiền. Khi vừa hiện tiền thì gọi là pháp thân, thì bạn chứng được pháp thân, vì sao vậy? Trí tuệ này vừa hiện tiền thì bạn liền khẳng định khắp pháp giới hư không giới là chính mình. Trong Thiền tông ngữ lục có một câu nói như vậy, con người này tham thiền khai ngộ rồi thì là cảnh giới gì vậy? Họ nói, khắp pháp giới hư không giới là “Sa môn nhất song nhãn”, bạn nghĩ xem đây là cái ý gì vậy? Là một thể, khẳng định thừa nhận khắp pháp giới hư không giới giống như cặp mắt của ta vậy, một thể. Một thể thì trí tuệ vô lượng trong tự tánh hiện tiền, đức năng vô lượng hiện tiền, tướng hảo vô lượng hiện tiền, đó là trong tự tánh vốn có, là trí tuệ, không phải là tri thức. Có đức hạnh, đức hạnh viên mãn, trong tự nhiên cùng với mười pháp giới y chánh trang nghiêm khởi lên tác dụng cảm ứng tương thông. Hiện tại chúng ta không nói chúng sanh hữu tình, chúng ta nói Y Chánh Trang Nghiêm, phạm vi này rất lớn, vì sao vậy? Họ cùng với sơn hà đại địa, cỏ cây hoa lá thảy đều có cảm ứng. Đó là gì vậy? Đó là đức, tánh đức viên mãn, họ có trí tuệ viên mãn, khi khởi tác dụng có thể giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, đó là trí huệ. Biểu hiện ở đâu vậy? Biểu hiện ở ngay trong cuộc sống thường ngày.

Chúng ta ở đoạn sau của kinh Hoa Nghiêm xem thấy 53 tham, Thiện Tài Đồng Tử 53 lần tham học, không luận là Thiện Tài, không luận là thiện tri thức nào mà ngài tham phỏng, lời nói việc làm của họ đều là biểu hiện trí tuệ viên mãn. Ngay Thắng Nhiệt Bà La Môn, Cam Lồ Hoả Vương biểu hiện ra đều là trí tuệ. Chỗ này chúng ta không dễ hiểu, triển khai ra là tướng hảo viên mãn, đây gọi là thiện, đây gọi là bản tánh vốn thiện. Cái nghĩa của che đây chỉ giới thiệu đến đây.

Lại xem tiếp đoạn thứ ba, ý nghĩa của năng nhiếp. Chân như ở ngay trong phiền não, hàm nhiếp Như Lai tất cả công đức quả địa nên gọi là Như Lai Tạng. Đó chính là vừa rồi mới nói, nó hàm nhiếp tất cả công đức quả địa Như Lai, đó chính là Phật đã nói trên Kinh Hoa Nghiêm “tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ Như Lai”, vậy chúng ta giản lược mà nói là trí tuệ viên mãn, đức hạnh viên mãn, tài nghệ viên mãn, tướng hảo viên mãn. Tướng hảo này thông thường người Trung Quốc chúng ta gọi là phước báo, phước báo viên mãn, trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, cho nên đức hạnh là trong tự tánh vốn có, trái đức là trong tự tánh không có. Những gì là tánh đức? Phía trước chúng ta nói ái là tánh đức.

Đức thứ nhất, người Trung Quốc nói hiếu là đức thứ nhất trong tánh đức. Hiếu là gì vậy? Hiếu chính là ái. Những văn tự này của Trung Quốc, trên toàn  thế giới, bao gồm tất cả dân tộc quốc gia cũng tìm không thấy, văn tự Trung Quốc là phù hiệu trí tuệ, cho dù bạn không đọc ra, thế nhưng bạn xem cái dáng vẻ của nó bạn cũng có thể hiểu được cái ý nghĩa của nó, đó là phù hiệu trí tuệ. Chữ hiếu, nửa chữ trên là chữ lão, nửa chữ dưới là tử, bạn thử nghĩ xem đây là cái ý gì? Chữ lão là đời trước, chữ tử là đời sau, người hiện tại gọi là cách nhau. Cách nhau thì bất hiếu, hiếu sẽ không có. Hiếu thì không có cách nhau, là một thể, đời trước vẫn còn đời trước nữa, đời sau vẫn còn đời sau nữa, đây chính là nói quá khứ vô thỉ vị lai vô cùng là một thể. Người nước ngoài xem thấy người Trung Quốc cúng tế tổ tiên, họ ngơ ngác không hiểu. Tổ tiên bạn không thấy qua, nghe nói là mấy trăm năm, mấy ngàn năm rồi, bạn cúng họ để làm gì? Thế nhưng ở người Trung Quốc hiếu là gì vậy? Mấy ngàn năm, mấy vạn năm, mấy trăm vạn năm, mấy trăm triệu năm luôn là một thể.

Trung Quốc có văn tự là từ Hoàng Đế mới bắt đầu có văn tự ghi chép, không quá 4500 năm, trước khi chưa có văn tự là truyền miệng. Truyền miệng, hiện tại mọi người đều khẳng định là con cháu Diêm Hoàng. Vậy thì truy ngược đến Phục Hy, Thần Nông; Phục Hy,Thần Nông đại khái cách với Hoàng Đế cũng là cả ngàn năm, việc này thì không có văn tự ghi chép, cho nên chúng ta thường nói có 5000 năm lịch sử. Trước 5000 năm có hay không có? Đương nhiên có! Không có thì từ đâu mà ra? Cho nên bạn truy ngược về trước, chúng ta truy ngược lên một trăm vạn năm, hai trăm vạn năm, con cháu Diêm Hoàng diễn biến đến hiện tại trở thành dân tộc Trung Hoa. Cho nên ngày trước tôi thường hay nghĩ đến, trong Bách Gia Tánh có hơn bốn trăm họ, tôi cho rằng đều là người một nhà, hiện tại gọi là Hán tộc, đó là người một nhà. Diễn biến sau mấy ngàn năm chân thật là cành lá xum sê, một dân tộc lớn đến như vậy, đồng một tổ tiên. Cho nên hiếu là tánh đức, từ hiếu mà diễn biến ra. Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, Nhân ái, Hoà bình thảy đều là tánh đức. Thiên tính của bạn vốn dĩ đều có sẵn, do vì hiện tại đều quên hết, người hiện tại bất hiếu, bất để, vô lễ, thậm chí ngay đến sỉ nhục cũng không biết, không biết hổ thẹn là gì. Đó là vì sao? Không có người dạy. Nếu như có người dạy thì rất nhanh sẽ hoán tỉnh họ.

Chúng ta trong hai ba năm gần đây, ở Thang Trì Trung Quốc thành lập giáo học Đệ Tử Qui, thực tế làm cho chúng ta cảm thấy kinh ngạc. Nhóm thầy giáo này nhiệt tâm dạy học, dạy được chỉ ba tháng thì tánh đức con người liền hiển lộ ra, làm cho chúng ta vô cùng cảm động, họ hiểu được hiếu để, hiểu được lễ nghĩa, đều có thể biểu hiện ngay trong đời sống. Trước tiên biểu hiện ra khiêm tốn, chính mình khiêm tốn, tôn kính đối với người khác, có lễ mạo đối với người khác, nhìn thấy bất cứ người nào đều là hoà nhã vui vẻ, đều có thể cúi chào 90 độ. Đây là trong tự tánh vốn có, không phải do học được, cho nên nó là tánh đức. Từ trong những đức hạnh này bạn liền thấy được trí tuệ của họ, bạn cũng thấy ra được phước báo của họ, không có thứ nào không viên mãn, cho nên tất cả chúng sanh đích thực vốn dĩ là Phật, vốn dĩ thành Phật, chỉ là hiện tại nhất thời mê hoặc mà thôi. Cho nên chúng ta thông qua cái kinh nghiệm này, khẳng định tánh người vốn thiện, hơn nữa khẳng định nhân dân rất là dễ dạy, vậy bạn không dạy thì sai. Nếu bạn đi dạy họ, thì mỗi người đều sẽ là thánh hiền, người người đều là Phật Bồ-tát. Trong Triêm Sát Kinh có cách nói như vầy: “Phục thứ, bỉ tâm danh Như Lai Tạng,  Sở vị cụ túc vô lượng vô biên bất khả tư nghị vô lậu thanh tịnh chi nghiệp”. Cái “bỉ tâm” này chính là tâm chúng sanh, chính là tâm hiện tiền của chúng ta. Cái tâm hiện tiền này của chúng ta phiền não trùng trùng, vọng tưởng triền miên, thế nhưng chân như bổn tánh ở ngay trong đó, cho nên họ đầy đủ vô lượng vô biên nghiệp vô lậu thanh tịnh không thể nghĩ bàn. Câu này là nói ai? Câu này là nói chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ-tát. Nghiệp là tạo nghiệp, nghiệp là tạo tác. Sự nghiệp của Phật Bồ-tát là gì? Là ở mười pháp giới hiện thân nói pháp, giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, đó là nghiệp thanh tịnh vô lậu. Lậu là đại danh từ của phiền não, vô lậu chính là hành vi tạo tác của họ không hề khởi tâm động niệm, không hề phân biệt, chấp trước. Lại nói rõ hơn một chút, thô thiển hơn một chút, họ không có tự tư tự lợi, họ không có danh vọng lợi dưỡng, họ không có tham sân si mạn, họ làm được rất tích cực. Không có thứ gì hết vì sao họ lại tích cực đến như vậy? Vừa rồi mới nói bởi vì họ biết khắp pháp giới hư không giới tất cả chúng sanh cùng với chính mình là một thể, cho nên sức mạnh thúc đẩy là đồng thể đại bi, cùng một thể nên tâm từ bi sanh ra; vô duyên đại từ, vì tất cả chúng sanh phục vụ không có điều kiện, không có bất cứ mong cầu nào. Đó là chư Phật Bồ-tát, chúng ta tuy là chưa chứng được cảnh giới này, chúng ta phải nên chăm chỉ nỗ lực mà học tập, vậy thì đúng, đây gọi là học Phật.

Cho nên chúng ta luôn phải ghi nhớ, học Phật thì Thích Ca Mâu Ni Phật là tấm gương tốt của chúng ta, chúng ta phải nỗ lực học tập với ngài, học được càng giống với ngài càng tốt, vậy thì đúng. Nếu như chúng ta chỉ học kinh giáo, học dáng vẻ, dáng vẻ là hình thức, rất nhiều! Có dáng vẻ của thiền, có dáng vẻ trì giới, có dáng vẻ giảng kinh, có dáng vẻ niệm Phật, dáng vẻ rất nhiều! Tuy là có cái hình thức này, nhưng chính mình vẫn là tự tư tự lợi, vẫn là có danh vọng lợi dưỡng, vẫn là có tham sân si mạn, đó là gì? Đó gọi là Phật học, làm hình thức đều là thuộc về Phật học, có dùng được hay không? Không thể nói không dùng, được lợi ích gì vậy? Kết thiện duyên với Phật, cả đời này không thể giải quyết được vấn đề liễu sanh tử, chứng Bồ Đề, cái vấn đề này thì không có phần, vẫn là ở trong sáu cõi. Nếu như thiện tâm thiện hạnh của bạn, ở trong sáu cõi đời sau sanh vào ba đường thiện, như vậy mà thôi. Nếu như tâm hạnh của bạn bất thiện, cho dù có biểu hiện hình thức Phật, đời sau vẫn là phải đọa vào ba đường. Những sự lý này không thể không rõ ràng, không thể không tường tận, nếu không thì chúng ta học Phật sẽ đi sai đường.

Làm thế nào mới không sai? Học Phật phải học Thích Ca Mâu Ni Phật, ngài làm ra tấm gương cho chúng ta xem; học Nho phải học Khổng Phu Tử, phải học Mạnh Phu Tử, họ cũng làm ra tấm gương tốt cho chúng ta xem, vậy thì đúng rồi. Phải giống! Học Nho phải giống Khổng Tử, học Phật phải giống Thích Ca Mâu Ni Phật, người người đều có thể học được, tuyệt đối không phải chỉ một mình ngài Khổng Tử làm được, mà không thể nào có Khổng Tử thứ hai, tuyệt đối không phải chỉ một mình Thích Ca mà sẽ không có Thích Ca thứ hai, không hề có đạo lý này. Phu tử đã từng nói qua, người người có thể làm Nghiêu Thuấn. Nghiêu Thuấn là đại thánh nhân, Khổng Mạnh chính là lấy Nghiêu Thuấn làm tấm gương để học tập. Họ học được đến nơi, họ học được rất thành công, cũng trở thành đại thánh đại hiền. Trong tổ sư đại đức nhiều đời của chúng ta có không ít người học Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng học được rất thành công, cho nên chúng ta phải lập chí, chúng ta phải phát tâm, phải nỗ lực hướng đến Phật Bồ-tát, hướng đến thánh hiền mà học tập. Cái tốt của học tập nói không hết, chỗ tốt bạn không cách gì tưởng tượng đến được.

Tôi học Phật là do tiên sinh Đông Phương Mỹ giới thiệu, về trước không biết được, cho rằng Phật là tôn giáo, là mê tín, không tiếp xúc. Tôi học triết học với lão sư Phương, lão sư Phương nói với tôi Thích Ca Mâu Ni Phật là nhà đại triết học, là thánh triết, triết học Phật kinh là đỉnh cao nhất trong triết học trên toàn thế giới, học Phật là hưởng thụ cao nhất của nhân sanh. Những lời nói này rất chấn động, sau khi nghe rồi tôi mới thay đổi quan niệm của mình, tôi biết được Phật không phải là tôn giáo như thông thường mọi người nói, trong đó có triết học cao nhất. Học được nhiều năm đến như vậy mới biết, không những có triết học cao nhất, có khoa học cao nhất, mà Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tất cả pháp thế xuất thế gian đều bao gồm trong đó, có đủ thứ kỳ lạ. Bộ kinh này mọi người chúng ta cùng nhau học tập, đã dùng hết hơn bốn ngàn giờ, tiến độ được bao nhiêu? Cũng sắp gần một phần năm. Nếu như theo tiến độ này thì học hết toàn kinh còn cần phải hai mươi ngàn giờ nữa. Các vị thử nghĩ xem, những khoa học thế gian này còn có thể so sánh được lớn hơn, nếu tính học phần thì phải bao nhiêu học phần? Thứ tốt đến như vậy, bị người khác gán cho mê tín, tôn giáo, làm cho rất nhiều những người chân thật có thiện căn phước đức không thể tiếp cận, mất đi cái duyên, thật đáng tiếc. Cho nên tôi cảm tạ lão sư, nếu như không phải lão sư nhắc nhở, cả đời này của tôi cũng không thể gặp được. Sau khi tiếp xúc rồi mới biết được là tốt, mới chân thật phát tâm hướng đến Thích Ca Mâu Ni Phật học tập, đi con đường này của ngài. Con đường này đích thực là con đường hạnh phúc cao nhất của nhân sanh.

Phía sau ngài nêu ra Khởi Tín Luận. Trên Khởi Tín Luận nói “Như Lai Tạng cụ túc vô lượng tánh công đức cố”, kỳ thật câu nói này chính là đại sư Huệ Năng khai ngộ nói “nào ngờ tự tánh vốn sẵn đầy đủ”, ý nghĩa câu trên cùng với câu nói này là hoàn toàn giống nhau. Phía sau lại nói “Tạng”, tạng là cái ý gì? Tạng là ý nghĩa của “kho tàng”, phía trước chúng ta cũng đã nói qua, bao gồm tất cả công đức của chư Phật ở ngay trong đó, chính là gồm thâu ở ngay trong đó, nên gọi là “Như Lai Tạng”. “Hiện hành công đức vị năng khởi cố bất danh pháp thân”, cái ý nghĩa này rất hoàn chỉnh, đây là ở vị trí phàm phu, công đức hiện hành không thể hiện tiền, cho nên không gọi là pháp thân. Vậy thì chúng ta liền biết, khi mê thì gọi là Như Lai Tạng, khi giác ngộ liền chứng được pháp thân, vì sao vậy? Trong Như Lai Tạng vô lượng công đức đều hiện tiền, chư Phật bao gồm tất cả công đức đều hiện tiền, nó khởi tác dụng, đều hiện ngay trong cuộc sống, đều hiện ngay trong công việc, đối nhân xử thế tiếp vật tràn đầy trí tuệ, đức tướng, tướng hảo, đó chính là Phật, chứng được pháp thân thì gọi là Phật.

Phía sau trong Khởi Tín Luận Nghĩa Ký nói: “Ẩn thời năng xuất sanh Như Lai danh Như Lai Tạng”. Ẩn thời là khi ẩn tàng, khi ẩn tàng thì Như Lai Tạng trong đó không sanh khởi. Không sanh khởi thế nhưng khi họ vừa giác ngộ thì liền sanh ra, Như Lai liền hiện tiền, cho nên gọi Như Lai Tạng, phía sau có câu trong ngoặc nói: “năng nhiếp cố xuất sanh dã”. Từ những cách nói này chúng ta dần dần đều hiểu rõ. Phía sau nói: “hiển thời vi vạn đức y chỉ danh vi pháp thân”. Cái ý này hay, chính là ẩn hiện. Khi ẩn thì gọi là Như Lai Tạng, khi hiện thì gọi là pháp thân, cho nên rất là tường tận nói với chúng ta trong kinh luận đều nói vấn đề này, ẩn hiện khác nhau, Pháp thân cùng Như Lai Tạng là hai mặt một thể. Đại ý của Như Lai Tạng chúng ta đều hiểu rõ sẽ có sự giúp đỡ rất tốt đối với chúng ta. Hiểu tường tận là nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu mới chịu buông bỏ, biết được công đức lợi ích của buông bỏ là không cách gì tưởng tượng. Không biết được chân tướng sự thật mà khuyên bạn buông bỏ, thì bạn không chịu buông bỏ, bạn sẽ cho rằng vừa buông bỏ thì tôi sẽ không còn thứ gì. Việc này cũng không thể trách mọi người, vì sao vậy? Dường như sự thật bày ra ngay trước mặt, không giống như Phật đã nói. Phật dạy chúng ta buông bỏ tiền của thì bạn được tiền của, bạn buông bỏ rồi, thật có được hay không? Không có được, đó là do nguyên nhân gì? Có phải Phật nói sai không? Phật không hề nói sai, chúng ta hiểu sai cái ý của Phật, chúng ta chưa buông bỏ, chính mình cho rằng buông bỏ kỳ thật chưa buông bỏ, chúng ta ở nơi đó đầu cơ kiếm lợi, giống như buôn bán vậy, bạn bỏ ra một đồng ngày mai liền kiếm được một vạn đồng, Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng, một vốn vạn lời. Tâm cầu may, dùng cái tâm đầu cơ kiếm lợi để học Phật thì bạn làm sao có thể có thành tựu, thì bạn làm sao có thể có cảm ứng? Làm gì có loại đạo lý này. Trong đây có một nguyên lý, có một chân lý, chính là nhìn thấu buông bỏ của chúng ta phải tương ưng với tánh đức thì mới có thể khởi được tác dụng. Chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ đó là giác ngộ. Buông bỏ cái gì bạn mới thật giác ngộ? Buông bỏ bất hiếu cha mẹ, buông bỏ bất kính cha mẹ, bởi vì bất hiếu bất kính là phiền não, không phải là tánh đức, hiếu cha mẹ kính cha mẹ là tánh đức. Tánh đức tương ưng với trí tuệ đức tướng của tự tánh nên khởi tác dụng cảm ứng đạo giao. Phật thật là không hề nói sai, chúng ta chính mình nghe kinh đọc kinh, chúng ta đem cái ý nghĩa của Phật nghĩ sai, hiểu sai.

Vì sao có thể sai vậy? Tâm của ta vốn dĩ là sai, nó là vọng tâm không phải chân tâm. Chân tâm, bạn nghe kinh, bạn nghe pháp thì cái bạn được chân thật là chánh tri chánh kiến. Chúng ta không phải là chân tâm, nghe kinh thính pháp cái đạt được phần nhiều vẫn là tà tri tà kiến, cho nên đó mới gọi là thật khó, ai có thể buông bỏ được tự tư tự lợi? Thế nhưng chúng ta đều là phàm phu, hơn nữa căn tánh đều không nhạy bén, nên gọi là căn tánh trung hạ, chính tôi cũng là thuộc về căn tánh trung hạ. Làm thế nào mới có thể chuyển đổi lại được? Dần dần chuyển đổi, không nên gấp, cũng giống như một khúc gỗ ngâm ở trong nước, đã ngâm mấy mươi năm thẩm thấu rồi, chúng ta muốn hỏi, trong cái khúc gỗ này còn có lửa hay không? Còn có thể đốt cháy được hay không? Trong tánh của mộc có hàm chứa hỏa, khẳng định có thể đốt cháy, thế nhưng hiện tại nó bị ẩm ướt, có đốt thế nào cũng đốt không cháy, chỉ cần bạn có lòng nhẫn nại, bạn có thời gian dài, bạn từ từ mà đốt, một năm đốt không cháy thì hai năm, hai năm đốt không cháy thì ba năm, tôi tin tưởng có thể mười năm hai mươi năm thì khẳng định đốt cháy. Chính là phải có lòng nhẫn nại, phải có tâm bền vững, bám chặt không rời. Chúng ta học kinh giáo chính là đi qua quá trình này, cái nhân ban đầu đương nhiên vẫn là thiện căn của đời trước. Nhà Phật nói “thiện căn, phước đức, nhân duyên”, có thiện căn chính là bạn có thể tin hoặc sau khi tiếp xúc bạn có thể tin, có thể hiểu thì đó là thiện căn. Chịu thật làm thì đó chính là phước đức, gặp được duyên mới có thể đi trên con đường thành công. Chính mình trong đời quá khứ có được chút thiện căn, ở ngay trong một đời này có thể gặp được lão sư Phương đó là duyên, vừa giới thiệu chúng ta liền tin tưởng, liền chịu làm, đây chính là phước đức, là được rất là khổ cực, không thoái chuyển, mỗi ngày đọc kinh càng đọc càng có mùi vị. Mười năm đầu thật là rất khó, vì sao vậy? Mười năm đầu đọc không hiểu, có thể thể hội được ý này rất là nông cạn, cũng chính là chúng ta thường nói không có được pháp hỉ. Phu Tử đã nói “học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”, cái hoan hỉ đó bạn không có được, cũng chính là mười năm trước đều là rơi vào trong Phật học thường thức, không ngộ được nghĩa lý. Đó là một cửa ải rất khó qua. Cho nên luôn luôn đây là một cửa ải của người học Phật, nếu không thể đột phá thì thoái chuyển, thì không học, vậy thì không còn cách gì. Nếu như chịu học, bám chặt không rời, hai mươi năm, ba mươi năm khẳng định có chỗ ngộ, thì pháp hỉ hiện tiền, cũng chính là học Phật thưởng thức được mùi vị của Phật pháp gọi là pháp vị. Người xưa có một câu nói rất hay, nếu như bạn thưởng thức được pháp vị, họ nói “thế vị làm gì nồng như pháp vị!”. Thế vị là các loại khoái lạc của thế gian, mùi vị thế gian danh vọng lợi dưỡng năm dục sáu trần không thể so sánh với Phật pháp, vị của Phật pháp nồng hơn so với vị đó nhiều.

Trong Phật pháp có chân lạc. Thế vị năm dục sáu trần, danh vọng lợi dưỡng, những thứ này người thế gian cho rằng là vui, là có vui, cái vui đó như thứ gì vậy? Như bạch phiến, như chích xì ke, sau khi vui qua rồi thì buồn liền đến, vui cực sanh bi, nó có khổ. Không như Phật pháp, cái vui của Phật pháp là vĩnh hằng bất biến, đó là chân lạc. Vậy bạn cần phải thời gian rất dài, tâm bạn từ từ định lại. Tâm định liền khai trí tuệ.Trí tuệ khai rồi lại tiếp xúc Phật kinh, bạn sẽ xem thấy mỗi câu mỗi chữ đều vô lượng nghĩa, chúng ta khẳng định đích thực là vô lượng nghĩa. Việc này một chút cũng không giả, mỗi một chữ xuất sanh vô tận gọi là vô tận nghĩa, mỗi câu mỗi chữ vô tận nghĩa. Chúng ta tin tưởng dựa vào từ chỗ nào? Mỗi năm đều đọc bộ kinh này, mỗi năm đều có ý mới, lần trước đọc không hề thấy, lần này đọc ý nghĩa lại dâng lên, cho nên kinh này liền vĩnh viễn có hứng thú, đọc không biết chán, mỗi biến đều có ý mới, nó là sống, không phải là chết, cho nên đây chính là tánh đức, tánh đức tương ưng với nó. Nó có phải là tánh đức hay không? Nó là tánh đức. Bồ-tát Di Lặc nói rất hay “mỗi niệm thành hình, hình đều có thức”. Vì sao nó không phải là tánh đức. Niệm là tánh đức, trong niệm thành hình, hiện tượng vật chất là tánh đức, trong hiện tượng vật chất hàm chứa tinh thần vẫn là tánh đức, pháp vị vô cùng!  Có thể nếm được đến đây thì bạn vĩnh viễn sẽ không thoái chuyển, khó khăn gì cũng không làm khó được bạn, thế nhưng việc này cần phải có công phu trên 30 năm trở lên, bám chặt không rời, bạn mới có thể có được. Bạn không có công phu này thì không được, hơn nữa còn phải thật làm. Làm chính là y giáo phụng hành, ở trong kinh giáo Phật dạy chúng ta làm thế nào thì chúng ta thật làm, làm đầy đủ không bớt đi tí nào. Trước tiên là tự độ, chính mình được lợi ích. Chính mình được lợi ích mới có thể giúp đỡ người khác, chính mình không có được thì không cách gì giúp đỡ người khác, cho nên trước tiên phải thành tựu chính mình, tự lợi mới có thể lợi tha. Tự lợi chính là lợi tha, lợi tha chính là tự lợi, tự tha không hai, cho nên bạn liền sẽ rất nhiệt tâm, chân thật là đại từ đại bi nhiệt tâm vì tất cả chúng sanh phục vụ, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, bạn cũng sẽ không còn cảm thấy khổ cực, vì sao vậy? Đến cảnh giới đó dần dần sẽ không còn chấp trước ta, không còn chấp trước cái thân thể này của ta thì mỗi ngày làm việc không biết mệt. Ai mệt vậy? Ta mệt! Có ta thì sẽ mệt, không có ta thì sẽ không biết mệt. Vô ngã thì chân thật khế nhập cảnh giới của Phật Bồ-tát. Có ta thì người sẽ già sẽ suy yếu, vô ngã thì họ không già, thì họ cũng sẽ không suy yếu.

Có ta thì có sanh tử, thì có bệnh khổ, vô ngã thì ai bị bệnh, ai sanh tử? Không có! Việc này cũng là Phật thường nói trong kinh giáo đại thừa: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, cho nên học Phật ải đầu tiên là phá ngã chấp. Cái ải này khó, thế nhưng ngài đem nó để ở cái ải đầu tiên, ải thứ hai là biên kiến, chính là đối lập. Hiện tại chúng ta ở ngay trong quá trình học tập, sâu sắc có thể thể hội được, phá ngã chấp khó, thế nhưng nếu như chúng ta có thể buông bỏ đi khái niệm đối lập này, dễ hơn so với phá ngã chấp. Cho nên cách học của chính tôi là như vậy, trước tiên học không đối lập với bất cứ người nào, người khác đối lập với ta, còn ta thì không đối lập với họ, việc này rất tự tại, rất an vui; với người, với việc, với tất cả vạn vật không hề đối lập, tâm bình đẳng dần dần liền hiện tiền. Đối với mọi người là bình đẳng, không nên phân biệt, không nên chấp trước.

Trước tiên phải từ oán thân bình đẳng, đây là quan trọng nhất, đồng tu học Phật chúng ta thường nói oán thân trái chủ. Việc này không phải một đời này, quá khứ đời đời kiếp kiếp bạn kết oán với những chúng sanh, đó là thật có không phải là giả. Oan oan tương báo phiền não rất lớn, đây là chướng ngại lớn nhất của sự học Phật. Sát sanh, bạn thiếu người ta cái nợ mạng, thiếu nợ thì bạn phải trả nợ, oan oan tương báo không hề ngừng dứt, việc này là việc phiền não lớn nhất. Cho nên, học Phật nếu chúng ta muốn ở ngay trong một đời này thành tựu, mỗi giờ mỗi phút phải nhớ lấy oan thân trái chủ từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta phải đem công đức tu học của chính mình hồi hướng đến cho họ, hy vọng oán kết có thể hoá giải, chúng ta cùng đồng tu hành, cùng đồng vãng sanh Tịnh Độ, đồng thành Phật đạo, mỗi niệm không quên, thì trên đạo Bồ Đề mới có thể được thuận bườm xuôi gió, chướng ngại này mới có thể giảm ít. Chướng ngại phải hoàn toàn có thể hoá giải, đó là chân thật buông bỏ phân biệt chấp trước. Chỉ cần tất cả không phân biệt không chấp trước, oan gia trái chủ liền có thể hoá giải, bạn mới chân thật có thể đạt được sự gia trì của chư Phật Như Lai. Nếu như bạn vẫn còn một chút phân biệt chấp trước nào đó, oan thân trái chủ của bạn đều vẫn ở ngay phía sau của bạn, cho nên đây là một việc tương đối không dễ dàng gì, thế nhưng chúng ta phải có lòng tin, đó chính là nói tự tánh của chúng ta là Như Lai, cho nên Phật xưng tán chúng ta là Phật.

Lời nói của Phật là lời chân thật, không phải lời giả, mỗi người chúng ta chân thật đều là Phật, chỉ là hiện tại là Phật mê hoặc điên đảo, hiện tại Phật vẫn đang tạo tác tội nghiệp, Phật vẫn chưa tỉnh ngộ ra. Đây là bổn ý mà Phật muốn nói. Chúng ta hiểu rõ rồi, làm thế nào đem vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông bỏ thì đúng, cho nên chúng ta gọi là Như Lai, là trong Phật pháp nói, người thông thường hiện tại thì sao? Người thông thường gọi là chân lý. Chân lý ý nghĩa chính là Như Lai. Tin tưởng chân lý, trong kinh Phật chúng ta gọi là tin tưởng tự tánh, đều là một ý nghĩa. Chúng ta đọc xong đoạn văn này, biết được trong tâm phiền não của tất cả chúng sanh  đích thực là đầy đủ vô lượng vô biên trí tuệ đức tướng không thể nghĩ bàn, là thật có, quyết định không phải là giả. Chư Phật Bồ-tát hoá thân ở ngay mười pháp giới công đức vô lượng vô biên, trong tự tánh chúng ta thảy đều đầy đủ, chỉ là hiện tại chúng ta bị phiền não che mất, không thể hiện tiền, không phải không có. Giống như vàng, vàng ròng, vàng ở trong mỏ trộn lẫn với cát đá, bạn đem cát đá trong mỏ ra bạn không thể nói trong các đá không có vàng. Phía trước chúng ta đã nói trong gỗ có lửa, bạn đốt thì nó liền cháy lên, bạn không thể nói nó không có, thế nhưng khi nó chưa được đốt thì trong gỗ bạn không thấy được lửa, bạn ma sát thì nó từ từ cháy lên. Trong cát đá này, bạn đem nó sàng lọc ra thì nó có vàng, không phải nó không có. Hiện tại chúng ta phiền não có nghiêm trọng hơn, trong phiền não có trí tuệ đức tướng Như Lai, cho nên Như Lai Tạng ở trong pháp Đại thừa có hai loại lớn là “không Như Lai Tạng cùng bất không Như Lai Tạng”, có hai cách nói như vậy. “Không Như Lai Tạng” là nói tâm tánh của chúng ta, tuy nhiên tuỳ duyên nhiễm tịnh. Tuỳ theo thanh tịnh thì gọi là Niết Bàn, tuỳ theo ô nhiễm thì gọi là sanh tử. Cái ý này nói tuỳ theo chúng sanh sáu cõi thì gọi sanh tử, tuỳ pháp giới bốn thánh thì gọi là Niết Bàn. Pháp giới bốn thánh là A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ-tát, Phật, tuỳ theo các ngài, các ngài là thanh tịnh, tâm thanh tịnh, đều nói là vì chúng sanh. Trong sáu cõi lục phàm gọi là nội giới, cái giới hạn này chính là giới hạn ngay trong pháp giới bốn thánh cùng với sáu cõi, đó là phàm phu giới nội. Pháp giới bốn thánh là phàm phu giới ngoại, chính là phàm phu ngoài sáu cõi. Vì sao gọi họ là phàm phu? Họ dùng là vọng tâm, không phải chân tâm, chính là dùng tám thức năm mươi mốt tâm sở, họ dùng là cái tâm này. Pháp giới bốn thánh vì sao gọi là Tịnh Độ? Tuy là dùng vọng tâm, cái vọng tâm của họ dùng là rất gần rất giống với Phật. Hay nói cách khác, giáo huấn mỗi điều họ đều y giáo phụng hành, tương ưng với Giới, tương ưng với Định, tương ưng với Huệ, đây là pháp giới bốn thánh, cho nên hoàn cảnh cư ngụ của họ gọi là Tịnh Độ, họ không có ô nhiễm, không có tai nạn.

Trong phàm phu sáu cõi có thiện ác. Thiện có quả thiện, ác có ác báo. Nếu như cư dân trên thế giới chúng ta, lòng người cư dân trên cái địa cầu này đều là lương thiện thì cái địa cầu này sẽ rất tốt đẹp, không hề có chút tai nạn nào. Hôm nay có một đồng tu hỏi tôi, ngày mai ngày kia tôi phải đi đến Úc Châu, mọi người nói với tôi, miền nam Úc Châu có đại hoả, miền bắc có thuỷ tai, hiện tại nơi nơi trên địa cầu đều có tai nạn, khí hậu khác thường, đó là nguyên nhân gì? Trong kinh Phật giải thích, thế nhưng rất nhiều người không tin tưởng, cho rằng đó là tôn giáo, đó là mê tín, vậy thì còn cách nào! Thế Tôn ở trong kinh Lăng Nghiêm nói với chúng ta, tai nạn vì sao mà phát sanh? Thuỷ tai là tham dục phát sanh, tâm tham là nước, hoả tai là sân hận cảm ứng; phong tai là ngu si cảm ứng; động đất là ngạo mạn, đố kỵ, bất bình mà cảm ứng. Phật đã nói như vậy cho chúng ta nghe. Tóm lại một câu mà nói, cảnh tuỳ tâm chuyển. Cảnh là sơn hà đại địa bên ngoài, sơn hà đại địa là tuỳ theo lòng người mà thay đổi. Cách nói này tương ưng với cách nói của các nhà phong thuỷ thông thường Trung Quốc chúng ta, các nhà phong thuỷ thường nói: “người phước ở đất phước, đất phước người phước ở”. Như địa cầu hiện tại, phong tai, thuỷ tai, hoả tai còn thêm địa chấn, nếu như lòng người thiện, tai nạn này đều không có, đều hoá giải. Khoa học kỹ thuật không làm được, ý niệm của con người có thể thay đổi hoàn cảnh. Chúng ta tin tưởng cái đạo lý này, cho nên chúng ta kêu gọi tín đồ tôn giáo trên  thế giới, người tín ngưỡng tôn giáo, mọi người chúng ta đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ, vì khu vực các nơi tai nạn trên toàn thế giới cầu nguyện, sẽ có hiệu quả, cho dù cự ly xa cũng có thể có hiệu quả.

Việc này tiến sĩ Giang Bổn Thắng đã từng làm thí nghiệm qua. Ông ở trong phòng làm việc của ông ở Đông Kinh đặt một ly nước bằng thủy tinh, gọi điện thoại cho bạn bè khắp thế giới cùng ông nghiên cứu thí nghiệm nước. Thế giới mỗi nơi đều có, cùng đồng một thời gian, mọi người cùng cầu nguyện đồng một thời gian, tâm đều quán tưởng đến ly nước trên bàn trong phòng làm việc của ông, cầu nguyện mười phút, sau đó đem ly nước này để vào trong tủ đông, chỉnh âm năm độ kết thành hoa tuyết để vào dưới kính hiển vi xem. Cái kết tinh đó vô cùng xinh đẹp, sanh ra hiệu quả. Đó chính là ý niệm của chúng ta không có cự ly, bạn ở bên kia địa cầu, họ ở bên kia địa cầu là nước Mỹ, bạn ở bên kia kỳ nguyện mà hướng về bên đây, nó liền khởi cảm ứng. Ông làm những thí nghiệm này, làm được rất hay, chúng ta có thể mang ra dùng, chăm chỉ mà làm sẽ khởi lên cảm ứng rất lớn, tai nạn có thể hoá giải. Nhà tiên tri của Ba Tư năm xưa nói tháng năm Châu Á có động đất lớn, địa chấn 9,1 độ, đích thực đã được rất nhiều đồng tu chúng ta niệm Phật hồi hướng thật đã được hoá giải, không phải là không có, nó có thể sanh ra một sức mạnh. Nhà tiên tri Ba Tư này trước một tuần lễ xảy ra động đất đã tuyên bố, cái tai nạn này không còn. Vốn dĩ ông nói cái tai nạn này nếu như không xảy ra ở Trung Quốc khẳng định sẽ xảy ra ở Nhật Bản, kết quả vào trước một tuần lễ thì tiết lộ ra tin tức này, nói Trung Quốc không bị, Nhật Bản cũng không luôn, thật đã không có. Cho nên chỉ cần đồng tu học Phật chúng ta, vào lúc đó tôi đã thông báo, vẫn là các đồng tu Tịnh Tông Học Hội toàn thế giới, mỗi ngày nỗ lực vì việc này mà hồi hướng, các tôn giáo khác thì gọi là kỳ nguyện, sẽ sanh ra hiệu quả, các nơi có tai nạn thì chúng ta phải nỗ lực làm.

Cho nên nghĩ đến ngày trước, vào thời xưa khi quốc gia có tai nạn, những đế vương đại thần tắm gội trai giới, đoạn ác tu thiện, để mong cầu trên trời bảo hộ hoá giải tai nạn là có đạo lý, không phải mê tín, nó thật có thể sanh ra hiệu quả. Gặp phải tai nạn lớn thì đế vương hạ lịnh đại cáo thiên hạ cùng làm việc tốt. Việc này có đạo lý, cùng với trên kinh đã nói là đồng một nguyên lý. Chúng ta tin tưởng đế vương thời xưa phần nhiều là đệ tử Phật thuần thành, họ thường lễ thỉnh cao tăng đại đức vào cung đình để giảng kinh dạy học, họ hiểu được, biết được tai nạn hiện tiền làm thế nào để đối phó. Bình thường lấy luân lý, đạo đức, nhân quả giáo hoá nhân dân. Nhân dân tâm thiện, nói thiện, làm việc thiện thì tai nạn sẽ không sanh khởi. Nếu như xem thường đi giáo dục, lòng người bất thiện, việc làm bất thiện thì tai nạn liền đến, thiên tai nhân hoạ cùng nhau đến. Nó đều là có quan hệ, cho nên chúng ta không thể không biết những đạo lý này. Sau khi học Phật, chúng ta ở trong đại thừa giáo dần dần hiểu rõ, tâm tánh là bình đẳng, cho nên Phật dạy chúng ta không nên chấp tướng; không những không nên chấp tướng, ngay tâm tánh cũng không nên phân biệt chấp trước; không những không thể phân biệt chấp trước, mà cũng không nên khởi tâm động niệm, vì sao vậy? Trong tự tánh không có phân biệt chấp trước, bạn khởi lên cái thứ này là sai. Tự tánh là thanh tịnh, chúng ta biết được nó không có hiện tượng vật chất, cũng không có hiện tượng tinh thần. Chúng ta dùng phương pháp gì để quay lại tự tánh? Dùng thiền định. Hàm nghĩa của danh từ thiền định này, thiền là từ tiếng Phạn dịch ra, là Thiền Na, định là chữ của Trung Quốc, cái ý nghĩa của nó rất gần nhau, cho nên dùng cái danh từ như vậy gọi là Hoa Phạm hợp dịch, hai chữ này một chữ là dùng tiếng Phạn, một chữ là dùng ý nghĩa của Trung Quốc.

Trong ý nghĩa của thiền có tịnh có lự, cho nên nó là buông bỏ. Thế nhưng trong buông bỏ có nhìn thấu, tuyệt nhiên không phải hoàn toàn buông bỏ. Buông bỏ là cái gì? Là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nhìn thấu là gì? Cái gì họ cũng đều biết, không phải không rõ ràng. Người xưa thí dụ rất hay, cảnh giới ở trong thiền định, cái tâm cũng giống như tấm gương vậy, chiếu được rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, họ không khởi tâm không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, cái cảnh giới đó gọi là thiền. Nếu như chỉ có định, mà không có cảnh giới, vậy là sai rồi, trong cái thiền định đó là gì? Có định có vô minh, họ cái gì cũng đều không biết, quả báo ở đâu vậy? Quả báo ở tứ thiền trời Vô Tưởng. Cái đạo lý này phải hiểu, nếu mà không hiểu thì bạn tu vô tưởng định cho là bạn đang tu thiền, vậy thì đặc biệt sai lầm. Vô tưởng định, thực tế mà nói, cũng không dễ, không nghĩ bất cứ thứ gì, chính là khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước thảy đều buông bỏ, thế nhưng một mảng tối đen, thứ gì cũng đều không biết. Đó không phải là thiền. Thiền là ở trong tâm không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tất cả thảy đều biết, cho nên bạn hỏi họ thì họ không gì không biết, không gì không thể, bạn không hỏi họ thì họ thứ gì cũng đều không biết, cho nên gọi là Bát Nhã vô tri. Khi không có duyên thì tâm họ thanh tịnh, tâm như nước dừng, có duyên bạn thỉnh giáo với họ thì không gì không biết, Bát Nhã vô tri, không gì không biết đó là thiền. Đem một bộ kinh nào đến hỏi bạn, bạn không thể nói là bạn không biết, vậy thì bạn không phải tu thiền. Khi tu thiền thì trong định họ có huệ, trong huệ có định, định huệ là bình đẳng, đó là thiền. Cho nên huệ là giác, thiền định cũng chính là chỉ quán, họ huệ họ mới quán. Định là chỉ, chỉ là gì vậy? Chính là chỉ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, công phu tu hành này gọi là có lực. Có chỉ không có quán là sai lầm, có quán không có chỉ cũng là sai lầm, cho nên Phật dạy chúng ta chỉ quán là bình quân, bình đẳng mà học tập, tánh tướng hai bên đều không chấp trước, hai bên đều không phân biệt, hai bên đều rõ ràng tường tận, rõ ràng đối với lý thể, trong triết học gọi là bản thể, đối với hiện tượng cũng rõ ràng. Thể là thật, thể là thật có, thế nhưng thể nó không phải là hình tướng, cho nên nói thể thông thường đều là dùng không thể biểu thị, cái không này không phải là vô không, không là có, vì sao nói nó là không? Nó không phải vật chất, nó cũng không phải tinh thần. Không phải vật chất, mắt tay mũi lưỡi thân của chúng ta không tiếp xúc được nó; không phải tinh thần, chúng ta không nghĩ ra nó. Đệ lục ý thức là tưởng, bạn không nghĩ ra nó, cho nên nói “tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ đạo đoạn”, nó thật có, nó là bản thể của tất cả vạn pháp, vạn sự vạn pháp là từ nó mà sanh ra. Chúng ta thường dùng màn hình ti vi hiện nay để làm thí dụ, pháp tánh lý thể chính là màn hình, bạn không thể chấp trước nó, nó không có thứ gì, tướng hiện ra trong màn hình, đó chính là mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, còn bao gồm cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Chư Phật Như Lai, bởi vì nó cũng hiện tướng, đều là tướng ở trong màn hình. Tướng là gì? Tướng là huyễn tướng, tánh là chân tánh, chân tánh vĩnh hằng bất biến. Thế nhưng chân vọng đích thực là hai sự việc, vọng không thể cùng chân dung hợp với nhau, chân cũng không thể dung hợp với vọng, mỗi mỗi riêng biệt, không chướng ngại lẫn nhau, cũng giống như màn hình ti vi chúng ta vậy, hình dáng thì rất giống. Cho nên nếu bạn biết xem, biết xem bạn ngày ngày dùng cái tâm này mà xem, dùng loại quán mà xem, xem lâu rồi cũng sẽ khai ngộ, cũng sẽ bỗng nhiên quán thông. Cho nên biết được nhiễm tịnh đều không, hiện tướng trong màn hình là nhiễm, màn hình là thanh tịnh không nhiễm, sắc tướng trong màn hình là không, còn màn hình thì sao? Màn hình thì bất khả đắc. Hiện tại chúng ta có một cái màn hình có thứ gì là có thể được, trên thực tế thì sao? Trên thực tế thì nó không phải là vật chất cũng không phải là tinh thần, cho nên nó cũng bất khả đắc, gọi là vạn pháp giai không. Ở tánh ở tướng đều không nên phân biệt, đều không nên chấp trước, đó chính là Thường Tịch Quang phổ chiếu, đó gọi là không Như Lai Tạng, là từ phương diện này mà nhìn. Nếu nói bất không Như Lai Tạng tâm tánh cụ túc công đức thanh tịnh vô lậu, đồng thời cũng đầy đủ nghiệp cảm nhiễm pháp hữu lậu.

“Bao tàng hàm nhiếp, vô đức bất bội, vô pháp bất hiện”, đây chính là trong “ Hoàn Nguyên Quán” chúng ta. Đoạn thứ hai, đoạn thứ ba đã nói, bạn không thể nói nó không, cũng không thể nói nó bất không. Nếu bạn hiểu rõ được chân tướng sự thật nói không thì đúng. Tướng là huyễn tướng, ngay tướng tức không không thể được. Tánh là chân tánh, không phải vật chất, cũng không phải tinh thần, cũng không thể nào được. Đó là nói không Như Lai Tạng. Nói bất không thì sao? Tướng tuy là huyễn tướng, huyễn tướng không phải không có, nó có, huyễn tướng từ do đâu mà ra? Huyễn theo chân mà ra, cho nên trong chân hàm chứa lấy huyễn tướng. Cái lý này rất sâu, thế nhưng sau khi hiểu rõ, có sự giúp đỡ rất lớn đối với sự tu học của chúng ta. Con người sống ở thế gian không thể không cầu nguyện, cho nên trong tám khổ có cầu bất đắc khổ, bạn có cầu. Nếu như sau khi bạn đem sự tướng làm cho rõ ràng rồi, liền buông bỏ cái tâm cầu nguyện, chân thật làm đến được không tranh với người, không mong ở đời. Vì sao không cần phải tranh, không cần phải cầu? Bạn thảy đều đầy đủ, hà tất đi tranh, hà tất đi mong cầu. Nếu bạn đi cầu đi tranh, nếu thật có thể cầu mà được, tranh mà được, Phật cũng sẽ bội phục bạn. Bạn tranh không được, bạn cũng cầu không được, cái bạn tranh, cái bạn cầu là trong tự tánh của bạn vốn sẵn có. Đương nhiên tự tánh vốn có phải kiến tánh mới có thể có được thọ dụng, không kiến tánh không có được thọ dụng. Khi chưa kiến tánh mà bạn tranh được, cầu được, chúng ta thường nói là trong mệnh của bạn có. Trong mạng có đó là nghiệp, nghiệp trong đời quá khứ mà bạn đã tạo. Trong đời quá khứ tu tài bố thí ngay đời này bạn được tài phú, bạn tranh cũng tốt, không tranh cũng tốt bạn đều có được, tranh cũng có thể được, không tranh cũng có thể được. Bạn hiểu rõ điều này rồi, vậy thì hà tất phải tranh, thì không nên tranh. Thế nhưng khi không tranh thì có được lại càng nhiều, khi tranh có được lại càng ít, vì sao vậy? Tranh là phiền não, bạn mang theo phiền não sẽ làm cho phước báo của bạn dần bị tổn giảm, thì lỗ vốn, cho nên không tranh thì có được nhiều, tranh thì có được lại ít. Hiện tại mọi người nói cạnh tranh, đây là sai lầm. Trong mạng của họ có tiền của 100 tỉ, bởi vì họ tranh nên bị trừ đi phân nửa, đại khái chỉ có được 50 tỉ, chính mình cho rằng rất tốt rồi, kỳ thật đã lỗ hết phân nửa; nếu như họ không tranh thì sẽ tăng thêm, trong mệnh 100 tỉ có thể đạt đến 120 tỉ, hà tất phải tranh. Tranh là khuyết đức, cho nên không dùng cạnh tranh, không cần tổn hại người khác, phá hoại người khác, không nên dùng cái thủ đoạn này, cái của bạn được càng ngày càng nhiều.

Bắc Kinh có một vị cư sĩ tên Hồ Tiểu Lâm, nghe tôi giảng kinh hiểu được cái đạo lý này. Ông làm buôn bán về trước là cạnh tranh, nghĩ hết cách để phá hoại đối thủ cạnh tranh, đi đã kích người, nhục mạ người. Hiện tại hiểu rõ được đạo lý này, đối với đối thủ cạnh tranh thì tán thán, không tranh, nhưng trái lại buôn bán của chính ông so với lúc trước, khi gió bảo Kim Dung đến ông một chút tổn thất cũng không có. Ông nói với tôi hiện tại thân tâm an vui, không hề có phiền não này, không lo buồn, buôn bán tăng hơn năm trước 45%. Ông có nghĩ cũng không ra, vốn dĩ người nhà bạn bè đều nói với ông là anh không cạnh tranh với đối thủ, buôn bán của anh làm sao mà làm? Chính ông nói với người nhà bạn bè của mình, tôi làm một năm thử nghiệm xem, một năm này phải bù lỗ tôi thấy cũng không hề gì, tôi sẽ làm thử nghiệm xem. Kết quả không hề nghĩ đến những đơn đặt hàng vượt qua năm trước. Ông  nói với tôi Phật pháp thật hữu dụng, Phật pháp dùng trong thương nghiệp sẽ phát tài, bạn nói có thật hay không? Là thật, vì sao vậy? Bạn làm việc buôn bán này, bạn thêm đức hạnh vào trong đó thì làm sao mà không phát tài! Bạn không hiểu được cái đạo lý này, ngày ngày tranh với người, phá hoại người khác, trong công việc làm ăn của bạn lại thêm vào tội ác, bạn tranh và không tranh đều là trong mệnh của bạn đã có, thêm vào tội ác thì khẳng định là tổn giảm, thêm vào công đức khẳng định là hướng lên trên, đó là Phật pháp dùng ở trong thương nghiệp, không luận dùng ở nơi nghề nghiệp nào, đều sẽ mang đến cho bạn lợi ích không thể nghĩ bàn. Cho nên Phật chính là dạy người không tranh, dạy người giữ bổn phận, dạy người tích công bồi đức. Tích công bồi đức không những trong đó có trí tuệ, mà trong đó đồng thời có của cải, không gì không có, cho nên học Phật mới là người chân thật thông minh, người chân thật giác ngộ.

Trong bất không Như Lai Tạng giải thích nguyên lý nguyên tắc này cho chúng ta, công đức thanh tịnh của chúng ta đầy đủ, ô nhiễm phiền não không thanh tịnh cũng đầy đủ, vấn đề là chúng ta phải dùng như thế nào? Phía ô nhiễm thì chúng ta không dùng nó, thanh tịnh bên đây thì dùng nó, vậy thì đúng rồi, vậy thì không sai, cho nên gọi là bất không Như Lai Tạng, đó là thể của pháp tánh. Pháp tánh năng sanh pháp tướng, pháp tướng chính là mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, cũng chính là Cõi Thật Báo Độ của chư Phật, đó đều là thuộc về tướng phần tánh tướng, là một không phải hai.

Hôm nay thời gian đã hết chúng ta chỉ học tập đến đây thôi. Lần này bởi vì có nhận lời với tổng lý Úc Châu, ngày mai tôi phải rời khỏi đây. Bởi vì lần này chúng ta dự định vẫn chưa nói xong, tôi nghĩ khi tôi từ Úc Châu trở lại sẽ tiếp tục giảng. Cám ơn mọi người, cầu chúc mọi người năm mới tốt đẹp. A Di Đà Phật!

Thời gian: ngày 10 – 02 – 2009 ( tập 10)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.

Địa điểm: Đài Truyền hình vệ tinh Hoa Tạng.

   -----------***********--------------