Chương 1 bài 7 Nêu kinh điển nên học (05/06/2022 - Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục)

Chương 1 bài 7 Nêu kinh điển nên học (05/06/2022 - Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục)

Chương 1 bài 7 Nêu kinh điển nên học (05/06/2022 - Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục)

Khi học kinh Vô lượng thọ, chẳng những phải học thuộc kinh văn mà chú giải của kinh Vô lượng thọ cũng cần học thuộc, cần phải có bản lĩnh một môn xuất chúng mới được. Nếu không hạ thủ công phu thì đó chỉ là đùa giỡn với Phật pháp mà thôi, không thể tự độ mình, độ người.

Người xưa học một bộ kinh, chẳng những phải thuộc kinh văn, mà ngay đến chú giải đều phải học thuộc. Như tông Thiên Thai nằm lòng ba bộ lớn: kinh Pháp hoa, Pháp hoa kinh huyền nghĩa, Pháp hoa kinh văn cú, ba bộ kinh này chỉ được tính là hai bộ mà thôi. Ngoài ra, còn có một bộ liên quan đến việc tu hành, đó là Ma ha chỉ quán. Đây là điều kiện căn bản để học Thiên Thai, không thuộc ba bộ kinh này thì chưa đủ tư cách để tu học Thiên Thai. Vì thế, người hiện nay không chịu học thuộc lòng ba bộ này thì không cách gì vượt qua các vị Tổ sư.

Cùng một đạo lý như vậy, khi học kinh Vô lượng thọ, chẳng những phải học thuộc kinh văn mà chú giải của kinh Vô lượng thọ cũng cần học thuộc, cần phải có bản lĩnh một môn xuất chúng mới được. Nếu không hạ thủ công phu thì đó chỉ là đùa giỡn với Phật pháp mà thôi, không thể tự độ mình, độ người.

Người học kinh Vô lượng thọ thì bản chú giải của cư sĩ Hoàng Niệm Tổ rất tốt, tốt nhất đều phải học thuộc.

Nếu học Quán vô lượng thọ Phật kinh thì chọn Quán kinh tứ thiếp sớ do Đại sư Thiện Đạo biên soạn, ngay cả kinh kèm theo chú giải cũng cần phải học nhuần nhuyễn.

Còn như người học kinh Di đà, kinh Di đà có hai chú sớ: Di đà sớ sao và Di đà yếu giải. Xem bộ Sớ sao tốt nhất nên xem thêm bộ Diễn nghĩa, bộ Diễn nghĩa là để giải thích cho Sớ sao. Bản Sớ sao do Đại sư Liên Trì trước tác, còn bộ Diễn nghĩa là do Pháp sư Thành Thật - người truyền pháp của Đại sư Liên Trì biên soạn. Về phần Yếu giải, ngay cả bộ Giảng nghĩa của Pháp sư Viên Anh cũng cần phải học thuộc.

Nếu người học Phổ Hiền hạnh nguyện phẩm, tốt nhất nên chọn Biệt hành sớ sao, có thể học thuộc hoàn toàn.

Nếu người nào học Đại Thế Chí Bồ tát niệm Phật viên thông chương, thì tốt nhất nên chọn Sớ sao của Pháp sư Quán Đỉnh.

Người học Vãng sanh luận thì chọn chú giải của Pháp sư Đàm Loan.

Trong Năm kinh một luận có thể học được càng nhiều càng tốt, còn chú giải chí ít phải chọn lấy một bản. Trong tương lai, bạn phát tâm hoằng dương bộ kinh nào, thì phải hạ thủ công phu ngay trên bộ kinh đó, ngày ngày đều đọc, đọc thuần thục rồi thì tự nhiên sẽ thuộc, không cần cố ý để học thuộc. Giới định tuệ của bạn đều nhờ phương pháp tu học này mà thành tựu tất cả. Nếu có thể chân thật hạ thủ công phu nơi kinh chú này thì làm gì có thời gian để khởi vọng tưởng, tạo thị phi? Nếu vẫn còn vọng tưởng, thị phi thì phương cách tu học này chẳng thể áp dụng được. Cho nên, bậc đại đức xưa nay đều chuyên tâm, một môn thâm nhập mà được thành tựu.