Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)

Chương 1 bài 4: Khuyên thành kính với nhân sinh (08/05/2022)
Người xưa thường nói ‘không thành kính sẽ không khai ngộ’, không có tâm thành kính thì lợi ích gì cũng không đạt được, dù được nghe thì chẳng qua cũng để ghi nhớ, không thể đạt được lợi ích chân thật. Lợi ích chân thật chính là sự thay đổi khí chất như nhà Nho thường nói, hay sự chuyển thức thành trí mà Phật pháp thường giảng. Nếu có thể thay đổi khí chất thì liền chuyển phàm thành thánh.

Đạo và học nhất định phải có cầu mới nói, dụng ý trong đây chính là tinh thần trọng đạo – tôn sư trọng đạo. Chỉ có tôn, chỉ có trọng thì người học mới được thọ dụng thật sự. Như Đại sư Ấn Quang đã nói, ‘một phần thành kính được một phần lợi ích; hai phần thành kính được hai phần lợi ích; mười phần thành kính thì người này luôn luôn được khai ngộ, được lợi ích lớn’.
Người xưa thường nói ‘không thành kính sẽ không khai ngộ’, không có tâm thành kính thì lợi ích gì cũng không đạt được, dù được nghe thì chẳng qua cũng để ghi nhớ, không thể đạt được lợi ích chân thật. Lợi ích chân thật chính là sự thay đổi khí chất như nhà Nho thường nói, hay sự chuyển thức thành trí mà Phật pháp thường giảng. Nếu có thể thay đổi khí chất thì liền chuyển phàm thành thánh. Không biết nghe lời, chỉ là nghe lời nói và văn tự thì không mảy may liên quan đến tâm tánh của mình. Nếu một chút tâm thành kính cũng không có thì lợi ích đạt được chẳng qua cũng chỉ là ngoài da, là sự biểu hiện bên ngoài mà thôi.
Có thể chính mình sẽ cho rằng: ‘Ta đối với thầy giáo đích thật rất cung kính, đối với Phật pháp cũng rất cung kính, bản thân cũng rất thâm nhập, tại sao không thể có được lợi ích vậy?’ Thử nghĩ: Mình đối với người ác và kẻ đáng ghét đã có tâm cung kính chưa? Trong chân tâm không có phân biệt, có phân biệt thì không phải chân tâm. Ta cung kính người này, lại không cung kính với người kia, tâm này là giả, là hai tâm. Cho nên tâm bệnh liền phát sinh do không có tâm thành kính, tâm cung kính.
Tâm cung kính thật sự chính là nhất tâm, là tâm bình đẳng, là tâm thanh tịnh. Bất luận là biểu hiện thành kính đến như thế nào nhưng trong tâm có phân biệt, có chấp trước thì không phải là nhất tâm. Có phân biệt thì không bình đẳng, chấp trước thì nhiễm ô, không thanh tịnh, đây chính là mấu chốt khiến cho việc nghe pháp, đọc kinh không thể đạt được lợi ích chân thật.