Chương 1 bài 2 mục 5 Khuyến khích người tu hành nỗ lực (08/05/2022)

Khuyến khích người tu hành nỗ lực

Khuyến khích người tu hành nỗ lực

Chính mình không chịu chăm chỉ tu hành, vậy thì thân nghiệp báo của bạn đã định sẵn trong mạng rồi; nếu chính mình chịu nỗ lực vì Phật pháp phụng hiến, vì tất cả chúng sinh phụng hiến, thì tấm thân này không phải là của bạn nữa rồi, mà là thân “thừa nguyện tái lai”. Như vậy đâu cần phải đợi đến thế giới Tây phương Cực Lạc rồi mới đầu thai trở lại, chỉ cần nguyện lực hiện tại vừa chuyển thì đã chuyển được thân nghiệp báo thành thân nguyện lực rồi, đây chính là thừa nguyện tái lai.

Buổi 22 (ngày 01/05/2022)

Buổi 23 (ngày 08/05/2022)

 

Buổi 22 (ngày 01/05/2022)

Người tu hành ngay trong một đời tu học nếu không ra khỏi tam giới thì không thể xem là có thành tựu. Nhưng muốn chân thật siêu việt tam giới, thật sự mà nói là một việc khó. Tuy nói Tịnh Độ là đạo dễ hành (dễ hơn so với các pháp môn khác), nhưng trên thực tế thì tuyệt nhiên không phải dễ, cho nên người niệm Phật nhiều, người vãng sanh ít.

Chúng ta có thể gặp được pháp môn Tịnh Độ, đây là một nhân duyên khó được, bỏ lỡ nhân duyên hi hữu này, đây là điều vô cùng đáng tiếc.

Chân chánh tu hành là ở chỗ khởi tâm động niệm, không phải ở chỗ học để nhớ. Nhớ được nhiều, hiểu được nhiều cũng không lợi ích gì, phải làm cho được. Làm được một phần thì được một phần lợi ích, làm được hai phần thì được hai phần lợi ích, còn như không thể chăm chỉ nỗ lực làm thì lợi ích chân thật tuyệt đối không thể có được.

Chính mình tu học cũng cần có mục tiêu, tiêu chuẩn, mỗi năm phải tiến bộ hơn, thời gian như vậy mới không uổng phí. Người học Phật có tiến bộ hay không, có thể dựa vào hai điểm dưới đây để tự kiểm điểm, phản tỉnh chính mình:

Một là khai trí tuệ, đạo lý nói trong kinh điển, năm nay tường tận hơn, lĩnh ngộ được nhiều hơn so với năm trước.

Hai là đoạn trừ phiền não; vọng tưởng, phiền não và tập khí giảm nhẹ hơn so với trước. Nếu trí tuệ chưa thêm lớn mà phiền não tập khí vẫn rất nặng, vậy thì năm này đã luống qua rồi.

“Chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên, lão thật niệm Phật”, đây là mục tiêu hoằng pháp lợi sinh trong giai đoạn trước mắt của chúng ta, cũng là mục tiêu tu hành của chính chúng ta. Tất cả các kinh luận và hành pháp đều muốn giúp chúng ta đạt được mục tiêu này, hoàn thành mục tiêu này. Chúng ta tự hành hóa tha đã có phương hướng và mục tiêu đúng đắn rồi thì cuộc sống liền có ý nghĩa, có giá trị, trải qua đời sống rất an vui, rất hạnh phúc. Hy vọng mọi người từ chỗ này mà thể hội, hiểu được chính mình nên tu học như thế nào, đối nhân xử thế tiếp vật ra sao, đây là Phật pháp chân chánh, Phật pháp chân thật.

‘Thế duyên’ chính là lợi ích chúng sanh. Tuy phước báo của chúng ta rất mỏng, mỏng cũng không hề gì, cho dù bố thí một chút rất ít nhưng lại là lợi ích chân thật, đây là công đức viên mãn.

Thời đại ngày nay muốn tu hành thành tựu chỉ còn cách niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, ngoài con đường này quả thật chẳng còn con đường thứ hai có thể đi được.

Chính mình không chịu chăm chỉ tu hành, vậy thì thân nghiệp báo của bạn đã định sẵn trong mạng rồi; nếu chính mình chịu nỗ lực vì Phật pháp phụng hiến, vì tất cả chúng sinh phụng hiến, thì tấm thân này không phải là của bạn nữa rồi, mà là thân “thừa nguyện tái lai”. Như vậy đâu cần phải đợi đến thế giới Tây phương Cực Lạc rồi mới đầu thai trở lại, chỉ cần nguyện lực hiện tại vừa chuyển thì đã chuyển được thân nghiệp báo thành thân nguyện lực rồi, đây chính là thừa nguyện tái lai. ‘Thừa nguyện tái lai’ là ở ngay trong thời gian một niệm liền có thể làm được, trong này không hề xen tạp một mảy may giả dối, là thuần chân không vọng, còn xen tạp một chút giả dối nào thì vẫn phải chịu nghiệp báo.

 

Buổi 23 (ngày 08/05/2022)

Nếu có thể ở ngay trong một đời này siêu việt luân hồi, vãng sanh Tịnh Độ thì chính mình chân thật được cứu rồi. Nếu như không thể vãng sanh Tịnh Độ thì đời này đã luống qua rồi. Tất cả những gì đã tu hành trong một đời đều không được lợi ích, vì không vượt qua được những ác nghiệp mà đời này đã tạo - khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là tham, sân, si, mạn, đố kỵ, chướng ngại. Nếu như thế lực này mạnh, vẫn phải đến tam đồ, muốn ở hai cõi trời người cũng là việc rất khó.