NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)
MC: Thưa sư phụ! Tôi nghĩ có rất nhiều cư sĩ bạn bè ở Đài Loan đều rất hy vọng có thể nghe được Ngài nói về chủ đề có liên quan đến chữ hiếu. Trước tiên xin Ngài có thể khai thị cho mọi người nghe ý nghĩa của hiếu đạo, tác dụng lớn nhất của hiếu đạo đến sau cùng là như thế nào? HT: Hiếu đạo không chỉ là hạt nhân của tinh thần văn hóa dân tộc Trung Hoa mà còn là nền tảng cội gốc của Phật pháp Đại thừa. Từ trên văn tự Trung quốc có thể hiện rõ ý nghĩa của chữ Hiếu. Bên trên của chữ Hiếu là chữ lão, phía dưới là chữ tử. Trong Lục Thư thì chữ Hiếu thuộc về chữ hội ý, khi bạn nhìn thấy cái chữ này, bạn liền thể hội được ý nghĩa của nó. Lão là biểu thị cho thế hệ trước, tử là biểu thị cho thế hệ sau, thế hệ trước cùng thế hệ sau là một thể. Cho nên, người ngoại quốc hiện tại nói có cách khoảng, cách khỏang thì không có hiếu, trên dưới đã tách rời. Thế hệ trước còn có thế hệ trước nữa, thế hệ sau còn có thế hệ sau nữa. Cho nên, nếu bạn tỉ mỉ mà thể hội thì chữ Hiếu là quá khứ không cùng vị lai vô tận, cấu thành một thể sinh mạng. Nếu như chúng ta nói sinh mạng là đồng thể, vậy thì còn có rất nhiều giai đọan, đó không phải là ý nghĩa chân thật của chữ hiếu. Hiếu là một thể, tổ tông vô lượng kiếp trước của chúng ta cùng với thế hệ đời sau là vô cùng vô tận, là một chỉnh thể sinh mạng. Đây là ý nghĩa căn bản của hiếu đạo.
NÓI VỀ HIẾU ĐẠO (Phần 1)

 

Người giảng:                        Lão Hòa thượng Tịnh Không (“HT”)

Người dẫn chương trình:      Uông Dụng Hòa (“MC”)

Thời gian :                            ngày 12 tháng 06 năm 2003

Địa điểm:                               Đài truyền hình Vĩ Lai

********

MC: A Di Đà Phật! Xin chào các vị cư sĩ đại đức. Tôi là Uông Dụng Hòa, rất vui mừng ngày hôm nay có thể có được cơ hội phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không, mời Pháp sư Tịnh Không đến vì mọi người khai thị ý nghĩa của hiếu đạo.

Trước tiên xin chúng ta hoan nghênh Pháp sư Tịnh Không. Thưa Pháp sư, chúng con xin chào Ngài!

HT: Xin chào quý vị!

MCThưa sư phụ! Tôi nghĩ có rất nhiều cư sĩ bạn bè ở Đài Loan đều rất hy vọng có thể nghe được Ngài nói về chủ đề có liên quan đến chữ hiếu. Trước tiên xin Ngài có thể khai thị cho mọi người nghe ý nghĩa của hiếu đạo, tác dụng lớn nhất của hiếu đạo đến sau cùng là như thế nào?

HT: Hiếu đạo không chỉ là hạt nhân của tinh thần văn hóa dân tộc Trung Hoa mà còn là nền tảng cội gốc của Phật pháp Đại thừa. Từ trên văn tự Trung quốc có thể hiện rõ ý nghĩa của chữ Hiếu. Bên trên của chữ Hiếu là chữ lão, phía dưới là chữ tử. Trong Lục Thư thì chữ Hiếu thuộc về chữ hội ý, khi bạn nhìn thấy cái chữ này, bạn liền thể hội được ý nghĩa của nó. Lão là biểu thị cho thế hệ trước, tử là biểu thị cho thế hệ sau, thế hệ trước cùng thế hệ sau là một thể. Cho nên, người ngoại quốc hiện tại nói có cách khoảng, cách khỏang thì không có hiếu, trên dưới đã tách rời. Thế hệ trước còn có thế hệ trước nữa, thế hệ sau còn có thế hệ sau nữa. Cho nên, nếu bạn tỉ mỉ mà thể hội thì chữ Hiếu là quá khứ không cùng vị lai vô tận, cấu thành một thể sinh mạng. Nếu như chúng ta nói sinh mạng là đồng thể, vậy thì còn có rất nhiều giai đọan, đó không phải là ý nghĩa chân thật của chữ hiếu. Hiếu là một thể, tổ tông vô lượng kiếp trước của chúng ta cùng với thế hệ đời sau là vô cùng vô tận, là một chỉnh thể sinh mạng. Đây là ý nghĩa căn bản của hiếu đạo.

Trong Phật pháp nói được càng thấu đáo hơn, Phật pháp nói: “quá khứ không cùng, vị lai vô tận, rộng khắp mười phương, suốt cùng ba cõi” là một thể sinh mạng, đây chính là Pháp thân mà trong Phật pháp Đại thừa đã nói. Pháp thân bao lớn vậy? Khắp hư không pháp giới. Pháp thân không bị hạn chế bởi thời gian, không bị hạn chế bởi không gian, thời gian cùng không gian dung hòa cùng một thể, trong thời gian và không gian bao gồm tất cả vạn sự vạn vật, chỉ có Phật pháp nói được rõ ràng. Vậy thì nó là cái gì vậy? Phật nói: Thảy đều là chính mình. Trong Đại thừa giáo nói Hư không. Hư không từ nơi đâu mà ra vậy? Thế giới từ đâu mà ra vậy? Thế giới đây không phải là nói địa cầu, cũng không phải là nói một Thái Dương Hệ, một Hệ Ngân Hà, trên thực tế là bao gồm tất cả tinh cầu và hệ ngân hà ở trong thời gian và không gian. Trong cảm quan chúng ta có thể nhìn thấy chỉ giống như trên màn hình ti vi vậy, nhìn thấy được một kênh nhưng trên thực tế kênh đài đang đồng thời trình chiếu thì nhiều vô kể. Chúng ta ấn vào kênh nào thì kênh đó chiếu ra, nếu như tất cả các kênh thảy đều ấn vào, tất cả các kênh đều trình chiếu. Đây mới là chân tướng của Vũ trụ.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phật nói với chúng ta: thế giới là trùng trùng vô tận, nếu như bạn có thể đột phá được giới hạn của thời gian và không gian thì bạn đều nhìn thấy tất cả, bạn có thể nhìn thấy được quá khứ, có thể thấy được vị lai, có thể thấy được thế giới trong vi trần. Thế giới trong vi trần cũng lớn như thế giới cảm quan của chúng ta vậy. Do đó, hiếu đạo viên mãn không những không có cự ly của thời gian và không gian, không có quá khứ, vị lai của thời gian, cũng không có lớn nhỏ. Đây chính là pháp môn bất nhị mà trong Phật pháp đã nói. Nếu như có hai thì đối lập rồi, đối lập thì bạn không thể thấy được chân tướng, không thấy được thật tướng các pháp như trong Kinh Bát Nhã nói. Hiện tại chúng ta gọi là vũ trụ, cộng thêm vào hai chữ Nhân Sinh. Kỳ thực thêm vào hai chữ Nhân Sinh là dư. Người thông đạt thấu hiểu được chân tướng của vũ trụ chúng ta gọi là Phật đà, nếu như đối với chân tướng mê mờ không thông hiểu, Phật pháp gọi họ là phàm phu. Phàm phu cùng với Phật không hề khác nhau, chỉ là một người thì thông suốt, một người thì không thông suốt.

Thế nhưng khi thông suốt, cái chân tướng này cũng không tăng thêm chút nào, khi mê hoặc không thông suốt thì cái chân tướng này cũng không hề khiếm khuyết, cũng không ít đi chút nào, cho nên gọi là “ không tăng không giảm, không sanh không diệt, không đến không đi, chẳng có chẳng không”. Bạn không thể nói nó có, bạn cũng không thể nói nó không. Cái nó có chỉ là hiện tướng và cái tướng này là khoảnh khắc sanh diệt. Kinh Kim Cang nói rất hay, cái tướng này là “mộng huyễn bào ảnh”. Lý này rất sâu, tướng rất là vi diệu, rất không dễ gì lý giải. Tòan bộ đều hiểu rõ rồi thì sẽ hiểu rõ biểu thị của chữ hiếu này. Trong Phật pháp thường gọi là pháp môn tổng trì, chữ hiếu này là pháp môn tổng trì. Đây là người Trung Quốc phát minh. Nhưng người Trung Quốc nói không được thấu triệt bằng Phật nói. Có lẽ khi lão tổ tông của chúng ta nói, đã nói được rất thấu triệt, nhưng khi ghi chép lại thì quá giản lượt nên chúng ta rất khó thấy được cái ý trong đó. Giáo học của Nho và Phật đều nói ngộ tánh, bạn phải ngộ nhập sâu vào, sâu không có bờ mé, sâu không đáy, rộng vô biên. Cho nên, cái ý nghĩa của chữ Hiếu rất sâu, rất rộng.

Khi áp dụng hiếu đạo, quan trọng nhất là biết được biểu thị của nó là gì. chúng ta làm thế nào để áp dụng ngay chính mình trong thực tiễn. Việc này là then chốt nhất. Thực tiễn thì có một biểu tượng, bạn biết được phải bắt đầu từ đâu không? Từ cha mẹ, hiếu dưỡng cha mẹ. Việc này là Phật dạy chúng ta. Trong hiếu dưỡng thì quan trọng nhất là Thuận. Thuận rất khó, nếu như hành động việc làm của cha mẹ không hợp tình, không hợp lý, chúng ta làm sao thuận? Phải thuận theo hay không? Trung Quốc thời xưa, vua Thuấn đã làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Cái lý này rất sâu rất rộng, người hiện tại không cách gì lý giải, do đó họ không thể tiếp nhận. Bạn xem mẫu thân của Vua Thuấn là kế mẫu, mẹ ruột của ông đã qua đời, mẹ kế ghét bỏ ông, mẹ kế sanh ra một con trai, một con gái, thì luôn muốn bỏ đi vua Thuấn. Chính vua Thuấn cũng biết điều này, nhưng ông không hề cảm thấy cha mẹ ông có lỗi, mà luôn cảm thấy chính mình đã làm chưa được tốt để cha mẹ ghét bỏ chính mình. Người hàng xóm đều bất bình, ông đến nói với rằng: thái độ và hành vi của các người đối với cha mẹ tôi như vậy là sai, các người không nên làm như vậy, cha mẹ tôi không hề lầm lỗi, lầm lỗi ở chính tôi.

Cho nên ông hòan tòan có thể ngày ngày quay lại phản tỉnh, ngày ngày sửa đổi, chỉ ba năm có thể cảm hóa được cha mẹ và người cả nhà ông. Đây gọi là tâm chân thành, người Trung quốc xưa thường nói: “tinh thần sở chí, kim thạch vi khai”, cứng như đá cũng có thể cảm hóa thì sao người không thể cảm hóa được chứ? Không thể cảm hóa được người là vì bạn không làm đến nơi, tâm chân thành của bạn chưa đủ nên không cảm hóa được đối phương. Vua Thuấn chỉ làm có ba năm thì cảm hóa được cả nhà, bà con trong thôn đều bị cảm hóa. Quốc vương lúc đó là Nghiêu vương, vua Nghiêu nghe nói có người như vậy đã triệu kiến ông. Sau khi gặp ông thì đem hai người con gái gả cho ông, đem vương vị nhường cho ông. Đây là gương hiếu hạnh, tấm gương tận hiếu. Cho nên khởi điểm phải chính từ ngay cha mẹ mà làm, sau đó mở rộng ra tất cả chúng sanh trên thế giới đều có thể cảm hóa.

Tất cả chúng sanh này đã nhiễm phải rất nhiều tập khí không tốt, tà tri tà kiến thì có thể cảm hóa được hay không? Có thể! Phải bắt đầu từ đâu vậy? Phải bắt đầu từ ngay chính mình, không thể cảm hóa là do chính mình chưa đủ chân thành. Thành thì linh. Nền tảng của lý luận là khẳng định bổn tánh của tất cả chúng sanh là lương thiện, ngay câu đầu trong Tam Tự Kinh đã nói: “nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Bạn phải khẳng định tánh của tất cả chúng sanh vốn thiện. Trong Phật pháp thì khẳng định tất cả chúng sanh hữu tình đều có Phật tánh. Chúng sanh vô tình (vô tình chính là không có vọng tưởng, không phân biệt, không có chấp trước)  thì có pháp tánh. Phật tánh cùng pháp tánh là một tánh, đều là thuần thiện thuần tịnh, việc này chúng ta nhất định phải khẳng định. Khi tôi ở nước ngoài, có một số giáo thọ đến hỏi tôi, Hitler cũng có tánh thiện hay sao? Không sai, ông cũng có tánh thiện, bổn tánh của ông ấy là thiện, việc này trong Phật pháp nói được rõ ràng hơn. Bổn tánh là gì? Phật pháp gọi là căn tánh của sáu căn chúng ta, mắt là kiến tánh, nhĩ là văn tánh, tỷ thiệt thân là giác tánh, ý là tri tánh. Kiến Văn Giác Tri vốn thuần tịnh thuần thiện.  Hitler cũng là thuần tịnh thuần thiện, vì sao nói vậy?

Chúng ta dùng mắt để làm một thí dụ. Mắt chúng ta nhìn thấy cảnh tượng bên ngòai, cái nhìn thấy đầu tiên của mắt, cái niệm đầu tiên này bạn vẫn chưa khởi suy nghĩ, ngay lúc này bạn không có phân biệt, không có chấp trước, không có khởi tâm. Cái nhìn thấy đầu tiên này nhất định không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên cái thấy này là thuần thiện thuần tịnh, đây là cái tánh thấy của bạn đang thấy. Thế nhưng phiền phức là ở đâu vậy? Cái niệm thứ hai thì phiền não rồi. Cái niệm thứ hai thì rơi vào trong ý thức, rơi vào trong ý thức thì liền có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì liền có thiện có bất thiện, cái thiện này là thiện của thiện ác. Thiện của thiện ác là cái niệm thứ hai, không phải là niệm thứ nhất. Ý niệm thứ nhất là thuần tịnh thuần thiện, trong đó không có thiện ác, không những không có ác, thiện cũng không có.  Thánh hiền Trung quốc nói: “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Tôi tin là bổn thiện mà các Ngài đã nói cùng với ý niệm đầu mà trong Phật pháp nói là cảnh giới giống nhau, nhưng Phật pháp nói được thấu triệt hơn, phân tách rất rõ ràng.

Cho nên, tất cả bất thiện, cái thiện của thiện ác đối lập là tập khí, là tập tánh. Tam Tự Kinh đầu tiên là nói bổn thiện, tiếp theo nói: “Tánh tương cận, tập tương viễn”. Tập là bị ô nhiễm, ô nhiễm không phải một đời mà nhiều đời nhiều kiếp, bạn có nhiều ô nhiễm. Nếu thiện được huân tập thì liền biến thành thiện, nếu huân nhiễm bất thiện thì biến thành ác. Do đó, giáo dục là quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Thánh nhân cùng với người thông thường khác nhau ở chỗ nào? Khác nhau ở chỗ thánh nhân thì hiểu được giáo dưỡng, còn người thông thường thì xem thường giáo dưỡng. Do đó, Trung Quốc từ xưa đến nay, trong lịch sử đã ghi rất rõ ràng là bắt đầu từ vua Nghiêu, giáo hóa nhân dân, trị vì quốc gia thì giáo học là đầu tiên. Ưu tiên hàng đầu trong hành pháp của họ không phải là kinh tế, không phải là công thương nghiệp mà là giáo dục, các việc khác đều là ở phía sau, giáo dục là căn bản. “Kiến quốc dân quân, giáo học vi tiên”, trước tiên phải làm cho tốt việc giáo dục. Dạy cái gì vậy? Dạy Luân lý, dạy đạo đức. Giáo dục này cùng với giáo dục của Phật không hề khác nhau, giáo dục của Phật kiến lập trên nền tảng hiếu đạo, giáo dục của nhà Nho cũng là trên nền tảng hiếu đạo, cho nên trên nền tảng là hòan tòan giống nhau, căn bản là giống nhau.

Nội dung giáo dục của Phật pháp dạy người chỉ có ba việc, việc này tôi thường nói:

-          Thứ nhất là quan hệ giữa người và người.

-          Thứ hai là quan hệ của người với hoàn cảnh đại tự nhiên. Hoàn cảnh đại tự nhiên là nói đến cả hư không pháp giới này, không phải chỉ một địa cầu này.

-          Thứ ba nói đến quan hệ con người với thiên địa quỷ thần. Việc này mọi người hiện tại rất khó tiếp nhận, họ nói việc này là mê tín, nhưng thật sự nó có đạo lý. Nếu dùng khoa học để nói thì đây là quan hệ giữa người với sinh vật ở tầng không gian duy thứ khác, như vậy thì mọi người có thể tiếp nhận. Nói cách khác cũng chỉ là một sự việc, lúc trước thì không gọi không gian duy thứ, mà gọi là Thiên địa quỷ thần, hiện tại gọi là Thiên địa quỷ thần chính là không gian duy thứ khác.

Người thấu đáo, rõ ràng tường tận ba quan hệ này thì gọi là Phật, gọi là Bồ Tát. Nếu tất cả đều tường tận, đều minh bạch thì cách nghĩ của bạn là chính xác, nhất định không có sai lầm. Cách nhìn cách nghĩ không sai lầm gọi là chánh tri chánh giác. Do đó bạn đối nhân xử thế tiếp vật, bạn đối với người, với việc, với vật, cách làm của bạn nhất định là chính xác, nhất định cùng tự tánh lưu lộ đức hạnh, hòan tòan tương ưng. Đây gọi là Thánh học. Cho nên cổ Thánh Tiên Hiền chân thật là người minh bạch, họ ở trong xã hội này, họ sẽ đi theo nghề nghiệp nào? Khẳng định sẽ làm công tác giáo dục, họ sẽ không làm nghề nghiệp khác. Thích Ca Mâu Ni Phật xuất thân từ vương tử, Ngài có thể kế thừa vương vị, nhưng vương vị Ngài không cần, Ngài đi xuất gia, cả đời Ngài làm việc gì? Dùng lời hiện đại mà nói là giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Nếu như chúng ta dùng một số danh xưng ngày nay để gọi Ngài, thì Ngài là nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa.

Khổng Lão Phu Tử cũng là như vậy, đều làm giáo dục, không hề khác. Ngài không phân biệt quốc gia, không hề phân biệt người của quốc gia nào, cũng không phân biệt chủng tộc, cũng không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo, chỉ cần bạn đến học thì Ngài sẽ rất nỗ lực dạy bạn. Thân phận của bản thân chính Ngài, dùng lời nói ngày nay mà nói, thì Ngài là một nhà làm công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa, bởi vì Ngài dạy học cả đời. Ngài không nhận học phí của người, không cần người khác cúng dường vẫn hòan tòan làm hết nghĩa vụ. Cho nên Ngài là làm nghĩa vụ, Ngài đã làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta,  Ngài là mô phạm tốt nhất. Thành tựu của Ngài không thể nghĩ bàn nên được người sau ngưỡng mộ. Rất không may hiện tại đã biến thành tôn giáo, đây là việc rất là bất hạnh. Cho nên Phật giáo là giáo dục, nó không phải là tôn giáo, việc này chúng ta phải nhận biết cho rõ ràng. Chúng ta học Phật là hướng đến Thích Ca Mâu Ni Phật để học tập, chúng ta học tập giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Đem tâm hiếu này hướng đến ngay cha mẹ chính mình, hiếu kính cha mẹ, sau đó mở rộng ra hiếu kính đến tất cả chúng sanh.

Trên kinh Phật nói rất hay, nhà Nho không có nói qua, trên Phật kinh nói: “tất cả người nam đều là cha ta, tất cả người nữ đều là mẹ ta”, phải đem cái tâm hiếu này mở rộng đến hiếu kính tất cả chúng sanh. Phật lại nói: “tất cả chúng sanh đều là cha mẹ quá khứ, là chư Phật ở tương lai”. Chúng ta có thể dùng cái tâm hiếu kính đối với tất cả chúng sanh, thì đây gọi là học Phật. Chúng ta ngày nay thực tế mà nói rất là đáng thương, người nước ngoài nói ngày tàn thế giới, năm 2000 là bước ngoặc của ngày tàn, dự báo của ngày tàn, là có sử ghi lại đã lần thứ ba “phản Ki Tô”. Phản Ki Tô chính là dự báo của ngày tàn, cái thế giới này sẽ có tai nạn nghiêm trọng. Cái gì gọi là phản Ki Tô? Tôi thể hội được từ trong câu nói này, từ nơi nghĩa rộng mà nói, trong Ki Tô nói phản Ki Tô đây là nghĩa hẹp, nghĩa rộng mà nói chính là tín đồ Tôn giáo phản tôn giáo, không chỉ là Ki Tô giáo, mà còn Phật giáo đồ phản Phật giáo. Vì sao nói phản Phật giáo? Bạn xem, tấm lòng của Phật là như vậy, dạy chúng ta đối đãi với tất cả chúng sanh giống như đối đãi với cha mẹ, cũng tôn kính giống như đối với Phật đà, cũng hiếu thuận như đối với cha mẹ, nhưng hiện tại tâm hiếu kính này của chúng ta không còn nữa, ngay đến cái tâm hiếu thuận với cha mẹ cũng không có. Tâm kính Phật là kính tất cả chúng sanh, tôn kính tất cả chúng sanh, cái ý niệm này cũng không còn nữa nên gọi là Phật giáo đồ phản Phật giáo.

Ki Tô giáo dạy bạn “Ái thế nhân”, nhưng hiện tại bạn không ái thế nhân, hiện tại bạn đối lập với thế nhân, đó chính là đại bất hiếu. Năm trước tôi ở Nhật bản, một vị mục sư Ki Tô giáo của Nhật Bản đến phỏng vấn tôi trong một tiết mục được phát sóng trên truyền hình. Vị mục sư này là lãnh tựu của Ki Tô giáo Nhật Bản, ông là giáo thọ của trường đại học. Tôi rất thích ông, ông rất cởi mở, ông hỏi tôi rất nhiều vấn đề, tôi đều giải đáp cho ông. Sau cùng ông hỏi tôi: Ki Tô giáo chúng tôi tâm lượng rất nhỏ hẹp, không thể bao dung người khác, thưa pháp sư, vậy phải làm sao? Vấn đề này hỏi rất hay, tôi liền nói với ông ấy: đáp án của vấn đề này ở trong kinh điển của các vị. Ông rất kinh ngạc, ở đọan nào trong kinh? Tôi nói, trong kinh điển của các vị chẳng phải nói “ Thần ái thế nhân” sao? Ông nói: Đúng! Thượng đế ái thế nhân. Tôi liền nói với ông: Thần Thượng đế thương tôi, không thương ông. Ông liền tỏ ra rất kinh ngạc, tại sao vậy? tôi là thế nhân, Thượng đế ái thế nhân, tôi cũng ái thế nhân, tôi thương thế nhân cũng thương thượng đế, Thượng đế thương thế nhân đương nhiên thương tôi. Vì sao lại không thương ông? Vì ông thương Thượng đế nhưng không thương thế nhân. Vì sao vậy? Ông đã vẽ một ranh giới với thế nhân, người không tin Ki Tô giáo thì không thương, đây không phải là ý của Thượng đế, dùng lời hiện tại mà nói thì đây gọi là “phản KiTo”.

Lòng thương của Thương đế, lòng từ bi của Phật là bao la rộng lớn. Họ dùng cái gì để thương? Những chúng sanh khổ nạn thế gian chúng ta làm sao có được từ bi, làm sao có được thương yêu? Tôi nói, ông nhất định phải biết, lòng thương của Thượng đế, là muốn bảo các vị nhân viên thần chức, những tín đồ của Thượng đế đem tình thương của Thượng đế, chính từ nơi các vị mở mang rộng lớn đến tất cả thế nhân, như vậy các vị mới là tín đồ chân chính của Thượng đế. Phật giáo thì phải dùng từ bi của Phật. Lòng từ bi bao la rộng lớn của Phật nhất định phải được áp dụng bởi đệ tử Phật, đệ tử Phật phải đem Từ bi của Phật, từ nơi chính mình lan rộng ra, bố thí ân đức đối với tất cả chúng sanh, vậy mới là đệ tử Phật chân chính. Nếu như nói là hi vọng Phật từ bi với bạn, trong khi bạn không biết từ bi đối với tất cả chúng sanh. Làm gì có loại đạo lý này, đây gọi là phản Phật giáo. Do đó mỗi một tôn giáo, họ không hiểu được nghĩa thú chân thật kinh điển của chính mình, không thể áp dụng, nên gọi là phản Tôn giáo. Chúng ta thấy thế giới hiện tại, đích thực là có hiện tượng này, hiện tượng này là dự báo của ngày tàn. Xã hội vì sao mà lọan? Vì sao lòng người không có chỗ nương về, không có chỗ nương tựa, lòng người hoang mang? Nói theo hiện tại là không có cảm giác an tòan, vì sao không có cảm giác an tòan? Trong đó có lý do của nó.

Nếu như tín đồ Tôn giáo chân thật hiểu được giáo nghĩa, chân thật áp dụng giáo nghĩa, họ liền có cảm giác an tòan, cho dù thế giới có động lọan thế nào, bất kể tai nạn lớn ra sao, họ an tòan, họ sẽ tự tại, họ sẽ không bị bất cứ nhiễu lọan gì. Đây chính là điểm tốt của giáo học của Tôn giáo. Do đó, tất cả tôn giáo đều là xây dựng trên nền tảng của hiếu đạo, hiếu đạo là chân lý của vũ trụ, là trung tâm của vũ trụ, vì vậy nó quan trọng hơn bất cứ thứ gì. húng ta phải nghiêm túc mà nhận biết nó, lý giải nó, thực tiễn nó, thọ dụng cả một đời. Điều này chân thật là không thể nghĩ bàn, trong này bao gồm trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, tướng hảo viên mãn.

MC: Sư phụ vừa dùng những từ rất đơn giản dễ hiểu, hơn nữa còn những thí dụ thực tế dí dỏm lý thú để nói cho chúng ta chân nghĩa của hiếu đạo, kỳ thực nó cũng là chân lý của vũ trụ, trung tâm của vũ trụ. Sư phụ đặc biệt nói đến, thật sự ý nghĩa lớn nhất của chữ hiếu chính là chữ “Thuận”, thế nhưng nó cũng là rất khó làm được. Tôi nghĩ rất nhiều thanh niên trẻ ở xã hội hiện tại có lẽ cũng sẽ có nghi vấn, rất muốn mời sư phụ khai thị. Có lẽ thật sự trong lòng họ cũng rất muốn Thuận, nhưng con cái ngày nay ở phương diện nghệ thuật thì có thiên phú, nếu cha mẹ họ nói: Không được con à, con phải đi học ngành y; Hoặc giả sử là con cái ngày nay yêu một cô gái nào đó nhưng cha mẹ lại nói: không được, con bé này ta cảm thấy không được tốt, con phải đi cưới một con bé khác. Tôi nghĩ có rất nhiều bạn trẻ muốn hỏi: Thưa sư phụ! Gặp phải tình huống như vậy thì họ phải nên làm thế nào?

HT: “Thuận” là việc tương đối không dễ làm, việc thuận này phải có trí tuệ, không phải thuận theo cảm tình. Thuận theo cảm tình thì di chứng về sau rất nhiều, đó là việc sai lầm. Cho nên, không có trí tuệ cao độ, thì bạn rất khó mà thuận. Vì sao giáo dục cổ xưa của Trung quốc là bắt đầu từ 5 tuổi, có đồng tu đến nói với tôi, trẻ nhỏ hiện tại thông minh nên phải giáo dục sớm hơn, 3 tuổi rưỡi thì nên dạy, càng nhỏ càng dễ dạy. Dạy nó những đạo lý Thánh Hiền, thì trong ý thức của nó đã được trồng sâu rồi. Việc này chính tôi có được cảm xúc rất sâu, người có tuổi tác như chúng tôi đây còn nếm được chút gì đó giáo dục của người xưa, đại khái nhỏ hơn tôi khỏang hai ba tuổi thì không có. Khi tôi khoảng sáu, bảy tuổi vẫn còn giáo dục tư thục, cha mẹ biết làm gương tốt cho con cái, thừa hưởng quan niệm cổ xưa. Có lẽ quê tôi phong trào học tập rất cao, việc này thời xưa gọi là Đồng Thành phái, chúng tôi thuộc về Đồng Thành phái. Đồng Thành, Thư Thành, Lô Giang, ba thị trấn này cách nhau không xa, nếu dùng lộ trình ngày nay mà nói thì  ba thị trấn này cách nhau không đến 30 cây số, khoảng hai mươi mấy cây số. Thị trấn nhỏ, văn phong rất thịnh, do đó trong thôn ai cũng đi học, đều học Tư thục.

Lớp Tư thục chúng tôi phần nhiều đều là dùng Từ Đường làm lớp học, tôi ấn tượng rất sâu sắc, ngày đầu tiên vào Tư thục, cha tôi dẫn tôi đến lớp, lên lớp việc đầu tiên hướng đến Khổng Lão Phu Tử hành lễ (lúc đó không có tượng chỉ viết một bài vị rất to “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Lão Phu Tử Thần Vị”). Cha tôi ở phía trước, tôi ở phía sau hướng đến bài vị Khổng Tử hành đại lễ tam quỳ cửu bái, đại lễ này có từ thời đại quốc vương trước. Sau khi lạy Khổng Phu Tử xong thì mời thầy ngồi xuống, cha tôi ở phía trước, tôi ở phía sau hành lễ tam quỳ cửu bái đối với thầy. Chúng tôi nhìn thấy cha đối với thầy tôn kính đến như vậy, về sau lời của thầy nói có dám không nghe chăng? Sau khi hành lễ xong, lại dâng lễ vật lên thầy. Thực tế mà nói, thầy dạy học thời đó đều không có ý nghĩ thu học phí, tùy theo hoàn cảnh gia đình của học sinh, hoặc là tặng nhiều một chút, hay tặng ít một chút, thầy tuyệt đối không có tính tóan, nếu như thật sự là rất nghèo khổ thì không những thầy không nhận lễ vật của họ, có lúc thầy còn phải lo cho học sinh. Cho nên thầy giáo đáng được người tôn kính, do đó họ giáo dục chân thật. Không giống hiện tại học thêm phải tính tiền từng tiết, giáo dục đều biến thành thương nghiệp hóa.

Vào thời xưa thanh cao nhất chính là dạy học, thứ hai chính là thầy thuốc. Thầy thuốc cũng rất thanh cao, thầy thuốc là cứu người, không hề nói là thầy thuốc chẩn đóan cho người rồi lấy tiền, thời xưa không hề có như vậy, loại người như vậy, thầy thuốc như vậy không có người nào đi tìm họ. Thầy thuốc là cứu người, lúc nào cấp cứu thì đi tìm họ, tuyệt đối không hề nói đến tiền bạc, cũng giống như thầy giáo vậy, chúng ta tận tâm tận lực đối với thầy thuốc biểu lộ chút thành kính, chút ít đồ cúng dường, nếu như thật sự nghèo khó, ngay đến thuốc uống thầy thuốc cũng phải ban cho. Đây gọi là y đức. Hai hạng người này ở xã hội rất được người tôn kính. Hai hạng người này, đặc biệt nhất là thầy giáo, họ rất là thanh đạm, họ không có thu nhập cố định, nhưng họ được người tôn kính. Thầy giáo đều là vì giáo dục, thầy dạy bảo học sinh phải làm thế nào hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ gia trưởng dạy bảo con cái làm thế nào để tôn sư trọng đạo, hiếu cùng kính theo đó mà học được. Thầy giáo và cha mẹ không phải nói với bạn, mà họ biểu hiện cho bạn thấy, làm cho bạn xem, cái ấn tượng này rất sâu, cả đời bạn không thể quên được, mỗi niệm sẽ không thể nào quên.

Cho nên ở trong xã hội hỗn loạn như vầy, chúng ta không bị ô nhiễm, có thể giữ được thanh tịnh là do từ nhỏ đã được dạy, biết được hiếu thân. Nếu như chúng ta làm những việc bất thiện, lương tâm thường sẽ khó chịu, liền cảm thấy có lỗi với cha mẹ; hành vi không tốt, chúng ta liền cảm thấy xấu hổ, có lỗi với lão sư. Cho nên, cha mẹ và lão sư chính là đối tượng của hiếu kính, trong  vô hình nó sẽ là quy phạm cho chúng ta cả một đời. Bạn không dám có ý nghĩ sai lầm, không dám có hành vì sai lầm, vì sao vậy? Vì cảm thấy sẽ có lỗi với cha mẹ, có lỗi với lão sư. Ân dưỡng dục của cha mẹ, ân dạy bảo của lão sư, trong Phật pháp gọi là: “chúng ta có được thân mạng là do cha mẹ, chúng ta có được pháp thân huệ mạng là do lão sư”, một người họ có được thành tựu là do cha mẹ và lão sư dạy. Cho nên giáo dục gia đình là gốc của tất cả giáo dục. Nhưng hiện tại giáo dục gia đình đã không còn nữa, vì vậy thế giới này làm sao mà không lọan? Giáo dục học đường cũng không còn nữa, trong giáo dục nhà trường hoàn toàn không còn dạy luân lý đạo đức, hiếu thân tôn sư nữa, không có người dạy nữa.

Giáo dục xã hội hiện nay các vị có thể nhìn thấy được. Trong tivi phát ra là những thứ gì? Nội dung báo chí bạn xem là thứ gì? Bạn xem phim ảnh ca vũ những nghệ thuật này đều là phụ diện, không phải chánh diện. Biểu diễn nghệ thuật ngày trước nó là chánh diện, như nguyên khúc thời xưa, hý kịch dân gian kinh kịch Minh Thanh, nội dung biểu diễn rất nhiều, nhưng nếu bạn tỉ mỉ mà quán sát thì nội dung sẽ không ngoài “Trung, hiếu, tiết, nghĩa”. Nghệ thuật thời xưa lấy Trung, hiếu, tiết, nghĩa làm trung tâm, bên trong thì biểu thị mạnh mẽ là gì? Là Nhân quả, thiện có thiện báo, ác có ác báo, nó dạy bạn những thứ này. Hiện tại không còn nữa, việc này rất đáng lo. Tôi đến nơi đây thấy các vị đều mang khẩu trang, thật đáng cười, các vị sợ chết đến như vậy sao? Nếu như bạn chân thật hiểu được Nhân quả là sanh tử do mạng, phú quý do trời, các vị có thể đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc thông rồi thì việc này sẽ không còn nữa. SARS là cảm mạo rất bình thường, có gì đáng sợ đâu, sao lại khiếp sợ đến như vậy? Sao người trên tòan thế giới phải bồn chồn đến như vậy? Điều này là do ai tạo ra? Do phát thanh viên tạo ra.

Ôn dịch thì năm nào mà chẳng có, mỗi năm đều có, không có người báo cáo thì mọi người không biết, cho nên như không có việc gì, tâm bình lặng thanh tịnh. Đối với việc này, tôi đã nói rất nhiều lần, đây là việc rất thông thường, không phải là thứ gì ghê gớm lắm. Khi vừa phát sanh dịch SARS, các đồng tu bên Hong Kong hỏi tôi, tôi nói, ôn dịch là giao mùa của xuân hạ, giao mùa thu đông mỗi năm đều có, thay đổi thời tiết sẽ phát sanh ra những sự việc này, trong lịch sử đều có ghi chép, hơn nữa dịch này rất dễ dàng điều trị. Bạn nói thứ vi khuẩn này mang độc, vi khuẩn vì sao có độc? Độc của vi khuẩn là do tâm độc của con người chúng ta truyền nhiễm qua cho nó, trong kinh Phật nói con người chúng ta có ba độc: tham, sân, si. Khi tôi giảng kinh đã nói qua rất nhiều lần, bệnh độc nghiêm trọng nhất là tham sân si, chúng ta đem bệnh độc này truyền nhiễm cho vi khuẩn, vi khuẩn lại quay đầu truyền nhiễm lại. Trung Quốc thời xưa điều trị ôn dịch, ôn dịch chính là bệnh độc, Trung y điều trị như thế nào? Giải độc, hóa giải, ý niệm, thủ thuật đều là ôn hòa, cho nên nó rất dễ dàng, độc của vi khuẩn liền không còn nữa, liền được tiêu trừ. Thời xưa từ Đế vương phát sanh ra ôn dịch này, Đế vương cũng phải bố cáo thiên hạ phải làm nhiều việc tốt, trai giới, đây đều là dùng phương pháp hòa bình, hy vọng bệnh độc này có thể giảm nhẹ, có thể hóa giải. Điều này rất có đạo lý, không phải là mê tín.

Hiện tại chúng ta xem thấy, tây y của phương tây họ không hiểu cái đạo lý này, họ xem thấy bệnh độc này thì nghĩ ngay đến tiêu diệt nó, chúng ta phải giết chết nó, phải đối kháng với nó. Khi vừa đối kháng thì sao? Nó liền biến đổi, càng biến đổi càng độc hơn, bạn đối ác với nó, nó đối với bạn càng ác hơn, vậy thì phiền phức to. Vốn dĩ sự việc này, tôi dự liệu chừng một tháng thì sẽ qua, đây là việc thường, không thể vượt qua quá một tháng, hiện tại đã hơn ba tháng rồi. Đây là do nguyên nhân vì vậy? Do chính là bạn đối kháng với nó, hai bên đối đầu oan kết này càng kết càng sâu mới thành như thế này. Bạn xem thử y học Trung Quốc, trong nhà thầy thuốc Trung Quốc thời xưa, không nhà nào mà không thờ Bồ Tát Quán Thế Âm, đây là tâm từ bi. Do đó chúng ta không thể dùng cách đối kháng, tiêu diệt đối phương, vi khuẩn cũng là chúng sanh, con người chúng ta có nhân quyền, là quyền sống của con người, vi khuẩn đó nó cũng có quyền của nó, nó cũng có quyền để sống, đôi bên có thể cùng sống hòa thuận, không thể xâm phạm lẫn nhau. Khi bạn vừa đối lập thì liền đụng chạm. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, thì tòan thế giới bị bệnh SARS mà chết vẫn chưa đến 2000 người, chúng tôi ở Âu châu, mỗi năm Âu Châu do cảm mạo mà tử vong vượt hơn 2000 người. SARS không thể bằng được cảm mạo thông thường của Âu Châu, cho nên nói không việc gì. Làm cho lòng người hoang mang, làm thành như thế này, phát thanh truyền hình mỗi ngày rêu rao làm cho mọi người sốt ruột, thực tế mà nói là chuyện nhỏ xé ra to, vì thế chúng ta phải hiểu rõ được cái đạo lý này. Cho nên phải dùng cái tâm bình thường mà đối đãi, khi dùng cái tâm như là không có việc gì cả, thì việc này liền sẽ mau qua đi, không nên đối lập.

Từ ngay phương diện này chúng ta có thể lý giải, chúng ta không thể có sự đối lập đối với bất cứ người nào ở ngay trong xã hội, không thể có sự đối lập với một khoáng vật, thực vật, động vật nào, mãi mãi giữ tâm hòa ái, như vậy thì tốt biết bao. Nhất là mấy năm gần đây, Nhật Bản có một nhà bác học tên Giang Bổn Thắng, ông nghiên cứu kết tinh của nước, dường như Đài Lòan phiên dịch việc này rất nhiều, tôi xem được bản dịch của Đài Loan, vào ba tháng trước mới có đồng tu đem tin tức này nói cho tôi nghe. Sau khi xem xong tôi rất thích, tôi liền nghĩ đến Phật nói ở trong Kinh Lăng Nghiêm: “chư pháp sở sanh, duy tâm tâm sở hiện, nhất thiết nhân quả, thế giới vi trần, nhân tâm thành thể”. Phật đã nói từ trước, đó chính là pháp tánh. Ông Giang Bổn Thắng từ trong nước phát hiện nước có pháp tánh, tâm cùng tánh là một thể. Cái pháp tánh là tính chất của tánh, chính là nó có thể thấy, nó có thể nghe, nó có thể hiểu, có thể biết, đây là ông từ trong thí nghiệm của khoa học mà biết được việc này. Mọi người cảm thấy rất là kinh ngạc, chúng ta thì thấy rất là bình thường, chúng ta hiểu được nhưng không có phương pháp thực nghiệm ra, ông ấy có thể thực nghiệm ra, đây là việc tốt.

Cho nên Đài Loan có rất nhiều lớp tiểu học, tôi xem qua báo chí có một số học sinh tiểu học được thầy giáo hướng dẫn làm thực nghiệm, dùng bánh bao, dùng chuối, dùng trái táo để thí nghiệm. Thí nghiệm được phân thành ba nhóm, một nhóm dùng ý tốt đối đãi với nó, như nói tôi rất cảm tình bạn, cám ơn bạn, rất thích bạn; nhóm kia thì nói ta rất ghét người; còn một nhóm khác thì không ngó đến nó. Kết quả sau hai tuần lễ, nhóm mỗi ngày dùng ý tốt, chúc phúc cho nó thì quá trình biến đổi rất tốt không có gì thay đổi lớn; nhóm dùng ác ý thì nó thối rã rõ rệt, hư một nửa, không hoàn toàn hư hết; nhóm hòan tòan không để ý đến nó thì hư toàn bộ. Tôi đã xem rất nhiều thực nghiệm công bố, tôi nói rất tốt, các người biết được thực vật, mà ở trên thực tế thì khoáng vật cũng đều thấy nghe, cảm nhận. Bàn ghế, đất, cát đều có thể thấy, có thể nghe, có thể hiểu, có thể biết. Cho nên tôi liền muốn tìm nhà bác học Giang Bổn Thắng, cùng gặp nói chuyện với ông, bảo ông tăng cường thí nghiệm thì sẽ xem thấy tòan thể vũ trụ là sống, chớ không phải chết. Tôi có liên hệ với ông ấy, đến đầu tháng 8 ông đến Âu Châu thăm viếng, tôi sẽ đến tiếp đón ông. Đây là một phương pháp rất tốt, bởi vì người hiện tại mọi người tin khoa học, không tin tưởng Phật pháp. Phật pháp nói với họ về việc này thì họ nói đó là mê tín, nên hiện tại dùng khoa học để chứng minh. Cho nên khoa học tiến bộ có sự giúp đỡ rất to lớn đối với Phật pháp.

MC: Vừa rồi Sư Phụ có nhắc đến, có rất nhiều việc đều là do phát thanh viên làm rối lên, “vốn dĩ không một vật, làm sao dính bụi trần”. Thật sự có rất nhiều việc do chính người phát thanh viên mang đến những chuyện không đâu, thân là một người phát thanh viên thì chính mình phải kiểm thảo sâu sắc. Vừa rồi Sư Phụ đặc biệt có nói đến, ở vào thời trước, học sinh phải từ lão sư, từ cha mẹ mà học tập hiếu, học tập kính, đến trước bài vị của Khổng Lão Phu Tử mà hành lễ tam quỳ cửu bái; Nhưng hiện tại Sư Phụ cũng nói đến, thật sự có rất ít người, thậm chí đem chữ hiếu này để ở ngoài miệng cũng đã càng ngày càng ít. Trong tình huống ngay đến thân giáo như vậy cũng không còn, sau đó là ngôn giáo cũng càng ngày càng ít thì phải làm thế nào để người hiện đại đem cái hiếu tâm này và thực hiện được triệt để? Nhất là vừa rồi Sư Phụ cũng đã khai thị mọi người, việc hiếu này muốn làm đến “thuận” là cần phải dựa vào trí tuệ, vậy rốt cuộc phải dùng phương pháp như thế nào mới có thể khai mở trí tuệ, để xử lý được viên mãn một số vấn đề vướng bận? Về phương diện này có thể cũng xin sư phụ khai thị cho chúng con.

HT: Đúng, cô hỏi rất hay! Làm thế nào để thực hiện trong cuộc sống? Đều phải từ chính bản thân mình mà làm. Mạnh Tử đã nói: “phản cầu chư kỷ”, Phật cũng đã nói: “chính mình chưa độ mà muốn độ người là không thể được”. Điều này đều là nói, tất cả phải bắt đầu từ chính mình, chính mình phải giác ngộ. Chúng ta đến thế gian này, sinh mạng rất là ngắn ngủi, lần này đến đây để làm gì? Nếu như nói là không có ý nghĩa gì thì bạn đã uổng đến một chuyến, bạn phải thể hội được việc này. Tôi nghĩ, tôi đến đây lần này phải làm một chút việc. Nếu như có thể thể hội được ý nghĩa và giá trị của nhân sinh, chúng ta phải nên làm một chút việc tốt. Trong việc tốt, việc tốt lớn nhất là giúp đỡ chúng sanh giác ngộ, giúp đỡ chúng sanh từ trong mê muội tỉnh lại, đây là một việc tốt nhất. Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát, trên thế giới có rất nhiều người sáng lập ra tôn giáo, bạn xem, họ đều là những người giác ngộ, biểu hiện hành nghi việc làm cả đời họ đều là giúp đỡ người khác giác ngộ, cho nên họ rất được người khác kính ngưỡng, cũng đáng được chúng ta noi theo. Trong tất cả tôn giáo, ngay đến Ai Nhân Tư Đản cũng tán thán là Phật giáo đích thực là rất thù thắng, những điều mà Phật đã nói không những không trái với khoa học mà còn có thể kết hợp với khoa học hiện đại, hơn nữa còn nói trước khoa học.

Những điều mới nhất được khoa học phát hiện thì đã có trong kinh Phật từ rất lâu. Gần đây có một vị lão sư ở Trường đại học Quelen đến nói với tôi rằng, ông xem trên mạng thấy khoa học của Mỹ gần đây nhất từ trong lý luận số học phát hiện ra có ba việc:

-          Việc thứ nhất, khoa học hiện tại từ trong số học trắc nghiệm được, không gian và thời gian không phải là vĩnh hằng.

Trong một tình huống nào đó, không gian cũng như bằng không, thời  gian cũng như bằng không. Điều này cũng chính là nói không có cự ly xa gần, không có trước sau. Không có xa gần thì là không có không gian, không có trước sau cũng chính là không có thời gian. Do đó bạn có thể thấy quá khứ, bạn cũng có thể xem thấy vị lai, nên chúng ta ngồi ở tại đây, chúng ta có thể nhìn thấy Thế giới Tây phương Cực Lạc. Vậy Thế giới Cực Lạc ở đâu vậy? Chính ngay trước mặt chúng ta. Việc này ở trên kinh Phật nói rất nhiều, trong kinh Phật nói dùng phương pháp gì? Khoa học ngày nay gọi là ở trong một điều kiện nào đó, Phật giáo thì dùng thiền định, ngay trong thiền định sâu. Trạng thái thiền định sâu này không phải là nhắm nghiền đôi mắt, thiền định sâu là sáu căn vẫn khởi tác dụng, kiến, văn, giác, tri rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo,  thiền định sâu chính là không khởi tâm, không động niệm, không có phân biệt, không có chấp trước, đây chính là thiền định.

Trong trạng thái thiền định sâu thấy được chân tướng của vũ trụ đích thực là thời gian không gian không tồn tại. Trong Phật kinh, như trong Bách Pháp Minh Môn Luận của Tướng Tông Nhập Môn, đã đem không gian và thời gian liệt kê ra trong Bất Tương Ưng Hành Pháp. Bất Tương Ưng Hành Pháp dùng lời hiện tại mà nói, chính là khái niệm trừu tượng, tuyệt đối không có cái sự thật này. Cho nên, việc này rất rõ ràng, rất minh bạch. Khoa học hiện tại có được khả năng này, nhưng vẫn không biết được cảnh giới này. Không biết lúc nào thì khoa học có thể thực nghiệm ra được? Đây là một vấn đề vì không gian và thời gian không phải không thay đổi, nó sẽ bị tiêu diệt, sẽ tiêu mất.

-          Thứ hai thì sao có? Tất cả vạn vật từ đâu mà ra vậy?

“Vô trung sanh hữu”, từ không mà có, hơn nữa tất cả có vẫn quy về không, không có thể sanh có, việc này trong “kinh Bát Nhã” đã nói rất nhiều. Các vị mỗi ngày tụng Tâm Kinh: “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, cái không đó chính là không có, sắc chính là có, có là từ ngay trong không mà có. Việc này cũng là từ trong số học tính ra được. Ngoài ra còn một việc nữa là nói cội nguồn của vũ trụ, vũ trụ bao gồm hư không, hư không từ đâu mà ra? Thế giới từ đâu mà ra? Sinh mạng từ đâu mà có? Khoa học gia hiện nay dường như đều có thể thừa nhận, vũ trụ là do từ vụ nổ lớn mà hình thành, vụ trụ hiện tại vẫn không ngừng đang phình ra. Vụ nổ đó bao lớn? Vật bao lớn mà nổ tung? Các nhà khoa học hiện tại nghiên cứu phát hiện, Nguyên điểm của vụ nổ rất nhỏ, chúng ta không cách gì tưởng tượng. Rốt cuộc thì bao lớn? Họ nêu ra đầu sợi tóc, một sợi tóc dài chừng này, đem sợi tóc cắt đi, khi cắt xong, cái mặt bằng của đầu sợi tóc thì rất nhỏ, đường ngang của nó có thể xếp được bao nhiêu nguyên điểm của vũ trụ? Xếp được một trăm vạn ức ức ức điểm nổ, phía sau một trăm vạn thêm ba cái ức. Thật ra không cách gì tưởng tượng ra được, chỉ là một nguyên điểm nhỏ đến như vậy mà nổ tung cả vũ trụ.

Cho nên ngày nay, khoa học gọi là đỉnh phiến, hiện tại một bộ đại tạng có thể ép lại thành hai cái đĩa nhỏ thì cảm thấy đã rất hay rồi, một nguyên điểm nhỏ của người ta là bao hàm cả vũ trụ. Tiền đồ của khoa học vẫn còn vô lượng, cứ từ từ mà tiến, cả vũ trụ có thể bao gồm trên một nguyên điểm. Tinh thể ngày nay, tinh thể này tôi thấy đại khái chừng nữa móng tay chúng ta, là quá lớn rồi, chỉ trên đầu một ngọn tóc, mà có đến không biết bao nhiêu là thế giới, không thể đếm được. Việc này khi phát hiện thì các nhà khoa học liền nêu ra, họ nói, vũ trụ là nhất thời xuất hiện. Cái nhất thời xuất hiện này cùng với Phật pháp chúng ta đã nói là hòan tòan giống nhau, Phật pháp nói: “ngay nơi đó sanh ra, theo đó mà tận diệt”. Việc này các vị làm nghệ thuật chúng ta thì sẽ càng dễ thể hội hơn, càng dễ thể hội nhất chính là điện ảnh. Hiện tại chúng ta biết được, trên bình diện màn hình, khi ống kính của máy ảnh mở ra là một tấm hình được đưa lên màn hình, trên màn hình chiếu ra thật ra là nhất thời xuất hiện, không phải trước chiếu một điểm sau chiếu một điểm, không phải vậy, đồng thời đều chiếu ra; sau khi hiện rồi thì ống kính liền đóng lại thì nó liền diệt. Đây chẳng phải là trên kinh Phật đã nói: “đương xứ xuất sanh, tùy xứ tận diệt”. Khi ống kính mở ra lần thứ hai, tấm hình thứ hai chiếu ra, việc đóng mở này của ống kính là 24 lần trong một giây, cũng chính là 24 lần sanh diệt trong một giây. Chúng ta ở ngay trên màn hình đã bị nó lừa, đều cho rằng nó là thật, kỳ thực là nó từng tấm từng tấm chiếu lên, mỗi tấm đều không giống nhau, không có tấm nào giống như nhau. Từ ngay chỗ này chúng ta tỉ mỉ mà thể hội, đây là cái gì?

Là chân tướng sự thật, trong Phật pháp gọi là “chư pháp thật tướng”. Bạn từ ở ví dụ trên mà thể nghiệm, trên thực tế hiện tượng vũ trụ phát nổ sanh diệt, tốc độ của nó nhanh không? Chúng ta biết được điện ảnh một giây là 24 lần, khi tôi còn trẻ thích chơi kính vạn hoa, tôi có một bộ, chính tôi chụp, chính tôi cắt lấy. Thứ đồ chơi này tôi chơi được mấy năm nên tôi rất là lão luyện, do đó thấy Phật  kinh cùng với việc này là giống nhau. Trên kinh Nhân Vương nói với chúng ta, một cái khảy móng tay có 60 sát na (60 sát na là chỉ bằng một lần khảy móng tay, thời gian này rất là ngắn), trong một sát na có 900 lần sanh diệt. Khi ta khảy móng tay nhanh thì một giây có thể khảy được bốn lần, 4 nhân cho 60 nhân cho 900 là vừa đúng 2 nhân cho 180.000, tức là 216.000 lần (hai mươi mốt vạn sáu ngàn lần) sanh diệt. Điện ảnh hiện tại của chúng ta không làm được, điện ảnh một giây chỉ có 24 lần, còn trong Kinh nói trong một giây có hai mươi mốt vạn sáu ngàn lần sanh diệt.

Khi tôi giảng kinh đã có nói qua, Thích Ca Mâu Ni Phật cùng thí dụ mà chúng nói trên là phương tiện mà nói. Tại sao vậy? Vì trên thực tế cái tốc độ này còn nhanh hơn rất nhiều, nhanh gấp bao nhiêu lần? Chúng ta không cách gì tưởng tượng. Khi tôi giảng kinh Hoa Nghiêm, tôi dùng tốc độ của ánh sáng để làm thí dụ. hiện tại mọi người đều biết, ánh sáng một giây đi đến ba mươi vạn dặm, vậy thì bạn tính xem, nó đi một trăm thước, đi mười thước, đi một thước, đi mười tấc, đi một tấc, đi mười cây số, một một cây số thì sao? Khi bạn như vậy mà tính thì bạn liền biết được, chân tướng sanh diệt của vũ trụ là ức vạn lần trong 1 giây. Do đó bạn hòan tòan không có cảm giác nó là hư giả. Các nhà khoa học gọi đây là nhất thời xuất hiện, tôi liền hỏi ngược lại họ, nhất thời là lúc nào vậy? Thì họ không thể nói ra được. Tôi nói, nhất thời chính là hiện tại, mỗi một sanh diệt đều là nhất thời. Như vậy bạn có thể biết được như trên Kinh Kim Cang nói với chúng ta “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Bạn hà tất phải tranh với chỗ này tranh với chỗ kia vì đây là tạo nghiệp, một tí ý nghĩa cũng không có.

Cho nên, sống ở thế gian này nên hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Cái gì cũng tốt, bạn nói tốt thì rất tốt, người kia nói không tốt cũng tốt, mọi thứ đều tốt cả, bạn nói xem, như vậy thì bạn sống thoải mái dường bao, sống được rất tự tại. Sau khi hiểu rõ chân tướng rồi tôi thường hay nói: người sẽ không bị già yếu. Tôi 26 tuổi học Phật, thực tế mà nói không phải học Phật thì liền hiểu rõ những đạo lý này mà dần dần thì mới hiểu được, nếu như tôi 26 tuổi học Phật mà liền hiểu được những đại đạo lý này thì tôi vĩnh viễn chỉ là 26 tuổi. Thật đấy! Một chút cũng không sai, bạn thuận theo đại tự nhiên, khi thuận theo đại tự nhiên, đời sống thuận theo đại tự nhiên, tư tưởng thuận theo đại tự nhiên thì bạn sẽ không sanh diệt, bất sanh bất diệt, bạn sẽ không bị bệnh, bạn sẽ không già yếu, bạn sẽ không chết đi. Thật là đại tự tại.

MC: Hôm nay chúng ta rất là cảm tạ Sư Phụ đã từ góc độ của khoa học và nơi góc độ của kinh Phật nói cho chúng ta nghe, giải thích ý nghĩa của chữ Hiếu, đồng thời nhắc nhở mọi người chúng ta, kỳ thực Hiếu tuyệt đối không chỉ nhà Nho đã nói là đại hiếu hiển thân, giới hạn ở cha mẹ của chính mình, mà là phải thúc đẩy từ mình đến người, thậm chí hiếu kính với tất cả chúng sanh. Một lần nữa cảm tạ Sư Phụ, cũng xin mời mọi người nghỉ ngơi một lát, lát sau chúng ta còn phải thỉnh Sư Phụ giảng tiếp chủ đề hiếu đạo này, để khai thị cho mọi người chúng ta nhiều hơn chút nữa, xin cám ơn!

A Di Đà Phật! Cám ơn đã đón xem.

Cẩn Dịch: Cư Sĩ Vọng Tây

 

Biên tập: Cư sĩ Diệu Hiền, Cư sĩ Tịnh Thái

 

Tác giả bài viết: Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Nguồn tin: TinhKhongPhapNgu.com