Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)

Làm Thế Nào Để Làm người Tốt Như Pháp (Tập 32)
Xin chào các vị bằng hữu! Chúng ta vừa nói đến, đối với tất cả mọi người, chúng ta phải cung kính, phải có lòng yêu thương, bao gồm cả việc đối với người xấu cũng không ngoại lệ. Bởi vì thời đại hiện nay đang thiếu dần sự giáo dục. Người Trung Hoa đã mất đi sự giáo dục của Thánh Hiền từ hai đến ba thế hệ rồi. Bởi vì “tiên nhân bất thiện”, cha mẹ họ vô tri không biết đạo đức. Chúng ta không lời gì để nói, cũng không thể trách họ vì không có ai dạy họ. Chúng ta phải ngừng việc chỉ trích, phê bình người khác, phải đề khởi sự quan tâm, bao dung của chúng ta. Khi chúng ta hiểu được rồi thì phải có sứ mệnh này, có phần trách nhiệm này, đem những giáo huấn Thánh Hiền truyền phát lại cho những người có duyên bên cạnh chúng ta. “Phiếm ái chúng”, yêu thương những người thân, bạn bè bên cạnh chúng ta phải thực tiễn từ chỗ nào vậy? “Đệ Tử Quy” có nói: “Mình có tài, chớ dùng riêng. Người có tài, không chỉ trích”. Bản thân mình có năng lực thì phải chủ động đi giúp đỡ người khác. Người khác có tài hoa thì tuyệt đối không nên đố kỵ với họ, hễ có sự đố kỵ thì tâm cung kính của chúng ta đã mất đi rồi. Thời đại hiện nay, người ta rất sợ giúp đỡ người khác, sợ bản lĩnh của mình bị người ta

Xin chào các vị bằng hữu!

Chúng ta vừa nói đến, đối với tất cả mọi người, chúng ta phải cung kính, phải có lòng yêu thương, bao gồm cả việc đối với người xấu cũng không ngoại lệ. Bởi vì thời đại hiện nay đang thiếu dần sự giáo dục. Người Trung Hoa đã mất đi sự giáo dục của Thánh Hiền từ hai đến ba thế hệ rồi. Bởi vì “tiên nhân bất thiện”, cha mẹ họ vô tri không biết đạo đức. Chúng ta không lời gì để nói, cũng không thể trách họ vì không có ai dạy họ. Chúng ta phải ngừng việc chỉ trích, phê bình người khác, phải đề khởi sự quan tâm, bao dung của chúng ta. Khi chúng ta hiểu được rồi thì phải có sứ mệnh này, có phần trách nhiệm này, đem những giáo huấn Thánh Hiền truyền phát lại cho những người có duyên bên cạnh chúng ta.

“Phiếm ái chúng”, yêu thương những người thân, bạn bè bên cạnh chúng ta phải thực tiễn từ chỗ nào vậy? “Đệ Tử Quy” có nói: “Mình có tài, chớ dùng riêng. Người có tài, không chỉ trích”. Bản thân mình có năng lực thì phải chủ động đi giúp đỡ người khác. Người khác có tài hoa thì tuyệt đối không nên đố kỵ với họ, hễ có sự đố kỵ thì tâm cung kính của chúng ta đã mất đi rồi. Thời đại hiện nay, người ta rất sợ giúp đỡ người khác, sợ bản lĩnh của mình bị người ta học mất.

Tôi có nghe một bài báo cáo. Có hai chị em nọ ngồi thảo luận với nhau. Người chị nói: “Hôm nay có một đứa bạn học hỏi chị bài toán này làm như thế nào, chị biết làm nhưng chị không chỉ cho nó”. Đứa em nói: “Nếu là em thì em sẽ chỉ cho nó biết, nhưng em sẽ chỉ cho nó làm sai bài toán”. Hiện tượng này hiện nay đang tồn tại. Vì sao vậy? Bởi vì trẻ từ nhỏ đã được dạy cạnh tranh, cho nên không thấy được người tốt, tâm lượng càng ngày càng nhỏ hẹp. Tâm lượng vừa nhỏ hẹp thì phước phần cũng giảm xuống. Tâm lượng hễ nhỏ hẹp thì sẽ không biết lấy dài bù ngắn, sẽ không biết thấy người tài mà muốn học theo, thế là rước lấy cho cuộc đời những họa hại rất lớn. Cho nên chân thật chúng ta phải luôn luôn giáo huấn cho trẻ: “Tự mình có khả năng giúp đỡ người khác thì phải tận thêm một phần sức lực”.

Vậy giúp đỡ cho người khác thì có lợi ích gì? Đương nhiên người giúp người thường được người giúp lại. Vì sao rất nhiều người khi xảy ra chuyện thì lại có rất nhiều bạn bè tranh nhau để giúp đỡ họ? Đó đều không phải ngẫu nhiên. Vì sao khi chúng ta có chuyện thì không có một người nào đến giúp đỡ chúng ta vậy? Nhân chính là ở việc thời thời, khắc khắc rộng kết thiện duyên.

Tôi còn nhớ khoảng thời gian tôi đi học thêm, lúc đó học phụ đạo mười môn, tổng cộng có mười ba môn. Các vị bằng hữu sẽ rất khó tưởng tượng từ môn âm nhạc, môn mỹ thuật cho đến môn thể dục, môn nào tôi cũng đều phải học thêm, vả lại đều phải thi từ đầu đến cuối. Tôi lúc đó đã lâu không đụng đến sách giáo khoa, có một số môn đã mười mấy năm không hề đụng đến, nhưng mà khi tôi đi thi thì tôi rất có lòng tin. Vì sao vậy? Bởi vì mục tiêu của tôi kiên định, tôi nhất định phải làm giáo viên. Thi một năm mà không đậu thì tôi sẽ thi hai năm, thi hai năm không đậu thì tôi sẽ thi ba năm, thi chừng nào đậu thì thôi. Cho nên mục tiêu là xác định. Rất nhiều người vì đường dài mà bỏ cuộc giữa chừng, họ không thể kiên nhẫn.

Bởi vì, thứ nhất, tôi đã rất kiên định. Thứ hai, tôi rất chuyên chú, không nghĩ ngợi gì khác, không nghĩ này, nghĩ nọ (chắc bởi vì tôi không có bạn gái). Người ta có bạn gái cho nên người ta phân tâm. Cho nên khi làm việc thì phải chuyên chú. Tiếp đến, thứ ba, thái độ khi đọc sách và thái độ khi nghe giảng của tôi chính là: Bài giảng hôm nay sau khi học xong thì tôi phải nắm hết. Nếu như hôm nay học xong mà tôi còn có chỗ nào đó chưa hiểu thì tôi sẽ lập tức chạy đi tìm vị thầy đó. Nếu như vị thầy đó đi quá nhanh, tôi đuổi theo không kịp thì tôi sẽ đi tìm người bạn học giỏi môn đó nhất để thảo luận. Việc học tập tuyệt đối không thể cứ gác lại đó, mà phải ngay lập tức hiểu. Bạn mỗi ngày đều gác lại một ít, đến sau cùng dồn lại sẽ rất nhiều, lúc đó sẽ không thể làm gì cả. Cho nên: “Việc hôm nay, hôm nay làm”.

Còn có một điểm làm tôi ấn tượng sâu nhất. Đó là bất kỳ một bạn học nào đến hỏi tôi, tôi đều nhất định tận tâm, tận lực hướng dẫn. Kết quả là chúng tôi vô tình trồng cây, cây lại thành hàng. Chúng tôi chỉ giúp đỡ người khác một cách tự nhiên, ví dụ như bài toán này tôi không phải biết làm nhưng mà biết dạy người khác cách làm. Vì chúng tôi thường hướng dẫn cho người khác nên cảnh giới được nâng thêm một bậc. Khi đề tài đó thay đổi thì rất nhiều người không thể tính. Cho nên, chúng ta luôn luôn chỉ dẫn người khác phải làm thế nào để hóa giải vấn đề, thì tuy là đề mục làm ít nhưng cảnh giới nâng cao rất nhanh. Điều này đích thực đã ấn chứng được việc bố thí pháp thì được thông minh trí tuệ.

Trong hơn bốn tháng đó, môn toán tôi học không có bao nhiêu bài; các bạn khác còn đem một số bài của lớp học thêm khác để nghiên cứu với tôi. Tôi ngay cả bài trong lớp học thêm của mình cũng chưa làm hết, thế nhưng thi năm thứ nhất, tôi được tám mươi tám điểm môn toán. Năm thứ hai tôi lại tham gia kiểm tra. Tôi cũng đã hơn một năm không làm bài toán nào, thế nhưng lúc thi thì đạt được chín mươi điểm. Vì sao vậy? Học tập thật sự vững vàng là khi bạn dạy người khác cách làm như thế nào thì toàn bộ suy nghĩ cách để làm, bạn đã vững vàng rồi, không phải chỉ là biểu hiện cách tính toán bên ngoài như thế nào. Năm thứ ba, khi thi chính thức để làm giáo viên, tôi lại được tám mươi tám điểm. Vì thế, tôi thật sự đã cảm nhận được bố thí pháp thì được thông minh trí tuệ, chân thật bất hư. Cho nên chúng ta dạy trẻ: “Mình có tài, chớ dùng riêng”, tự mình tiến bộ nhiều nhất, đây mới là chân tướng.

“Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo”. Đối với người nghèo, chúng ta cũng phải tôn trọng. Đời người có được mấy lần lên xuống, chúng ta không thể “giậu đổ bìm leo”, đây là không có tâm cung kính đối với người. Kỳ thực, khi làm một người không biết cung kính đối với người khác thì người bị tổn hại trước tiên là ai vậy? Chính mình. Đúng vậy! Tâm niệm của mình đã sai rồi thì sẽ ảnh hưởng đến trạng thái thân tâm của chính mình. Khi làm một người không biết cung kính đối với người khác thì trên gương mặt của người đó sẽ không còn thấy ánh sáng nữa. Khi làm một người luôn biết giúp đỡ người khác, bạn mà nhìn người đó thì sẽ thấy ánh sáng trên gương mặt của họ. Cho nên: “Không nịnh giàu”. Khi chúng ta đi nịnh hót, bợ đỡ người khác thì cái tâm đó đã không còn đáng mến nữa mà rất khó coi.

“Người không rảnh, chớ não phiền. Người bất an, không quấy nhiễu”. Có sự cung kính và yêu thương đối với người khác chính là áp dụng vào từng li, từng tí trong việc xử sự giữa người với nhau trong cuộc sống. Khi bạn muốn nói chuyện với ai thì trước tiên cần phải quan sát xem họ hiện tại có bận hay không. Bạn xem, hiện nay rất nhiều trẻ nhỏ, trong khi mẹ của chúng đang nấu thức ăn, chúng hễ có bất kỳ vấn đề gì thì lập tức chạy vào, nhất định bắt người mẹ phải trả lời với chúng. Đây là không cung kính đối với cha mẹ. Cha mẹ đang phải nấu thức ăn, bạn phải cảm thông cho cha mẹ chứ, đợi nấu xong đã rồi hãy xử lý. Cũng như vậy, khi chúng ta làm phiền người khác, bạn cũng phải quan sát trạng thái trước mắt của người khác, phải luôn luôn đồng tình, cảm thông cho người khác thì họ sẽ có thể cảm nhận được sự tôn trọng của bạn.

“Người bất an, không quấy nhiễu”. Bạn nhìn thấy em gái của mình hôm nay tâm tình không được tốt. Cô ấy trở về mặt mày ủ rủ, ngồi ở đó chau mày, chau mặt. Cô ấy có an hay không? Không an. Vào lúc này, bạn có thể đến nói cười hớn hở được hay không? Bạn nhất định phải có thể cảm nhận được vào lúc này cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Nếu như không nên nói thì bạn cũng đừng cố nói. Nếu không, bạn nói xong thì cô em lại cảm thấy phiền thêm mà nói: “Chị cứ mặc kệ em đi!”.

Cho nên, khi chúng ta phát hiện cô ấy tâm đang rất hỗn loạn, vào lúc này nói chuyện với cô ấy không thích hợp. “Người bất an, không quấy nhiễu”. Nhưng bạn cũng phải bày tỏ lòng quan tâm đến với cô ấy. Vào lúc đó, bạn không nên nhìn vào mắt của cô ấy, mà hãy rót một ly nước mang đến trước mặt cô ấy và để xuống đó, sau đó thì bạn hãy rời đi. Cô ấy đang cảm thấy tuyệt vọng: “Người thế gian thật là vô tình’’, đột nhiên động tác này của bạn vừa thực hiện thì tâm tình của cô ấy có thể sẽ nhẹ nhàng trở lại. Ly nước này cô ấy uống vào thì tâm trạng sẽ tốt hơn được một nửa. Cho nên, con người chỉ cần cảm nhận được có người đang quan tâm họ, họ liền từ từ sản sinh ra được sức mạnh. Đợi đến khi cô ấy tâm tình lắng trở lại, cô ấy sẽ tìm ai để nói chuyện trước tiên? Đương nhiên là tìm bạn trước tiên rồi. Bạn một khi luôn cảm nhận được sự cần thiết của cô ấy, cô ấy không tìm đến bạn để nói chuyện thì tìm ai nói chuyện bây giờ? Cho nên làm rất nhiều việc không nên quá vội vàng, phải tùy thời cơ mà làm.

“Người có lỗi, chớ vạch trần. Việc riêng người, chớ nói truyền”. Đây cũng là một loại tâm cung kính.

“Khen người thiện, tức là tốt. Người biết được, càng tốt hơn”. Cung kính đối với người thiện, tán thán đối với người thiện thì có thể khiến cho nhiều người học tập với người đó hơn.

“Khen người ác, chính là ác. Ác cùng cực, tai họa đến”. Bạn không biết cung kính đối với người ác, có thể họ sẽ quay lại cắn bạn. Lúc đó, bạn sẽ mất nhiều hơn là được. Cho nên trong lời nói phải có sự khoan dung. Khi họ phạm phải sai lầm, bạn nhìn thấy rất rõ ràng nhưng mà không phê bình họ. Nhưng khi họ có một chút gì đó tốt thì hãy cho họ sự công nhận. Họ sẽ suy nghĩ: “Mình có một chút tốt mà người ta đã công nhận. Điều không tốt của mình người ta nhìn thấy rõ ràng mà vẫn khoan dung”. Họ sẽ cảm nhận được sự dụng tâm này của bạn, sẽ dần dần phát triển về hướng tốt hơn. Họ càng tốt thì bạn càng tán thán họ, họ sẽ nghĩ: “Mình làm việc xấu, bản thân không những tâm bất an mà còn bị người ta xem thường, chi bằng làm một ít việc tốt thì hay hơn”. Vì vậy, chân thật là đối với người khác, phải dẫn dắt từng bước một.

“Hễ nhận cho, phân biệt rõ. Cho nên nhiều, nhận nên ít”. Không nên tranh với người, có thể cho người nhiều một chút cũng không sao. Sau khi nhường nhịn thì bạn thành tựu được học vấn của mình, dần dần bạn sẽ loại trừ được vấn đề nghiêm trọng nhất là tâm tham. Tâm càng không tham thì học vấn nâng cao càng nhanh. Nhưng xin hỏi: Sau khi bạn đã nhường nhịn rồi thì bạn sẽ không có nữa có phải không? Càng nhường thì có càng nhiều. Cho nên đây là chân tướng. Bạn phải dùng sự hành đạo của mình để ấn chứng.

Tôi còn nhớ, khi tôi đi đến Hải Khẩu, trước đó một tháng, tôi thường đi mua trái cây. Kết quả là đi mua trái cây nhiều nên tôi đã quen thân với một cô bán trái cây. Chúng ta nói đi đến đâu cũng là một mảng hoan hỷ. Mỗi lần tôi đều mua ở chỗ của cô, sau đó thì bắt đầu quan tâm đến vấn đề giáo dục con cái của cô. Tôi còn tặng cho cô một quyển “Đệ Tử Quy”. Sau đó, mỗi lần tôi đến mua, khi tôi chuẩn bị trở về, cô nhất định lựa thêm vài loại trái cây bỏ thêm vào trong túi trái cây của tôi. Cho nên, con người với con người đích thực là bạn kính người ta, người ta sẽ kính lại bạn. Đây là tất nhiên.

Sau một tháng, bởi vì chúng tôi còn phải tiếp xúc với rất nhiều thầy cô và phụ huynh, kết quả là trong nhà bếp của tôi cũng không biết là từ đâu mà lại có trái cây, cũng không biết là ai đã tặng. Sau đó, tôi không còn cơ hội để gặp lại cô bán trái cây này nữa. Đây cũng là một việc tôi cảm thấy có chút đáng tiếc vì không thể quan tâm thêm về việc giáo dục con cái của cô nữa. Chân thật khi chúng ta biết “xả” thì chúng ta sẽ nhận được càng nhiều thứ hơn, bởi vì cái “xả” của bạn phát xuất từ tâm chân thành mà người tiếp nhận cũng sẽ rất chân thành muốn hồi đáp. Cho nên con người không nên sợ xả.

“Sắp cho người, trước hỏi mình”. Bất kỳ lời nói, hành vi nào chúng ta sắp làm đối với người khác thì trước tiên hãy tự hỏi: Lời nói, hành vi như vậy mà người khác làm đối với mình thì mình có tiếp nhận hay không? Nếu như chính mình không thể tiếp nhận thì chúng ta không thể đối đãi như vậy đối với người khác. Cho nên, “Hành đốc kính” là áp dụng trong việc cung kính đối với người, đối với việc, đối với vật.

“THÂN NHÂN” (Gần người hiền)

Phía sau, “Đệ Tử Quy” nói “thân nhân”, vậy thì thân cận người nhân đức có cần phải cung kính hay không? Đương nhiên là cần. Trong việc cầu học vấn, có một mấu chốt rất quan trọng gọi là: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Một người có đạo đức học vấn tốc độ nâng cao không phải là do bên ngoài quyết định mà là tâm thành kính của họ quyết định. Cho nên, gần người nhân thì bạn phải cung kính.

“CÓ THỪA SỨC THÌ HỌC VĂN”

Đối với học vấn, chúng ta có cần cung kính hay không? Cung kính đối với học vấn như thế nào? Hai câu đầu tiên trong “Đệ Tử Quy” đã nói: “Không gắng làm, chỉ học văn. Chỉ bề ngoài, thành người nào”. Một người mà hình thành khí chất phù phiếm thì sẽ không tôn kính đối với học vấn. Nhưng “nếu gắng làm, không học văn”, bạn chỉ biết làm tới, không đọc Kinh sách, đều không nghe giảng để rồi “theo ý mình, mù lẽ phải”. Bạn vẫn còn chưa làm rõ chân tướng, chỉ dựa vào suy nghĩ cách làm của mình để làm thì có thể sẽ hoàn toàn ngược lại với giáo huấn của Thánh Hiền. Vì vậy, việc cầu học vấn nhất định phải xem trọng việc giải hành tương ưng. Giải được càng sâu thì giúp đỡ bạn càng nhiều trong việc thực hành. Việc thực hành càng thiết thực thì sự lý giải sẽ càng sâu, càng rộng. Cả hai bánh xe này đều cần phải cùng nhau chuyển động, chỉ quay một bánh thì đi không được, là xoay trên không. Cho nên việc học vấn phải xem trọng giải hành như nhau. Đây là thái độ chính xác của bạn đối với việc cầu học vấn.

Cầu học vấn còn phải một môn thâm nhập, không thể tham nhiều, cũng không thể cầu nhanh. Một người khi có tâm tham nhiều, cầu nhanh thì tâm đã mất đi sự cung kính.

Tiếp theo, chúng ta hãy xem câu kế tiếp trong “Đệ Tử Quy”: “Cách đọc sách, có ba điểm. Tâm mắt miệng, tin đều trọng”. Có nghĩa là khi đọc sách phải chuyên chú, phải cung kính đối với sách vở, phải cung kính đối với thầy cô.

“Mới đọc đây, chớ thích kia. Đây chưa xong, kia chớ đọc”. Cho nên trong việc đọc sách, bạn không thể tâm thần bất định, không thể ngoài mặt đang đọc sách mà trong đầu thì không biết đang suy nghĩ đi về đâu rồi. Đây là không cung kính đối với học vấn.

“Thời gian ít, cần chăm chỉ. Công phu đủ, đọc liền thông”. Đối với việc cầu học vấn, bạn không thể nào bỏ mặc, buông trôi, học mười năm mà dường như sự trưởng thành cũng không có. Như vậy thì đối với học vấn không có cung kính. Cho nên, đối với học vấn thì cung kính như thế nào? Phải thường xuyên kiểm điểm lại công phu tháng sau so với tháng này có “Ngôn trung tín, hành đốc kính” hay không, tháng sau có “thận tư, minh biện” so với tháng này hay không. Đây chính là trọng điểm. Con người quý ở tự tri. Bạn không thể học nhiều mà ngay cả chính mình đang nâng lên hay thụt lùi cũng không biết. Vậy thì quá mơ hồ, không rõ ràng. Cho nên nhất định phải luôn kiểm điểm công phu của chính mình. Sự kiểm điểm trực tiếp nhất, tốt nhất chính là xem xét từ việc bạn khởi tâm, động niệm. Cho nên chúng ta không thể nào gặp được học vấn Thánh Hiền trước mặt mà lại mắc sai lầm, càng không thể đem học vấn Thánh Hiền để làm trò tiêu khiển, giải trí.

Rất nhiều người lại đem học vấn ra để nghiên cứu. Họ nghiên cứu cũng rất hay, còn nhận được rất nhiều danh xưng. Nhưng mối quan hệ vợ chồng, họ làm không tốt. Ngay cả con cái họ cũng không dạy cho tốt. Việc này đích thực là đang chơi trò chơi giáo dục Thánh Hiền. Ngay cả người trong nhà cũng không tán đồng với học vấn Thánh Hiền, thậm chí người nhà còn nghĩ những học vấn Thánh Hiền là giả, bởi vì chúng ta chưa biểu diễn tốt. Cho nên đối với học vấn, chúng ta phải có phần trách nhiệm này. Chúng ta là biểu hiện cho Thánh Hiền nhân, không thể nào làm hỏng đi sự tôn trọng của người khác đối với học vấn. Cho nên ngay cả việc cầu học vấn cũng phải cẩn thận, kỹ càng, cũng phải cung cung, kính kính.

Phía trên đã nói, đối với người, đối với vật, đối với việc cho đến đối với học vấn, chúng ta đều phải cung kính. Điều này thật sự khiến cho chúng ta thể hội được tâm cung kính đều có thể đề khởi vào mọi lúc, ở mọi nơi khi xử sự, đối người. Cho nên: “Nhất chân nhất thiết chân”. “Nhất” có nghĩa là gì? Nghĩa là tâm cung kính. Cho nên quyển sách “Lễ Ký” vô cùng quan trọng. Mở quyển “Lễ Ký” ra, trong đó có một trang gọi là “Khúc Lễ”. Trong “Khúc Lễ” có một câu nói là: “Vô bất kính”. Bạn xem, hạt nhân của lễ nghĩa, câu đầu tiên nói với bạn là gì? Là “kính”. Vả lại kính ở chỗ nào? Không có một chỗ nào mà không phải kính, thậm chí trong những lúc bên cạnh không có ai, bạn cũng phải kính. Dù xung quanh không có người nhưng vẫn còn rất nhiều bàn ghế, đèn, bảng, bạn không thể nào vứt chúng chỏng chơ được. Cho nên từ chỗ này, chúng ta có thể nhìn thấy Thánh Hiền nhân đặc biệt nhấn mạnh ở “thận độc”. Khi không có ai bên cạnh thì chúng ta vẫn phải cung cung, kính kính như vậy.

Ngày xưa có một vị đại thần phò tá Hoàng Thượng tên là Triệu Tuyên Tử. Hoàng Thượng của ông thật không biết chuyện, mà ông thì rất trung thành, cho nên ông luôn luôn khuyên can Hoàng Thượng của mình. Kết quả, vị Hoàng Thượng này cũng không biết kiên nhẫn, đột nhiên nảy ra một ý nghĩ rất xấu xa, liền đi thuê một tên sát thủ muốn giết chết Triệu Tuyên Tử. Nếu như ý muốn đó của vị Hoàng Thượng này mà thực hiện thành công thì các vị nghĩ xem sẽ xảy ra hệ quả như thế nào? Tất cả thần dân đều sẽ đau lòng, thất vọng. Bởi vì một người lãnh đạo không có trí huệ thì tuyệt đối sẽ tự hủy hoại đi chính mình, thậm chí là hủy hoại luôn cả quốc gia. Tên sát thủ này đi đến nhà của Triệu Tuyên Tử, lúc này khoảng ba giờ sáng, còn rất sớm. Trời còn chưa sáng, Triệu Tuyên Tử đã mặc quan phục ngay ngắn chỉnh tề để đợi giờ thượng triều, sau đó ngồi ở đó hơi nhắm mắt để dưỡng thần. Tên sát thủ này nhìn thấy vị quan Triệu Tuyên Tử trong lúc không có người mà ông vẫn giữ thái độ lễ độ, cung kính. Sự oai nghi đó của ông đã khiến cho tên sát thủ vô cùng cảm động. Sát thủ nghĩ: “Một người có lễ nghi như vậy thì nhất định là một trụ cột của quốc gia. Ta mà giết ông thì ta thật có lỗi với đất nước. Nhưng mà ta lại nhận lời Hoàng Thượng để đến thực hiện công việc này. Nếu ta không giết ông ấy thì ta đã thất tín, mà nếu giết ông thì ta thất nghĩa với cả thiên hạ rồi”. Thế là tên sát thủ này đã tự mình đâm đầu vào cây Hòe tự sát. Cho nên, sự cung kính của một người đã có thể khiến cho người khác sanh khởi được tâm ý bội phục đến như vậy. Vì vậy, chúng ta vẫn phải “vô bất kính”, lúc nào cũng có thể đề khởi được tâm cung kính. Đây là thuộc về bộ phận của “hành đốc kính”.

Điều thứ ba trong tu thân là “Trừng phẫn”

Điều thứ ba trong tu thân là phải “trừng phẫn”. “Trừng phẫn” rất quan trọng. Một người mà muốn “ngôn trung tín, hành đốc kính”, việc trước tiên nhất định phải làm được là bắt đầu từ “Trừng phẫn, truất dục”. Một người mà dục vọng quá lớn thì sẽ chỉ nghĩ đến chính mình. Vậy thì họ làm sao “ngôn trung tín, hành đốc kính”! Cho nên chỗ hạ thủ nhất định phải “truất dục”, phải “trừng phẫn”. Một người ngay cả tính khí của mình cũng không thể kiềm chế được thì người đó sẽ cung kính đối với người khác hay sao? Ngôn ngữ của người đó có khiến người ta dễ chịu hay không? Không thể nào. Chúng ta thường nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Vì vậy,  sự phẫn nộ rất có uy lực. Những đạo lý rất trừu tượng này, Lão Tổ Tông rất giỏi dùng một số thí dụ cụ thể để cho chúng ta lĩnh hội được những đạo lý này. Cho nên, đối với “dục” và “nộ”, có một câu cách ngôn thường nói như thế này: “Nộ là mãnh hổ”, “dục là vực thẳm”.

“Nộ là mãnh hổ”. Con hổ đem lại cho bạn cảm giác rất hung mãnh. Những động vật khác ở bên cạnh nhìn thấy nó thì rất sợ hãi, đều “kính nhi viễn chi”. Vì thế, một người thường hay nổi lửa giận không thể kiềm chế được thì cũng giống như một con mãnh hổ, khiến cho tất cả người nhà, đồng nghiệp đều giống như ở trong địa ngục vậy. Cho nên, cái “nộ” này không thể chấp nhận được.

“Dục là vực thẳm”. Có ý nghĩa là dục vọng một khi đã lọt xuống thì không có đáy, chớp mắt đã đọa lạc. Vì vậy mà phải “trừng phẫn”, “truất dục”. Chữ “trừng” và chữ “truất” này có nghĩa là phải biết cách tiết chế tính khí của chính mình, tiết chế dục vọng của chính mình. Đây chính là công phu tu dưỡng của bạn.

Tục ngữ nói: “Người điều chế được tâm tư mới có thể nắm vững được tương lai”. Người không thể điều chế được tâm tư thì có nắm vững được tương lai hay không? Có thể sau mỗi lần họ nổi cơn giận dữ thì những nỗ lực trước đây đã làm ra đều uổng phí rồi, giống như lấy đá đập vào chân của mình. Rất nhiều người sau khi nổi giận đều cảm thấy rất hối hận. Đến sau cùng không phải giận người nào khác mà họ giận chính mình vì sao mà nhẫn không được.

Rất nhiều người đều thường nói: “Nếu như theo tính khí trước đây của tôi thì tôi không chỉ có như vậy đâu”. Công phu của người đó thật còn kém lắm.

Làm thế nào để xoay chuyển tính khí phẫn nộ, làm thế nào để cho tính khí được tốt? Các vị bằng hữu, các vị dùng phương pháp gì? Hít thở sâu, rồi nói: “Đừng tức giận!”. Nếu một lúc sau mà cũng không lấy lại được tinh thần thì phải làm thế nào?

Chúng ta hãy xem việc hít thở thật sâu.

Các vị tính là sẽ hít thở bao nhiêu cái? Việc hít thở sâu đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy tâm tư, thân thể được nhẹ nhõm, nới lỏng ra một chút, nhưng mà bạn ở đó nhìn đối phương rồi hít thì tim cũng như thế nào? Còn phương pháp nào khác hay không? Ồ, đọc sách Thánh Hiền. Vào lúc này thì tìm sách Thánh Hiền ở đâu đây?

Tôi biết một phương pháp cũng rất hay. Bởi vì ta học “Đệ Tử Quy”, khi sắp nổi cơn thịnh nộ thì nhớ đến: “Lời nhường nhịn, tức giận mất”; “Phàm là người, đều yêu thương”, không thể nổi giận; “Thế phục người, người không phục. Lý phục người, tâm mới phục”. Phương pháp này rất hay. Giả như bạn đọc thuộc lòng “Đệ Tử Quy”, đột nhiên khi xảy ra chuyện thì những Kinh văn đó như một luồng ánh sáng chiếu rọi vào trong tâm khảm của bạn.

Còn phương pháp nào nữa hay không? Niệm “A Di Đà Phật”. Là người tin Phật thì sẽ niệm “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, “A Di Đà Phật”, đem nó đè nén xuống. Người tin Giêsu, Kitô thì mau niệm “Giêsu”, “Kitô”, người tin Thiên chúa giáo thì niệm “Amen”, đem nó chế phục lại. Đây cũng là một phương pháp.

Sự tu dưỡng của các vị thật sự rất tốt. Các vị đều biết dùng những phương pháp hay như vậy. Vậy còn phương pháp nào nữa không? Sám hối à. Vậy thì sự tu dưỡng của các vị quá cao rồi! Vị bằng hữu này đang sống trong thế giới cảm ơn. Sám hối việc trước đây có thể  chúng ta không thể qua lại với họ, cho nên bây giờ họ cũng không thể qua lại với ta. Có phải là như vậy hay không? Không phải. Xin cho tràng pháo tay! Bởi vì trước đây chúng ta đã đắc tội với họ cho nên bây giờ họ nổi giận với mình cũng là lẽ đương nhiên. Chúng ta phải bao dung.

Câu trả lời của các vị đều không giống với những người nơi khác.

Có một số bằng hữu nói: “Tôi sẽ đi mua thật nhiều đồ ăn rồi ăn, đem tâm tư đè nén trở lại”. Vậy đè nén được bao lâu? Phương pháp này gọi là trị theo triệu chứng. Ăn uống thật nhiều, chạy bộ, làm cho quên nó đi, có phải không? Vị bằng hữu đó vừa nói là sẽ đi mua thật nhiều đồ ăn để ăn, kỳ thực tôi vừa nhìn đã nhận ra rồi. Bởi vì mặt của anh có một số mụn, tôi nói với anh: “Có phải anh mua toàn những loại thức ăn vặt phải không?”. Anh ngồi ở đó mỉm cười không dám nói. Tôi nói: “Anh xem, phương pháp này của anh về căn bản không giải quyết được sự phẫn nộ, vả lại còn sinh rất nhiều di chứng về sau. Thứ nhất, trước giờ anh ăn toàn thức ăn vặt như vậy thì đã tổn hại sức khỏe rồi. Thứ hai, để mua nhiều đồ ăn như vậy thì phải tiêu tốn rất nhiều tiền, vậy kinh tế của anh sẽ bị tổn giảm. Vì vậy mà có thể anh càng ngày càng đau khổ hơn”. Phương pháp này là trị theo triệu chứng, không tốt.

Một vị khác thì nói: “Gọi điện cho bạn bè để chia sẻ, khóc lóc kể lể một chút”. Vậy sau khi bạn kể xong rồi thì tâm tình sẽ như thế nào? Người đó nói: “Dễ chịu hơn nhiều”. Tôi nói: “Vậy thì bạn đã đem rác đổ vào người bạn của mình rồi”. Vị đó nghe xong liền nói: “Nhân sanh khổ đoạn, thê thảm quá”. Khi bạn cảm thấy thoải mái thì người bạn của mình lại khổ, cho nên phương pháp này cũng không phải là tốt. Bạn đem tâm tình của mình chuyển cho người ta, người ta nhất định sẽ cảm thấy hôm nay tâm tình rất tệ. Đúng lúc nhìn thấy con chó thì anh ta sẽ tiện chân mà đá nó một cái, thế là tâm tình lại truyền qua con chó. Con chó lại nghĩ: “Sao mà mình xui xẻo thế này!”. Nhìn thấy người nào đó, nó bèn cắn một cái. Người bị cắn này giả sử là một đổng sự trưởng, ông cảm thấy hôm nay sao mà bực mình quá, có thể vào công ty, đi đến đâu mắng người đến đó.

Cho nên, chúng ta phải chú ý xem vì sao mà con người hiện nay tính khí xấu xí đến vậy? Bởi vì rất nhiều người đều đem tâm tư của mình phân phát ra ngoài, người nào nhận được thì lại đem phân phát ra nữa. Mọi người đều trừng mắt nhìn nhau, liền cảm thấy thật khó chịu. Các vị bằng hữu! Chúng ta khi bước vào tòa nhà này thì tâm tình liền cảm thấy không như trước nữa, liền cảm thấy rất hoan hỷ bởi vì các vị bằng hữu ở nơi này sẽ không đem tâm tư của mình đổ lên người khác. Cho nên tôi nói, đây cũng là một chứng trạng, gốc rễ vẫn là giải quyết không được.

Thế nào mới gọi là giải quyết gốc rễ vậy? Văn tự của Trung Hoa đã đem học vấn này nói rõ với chúng ta. Chữ Trung Hoa không thể tùy tiện sửa đổi, trong chữ đó có chứa trí huệ của Lão Tổ Tông. Chúng ta ngoài việc giản tiện ra thì phải thật sự học tập nghiên cứu trí huệ trong đó, lấy ra sử dụng cho tốt.

Chúng ta xem, một người khi khởi cơn phẫn nộ, tâm biến thành nô lệ. Nô lệ của ai? Biến thành nô lệ của tính khí xấu của bạn. Tính xấu muốn bạn đi hướng Đông thì bạn liền đi hướng Đông, muốn bạn lao đầu vào tường thì bạn sẽ làm theo. Đợi cho đến khi nổi giận xong thì bạn sẽ cảm thấy: “Tôi sao lại làm ra sự việc như vậy chứ!”. Bởi vì bạn đã bị nó nô dịch mất rồi, bạn đã không còn cách nào làm chủ được chính mình. Sự phẫn nộ rất đáng sợ, vì vậy không thể tiếp tục phẫn nộ nữa, mà phải chuyển thành “thứ”. Bạn xem, hai chữ này khác nhau bao nhiêu? Chỉ khác có một chút, chỉ cần bỏ bớt một hai nét nhỏ thì biến thành chữ “khoan dung tha thứ”.

Chúng ta hãy xem chữ “thứ” này gồm một chữ “như” và một chữ “tâm”, gọi là “như kỳ tâm”, gọi là “đồng lý tâm”. Nếu bạn là “như kỳ tâm”, nghĩa là bạn nhìn nhận từ góc độ của người ta thì bạn có thể thông cảm cho người ta. Khi chúng tôi dạy rất nhiều học trò, xem thấy hành vi của chúng thì bạn có thể rất là phẫn nộ, nhưng khi đi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của chúng thì không chỉ sự phẫn nộ đó lập tức bị tiêu mất mà bạn còn khởi tâm thấy chúng thật đáng thương. Vào lúc này, bạn liền có thể thông cảm cho nỗi khổ của chúng, có thể bao dung cho lỗi lầm của chúng. Đây chính là thái độ khoan dung. Cho nên phẫn nộ không thể dùng sự đè nén mà phải bao dung. Tiếp đến là đi giúp đỡ chúng, cảm hóa chúng. Cho nên ở cửa chùa nhà Phật có thờ tượng Di Lặc Bồ Tát bụng lớn, nghĩa là có thể bao dung, có thể khoan dung. Chữ “khoan dung” này cũng nói trong “Luận Ngữ”, chữ “thứ” này có thể thực hành cả cuộc đời.

Học trò của Khổng Tử nói với Ngài: “Có một chữ nào có thể khiến con quán triệt suốt cả đời, sau đó còn có thể nâng cao đạo đức tu dưỡng hay không?”. Phu Tử đã chọn ra một chữ, đó là chữ “thứ”. Cho nên, công phu của sự khoan dung, tha thứ rất quan trọng. Khoan dung, tha thứ như thế nào? Câu nói này cũng có ở trong quyển “Cách Ngôn Biệt Lục”. Vì vậy, đích thực những trí huệ này của Lão Tổ Tông, bạn học được một câu cũng đủ cho bạn dùng không hết rồi.

“Lấy tâm tha thứ cho mình để tha thứ cho người”. Bạn xem mình mỗi ngày tha thứ cho người khác được mấy lần, nhưng mà một ngày chúng ta lại tha thứ cho bản thân tới rất nhiều lần. Cho nên chúng ta lấy thái độ tha thứ cho chính mình mà tha thứ đối với người khác, thì sự khoan dung đó mới có thể toàn vẹn. Rất nhiều bằng hữu đều sẽ thành tâm đối đãi với bạn. Vả lại, lấy tâm trách người, tức là cái tâm trách móc người khác một cách cay nghiệt để mà trách móc khuyết điểm của chính mình, liền “quả quá”, thì sự tu dưỡng của bạn mới nâng cao được rất nhanh. Cho nên, có thể dùng khoan dung, tha thứ thì sẽ có thể xoay chuyển được cơn thịnh nộ, việc này mới có thể giải quyết được căn bản, cũng chính là công phu chuyển ý niệm rất quan trọng. Dù đối với người nào, bạn cũng có thể khoan dung, tha thứ. Thậm chí đối với bất kỳ người nào, bạn cũng có thể cảm kích họ, cảm ân họ.

Lúc trước, tôi đã nói với các vị một quan điểm là theo logic thì không một ai đi được vào trong nội tâm của bạn. Câu nói này có đạo lý hay không? Có à? Hiện tại có ai đi được vào trong nội tâm của bạn hay chưa? Không có. Bạn đang suy nghĩ điều gì thì tôi cũng không có cách nào dừng bạn lại được. Cho nên chân thật tổn hại đến bạn là ai vậy? Là chính bạn. Khi một người có thể luôn luôn khoan dung, thậm chí có thể luôn luôn mang lòng cảm ơn thì tính khí phẫn nộ của người đó sẽ tiêu hết. Cho nên hãy cảm ơn người đã tổn hại bạn. Vì sao vậy? Bởi vì họ đang rèn luyện tâm trí cho bạn. Bạn xem, một người lúc tiến bộ nhanh nhất là khi ở trong nghịch cảnh.

Hãy cảm ơn người đã làm tổn hại bạn, bởi vì họ đã tôi luyện tâm trí cho bạn. Khiêu khích làm dấy khởi năng lực của bạn, rèn luyện cho bạn. Hãy cảm ơn những người lừa gạt bạn, bởi vì họ đã làm cho bạn tăng thêm trí huệ và kinh nghiệm. Bạn dù sao cũng đâu bị người ta lừa gạt cả đời. Sau khi bị lừa rồi thì bạn sẽ càng biết cách để phân biệt thị phi, thiện ác. Vì thế mà chúng ta phải có tấm lòng cảm kích này, cảm kích người đã làm cho chúng ta vấp ngã. Họ không phải lấy chân cản cho bạn té mà chính là luôn ngăn trở làm hỏng việc của bạn, làm ra một số khảo nghiệm. Bạn phải nên cảm tạ những người làm bạn vấp ngã, bởi vì họ đã làm cho năng lực của bạn mạnh mẽ hơn, bởi vì họ đã củng cố thêm cho năng lực của bạn.

Hãy cảm ơn người đã bỏ rơi ta. Rất nhiều bằng hữu nghe đến câu nói này có thể sẽ không có cách nào để tiếp nhận. Hãy cảm tạ người đã bỏ rơi bạn, bởi vì họ đã dạy cho bạn biết tự lập. Trong cuộc đời này, con người không thể chỉ biết dựa dẫm vào một ai đó. Người đáng nương dựa là chính mình. Một người thường hay dựa dẫm người khác thì sẽ sống trong sự lo được, lo mất, không có niềm vui chân thật. Cho nên, hãy cảm ơn người đã ruồng bỏ ta vì họ đã dạy chúng ta phải tự lực, tự cường.

Cảm ơn những người khiển trách ta. Họ thường xuyên nói với bạn những lời ác, bạn hãy cảm tạ họ, bởi vì họ đã làm tăng trưởng định huệ cho bạn. Họ nói lời ác với bạn như vậy mà bạn vẫn có thể như như bất động, thì việc tu dưỡng của bạn đã nâng lên rất nhiều. Đợi họ mắng bạn xong, bạn liền nói: “Xin cảm ơn bạn đã chỉ ra khuyết điểm cho tôi!”. Họ nghe thì như thế nào? Giật mình ngạc nhiên mà không mắng được nữa. Cho nên khi bạn đối diện với sự tổn hại, lừa gạt, đối mặt với những thái độ sai lầm ác liệt của người khác mà bạn vẫn có thể tâm bình khí hòa để cảm tạ họ, người bạn như vậy sớm muộn gì cũng được bạn cảm hóa, bởi vì sự tu dưỡng này của bạn nhất định sẽ dấy khởi được tâm sám hối ở họ. Bạn dùng đạo đức tu dưỡng của mình để làm thức tỉnh tâm sám hối của họ. Có thể chuyển đổi ý niệm như vậy không chỉ không còn sự phẫn nộ mà quan trọng hơn còn thành tựu được người khác có cơ hội tu học đạo đức Thánh Hiền, đều có thể sản sinh khả năng như vậy.

Đây là “trừng phẫn”.

 “Truất dục”

Dục” là vực thẳm, cho nên phải biết tiết chế. Chúng ta hãy suy nghĩ xem con người rốt cuộc cần bao nhiêu thứ. Nếu như bạn cứ truy cầu dục vọng một cách không biết kiêng sợ, có thể cả đời bạn sẽ trở thành nô lệ của vật chất. Trong khi bổn phận quan trọng nhất trong cuộc đời, quay đầu nhìn lại thấy mình vẫn chưa làm xong, bạn sẽ cảm thấy đời này “mênh mang, mù mờ, bận bịu”.

Khi đến Hồng Kông, tôi cảm thấy người ở Hồng Kông đi bộ rất nhanh. Chúng tôi đột nhiên bình tĩnh trở lại. Thấy người ta qua lại tấp nập như vậy, tôi đột nhiên muốn hỏi thăm họ: “Bạn bận rộn như vậy, vội vã như vậy là để đi đâu?”. Bạn đi hỏi họ như vậy, họ sẽ đột nhiên cảm thấy: “Tôi cũng không biết nữa”. Dường như là bị cuộc sống xô đẩy đến mức không dừng lại được. Bỗng có lúc nhìn lại: “Ôi! Mình đã bốn mươi tuổi rồi sao!”, tự mình cũng phải giật mình. Con người tuyệt đối không nên cứ theo đuổi dục vọng. Nếu theo đuổi dục vọng thì bạn sẽ đem những giá trị quan sai lầm này trồng vào trong tâm khảm của con trẻ, cho nên việc này phải cẩn thận mà đối đãi.

Một người gia tài tiền muôn bạc vạn thì cũng ngày ăn chỉ ba bữa. Gia tài giàu đến mấy thì một ngày cũng ăn mấy bữa vậy? Bạn nói: “Tôi có nhiều tiền như vậy, tôi phải ăn sáu bữa”. Ăn sáu bữa như vậy, có thể thọ mạng của người đó giảm đi hai mươi năm có phải không? Con người hiện tại là đem tiền đi rước tội vào thân. Họ ăn nhiều bữa như vậy, nửa đêm vừa ăn vào thì đã làm hỏng dạ dày. Cho nên có tiền không có nghĩa là sẽ khỏe mạnh, có tiền cũng không có nghĩa là sẽ vui vẻ. Vì thế, thật sự là những thứ chúng ta cần đến đều không nhiều. Chỉ cần mỗi ngày cuộc sống được đơn giản, bạn sẽ không có gánh nặng gì. Đi con đường đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, ung dung. Nhà rộng trăm gian, nhà nhiều hơn đi nữa thì mỗi ngày bạn ngủ được bao nhiêu? Bạn đâu phải là Diêu Minh cần phải ngủ trên chiếc giường cơi nới ra 200cm. Giường của bạn nhiều nhất cũng không hơn hai thước. Vậy bạn làm cái nhà nhiều phòng như vậy để làm gì? Cho nên dục vọng của cuộc đời nhất định phải tiết chế, phải hiểu được biết đủ thường vui. Khi con cái chúng ta sống biết đủ, rất ít dục vọng thì chúng ta đã khiến cho cuộc đời của chúng được nâng cao phẩm chất. Khi chúng miệt mài theo đuổi dục vọng thì toàn bộ tâm tánh của chúng đã bị chôn vùi rồi, gọi là “lợi lệnh tri hôn”. Lợi ích và dục vọng đã khiến cho trí huệ của chúng giống như mây đen vậy, đều che kín hết, ánh sáng mặt trời không xuyên qua được.

Lúc trước, tôi đã nêu một vài ví dụ, có người vì chiếc điện thoại mà giết cha mẹ mình. Các vị bằng hữu! Không phải chỉ có một sự việc như vậy. Ngoài ra còn có một đứa trẻ, ngay từ nhỏ, nó muốn bao nhiêu thì cha mẹ đều cho bấy nhiêu. Kết quả sau đó cha mẹ không cho nữa thì nó đã thuê sát thủ giết chết cha mẹ của mình. Cho nên tuyệt đối không thể đợi cho đến khi sự việc này xảy ra rồi thì chúng ta mới hối hận, vì có hối hận cũng không kịp. Tuyệt đối không thể để cho cuộc đời của con cái chỉ biết lấy lợi, lấy hại làm chủ, không thể đi theo hướng đó, bởi vì “thượng hạ giao trưng lợi, quốc nguy h. Con người của cả một quốc gia mà chỉ biết lợi ích thì quốc gia đó nguy rồi! Tôi thì thay đổi một chữ: “Thượng hạ giao trưng lợi, gia nguy h, quan hệ cha con sẽ nguy hiểm, quan hệ anh em cũng sẽ nguy hiểm. Cho nên chúng ta phải nhìn xa trông rộng, không nên trưởng dưỡng tâm lợi dục cho con trẻ.

Tốt rồi! Hôm nay chỉ giảng đến đây. Xin cảm ơn mọi người!

A Di Đà Phật!

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Người Tốt Chân Thật Đúng Như Pháp (tập 32)

Giảng ngày 20 tháng 11 năm 2004 tại Thành phố Hải Khẩu, Trung tâm Vỡ Lòng Quốc Học Hiếu Liêm

Người giảng: Thầy giáo Thái Lễ Húc

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ, Viên Đạt Cư Sĩ, Mộ Tịnh Cư Sĩ, Phước Tịnh Cư Sĩ