Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 360)
Chúng ta tiếp tục xem lời giáo huấn của Đại sư Ấn Quang, tuyển chọn ghi chép đoạn thứ ba. “Đãi chí Cao Miếu dĩ hậu” (Đến sau thời vua Càn Long), chữ “cao” này chính là Thanh Cao Tông - Càn Long Hoàng Đế, là sau đời Càn Long. “Triết nhân nhật hy, ngu phu nhật đa” (người sáng suốt càng ít, ngu phu càng nhiều), thật sự người thượng căn càng lúc càng ít, người trung hạ căn càng ngày càng nhiều. Cho nên thời hưng thịnh của triều Thanh là trước đời vua Càn Long, sau đời Càn Long thế lực của quốc gia dần suy yếu, trong nước xảy ra chiến tranh, như là Thái Bình Thiên Quốc trải qua mười mấy năm, Niệp Phỉ là sự phản loạn ở trong nước của triều Thanh, nhân dân và đạo Phật thảy đều bị ảnh hưởng. “Tắc bỉ bại vô lại chi đồ, đa giai hỗn nhập pháp môn” (những kẻ bại hoại vô lại đa phần trà trộn vào cửa Phật), bởi vì người xuất gia không bị hạn chế. “Tự ký bất tri Phật pháp, hà năng giáo đồ tu hành” (bản thân đã không biết Phật pháp thì sao có thể dạy tín đồ tu hành?) Lý do vì sao xuất gia thì họ không biết, xuất gia phải làm điều gì cũng không biết. Sau thời Gia Khánh là Đạo Quang, sau Đạo Quang là Hàm Phong, phi tử của Hàm Phong là Từ Hy Thái Hậu, quý vị đều biết bà

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ

Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh

Tập 360

 

Chúng ta tiếp tục xem lời giáo huấn của Đại sư Ấn Quang, tuyển chọn ghi chép đoạn thứ ba. “Đãi chí Cao Miếu dĩ hậu” (Đến sau thời vua Càn Long), chữ “cao” này chính là Thanh Cao Tông - Càn Long Hoàng Đế, là sau đời Càn Long. “Triết nhân nhật hy, ngu phu nhật đa” (người sáng suốt càng ít, ngu phu càng nhiều), thật sự người thượng căn càng lúc càng ít, người trung hạ căn càng ngày càng nhiều. Cho nên thời hưng thịnh của triều Thanh là trước đời vua Càn Long, sau đời Càn Long thế lực của quốc gia dần suy yếu, trong nước xảy ra chiến tranh, như là Thái Bình Thiên Quốc trải qua mười mấy năm, Niệp Phỉ là sự phản loạn ở trong nước của triều Thanh, nhân dân và đạo Phật thảy đều bị ảnh hưởng. “Tắc bỉ bại vô lại chi đồ, đa giai hỗn nhập pháp môn” (những kẻ bại hoại vô lại đa phần trà trộn vào cửa Phật), bởi vì người xuất gia không bị hạn chế. “Tự ký bất tri Phật pháp, hà năng giáo đồ tu hành” (bản thân đã không biết Phật pháp thì sao có thể dạy tín đồ tu hành?) Lý do vì sao xuất gia thì họ không biết, xuất gia phải làm điều gì cũng không biết.

Sau thời Gia Khánh là Đạo Quang, sau Đạo Quang là Hàm Phong, phi tử của Hàm Phong là Từ Hy Thái Hậu, quý vị đều biết bà vốn là phi tử là của Hàm Phong. Sau đó bà sanh con kế thừa ngôi vua là Đồng Trị, nhưng bà giữ vai trò chuyên chánh do hoàng đế còn quá nhỏ, cuối cùng thì Mãn Thanh sụp đổ. “Tùng tư nhựt xu nhựt hạ” (từ đó ngày một suy vi), “tư” là khi đó, mỗi ngày mỗi kém hơn, mỗi đời mỗi kém hơn. “Chí kim Tăng tuy bất thiểu” (Đến ngày nay, tuy Tăng chúng không ít), đến hiện nay người xuất gia không ít, chính là thời đại của Ấn Quang Đại sư, hiện nay người xuất gia ít hơn so với thời đại đó. “Thức tự giả thập bất đắc nhất” (trong mười người không đến được một người biết chữ), hay nói cách khác, trong số mười người xuất gia thì có đến chín người không biết chữ, không có đi học thì bạn làm sao hy vọng họ có thể hoằng dương Phật pháp, lợi ích chúng sanh? Bản thân họ không thể tự độ họ được thì làm sao độ người? Làm sao có thể nối tiếp huệ mạng của Phật? Làm sao có thể gánh vác gia nghiệp của Như Lai?  Cho nên “Phật pháp chi suy kỳ lai hữu tự” (Phật pháp suy vong là từ đây). Vì vậy Đại sư Ấn Quang trong Văn Sao nói rất nhiều lần về sự bãi bỏ chế độ thi cử của hoàng đế Thuận Trị, việc làm này thật sự là sai lầm. Vào lúc đó trong khoảng thời gian ngắn thì nhìn thấy đó là việc làm tốt, rất nhiều người xuất gia đều có thành tựu, hai trăm năm sau thì bạn nhìn thấy có vấn đề xảy ra, tệ nạn xảy ra rồi, cái tệ nạn này làm cho Phật giáo suy yếu đến mức độ rất lớn, chẳng có cách nào để phục hưng.

Năm xưa tôi đọc Văn Sao của Đại sư, đặc biệt chú ý đến việc Đại sư khai thị đối với vấn đề này, dùng cách gì để cứu vãn? Tôi có nghĩ ra một cách, đến giờ vẫn chưa thể thực hiện, cái cách này vẫn phải cần sự phụ trách của quốc gia, bởi vì đây là sứ mệnh giáo hóa. Giáo hóa thì quốc gia phải gánh vác, quốc gia phải phụ trách thì bạn mới có thể chân thật làm được xã hội hài hòa, ổn định hòa bình, quyền giáo dục làm sao có thể giao người khác được? Sự quyết định là quyền của quốc gia, cho nên vẫn phải cần quốc gia gánh vác công việc này, làm như thế nào? Tôi liền nghĩ ra một ý là quốc gia lập ra một Đại Học Tôn Giáo, mỗi một tôn giáo lập ra một học viện, tương lai nếu xuất gia thì nhất định phải cần Đại Học Tôn Giáo, giống như tốt nghiệp ở Phật Học Viện ra thì mới có đủ tư cách xuất gia. Như vậy tôi nghĩ cách này vẫn tốt như chế độ thi cử cấp độ điệp lúc trước, nếu bạn không tốt nghiệp Phật Học Viện, Đại Học Phật Giáo thì bạn không có tư cách xuất gia. Mỗi một tôn giáo, Ki-tô giáo thì có chuyên giáo sư, có mục sư, Thiên Chúa giáo thì có cha xứ, Hồi giáo thì có A-hồng, họ vốn là tốt nghiệp từ viện khoa học ra, tốt nghiệp từ học viện Hồi giáo ra, tốt nghiệp từ học viện Ki-tô ra, như vậy mới có thể gánh vác được sự nghiệp giáo hóa của thiên thần. Trong Phật giáo, việc nối tiếp huệ mạng của Phật thì tôi đã nghĩ ra cái ý như thế này, vẫn chưa có cơ hội trình cái ý này lên những vị lãnh đạo của quốc gia. Đây là một việc lớn, không phải là việc nhỏ, hy vọng là mỗi một quốc gia đều có thể lập ra một Đại Học Tôn Giáo để thúc đẩy việc giáo dục tôn giáo, chắc chắn việc giáo dục tôn giáo đối với việc nâng cao nhân phẩm tố chất, xã hội ổn định hòa bình, có sự quyết định mang tính cống hiến. Điều này trong lịch sử hai ngàn năm của Trung Quốc có thể nhìn thấy rất rõ ràng.

Trên thế giới, người Trung Hoa là người dân lương thiện nhất. Lời nói này là năm xưa tiên sinh Hồ Thu Nguyên đã nói với tôi, dân tộc này lương thiện là từ đâu mà ra? Do giáo dục mà ra, do cổ Thánh tiên Hiền, tổ tiên nhiều đời giáo dục mà ra. Người Trung Hoa xem trọng việc giáo dục, lời này tôi đã nói rất nhiều lần, tất cả những vấn đề phức tạp trên thế giới, chỉ có giáo dục mới là cách chân thật để giải quyết ổn thỏa. Chiến tranh báo thù không thể giải quyết được vấn đề, chỉ làm tăng thêm sự thù hận, oan oan tương báo nhiều đời nhiều kiếp không bao giờ dứt. Điều này không giải quyết được vấn đề, mà còn gây thêm rắc rối. Hội nghị cũng không thể giải quyết, tôi đã tham gia 5 lần hội nghị hòa bình của tổ chức UNESCO Liên Hiệp Quốc, tôi cũng đã 2 lần tham gia hội nghị hòa bình Tôn Giáo Quốc Tế, tôi đã tận mắt nhìn thấy, đã tận tai nghe được, có thể giải quyết được vấn đề không? Không thể, giải quyết vấn đề vẫn là giáo học, vẫn là phải làm giáo dục, mở rộng giáo dục. Đặc biệt là vào thời đại này có thể lợi dụng việc giáo dục từ xa, giáo dục có thể đạt được hiệu quả, cải thiện phong khí xã hội, nâng cao phẩm chất người dân, phẩm chất luân lí đạo đức thì tất cả mọi xung đột tự nhiên đều được hóa giải. Cho nên tôn giáo, đặc biệt là các thầy truyền giáo, người truyền tâm linh, bất luận là hoằng pháp hay là hộ pháp đều phải hiểu biết Phật pháp, người không hiểu biết Phật pháp thì thật là khó, cho dù có lòng tốt thì cũng làm sai việc. Hoàng đế Thuận Trị là một người tốt nhưng đã làm sai một sự việc to lớn như vậy, chúng ta không thể không biết.

Cho nên phía dưới Ấn Tổ có nói, “Do thị cao thượng chi sĩ, trừ túc hữu đại căn giả, đản kiến kỳ tăng, nhi bất tri kỳ đạo, yếm nhi ố chi, bất nhập kỳ trung hĩ” (Vậy nên, những kẻ sĩ có học thức trong xã hội, trừ người vốn có đại thiện căn ra, nhìn thấy những vị Tăng mà không hiểu rõ đạo là gì thì sẽ cảm thấy chán ghét, không muốn bước vào đạo). Đây là nói điều gì? Nói những người thông thường trong xã hội, những kẻ sĩ có học thức, những người này thì nhiều. Ở đây trừ những người trong kiếp quá khứ, những người trong kiếp trước đã có đại thiện căn thì họ sẽ tán thán, sẽ tôn trọng Phật pháp. Còn người trong kiếp quá khứ thiện căn ít ỏi, vậy thì họ sẽ xem Phật pháp như thế nào? Nhìn thấy hình tướng của người xuất gia thì cũng không hiểu được Phật là gì. Hiện nay những người này trong xã hội rất là nhiều, không chỉ ở nơi này, chúng tôi đã đi qua rất nhiều nơi trên thế giới, nhìn thấy hiện tượng này là rất phổ biến. Lời của Ấn Tổ nói là thật chứ không giả một chút nào, đối với tôn giáo thì họ có thái độ gì? “Cảm thấy chán ghét, không muốn bước vào đạo”, đây là nói kẻ sĩ có học thức, tại sao họ không tin vào tôn giáo? Họ nhìn thấy tôn giáo là một hiện tượng hủ bại, hỏi họ về “đạo” thì họ mù tịt không biết gì, đây là nguy cơ của tôn giáo trên thế giới hiện nay. Tín đồ Phật giáo không đọc kinh Phật, không thể áp dụng lời giáo huấn của Phật, không cần nói đến trì giới, họ cũng chẳng biết giới là cái gì nữa? Cái gì là thiện cũng không biết thì làm sao họ có thể tu thập thiện? Làm sao có thể đoạn được thập ác? Họ chẳng biết.

 Tháng Mười năm ngoái, lần đầu tiên tôi cùng với nguyên thủ tướng Malaysia - ông Mahathir gặp nhau, ông rất đau lòng nói với tôi, “Tín đồ của Hồi giáo không thể thực hiện giáo nghĩa của kinh Cô-ran.” Lời của ông ấy nói cùng với lời của Ấn Tổ không phải là giống nhau sao? Đệ tử Phật mà không hiểu được Phật pháp là gì thì họ làm sao có thể thực hiện lời giáo huấn của Phật? Cho nên trên thế giới này, những người có đức hạnh, những người có trình độ xem thường Phật giáo, xem thường tôn giáo, tại sao họ xem thường? Phật giáo ngày xưa, vua quan đại thần, những vị chuyên gia học giả, tại sao lại tôn kính Phật giáo, còn hiện nay thì trở nên xem thường? Ngày xưa gặp được người xuất gia thì họ liền xin được chỉ dạy, hiện nay gặp người xuất gia thì họ liền tránh xa, tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Không thể trách Phật, không thể trách giáo pháp, giáo pháp là kinh điển, không thể trách kinh điển, trách người xuất gia chúng ta không chịu học, không chịu chân thật làm. Cho nên bạn phải biết xã hội này, cả thế giới này ngày nay, đối với tôn giáo là “cảm thấy chán ghét, không muốn bước vào đạo”, những người xuất gia này trở thành tội nhân của Phật. Vì sao khiến cho người thế gian đối với chúng ta có sự phản cảm như vậy? Nếu bạn không cố gắng nỗ lực tu học, bạn không đọa địa ngục thì ai sẽ đọa địa ngục đây? Người xuất gia không thể không biết điều này.

Xin xem tiếp đoạn thứ tư, “Hiện kim thời trị mạt pháp, Tăng đa bại loại, chỉ tri trước nhất kiện đại lĩnh, tức danh vi tăng, tăng chi danh nghĩa sự nghiệp, đa đa liễu vô sở tri” (Hiện nay vào thời mạt pháp, Tăng chúng đa phần bại hoại, chỉ biết người mặc áo dài rộng thì gọi là Tăng, còn sự nghiệp của Tăng chúng đa phần lại không biết), đây là người xuất gia hiện nay, thời của Ấn Quang Đại sư. Mạt pháp, là suy rồi, suy ở chỗ nào? Không phải là pháp suy, không phải là đạo suy, là người xuất gia suy, Phật môn bại hoại. “Chỉ biết người mặc áo dài rộng thì gọi là Tăng”, chính là hiện nay chúng ta mặc bộ đồ này, mọi người nhìn thấy đây là người xuất gia. Cũng phải nên biết nguồn gốc của bộ đồ này, chúng ta hiện nay mặc bồ đồ to rộng này, cổ rộng tay rộng, đây là áo Hải Thanh, là lễ phục của người triều Hán. Cổ áo tay áo của người tại gia, tay áo có thêu hoa văn nhằm thể hiện địa vị, thể hiện cấp bậc; người xuất gia mặc vải trơn không có hoa văn, có hoa văn là người dân thông thường. Vì vậy quý vị phải biết loại trang phục này vốn không phải là người xuất gia mặc, người dân thông thường đều mặc loại trang phục này, tại sao hiện nay chúng ta vẫn mặc loại trang phục này? Mãn Thanh nhập quan, thống nhất Trung Quốc, đây là người bộ tộc Mãn Châu thống nhất Trung Quốc, trước đó Hoàng đế là người dân tộc Hán, người Hán đầu hàng người Mãn Châu, lúc đầu hàng thì có đưa ra điều kiện. Điều kiện này gọi là “năm điều không đầu hàng”, trong năm điều không đầu hàng này có một điều, “người tại gia đầu hàng, người xuất gia thì không đầu hàng”. Chính phủ triều Thanh cũng đồng ý, vì người xuất gia không nhiều, cho nên người xuất gia vẫn mặc trang phục của triều nhà Minh. Vì vậy quý vị nên biết, người xuất gia hiện nay mặc loại trang phục này là trang phục của triều nhà Minh, trang phục của người dân thông thường thời nhà Minh. Y phục thật sự của người xuất gia chính là chiếc y choàng vai, hiện nay chúng ta dùng khoen móc lại, chiếc y choàng vai này mới là y phục của người xuất gia. Chỉ những lúc trong pháp hội giảng kinh, chúng tôi dùng chiếc y này đắp lên chiếc áo Hải Thanh, điều này phải nên biết. Bởi vì thời nhà Minh thì trang phục của người tại gia và xuất gia giống nhau, chỉ khác là cạo tóc và trên y phục không có thêu hoa văn. Người tại gia có đội mũ, người xuất gia thì cạo tóc. Hiện nay mặc bộ y phục này lên thì trở thành y phục của người xuất gia, phải nên biết điều này, tuy là đã xuất gia, mặc lên bộ y phục này rồi, nhưng Phật Pháp Tăng là gì cũng chẳng biết, rất nhiều người tại gia học Phật cũng như xuất gia, Phật là gì cũng không nói được rõ ràng, cái gì là Phật giáo chẳng biết gì cả, quá nhiều quá nhiều, đây chính là mê tín.

Có một năm tôi ở Bờ Đông Hoa Kỳ giảng kinh ở trạm thứ nhất là New York, trạm thứ hai là Washington DC, trạm cuối cùng là Florida, Miami là trạm cuối cùng. Lúc ở Miami giảng kinh, tôi nhìn thấy thính chúng có rất nhiều người Mỹ, là người mới học Phật, tôi nhìn thấy nhiều người như vậy. Người phiên dịch cho tôi phiên dịch rất là tốt, cho nên tôi không giảng kinh, tôi giảng một chuyên đề là “Nhận thức Phật giáo”. Sau này có đồng tu dựa theo cuốn băng ghi âm này mà viết thành sách, quyển sách này được truyền bá rộng rãi. Rất nhiều người không biết Phật giáo là gì.

Cho nên Đại sư nói, “Tại tục chi nhân hữu tín tâm giả, tung năng nghiên cứu Phật pháp, chung giai hạ thị tăng lữ” (Những người tại gia có tín tâm, có thể nghiên cứu Phật pháp, sau cùng đều xem thường người xuất gia), đây là nói điều gì? Đây là nói người có trình độ, người có đạo đức, cư sĩ tại gia nghiên cứu Phật pháp, trong số cư sĩ, thậm chí không phải là tín đồ Phật giáo họ cũng nghiên cứu Phật pháp. Giống như lão sư của tôi, giáo sư Phương Đông Mỹ, ông không có quy y, ông không phải là tín đồ Phật giáo, nhưng ông nghiên cứu Phật pháp. Ở trường Đại Học, ông lấy kinh Phật làm giáo trình để dạy cho sinh viên. Cuối đời, tại khoa Triết học của trường, các chương trình ông dạy đều là Phật giáo, ông gọi là Phật học Đại Thừa, Ngụy Tấn Phật học, Tùy Đường Phật học, Hoa Nghiêm triết học, ông giảng những chủ đề này. Thật sự là xem thường người xuất gia, tại sao vậy? Ngoài mặt thì ông rất khách sáo, nhưng tuyệt đối không hỏi người xuất gia những vấn đề nan giải, vì sao vậy? Vì biết là họ không hiểu. Xác thực bản thân ông đọc rất nhiều, tôi học Phật là theo học với ông, từ nơi ông mà nhập môn. Trước khi học Phật, tôi cũng xem thường Phật giáo, cũng xem thường người xuất gia, nếu không phải là giáo sư Phương Đông Mỹ hướng dẫn thì cuộc đời này của tôi không thể vào được cửa Phật, không biết được ở trong Phật môn có nhiều điều hay như thế, chẳng biết tí gì, vì không ai nói với tôi. Nếu là người kém khuyết trong việc tu dưỡng luân lý đạo đức, họ không những xem thường bạn, mà họ còn hủy báng bạn.  “Kỳ bất tín giả, kiến bỉ du hành nhân gian, tạo trùng trùng nghiệp chi tăng toại vị Tăng giai như thị” (Còn với kẻ không tin, nhìn thấy những vị Tăng trong nhân gian tạo tội nghiệp trùng trùng, bèn nói người xuất gia đều là như vậy). Người xuất gia đều là như vậy thì Phật pháp là vô ích đối với quốc gia, có hại cho xã hội rồi. Những tôn giáo này ở trong xã hội đã tồn tại mấy ngàn năm, có ảnh hưởng tương đối, quốc gia cũng không thể loại bỏ tôn giáo, nhưng mà làm như thế nào? Nghiêm khắc hạn chế, dần dần tiêu diệt mất, vì sao vậy? Vì đối với quốc gia xã hội bạn không có lợi ích, không có điểm tốt, hiện nay cả thế giới đối với tôn giáo đều có cách nhìn sai lầm như vậy, vấn đề này nghiêm trọng!

Cổ Đại đức thường nói với chúng ta, “thế gian hảo ngữ Phật thuyết tận”, thế xuất thế gian tất cả các căn bệnh khó trị, tất cả những vấn đề gì thì trong kinh điển đều có đáp án vô cùng hoàn mỹ. Nếu bạn thông đạt Phật pháp thì việc hóa giải xung đột trên thế giới hiện nay, việc xúc tiến ổn định hòa bình cho toàn xã hội sẽ dễ như trở bàn tay, chẳng có một chút khó khăn nào. Thế nhưng người ở thế gian này thật sự là vò đầu bứt tóc, nghiên cứu mấy mươi năm mà không nghĩ ra phương pháp. Người Trung quốc luôn cho rằng trăng ở nước ngoài thì tròn hơn trăng trong nước.  Thật là hiếm có, tiến sĩ người Anh Thang Ân Tỷ (Toynbee), vào niên đại 1970, ông đã từng nói “Muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21, chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại Thừa”. Mọi người tin lời nói của ông giống như tôi tin lời nói của giáo sư Phương Đông Mỹ, không hoài nghi chút nào. Cho nên giáo sư giới thiệu tôi liền tiếp nhận, nếu người khác giới thiệu cho tôi thì tôi không tiếp nhận, tôi sẽ hoài nghi. Những lời nói này của Thang Ân Tỷ đã ảnh hưởng đến các học giả ở phương Tây, cho nên các trường đại học nổi tiếng ở phương Tây có ngành Hán học, có ngành Phật học, nhưng mà quý vị nên biết, đó là nghiên cứu Phật học chứ không phải học Phật.

Chúng ta phải phân biệt Phật học và học Phật cho rõ ràng. Học Phật mới chân thật được thọ dụng, phá mê khai ngộ, thoát sanh tử ra khỏi tam giới, là đại sự nhân duyên. Sự việc ở thế gian này là việc nhỏ, việc lớn có thể làm thì việc nhỏ có vấn đề gì chứ? Cho nên kinh điển được tôn xưng là pháp bảo, điều này có lý, thật sự là bảo. Điều này là tôi được giáo sư Phương Đông Mỹ giới thiệu, đến nay được 55 năm rồi,  tôi mỗi ngày đều đọc kinh điển, hoan hỷ vô cùng, mãi cho đến hôm nay là 80 tuổi rồi. Buổi tối tôi đọc kinh, thông thường là quá 12 giờ đêm, vì sao vậy? Vì vui, không có điều gì vui hơn việc làm này, vui mà không mệt, niềm vui của việc đọc sách không sánh được niềm vui của việc đọc kinh, bạn đã đọc kinh Phật thì hết thảy những sách vở ở thế gian này bạn chỉ cần lật ra thì liền thông suốt hết, không có một chút chướng ngại nào, như vậy bạn mới biết đây là bảo thật sự.

Người thế gian, điều quý nhất là cái gì? Sức khỏe sống lâu, thông minh trí tuệ, đây là những thứ người thế gian xem trọng nhất. Nếu bạn muốn thì toàn bộ đều ở trong kinh Phật, đây là lợi ích nhỏ không phải lợi ích lớn. Nếu bạn muốn không bị già yếu, mãi mãi duy trì tinh thần thể lực sung mãn, không sanh bệnh, đến cuối cùng tôi vẫn nói một câu là “bất tử là thật sự”, một chút cũng không giả. Những điều này đều ở trong Phật pháp, người thế gian niệm niệm đều mong cầu những thứ này, nhưng họ không hiểu được là phải cầu từ ở chỗ nào, điều này thật đáng tiếc. Do sai lầm nghiêm trọng, nên đối với việc học Phật, đã dựng nên rất nhiều chướng ngại vật làm chướng ngại, nên Phật pháp không thể hoằng dương được, không thể lưu thông được, người thế gian không thể đạt được trí huệ chân thật. Vì vậy trong kinh Phật thường nói “Phật độ người có duyên”, những người này là không có duyên, nghiệp chướng quá sâu nên mới có chướng ngại nhiều như vậy. Thế nhưng phải biết cái duyên chướng ngại là người xuất gia đã không làm tốt công việc, không làm tốt bổn phận của chính mình, làm cho xã hội đại chúng sinh ra sự hiểu lầm nghiêm trọng như vậy, đây là lỗi lầm của người xuất gia. Cho nên ngạn ngữ có nói “trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”, lời nói này là thật chứ không giả.

Tiếp theo xem đoạn thứ năm, “Xuất gia nhất sự, ngữ kỳ dị tắc dị ư phản chưởng, đản xuyên nhất kiện đại lĩnh tựu thị hòa thượng, nhi thử chủng hỗn quan âm bại Phật môn chi hòa thượng, đa bán tương lai tại tam đồ trung quá hoạt, dục đắc vi nhân khủng vạn trung diệc nan đắc nhất nhị” (Việc xuất gia nói nó dễ thì dễ như trở bàn tay, chỉ cần khoác chiếc áo dài rộng vào thì thành Hòa Thượng. Những người xuất gia sống qua ngày làm bại hoại Phật môn ấy, đa phần tương lai sẽ đọa vào tam đồ, nếu muốn được thân người thì e rằng trong vạn người khó có được một hai kẻ). Lời nói này là thật không giả một chút nào, đồng tu xuất gia hiện nay, quý vị nên nhớ kỹ ở trong tâm, mỗi phút mỗi giây phải đề cao cảnh giác, vì sao vậy? Vì tương lai nếu bạn đọa địa ngục thì đừng trách người khác, bạn không có lý do để oán trời trách người, đặc biệt là ở đạo tràng này của chúng ta, mỗi ngày tôi đều nói với bạn, không ngày nào gián đoạn. Bạn vẫn chưa giác ngộ, vẫn chưa hồi đầu, tương lai bạn đọa lạc, bản thân bạn không có trách nhiệm, bạn đẩy trách nhiệm cho người khác, đây là tội chồng thêm tội. Hoàn cảnh xuất gia của bạn trong tự viện không có người giảng kinh, cũng không có người nghiên cứu kinh điển thì có thể tha thứ được, bạn vẫn đẩy trách nhiệm này cho người khác. Chúng tôi ở đây thì không như vậy, mỗi ngày đều giảng kinh, bản thân tôi mỗi ngày đều sám hối, mỗi ngày đều sửa đổi, mỗi ngày đều nâng cao cảnh giới, như vậy mới có pháp hỷ, mới có niềm vui, một ngày không thể nâng cao thì niềm vui làm sao mà có được? Nếu một ngày bị đọa lạc thì đó không phải là vui mà là khổ, như thế nào là nâng cao pháp? Là y giáo tu hành, Phật dạy như thế nào thì chúng ta làm như vậy, Phật dạy chúng ta phải hiếu dưỡng phụ mẫu, ta đối với cha mẹ có tận tâm tận hiếu hay không? Cha mẹ của tôi đều không còn, trí huệ của tôi, đức hạnh của tôi mỗi ngày đều được nâng cao thì cha mẹ sẽ hoan hỷ, tôi đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức thì cha mẹ sẽ hoan hỷ, đây là hiếu dưỡng phụ mẫu, đây là phụng sự sư trưởng, lão sư nhìn thấy sẽ hoan hỷ, dạy đứa học trò này chẳng có uổng công. Không phụ lòng cha mẹ, không phụ lòng lão sư, không phụ lòng Phật Bồ-tát, không phụ lòng Tổ sư Đại đức đời đời tương truyền, cũng không phụ lòng chúng sanh khổ nạn, chúng ta tận tâm tận lực vì mọi người mà phục vụ.

Tôi không phải nói mà không làm, đã nhiều năm nay, quý vị ở bên cạnh tôi, quý vị đều nhìn thấy, tôi làm như thế nào, tôi đối với mọi người như thế nào, tôi xử sự như thế nào, quý vị đều nhìn thấy rất rõ ràng, không có một công việc nào là vì chính mình cả, vì sao vậy? Vì không có bản thân mình, có bản thân mình thì hỏng rồi, có bản thân mình thì không ra khỏi sáu nẻo luân hồi. Cho nên trong Kinh Kim Cang, Phật dạy chúng ta, “Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, không những không có tướng mà cả ý niệm cũng không có. “Vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến”, những ý niệm này đều không có. Là do tôi 55 năm rèn luyện mà được, mở quyển kinh ra mới có thể thấy được nghĩa thú, mới có thể nếm được pháp vị, cái vị này cổ nhân nói là rất tuyệt, thế vị không đậm bằng pháp vị. Bạn thật sự nếm được thì bạn mới biết, bạn chưa nếm được thì bạn sẽ không biết, bạn đều cho rằng thế vị phải nồng hơn pháp vị, ham thích thế vị mà không biết đến pháp vị. Bạn không gặp được công đức thù thắng trong Phật pháp, phải làm như thế nào mới gặp được? Chỉ cần bạn buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì sẽ gặp được. Trong các buổi giảng, chúng tôi mỗi ngày đều nói, mỗi ngày đều khuyên bảo, cho nên nếu bạn không hiểu, mỗi ngày đội lốt giả mạo ở trong cửa Phật, phá hoại hình tượng Phật giáo, tương lai quả báo chắc chắn là ở trong tam đồ. Tổ sư nói rất hay là bạn muốn được thân người thì kiếp sau của bạn trong một vạn người khó có được 1-2 người được lại thân người, lời nói này rất là quan trọng. Quý vị phải biết, đây không phải là dọa người mà là chân tướng sự thật.

 “Nhược yếu tác đỉnh thiên lý địa, thượng hoằng hạ hóa chi hòa thượng, tắc nan ư đăng thiên nhĩ” (Nếu muốn làm Hòa Thượng đầu đội trời chân đạp đất, thượng hoằng hạ hóa thì còn khó hơn lên trời”), đây là sự thật. Thật sự là “khó hơn lên trời”, vì sao vậy? Vì chướng duyên quá nhiều, ngày nay bạn làm một việc tốt, không ai tin tưởng bạn, đối với bạn toàn là hoài nghi, nhất định là bạn có mưu đồ, nhất định là bạn có mục đích, không có ai ủng hộ bạn, không có ai giúp đỡ bạn, chỉ có người cản trở phá hoại. Bạn nói thử công việc này khó khăn biết bao, trong tình huống này thì phải làm như thế nào? Đại sư Chương Gia dạy cho tôi, không cầu người, hãy cầu Phật Bồ-tát. Tôi ghi nhớ câu nói này, tôi tin câu nói này, không ai giúp cho ta, chỉ có Phật Bồ-tát giúp đỡ ta. Cho nên Đại sư đã nói với tôi: “Chỉ cần con phát tâm chân chánh thì cả cuộc đời này của con, Phật Bồ-tát sẽ sắp xếp cho con.” Tôi nghe rồi thì rất vui, rất hoan hỷ, bản thân mình không còn lo lắng nữa, cả đời thuận cảnh cũng tốt, nghịch cảnh cũng tốt, thuận cảnh thì không ham thích, nghịch cảnh thì không sân giận, vì sao vậy? Phật Bồ-tát đã sắp xếp hết rồi, người này đến hủy báng ta, làm nhục ta, hãm hại ta, Phật Bồ-tát đã sắp xếp hết rồi, ta làm sao mà trách họ được, họ vì sao phải dùng những cách này đối với ta? Không phải là giúp ta nâng cao cảnh giới sao, xem thử ta ở trong nghịch cảnh có sanh tâm sân hận không, quả nhiên không sanh sân hận. Họ xem ta không phải là người tốt nhưng ta vẫn xem họ là người tốt, thật sự là cảnh giới của chính mình không ngừng được nâng cao, vui sướng chẳng gì bằng. Ta phải biết tất cả mọi việc gặp được đều là tiêu nghiệp chướng cho ta.

Cuộc đời này của tôi khi chưa học Phật đã tạo ra không ít nghiệp, tuổi trẻ thích săn bắn, sát sanh, nên nghiệp sát rất nặng, hơn nữa nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, vô lượng kiếp đến nay không biết đã tạo ra bao nhiêu ác nghiệp rồi. Ngày nay bị làm nhục, hãm hại, hủy báng một chút thì có sao đâu, hết thảy tôi đều xem là giúp tôi tiêu nghiệp chướng, giúp tôi tăng phước huệ, chẳng có chút oán hận nào, có như vậy mới từng bước từng bước vượt qua được khó khăn. Chúng tôi không hy vọng mọi người biết, chỉ có Phật Bồ-tát biết là được rồi, hiện nay gọi là trời đất quỷ thần biết là được rồi, cần gì để cho mọi người biết? Vẫn còn muốn cho mọi người biết thì cái suy nghĩ này sai rồi, bạn vẫn là phàm phu. Thật ra ngay cả quỷ thần, Phật Bồ-tát cũng không cần nghĩ đến là các Ngài có biết hay không, chúng ta cứ âm thầm mà làm chuyện tốt, hộ trì chánh pháp, y giáo phụng hành, làm lợi ích cho chúng sanh, nhất định không làm công việc gây tổn hại cho chúng sanh.

Đoạn cuối cùng: “Quang xuất gia ngũ thập ngũ niên, tuyệt bất thuyết giáo nhân xuất gia nhất cú thoại” (Ấn Quang tôi xuất gia đã 55 năm, tuyệt không có một câu bảo người khác xuất gia). Hôm nay ở đây tôi đọc đoạn văn này, tôi học Phật đến ngày nay là 55 năm, tôi học Phật được 7 năm mới xuất gia thì tôi mới biết Phật pháp là gì, đối với Phật pháp tôi rất thích thú, nguyện cả đời này lấy Phật pháp làm sự nghiệp, làm rạng rỡ Phật giáo. Tổ sư Ngài đã 55 năm tuyệt đối không khuyên người xuất gia, tại sao không khuyên người xuất gia? “Dĩ kim chi nhân nhất xuất gia giai tác lãn nọa giải đãi chi loại” (Người ngày nay xuất gia đa phần là kẻ lười biếng giải đãi). Lười biếng giải đãi vẫn là “thượng yên giả”, vẫn xem là tạm được đi. “Hạ chi tắc phá trai phạm giới, vô sở bất vi, dĩ cố ngã thệ bất thâu đồ đệ, bất khuyên nhân xuất gia” (Còn kẻ tệ hơn thì phá trai phạm giới, không việc gì mà không làm, thế nên tôi thề rằng không thâu nhận đồ đệ, không khuyên người xuất gia.) Chúng tôi biết tại sao Đại sư Ấn Quang không thu nhận đệ tử, tại sao không khuyên người xuất gia, Ngài đã biết được lợi hại, xuất gia mà không thật sự phát tâm đại Bồ-đề, không phải là người có trí huệ chân thật, có nguyện lực chân thật, vậy là bạn phá trai phạm giới, cái tội này rất nặng. Bình thường phạm tội này đã là tội rất nặng, bạn xuất gia thì phạm hai tội nặng, phạm tội phá giới, phạm tội phá hoại hình tượng Phật giáo, điều này thật là khủng khiếp, chắc chắn là đọa địa ngục A-tỳ. Bạn không xuất gia, bạn phạm tội này thì đọa địa ngục, không đọa Vô Gián địa ngục, địa ngục có rất nhiều loại, Vô Gián địa ngục là địa ngục khổ nhất. Bạn phá hoại hình tượng Phật giáo, đặc biệt hiện nay gọi là phá hòa hợp tăng, tăng đoàn là một đoàn thể hòa hợp, bạn ở trong đoàn thể này bất hòa, bạn cãi nhau với người này, bạn cãi nhau với người kia thì địa ngục A-tỳ đang chờ bạn vào. Sự việc này phiền phức lớn lắm, chúng tôi lúc giảng thường nhắc đến, hy vọng là mọi người cảnh giác không làm chuyện hồ đồ.

Tôi có thể làm được thì các bạn cũng có thể làm được, tôi chịu sự hủy nhục càng lớn thì tôi đều cúi đầu đảnh lễ nhận tội, “tôi sai rồi, tôi xin nhận lỗi lầm”, điều này phải nên học. Lỗi lầm càng lớn thì chúng tôi quỳ xuống cúi đầu, cuối cùng thì cũng được giải quyết công bằng, tuyệt đối không nên ngạo mạn, ngạo mạn rất nguy hiểm.

Bây giờ thời gian đã hết rồi, đọan khai thị này của Ấn Tổ đúng lúc nói đến việc “xả gia khí dục”, chúng tôi giảng đến đoạn văn này đúng là một đoạn bổ sung rất hay, bài khải thị rất hay.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 360)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ