Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 210)
**************** Cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ cách ly rất xa, nếu muốn có được bộ Kinh này thật là không dễ dàng, cho nên Đại Sư ở núi Thiên Thai xây một đài bái Kinh. Hiện tại các vị đến Thiên Thai tham quan du lịch, có lẽ còn có thể xem thấy cổ tích này. Ngài xây cái đài này rồi, mỗi ngày hướng về phía Tây lạy, hy vọng bộ Kinh này có thể truyền đến Trung Quốc. Ngài đã lạy 18 năm, đến khi Ngài viên tịch, bộ Kinh này cũng chưa đến, cho nên Đại Sư Thiên Thai chỉ nghe nói, chưa nhìn thấy được. Về sau khi Kinh truyền đến, do bởi nhân duyên như vậy, cho nên Trường Thủy làm chú giải chính là y theo chỉ quán của Đại Sư Thiên Thai để giải thích "Lăng Nghiêm". Thực tế mà nói có chỗ tốt, Thiên Thai Chỉ Quán không phải dùng chân tâm, nên chúng ta có thể học, dùng chân tâm thì chúng ta học không được. Giao Quang nói được rất hay, nhưng quá khó. Giao Quang đã nói là cảnh giới của pháp thân Bồ Tát, quyết định không phải cảnh giới của phàm phu. Phàm phu nếu như hiểu được xả thức dùng căn thì họ chính là pháp thân Bồ Tát, họ không phải phàm phu. Dùng căn tánh, dùng căn thức, khác biệt rốt cuộc ở chỗ nào? Chúng ta cũng phải nên biết một ít. Dùng căn tánh chắc chắn không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; có vọng

****************

Cổ đại Trung Quốc và Ấn Độ cách ly rất xa, nếu muốn có được bộ Kinh này thật là không dễ dàng, cho nên Đại Sư ở núi Thiên Thai xây một đài bái Kinh. Hiện tại các vị đến Thiên Thai tham quan du lịch, có lẽ còn có thể xem thấy cổ tích này. Ngài xây cái đài này rồi, mỗi ngày hướng về phía Tây lạy, hy vọng bộ Kinh này có thể truyền đến Trung Quốc. Ngài đã lạy 18 năm, đến khi Ngài viên tịch, bộ Kinh này cũng chưa đến, cho nên Đại Sư Thiên Thai chỉ nghe nói, chưa nhìn thấy được. Về sau khi Kinh truyền đến, do bởi nhân duyên như vậy, cho nên Trường Thủy làm chú giải chính là y theo chỉ quán của Đại Sư Thiên Thai để giải thích "Lăng Nghiêm". Thực tế mà nói có chỗ tốt, Thiên Thai Chỉ Quán không phải dùng chân tâm, nên chúng ta có thể học, dùng chân tâm thì chúng ta học không được. Giao Quang nói được rất hay, nhưng quá khó. Giao Quang đã nói là cảnh giới của pháp thân Bồ Tát, quyết định không phải cảnh giới của phàm phu. Phàm phu nếu như hiểu được xả thức dùng căn thì họ chính là pháp thân Bồ Tát, họ không phải phàm phu. Dùng căn tánh, dùng căn thức, khác biệt rốt cuộc ở chỗ nào? Chúng ta cũng phải nên biết một ít. Dùng căn tánh chắc chắn không còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là dùng thức. Trong tánh không có vọng tưởng, chấp trước, cho nên nếu như dùng tánh thấy thấy sắc tướng bên ngoài chắc chắn là bình đẳng. Nếu như xem thấy đây đẹp kia xấu là không phải tánh thấy để thấy, mà là nhãn thức thấy. Nhãn thức có phân biệt chấp trước, tánh thấy không có phân biệt, không có chấp trước. Tánh thấy thấy sắc tánh hoàn toàn là bình đẳng. Cho nên bạn phải nên biết, Phật và pháp thân Bồ Tát các Ngài dùng tánh căn của sáu căn, các Ngài không dùng tâm ý thức. Nhà Duy Thức học đã nói "chuyển thức thành trí". Nhà Duy Thức nói họ khởi tác dụng là bốn trí Bồ Đề, phàm phu khởi tác dụng là tám thức 51 tâm sở, khác biệt chính ngay chỗ này. Cho nên dùng tánh thấy thấy sắc tánh không có phân biệt, không có chấp trước, không có vọng tưởng, pháp pháp bình đẳng, cho nên Phật thấy tất cả chúng sanh đều là Phật, đạo lý chính là như vậy. Pháp Thân Đại Sĩ thấy tất cả chúng sanh đều là Pháp Thân Đại Sĩ, bởi vì họ lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Đây là dùng căn tánh sáu căn, đây là cảnh giới của Phật Bồ Tát. Biết dùng tánh căn của sáu căn, khế nhập cảnh giới pháp thân Bồ Tát, chính là chúng ta thường nói chứng được pháp giới nhất chân, họ không ở trong mười pháp giới, họ chứng được pháp giới nhất chân, họ là pháp thân Bồ Tát. Cho nên, "quán pháp như hóa, tam muội thường tịch", cảnh giới của pháp thân Bồ Tát, đây gọi là vào lý.

"Tam muội" là tiếng Phạn, ngôn ngữ Ấn Độ xưa, dịch thành ý nghĩa Trung văn gọi là "chánh thọ". Đây đều là danh từ Phật học. Thế nào gọi là "chánh thọ"? Chính là hưởng thụ bình thường. Giản biệt hưởng thụ của phàm phu chúng ta không bình thường, hưởng thụ của Phật Bồ Tát mới bình thường. Hưởng thụ của chúng ta vì sao không bình thường? Phật đem hưởng thụ của chúng ta, hưởng thụ của phàm phu sáu cõi quy nạp thành năm loại lớn, trong Kinh Phật nói năm loại thọ, phàm phu sáu cõi có, Thánh nhân không có.

Năm loại này, từ thân vật chất mà nói, có "khổ"- "vui" hai loại thọ. Đây là hai loại lớn. Từ trên tình cảm, trên tâm lý mà nói, có "ưu"-"hỉ" hai loại lớn. Từ thân và tâm phân thành bốn loại lớn cho bạn. Còn có một loại, thân của bạn hiện tại cũng không có khổ cũng không có vui, trong tâm hiện tại cũng không có ưu cũng không có hỉ, đây gọi là "xả thọ", chính là tạm thời thân đem khổ vui xả hết, tâm đem ưu hỉ xả hết. Xả thọ rất tốt, thế nhưng nó không dài lâu, gặp được cảnh duyên bên ngoài kích thích, khổ vui ưu hỉ lập tức liền đến, không thể vĩnh viễn gìn giữ. Nếu như vĩnh viễn gìn giữ xả thọ, thì đó là "Tam muội".

Phàm phu sáu cõi không có Tam muội. Chúng ta nói đến phàm phu cao cấp nhất, Vô Sắc Giới Thiên đến thiên đỉnh Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, sức định đó của họ rất sâu, họ là thuộc về xả thọ, không thể xem là Tam muội. Vì sao vậy? Định lực của họ có thể duy trì tám vạn đại kiếp, sau khi tám vạn đại kiếp đến rồi, phiền não của họ sẽ khởi hiện hành, cũng chính là khổ vui ưu hỉ lại kéo đến, họ không thể vĩnh viễn gìn giữ. Vĩnh viễn gìn giữ được mới gọi là Tam muội.

Tam muội có cạn sâu thứ lớp khác biệt không đồng. Tầng thứ thấp nhất là A La Hán. Thế Tôn ở trên hội Lăng Nghiêm nói với chúng ta, sức định của A La Hán là đệ cửu định. Thiền định thế gian có tám loại, tứ thiền bát định, đây là ở trong sáu cõi luân hồi. Cao hơn lên một tầng, đến định thứ chín thì siêu việt sáu cõi luân hồi. A La Hán mới có thể được gọi là Tam Muội. Tam Muội vẫn chưa đến thường tịch. "Thường tịch" thì tướng sanh diệt hoàn toàn đoạn dứt, cho nên A La Hán có Tam muội, tam muội này chưa đến thường tịch. Thường tịch là Tam Muội rất sâu. Vì sao vậy? Chúng ta biết được A La Hán chỉ đoạn kiến tư phiền não, trần sa phiền não chưa đoạn, vô minh phiền não chưa đoạn, cho nên họ chưa đến được thường tịch.

Vậy "Tam Muội thường tịch" là cảnh giới gì? Vẫn là pháp thân Bồ Tát. Kiến tư phiền não đoạn rồi, trần sa phiền não đoạn rồi, vô minh chí ít phá một phẩm, cái "Tam muội" đó của họ liền có thể thêm vào "thường tịch", vĩnh viễn lìa tướng sanh diệt, vĩnh viễn lìa tướng phiền não. Lìa sanh diệt gọi là thường, lìa phiền não gọi là tịch, cũng chính là nhà Phật thường gọi không sanh không diệt, đây là "thường tịch". Hai chữ "thường tịch" này, họ là thiền định sâu thẳm, thậm thâm đại định. Các vị không nên hiểu lầm, không nên cho rằng, vừa nói đến "thiền định" thì bạn liền nghĩ đến ngồi xếp bằng quay mặt vào vách. Định của ngồi xếp bằng quay mặt vào vách có lợi ích gì chứ? Học Phật như vậy, đến sau cùng chẳng phải học thành người gỗ, người đá hay sao? Ngồi xếp bằng bất động ở đó thì có ý nghĩa gì! Người là người sống, loại pháp tu hành đó liền biến thành người chết. Cho nên phải nên biết, thiền định chân thật không phải ngồi xếp bằng quay mặt vào vách, thiền định chân thật là sinh hoạt linh động hoạt bát, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài không phân biệt, không chấp trước, không khởi tâm không động niệm, đây gọi là thiền định.

Chúng ta ở trên "Kinh Hoa Nghiêm" xem thấy những người chuyên môn tu thiền định, họ tu ở nơi nào vậy? Trên Kinh nói họ ở thị trường. Cái gì gọi là thị trường? Chính là hiện tại gọi là thương trường, hiện tại mọi người gọi là trung tâm thương mại, nơi chốn rất náo nhiệt, nơi người nhiều nhất, họ ngày ngày đi dạo ở nơi đó, đi xem, đi dạo, đó gọi là tu thiền định. Vì sao vậy? Người thông thường vừa nhìn thấy, họ khởi tâm động niệm, xem thấy cái này rất tốt, cái kia cũng muốn mua, tâm của họ đều động. Khi họ ở nơi đó đi tới đi lui, tâm của họ như như bất động, đây là đại định, thấy được rõ ràng tường tận là trí tuệ. Họ là định huệ song hành. Trong "Kinh Hoa Nghiêm", tu thiền định là tu cái pháp này, không phải xếp bằng quay vào vách. Cho nên phải nên biết, xếp bằng quay vào vách là khóa trình của trường mầm non, sau khi bạn học thành, bạn phải ứng dụng vào trong đời sống. Nếu bạn đem định huệ ứng dụng vào trong đời sống thì linh hoạt rồi, mới có ý nghĩa. Cho nên giới-định-huệ tam học tu ở chỗ nào? Tu ở khởi tâm động niệm, tu ở lời nói việc làm, ở ngay sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài. Đây là Bồ Tát, thật hữu dụng. Có thể dụng tâm như vậy thì bạn sẽ giống như Đại Sư Huệ Năng vậy.

Bạn thấy, khi Đại Sư Huệ Năng gặp Ngũ Tổ, Ngài nói: "Trong tâm đệ tử thường sanh trí tuệ". Tại vì sao thường sanh trí tuệ? Bởi vì Ngài "quán pháp như hóa, tam muội thường tịch". Làm sao biết được Ngài quán pháp như hóa? Bạn xem Ngài nói ở trên Đàn Kinh: "Vốn dĩ không một vật, làm gì dính bụi trần", đây là quán pháp như hóa. Thường sanh trí tuệ, tam muội thường tịch, thiền định sâu thẳm khởi tác dụng chính là trí tuệ. Chúng ta so sánh với Ngài một chút, trong tâm chúng ta thường sanh phiền não, không sanh trí tuệ. Tại vì sao thường sanh phiền não? Một chút sức định cũng không có. Nếu bạn không tin tưởng thì có thể thử xem, mắng bạn vài câu lập tức liền sân si, sức định hoàn toàn không có. Sức định nhỏ thì không ra khỏi tam giới.

Sức định thấp cạn nhất, sức định này thêm vào “Thập Thiện Nghiệp Đạo" thì có thể giúp bạn sanh trời Dạ Ma. Cao hơn một chút so với trời Đao Lợi thì phải thế nào? Trong Phật Kinh thường nói: "Tám gió thổi không động". Việc này cũng không có gì cừ khôi. Cái gọi là "tám gió thổi không động" là tán thán bạn không sanh hoan hỉ, hủy báng bạn không có oán hận, trong cảnh giới thuận nghịch đều rất thản nhiên, giữ gìn tâm địa của bạn thanh tịnh bình đẳng, không bị cảnh giới bên ngoài dao động. Đây là định nhỏ thấp nhất. Nếu như ngay đến cái công phu nhỏ này cũng không có, nhất là xem thấy người khác có chỗ tốt, chính mình khởi tâm đố kỵ, khi chính mình có chút xíu cao hơn so với người khác một chút, liền khởi tâm ngạo mạn, đây là một chút định cũng không có. Chúng ta chính mình thường hay kiểm điểm, sức định này chính mình rốt cuộc có được bao nhiêu? Chính ngay trong cuộc sống thường ngày, chỗ sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần thường hay phản tỉnh kiểm điểm chính mình. Sức định có tiến bộ chính là đạo hạnh của ta có tiến bộ. Nếu như không có chút sức định, vĩnh viễn đứng ngay chỗ cũ, không bước lên được bước nào, bạn tu đạo gì, bạn có thể có thành tựu gì? Nếu như chính mình thường hay kiểm điểm phát hiện lỗi lầm của chính mình, tôi giảng Kinh cũng thường hay nói, đó gọi là khai ngộ, ta giác ngộ rồi. Đem lỗi lầm của chính mình cải đổi lại gọi là tu hành. Nói lời thành thật, chư Phật Bồ Tát dạy người rõ ràng tường tận, đích thực rõ ràng trọng thật chất, không trọng hình thức.

Nếu như các vị ở trong Kinh điển tỉ mỉ quán sát, Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời không có bất cứ nghi qui nào. Chúng ta ngày nay học Phật còn phải làm hai thời khóa sớm tối, Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời không nghe nói có thời khóa sớm tối, Phật chỉ là vì mọi người lên lớp, giải đáp nghi vấn của mọi người. Tu hành là ở cá nhân. Cách tu thế nào? Cũng không ngoài kiểm điểm lỗi lầm của chính mình, cải đổi lỗi lầm của chính mình, chính hai cái nguyên tắc này. Biết được lỗi lầm của chính mình là giác ngộ, không biết được lỗi lầm của chính mình là mê hoặc. Tu hành là tu sửa tư tưởng hành vi sai lầm. Bạn hoàn toàn không biết đối với tư tưởng hành vi sai lầm của chính mình, bạn từ chỗ nào mà tu sửa? Bạn vĩnh viễn không thể nào tu hành. Cho nên, vạn nhất không nên hiểu lầm là mỗi ngày ta đọc mấy quyển Kinh gọi là tu hành, ta niệm mấy câu Phật hiệu gọi là tu hành, ngồi kiết già tham thiền gọi là tu hành, đây là toàn thuộc về hình thức, không có thật chất. Đạo lý này phải hiểu.

Những hình thức này, ban đầu Tổ sư đại đức nghĩ ra một số phương pháp. Vào lúc đó có hiệu quả. Tổ sư xem thấy bốn chúng đồng tu học Phật chỉ nghiên cứu ở trên Kinh điển, không chịu chăm chỉ đi làm, cho nên mới chế định ra rất nhiều nghi qui, đề xướng cộng tu. Khi Thích Ca Mâu Ni Phật ở đời không có cộng tu, cá nhân tu cá nhân, chỉ có cùng nhau nghe Kinh, cùng nhau nghiên cứu thảo luận, tu hành đích thực cá nhân làm cá nhân. Thời gian lâu rồi, chỉ suông ở học tập Kinh giáo, không chịu tu hành, giải đãi lười biếng, cho nên Tổ sư mới nghĩ ra phương pháp mọi người cùng nhau cộng tu, gọi là "y chúng nương chúng". Xem thấy người khác tinh tấn, chính mình liền không dám giải đãi. Thế nhưng việc này lại truyền đến hơn một ngàn năm, cái pháp này lại không linh. Chính ở ngay trước mặt bạn, tôi giải đãi là việc của tôi, các vị tinh tấn, tôi giải đãi, cho nên nói càng lúc càng trơ trơ như người gỗ. Phương pháp không được, hành không thông! Cho nên hiện tại thì quá khó, quá khó rồi. Hiện tại bạn có nói với họ thế nào, khuyên họ thế nào, thậm chí họ cũng không thèm ngó bạn. Cái này ở trong Phật Kinh gọi là "căn tánh xiển đề". Hiện tại loại tình hình này nhiều, đến đâu chúng ta cũng xem thấy. Sau khi xem thấy thì thế nào? Vạn nhất không nên sân si. Vừa sân si thì sao? Chính mình thiệt thòi, chính mình lại rơi vào trong tâm ý thức rồi, lập tức liền thoái chuyển, liền đọa lạc rồi. Thấy như không thấy, không để ở trong lòng, học chư Phật Bồ Tát chỉ thấy tánh đức của chúng sanh, không nên thấy tạo tác của chúng sanh, như vậy vĩnh viễn gìn giữ chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, giác của chính mình. Cho nên, chúng ta nhất định phải nên biết, độ không được người, nhất định phải độ chính mình. Độ chính mình cùng độ người khác là đồng thời, đây là Đại thừa, không phải Tiểu thừa. Tiểu thừa là trước độ chính mình, sau giúp đỡ người khác. Đại thừa là tự - tha đồng thời, độ không được người khác thì độ chính mình. Độ người khác là chính mình làm tấm gương cho người khác, đem chân tướng vũ trụ nhân sanh nói rõ ràng, họ nghe hiểu rồi chịu làm thì họ được độ rồi. Họ nghe không hiểu, không chịu làm thì không quan hệ gì, nghe hiểu rồi mà không chịu làm cũng không hề gì, "một khi qua tai, mãi trồng thiện căn". Vậy là tâm của chúng ta tận đáo rồi, dốc đến tròn đầy viên mãn, một chút phiền não cũng không sanh. Không nên xem thấy người này tinh tấn, rất hoan hỉ; người kia không tinh tấn thì rất bi ai, bạn là một phàm phu, bạn vẫn là tâm bị cảnh chuyển. Sai ở chính mình, cảnh giới bên ngoài không có sai. Phải hiểu được đạo lý này. Cho nên, cảnh giới bên ngoài phải rõ ràng, phải tường tận. Nếu như không rõ ràng, không tường tận là chúng ta đọa vào trong vô minh. Rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, nếu như khởi phân biệt, khởi chấp trước là chúng ta đọa vào trong phiền não, đều sai rồi. Phải rõ ràng, phải tường tận, lại không phân biệt, không chấp trước, vậy mới như pháp.

Hai ngày trước, tôi nói với một vị đồng tu về việc làm việc thiện, tu phước, đây là mỗi một người đều phải làm. Chưa kiến tánh, chưa chứng được quả vị của pháp thân Bồ Tát, trong tánh đức của chúng ta, trí tuệ đức tướng vốn đủ không thể hiện tiền, có chướng ngại không thể hiện tiền, phước báo của chúng ta không phải là tự tánh, mà là phải dựa vào tu được. Mọi người chúng ta ở thế gian này diện mạo không như nhau. Diện mạo là tu được, đây là phước báo tướng hảo do tu được. Thân thể khỏe mạnh không như nhau cũng là do tu được. Đời sống phú quý bần tiện không như nhau vẫn là tu được. Muốn tốt thì nhất định phải tu thiện. Nếu tạo tác bất thiện mà muốn tốt là việc không thể nào. Do đó, tu nhân thiện là vô cùng quan trọng.

Phật dạy bảo chúng ta, con người chúng ta đều muốn tiền của, đều muốn phát tài, phát tài là quả báo, nhân là tài bố thí. Bạn chịu tu tài bố thí, bạn mới có thể phát được tài. Người đời nay phát tài là do trong đời quá khứ tu tài bố thí. Họ tu được nhiều thì họ được của cải nhiều, họ tu được ít thì họ được của cải ít, quyết không phải nói họ đời này có bản lĩnh gì, có cái năng lực gì, vận may tốt, đó đều là đã thấy sai hết. Nhân đời trước đã tu chính là người thông thường nói trong mạng có tài. Không luận từ nơi nghề nghiệp nào, đó là duyên. Họ có nhân, có nhân gặp được duyên, quả báo liền hiện tiền. Trong mạng không có tài, cho họ cơ hội gì, việc tốt như thế nào, họ đi làm đều lỗ vốn, đều thất bại, trong mạng không có. Thông minh trí tuệ là quả báo, pháp bố thí là nhân. Khỏe mạnh sống lâu là quả báo, vô úy bố thí là nhân. Nếu bạn không chịu tu ba loại nhân này, làm sao bạn có thể được ba loại quả báo này?

Hiện tại có người muốn bố thí, nghe nói loại bố thí này, những Kinh đó người làm không đáng tin, sợ người ta đem tiền bố thí của bạn đi dùng vào việc khác, hoặc giả họ tự mình mang đi hưởng thụ, thế là nghĩ đến ta là phát ra tâm tốt, để họ mang đi tham ô, làm tội nghiệp, chẳng phải ta hại họ rồi sao? Cách nghĩ này có đúng hay không? Không đúng. Vì sao vậy? Bạn không có khởi tâm động niệm hại họ, là họ chính mình hại chính mình, không phải bạn hại họ, không liên quan gì với bạn. Cho nên chúng ta tu bố thí, ủy thác cho người khác làm nhất định phải yên tâm, quyết định không nên hối hận, công đức của bạn là viên mãn. Nếu như bảo người đi làm, người ta đem tiền của bạn chiếm hết, hoặc giả dùng vào việc khác, đó là việc của họ, không phải là việc của ta, ta không bảo họ có cách làm như vậy. Nếu như chúng ta cho rằng những sự việc này không dám đi làm, đem cái duyên chính mình tu phước đoạn mất, đời sau không có phước báo.

Singapore là đất phước, rất là khó được. Chúng ta ở nơi đây giảng Kinh là giảng lý luận, tuy là có người làm ra tấm gương để cho chúng ta thấy, việc này quá hi hữu. Pháp sư Đàm Thiền của Singapore, Pháp sư Ngài bố thí rất đáng được làm tấm gương cho chúng ta. Ông sau khi bố thí tiền ra tuyệt đối sẽ không hỏi lại, cũng không hề nghĩ ngợi đến, bạn thấy cái tâm này thật thanh tịnh. Con người này nếu như không vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, đời sau phú quý không thể nghĩ bàn, không cách gì hạn lượng. Ông bố thí chỉ nói với người một câu: "Nhân quả anh chính mình gánh lấy". Bạn thấy, đã giao phó rõ ràng. Bạn đi làm việc tốt, tương lai bạn được quả báo tốt; nếu bạn đem nó chiếm trọn, bạn chính mình đi hưởng thụ, bạn tương lai đọa địa ngục, nhân quả chính mình gánh lấy. Một câu nói giao phó, từ đó về sau không hề nghe ngóng hỏi thăm, tương lai được đại phước báo. Ông một chút lỗi lầm cũng không có. Chúng ta học bố thí phải học Pháp sư Đàm Thiền, bố thí ra tuyệt đối không hỏi lại. Đích thực cổ đức nói: "Cá nhân nhân quả cá nhân hiểu", chúng ta mới chân thật tu phước, tu phước báo chân thật, quyết định không bị chướng ngại bên ngoài.

Người làm việc tốt, không nên nói là bạn được quả báo tốt có người đố kỵ. Làm việc tốt đều có người đố kỵ, trong đố kỵ liền sanh ra chướng ngại. Luôn luôn chúng ta chính mình ngu si không có trí tuệ, liền bị những chướng này chướng ngại mất, rất nhiều cơ hội tu phước bỏ lỡ qua. Việc này thực tế mà nói cũng không thể trách người khác, mà trách chính mình ngu si, trách chính mình không nhận biết cơ hội, đem cơ hội bỏ lỡ qua. Phật pháp dạy người từ đầu đến cuối đều là nói khai trí tuệ. Đạo lý này chúng ta phải nên hiểu được.

Có thể tu học như lý như pháp, quả báo không thể nghĩ bàn. Nếu như tham đắm quả báo, không biết quán pháp như hóa, thì bạn đời sau nhất định đại phước báo, thế nhưng vẫn là ở trong ba đường, không ra khỏi ba cõi. Đại phước báo ở nhân gian làm vua. Trong lịch sử Trung Quốc, đại khái lịch đại đế vương phước báo lớn nhất có thể thấy là Hoàng đế Càn Long. Con người này phước báo rất lớn, đích thực là ở Trung Quốc từ xưa đến nay không tìm được người nào có thể sánh được với ông. Ông làm Hoàng đế 60 năm, làm Thái Thượng Hoàng bốn năm, ngũ đại đồng đường, chân thật là "phú hữu tứ hải, quý vi thiên tử", cho nên ông tự xưng là "Thập Toàn Lão Nhân", cuối đời tự hiệu là Thập Toàn Lão Nhân. Đó là trong đời quá khứ tu tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí được viên mãn, mới được phước báo lớn đến như vậy.

Phước báo lớn hơn nhân gian không có, lên trên trời hưởng phước, đi làm Thiên Vương, làm Đại Phạm Thiên Vương, làm Ma Hê Thủ La Thiên Vương. Thế nhưng phải nên biết, không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, đều không xem là phước báo chân thật. Trên trời thọ mạng dài, cho dù tám vạn đại kiếp vẫn có lúc phải chết. Thực tế mà nói, thọ mạng dài ngắn cũng là giả, không phải là thật.

Chúng ta xem thấy phù du ở trên mặt nước, trùng nhỏ ở trên nước, loài phù du ở trên mặt nước chạy tới chạy lui, loài trùng nhỏ đó tuổi thọ rất ngắn, sớm sanh chiều chết, thọ mạng của chúng chỉ có mười mấy giờ đồng hồ. Chúng chỉ có mười mấy giờ đồng hồ thọ mạng, xem thấy con người chúng ta sống đến tám chín mươi tuổi, một trăm tuổi, chẳng phải giống như chúng ta xem thấy Trời Ma Hê Thủ La hay sao? Có gì khác nhau đâu? Chúng mười mấy giờ đồng hồ là một đời, chúng ta bảy tám mươi năm cũng là một đời, trời Ma Hê Thủ La tám vạn đại kiếp cũng là một đời, ngay đương sự cũng đều cảm thấy rất ngắn ngủi. Cho nên lời của Phật nói rất chính xác, giả thôi, không phải là thật, mộng huyễn bào ảnh. Chúng ta nhất định phải nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu bạn mới có thể buông xả. Buông xả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, buông xả tự tư tự lợi, buông xả danh vọng lợi dưỡng, buông xả năm dục sáu trần, buông xả tham-sân-si-mạn, bảo bạn buông xả những thứ này, không phải buông xả công việc, vạn nhất không nên hiểu lầm. Sau khi buông xả, nhất định phải tích cực làm tấm gương tốt cho chúng sanh, tấm gương giác ngộ, tấm gương lợi sanh. Cái "lợi sanh" này chính là tu tài bố thí, tu pháp bố thí, tu vô úy bố thí, toàn tâm toàn lực đang tu. Sau khi tu rồi chính mình quyết không hưởng thụ, con người này liền khai ngộ. Phước báo này cho ai hưởng thụ vậy? Cho tất cả chúng sanh khổ nạn hưởng thụ, chính mình được phước gọi là tánh. Xứng tánh phước báo liền sẽ hiện tiền, tận hư không khắp pháp giới, phước đức không có cùng tận liền hiện tiền. Chướng ngại của tự tánh được trừ khử rồi, tích cực vì chúng sanh, quyết định không vì chính mình.

Thế Tôn thị hiện tấm gương cho chúng ta, chúng ta phải có thể thể hội. Trong kệ quy y, chúng ta thường đọc "quy y Phật nhị túc tôn". "Nhị" là cái gì? Trí tuệ, phước đức. Trí tuệ của Phật viên mãn, phước báo của Phật cũng viên mãn, một chút kém khuyết cũng không có. "Túc" chính là viên mãn. Hai loại này đều viên mãn. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện cho chúng ta kiểu dáng như thế nào? Ba ngàn năm trước giáng sanh ở Ấn Độ, trong Kinh điển ghi chép, Thế Tôn Ngài nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, ba y một bát. Nếu bạn nói Ngài trí tuệ viên mãn chúng tôi sẽ gật đầu, Ngài nói ra nhiều Kinh điển đến như vậy, thực tế là có trí tuệ. Nói Ngài phước báo viên mãn thì không thấy được, là một người đi xin ăn thì có phước báo gì chứ? Đây là chúng ta phàm phu mắt thịt không thấy được phước báo chân thật, phước báo của người ta bao lớn chúng ta không biết được. Từ ngay chỗ nào có thể thể hội qua một chút phước báo của Phật lớn? Ngài thân không có khổ vui, tâm không có buồn vui, cái phước báo này bao lớn. Không luận đối với người như thế nào, trên đối với đế vương, dưới đối với người đi xin, nghèo giàu sang hèn, ngay trong mắt của Phật một mực bình đẳng, đây là đại phước báo. Bình đẳng giáo hóa tất cả chúng sanh, đạt được tôn kính của tất cả chúng sanh, tất cả chúng sanh đều hoan hỉ theo Ngài học tập, thế gian người nào có thể so sánh được với Ngài? Nếu bạn không tỉ mỉ quán sát, bạn không thể hội được, cho rằng Ngài là xin ăn. Không thể sơ ý qua loa xem vấn đề, phải tỉ mỉ mà quán sát, Ngài làm ra tấm gương cho chúng ta xem. Người thế gian chúng ta thường hay nói phú quý, bạn phải nên biết một chút phú quý đó, bạn phải bỏ ra cái giá bao lớn? Tỉ mỉ vừa nghĩ, được không bằng mất. Không nói cái khác, nếu như ngày nay nói giảng đường này, nói Cư Sĩ Lâm cúng dường Pháp sư Tịnh Không, Pháp sư Tịnh Không hồ đồ tiếp nhận cái giảng đường này, nếu không có cái giảng đường này, ngày ngày rất thoải mái, rất an vui; có cái giảng đường này rồi, ngày ngày phải quét sàn, phải lau bàn ghế, phải tốn rất nhiều thời gian khổ cực để thu dọn, chẳng phải bạn tự tìm phiền phức hay sao? Nhà lớn nghiệp liền lớn, việc bận tâm liền nhiều, con người này không có phước báo. Thích Ca Mâu Ni Phật thảy đều xả hết, dưới gốc cây ngủ một đêm, tiêu diêu tự tại, đó là đại phước báo, ai hiểu được? Bạn có tiền của, ở ngân hàng còn gởi rất nhiều tiền, ngày ngày nghĩ đến lại sợ bị chiếm mất, lại sợ cái này lại sợ cái kia, thấp thỏm không an, buổi tối ngủ nghỉ cũng không ngủ ngon. Thích Ca Mâu Ni Phật không có bất cứ thứ gì, dưới gốc cây ngủ nghỉ được rất tốt. Rốt cuộc là ai có phước, ai không có phước?

Ngày trước tôi ở Hoa Kỳ xem thấy một số đồng tu ở phòng nhà rất to, sân vườn rất lớn. Tôi đến nơi đó, vừa thấy rất cảm khái nói: "Không phải người ở phòng, mà phòng ở người", người là nô tài của cái phòng. Mỗi tuần lễ ở Hoa Kỳ là làm việc năm ngày rất là khổ cực. Thứ bảy, chủ nhật ở nhà quét dọn, chỉnh lý hoàn cảnh, phục vụ cho phòng ốc, đều không có thời gian ra bên ngoài du ngoạn, bạn nói xem, có đáng thương hay không? Tôi không biết trong đầu của những người đó muốn những gì. Tại vì sao phải khờ đến như vậy! Cho nên chân thật giác ngộ rồi, những thứ này buông xả được sạch sẽ, thân tâm tự tại an vui không gì bằng. Đó là chân thật hạnh phúc, đó mới chân thật là trí tuệ, phước báo hai loại viên mãn. Quyết không thể nói bạn ngày nay có địa vị cao to, tiền của quá nhiều. Không viên mãn, không tròn đầy. Những sự việc này, nếu như các vị tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, nghĩ thông rồi thì bạn mới biết được lời tôi nói là đúng. Nếu không, bạn nghe tôi nói lời nói này, cho là tôi đang nói xằng bậy, có phải vậy không? Các vị đều cho là như vậy. Nếu bạn tỉ mỉ mà nghĩ, nghĩ thông rồi bạn mới biết được, bạn mới hiểu được chư Phật Bồ Tát, Tổ sư đại đức các Ngài đều là trải qua đời sống thần tiên, chân thật là tiêu diêu tự tại, du hý thần thông. Nếm phải chút nào đều là phiền phức. Danh vọng lợi dưỡng không thể nếm, năm dục sáu trần không thể nếm, tâm của bạn mới thường sanh trí tuệ. Nếm phải những thứ này thì chắc chắn thường sanh phiền não. Các vị một ngày từ sớm đến tối thường sanh phiền não mà không biết được tại vì sao thường sanh phiền não. Chính là không đem những thứ này buông xả. Phải nên buông xả cái bạn không thể buông xả được.

Tại vì sao nói phải nên buông xả? Đều là giả, mộng huyễn bào ảnh, không có thứ nào là thật. Tại vì sao bạn không thể buông xả? Người chân thật thông minh, người chân thật tường tận, họ buông xả rồi.

Chư Phật Bồ Tát thị hiện ở thế gian, chúng ta muốn hỏi các Ngài có buông xả hay không? Các Ngài cũng chân thật buông xả rồi. Trong "Phổ Môn Phẩm" chúng ta đọc đến 32 ứng thân; trong "Năm Mươi Ba Tham", chúng ta đọc đến chư Phật Như Lai làm rất nhiều thị hiện, thị hiện nam nữ già trẻ các ngành các nghề, chúng ta muốn hỏi các Ngài buông xả hay chưa? Các Ngài trên sự có, trên lý không có, trên tướng có, trên tánh không có, cho nên các Ngài vẫn là tự tại, vẫn là an vui, các Ngài không có bất cứ chướng ngại nào, các Ngài không có ý niệm được mất. Tại vì sao làm ra nhiều loại thị hiện? Chẳng qua là giáo hóa chúng sanh, làm vô số thị hiện.

Các Ngài không phải vì chính mình làm mua bán. Bồ Tát thị hiện thương chủ có kiếm tiền hay không? Vẫn cùng kiếm tiền, nhưng kiếm được tiền không phải chính mình hưởng thụ, kiếm được tiền để cứu khổ cứu nạn. Họ mở một cửa hàng, làm một sự nghiệp không phải vì chính mình, mà là vì xã hội đại chúng phục vụ. Cái tâm này quan niệm không như nhau. Bồ Tát mua bán kiếm tiền rất an vui, lỗ vốn cũng an vui, tuyệt đối sẽ không có hai tâm, vĩnh hằng bất biến, đó là Bồ Tát. Bạn xem thấy người làm ăn mua bán, kiếm được tiền liền ưa thích, lỗ vốn thì liền chau mày nhăn mặt, họ là phàm phu họ không phải Bồ Tát. Tóm lại mà nói, Bồ Tát mỗi niệm vì chúng sanh, không có chính mình được mất, họ an vui, họ sanh trí tuệ. Phàm phu mỗi niệm không quên đi chính mình, cho nên trong tất cả tạo tác, họ có lợi hại được mất, họ có phiền não, họ có lo buồn, họ mê hoặc, họ không có trí tuệ, chính là đạo lý như vậy. Cho nên, chúng ta phải học Bồ Tát.

Bốn câu nói này rất quan trọng. Sáu câu phía sau đó là nguyên tắc cụ thể, đặc biệt là dạy bảo sơ học chúng ta, từ chỗ nào mà học? Bắt đầu học từ ba nghiệp thanh tịnh. Mười câu Kinh văn này, trước sau là hai đoạn lớn, bốn câu phía trước hoàn toàn là nói Pháp Thân Đại Sĩ, cảnh giới của quả địa Như Lai; sáu câu phía sau là phương pháp học tập của chúng ta, chúng ta làm thế nào để tu học. Cương lĩnh phía trước này không thể không biết. Bạn chân thật hiểu được tường tận rồi, chúng ta mới có chỗ vào cửa, biết được làm sao để học, chân thật phát tâm học chư Phật Như Lai, làm tất cả quỹ phạm cho chúng sanh. Trước tiên phải hiểu được đạo lý này, phải phát loại tâm nguyện này, sau đó có tư tưởng kiến giải chính xác, bạn gặp phải dày vò gian nan, bạn mới không bị thoái tâm, sẽ không thoái chuyển, "quán pháp như hóa, tam muội thường tịch", trên đạo Bồ Tát thuận buồm xuôi gió, tuyệt đối sẽ không thoái chuyển, bạn cũng sẽ không có dày vò. Dày vò tuy có nhưng không có chút chướng ngại nào đối với bạn, ở ngay trong con đường tu học của chúng ta, đúng như Lão Tử đã nói: "Thượng thiện nhược thủy". Chỗ này có chướng ngại thì chảy qua bên kia, bên kia có chướng ngại thì chảy qua bên này, cho nên bất cứ chướng ngại nào cũng không thể ngăn được, an vui khoái lạc, hoan hỉ tự tại, thuận cảnh không có tham luyến, nghịch cảnh không có sân hận. Cho nên, bốn câu này vô cùng quan trọng. Phía sau là khéo giữ ba nghiệp.

Hôm nay thời gian hết rồi, thứ bảy tuần sau chúng ta gặp mặt.

A Di Đà Phật…………

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 210)

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ