Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 150)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 150)
Ở ngay chỗ này chúng ta liền biết được, sanh Phạm Thiên là trời sơ thiền. Sơ thiền là Phạm Thiên, nhị thiền là Quang Thiên, tam thiền là Tịnh Thiên, do đây có thể biết, địa vì này không phải là rất cao. Nếu bạn muốn sanh Phạm Thiên, bạn phải tu thành thiền định.Thiền định của thế gian là sơ thiền trong Tứ thiền.Người sơ thiền được thiền định, họ đã lìa dục rồi,cho nên tâm thanh tịnh, bình đẳng hiện tiền; tâm địa được thanh tịnh, bình đẳng, đây là sơ đắc. Cho nên, ngay trong mỗi niệm vẫn còn ham muốn hưởng thụ quá đáng, tâm của bạn chắc chắn sẽ không thanh tịnh, không bình đẳng, hay nói cách khác, bạn không thể được thiền định. Có đồng tu nói với tôi, họ cũng đã từng gặp qua một số Đại đức tu hành, tên tuổi rất cao, nghe nói công phu dường như cũng không tệ, có năng lực trị bệnh cho người, gần như đều có thần thông,thế nhưng cái ta của họ rất lớn, trong mắt không người, rất là kiêu ngạo. Các vị nghĩ xem, đây là Đại đức như thế nào? Chúng ta xem thấy trong điển tích của thánh hiền thế xuất thế gian, người càng có học vấn, có đức hạnh thì càng khiêm tốn, càng nhường nhịn, đối nhân xử thế tiếp vật tâm bình khí hòa, chắc chắn không có hiện tượng cống cao ngã mạn này. Do đây có thể biết

Ở ngay chỗ này chúng ta liền biết được, sanh Phạm Thiên là trời sơ thiền. Sơ thiền là Phạm Thiên, nhị thiền là Quang Thiên, tam thiền là Tịnh Thiên, do đây có thể biết, địa vì này không phải là rất cao. Nếu bạn muốn sanh Phạm Thiên, bạn phải tu thành thiền định.Thiền định của thế gian là sơ thiền trong Tứ thiền.Người sơ thiền được thiền định, họ đã lìa dục rồi,cho nên tâm thanh tịnh, bình đẳng hiện tiền; tâm địa được thanh tịnh, bình đẳng, đây là sơ đắc. Cho nên, ngay trong mỗi niệm vẫn còn ham muốn hưởng thụ quá đáng, tâm của bạn chắc chắn sẽ không thanh tịnh, không bình đẳng, hay nói cách khác, bạn không thể được thiền định.

Có đồng tu nói với tôi, họ cũng đã từng gặp qua một số Đại đức tu hành, tên tuổi rất cao, nghe nói công phu dường như cũng không tệ, có năng lực trị bệnh cho người, gần như đều có thần thông,thế nhưng cái ta của họ rất lớn, trong mắt không người, rất là kiêu ngạo. Các vị nghĩ xem, đây là Đại đức như thế nào? Chúng ta xem thấy trong điển tích của thánh hiền thế xuất thế gian, người càng có học vấn, có đức hạnh thì càng khiêm tốn, càng nhường nhịn, đối nhân xử thế tiếp vật tâm bình khí hòa, chắc chắn không có hiện tượng cống cao ngã mạn này. Do đây có thể biết, họ tuyệt đối không phải là thánh hiền nhân của thế xuất thế gian, họ là người cõi nào vậy? Chúng ta đọc "Kinh Lăng Nghiêm", phía sau có nói 50 loại ngũ ấm ma, xem từ biểu hiện bên ngoài, trí tuệ thần thông đạo lực của ma cùng chư Phật Bồ Tát gần như không có gì khác biệt, nhưng ma có tánh khí, có tính tình, trong mắt không người. Từ chỗ này chúng ta liền biết được, họ tương ưng với 50 loại ngũ ấm ma, không tương ưng với Phật Bồ Tát. Cho nên trên "Kinh Lăng Nghiêm" Phật nói thời đại này của chúng ta là "tà sư nói pháp nhiều như cát sông Hằng".Những tà sư này rất có thế lực, rất có phước báo, phước báo của họ lớn hơn nhiều so với chúng ta, chúng ta không thể sánh với họ, họ cũng có rất nhiều đồ chúng, chính gọi là "pháp nhược ma cường", chúng ta ở bất cứ phương diện nào cũng đều không thể sánh được với họ. Thế nhưng, cái đạo này của chúng ta chắc chắn có thể sanh Tịnh Độ, chắc chắn có thể thấy A Di Đà Phật, còn đạo đó của họ thì không thể.Phân biệt giữa tà và chánh, thực tế mà nói là rất đơn giản, trong chánh pháp chắc chắn là phải đoạn phiền não, không thể nói là tăng thêm phiền não, không có đạo lý này.

Cho nên, "phạm hạnh" vẫn có nghĩa sâu, nghĩa sâu gì vậy? Trên "Pháp Hoa Gia Tường Sớ" lại nói, "phạm hạnh chi tướng giả, phạm danh Niết Bàn, tức căn bản pháp luân, đại Niết Bàn dã, hạnh tức vạn hạnh, đáo đại Niết Bàn dã", ý nghĩa này sâu.Đây là Thế Tôn đã nói trên Kinh Đại Thừa, đích thực là ý này.Nghĩa cạn của "phạm hạnh" là có thể siêu việt sáu cõi, nghĩa sâu là không những siêu việt sáu cõi, mà còn siêu việt mười pháp giới. Đại Niết Bàn trong pháp căn bản, "hạnh" đích chỉ Lục Độ Vạn Hạnh, tu Lục Độ Vạn Hạnh liền có thể đến Đại Niết Bàn. Trong "Đại Nhật Kinh Sớ" cũng có cách nói này, "phạm vị Niết Bàn, phạm hạnh vị tu, phạm hạnh giả danh, cụ đại Niết Bàn, danh vi phạm".Do đây có thể biết, ý nghĩa của chữ "phạm" tuyệt nhiên không hạn cuộc ở trì giới và đoạn dâm mà thôi, huống hồ bổn nguyện của A Di Đà Phật,trong nguyện văn này nói"thù thắng phạm hạnh", ý nghĩa của nó liền viên mãn; cạn, sâu, rộng hẹp, tròn đầy, viên mãn, hàm nhiếp ở ngay trong đó.

Chúng ta phải học tập như thế nào?Việc thứ nhất là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chính mình, tùy thuận giáo huấn trên "Kinh Vô Lượng Thọ". Đặc biệt là trong Kinh điển nói với chúng ta quy phạm trong cuộc sống thường ngày, từ phẩm 33 đến phẩm 37 của bổn Kinh này, đoạn Kinh văn này nói về năm giới mười thiện, người xưa nói rất hay,nói được rất tường tận. Trong những năm gần đây, đồng tu ở các nơi yêu cầu tôi thọ Tam quy ngũ giới. Tam quy thì tôi đã giải thích tỉ mỉ rồi, còn ngũ giới thì tôi chọn lấy đoạn Kinh văn trong "Kinh Vô Lượng Thọ" này, đây là Thế Tôn ở trên hội "Vô Lượng Thọ" giảng cho chúng ta nghe tường tận Tam quy ngũ giới. Hiện tại chúng ta đem đoạn Kinh văn này biên vào trong Kinh văn của khóa tụng tối, mỗi tối đọc qua một lần.Chúng ta nỗ lực mà phản tỉnh, kiểm điểm, những điều Phật dạy chúng ta làm, chúng ta có làm được hay chưa? Những điều Phật dạy chúng ta không được làm, chúng ta có trái phạm hay không? Đây gọi là chân thật tu khóa sớm tối, không đến nỗi chỉ có hình thức mà không có nội dung của khóa sớm tối.Chỉ trọng hình thức, không trọng thực chất thìchúng ta không thể chuyển đổi được nghiệp, hay nói cách khác, tương lai sau khi chết vẫn phải luân hồi.Điều này không phải trò đùa, không phải là diễn kịch. Chúng ta có muốn ngay trong một đời này vĩnh thoát luân hồi hay không? Thế gian này quá khổ rồi!

Lần trước, cách đây không bao lâu, Pháp sư Minh Tục Trường Xuân đến nơi đây, nói cho chúng ta nghe một câu chuyện có thật, xảy ra vào khoảng tháng tư năm ngoái, câu chuyện này rất nhiều đồng tu đều đã nghe qua.Nước Bắc Hàn có hơn 100 vịsơn thần(hiện tại đang niệm Phật, tu Tịnh Độ), nói với họ làtrên trời không ổn định.Trên trời không ổn định thì trên đất cũng không thể ở, chỗ tốt nhất vẫn là Thế giới Tây Phương Cực Lạc.Cho nên sơn thần thỉnh pháp sư trong chùa của họ đi. Vị lão Tỳ Kheo ni này, Pháp sư Thường Huệ hơn 60 tuổi, có viết một thiệp chúc mừng năm mới gởi cho tôi, nhờ người mang đến. Pháp sư Thường Huệ không có đi học, không biết chữ, 12 tuổi xuất gia, tu hành lâu năm, đức hạnh rất tốt.Sơn thần tôn kính bà, muốn mời bà đến Bắc Hàn để lãnh đạo họ niệm Phật. Các vị sơn thần này còn nhờ thiên thần giúp sức để mang bà đi.Họ mang bà đi sắp ra khỏi biên giới.Thần hộ pháp của chúng ta quá lợi hại, hiện đại thân.Kết quả, thiên thần vừa nhìn thấy liền bỏ đi, các vị sơn thần không còn cách nào, họ đành để pháp sư xuống chùa Như Lai ở núi Trường Bạch, cách đạo tràng của bà ở hơn một ngàn cây số. Trong thời gian rất ngắn, sơn thần đã đem một người sống mang đi hơn một ngàn cây số.Sự việc này xảy ra khoảng tháng 4 năm ngoái, là việc thật không phải giả, không phải nằm mộng. Vị pháp sư này liền hỏi sơn thần: "Các vị làm sơn thần thời gian bao lâu rồi?".Họ đáp: "Hơn ba ngàn năm".Pháp sư lại hỏi: "Ba ngàn năm trước Thích Ca Mâu Ni Phật vẫn còn tại thế, vì sao các người không theo học với Thích Ca Mâu Ni Phật?".Họ đáp rằng: "Vào lúc đó, chúng tôi không tin tưởng".Không tin tưởng thì đâu còn cách nào?Đến nayhọ mới tin tưởng, điều này cũng rất đáng được chúng ta cảnh thức. Hiện tại ngay đến quỷ thần đều xem thấy rõ ràng việc thiên thượng nhân gian, cho nên có rất nhiều người sanh thiên, hiện tại sơn thần thấy rõ ràng, cõi trời họ cũng không muốn đi, họ chỉ muốn đến Thế giới Cực Lạc. Hiện tại tám vị sơn thần này, bởi vì không mời được pháp sư, họ cũng không còn mặt mũi trở về gặp người, nên họ đều ở lại Trường Xuân, đạo tràng của vị lão pháp sư là chùa Bách Quốc Hưng Long, làm thần hộ pháp ở đạo tràng này. Họ quy y Tam Bảo, cùng nhau theo lão pháp sư tu Tịnh Độ. Đạo tràng này cũng tụng "Kinh Vô Lượng Thọ", cũng niệm Phật ngày đêm không gián đoạn. Chúng ta nghe được tin tức này, trong tâm rất là phấn chấn, kiên định tín tâm của chúng ta. Tôi mời Pháp sư Minh Tục, đem sự việc này nói lại một cách tường tận, làm thành một băng ghi hình.Thứ bảy sau, trước khi chúng ta giảng Kinh, có thể đem mở phát băng ghi hình này ở đây để mọi người cùng xem, cùng nghe qua.Đây là sự thật không phải là hư giả, tuyệt đối không phải là câu chuyện thần thoại.Vị lão hòa thượng này hiện tại vẫn còn, nếu như các vị muốn đến phương Bắc thăm viếng, bà rất hoan nghênh tiếp kiến các vị.Thế nhưng hiện tại không thể đi, vì sao vậy?Trời quá lạnh, lạnh đến âm mấy mươi độ, chúng ta không chịu nổi.Hiện tại Bắc Kinh buổi tối đều là âm đến mười mấy độ, nghe nói khí hậu cao nhất là âm chín độ.Chúng ta ở phương Nam quen rồi, đến nơi đó thật sự là không chịu nổi.Khoảng thời gian tốt nhất là tháng tư và tháng năm, vào lúc này khíhậu rất tốt. Cho nên, nếu như các vị đồng tu muốn đến thăm viếng Trung Quốc đại lục, tôi cảm thấy nơi này nhất định phải đến xem qua, gần gũi thân cận vị lão Tỳ Kheo ni này, bạn sẽ được nghe bà giảng khai thị. Chúng ta có thể tổ chức đoàn đi thăm viếng.Mục đích thăm viếng chủ yếu của chúng ta là làm kiên định tín nguyện của chúng ta, sau đó bạn mới buông bỏ vạn duyên.Ngày nay vì sao chúng ta không thể buông xả ngoại duyên?Tín nguyện của chúng ta không kiên định, cho nên chính mình tuy là học Phật, nhưng không thể nào có được lợi ích chân thật, chỉ là tu được chút phước báo nhỏ trong cửa Phật mà thôi. Phước báo nhỏ, tương lai đến đâu để hưởng thì vẫn không đáng tin, đời sau nếu không có được phước báo trời người, phước báo của bạn không thể ở trời người hưởng.Sự việc này đều là sự thật, chúng ta có thể không suy xét nhiều hay sao? Chúng ta không nên đem sự tu học ngay trong một đời này, đời sau đi vào đường súc sanh hưởng, đi vào cõi quỷ hưởng phước, vậy thì sai rồi.

Chúng ta phải nên cố gắng ghi nhớ, Thế Tôn dặn bảo chúng ta"thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói".Câu nói này,ngay trong cả đời Thế Tôn đã nói qua mấy vạn lần, mỗi một bộ Kinh đều nói rất nhiều lần. Bộ "Kinh Kim Cang" từ đầu đến cuối chỉ có hơn 5000 chữ, trong đây đã nói qua mười mấy lần, chân thật là hết lòng hết dạ dặn bảo chúng ta hết lời. Chúng ta học tập, trước tiên phải hạ thấp dục vọng, tâm của chúng ta mới có thể được thanh tịnh.Tâm thanh tịnh thì niệm Phật mới hữu dụng.Sau đó tuân theo giáo huấn của Phật, "phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm".

Ý nghĩa của tâm Bồ Đề là gì,chúng ta phải làm cho rõ ràng. Chúng ta tổng kết trên cương lĩnh mà nói,"tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi", đây là tâm Bồ Đề. Ở ngay trong cuộc sống thường ngày, đối với tất cả người, tất cả việc, tất cả vật, chúng ta phải dụng tâm như vậy, đây gọi là phát tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề phát rồi, phát ở trên miệng thì không ích gì, trên tâm phát rồi cũng không hữu dụng, nhất định phải thực tiễn. Thực tiễn tâm Bồ Đề chính là Tam Phước, Lục Hòa, Lục Độ, mười nguyện Phổ Hiền. Dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi để "hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười nghiệp thiện"thìtâm Bồ Đề của bạn liền được thực tiễn. Dùng công đức này cầu sanh Tịnh Độ, đây gọi là phát nguyện hồi hướng.

Chúng ta ngày ngày xướng kệ hồi hướng, lấy cái gì để hồi hướng?Người ta thì đem công đức chân thật tu học mỗi ngày của chính mình để hồi hướng, vậy chúng ta chính mình phải phản tỉnh lại một chút, chúng ta mỗi ngày lấy cái gì để hồi hướng?Lấy tự tư tự lợi mà hồi hướng, lấy tham sân si mạn để hồi hướng, lấy những việc tổn người lợi mình để hồi hướng.Những thứ này không hồi hướng thì tốt hơn, càng hồi hướng càng đáng lo, việc hồi hướng này hướng đến nơi nào để đi vậy?Hướng đến ba đường ác để đi, đây chính là pháp sư Quán Đảnh nói, "người niệm Phật niệm đến ba đường ác".Hiện tại, chúng ta hiểu được ý nghĩa của Tổ sư Đại đức nói, mới biết được sự thật này là đáng sợ, sau đó mới hiểu được "cần tu "Giới Định Huệ", diệt trừ tham sân si" là quan trọng.Cho nên thực tiễn Bồ Tát hạnh chính là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã.Ở mọi lúc vào mọi nơi, ngay trong tất cả cảnh duyên, đối nhân xử thế tiếp vật, chúng ta dùng tâm Bồ Đề, tâm chân thật giác ngộ, lìa tướng tu thiện bố thí, vì tất cả chúng sanh phục vụ.

Buổi chiều hôm nay, các vị xem thấy lãnh tụ của chín tôn giáo, ở trong phòng hội nghị lầu hai mở hội kiểm thảo.Tôi cũng tham gia.Trong hội kiểm thảo lần này, chúng ta tổ chức buổi kỳ nguyện vào tối ba mươi mốt, cùng buổi dạ tiệc mùng một, xem có những khuyết điểm nào cần phải cải tiến.Hiện tại, chín tôn giáo hợp tác mật thiết, chân thật là biến thành người một nhà, không có ai mà không hoan hỉ.Năm tới chúng ta vẫn muốn làm như vậy. Cho nên có rất nhiều bộ phận kém khuyết, hôm nay khi kiểm thảo từng việc, từng việc mà năm tới phải cải tiến, chúng ta sẽ làm được càng viên mãn hơn so với năm nay. Chúng ta hy vọng đem tôn giáo Singapore đoàn kết lại, dung hòa chủng tộc, ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Ngày nay, chúng ta biết được trên thế giới vẫn còn rất nhiều nơi do chủng tộc mà chiến tranh, do tôn giáo mà chiến tranh, điều này vô cùng bất hạnh. Chúng ta hy vọng đem mặt ảnh hưởng này mở rộng, phải làm một điển hình, phải đem hoạt động này làm thành băng ghi hình, làm thành VCD lưu thông toàn thế giới, đặc biệt ở những quốc gia có chiến tranh động loạn, chúng ta tặng nhiều một chút để họ xem qua. Vì sao Ki Tô giáo cùng Hồi giáo của Singapore ngày ngày ở đây bắt tay hòa thuận đến như vậy, còn bên kia thì đánh nhau? Cho nên, ngày nay có đồng tu kiến nghị, năm tới chúng ta sẽ tổ chức tiếp, phải nên mời những môi giới truyền hình lớn trên thế giới đến tham gia.Việc này là đúng.Năm nay chúng ta không nghĩ đến, khi gửi thiệp mời, chúng ta không mời môi giới truyền hình phát thanh các quốc gia khác, báo chí lớn, công ty truyền thông, chúng ta không có mời họ đến tham dự, để họ chủ động đăng tải, đem tin tức hòa bình này truyền bá khắp thế giới.Kiến nghị này hay, chúng ta tiếp nhận, năm tới nhất định cải tiến. Thế nhưng nếu muốn làm trong năm nay, chúng ta chính mình phải đem những thành quả này tổng kết lại, nên phải thảo ra kế hoạch đặc biệt, làm băng ghi hình cùng VCD, tặng cho trường học, tặng cho đoàn thể tôn giáo,đoàn thể chủng tộc khác trên toàn thế giới.

Năm tới, nếu như muốn làm lớn hơn, chúng ta có thể mời toàn thế giới, không chỉ là môi giới truyền thông, mà đoàn thể tôn giáo, đoàn thể chủng tộc, chúng ta thảy đều mời hết, khách mời có thể sẽ đến một hai chục ngàn người.Trong đêm kỳ nguyện hôm đó, khách mời đã hơn tám ngàn người, vượt ngoài dự liệu của chúng ta, vốn dĩ chúng ta dự tính đại khái chỉ hơn sáu ngàn người, vượt qua hai ngàn người so với dự tính của chúng ta.Ngày nay đồng tu đề xuất báo cáo, họ dự đoán đại khái có khoảng sáu ngàn người, số người cùng nhau cầu nguyện đêm hôm đó có đến sáu ngàn người, phần lớn đều là tín đồ Phật giáo. Cho nên chúng ta hy vọng năm tới, những tín đồ tôn giáo khác cũng muốn đến tham gia cầu nguyện, chúng ta hòa thuận cùng ở với nhau, đối đãi bình đẳng, đoàn kết, cũng là tiến bộ từng ngày, ngày ngày đang tiến bộ, không chỉ có thể giúp cho thế giới hòa bình, hơn nữa còn có ích cho việc tiêu tai giải nạn. Cho dù chúng ta không thể hóa trừ hết kiếp nạn ngay trước mắt, nhưng chúng ta có thể làm cho kiếp nạn trước mắt sẽ chậm lại, phạm vi kiếp nạn có thể thu nhỏ, điều này là có thể khẳng định, ta có thể tin tưởng. Chúng ta không thể không cảm kích những người lãnh đạo tôn giáo này, họ đã chân thật giác ngộ, chân thật quay đầu, biết được tính nghiêm trọng của tai nạn xã hội,cho nên buông bỏ thành kiến của chính mình, cùng nhau đoàn kết cầu nguyện, cùng nhau thúc đẩy sứ mạng thần thánh an định xã hội, thế giới hòa bình, cho nên tôi rất là bội phục.

Hôm nay trong hội nghị kiểm thảo có nhắc đến, khi mỗi tôn giáo cầu nguyện, bởi vì chúng ta chưa thấy qua văn cầu nguyện của họ, có nghe cũng không hiểu, cho nên có rất nhiều người trong đó đã bỏ về.Năm tới chúng ta sẽ cải tiến, làm thế nào để cải tiến?Cư Sĩ Lâm sẽ in văn cầu nguyện ra bốn loại văn tự, trong đó còn có giảng giải nên chúng ta đều có thể xem hiểu, trước khi cầu nguyện sẽ có năm phút thuyết minh, vậy thì chúng ta liền thấy hứng thú.Chúng ta đang không ngừng cải tiến, đây là tinh tấn Ba La Mật. Trên Kinh giáo Đại Thừa thường nói"cảnh tùy tâm chuyển", cho nên đang lúc cầu nguyện, nhất định tâm hạnh tương ưng thì việc cầu nguyện này liền sanh ra hiệu quả không thể nghĩ bàn.Việc này đích thực cần có cải tiến.

Vì vậy,"phát tâm Bồ Đề" không phải một câu nói trống không, nhất định tâm hạnh phải thực tiễn.Cứ như vậy mà "một lòng chuyên niệm", liền có thể hướng đến Đại Niết Bàn, "phạm hạnh" chân thật.Do đó Bồ Tát vừa nghe Phật hiệu liền đầy đủ công đức như vậy, công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn, đạo lý chính ngay chỗ này. Phàm phu chúng ta tuy là không thể giống như Bồ Tát, khi vừa "nghe danh"thìtư huệ tu huệ thảy đều đầy đủ ở ngay trong đó, thế nhưng "một khi nghe qua tai, mãi trồng được thiện căn", công đức này cũng không thể nghĩ bàn, ở ngay trong một đời không thể thành tựu, khi chủng tử Phật đã được trồng xuống, đời sau kiếp sau gặp được duyên, chủng tử này liền sẽ khởi hiện hành. Các đồng tu chúng ta ngồi đây, chính là thuộc về chủng tánh này, ngay trong đời quá khứ đã từng nghe qua danh hiệu của A Di Đà Phật, tuy nghe mà không hiểu nghĩa, cho nên nguyện vãng sanh Tịnh Độ chưa phát sanh ra, ngay đời này được thân người, lại có thể tiếp tục tu "phạm hạnh" thù thắng. Cho nên, nguyện văn này chẳng phải là nói ra tình hình hiện tiền của mọi người chúng ta hay sao? Đây chính là A Di Đà Phật an ủi đối với chúng ta, thăm hỏi đối với chúng ta, sau khi chúng ta nghe rồi, vừa hoan hỉ lại vừa hổ thẹn, càng phải cảnh tỉnh, chăm chỉ nỗ lực, hy vọng ngay trong đời này không luống qua, chắc chắn thành tựu.

Ở đoạn Kinh văn này, Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trích dẫn mấy câu nói trên "Tôn Thánh Đà La Ni Kinh": "Chư phi điểu súc sanh, hàm linh chi loại, văn thử Đà La Ni, nhất Kinh ư nhĩ, tận thử nhất thân, cánh bất phục thọ". Đà La Ni là tiếng Phạn, thông thường dịch là chú, cũng dịch là tổng trì, đều là Thế Tôn nói ra.Trong chú ngữ, thông thường pháp sư dịch Kinh đều không dịch, đây là vào thời xưa gọi là một trong năm loại không dịch.Tại vì sao không dịch?Phật nói ra những lời này, trong đó rất là phức tạp, không phải một loại ngôn ngữ, cũng không phải ngôn ngữ của Ấn Độ thời đó, người Ấn Độ cũng không hiểu.Cho nên, có một số Tổ sư Đại đức nói với chúng ta, trong đây phần nhiều là ngôn ngữ của sáu cõi, khi Thế Tôn giảng Kinh nói pháp, quỷ thần sáu cõi đến nghe rất nhiều. Thông thường, chúng ta giảng Kinh trong đạo tràng cũng là tình hình này, chúng ta xem thấy người ngồi trên đạo tràng nhiều như vậy, đó là mắt thịt của chúng ta có thể thấy được, số người mà chúng ta không nhìn thấy so với số mà chúng ta nhìn thấy không biết nhiều hơn gấp bao nhiêu lần. Hiện tại chúng ta tin tưởng, vì sao vậy? Cư Sĩ Lâm có một số quỷ thần yêu cầu nghe Kinh, truyền hình ở lầu một và lầu hai của chúng ta mở phát 24 giờ để cho họ nghe, số lượng của họ nhiều hơn so với chúng ta.Những quỷ thần này đều có thần thông, chúng ta giảng Kinh nói pháp, họ đều có thể nghe hiểu được, họ có cái "thông" này. Thế nên, Thế Tôn sau khi giảng Kinh nói pháp xong, dùng ngôn ngữ của họ cũng nói mấy câu, đây là đặc biệt thân thiết đối với họ, một cách an ủi đặc biệt. Cho nên, trong chú ngữ có rất nhiều ngôn ngữ của quỷ thần khác nhau đan xen ở ngay trong đó, vì vậy việc dịch thì không dễ, nhưng ý nghĩa thì rất là đơn giản, rất là thiết yếu, đích thực là pháp môn tổng trì. Cho nên,Đại đức xưa nói với chúng ta, chú là mật thuyết của Kinh, Kinh là hiển thuyết của chú, ý nghĩa của chú chính là ở trên Kinh này Phật nói ra một ý nghĩa,cách giải thích này rất viên mãn, giải thích được rất hay.Trong Phật Kinh thường hay đan xen chú ngữ ở trong đó, trong văn chương thông thường thế gian không có.Chúng ta hiểu rõ cái ý nghĩa này thì tốt.

Trong "Tôn Thánh Đà La Ni Kinh" đã nói, súc sanh nghe được chú ngữ này thì chúng có thể siêu sanh, ngay đời này thọ thân súc sanh, khi thân súc sanh này tận rồithì sẽ không bị đọa làm súc sanh nữa, chúng được siêu thoát, siêu thoát rất hiển nhiên, súc sanh này đi đến cõi người. Điều này nói rõ công đức của Kinh chú không thể nghĩ bàn, súc sanh nghe được Phật hiệu, nghe được chú ngữ đều có thể siêu sanh.Cho nên, cổ đức xưa thường dạy bảo chúng ta, trước khi chúng ta phóng sanh nhất định phải niệm chú cho những sinh vật được thả này nghe, đọc Kinh cho chúng nghe, niệm Phật hiệu cho chúng nghe thì sẽ có chỗ tốt.

Thế nhưng, người xưa nói cho chúng ta nghe một câu, chúng ta phải ghi nhớ: "Tụng Kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật", càng tinh giản càng có thọ dụng. Kinh thì rối rắm, dài đến như vậy; chú là tổng ý nghĩa của Kinh, tuy là ngôn ngữ rất ít nhưng ý nghĩa thảy đều bao gồm trong đó, chúng ta không hiểu, nhưng quỷ thần có thể hiểu.Thế nhưng, hiện tại niệm chú có khó khăn, khó khăn ở chỗ nào?Ngữ âm của chú không chuẩn xác, cho nên chú này đọc không linh.Trong "Cao Tăng Truyện" có viết, vào thời đại Đường triều, những cao tăng Đại đức niệm chú rất linh, kêu mưa gọi gió, sai khiến quỷ thần, chân thật là rất linh.Hiện tại, chúng ta có niệm thế nào, quỷ thần cũng không đến, vì sao vậy?Trên Kinh chú có rất nhiều tên của quỷ thần, chúng ta niệm âm không chuẩn nên họ nghe không hiểu, đạo lý chính ngay chỗ này.Lúc trước những pháp sư đó cùng Đại đức Mật tông, âm của các Ngài rất chuẩn, cho nên họ vừa nghe thì hiểu được, họ liền đến. Hiện tại, chúng ta cũng chiếu theo chữ đó mà đọc, niệm phát ra âm không chuẩn xác, cho nên hiện tại vấn đề là ở ngay chỗ này. Nếu đã là như vậy thì niệm chú không bằng niệm Phật, một câu "A Di Đà Phật", cho dù chúng ta niệm bằng cách nào,họ đều có thể nghe hiểu được, vì câu Phật hiệu này rất phổ biến.Có người niệm "Nam Mô A Di Đà Phật", cũng có người niệm"A Mi Đà Phật", tôi nói đều được, đều có thể.Vì sao vậy?Quỷ thần thảy đều nghe hiểu được.Đây là có lợi ích rất lớn đối với họ.

Lần trước, ngay trong pháp hội phóng sanh ở Malaysia, phóng sanh ở Kiết Long Ba, đồng tu chúng ta có không ít người tham gia, một số cư sĩ nói với chúng ta, khi phóng sanh, hai lần họ thấy được A Di Đà Phật, cảm ứng không thể nghĩ bàn. Cho nên, chúng ta tin tưởng sâu sắc những súc sanh được phóng sanh đó, chúng nghe được Kinh chú, Phật hiệu, cũng giống như trên Kinh đã nói "tận thử nhất thân, cánh bất phục thọ", chắc chắn có hiệu quả này. Trong "Kinh Niết Bàn" cũng có ý này, "nhược hữu chúng sanh, nhất kinh nhĩ giả, khước hậu thất kiếp, bất đọa ác thú".Chúng ta đọc qua đoạn Kinh văn này thì không tránh khỏi hoài nghi, nghe một câu Phật hiệu, nghe người ta niệm một câu chú,bảy kiếp không đọa ác đạo, có được lợi ích lớn như vậy sao?Vậy thì chúng ta ngày ngày niệm Phật hiệu, ngày ngày niệm chú, vậy tương lai chắc chắn sẽ không đọa lạc?Chỗ này, then chốt ở chỗ nào?Then chốt ở "phạm hạnh", quả nhiên thường tu phạm hạnh thù thắng, mới có thể có hiệu quả như vậy.Nếu như hành vi của chúng ta vẫn cứ là ô nhiễm, đó chính là Đại đức xưa đã nói "đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công".Vì sao vậy?Tâm không thanh tịnh, hạnh không thanh tịnh, niệm câu Phật hiệu này cũng không hữu dụng.Cho nên ở ngay chỗ này, chúng ta phải đặc biệt lưu ý hai chữ “tương ưng”.Người xưa thường nói:"Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật", nhất định phải hiểu được, phải ghi nhớ.Chúng ta niệm A Di Đà Phật, tâm của chúng ta chắc chắn phải là tâm của A Di Đà Phật. Tâm của A Di Đà Phật là tâm gì?Chúng ta xem thấy ở trên Kinh, tâm Phật là nguyện tất cả chúng sanh sớm ngày thành Phật.Mỗi mỗi chúng sanh đều viên mãn thành Phật, đây là bổn nguyện của A Di Đà Phật.Trong 48 nguyện, mỗi nguyện đều là vì giúp đỡ chúng sanh viên thành Phật đạo.Chúng ta phải phát ra cái nguyện này, toàn tâm toàn lực giúp đỡ tất cả chúng sanh đoạn ác tu thiện, giúp đỡ tất cả chúng sanh chuyển mê thành ngộ, giúp đỡ tất cả chúng sanh cầu sanh Tịnh Độ. Làm thế nào để giúp đỡ? Giảng Kinh nói pháp là đem Tịnh Độ thù thắng giới thiệu cho họ.Chúng ta chính mình phải nỗ lực làm ra tấm gương để cho họ xem, vì họ mà làm chứng minh, kiên định tín nguyện của họ, đây chính là hạnh của Di Đà."Tín-Nguyện-Giải-Hành" đều đồng Di Đà, "phạm hạnh" thù thắng đầy đủ, công đức này đương nhiên thù thắng.

Trong đoạn văn này,Hoàng Lão cư sĩ đã có một tổng kết sau cùng là: "Thông thường văn tự trong Kinh không phải chỉ nghe". Câu tổng kết này rất hay, ý nghĩa chân thật đều nói ra hết.Câu nói này chúng ta phải ghi nhớ, không thể hiểu sai đi ý nghĩa của nó, không phải chỉ có văn, mà trong văn còn có tín, có thọ.Tôi nói được càng rõ ràng, càng tường tận hơn một chút, không chỉ có tín, có thọ, mà còn có giải, có hạnh. Người văn danh như vậy, ngay đời này cho dù không thể vãng sanh, tại vì sao không thể vãng sanh? Còn lưu luyến đối với thế gian này, không thể buông xả, thế nhưng họ đời sau nhất định được phước báo trời người, còn sẽ tiếp tục không ngừng tu hành, cũng chính là nói, nhất định sẽ tu phạm hạnh thù thắng, đây là có thể khẳng định. Nguyện này của A Di Đà Phật từ bi đến cùng tột, đặc biệt là đối với chúng sanh thời kỳ Mạt Pháp chúng ta, có thể nói là chăm sóc hết mức chu đáo.Đương nhiên nguyện này Ngài cũng đã viên mãn rồi, bởi vì nếu không viên mãn Ngài thề không thành Phật. Chúng ta biết A Di Đà Phật thành Phật đã mười kiếp rồi, cho nên nguyện này đương nhiên là viên mãn.

Tốt rồi, hôm nay chúng ta giảng đến đây thôi.A Di Đà Phật.

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 150)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ