Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 22)

Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán (Tập 22)
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, tờ thứ năm, hàng thứ bảy, bắt đầu xem từ câu sau cùng. Chúng ta đem kinh văn đọc qua mấy câu đối chiếu chỗ này: “Lương dĩ phi chân lưu chi hạnh, vô dĩ khế chân, hà hữu sức chân chi hạnh, bất tùng chân khởi”. Đoạn kinh văn này là một đoạn nhỏ trong đoạn thứ hai. Đoạn thứ hai là nói “pháp giới viên minh tự tại dụng”, đó là nói khởi nguồn của sinh mạng. Cái sinh mạng này không phải nói người khác, là nói chính mình, cũng chính là nói ta từ nơi đâu đến, thiền tông có một câu nói “mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra”, chúng ta trước khi cha mẹ chưa sanh mặt mũi sẵn có là thế nào? Đó là thuộc về “Hoàn Nguyên Quán”, đoạn thứ hai trong sáu đoạn lớn. Đoạn thứ nhất là nói bản thể, là nói tự tánh. Vào năm Thích Ca Mâu Ni Phật 30 tuổi, ngài ở dưới cội Bồ Đề đêm nhìn sao sáng, đại triệt đại ngộ, gọi là minh tâm kiến tánh. Tánh là cái gì? Ngài đã nói ra, ngài nói được rất tường tận, chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Ở Trung Quốc vào một ngàn ba bốn trăm năm trước, cũng có một vị Phật giáng sanh ở Trung Quốc, vì chúng ta làm thí nghiệm, chính là lục

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, tờ thứ năm, hàng thứ bảy, bắt đầu xem từ câu sau cùng. Chúng ta đem kinh văn đọc qua mấy câu đối chiếu chỗ này: “Lương dĩ phi chân lưu chi hạnh, vô dĩ khế chân, hà hữu sức chân chi hạnh, bất tùng chân khởi”.

Đoạn kinh văn này là một đoạn nhỏ trong đoạn thứ hai. Đoạn thứ hai là nói “pháp giới viên minh tự tại dụng”, đó là nói khởi nguồn của sinh mạng. Cái sinh mạng này không phải nói người khác, là nói chính mình, cũng chính là nói ta từ nơi đâu đến, thiền tông có một câu nói “mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra”, chúng ta trước khi cha mẹ chưa sanh mặt mũi sẵn có là thế nào? Đó là thuộc về “Hoàn Nguyên Quán”, đoạn thứ hai trong sáu đoạn lớn. Đoạn thứ nhất là nói bản thể, là nói tự tánh. Vào năm Thích Ca Mâu Ni Phật 30 tuổi, ngài ở dưới cội Bồ Đề đêm nhìn sao sáng, đại triệt đại ngộ, gọi là minh tâm kiến tánh. Tánh là cái gì? Ngài đã nói ra, ngài nói được rất tường tận, chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Ở Trung Quốc vào một ngàn ba bốn trăm năm trước, cũng có một vị Phật giáng sanh ở Trung Quốc, vì chúng ta làm thí nghiệm, chính là lục tổ đại sư Huệ Năng của Thiền Tông. Ngài 24 tuổi minh tâm kiến tánh, tánh là cái gì? Đại sư Huệ Năng nói ra năm câu rất đơn giản. Đại sư Huệ Năng không biết chữ, hiện tại chúng ta gọi là không có văn hoá, Thích Ca Mâu Ni Phật là người có văn hoá, ngài còn ra ngoài tham học 12 năm, thế nhưng đại sư Huệ Năng thì không có, không biết chữ, không hề có đi học, học Phật rồi cũng chưa nghe qua một ngày kinh, không cần phải nói một bộ, một ngày cũng chưa nghe, thỉnh thoảng từng đoạn đứt khoảng nghe người ta đọc Kinh Kim Cang, ngài vừa nghe thì thông hiểu. Ngài ở chỗ Hoà thượng Hoằng Nhẫn - ngũ tổ tám tháng. Các vị phải nên biết, tám tháng đó ngài ở trong nhà bếp giã gạo bửa củi, không hề bước vào giảng đường, cũng không hề bước vào thiền đường. Ngày sau cùng ngũ tổ truyền pháp, nửa đêm canh ba triệu kiến ngài vào trong phòng phương trượng, vào canh ba bước vào không có người biết, Hoà thượng Hoằng Nhẫn giảng cho ngài nghe đại ý Kinh Kim Cang, nhất định sẽ không có quyển kinh, vì sao vậy? Vì ngài không biết chữ, giảng đến “ưng vô sở trụ, nhi san kỳ tâm” thì ngài liền hoát nhiên đại ngộ, cũng là minh tâm kiến tánh.

Đại sư Huệ Năng kiến tánh cùng Thích Ca Mâu Ni Phật kiến tánh là cùng một cảnh giới, đều gọi là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Thích Ca Mâu Ni Phật là dùng thân phận của Phật xuất hiện ở thế gian, đó chính là trong Phổ Môn Phẩm đã nói đáng dùng thân Phật để độ thì ngài liền hiện ra thân Phật để nói pháp. Đại sư Huệ Năng ở Trung Quốc, đó là đáng dùng thân Tỳ Kheo để độ thì ngài liền hiện ra thân Tỳ Kheo để nói pháp. Các vị không nên có cái nhìn khác biệt, đây là bình đẳng. Đại sư Huệ Năng nghe được Hoà thượng Hoằng Nhẫn giảng đến “ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” thì ngài liền ngộ nhập, ngài cũng liền nói ra tâm đắc, ngài nói rất đơn giản, nói ra năm câu. Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói một bộ Kinh Hoa Nghiêm, năm câu nói này nội dung hoàn toàn giống với Kinh Hoa Nghiêm. Năm câu nói không ít, Kinh Hoa Nghiêm không nhiều, năm câu nói này triển khai ra chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm rút gọn lại chính là năm câu nói này. Chỗ này chúng ta phải ghi nhớ. Nếu người ta hỏi bạn, Kinh Hoa Nghiêm nhiều đến như vậy là giảng nói cái gì? Bạn liền đem năm câu nói của Đại sư Huệ Năng nói ra thì không sai. Câu thứ nhất, bạn xem, “nào ngờ tự tánh vốn sẵn thanh tịnh”, câu thứ hai “nào ngờ tự tánh vốn không sanh diệt”, câu thứ ba chính là “vốn tự đầy đủ”, câu thứ tư là “vốn không dao động”, câu thứ năm là “năng sanh vạn pháp”. Bạn xem, rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, một chút lôi thôi cũng không có, rất là thích hợp với khẩu vị của người Trung Quốc.

Người Trung Quốc thì sợ phiền phức, không luận là ngôn ngữ, không luận là văn tự, bạn xem từ xưa đến nay, bốn điều kiện yêu cầu gọi là “giản yếu tường minh”, ngôn ngữ có thể làm được bốn cái chữ này là ngôn ngữ số một, văn chương viết được phù hợp cái tiêu chuẩn này là văn chương đệ nhất. Giản là đơn giản, Yếu là thiết yếu, Tường là tỉ mỉ, Minh là rõ ràng, bạn xem thấy phải đơn giản, phải thiết yếu, lại phải tỉ mỉ, lại phải rõ ràng, “Giản Yếu Tường Minh”. Khi Huệ Năng khai ngộ nói ra năm câu nói này thật gọi là “giản yếu tường minh”. Người Ấn Độ không như vậy, người Ấn Độ thích lôi thôi, ưa thích tường tận rõ ràng, giảng giải một cách tỉ mỉ, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật giảng cho họ một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh, nội dung chính là năm câu nói mà đại sư Huệ Năng đã nói. Có thể nói năm câu nói này là tổng cương lĩnh của Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm là nói tỉ mỉ cho năm câu nói này.

Quốc sư Hiền Thủ rất cừ khôi, cũng là minh tâm kiến tánh. Nếu ngài không minh tâm kiến tánh, bộ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán ngài không thể viết ra được. Bạn xem, ngài có thể đem Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, bộ kinh lớn như vậy, phương pháp tu hành trọng yếu nhất, làm thế nào vào được cảnh giới Hoa Nghiêm, bạn xem thấy chỉ là một quyển sách nhỏ, một thiên văn chương mỏng mỏng như vậy, sáu đoạn lớn. Đoạn thứ nhất chính là nói tự tánh, “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể”, chính là đại sư Huệ Năng đã nói “vốn tự thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn tự đầy đủ”, đây chính là ba câu phía trước đã nói. Sau cùng đã nói chính là “năng sanh vạn pháp”, chúng ta làm thế nào tu hành gọi là Ngũ Chỉ Lục Quán. Tại vì sao Phật Bồ-tát cùng cảm ứng tương thông với tất cả chúng sanh, chúng sanh có cảm Phật Bồ-tát liền có ứng? Trong đây tự tánh có bốn đức, trong tự nhiên liền khởi lên tác dụng cảm ứng tương thông với tất cả chúng sanh. Ở chỗ này nói với chúng ta, hiện tượng vật chất cùng hiện tượng tinh thần là một thể. Hiện tại chúng ta học đoạn thứ nhất, đoạn thứ hai. Đoạn thứ hai là “nhất thể khởi nhị dụng”, đoạn thứ nhất chúng ta học qua là “Hải Ấn sum la thường trụ dụng”, đoạn thứ nhất là nói vũ trụ từ đâu mà có. Vũ trụ là y báo, Phật pháp gọi là y báo cùng chánh báo, y báo là vũ trụ, chánh báo là chính mình, việc này nhất định phải hiểu cho rõ ràng. Tất cả người khác bên ngoài thì sao? Người khác là hoàn cảnh nhân sự trong y báo của ta, cho nên chánh báo chỉ nói chính mình thôi. Việc này rất quan trọng, chính mình không biết được chính mình từ đâu đến, đó gọi là mê hoặc điên đảo. Chính mình, sự việc này ra sao, chính mình cùng vũ trụ bên ngoài có quan hệ như thế nào? Chỗ này đích thực quan hệ rất là mật thiết, là một gốc sanh ra. Cái gốc này chính là phía trước điều thứ nhất đã nói tự tánh, tự tánh biến hiện ra, trên kinh đại thừa Phật thường nói “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”.

Tâm chính là nói tự tánh, chân tâm, cái này không phải là vọng tâm. Chân tâm năng hiện, cảnh giới bên ngoài thiên biến vạn hoá gọi là sở hiện, năng hiện sở hiện, cho nên hiện tượng vật chất, chính là hiện tượng của vũ trụ, hiện tượng của tinh thần là hiện tượng của mỗi cá nhân chính chúng ta. Con người vẫn hay thay đổi, cũng thiên biến vạn hoá, sáu cõi luân hồi không phải là biến hoá hay sao? Đời này ở trong cõi người, nếu tu được không tệ thì đời sau sẽ sanh đến cõi trời, nếu tu được không tốt thì đời sau liền biến thành súc sanh, cái thân này thường hay biến đổi. Tạo tác tất cả bất thiện liền biến ngạ quỷ, biến địa ngục, biến súc sanh; tạo tác thiện nghiệp thì đến nhân gian thiên thượng, lại hướng lên trên thì bạn đi làm A La Hán, làm Bồ-tát, cho nên hiện tượng vật chất thường hay biến đổi. Trong thay đổi có một thứ không thay đổi, không thay đổi mới chân thật là chính mình, đó là cái gì vậy? Hiện tại người nước ngoài cũng hiểu được, người nước ngoài gọi là linh hồn. Người Trung Quốc chúng ta vào thời xưa cũng gọi, bạn xem trong Kinh Dịch gọi là “du hồn vi biến, tinh khí vi vật”, cũng rất gần rất giống với Phật pháp đã nói. Cho nên những đại thánh nhân này chúng ta không thể xem thường, đích thực là Phật Bồ-tát tái sanh, đáng dùng thân gì để độ thì ngài liền hiện ra thân đó để đó. Ở Trung Quốc không phải hiện thân Phật Bồ-tát, cũng không phải hiện thân Thanh Văn, người Trung Quốc tin tưởng thánh hiền, ở Trung Quốc thì phải hiện thân thánh hiền. Thế cho nên trên Kinh Lăng Nghiêm đã nói, “chư Phật Bồ-tát ứng hoá ở mười pháp giới là tùy tâm ứng lượng”, tùy theo tâm của chúng sanh, bạn thích cái gì thì ngài liền hiện ra cái đó, đó là tự tánh biến hiện ra.

Tự tánh năng hiện, năng biến, trong tự tánh có những thứ này hay không? Không thể nói có cũng không thể nói không, không có duyên thì nó không hiện, khi không hiện trong Phật pháp gọi là ẩn, dường như là ẩn khuất không thể thấy, có duyên thì liền hiện ra. Cái duyên này là gì? Thế Tôn giảng nói rất nhiều trong đại thừa giáo, gọi là “một niệm bất giác”, không phải giác, giác thì không có vấn đề, một niệm bất giác đó gọi là căn bản vô minh, đó gọi là vô thỉ vô minh. Căn bản vô minh ý nghĩa thế nào vậy? Chính là cả thảy vũ trụ cùng chính chúng ta xuất hiện, đó là căn bản. Từ ngay đó mà xuất hiện, từ tự tánh xuất hiện gọi là căn bản. Vô thỉ là cái ý gì? Xin nói với bạn không có bắt đầu, cái này không có bắt đầu, không có bắt đầu thì không phải là thật, có thỉ có chung chính là thật. Không có bắt đầu, cái ý này thế nào? Trên Kinh Lăng Nghiêm cũng nói “ngay chỗ sanh ra, tuỳ chỗ diệt tận”. Chúng ta học kinh giáo, năm xưa khi còn trẻ học nửa hiểu nửa không, luôn có nghi hoặc, trong lòng có nghi, cái nghi này không hề gì, cái nghi này không phải là cái nghi của tham-sân-si-mạn-nghi, cái nghi này gọi là nghi tình. Tiểu nghi thì có tiểu ngộ, đại nghi thì có đại ngộ, không nghi thì không có ngộ. Cho nên học kinh nghe Phật nói, không thể nói là ngài nói sai, Phật khẳng định là lời thật, thế nhưng chính chúng ta không thể hội được cảnh giới này. Cái gì gọi là ngay chỗ sanh ra tuỳ chỗ diệt tận? Luôn là không thể nghĩ ra, thời gian học tập lâu rồi dần dần liền có thể hội. Tôi cũng từ chỗ này thể hội được người xưa nói với chúng ta một câu, lúc còn trẻ nghe rồi thật là không hiểu, hiện tại nghe được câu này thật là phục sát đất, bội phục đến vạn lần. Lời nói gì vậy? “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”. Các vị đều nghe nói, cũng biết nói, chân thật một quyển sách đọc qua một ngàn lần, bạn liền khai ngộ, không cần phải giảng, không cần phải đi nghe, bạn thảy đều tường tận rồi, vì sao vậy? Đọc qua ngàn biến thì tâm của bạn định rồi, bạn xem đó là nhà Phật nói ra nguyên lý, do giới được định, do định khai trí tuệ.

Cái gì là giới? Một ngàn biến cung cung kính kính mà đọc, không nên có vọng tưởng, như Bồ-tát Mã Minh dạy cho chúng ta nguyên tắc “không chấp trước tướng văn tự, không chấp trước tướng danh tự, không chấp trước tướng tâm duyên”, bạn đọc qua một ngàn biến bạn liền được Tam muội, đọc Kinh Di Đà thì được Di Đà Tam muội, hoặc giả gọi là Niệm Phật Tam muội đều được, đọc Kinh Pháp Hoa thì gọi là Pháp Hoa Tam muội, đọc Kinh Lăng Nghiêm thì là Lăng Nghiêm Tam muội, vô lượng vô biên Tam muội. Có được một Tam muội thì tất cả Tam muội đều có được, một thông tất cả thông, cho nên vấn đề ở chỗ nào vậy? Bạn có chịu chiếu theo quy củ hay không, đó là trì giới rất quan trọng, bạn đọc một ngàn biến; nếu như nói bạn nghe, nghe một ngàn biến, nghe như thế nào? Tâm không lắng động, ta vừa làm việc vừa nghe có được không? Không được, vì sao vậy? Bạn không chuyên tâm, bạn có nghe đến mười vạn biến cũng không bằng người ta nghe một ngàn biến. Người ta nghe một ngàn biến chuyên tâm cung kính, đại sư Ấn Quang nói “một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích”, phải dùng tâm thành kính cung cung kính kính mà lắng nghe. Cái gì gọi là cung kính? Qui củ phép tắc, trong lòng không có vọng niệm, gọi là vạn duyên buông bỏ, một lòng chuyên chú thì bạn nghe được một ngàn biến bạn liền được Tam muội, bạn liền khai ngộ. Một lòng chuyên chú, nghe qua một ngàn biến liền được Tam muội, chính là nói bạn buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Ngộ được là cái gì? Đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, vậy thì bạn không hề khác biệt với Thích Ca Mâu Ni Phật, với đại sư Huệ Năng, đó là trong đại thừa giáo Phật thường hay nói “tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật”.  Tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật, tại vì sao bạn không thể thành được? Vọng tưởng tạp niệm của bạn quá nhiều, phân biệt chấp trước quá nhiều. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Xuất Hiện, Thế Tôn rất từ bi nói với chúng ta: “tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai, chỉ bởi vọng tưởng chấp trước mà không thể chứng đắc”. Ai không phải là Phật! Người người đều là Phật, tất cả chúng sanh đều là Phật, muỗi kiến cũng là Phật, cây cối hoa cỏ cũng là Phật. Tại vì sao nói Phật? Phật là nói tự tánh, tự tánh cũng gọi là pháp tánh.

Ngày nay chúng ta dính vào tướng, tướng là pháp tướng, tánh là pháp tánh, pháp tướng không như nhau, pháp tánh thì như nhau. Không chỉ động vật có pháp tánh, thực vật cũng có pháp tánh, khoáng vật cũng có pháp tánh. Tánh là gì vậy? Tánh là hiện tượng tinh thần, nhà Phật cũng nói được rất đơn giản, kiến văn giác tri, bạn có thể thấy, bạn có thể nghe, bạn có thể hiểu, bạn có thể biết, đó là trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, là bất sanh bất diệt. Hiện tượng vật chất có nhỏ hơn đều có kiến văn giác tri, con người chúng ta có kiến văn giác tri, động vật có kiến văn giác tri rất là rõ ràng, thực vật có kiến văn giác tri thì không được rõ ràng lắm, khoáng vật thì càng không được rõ ràng, có hay không vậy? Nó thật có.

Tôi nghe nói tiến sĩ Giang Bổn Thắng mấy ngày nữa sẽ đến thăm viếng Đài Loan, ông có ba buổi diễn giảng, dường như sắp xếp vào ngày 18-19-20, ở Đài Bắc một buổi, ở Đài Trung một buổi, Cao Hùng một buổi, hy vọng mọi người nắm bắt cơ hội này đến nghe ông giảng. Ông giảng cái gì? Nước có kiến văn giác tri, nước là khoáng vật, nó thật là có thể thấy. Chúng ta viết ra một chữ ái, viết chữ Trung Quốc, viết chữ Hàn Quốc, viết Anh Văn, viết Pháp Văn, viết Đức Văn đều được, bạn đem cái chữ này dán trên cái mặt ly nó đều biết, con người chúng ta không nhận biết, nó thì nhận biết, nó biết được. Chúng ta khởi lên ý niệm, ta nói ta rất thích ngươi, hoặc là ta chán ghét ngươi, nó cũng biết được, nó có kiến văn giác tri. Ông đã làm thí nghiệm mấy mươi năm. Tiến sĩ Giang Bổn Thắng là bạn cũ của tôi, tôi đã đến Nhật bản mấy lần, tham quan qua phòng thí nghiệm của ông, nước có kiến văn giác tri. Tôi còn nói với ông ấy, tôi nói ông có thể làm ra được thí nghiệm này rất là hiếm có, dùng phương pháp khoa học chứng minh nước có kiến văn giác tri, có thọ tưởng hành thức; ngoài nước ra không luận là vật chất gì, xi măng, vi trần thảy đều có kiến văn giác tri, ông nên tiếp tục nỗ lực đem nó thí nghiệm ra. Việc này không hề khác nhau với Phật pháp đã nói. Đó chính là nói rõ hiện tượng vật chất cùng hiện tượng tinh thần không thể phân khai, có vật chất nhất định có tinh thần, có tinh thần nhất định có vật chất, hai thứ này không thể phân khai. Hai thứ này là đồng thời duyên khởi, chính là ngày nay chúng ta học cái thứ này, một thể khởi hai dụng, một cái là chánh báo, một cái là y báo. Y báo là hiện tượng vật chất, chánh báo là hiện tượng tinh thần, đồng thời sanh khởi, cho nên trong vật chất có tinh thần trong tinh thần có vật chất.

Một cái niệm này, trên kinh Phật  thường nói “một niệm bất giác”. Bất giác chúng ta dễ hiểu, một niệm thì không dễ hiểu. Một niệm ý nghĩa thế nào? Chúng ta xem thấy ở trên kinh điển, đối thoại của Thế Tôn với Bồ-tát Di Lặc mới biết được ý nghĩa của một niệm. Thế Tôn hỏi Bồ-tát Di Lặc là thông thường ngay trong tâm của người đã nghĩ đến một niệm này, Phật hỏi ngay trong một niệm này có bao nhiêu ý niệm nhỏ tạo thành cái ý niệm thô này? Trong cái niệm này có mấy niệm, có mấy hình, có mấy thức? Câu hỏi này rất hay, lời nói này chúng ta không thể hỏi ra được. Bồ-tát Di Lặc trả lời Thế Tôn là một khảy móng tay, một khảy móng tay thời gian ngắn như vậy, một khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm. Ba mươi hai ức trăm ngàn niệm, trăm ngàn là mười vạn, 32 ức nhân cho mười vạn, người Trung Quốc chúng ta gọi là 320 triệu. Nếu chúng ta khảy móng tay được nhanh một chút, trong một giây đại khái có thể khảy được bốn lần, 320 triệu lại nhân cho bốn, vậy thì là 1280 triệu trong một giây. Một giây đồng hồ có 1280 triệu lần sanh diệt, cái ý niệm này, ý niệm có sanh diệt, Bồ-tát Di Lặc nói “mỗi niệm thành hình”, hình chính là vũ trụ, thế giới vật chất, “hình đều có thức”, chỉ cần là có hình trong vật chất thảy đều có kiến văn giác tri, có thọ tưởng hành thức. Vậy chúng ta liền biết, hiện tại chúng ta đều là dùng giây làm đơn vị, trong một giây có bao nhiêu ý niệm? Có 1280 triệu, trong mỗi ý niệm đều có hiện tượng vật chất, đều có hiện tượng tinh thần, tinh thần cùng vật chất là đồng nguồn, đồng một tự tánh, là không thể phân khai. Hiện tại chúng ta học đến cái đoạn này. Hiện tượng vật chất chính là nguồn gốc của vũ trụ, hiện tượng tinh thần chính là ta từ nơi đâu mà đến, ta cùng vũ trụ là đồng thời sanh ra, phát sanh ra từ lúc nào? Chính là vô thỉ vô minh, căn bản vô minh. Vô minh này vừa đoạn, hiện tượng hoàn toàn không có, cho nên trên Kinh Bát Nhã nói “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, tại vì sao bạn có thể thấy hiện tượng này tồn tại? Bởi vì bạn chưa đoạn vọng niệm, cho nên cái hiện tượng này tồn tại, vọng niệm thật đoạn rồi cái hiện tượng này liền không có. Đại sư Vĩnh Gia nói rất hay, đó cũng là người tái sanh, nếu ngài không phải là người tái sanh thì ngài không thể nói ra được. Ở trong Chứng Đạo Ca ngài nói với chúng ta, “trong mộng rõ ràng có sáu cõi, tỉnh mộng rồi không cả đại thiên”. Sáu cõi luân hồi cũng giống như giấc mộng vậy, chúng ta đang nằm mộng, sau khi tỉnh lại thì mộng không còn. Tỉnh lại là giác ngộ, khi bạn mê thì có, khi giác ngộ rồi thì không, cho nên sáu cõi không phải là thật, là giả thôi. Mười pháp giới thì sao? Mười pháp giới cũng là giả, cũng không phải là thật. Vậy chúng ta muốn hỏi chư Phật, cõi nước của A Di Đà Phật, thế giới Tây Phương Cực Lạc, thế giới Hoa Tạng thì sao? Nói với bạn cũng là giả, cũng không phải là thật.

Chúng ta đọc Kinh Hoa Nghiêm, nghe Thích Ca Mâu Ni Phật nói chúng ta, chính mình vẫn chưa vào được cảnh giới này, chúng ta biết được có khởi tâm động niệm, cái khởi tâm động niệm này rất vi tế, cũng chính là sanh diệt của ý niệm trong một giây là 1280 triệu. Niệm nhỏ như vậy, cái niệm nhỏ này không đoạn, bạn thấy hiện tượng vũ trụ này sẽ không có gián đoạn. Nếu như chỉ có cái hiện tượng này, bạn không có phân biệt, không có chấp trước, bạn thấy được chính là thế giới Hoa Tạng, cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật. Nếu như từ trong đó lại thêm vào phân biệt, thì không thấy cõi Thật Báo của chư Phật, cõi thật báo biến đổi, biến thành cái gì? Biến thành pháp giới bốn thánh, chính là Thanh Văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật trong mười pháp giới, biến thành nhiều thứ đến như vậy. Chỗ này tương đối phức tạp. Nếu như bạn vẫn còn chấp trước thì không thể thấy được pháp giới bốn thánh, sáu cõi xuất hiện liền biến thành sáu đường. Trong sáu cõi có ba đường thiện, có ba đường ác, vậy thì càng phức tạp, liền biến ra hoàn cảnh này. Không có thứ nào là thật, hơn nữa bạn nhất định phải biết cùng một Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể, cho nên hết thảy hiện tượng của vũ trụ, dùng thuật ngữ hiện tại mà nói là hiện tượng hữu cơ, đều là sống không có cái nào là chết. Cho nên tiến sĩ Giang Bổn Thắng làm thí nghiệm, từ trong thí nghiệm này chúng ta có thể thể hội được, trong khoáng vật có kiến văn giác tri, có thọ tưởng hành thức, nó là sống. Đó là một quan niệm lý luận rất quan trọng. Chúng ta có quan niệm lý luận như vậy, chúng ta mới biết được cả thảy vũ trụ cùng chính mình là một thể. Chỗ này quan trọng. Ta chán ghét người khác là chán ghét chính mình, ta yêu người khác là yêu chính mình, ta giúp người khác là giúp chính mình, ta bỏ rơi người khác là bỏ rơi chính mình, trong đây là nói cái gì? Nói hiện tượng của nhân quả. Cái hiện tượng này cũng là từ khi vũ trụ vừa phát sanh, chính là khi bạn một niệm bất giác, cái hiện tượng này liền có, cho nên tự tánh, vật chất, tinh thần, nhân quả đồng thời sanh ra. Chúng ta không hiểu rõ chân tướng sự thật này, cho nên chúng ta nhiễm phải rất nhiều tập khí không tốt. Những tập khí không tốt này nếu như chính mình không chịu buông bỏ, bạn vĩnh viễn liền không thể hồi đầu. Bạn xem, quốc sư Hiền Thủ đặt đề mục của thiên văn chương này là “Vọng Tận”, cái vọng đó phải đem nó đoạn tận.

Vọng là cái gì? Khởi tâm động niệm phân biệt chấp trước, đó đều là vọng. Vô lượng vô biên hư vọng luôn không rời khỏi ba loại lớn này. Cho nên trong kinh đại thừa Phật nói cho chúng ta nghe rất rõ ràng, chỉ cần bạn có thể không chấp trước thế xuất thế gian tất cả pháp, bạn liền chứng quả A La Hán, bạn liền thành chánh giác. Chánh giác chính là A La Hán, sáu cõi không có, bạn đến pháp giới bốn thánh. Nếu như bạn cũng có thể đoạn dứt phân biệt, ta không còn phân biệt đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, vậy thì chúc mừng bạn, bạn thăng cấp rồi, bạn chứng được chánh đẳng chánh giác, bạn thành Bồ-tát, là Bồ-tát thật, không phải Bồ-tát giả. Nếu như bạn có thể đem khởi tâm động niệm đều buông bỏ, không khởi tâm không động niệm, tôi đã nói qua ở  đoạn phía trước, bởi vì bạn khởi tâm chính là vọng tưởng, khởi tâm động niệm là vọng tưởng, vũ trụ liền khởi hiện, động niệm chính mình liền phát hiện, khởi tâm động niệm là đồng thời, tuy là có trước sau, tốc độ quá nhanh, không cách gì phân biệt, bạn phải biết được trong một giây là 1280 triệu lần sanh diệt, bạn làm sao có thể quan sát ra được. Trong mỗi một sanh diệt có thành trụ hoại không, có bốn tướng, trong thời gian ngắn như vậy, nó còn có bốn hiện tượng thành trụ hoại không. Chỗ này trên lý là cao đẳng triết học, ở trên sự mà nói là khoa học cao đẳng, khoa học cùng triết học đều nói đến đỉnh điểm cao nhất, đều nói đến cứu cánh viên mãn. Cho nên Thế Tôn dùng Hoa Nghiêm để làm thí dụ, Hoa này đồng âm chữ hoa, dùng thực vật để làm thí dụ, hoa là nhân, hoa nở được đẹp kết trái nhất định sẽ được tốt; nên dùng nghiêm để biểu thị quả, nghiêm là trang nghiêm tốt đẹp, đó chính là nói rõ nhân quả. Nhân quả cùng khởi nguồn vũ trụ là đồng thời phát sanh, nhân tốt thì có quả tốt. Hiểu được cái đạo lý này, nếu như có thể thực tiễn ngay trong đời sống thực tế của chúng ta thì lợi ích liền quá to quá lớn, vì sao vậy? Thực tiễn ở chính mình là khoẻ mạnh sống lâu, hạnh phúc mỹ mãn, thực tiễn ở gia đình thì cả nhà bạn hạnh phúc, thực tiễn ngay trong công ty của bạn thì công ty của bạn hưng vượng không gì bằng, thực tiễn ở xã hội thì xã hội an định, thế giới hoà bình, vì sao vậy? Người không có ác niệm, người không có hành vi ác, người khởi tâm động niệm đều là một mảng từ bi, thương yêu chân thành. Hoa Nghiêm mới nói với chúng ta, cả thảy vũ trụ cùng chính mình là một thể, không phải chỉ một nhà, một nhà vẫn quá xa, một cái thân thể.

Lần này tôi đến Cao Hùng, tôi đến thăm bác sĩ Lưu, ông trị bệnh nha chu cho tôi. Ngày thứ nhất đến ông kiểm tra cho tôi, trong đỉnh răng khều ra một chút, chúng ta gọi là chất cáu bẩn, cạu vôi trong răng ra, bao lớn vậy? Chỉ lớn bằng đầu cây kim, chỉ là một cái điểm rất nhỏ lấy từ trong chân răng ra. Sau khi ông dùng kính phóng to ra, hiển thị trên màn hình ti vi cho chúng ta xem, xem thấy rất đáng sợ, vi khuẩn có dài có tròn đều đang động, đều đang hoạt động ở đó. Tôi hỏi ông ấy, ông phóng lớn gấp bao nhiêu lần? Ông nói với tôi là 3600 lần, phóng to 3600 lần hiển thị ở trên màn hình ti vi, ta liền thấy được, đó là gì vậy? Mũi kim một điểm lớn như vậy, Phật nói một giọt nước tám vạn bốn ngàn trùng, cái điểm mũi kim lớn không bằng một giọt nước, một giọt nước lớn hơn nó, một giọt nước chí ít lớn hơn nó hai, ba chục lần, bạn xem nó chỉ là một phần ba mươi của một giọt nước, một chút đồ nhỏ đến như vậy mà bên trong có nhiều như vậy. Tôi ngộ được cái gì? Tôi ngộ được chính là  Kinh Hoa Nghiêm nói cả thảy vũ trụ cùng chính mình là một thể, những vi khuẩn này vô lượng vô biên cùng thân thể này chúng ta là một thể. Tôi vì sao có cái bệnh nha chu? Bác sĩ Lưu nói với tôi bệnh nha chu rất nghiêm trọng, thế nhưng chính tôi không hề có cảm giác, ông cũng cảm thấy rất kỳ lạ. Tôi không có cảm giác, tôi cùng những vi khuẩn này chưa xử lý tốt, tôi không biết lại xem thường, không biết chúng nó đang tồn tại, ta phải ngày ngày vì chúng nó cầu nguyện, ngày ngày câu thông với chúng, chúng ta cố gắng hỗ trợ hợp tác, cái bệnh này chẳng phải hết rồi sao? Cũng như chúng ta cùng sống với tất cả chúng sanh trên thế giới này, chúng ta dùng tâm chân thành, phải yêu thương, phải thường hay tương thông lẫn nhau, không thể quên đi họ. Ta xem thường đối với những chúng sanh trong nha chu, không cố gắng chăm sóc loại chủng tộc này, ngoài ra thì tôi đều chăm sóc đến, như ngũ tạng lục phủ tôi đều chăm sóc đến, tôi biết được đó là một thể, thế nhưng nha chu thì đích thực là đã xem thường, tôi mới biết được từng tí nhỏ đều không thể xem thường, vì sao vậy? Nó cùng chúng ta là đồng một thể sinh mạng, nó cùng một tự tánh với chúng ta, trong một cái Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể biến hiện ra. Làm thế nào biến hiện vậy? Vẫn không phải là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước biến hiện ra hay sao? Lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì những thứ này đều sẽ không còn. Vọng tưởng chấp trước vẫn chưa có hoàn toàn xả hết, chúng ta phải tích công bồi đức, chúng ta phải cố gắng cùng sinh sống với mọi người và với tất cả vi khuẩn trong cái thân thể này. Hiện tại chúng ta biết rồi, chính là trong một tế bào loại vi khuẩn này không biết được là có đến bao nhiêu, ở dưới kính hiển vi cao độ đều có thể xem thấy, nó sẽ động, trong nó có hoạt động, cho nên nó là động, nó không phải chết. Cho nên nói trong cả thảy vũ trụ bạn đi tìm, không có một thứ nào là chết, thảy đều là có cơ thể. Ngay đến nước, tiến sĩ Giang Bổn Thắng thực nghiệm là có cơ thể. Một hạt bụi trần, trong hạt bụi đó nếu như chúng ta đem nó phong to ở dưới kính hiển vi, bạn cũng có thể phát hiện được trong đó có  thế giới, ở trong đó có vô số chúng sanh. Đó là phía trước chúng ta đem những đại ý này, đã có một buổi giảng giải đơn giản với các đồng tu.

Những lời nói này phải nói nhiều, vì sao phải nói nhiều? Một lần hai lần nghe rồi như gió thổi qua tai, quên mất! Cho nên Phật từ bi hơn Khổng Tử, Khổng Phu Tử không chịu nói nhiều, “cử nhất ngữ bất dĩ tam ngữ phản”, lão Phu Tử không chịu dạy bạn vì bạn quá ngu, thế nhưng Phật Đà từ bi, Phật Đà thì nếu nói cho bạn nghe một lần không hiểu thì nói hai lần, hai lần nghe không hiểu thì nói ba lần, ngài không ngại phiền phức để dạy cho bạn, nói một vạn lần, nói mười vạn lần, mãi đến khi bạn nghe hiểu mới thôi, chúng ta đi đâu để tìm một vị lão sư như vậy? Cái gì gọi là đại từ đại bi? Chúng ta từ Phật Bồ-tát dạy người, vĩnh viễn dạy không chán, vĩnh viễn không mệt mõi, đó mới gọi là đại từ đại bi.

“Phật thị môn trung bất xả nhất nhân”, tại vì sao chúng ta không gặp được Phật Bồ-tát? Không phải Phật Bồ-tát không từ bi, là do chúng ta không chịu học, chúng ta nghe qua một lần hai lần thì mãn nguyện, không muốn nghe lại lần thứ ba. Ngài muốn dạy, chúng ta thì không muốn tiếp nhận. May mà khoa học kỹ thuật hiện tại phát triển, chúng ta đem những gì Thế Tôn ngài đã dạy, dùng những phương tiện kỹ thuật này hiển hiện ngay trước mặt chúng ta. Chúng ta mỗi ngày đến học tập, một ngày học một lần, một ngàn biến là ba năm, một vạn biến là 30 năm, chân thật bám chặt không rời, học được một vạn biến, vậy ta liền nghĩ đến không có một người nào không khai ngộ, mỗi mỗi đều thành Phật, chỉ cần bạn tuân thủ phương pháp này, khẳng định có thể thành công. Cho nên hiện tại chúng ta nghĩ, cái nghĩ này đã nhiều năm nay, muốn đem kinh điển biến thành sách nói, liền lợi dụng truyền hình, có văn tự, có âm thanh, không cần có hình ảnh. Thí dụ như bộ Kinh Hoa Nghiêm, chúng ta đem Kinh Hoa Nghiêm đọc một lần, đem nó lưu lại, đánh chữ lên trên màn hình, đó chính là một bộ  Kinh Hoa Nghiêm có âm thanh, khi bạn học tập sẽ thuận tiện. Bạn mỗi ngày mở ra để chính mình nghe, vậy cũng phải là có phước báo mới được, bạn không cần phải làm lụng, một ngày nghe tám giờ đồng hồ, đời sống đi lại có người chăm lo, đó là đại phước báo. Hạ cái quyết tâm, ta phải đem Kinh Hoa Nghiêm nghe qua một vạn lần, bạn thấy bạn có vào được cảnh giới Hoa Nghiêm không? Tôi tin tưởng đạo lý của người xưa, người xưa đó là căn tánh trung thượng, một ngàn biến liền có thể vào được cảnh giới. Chúng ta là căn tánh trung hạ, chúng ta không bằng như họ, họ một ngàn biến chúng ta một vạn biến, một vạn biến khẳng định có thể vào cảnh giới, cho nên dùng phương tiện thì tốt! Vào rất nhiều năm trước tôi đã nghĩ đến, làm thế nào đem cả thảy bộ Đại Tạng Kinh biến thành sách nói, biến thành đĩa VCD. Đó là công trình  lớn, đó là phổ độ chúng sanh căn tánh không đồng. Chúng ta làm không được, tôi tin tưởng người sau sẽ có người làm. Chúng ta làm một tông phái, Tịnh Độ tông chúng ta, kinh luận của Tịnh Độ tông không nhiều, chọn ra mười loại, 20 loại. Kinh chỉ có năm kinh một luận, chú sớ của tổ sư đại đức rất nhiều, chúng ta chọn lấy mấy loại, chí đồng đạo hợp, mọi người cùng nhau học tập, vậy thì chúng ta tin tưởng phương pháp này tốt, phương pháp này nhất định sẽ có hiệu quả tốt.

Hôm nay chúng ta xem đoạn văn này, “lương dĩ phi chân lưu chi hạnh, vô dỉ khế chân”, phía trước tôi đã giảng qua lời này, chính là “chân lưu chi hạnh”, bạn mới có thể khế nhập chân thật. Cái chân thật này chính là Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể, đó gọi là minh tâm kiến tánh. Bạn xem, Thích Ca Mâu Ni Phật kiến tánh, giảng một bộ Kinh Hoa Nghiêm, nói ra cho chúng ta nghe tự tánh là như thế nào; đại sư Huệ Năng minh tâm kiến tánh nói với chúng ta năm câu, quốc sư Hiền Thủ kiến tánh nói một câu “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể”. Bạn xem trong câu này, tự tánh thanh tịnh, hoàn toàn giống nhau với câu đầu của Đại sư Huệ Năng “nào ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh”. Phía sau ngài nói ba chữ “Viên, Minh, Thể”, viên là viên mãn, không có chút kém khuyết; Minh là trí tuệ quang minh; Thể là bản thể năng sanh vạn pháp, cho nên Đại sư Huệ Năng nói năm câu, ngài nói một câu, một câu chính là năm câu, năm câu chính là một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Bạn xem, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm rút gọn thành một câu chính là “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể”, một câu này nói ra hết. Cho nên chúng ta làm thế nào quay về với tự tánh? Hoàn nguyên, “Vọng Tận Hoàn Nguyên”, hoàn nguyên chính là quay về với tự tánh, đó chính là trong đại thừa giáo đã nói “Phật quả cứu cánh viên mãn”, vẫn ở trên cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Chư Phật Như Lai, chính là một Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể. Bạn khởi lên một niệm, một niệm này là vọng niệm, khởi lên một vọng niệm, cái Viên Minh Thể này liền sanh ra thay đổi, liền biến ra Y Chánh Trang Nghiêm, y báo cùng chánh báo. Cái Y Chánh Trang Nghiêm này các vị phải nên biết, đó chính là cõi Thật Báo Trang Nghiêm của Chư Phật Như Lai, bởi vì các ngài không có phân biệt, không có chấp trước, họ chỉ là khởi tâm động niệm. Tại vì sao có phân biệt chấp trước? Thế Tôn đã nói đến trong hội Lăng Nghiêm là “tri kiến lập tri thị vô minh bổn”. Cái vô minh này là nhánh cuối vô minh, cái này không phải là căn bản vô minh, là vô minh trong 12 nhân duyên. Tại vì sao bạn có phân biệt chấp trước? Là trong tự tánh của bạn có kiến văn giác tri, đó là trong chân tánh có. Kiến văn giác tri trong đó có phải nghe, phải thấy, có cái vọng niệm như vậy trong đó, nó liền sanh ra biến đổi, liền biến thành phân biệt chấp trước, nó liền diễn biến thành mười pháp giới, lại biến thành sáu cõi luân hồi, càng biến càng phức tạp. Nhưng cho dù biến đổi thế nào, có biến đổi phức tạp hơn cũng không lìa tự tánh. Chỗ này không dễ hiểu, cho nên tôi nghĩ đến hồi lúc nhỏ tôi chơi ống vạn hoa, ở đây tôi cũng có một cái để làm đạo cụ, đây là cái ống vạn hoa, các vị xem bên trong có ba miếng kính, đại khái bên trong có mấy mươi miếng giấy vụn màu sắc khác nhau, chỉ cần chúng ta chuyển động, chuyển là động, chỉ cần động, bức hình bên trong thiên biến vạn hoá. Bạn xoay chuyển một tuần lễ, chuyển động từ sớm đến tối không ngừng cũng sẽ không có hai hình ảnh giống nhau. Chính là cái đạo lý này. Mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, cái phạm vi đó quá lớn, chúng ta liền nhìn hiện tại xã hội biến hoá trên cái địa cầu này của chúng ta, bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, không giống như cái ống vạn hoa hay sao? Bạn không động thì nó không thay đổi, cho nên tâm của chúng ta có thể tu tâm thanh tịnh, không nên vọng động, rất nhiều thiên tai nhân hoạ trên xã hội này đều sẽ không có. Thiên tai nhân hoạ từ đâu mà có? Trước tiên là do động tâm của chúng ta, sau đó mới là ngôn ngữ, bao gồm tất cả tạo tác sai lầm của chúng ta, phá hoại đi sinh thái tự nhiên, trong Phật pháp gọi là phá hoại công đức của tự tánh, tạo thành hiện tượng khác thường. Cái trách nhiệm này không do bên ngoài, mà do ở chính mình, cho nên hành của chúng ta phải chân, tương ưng với chân. Chân là cái gì? Chân tánh, “hạnh tương ưng với chân tánh thì đều là thiện”.

Lão tổ tông của người Trung Quốc ngàn vạn năm trước, tuy là vào lúc đó không có văn tự, chúng ta có lý do tin tưởng, họ hiểu được thiên đạo, trong số những người đó có không ít cũng đều là người minh tâm kiến tánh, cho nên nói với chúng ta tánh người vốn thiện. Người đời sau biên tập Tam Tự Kinh, đem nó xếp vào câu thứ nhất, “nhân chi sơ tánh bổn thiện”. Cái thiện này không phải là cái thiện của thiện ác, cái thiện này chính là quốc sư Hiền Thủ đã nói “Tự Tánh Thanh Tịnh Viên Minh Thể”, nó là viên mãn, nó không hề có chút kém khuyết, nó đầy đủ vô lượng trí tuệ, vô lượng đức năng, vô lượng tướng hảo. Tất cả chúng sanh đều là bình đẳng không có khác biệt, cho nên từ trên tự tánh mà nói, là một không phải là hai, chân thật là một thể. Thế nhưng câu thứ hai nó liền nói thay đổi: “tánh tương cận, tập tương viễn”. Tự tánh là như vậy, tương cận là như nhau, tập tánh không như nhau. Tập tánh là cái gì? Là ô nhiễm. Người xưa thường nói “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cũng chính là nói có quan hệ hoàn cảnh sinh hoạt của bạn, bạn cùng ở chung với người thiện thì biến thành thiện, cùng ở chung với người ác thì bạn học theo ác, bạn không thể không bị huân nhiễm của hoàn cảnh. Thế nên vào xã hội cổ đại của Trung Quốc, cái bạn nghe được, cái thấy được, cái tiếp xúc được, cái mặt thiện được nhiều. Người xưa dạy chúng ta hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ, nhân ái hoà bình, đó là gì vậy? Đó là tánh đức, đó là trong tự tánh vốn sẵn có. Ở trong nhà người già dạy, cha mẹ dạy, ở trong trường thầy giáo dạy, ở trong xã hội có rất nhiều người hiền đạt, họ đều biểu hiện ra để cho chúng ta xem, cho nên không luận ở trong tư tưởng ngôn hạnh của bạn, đều nhận được huân tập của họ, đó là thiện.

Xã hội hiện tại thiên hạ đại loạn. Trong Hiếu Kinh có một câu, nếu bạn chân thật hiểu được thì liền biết xã hội hiện tại vì sao mà đại loạn, câu nói này nói thế nào vậy? “Yếu quân giả vô thượng”, ý câu này là nói gì? Chúng ta đối với trưởng bối, đó là đặc biệt đối với lãnh đạo của bạn, khi bạn ở công ty làm việc, bạn không tôn kính đối với ông chủ, không hề xem trọng ông ấy, không hề tôn trọng ông ấy, thậm chí còn dùng rất nhiều thủ đoạn để uy hiếp ông ấy, đó là trong mắt không có tôn trưởng. Câu thứ hai nói: “phi thánh nhân giả vô pháp”, pháp là gì vậy? Pháp là qui củ pháp tắc. Phi là gì vậy? Phủ nhận thánh hiền, không tin tưởng đối với lời giáo huấn của thánh hiền, đánh đổ miếu Khổng Tử, vậy thì chúng ta liền biến thành vô pháp vô thiên, đem những qui củ tương ưng với tự tánh này thảy đều phá hoại hết. Câu thứ ba nói là “bất hiếu phụ mẫu giả vô thân”. Thân là cái gì? Thân ái, lòng thương của bạn không có, bạn bất hiếu đối với cha mẹ, lòng thương yêu của bạn không có. Sau cùng nói “thử thiên hạ đại loạn chi đạo dã”. Nếu như trong xã hội này có ba sự việc này, thì xã hội này nhất định sẽ hỗn loạn, bạn xem hiện tại chúng ta có phải là như vậy không? Bất hiếu cha mẹ, không tôn trọng thánh hiền, không phục tùng lãnh đạo thì thiên hạ loạn. Tại vì sao có loại hiện tượng này? Vậy phải xem hiện tại xã hội làm thế nào dạy người. Hiện tại có thể nói phổ biến giáo dục toàn dân, người người đều đang tiếp nhận, hơn nữa thời gian tiếp nhận rất dài, cả ngày đều không bỏ qua là thứ gì? Truyền hình, phát thanh, báo chí tạp chí, các vị ngày ngày đều phải xem, những thứ trong đó nói là thứ gì? Bạn ngày ngày đang học nó, thảy đều học hư hết. Tôi nhớ lại đại khái khoảng 40 năm trước, tôi ở Đài Bắc, vào lúc đó tôi theo Phương tiên sinh, chính phủ vào lúc đó đề xướng phục hưng văn hoá Trung Hoa. Tôi nhớ được bộ giáo dục có ba vị quan viên đến thăm viếng tiên sinh Phương Đông Mỹ, vào hôm đó cũng vừa lúc tôi ở trong nhà của lão sư Phương, họ đến thỉnh giáo với thầy Phương, chính phủ đề xướng phục hưng văn hoá Trung Hoa thì phải nên làm bằng cách nào? Lão sư Phương nghe câu hỏi này rồi thái độ rất là nghiêm túc, trầm mặc qua vài phút, rất nghiêm túc nói với các vị quan viên này. Thầy nói, nếu như chân thật muốn phục hưng truyền thống văn hoá Trung Quốc, trước tiên đài truyền hình Đài Loan phải đóng cửa, báo chí phải ngừng in, tạp chí phải ngưng xuất bản, còn các đài khác cũng phải đóng cửa. Mấy vị quan viên này sau khi nghe rồi đều không nói ra lời. Họ nói: “thầy ơi! Việc này không được, không thể làm được!”. Thầy Phương liền nói, những thứ này ngày ngày đang phá hoại văn hoá truyền thống Trung Hoa, chỉ cần có những thứ này tồn tại, phục hưng chỉ là khẩu hiệu, không làm được. Thế mà hiện tại thầy Phương qua đời cũng có 30 năm rồi, 30 năm này thầy cũng chưa thấy được, nếu như thầy sống ở thế gian e rằng thầy cũng sẽ tức chết! Xã hội làm sao có thể biến thành ra như vậy? Càng lúc xấu hơn? Đó chính là phương đông có rất nhiều lời tiên đoán cổ xưa nói, thế gian này phải bị huỷ diệt. Thế giới huỷ diệt không phải tự nhiên, do con người làm, con người không học tốt, hoàn toàn trái ngược với “chân lưu chi hạnh”, trái ngược với tự tánh, trái ngược với tánh đức mới biến thành ra như vầy. Chính ngay những người tu hành đều không thể tránh khỏi.

Chúng ta bình lặng mà tư duy, mà quan sát, không nên xem bên ngoài, xem chính mình, chính mình còn có hỉ nộ ái lạc hay không? Còn có tự tư tự lợi hay không? Còn có tham-sân-si-mạn hay không? Nếu như còn có, vậy thì không phải “chân lưu chi hạnh”, cho nên bạn không thể chứng chân. Người niệm Phật vãng sanh là thật vãng sanh hay là vãng sanh giả? Bạn không biết được, bạn xem thấy rất nhiều tướng lạ, rất nhiều tướng lạ là giả, không phải là thật. Khi tôi mới bắt đầu học Phật, xem thấy rất nhiều người vãng sanh lưu lại xá lợi, xá lợi hoa, nhìn thấy rất đẹp, thế nhưng xá lợi hoa để nửa năm sau thì bị nát ra, nát vụn hết. Đó không phải là thật, xá lợi thì sao? Chúng ta đem ra dùng tay dùng lực ấn xuống nó liền bể, đó không phải là thật, đó là giả. Xá lợi hoa thật giống như lưu ly vậy, giống như thuỷ tinh vậy, không thể hư, xá lợi thật bạn đem búa ra đập, búa sẽ bị mẻ còn nó sẽ không bị tổn hại chút nào, đó là thật. Tôi ở HongKong nghe nói xá lợi của pháp sư Đàm Hư là thật, người Anh đem đi thử nghiệm dùng búa mà đập, là thật, búa sắt bị lõm vô còn xá lợi không bị chút tổn hại nào, người ngoại quốc này rất bội phục. Cho nên nói thời đại hiện tại này bất cứ thứ gì cũng đều có giả mạo, ngay đến vãng sanh xá lợi hoa, xá lợi mà cũng có giả mạo. Họ vì sao có thể có thứ đồ giả này? Giả mạo làm giả, việc này không thể nghĩ bàn. Cho nên nếu chúng ta lìa khỏi kinh giáo, nói không bị ảnh hưởng xã hội bên ngoài, đó là người thế nào? Đó là Phật Bồ-tát tái sanh, đó là thánh nhân, không phải người phàm, người phàm quyết định không thể làm được. Làm không được thì phải làm sao? Tôi từ khi học Phật nghe kinh nghe pháp đến hôm nay là 58 năm, giảng kinh dạy học cũng 51 năm, tôi chưa bị xã hội ô nhiễm là dựa vào cái gì? Dựa vào ngày ngày nghe kinh, không phải giảng cho người khác nghe, giảng cho chính tôi nghe, người khác là nghe thính, ngày ngày đọc kinh, ngày ngày học giáo, không rời khỏi quyển kinh thì không lìa khỏi Phật Bồ-tát. Cho nên thầy Phương đã nhắc nhở trước cho tôi, những truyền hình, điện ảnh, báo chương, tạp chí đều là ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, tôi đại khái chí ít có 45 năm không xem qua truyền hình, một mực cự tuyệt đối với những thứ ô nhiễm này. Ta không thể bảo nó ngừng xuất bản, thế nhưng ta có quyền không xem những thứ này. Không chỉ những thứ này không xem, cũng có không ít đồng tu biết, có rất nhiều thư tịch hiện đại tôi đều không xem, tôi xem sách cổ. Có người hỏi tôi, hiện đại có rất nhiều trước tác vì sao ngài không xem? Tôi liền lấy một thí dụ nói cho họ nghe, sách của người xưa có thể lưu truyền đến hiện nay, có mấy ngàn năm mấy vạn năm, trải qua biết bao nhiêu người xem qua đều là tốt không có vấn đề gì, mới có thể truyền lại, đồ của người hiện tại chưa được trải qua khảo nghiệm, tôi cũng không phải thánh nhân, không biết được đồ của họ là tốt hay là xấu, không tiếp xúc thì tốt hơn. Bởi vì vào thời xưa in ấn rất là khó khăn, sách xưa là dùng gỗ khắc bản in, rất phí sức, giá thành rất cao!

Hơn 20 năm trước, tôi lần đầu thăm viếng chỗ khắc kinh ở Kim Lăng Nam Kinh, bởi vì ở nơi đó vẫn còn kinh sách in bằng bản gỗ, tôi đến tham quan. Khắc bản rất là khó khăn, khắc ra từng chữ một, ấn loát cũng rất khổ cực, vẫn là dùng phương pháp cũ là dùng nhựa thông dán một tấm giấy ở trên miếng ván, nhè nhẹ an định cho nó xong rồi, in từng tấm từng tấm. Một người công nhân một ngày rất cần mẫn, đại khái có thể làm được ba quyển sách, bạn liền biết được cực khổ đến như vậy. Không như hiện tại hoàn toàn dùng cơ khí, chụp phim rồi in rất thuận tiện, cho nên giá thành của nó thấp. Sách vở thời xưa muốn truyền lại, nếu không phải là thứ tốt chân thật, ai chịu bỏ tiền tốn nhiều khí lực như vậy để truyền lại cho bạn?Cho nên có thể lưu truyền lại đều là có giá trị, rất nhiều người đều xem qua, cho rằng thứ này là tốt. Chúng ta không phải chuyên gia, không phải học giả, không hiểu được những khảo cứ này, chúng ta chỉ từ những kinh nghiệm này, cung cấp cho chúng ta những tư liệu này làm thế nào để chúng ta chọn lựa. Chọn lấy đồ của người xưa, học với người xưa thì không sai! Quay đầu nhìn lại, lại xem vào thời hiện thực chúng ta hiểu rõ, xã hội hiện tại xảy ra vấn đề là ở chỗ nào, chúng ta liền sẽ rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Nó động, ta không động, nó loạn ta không loạn, chúng ta liền được thọ dụng. Tuy là chúng ta chưa thể chứng ngộ, thế nhưng đối với những gì Phật nói chúng ta dần dần cũng có thể thấu hiểu, chỗ này trong Phật pháp gọi là giải ngộ.

Giải ngộ đến chứng ngộ chỉ kém một bậc, cái bậc này là gì? Buông bỏ, chân thật buông bỏ, bạn liền khế nhập. Buông bỏ cái gì? Tổng quát tổng cương lĩnh mà nói là buông bỏ vọng tưởng (vọng tưởng là khởi tâm động niệm), buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước. Đối với cái hiện tượng động loạn của ngày hôm nay không thể khởi tâm động niệm, không thể phân biệt chấp trước, bạn khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước thì bạn sai rồi. Không luận xã hội loạn thế nào, con người có học xấu thế nào, chúng ta đối đãi thế nào? Phải dùng giáo huấn của Bồ-tát Phổ Hiền mà đối đãi: “lễ kính chư Phật”, cho dù họ đã làm năm nghịch mười ác, chúng ta vẫn là tôn trọng đối với họ, vẫn là phải cung kính, vì sao vậy? Họ có Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tại vì sao họ có thể tạo năm nghịch mười ác? Đó là tập tánh của họ, không phải là bổn tánh của họ, họ học hư rồi. Tại vì sao học hư? Không có người dạy họ, không gặp được thiện tri thức chân thật, họ mới biến thành ra như vậy, cho nên phải tha thứ cho họ, không thể có chút lòng oán hận nào thì đúng, vì sao vậy? Chúng ta học Bồ-tát đạo, Phật Bồ-tát đối với chúng ta thế nào, chúng ta phải học làm theo “xưng tán Như Lai”, không thể nói con người không có chỗ nào tốt, một trăm việc xấu chỉ một việc tốt thì chỉ một việc tốt này phải tán thán họ, phải khích lệ họ, một trăm việc không tốt không nên để ý nó, nhắc đến cũng không nhắc, không để ở trong lòng, vậy thì tốt. Họ có khó khăn, chúng ta vẫn là phải giúp đỡ họ, “quảng tu cúng dường”, như vậy thì đúng! Nếu họ muốn học thì chúng ta phải giúp họ hướng thượng, giúp cho họ quay đầu. Cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa còn ở đời giảng kinh dạy học 49 năm, không gián đoạn một ngày nào, đó là đại từ đại bi.

Hiện tại chúng ta dùng khoa học kỹ thuật cao, dùng cái phương pháp này, dùng đường truyền, dùng truyền hình vệ tinh. Việc này cũng do lão sư Phương gợi ý, lão sư năm xưa nói với tôi đó là công cụ rất tốt, nếu như đem nó dùng ở nơi tôn giáo, dùng ở nơi giáo học, đó là một việc rất tốt. Vào lúc đó tôi nghe rồi, chúng tôi không dám tưởng tượng, đây là việc đại khái cũng vào 50 năm trước, việc của 50 năm trước. Tôi học Phật cũng là bắt đầu từ lão sư Phương, đó là 58 năm trước, vào lúc đó vẫn chưa có truyền hình màu, chỉ là đen trắng, lão sư đã nói với tôi, đó là một công cụ tốt, nếu như dùng nó để tuyên dương luân lý đạo đức thì thiên hạ thái bình; nếu như nội dùng phát sóng trong đó là bạo lực sắc tình, sát đạo dâm vọng thì cái xã hội đó sẽ hỗn loạn, thật là không dám nghĩ đến. Cho nên những lời nói này của lão sư chúng tôi ghi nhớ ở trong lòng. Việc này phải chờ duyên phận, cả đời tôi không có hoá duyên không có hỏi người để lấy tiền, vì sao vậy? Cũng chính là có một chỗ nhỏ có thể tránh được mưa nắng, ba bữa cơm không thiếu thì đủ rồi. Tôi không xây chùa, vì sao vậy? Xây chùa quá khổ cực, phải tốn rất nhiều tinh thần để chăm lo, liền phân tâm, ta vẫn là phải đem tâm lực tập trung ở trên kinh giáo, cho nên cả đời trải qua đời sống lưu lãng cũng rất tốt, không có quan niệm của cái nhà, ở nơi nào mời thì tôi liền đi đến nơi đó. Những năm đầu tôi đều là như vậy, đi khắp nơi trên  thế giới, hiện tại mời tôi thì phải có điều kiện, điều kiện gì vậy? Cần phải có thiết bị thu âm, chí ít phải có thiết bị đường truyền, mỗi lần chúng ta diễn giảng toàn thế giới đều có thể thu nghe, có điều kiện này mời tôi thì tôi nhất định sẽ đến. Cho nên không luận giảng kinh ở bất cứ nơi nào, mỗi khu vực trên toàn  thế giới đều có thể đón xem được, đây là một việc tốt.

Hiện tại chúng ta lo lắng nhất là phải có người tiếp nối, vậy thì phải lo bồi dưỡng thế hệ sau. Thế nhưng người muốn học rất nhiều, nhưng điều kiện không đầy đủ, điều kiện gì vậy? Tự tư tự lợi, danh vọng lợi dưỡng, năm dục sáu trần, tham-sân-si-mạn không chịu buông bỏ. Nếu như không buông bỏ được 16 chữ này, chư Phật Bồ-tát đến dạy bạn cũng không ích gì, bạn chỉ học được cái bên ngoài, bạn không thể vào được cảnh giới, cho nên phải chân thật tìm được. Người có thể làm được 16 chữ này, chí đồng đạo hợp thì rất ít! Chúng ta cũng không dám hy vọng có nhiều, có được mười người thì tốt rồi, cho nên nhất định phải thật làm, vĩnh viễn phải ghi nhớ, trước khi Thế Tôn diệt độ giảng hai câu “lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy”. Bạn không thể giữ giới, bạn không thể chịu khổ, đạo thánh hiền liền có chướng ngại. Có thể trì giới không sợ khổ, thì liền đột phá chướng ngại này, bạn sẽ thành tựu. Danh vọng lợi dưỡng nhất định phải xả, nếm thử cũng không nếm!

Hai câu phía sau nói: “Hà hữu sức chân chi hạnh, bất tùng chân khởi”. “Sức” là trang sức, chính là ngày nay gọi là trang nghiêm. Cái trang nghiêm này là gì? Từ tự thân mà nói, Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện cho chúng ta 32 tướng 80 vẻ đẹp, đó là trang sức chân thật. Trang sức không phải là kim ngân châu báu, đó là giả, cái trang sức này là gì? Là bạn có đức hạnh, ở trong Phật pháp gọi là bạn có oai nghi, bạn có đức hạnh, bạn chân thật có thể đem lời giáo huấn của Phật Bồ-tát làm cho được. Khởi tâm động niệm của chúng ta tương ưng với kinh giáo, lời nói việc làm của chúng ta tương ưng với giới luật, đó gọi là “sức chân chi hạnh”, dùng kinh luận để trang sức tư tưởng kiến giải của chúng ta, dùng giới luật để trang sức bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi của chúng ta, cho nên đều là “từ thật mà làm”.

Quy y Tam Bảo, Tam Bảo là thật, quy là quay đầu, y là nương tựa. Chúng ta mê mất tự tánh thời gian đã quá lâu rồi. Tự tánh là cái gì? Trong Phật pháp cũng nói được rất đơn giản thiết yếu, gọi là giác-chánh-tịnh, giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, đó là tự tánh, đó là chân thật. Giác chính là Phật bảo; chánh là chánh tri chánh kiến, chánh hạnh, đó là pháp bảo; tịnh là thân tâm thanh tịnh, không bị ô nhiễm gọi là tăng bảo, đó là tự tánh Tam Bảo. chúng ta quay đầu chúng ta phải nương tựa Tam Bảo này. Từ chỗ nào quay đầu? Từ Mê-Tà-Nhiễm, từ mê quay đầu nương tựa tự tánh giác, giác mà không mê, đó gọi là quy y Phật; từ tà tri tà kiến tà hạnh quay đầu lại, nương chánh tri chánh kiến chánh hạnh đó gọi là quy y pháp; từ tất cả ô nhiễm quay đầu lại, nương tự tánh thanh tịnh, tịnh mà không nhiễm, đó gọi là quy y tăng. Cho nên Phật pháp tăng là tự tánh Tam Bảo, đó là chân thật, không phải hình thức. Hình thức là xướng ca, là biểu diễn cho đại chúng xem, khởi phát cái ý niệm tự tánh Tam Bảo này cho mọi người, biểu diễn cho họ xem, làm cho họ giác ngộ, phát tâm quy y, phát tâm học tập, là cái ý như vậy. Nếu như chỉ có hình thức, không có thật chất, đó là giả, không phải là thật. Cho nên chúng ta dùng Giác-Chánh-Tịnh, dùng trì giới, dùng khổ hạnh để trang nghiêm hình tượng này, vậy thì đúng.

Chúng ta xem tiếp  đoạn phía sau: “Thử tắc chân cai vọng mạt, hành vô bất tu, vọng triệt chân nguyên tướng vô bất tịch”.

Nếu như chúng ta không nhận biết rõ ràng đối với chân tướng sự thật, sự việc này sẽ khó, rất khó. Bạn xem, nếu để một người hiện tại, đặc biệt là người trẻ tuổi, có thể buông bỏ hưởng thụ trên đời sống, để họ quay về tánh đức, họ có thể làm được hay không? Họ có thể cam tâm tình nguyện trải qua đời sống đơn giản cam khổ hay không?

Thầy của tôi - lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam, tôi theo thầy mười năm, tôi nhìn thấy đời sống của thầy. Thầy tự mình lo liệu, không có người chăm sóc, tôi nghe nói thầy đến 95 tuổi mới tiếp nhận hai đồng tu phát tâm chăm sóc thầy, hay nói cách khác, 95 tuổi không cần người chăm sóc, chính mình nấu cơm chính mình giặt quần áo. Gian phòng của thầy ở rất nhỏ, chỉ có 15m vuông, thu xếp rất sạch sẽ, tự mình quét dọn. Điều này nói rõ cái gì? Nói rõ thân thể thầy khoẻ mạnh, không cần có người chăm sóc. Thầy nửa ngày ăn một buổi, bữa cơm đó rất đơn giản. Thầy là người Sơn Đông thích ăn mì, đặc biệt là ưa thích ăn mì sợi. Người Đài Loan gọi là mì sợi, quê hương tôi gọi là mì ống, người Vân Nam gọi là bún gạo, thầy ưa thích ăn thứ này, đương nhiên cũng có quan hệ đối với sức khoẻ của thầy, thứ này dễ dàng tiêu hoá, hơn nữa nấu cũng rất dễ dàng, chỉ cần 15 phút. Tôi học được từ nơi thầy, chén cùng nồi chỉ là một, có cái quai xách, nồi có tay cầm, nồi nhỏ, chén cũng là nó, thầy không có chén, vào lúc đó thì dùng bếp lò gì? Dùng bếp dầu để nấu. Đồng tu Đài Loan thì còn ghi nhớ, vào thời đại đó ban đầu là dùng lò than hòn, về sau dùng bếp dầu thì thuận tiện hơn, vào thời đại đó dùng bếp dầu là rất thịnh hành, 15 phút thì nấu nước sôi. Sau khi nước sôi, thầy lấy một ít rau xanh đậu hủ để vào, nấu qua 5 phút, sau đó bỏ mì vào, tắt lửa đậy nắp lại, qua thêm 5 phút nữa thì chín, rất là đơn giản! Trong mì này không có dầu và muối, khi ăn thì mới bỏ dầu muối vào, cho nên cái nồi đó rất sạch, rất dễ rửa không có dính nồi. Bạn thấy mỗi lần ăn cơm, chính là từ khi nhóm lửa đến khi ăn xong rửa sạch nồi đại khái khoảng 20 phút, không lãng phí thời gian. Cả đời thầy trải qua đời sống như vậy. Tôi ở Đài Trung thấy được như vậy, tôi học được theo thầy, tôi ăn được năm năm nửa ngày ăn một bữa, cũng là ăn chút mì sợi này. Tôi ăn được tám tháng mới nói với thầy. Thầy hỏi tôi có ảnh hưởng thể lực tinh thần hay không? Tôi nói không có ảnh hưởng, rất bình thường. Thầy vỗ bàn một cái nói, tốt! Cứ như vậy mà làm, cả đời không cầu người, đời sống đơn giản không mong cầu ở người, người đến vô cầu phẩm tự cao!

Cho nên chúng ta tưởng tượng Thế Tôn năm xưa cả đời khất thực, nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, ngài làm ra những tấm gương này đều là dạy chúng ta. Bạn xem, ngài xuất thân từ vương tử, ngài không cần người khác hộ pháp, trong nhà của ngài hộ pháp thì đủ rồi, trong nhà có thể xây dựng cho ngài một cái chùa không? Ngài không cần, ngài muốn dưới gốc cây ngủ một đêm. Khi tôi còn trẻ cũng muốn học Thích Ca Mâu Ni Phật, thế nhưng không có duyên phận. Phật Đà dưới gốc cây ngủ một đêm, chúng ta có thể dùng liều bạt lộ doanh của Đồng Tử Quân, cho nên phải nên học Phật, học tập với Thích Ca Mâu Ni Phật thì đúng, chúng ta bao gồm tất cả hưởng thụ dục vọng đối với vật chất liền có thể chân thật buông bỏ. Cho nên hiểu rõ rồi, vậy thì hoàn toàn tuân theo giáo huấn của Phật Đà. Phật làm ra một tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem, đó là từ bi đến tột đỉnh, không chỉ ngài có ngôn giáo, ngài có thân giáo, từ trên ngôn hạnh của ngài, chúng ta chân thật có thể thể hội được “chân cai vọng mạt, hạnh vô bất tu”. Cái chân này là chân tánh, tánh đức. “Vọng” là cái gì? Vọng chính là xã hội hiện thực của chúng ta, tánh đức cùng xã hội hiện thực hoà thành một khối. Chân là năng hiện năng biến, vọng chính là mười pháp giới Y Chánh Trang Nghiêm, là sở hiện, là sở biến, năng sở là một không phải là hai, sau đó bạn mới chân thật có thể thể hội được “hạnh vô bất tu”, từng li từng tí đều là đang tu hành, chúng ta khởi tâm động niệm là đang tu hành, lời nói việc làm cũng là đang tu hành. Tu là cái ý gì? Đem tất cả những gì không tương ưng với chân thảy đều đem nó tu sửa lại, thảy đều có thể tương ưng. Dùng lời nói của lão tổ tông chúng ta mà nói, cái thứ gì là thật? Ngũ luân là thật, là tánh đức, ngũ thường là thật. Ngũ luân là cha con, chồng vợ, quân thần, anh em, bạn bè, đó là thật, đó là nói quan hệ, ngũ luân là một thể. Ngũ thường là làm thế nào xử lý quan hệ này phải tương ưng với tánh đức, đó là đức. Ngũ luân là đạo, ngũ thường là đức, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.

“Nhân” là yêu người, người nhân yêu người.

Người “nghĩa” theo lý, nghĩa là cái gì? Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm, hợp tình, hợp lý, hợp pháp đó gọi là nghĩa.

Lễ rất là quan trọng, đừng nên cho rằng việc này không có quan hệ, quan hệ trị loạn an nguy của xã hội, cho nên lễ rất quan trọng. Mỗi một triều đại chế lễ làm nhạc, đó là giáo hoá. “Lễ” là phải có lễ tiết. Truyền thống văn hoá nếu như không có lễ, thì sẽ không có truyền thống văn hoá, trong Phật pháp nếu như không có giới thì sẽ không có Phật pháp. Nó là hành môn, bạn làm thế nào áp dụng vào đời sống? Đại kinh đại luận của Phật pháp áp dụng ngay trong đời sống chính là năm giới mười thiện, việc này phổ biến. Xuất gia chuyên tu thì phải thêm Sa Di mười giới, Tỳ Kheo giới, Tỳ Kheo Ni giới, Bồ-tát giới, bạn phải chân thật làm được, không làm đến không được, đó là giả, làm đến được là thật.

“Trí” chính là hiện tại gọi là lý trí, đối nhân xử thế tiếp vật không thể dùng cảm tình, phải dùng lý trí, cảm tình sẽ xảy ra vấn đề. Cảm tình có thể chú ý mười mặt, không thể để cảm tình làm chủ vì như vậy là sai, cho nên phải hợp tình, hợp lý, hợp pháp, quan trọng nhất là lý.

“Tín” là tín dụng.

Đó là đức hạnh cơ bản gọi là ngũ thường. Thường là vĩnh hằng không thể mất đi. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật có thể giữ lấy “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Ngũ thường triển khai ra chính là tám đức. Tám đức ở Trung Quốc có hai cách nói, cách nói của người xưa là “hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ”, đời sau lại có người nói tám chữ “trung, hiếu, nhân, ái, tín, nghĩa, hoà bình”, đều tốt. Hai cách nói này chúng ta đem nó hợp lại, bỏ đi trùng lập thì còn 12 chữ là “hiếu đễ trung tín, lễ nghĩa liêm sỉ, nhân ái hoà bình”. Chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều có thể tương ưng với 12 đức mục này, đó chính là “chân cai vọng mạt, hành vô bất tu”. Không luận việc lớn việc nhỏ, không luận qua lại với bất cứ người nào, quyết định không lìa khỏi 12 đức mục này, đó là hậu duệ của cổ thánh tiên vương Trung Quốc, học trò của đại thánh đại hiền.

Ở trong Phật pháp chúng ta khởi tâm động niệm tuân thủ oai nghi giới luật của nhà Phật, chí ít chúng ta phải đem Sa Di mười giới, 24 oai nghi áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày, dùng cái này để tu hành, từng li từng tí chính là tế hạnh. Tế hạnh của Bồ-tát tám vạn bốn ngàn, tiểu thừa Thanh Văn tu hành là ba ngàn oai nghi, thảy đều là thập thiện nghiệp đạo triển khai ra. Ở Trung Quốc chúng ta là 12 đức mục triển khai ra chính là tám vạn tế hạnh, chỉ một đạo lý. Sau cùng nâng cao đến cứu cánh viên mãn, chính là khế nhập cảnh giới, cũng chính là chúng ta thường nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, đó là cảnh giới gì vậy? “Vọng triệt chân nguyên, tướng vô bất tịch”, chân vọng không hai, tánh tướng nhất như. Chúng ta thấy cái tướng này là động, vì sao vậy? Bởi vì tâm của bạn động, cái tâm động là vọng tâm, không phải chân tâm, chân tâm không động. Đại sư Huệ Năng nói rất hay “nào ngờ tự tánh vốn không dao động”. Chân tâm vốn dĩ không hề động, chính là không có khởi ý niệm, ý niệm còn không có thì làm gì có phân biệt chấp trước! Cho nên chân tâm là vĩnh viễn bất động. Động là vọng tâm, đến lúc này bạn thấy được chân tâm mới biết được vọng là giả, vọng không phải là thật, bao gồm tất cả tướng hư vọng. Tánh là thật, tướng là hư vọng, vọng không ngại chân, chân cũng không ngại vọng, cho nên bạn xem thấy tướng tịch diệt của tướng, tướng thanh tịnh tịch diệt, họ thấy được cái gì? Họ thấy được là tướng chân thật. Chân tướng chính là Bồ-tát Di Lặc đã nói, tướng sanh diệt 1280 triệu lần trong một giây, ngài thấy được cái chân tướng này. Chỗ này trong Phật pháp nói Bồ-tát Bát Địa mới thấy được. Cho nên “pháp giới viên minh tự tại dụng”, đó là nói chính chúng ta, chính chúng ta được đại tự tại, đó là thành Phật.

 Phía sau đại sư dẫn kinh để làm chứng cứ. Hôm nay thời gian hết rồi, chúng ta chỉ học đến đây thôi. A Di Đà Phật!

Tu Hoa Nghiêm Ao Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán

Thời gian: ngày 14– 04 – 2009 ( tập 22)

Người giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không.

Địa điểm: Cao Hùng Đài Loan.

   -----------***********--------------