Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục

Chương 1 bài 8 Giải đáp những nghi vấn trong quá trình học phật (18/09 - Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục)

Thứ năm - 23/06/2022 16:36

Buổi 28 ngày 19/06/2022

Nhất Chân
Pháp giới Nhất chân ở đâu? Nơi nào, lúc nào cũng đều là pháp giới Nhất chân.

Người thời nay ưa thích nói đột phá, Nhất chân chính là đột phá thanh tịnh rốt ráo nhất. Cái gọi là không gian bốn chiều, không gian năm chiều, không gian sáu chiều, mãi đến không gian vô hạn chiều, thực tế chính là pháp giới mà Phật pháp giảng. “Pháp giới”, chia lớn thành mười pháp giới, phân nhỏ thì có vô lượng vô biên, rất gần và rất giống với thuyết thời không vô hạn độ. Những hiện tượng này đều bắt nguồn từ vô minh, thiếu hiểu biết mà ra. Nếu có thể đột phá được nhiều tầng thì thấy được pháp giới Nhất chân: Có thể thấy được pháp giới Nhất chân liền được thành Phật, chính là “kiến tánh thành Phật” mà nhà Thiền gọi. Nhất chân chính là chân tánh, chân tâm.

Ma Chướng
Thái thượng cảm ứng thiên giảng rất hay: “họa phúc không có cửa, tự mình chiêu cảm đến”. Hằng ngày, trong lúc chúng ta vô tình hay cố ý đắc tội với người ác, ắt sẽ chiêu cảm đến quả báo bất như ý, vậy ma chướng của chúng ta trên bước đường tu học Bồ tát đạo sẽ rất nhiều. “Ma chướng” chính là người và việc chúng ta đắc tội, cho nên có trở lực phản kháng lại. Không đắc tội với người ma chướng sẽ ít; đắc tội với nhiều người thì ma chướng càng nhiều.

Chánh Tri Chánh Kiến
“Tri kiến” hay còn gọi là chánh tri chánh kiến, là điều quan trọng nhất. Tổng cương lĩnh của tu hành pháp môn niệm Phật là phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm. “Phát tâm Bồ đề chính là chánh tri chánh kiến, cho nên, không có chánh tri chánh kiến thì dẫu có đạt được nhất hướng chuyên niệm cũng rất khó có thể vãng sanh, điểm này rất quan trọng. Thực tế mà nói, nếu không có chánh tri chánh kiến thì tuy bạn nhất hướng chuyên niệm cũng rất khó để thành tựu. Vì nhất chính là nhất tâm, tâm có tạp niệm thì không phải là nhất tâm. Bạn chuyên niệm A Di Đà Phật mà bị xen tạp, thì dẫu có buông bỏ hết những pháp môn khác, dường như là nhất tâm chuyên niệm nhưng kỳ thật không phải, vẫn là xen tạp vọng tưởng, phiền não, vẫn không thể thành tựu. Nên biết, trong quá trình tu hành, tri kiến đặc biệt quan trọng.

“Tri kiến” nếu dùng từ hiện đại mà nói, chính là “nhận thức”, nhận thức về Phật pháp, nhận biết về thế gian pháp. Có nhận thức đúng đắn tức là chánh tri chánh kiến. Phật pháp ở thế gian giáo hóa chúng sanh không gì khác hơn ngoài việc giúp đỡ họ kiến lập chánh tri chánh kiến, có chánh tri chánh kiến thì tu hành liền trở nên dễ dàng. Cho nên tu hành của mỗi người, nếu không thể chế ngự được phiền não, không thể khắc phục được tập khí, vấn đề vẫn là ở trên tri kiến.

 

Buổi 29 ngày 17/07/2022

Vừa mở đầu kinh Pháp hoa, đức Thế Tôn liền nói ra tông chỉ của giáo học là “khai thị ngộ nhập tri kiến của Phật”. Phật vì chúng ta mà khai thị, bản thân chúng ta phải có năng lực để ngộ nhập. “Ngộ” là tường tận, “nhập” là chân thật làm được. Nghĩa là đem chánh tri chánh kiến dung hòa với đời sống của chính mình thành một thể, đây gọi là dung hòa, tục ngữ gọi là chứng quả, “nhập” chính là ý nghĩa của chứng.
Tông Thiên thai nói: “Người nói được mà không làm được, chỉ là quốc sư; người nói được mà làm được, ấy là quốc bảo”. Ý nghĩa của hai câu nói trên chính là điều mà trong kinh đức Phật thường giảng nói, người phá giới còn có thể cứu được, nhưng người phá kiến thì hoàn toàn không thể cứu được.
“Nói được mà không làm được” chính là phá giới.
Họ biết giảng nói mà làm không được, nhưng những điều họ nói ra là chân thật, họ không nói sai, trên tri kiến là đúng, cho nên những người này vẫn có thể cứu độ. Còn như người giữ giới rất nghiêm, làm được rất tốt, nhưng tri kiến sai lầm, thì không thể cứu được. Ví như chư Phật Như Lai, lịch đại tổ sư đại đức đều dạy chúng ta cầu sanh Tịnh Độ, không chỉ người niệm Phật mới cầu sanh Tịnh Độ, mà người tu học bất kỳ một pháp môn nào, đến sau cùng vẫn phải hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ, kiến giải này chính là chánh tri chánh kiến. Chính mình có thể nhất tâm cầu vãng sanh Tịnh Độ, hơn nữa còn có thể đem chánh pháp giới thiệu cho người khác, người như vậy chính là quốc bảo.
Hoằng pháp và hộ pháp.
Tu học Phật pháp, hoằng dương Phật pháp, tuyệt đối chúng ta không được nhân danh Phật pháp để lừa gạt chúng sanh, cầu danh văn lợi dưỡng, tham đắm hưởng thụ năm dục sáu trần. Mặc dù trước mắt có thể hưởng được một chút tiện nghi nhỏ, nhưng đời sau nhất định phải đọa địa ngục A-tỳ. Do đây có thể biết, dũng mãnh tinh tấn, chăm chỉ tu học là điều rất quan trọng.
Hoằng dương Phật pháp cần phải chính mình làm ra một tấm gương tốt, phải nhận biết rõ thời đại này, phải có trí tuệ, phương tiện, khéo léo để dẫn dắt tất cả chúng sanh tin nhận phụng hành lời Phật dạy, làm được như vậy chúng ta mới không uổng phí cuộc đời này.

 

Buổi 30 ngày 31/07/2022

Đạo Dưỡng Sanh
Thường ngày khi ăn thức ăn, chúng ta phải chú ý cẩn thận, để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Cần phải biết phương pháp giải độc hiệu quả nhất chính là tâm thanh tịnh, tâm đại từ bi. Tâm của chúng ta khởi tâm động niệm đều là tự tư tự lợi, vì vậy rất dễ bị cảm nhiễm những độc tố này.

Gần đây chúng ta thấy một số người nhất tâm chuyên chú, không luận là người trẻ hay người già (điển hình nhất là lão cư sĩ Lưu Thừa Phù hơn 90 tuổi), sự thay đổi về sức khỏe, tinh thần và tướng mạo của họ đã chứng minh, lời Phật dạy một chút cũng không sai, đây chính là chứng chuyển trong tam chuyển pháp luân – làm minh chứng. Cho nên, chúng ta vì sức khỏe của tự thân mình, muốn ít bệnh, ít phiền não nếu không tu tâm thanh tịnh, tâm từ bi thì không cách nào làm được.

Đạo Tràng
Kiến lập đạo tràng, hộ trì đạo tràng nhất định phải giải hành tương ưng. Giảng kinh thuyết pháp là giải môn, lãnh chúng tu hành là hành môn, hai việc này đều rất quan trọng, nếu hội đủ thì sẽ trở thành một đạo tràng hoàn mĩ. Từ xưa đến nay người tu mà hành giải đầy đủ không nhiều, nếu hai điều này không thể đầy đủ, thì chúng ta thà chọn hành môn, không nên cầu giải môn.

Hộ trì đạo tràng quan trọng nhất là vâng theo sáu pháp hòa kính, nếu bỏ sáu pháp này thì không phải là đạo tràng Phật pháp. Không phải đạo tràng của Phật, ắt là của ma rồi. Đạo tràng của Phật dùng để hoằng pháp lợi sanh, là nơi dẫn đạo cho tất cả chúng sinh tu hành, giúp họ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui. Hướng tới mục tiêu này mà làm thì đó là đạo tràng của Phật. Còn như độc chiếm đạo tràng của Phật, không đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, bỏ gốc chạy theo ngọn, thì đó là việc làm của ma. Là Phật hay ma đều nằm trong một niệm của mình, làm Phật thì có thể vãng sanh, làm ma thì nhất định phải đọa vào ba đường ác. Cho dù bạn có làm tất cả việc thiện chăng nữa vẫn không thể tránh khỏi đọa lạc, vì đã phạm tội phá hoại chánh pháp. Do đó, tất cả các việc thiện đều không thể bù được tội lỗi này.

Xã hội ngày nay, chùa chiền không có thu nhập, không có tài sản cố định, hoàn toàn dựa vào sự cúng dường của tín đồ (đàn na tín thí). Thế là liền đem tín đồ xem như là người trợ cấp, rồi nghĩ hết cách chiêu dụ họ, tâm phan duyên rất nặng nề, đạo tâm trở nên hư hoại, ô nhiễm và không còn thanh tịnh, đây là chỗ mà hoàn cảnh tu học của người thời nay không bằng thời xưa. Đồng thời cũng là nguyên nhân lý giải vì sao thời nay người tu hành nhiều mà người thành tựu lại rất ít.

Đạo tràng không cần lớn, càng nhỏ càng tốt, chi tiêu ít thì cuộc sống liền đơn giản; nếu dư giả thì phải tận tâm tận lực hoằng pháp lợi sinh. 

 

Buổi 31 ngày 07/08/2022

Phước huệ

Họa phúc, thực tế là gắn liền(dính chặt) trong khoảng một niệm của chúng sinh. Một niệm thiện chính là phúc, một niệm ác chính là tai họa. Trong phúc báo, thanh phúc là thứ khó đạt nhất, ở trong thanh phúc có trí huệ cao độ, cho nên không tạo tội nghiệp. Phước báo trong thế gian, phước báo càng lớn, thì tạo nghiệp càng dễ dàng, cho nên tác dụng phụ cũng lớn, đây là điều chúng ta phải ghi nhớ. Nếu như chúng ta có thể lý giải được thanh phúc, hiểu rõ thanh phúc, hưởng thụ thanh phúc, phước báu này chân thật là vô lượng vô biên, trí huệ cũng nhất định theo đó mà thêm lớn. Chúng ta chính mình phải chân thật nỗ lực tu phước, đồng thời cần phải khuyên bảo tất cả mọi người tu phước, mọi người đều có phước báu rồi, nơi đây sẽ không bị tai nạn.

Giả như chỉ có chúng ta là người có phước, mọi người không có phước, chúng ta vẫn là không thể tránh được cộng nghiệp, vì vậy khuyên nhủ chúng sinh tu phước là vô cùng quan trọng.

Có tiền là phước báo, dùng tiền là trí tuệ.

Người có phước báo lớn, nếu như không có trí tuệ, toàn bộ số tiền anh ta sử dụng đều là luống uổng; Người có trí huệ, phước báu tuy nhỏ, nhưng mỗi phần tiền của họ đều tu được phước báo rất lớn, cho nên gọi là “xả tài tu phước”. Do đó có thể biết, người không có trí tuệ, muốn tu phước cũng không tu được. 

Từ trên “nhân địa” mà nói, trí tuệ quan trọng hơn phước báo, bởi vì người có trí tuệ sẽ không tạo nghiệp, sẽ biết đem lỗi lầm của mình giảm tới mức thấp nhất. Người không có trí tuệ, tạo tác tội nghiệp nhưng vẫn cho là mình đang tu phước. Chúng ta có thể xem thấy những sự việc như vậy ở trước mắt rất nhiều, họ thật sự có tiền, cũng thật lòng phát tâm, nhưng cái họ làm ra là tội nghiệp, không phải là tu phước, mà tự cho là đang tu phước, thực tế này là việc vô cùng đáng tiếc. Phải nên biết thế xuất thế gian pháp đều là nhân quả của phước huệ. Phước báo tất nhiên là quan trọng, trí tuệ còn quan trọng hơn. Có phước báo mà không có trí tuệ, khi hưởng phước rồi nhất định tạo tác trọng tội, đây là “tam thế oán” mà Phật giảng nói. Phước hưởng hết rồi, đọa lạc ở trong đường ác, nếu muốn ra khỏi, điều này thật không dễ dàng, không biết được phải trải qua bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp nữa đây?

Có trí tuệ, không có phước báo, tuy trải qua ngày tháng thanh khổ, rất khó khăn, nhưng không tạo ác nghiệp, thông thường vẫn là có thể vãng sanh thành Phật, bởi vì cuộc sống họ quá khổ rồi, họ nhàm chán đối với thế gian này, trái lại đạo tâm sanh khởi.

Do đó có thể thấy, phước báu không phải là việc tốt, Phật dạy đệ tử xuất gia phải tu phước, nhất định không hưởng phước, vẫn cứ trải qua những ngày tháng thanh bần, phải lấy khổ làm thầy, đạo lý là ở chỗ này, sợ bạn hưởng phước rồi sẽ tạo tội nghiệp. 

Lúc trẻ tu phước nhiều một chút, đến khi già bạn sẽ được hưởng phước, sẽ có nhiều người đến chăm sóc cho bạn. Lúc trẻ không chịu tu phước, đến khi về già, không có người chăm sóc, bạn vẫn là phải tự thân vận động, cái nhân duyên quả báo này đích thực không mảy may sai chạy.

 

Buổi 32 ngày 21/08/2022

Xuất gia.

Tâm muốn xuất gia, cũng xem là có sự giác ngộ tương đối. Giác ngộ cái gì? Giác ngộ được sự đáng sợ của sinh tử luân hồi, lập chí phải ngay ở ngay trong đời này liễu thoát sinh tử, ra khỏi ra khỏi luân hồi, Điều mà đại đức xưa giảng nói: “Chân thật vì sinh tử mà xuất gia”. Một người mà có giác ngộ như vậy, tâm thái họ trong việc đối người, đối việc, đối vật, đương nhiên sẽ không giống như người bình thường, sẽ không còn tranh danh trục lợi, cũng sẽ không đấu đá lẫn nhau.Vì sao lại như vậy? Họ biết được đó là nghiệp luân hồi. Một lòng vì thoát sinh tử, xuất tam giới, thì không phải là làm không được, “lão thật niệm Phật”, thì có thể làm được. Chúng ta phản tỉnh chính mình, đã lão thật hay chưa?

Xuất gia, chân thật phải nói đến việc ôm ấp nguyện vọng hoằng pháp lợi sinh, có chướng ngại hay không? Chướng ngại rất nhiều.Trong một đạo tràng, Sư huynh đệ, trú chúng ở đó rất nhiều, một mình bạn muốn vượt hơn người khác, người khác đố kỵ, chướng ngại, luôn là muốn hạ thấp bạn xuống. Loại đặc tính đố kỵ, chướng ngại nghiêm trọng này, từ thời Thích Ca Mâu Ni Phật đã có rồi, Lục quần Tì Kheo chính là một nhóm người đố kỵ, chướng ngại. Trong Lục tổ đàn kinh, Đại sư Lục tổ Huệ Năng ẩn náu trong đội thợ săn, đã ẩn trốn trong 15 năm, vì sao vậy? Chính là để tránh khỏi bị đố kỵ, chướng ngại của người khác. Họ không thể, cũng không muốn bạn có thành tựu.

Nếu chúng ta trong lòng có cái ý niệm này: người khác mạnh hơn mình, làm những sự việc hoằng pháp lợi sinh, ta đố kị họ, ta muốn tìm cách bắt bẻ họ, ngăn cản họ; thì ta chính là con cháu của ma đến nơi cửa Phật để chuyên làm việc phá hoại Phật pháp. 

Nếu có người chân thật phát tâm theo đuổi con đường hoằng pháp lợi sanh, chúng ta sinh tâm hoan hỷ, toàn tâm toàn lực đi giúp đỡ họ, chăm sóc họ, đây mới là phật tử chân chính. Cho nên chúng ta xuất gia rồi, rút cuộc là con cháu của ma hay là con cháu của Phật? Ngay khi tự mình phản tỉnh, kiểm điểm liền biết ngay. Con cháu của ma xuất gia, quả báo tương lai nhất định ở trong ba đường ác, vì họ chướng đạo, không phải hoằng đạo.

Chân thật phát tâm hoàng pháp lợi sanh, nhất định phải có phương tiện khéo léo, đó chính là khi bản thân dụng công, thái độ rất khiêm nhường, tốt nhất khi dụng công không nên để người khác biết. Chỗ người ta không nhìn thấy, ta dụng công; chỗ người ta nhìn thấy ta hòa mình với thế gian, cùng kết thành một mảng với mọi người, hằng thuận chúng sinh, tùy hỉ công đức, ngay khi chỗ người không nhìn thấy thì tự mình chăm chỉ nỗ lực. Đem tất cả danh văn lợi dưỡng, tam sân si mạn, đố kỵ, chướng ngại buông bỏ hết, buông bỏ những thứ này, chính là buông bỏ sáu cõi luân hồi. Toàn tâm toàn ý niệm Phật, cầu sinh tịnh độ, khuyên người niệm Phật, đây chính là con đường vãng sanh thành Phật.

Vì sao phải phải phát tâm xuất gia? Học Phật, tại gia cũng có thể thành phật; xuất gia chính là vì giữ gìn Phật pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh, phải chân thật đem Phật pháp mở mang rộng lớn, chân thật lợi ích chúng sinh, đây mới là công việc của người xuất gia.

Trong thời đại này, nếu không phải chân thật theo đuổi sự nghiệp lợi ích chúng sinh, thì chắc chắn là đang làm sự nghiệp đấu tranh: tranh danh đoạt lợi, không thể khoan dung, bài trừ lẫn nhau, tạo tác những tội nghiệp này. Việc hoằng pháp lợi sinh, chỉ cần chính mình có tâm muốn làm, người người đều có thể làm được , ai cũng có thể làm được vô cùng viên mãn, không làm thì hết cách rồi.

 

Buổi 33 ngày 28/08/2022

Nếu như chúng ta xuất gia rồi, mà không thể tín giải, thực hành giáo huấn của Phật, thì chính là con cháu ma vương, là thời kì mạt pháp ẩn mình ở trong tăng đoàn, hủy hoại Phật pháp. Tuy là trước mắt có thể được một chút lợi ích: lợi ích danh văn lợi dưỡng, lợi ích năm dục sáu trần, thế nhưng đời sau nhất định đọa A Tì Địa ngục.

Trong thời kì mạt pháp, hoàn cảnh đời sống người xuất gia không giống trước đây, trước đây hoàn cảnh đời sống người xuất gia có sự đảm bảo. Như ở Trung Quốc trước đây, am đường tự viện đều có tài sản, có ruộng vườn, có núi rừng, có thể cho nông dân thuê trồng trọt, tự viện nhận tiền thuê, lương thực của họ ổn định, kinh tế có nguồn gốc, cho nên tâm thanh tịnh được định, không cần phan duyên với tín đồ, tu hành dễ thành tựu.

Phát tâm xuất gia rồi, nhất định phải biết, sự đọa lạc của chúng ta so với người thế gian là nặng hơn, thê thảm hơn nhiều.

Người thế gian mê hoặc điên đảo, đọa lạc còn có thể tha thứ được, chúng ta ngày ngày nghe Phật pháp, với đạo lý nhân duyên quả báo cùng sự thật đều có trình độ lý giải tương đối, biết rõ mà vẫn cố tình vi phạm, cho nên tội lỗi sẽ phải chịu nặng thêm, so với người bình thường nặng hơn nhiều, đây là chúng ta tự mình không thể không cẩn thận, không thể không hiểu rõ.

Chúng ta đã phát tâm xuất gia rồi, sống ở trong tăng đoàn, đây là nhân duyên hi hữu. Chính mình phải tôn trọng bản thân, phải chăm chỉ nỗ lực phấn đấu,lấy đạo nghiệp làm hàng đầu, nương chúng theo chúng, khích lệ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau. Chúng ta tự mình có thể thành tựu, chính là thành tựu xã hội, chính là thành tựu Phật pháp trụ thế, chính là thành tựu chúng sinh lìa khổ được vui, ảnh hưởng này to lớn biết bao?

Chúng ta tự mình phải làm ra một tấm gương tốt, chẳng những làm tấm gương tốt cho người thân trong gia đình, mà còn làm tấm gương tốt cho người xuất gia, đây là chân chính không uổng phí một đời xuất gia, đây mới là tu tích công đức chân chính. 

Đã phát tâm xuất gia học Phật rồi, thì nhất định phải gánh vác sứ mệnh hoằng pháp lợi sinh; nếu không, thành tựu nhất định sẽ không bằng người tại gia. Hoằng pháp lợi sinh, một đời này học một, hai bộ kinh là đủ dùng rồi, không cần phải học nhiều. Bộ kinh bạn chọn để tu học, kinh văn, chú giải đều phải thuộc lòng, nếu không làm theo phương pháp của đại đức xưa, thành tựu chúng ta còn xa mới được như người xưa.

Đại đức xưa đã nói "Năm năm học giới", ngay trong năm năm này vì thường trụ phục vụ, là tu phúc, tu bố thí, tu nhẫn nhục; ở ngay trong năm năm này, bạn phải đem những kinh điển này học thuộc lòng.

Trong tự viện tùng lâm trước đây, người xuất gia trong 5 năm đầu không đủ tư cách nghe kinh. Tuy nhiên ở trong hoàn cảnh hiện nay, kinh có thể nghe, nhưng nhất định phải lấy việc thuộc kinh điển làm chính.

 

Buổi 34 ngày 04/09/2022

 

Cầu pháp

Cầu học, cầu đạo đều trong một chữ “cầu”, là cần phải chính mình đi cầu mới được, còn như chính mình không chịu cầu thì không có ai nói cho bạn. Vì chúng sanh không biết, cũng không hiểu cầu thế nào mới được, cho nên chư Phật Bồ tát đại từ đại bi hiện thân thuyết pháp thay thế chúng sanh mà cầu thỉnh. Chúng ta xem thấy trong kinh điển nhà Phật, những vị đương cơ thường thay chúng sanh mà cầu pháp. Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức A Nan bước ra khải thỉnh, chính là thay chúng sanh thỉnh pháp.

Năm trăm năm sau

Trong kinh Kim cang nói “năm trăm năm sau”, năm trăm năm sau có một số cách nói, trong đó có một cách nói là 5 lần sau năm trăm năm. Chánh pháp một nghìn năm, tượng pháp một nghìn năm, mạt pháp một vạn năm, mà năm trăm năm đầu tiên của thời mạt pháp, đức Phật nói đây là thời đại đấu tranh kiên cố.

Năm trăm năm thứ nhất – sau Phật diệt độ năm trăm năm, là thời đại giải thoát kiên cố. Thời này, người tu hành chứng quả rất nhiều, kinh điển của Phật cũng được kiết tập trong thời đại này, cho nên những vị tham dự kiết tập kinh điển chí ít đều là những vị đã chứng từ tam quả trở lên, đa phần là chứng được tứ quả A La Hán.

Năm trăm năm thứ hai là thời đại thiền định kiên cố.

Năm trăm năm thứ ba là thời đại đa văn kiên cố, đa văn tức là chỉ xem trọng việc nghiên cứu thảo luận kinh điển, giảng kinh thuyết pháp mà lơ là việc tu hành.

Năm trăm năm thứ tư là thời đại chùa tháp kiên cố, thời này ngay cả Phật học cũng không có tinh thần để thảo luận, mọi người chỉ bận rộn xây dựng chùa chiền.

Năm trăm năm thứ năm là thời đại đấu tranh kiên cố.

Theo lịch sử Trung Hoa ghi chép, đức Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ đến nay (năm 1995) là 3021 năm, tức là mở đầu thời năm trăm năm thứ bảy, đây là thời kỳ chỉ đấu tranh, đấu tranh và đấu tranh. Chúng ta tỉ mỉ xem xét, có nơi nào mà không có đấu tranh không? Kỳ thật, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở đời, bên ngoài đã có chín mươi sáu ngoại đạo đối đầu, không thể hòa hợp với Phật pháp; bên trong thì có Đề Bà Đạt Đa và Lục quần tỳ kheo nhiễu loạn tăng đoàn, phá hòa hợp tăng, thậm chí còn nghĩ cách để hãm hại đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, từ trong lịch sử, chúng ta nhìn thấy ở Trung Hoa có đạo tràng nào mà không có đấu tranh? Trong đạo tràng, vàng thau lẫn lộn, có người tu hành tốt, cũng có kẻ rắp tâm muốn phá hoại đạo tràng, đây là điều mà thật sự bất kỳ một đoàn thể nào cũng không thể tránh khỏi. Đây chính là nỗi bất hạnh của nhà Phật, cũng là hiện tượng phải gặp nạn, chịu khổ của chúng sanh.

Tự độ độ tha

Hoằng pháp lợi sinh như thế nào mới có thể đạt được hiệu quả của tự độ độ tha? Cần phải đem những lời giáo huấn trong kinh áp dụng vào trong cuộc sống thực tế thường ngày. Nếu làm không được, tuy những lời giảng nói là chánh pháp nhưng sẽ giảng không được thấu triệt. Vì sao không thể thấu triệt? Vì đó không phải là sự thể hội của bản thân, mà chỉ là những điều được nghe nói mà thôi. Cho dù là xem thấy từ trong kinh điển, cũng chỉ là những điều nghe nói – là nghe đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói, nghe các vị Bồ tát nói, không phải đích thân mình thể hội được. Chúng ta phải làm thế nào mới có thể đích thân thể hội được? Nhất định phải tự mình nỗ lực làm, phải đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, mỗi ngày phải phản tỉnh, kiểm điểm lỗi lầm của chính mình. Chúng ta đều đã đọc qua Liễu phàm tứ huấn, tiên sinh Viên Liễu Phàm chính là một tấm gương rất tốt.

 

Buổi 35 ngày 11/09/2022

Pháp cúng dường

Bất luận xuất gia hay tại gia, hễ là người học phật, khi tiếp nhận tài vật cúng dường, nhất định phải lấy pháp cúng dường để hồi báo. Phật đà tại thế là dùng chế độ khất thực, khi tiếp nhận cúng dường, nhất định phải nói pháp cho người nghe, đây chính là báo đáp ân huệ của thí chủ. Ở trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta khi tiếp nhận cúng dường của người khác, cũng phải hiểu quy củ, phải vì người nói pháp. Nếu không có người khải thỉnh, thì có thể không nói; có người khải thỉnh, thì nhất định phải nói. Nguyên tắc quan trọng nhất khi giảng pháp chính là phải chỉ ra những căn bệnh mà mọi người hiện nay thường mắc phải, để giúp họ sửa chữa, đây mới là lợi ích lớn nhất. Cho nên không cần đàm huyền thuyết diệu, nói những lời dư thừa đó chẳng ích lợi gì.

Vãng sanh.

Chúng ta niệm niệm phải nghĩ quê hương, quê hương chính là y chánh trang nghiêm của thế giới tây phương cực lạc. Phải ghi nhớ điều này trong tâm, còn những việc khác chúng ta không liên quan gì đến ta, thời thời khắc khắc phải nhớ nghĩ đến việc về nhà, ý niệm muốn vãng sanh, ý niệm này là chánh niệm.Vãng sinh là sống, không phải chết, hơn nữa là chân thật “sống mãi”, sẽ không còn sinh tử, không còn luân hồi nữa. Cho nên đó là bắt đầu của đời sống chân thực, không thể vãng sinh, vậy thì có sinh tử. Nhà Phật thường nói “pháp thân huệ mạng” Vãng sinh chính là bắt đầu chứng được pháp thân huệ mạng, là bắt đầu chân thường, không phải vô thường, trên thế gian làm là vô thường.

Pháp tinh yếu mười niệm. 

Xin đề nghị dùng pháp thập niệm giản yếu mà pháp sư Tịnh không tuyên giảng làm quy củ thường ngày cho người tự tu và cộng tu của Tịnh tông ngày nay và sau này.

Pháp đó được nói rõ như sau: Người tự tu, tức là phương pháp một ngày chín lần niệm mười câu danh hiệu Phật. Là sáng sớm thức dậy và trước lúc đi ngủ; ba bữa ăn trong ngày; trước khi bắt đầu công việc và khi kết thúc công việc buổi sáng ; trước khi bắt đầu công việc và khi kết thúc công việc buổi chiều, mỗi thời điểm đó một lần. Tổng cộng là chín lần.

Mỗi lần xưng niệm mười câu bốn chữ, hoặc sáu chữ danh hiệu Phật A Di Đà, thời khóa vốn có hàng ngày vẫn làm như bình thường. Người cộng tu , trong các buổi lễ giảng kinh, hội họp, liên hoan không đặt định nghi thức cụ thể nào, khi bắt đầu cộng tu, nên thực hành pháp mười niệm này. Cũng tức là quy ước cùng đại chúng chắp tay và đồng thanh xưng niệm mười câu “Nam mô A di dà Phật” rồi sau đó tiến hành các hoạt động nghi thức như giảng kinh, hội họp, ăn cơm.

Buổi 36 ngày 18/09/2022

Dựa theo cách mười niệm tự tu và cộng tu, có lợi ích rất thù thắng. Thử liệt kê như sau: Thứ nhất, phương pháp này đơn giản, dễ hành, tốn ít thời gian mà hiệu quả lại cao, đích thực mà thiết yếu, có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi.

Thứ hai, là phương pháp có hiệu quả cụ thể trong “Phật pháp gia đình”. Thí dụ: Hành trì trong ba bữa ăn gia đình mỗi ngày, các thành viên dù tin hay không thì trong lúc thực hiện tất cả đều nhiếp trì không sót một ai, lại còn Phật hóa bạn bè, người thân, hàng xóm, lợi ích lớn trong việc phổ cập xã hội.

Thứ ba, lấy đơn giản dễ hành, một ngày chín lần, từ sáng đến tối, Phật hiệu không dán đoạn. Trong đời sống hàng ngày, Phật hiệu liên tục, ngày này qua ngày khác, lâu dài như thế, thì tâm tính, khí chất của người tu hành sẽ dần thanh tịnh, tín tâm và pháp hỉ đều sinh khởi, phước lớn không thể cùng tận.

Thứ tư, nếu có thể tùy thuận người thân, xưng niệm 10 câu Phật hiệu, thì có thể trừ bỏ tạp nhiễm, gạn lọc tâm niệm, tập trung tinh thần, chuyên tâm hành đạo, làm việc gì cũng dễ thành công, gặp điều tốt đẹp, được Phật gia trì, công đức là không thể nghĩ bàn.

Thứ 5, tự tu và cộng tu hỗ trợ lẫn nhau, tư lương đầy đủ, cá nhân nắm chắc vãng sinh, đại nghiệp bồ đề của mọi người đều cùng thành tựu.

Thứ sáu, pháp này có thể gọi hai tên, thử nêu ra như sau: 

Một là “Tịnh nghiệp gia hành thập niệm pháp” là pháp được thêm vào thời khóa hành trì đối với những người đã có thời khóa tu hành định trước. 

Hai là “giản yếu tất sinh thập niệm pháp” là chỉ thích hợp với đại bộ phận người tu học tịnh nghiệp ngày nay và sau này mà không có thời pháp cố định. Vì hiện nay xã hội đang thay đổi, bận mải không có thời gian nghỉ ngơi, nhiều khó khăn cản trở. Mà pháp này dễ hội tụ tư lương, tín nguyện hạnh, dễ dàng viên thành. Mà tiêu chuẩn đô nhiếp sáu căn, tịnh niệm liên tục, cũng hoàn toàn phù hợp, không kém khuyết. Do thời gian mỗi lần niệm Phật ngắn, nên dễ dàng nhiếp tâm không bị dãi đãi. Lại lấy công hạnh chín lần niệm Phật, phân bổ đều trong ngày, thân tâm cả ngày đều có Phật. Cũng là niệm phật hóa đời sống cả ngày, niệm phật hóa trong đời sống sinh hoạt. 

Nói tóm lại, phương pháp này đơn giản mà nhẹ nhàng, không mảy may khó khăn, một đại pháp hạnh như vậy, thì người học tịnh nghiệp thật may mắn! Chúng sinh tương lai thật may mắn!

Chư Phật hoan hỉ

Nam Mô A Di Đà Phật!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 220


Hôm nayHôm nay : 26235

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975447

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43219591

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.