Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục

Chương 1 bài 6: Hiểu rõ giáo dục của Phật Đà (29/05 - Tịnh Không pháp sư gia ngôn lục)

Thứ năm - 19/05/2022 10:16
 

Buổi 24 ngày 15/05/2022

“Tu phước và tu huệ”, phước, huệ là hai mục tiêu lớn mà tu học Phật pháp yêu cầu.Trong lúc chúng ta truyền thụ tam quy, đã đọc câu thệ nguyện: “Quy y Phật, nhị túc tôn”, “Nhị” chính là phước và huệ, túc chính là đầy đủ, viên mãn. Do đó có thể thấy, thành Phật chính là tu học viên mãn phước và huệ, cho nên được sự tôn kính của thế, xuất thế gian. Kinh điển Phật giáo là dung thông: Viên dung, thông đạt không có chướng ngại, cho nên một kinh thông, thì tất cả các kinh đều thông. Không chỉ kinh giáo là dung thông, pháp thế gian và xuất thế gian cũng là  dung thông, vì đều là từ trong chân tâm bổn tánh biến hiện ra, cho nên là cùng một cội nguồn, không có đạo lý nào là không thông.
Vì sao lại không thông?
Không thông chính là có chướng ngại, chướng ngại chính là mê hoặc, điên đảo, phân biệt, chấp trước, chỉ cần có thể đoạn trừ chướng ngại, thì pháp thế gian, xuất thế gian đều viên dung, mà còn thông đạt không có chướng ngại. 
Mục tiêu, phương hướng mà Phật đà dạy chúng ta, chính là cứu cánh viên mãn: Vĩnh viễn rời xa tam giới,  vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. Nhưng nhất định phải rõ đạo lý, rõ đạo lý chính là phải tường tận chân tướng sự thật. Nhân khởi của tam giới luân hồi chính là vọng tưởng, chấp trước. Đặc biệt là chấp trước, “có ngã”, “ngã sở”. Đây là nguyên nhân căn bản của của việc tạo ra lục đạo luân hồi. Muốn ra khỏi tam cõi, phải phá “ngã chấp”, “ngã sở”. Ngã sở chính là “cái ta có”, người khởi tâm động niệm đều là có ngã chấp, chỉ cần có quan niệm “ cái ngã chấp” này, thì sẽ không thể ra khỏi tam giới, lục đạo luân hồi.
Phật pháp đại thừa và tiểu thừa đều là phá “ngã”, người tu học tiểu thừa, đoạn trừ ngã chấp, có thể chứng đắc quả A La Hán, họ liền ra khỏi tam giới.
 

Buổi 25 ngày 22/05/2022

Tinh thần Bồ tát đạo, Phật pháp Đại thừa chính là rộng tu cúng dường, rộng độ chúng sanh. Trong kinh Kim cang nói: “Tất cả chúng sinh Ta đều khiến vào Vô dư Niết Bàn mà diệt độ vậy.” Câu này nếu dùng lời hiện đại mà nói, chính là tận tâm tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh phá mê khai ngộ. Kết quả phá mê khai ngộ tự nhiên là lìa khổ được vui. “Mê, phải giúp họ phá sạch; ngộ phải giúp họ đạt đến viên mãn.” Đây chính là thành Phật, chính là “nhập vô dư Niết Bàn mà diệt độ vậy”.

Phật giáo dạy chúng ta những gì? Chung quy lại mà nói, chính là dạy chúng ta tu tâm. Thế nào là tâm phàm phu? Thế nào là tâm Phật Bồ tát? Phải rất rõ ràng tường tận. Làm thế nào để sửa tâm phàm thành tâm Phật? Làm sao để thay đổi lối hành trì của phàm phu thành lối hành trì của Phật và Bồ tát? Nếu chúng ta tự mình không hiểu rõ đạo lý này, không thể chân thật đi làm, mà lại giả danh Phật pháp, dạy sai chúng sinh, tội lỗi này phải đọa vào địa ngục A tỳ, đây là điều mà Phật và Bồ tát không muốn nhìn thấy. Cho nên người gánh vác trọng trách giáo dục, nhất định phải chăm chỉ nỗ lực khắc phục tập khí, khó khăn của chính mình.

Phật pháp và thế gian pháp là một, không phải hai. Dùng tâm can của Phật và Bồ tát để nhập thế thì pháp thế gian chính là Phật pháp, chẳng có một pháp nào không phải là Phật pháp. Còn như dùng tâm phàm phu để thâm nhập Phật pháp thì tất cả Phật pháp đều trở thành thế gian pháp. Do đó nên biết, thế pháp và Phật pháp tuyệt nhiên không phải ở trên sự tướng mà ngay nơi tâm mỗi người, cho nên mới nói “tâm tịnh thì cõi nước tịnh”.

Phật pháp không làm hư thế gian pháp,cho nên lúc đức Thế Tôn còn tại thế, đối với nhiều tông môn giáo phái ở Ấn Độ, tuyệt nhiên Phật không hề thay đổi phương thức sinh hoạt của họ, mà chỉ sửa đổi quan niệm của họ, giúp họ từ đời sống mê tín quay về đời sống chánh tín giác ngộ. Đức Thế Tôn không thay đổi họ, chỉ là thêm vào những giải thích mới, tư tưởng mới, quan niệm mới, đây là phương pháp mà các bậc thánh chúng ta đã nói: “cao minh nhất là ở đạo trung dung”, đây mới là trí tuệ chân thật.

Đời sống giác ngộ chính là Bồ tát hạnh; hay nói cách khác, từ đời sống phàm phu đổi thành đời sống Bồ tát. Song, đời sống hoàn toàn không có thay đổi, trước đây làm nghề gì thì bây giờ vẫn làm nghề đó; khác nhau ở chỗ, ngày trước là mê, bây giờ là giác. Khi mê thì có khổ, lúc giác ngộ có vui, niềm vui này gọi là “pháp hỉ sung mãn”, điểm khác biệt chính là ở chỗ này. Hoàn toàn không phải thay đổi đời sống sinh hoạt, chức vị, nghề nghiệp của họ. Trong năm mươi ba lần tham học được nói trong kinh Hoa Nghiêm, chúng ta nhìn thấy những vị Bồ tát ấy, già trẻ gái trai, các ngành các nghề, họ đều giác ngộ ngay trong chính nghề nghiệp, đời sống tập tục vốn có của mình mà lìa khổ được vui, đây chính là Phật pháp.

Buổi 26 ngày 29/05/2022

Trong xã hội hiện đại, Phật giáo cũng đang cải cách. Thế nhưng nếu không giữ được tinh thần chân thật vốn có của Phật giáo thì nó sẽ biến chất. Vừa biến chất thì Phật giáo chân chính liền bị diệt vong, cho nên cần phải giữ được bản chất này. Bản chất chính là “thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ” được nói trong đề kinh Vô Lượng Thọ, đây là căn bản; không chỉ là căn bản của Tịnh Độ Tông mà tất cả Phật pháp Đại thừa đều được xây dựng trên nền tảng này. Tất cả các pháp môn đều phải đạt đến mục tiêu này, lìa khỏi mục tiêu này thì không phải Phật pháp.

Trong kinh điển Phật pháp có bảo tàng vô tận, chính mình phải tìm cầu và phát hiện. Bất kỳ một bộ kinh, bộ luận nào cũng đều có bảo tàng vô tận, hơn nữa tất cả kinh luận đều hỗ thông lẫn nhau, cho nên thông đạt một bộ kinh rồi thì tất cả kinh đều thông đạt. Vì sao có thể thông đạt? Vì mục tiêu của mỗi một bộ kinh đều là thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, chỉ cần bạn đạt đến thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ thì liền thông đạt tất cả kinh mà không bị chướng ngại. Một bộ kinh chưa thông thì các bộ kinh khác đều không thông, vì chưa đạt được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, vẫn là mê hoặc điên đảo, cho nên không thông. Hiểu rõ được chân tướng sự thật này thì liền có thể thể hội Phật pháp phải chú trọng ở chân thật tu hành, mới có thể thông đạt được. Không chân thật tu hành mà chỉ công phu trên văn tự thì tuyệt đối chẳng thể thông đạt.

Trong xã hội ngày nay, có thể nói là không riêng một khu vực nào mà trên toàn thế giới đều có sự hiểu lầm rất lớn đối với Phật pháp. Hiểu lầm này sẽ chướng ngại đối với sự tu học Phật pháp, chướng ngại sự lưu thông Phật pháp, vì vậy hai quyển sách nhỏ “Nhận thức Phật giáo” và “Truyền thọ tam quy” đích thực phải lưu thông với số lượng lớn.

Ý nghĩa quan trọng nhất trong “Kinh Kim cang” chính là dạy chúng ta: Phật pháp Đại thừa là phải tu học ở ngay trong đời sống. Hay nói cách khác, chính là dạy chúng ta làm thế nào để trải qua đời sống của Phật Bồ tát. Đời sống mà Phật bồ tát trải qua là đại trí tuệ, đại giác ngộ, đời sống như vậy mới là hạnh phúc mỹ mãn thật sự.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 199


Hôm nayHôm nay : 33943

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983155

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43227299

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.