Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Tịnh Không Pháp Sư Gia Ngôn Lục

Chương 1 bài 2 mục 4 Bàn Về Phương Pháp Tu Trì (24/04)

Thứ tư - 09/03/2022 10:36

Buổi 14 ngày 06/03/2022

Buổi 15 ngày 13/03/2022

Buổi 16 ngày 20/03/2022

Buổi 17 ngày 27/03/2022

Buổi 18 ngày 03/04/2022

Buổi 19 ngày 10/04/2022

Buổi 20 ngày 17/04/2022

Buổi 21 ngày 24/04/2022

 

Buổi 14 ngày 06/03/2022

Trong và ngoài nước xưa nay, không một ai không cầu phước huệ; kỳ thực phước huệ là chúng sanh vốn sẵn có, trong tự tánh vốn dĩ đầy đủ viên mãn. Chúng sanh hiện tại phước huệ không có, Phật nói với chúng ta, có hai loại chướng ngại đã ngăn cản mất nó, chính là phiền não chướng và sở tri chướng. Phiền não chướng ngại phước đức, sở tri chướng ngại trí huệ, cho nên chỉ cần có thể phá trừ hai chướng, phước huệ liền hiện tiền. Hai chướng phải trừ bằng cách nào? Phải dựa vào tu đức. Phước huệ vốn dĩ là tánh đức, nếu như không tu đức, phước huệ của tự tánh sẽ không thể hiện tiền, cho nên phải tu hành.  

Phật ở trên kinh “Quán Vô Lượng Thọ Phật” chỉ dạy chúng ta trước tiên phải tu học tam Phước. Chúng ta chân thật có thể tin tưởng, chân thật có thể hiểu rõ đạo lý này, chịu phát tâm tu học, cái tri kiến này chính là trí huệ chân thật, chịu nghiêm túc mà làm, người này liền có phước. 

“Tam phước” mọi người đều biết, tại vì sao không làm được? Bởi vì nhận biết không đầy đủ, nhận biết không đầy đủ chính là không có trí tuệ. Chúng ta biết một phần, thì nghiêm túc đi làm một phần; có hai phần nhận biết, tự nhiên làm được hai phần; người hoàn toàn không chịu làm, chính là người không có phước huệ. Do đó có thể biết, ở trên mặt tu đức mà nói, tu phước cùng tu huệ là thành tựu lẫn nhau.

 

Buổi 15 ngày 13/03/2022

Phật ở trong kinh điển thường nói: “Thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói”, những điều này đều là dạy người chân thật tu hành. Đặc biệt là “vì người diễn nói”, “diễn” là biểu diễn, là dạy chúng ta phải làm ra để người khác thấy; “nói” là vì người giảng giải, khuyên người học Phật, cho nên “diễn” là thân giáo, “nói” là ngôn giáo.
Then chốt của học Phật là ở định huệ, đúng như trên kinh Kim Cang đã nói “ngoài không dính tướng, trong không động tâm”, định chính là như như bất động, huệ chính là không giữ ở tướng. Trong kinh Kim Cang Phật dạy Tu Bồ Đề, điều quan trọng nhất chính là hai câu nói này, chúng ta cũng có thể dùng hai câu nói này để phản tỉnh, kiểm điểm chính mình có trí tuệ, có công phu hay không.
Những gì trên kinh đã nói, quyết không thể đọc qua một lần liền có công đức, điều quan trọng là phải đem nó làm cho được, chỉ đọc mà không làm thì không có ích gì. Lục Tổ nói rất hay, “Sanh tử là việc lớn, phước không thể cứu, phải có định huệ mới có thể cứu, giải ngộ không thể cứu, phải chứng ngộ mới có thể cứu
Khởi dụng của tự tánh, khi ngộ gọi là bồ đề, khi mê gọi là phiền não, phiền não cùng bồ đề là một sự việc, khác biệt là ở nơi mê ngộ. Do đó phương pháp tu hành của Đại thừa là chuyển mê thành ngộ, có thể chuyển mê thành ngộ, thì có thể chuyển phiền não thành bồ đề, chuyển sanh tử thành niết bàn. Đại thừa dùng phương pháp chuyển đổi là tuyệt đối chính xác, với lý với sự đều tương ưng. Đây cũng là nói rõ, người Đại thừa cao minh hơn người tiểu thừa, người Tiểu thừa hông có trí tuệ, gắng gượng dùng cách đè nén; người đại thừa có trí tuệ, đem nó chuyển đổi lại.
Tấm gương tu học của Đại thừa là năm mươi ba lần tham học ở trong kinh Hoa Nghiêm. Ở trong năm mươi ba tham học này, bao gồm người trong các ngành các nghề, nam nữ già trẻ, thế gian và xuất thế gian, đều là tu hạnh Bồ tát; không chỉ tu hạnh Bồ tát, mà hạnh tu còn là hạnh Bồ tát cao cấp: hạnh Phổ Hiền. Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, từ sáng đến tối có phải tu hạnh Bồ tát không? có phải tu hạnh Phổ Hiền không? Nếu như phải, thành Phật liền có hi vọng; nếu như không phải, vậy thì vẫn còn phải sanh tử luân hồi. Phải tu học như thế nào? Từ trên cương lĩnh nói, chính là làm thế nào ứng dụng Lục Độ vào trong đời sống. Đời sống là Lục Độ, bạn chính là Bồ tát, đời sống nếu như là mười nguyện, bạn chính là Bồ tát Phổ Hiền.
“Bố thí”, dùng lời hiện đại mà nói, chính là hy sinh phụng hiến. Chính mình chịu hy sinh, chịu phụng hiến cho đại chúng, chịu phụng hiến cho đoàn thể.
 

Buổi 16 ngày 20/03/2022

Bàn về phương pháp tu trì (Phần 3) (Trang 36, 37, 38)
Trì giới” chính là tuân thủ pháp tắc, tuân thủ quy củ.
Nhẫn nhục” chính là có tâm nhẫn nại. Trong lúc làm việc phải có tâm nhẫn nại, đặc biệt là ở trên mặt nhân sự, chúng sanh đều có phiền não, ân oán, bất bình tích lũy từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta mỗi giờ mỗi phút đều sẽ gặp phải, càng phải có thể nhẫn. Đối với hoàn cảnh tự nhiên, cũng phải có thể nhẫn.
Tinh tấn” là cầu tiến bộ, không được một mực không thay đổi, cố giữ lề lối cũ. Có rất nhiều Đại đức học Phật tu trì tuy là rất tốt, thế nhưng không thể hoằng pháp lợi sanh, nguyên nhân ở chỗ nào vậy? Giữ theo lối cũ, không cầu tiến bộ. Vì thời đại khác nhau, cho nên hình thái ý thức, phương thức đời sống của chúng sanh cũng khác nhau, ở mỗi một thời đại, có một phương thức hoằng pháp của thời đại đó, có một cách thực tiễn lục độ mười nguyện theo thời đại đó, theo lề lối cũ đương nhiên là không được rồi. Phật pháp sau khi từ Ấn Độ truyền đến Trung Quốc, liền có thay đổi rất lớn, ở trên phương thức đời sống, trước đây là khất thực, dưới gốc cây ngủ một đêm, giữa ngày ăn một bữa; sau khi đến Trung Quốc, nhận được sự cúng dường của đồng tu tại gia, không còn khất thực nữa, tất thảy hoàn cảnh sống đều thay đổi. Cho nên phải thích hợp nguyên tắc hiện đại hóa, bổn thổ hóa, đời sống hóa, đây mới là chân nghĩa của tinh tấn. Chúng ta phải từ phương diện này mà suy xét: Làm thế nào ở ngay trong cuộc sống cầu giác, cầu trí tuệ, tu lục độ mười nguyện. Các vị tỉ mỉ quán sát năm mươi ba tham, thì sẽ hiểu rõ đạo lý này.
Thiền định” chính là chính mình có chủ tể, có chủ kiến, không bị bên ngoài xoay chuyển.
Bát nhã” chính là tường tận thông suốt đối với thiện ác, đúng sai, tà chánh, chân giả của hết thảy người, sự việc, sự vật; không mê hoặc, không điên đảo, đây chính là trí tuệ bát nhã.
Nếu như có thể đem lục độ, mười nguyện thực tiễn ngay trong cuộc sống của chính mình, vậy thì bạn an vui rồi. Không luận đang làm công việc gì, đều là đang tu Bồ tát hạnh, đang hành Bồ tát đạo. Người hành Bồ tát đạo là người được pháp hỷ sung mãn, đây chính là đem phiền não chuyển thành bồ đề, đem mê chuyển thành giác ngộ.
Người thế gian nếu như có cảm giác phiền phức với công việc, thì khổ không thành lời, than trời trách đất, đó là người thế gian, pháp thế gian, là phàm phu, là phải bị luân hồi trong sáu cõi. Pháp Đại thừa Bồ tát cao minh, sau khi đem ý niệm chuyển đổi lại, chính là Bồ tát. Các Ngài biết làm việc khổ nhọc, là kết pháp duyên với tất cả chúng sanh, thành tựu bố thí ba la mật của chính mình. Cho nên ý niệm vừa chuyển đổi, thì an lạc vô biên, hạnh phúc an vui, lìa khổ được vui lập tức liền có thể đạt được.
Người biết dụng công, giống như Lục Tổ Đại sư làm việc khổ nhọc như chẻ củi, giã gạo ở trong nhà bếp, như thế tu hành khai ngộ; bởi vì Ngài ngay trong giã gạo, bửa củi đã đầy đủ hành pháp lục độ và mười nguyện. Người không biết dụng công, cho dù ngày ngày ngồi xếp bằng ở trong thiền đường, tham thiền cũng không thể khai ngộ, phiền não tập khí vẫn còn cả đống. Nếu như chúng ta biết tu hành chính là rửa bát, lau bàn, cũng thảy đều đầy đủ lục độ mười nguyện. Người không biết dụng công, thì sẽ cho rằng những công việc này quá khổ. Cho nên chuyển cảnh giới chính là chuyển tâm: thay đổi tâm lý, thay đổi tư duy. Khác biệt của biết tu hành và không biết tu hành, chính ngay ở chỗ này.
 
 
 

Buổi 17 ngày 27/03/2022

Ở phần sau “Niệm Phật luận” Pháp sư Đàm Hư có nói đến Trương Thị ở chùa Trạm Sơn Thanh Đảo, bà tu hạnh gì vậy? Mỗi cuối tuần chùa Trạm Sơn có pháp hội cộng tu niệm Phật, bà liền đến nhà bếp rửa bát, biểu hiện bên ngoài là rửa bát trong nhà bếp, kỳ thực bà ở nơi đó tu lục độ mười nguyện, cho nên bà ấy biết trước giờ đi, ngồi mà vãng sanh. Người thế gian xem thấy bà chỉ là người không biết chữ, chưa từng đi học, nghe kinh cũng nghe không hiểu, đến khắp nơi giúp người làm việc khó nhọc, nào biết được người như vậy mới là người chân thật tu hành, thành tựu của nghe kinh, tham thiền trái lại không được như bà. Cho nên nhất định phải thật tu, phải rõ lý, phải đem những nguyên tắc cương lĩnh tu hành Phật pháp này thực tiễn vào trong đời sống hiện tại.
Ở trong pháp đại thừa, nếu muốn liễu sanh tử, điều duy nhất chúng ta có thể nắm chắc, chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nếu muốn chân thật làm được, thì phải ghi nhớ lời của Phổ Hiền Bồ tát: Học Bồ tát đạo, tu Bồ tát hạnh. Trong năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài Đồng Tử, Thiện Tài Đồng Tử mỗi lần gặp thiện tri thức, đều thỉnh giáo hai vấn đề này. Cái gọi là Bồ tát đạo chính là tồn tâm; tâm, nguyện, giải, hành phải giống Phật; tâm và nguyện chính là Bồ tát đạo, giải và hành chính là Bồ tát hạnh.
Học Phật, chính là phải học được giống như Phật vậy, nếu không thể học giống được hoàn toàn, thì cũng phải khác biệt không xa lắm. Thế gian có một số người đang làm Phật học, mà không phải là đang học Phật. Cái gì gọi là Phật học? Chính là có giải không hành, chỉ xem Phật pháp như một loại học vấn của thế gian để nghiên cứu, mà không thể làm theo, họ không có tâm này, cũng không có nguyện này, đó chính là Phật học. Người có tâm, có nguyện, họ hiểu được bao nhiêu liền biết làm được bấy nhiêu, đây mới là người học Phật. Vì vậy người học Phật có thể liễu sanh tử, nhà Phật học không thể liễu sanh tử, điều này phải phân biệt rõ ràng.
Sáu căn khi tiếp xúc với cảnh giới sáu trần bên ngoài, không có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, tất cả đều rõ ràng tường tận, đây gọi là quán chiếu.
“Quán chiếu”, kỳ thực chính là tự tánh tịnh, chính là kiến văn giác tri của tự tánh, cho nên có thể thấy được chân tánh. Phàm phu mê mất tự tánh, họ dùng tình thức, chính là tám thức, năm mươi mốt tâm sở, đây gọi là tình chấp, cũng chính là “mang theo cảm tình” mà thường hay nói. Cái gì gọi là cảm tình? Chính là phân biệt, chấp trước, vọng tưởng. Mang theo những thứ “kiến văn giác tri” này là kiến giải của phàm phu. Do đây có thể biết, rời khỏi hết thảy phân biệt, chấp trước, vọng tưởng chính là kiến giải của Phật Bồ tát, kiến giải của Phật Bồ tát gọi là quán chiếu, gọi là chiếu kiến. Do đó dùng kiến giải của phàm phu để tu hành, là tuyệt đối không thể siêu vượt sáu cõi.
Phàm phu rất khó rời khỏi tình chấp, nếu như dùng tình chấp mà tu học, tất cả các pháp môn khác đều không thể thành tựu, chỉ có tu học Tịnh Độ có thể. Nhưng chúng ta phải nên biết, tu Tịnh Độ là phải đem công phu niệm Phật hàng phục được tình chấp, mới có thể vãng sanh; nếu không hàng phục được, thì vẫn là không thể vãng sanh. Cũng chính là nói tuy là chưa đoạn được phiền não, chỉ tạm thời hàng phục, nhưng nếu vào khoảnh khắc vãng sanh, phiền não không dấy khởi thì thành công rồi. Nếu như lúc đó phiền não dấy khởi, thì không thể vãng sanh.
 

Buổi 18 ngày 03/04/2022

Hành môn, chính là cảm thấy chính mình cái gì cũng không biết, cái gì cũng không hiểu, mọi thứ đều không bằng người, người như vậy sẽ rất khiêm tốn, chịu lão thật niệm Phật, thông thường hạng người này phẩm vị vãng sanh đều rất cao.

Người có giải mà không hành, hoàn toàn tương phản, họ cống cao ngã mạn, tự mình cho là đúng, luôn luôn xem thường việc tu hành, trái lại không thể vãng sanh.

Dẫn chúng tu hành là công việc tự lợi lợi tha, quan trọng nhất là chân thành, chân thực, chính mình có tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm cung kính, tâm từ bi, thì thành công rồi.

Tu hành quan trọng nhất là phải nắm lấy cương lĩnh, giữ vững nguyên tắc, công phu dễ dàng có lực.

Nguyên tắc, cương lĩnh chính là “Phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm”.

Ý nghĩa, đạo lí của hai câu nói này nhất định phải lí giải thấu triệt , phải tuân theo “Quy tắc tu học Đồng tu Tịnh tông” mà thực hành “Tam phước, lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện".

Cần phải ứng dụng vào trong đời sống, đây chính là “tự hành hóa tha”.

Trong pháp Đại Thừa, viên mãn nhất, cứu cánh nhất chính là “Hạnh Bồ tát Phổ Hiền”.

Hạnh Bồ tát Phổ Hiền, chính là “Lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai, quảng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỉ công đức, thỉnh chuyển pháp luân, thỉnh Phật trụ thế, thường tùy Phật học, hằng thuận chúng sinh, phổ giai hồi hướng”, những điều này đều là thực hiện trong sinh hoạt thường ngày.

Lễ kính, bao hàm chân thành và cung kính; xưng tán, nhất định có pháp hỉ sung mãn; quảng tu cúng dường, chính là phụng sự tất cả chúng sanh.

Cho nên hạnh Phổ Hiền phạm vi bao gồm rất sâu rộng, quyết không phải là lấy một chút tiền cho vào bao đỏ chính là cúng dường, quan niệm này là sai lầm.

Ở trong hành môn, tóm lại trong một câu, chính là pháp sám hối “Sám hối nghiệp chướng” của Bồ tát Phổ Hiền.

Pháp sám hối quan trọng nhất chính là chuyển đổi tâm, chuyển đổi hành vi, tuy rằng không có hình thức, cũng là chân thật sám hối.

Nếu chỉ là đầy đủ trên hình thức, chỉ chiếu theo những gì trên mặt chữ mà làm, tâm không thay đổi, hành vi cũng không đổi, đó không phải là sám hối, chẳng có tác dụng gì.

Tu hành có ba giai đoạn:

• Giai đoạn thứ nhất, đọc thuộc kinh văn.

Đem kinh điển đọc ba nghìn lần(biến), thuộc lòng kinh văn, ghi nhớ lời dạy của kinh điển.

• Giai đoạn thứ hai, cầu viên giải.

Đối với ý nghĩa giáo huấn của Phật, phải tường tận, phải lí giải được viên dung, mới không bị mắc kẹt ở câu chữ.

Phải ứng dụng linh hoạt trong đời sống hàng ngày, đây mới là không đọc một bộ sách chết, mới là khai trí tuệ.

• Giai đoạn ba là phải thực hành.

Y theo lý luận phương pháp của kinh điển, tu sửa tư tưởng, kiến giải, hành vi sai lầm của chúng ta, đây gọi là chân thật tu hành, như vậy mới có thể vãng sanh.

Mà không phải là chỉ đem bộ kinh đọc đủ ba nghìn lần, vậy thì không có tác dụng gì.

Phải nên biết rằng Phật pháp từ xưa đến nay đều là chú trọng ở thực hành, chính là phải làm cho được.

 

Buổi 19 ngày 10/04/2022

Làm việc ở nhà bếp mỗi ngày như nấu cơm, rửa bát, lau bàn, người thế gian cảm thấy những việc này là khổ cực, ngược lại người giác ngộ lại cảm thấy an lạc, nhưng những việc này thật ra chính là Lục độ vạn hạnh, chính là tam học: giới, định, tuệ. Làm việc vẫn giống nhau, công việc vẫn giống nhau, chỉ là quan niệm trong tâm thay đổi mà thôi, khi vừa thay đổi thì là đời sống của Bồ tát. Trong kinh Hoa nghiêm dạy chúng ta những điều này, dạy chúng ta làm thế nào để có được một cuộc sống an vui nhất, hạnh phúc nhất. Đây chính là sự thật, đây chính là tu hành; là hạnh của Bồ tát Đại thừa, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chính là tu ở chỗ này. Người không hiểu, cho rằng ngày ngày làm những việc này thực sự quá khổ, ngay cả bà nội trợ nào cũng đều muốn bỏ chạy cả. Đây là mê, mê thì khổ rồi; ngộ thì liền vui. Người giác ngộ, biết rằng ở những nơi này chính là tu bố thí, tu xưng tán, tu cúng dường, tu nhẫn nhục, tu thiền định, tu Bát nhã, cho nên mê ngộ hoàn toàn không giống nhau.

Phật dạy chúng sinh phước huệ song tu, phước huệ viên mãn rồi thì gọi là Nhị túc tôn, cho nên tu phước, tu huệ đều vô cùng quan trọng.

Tu phước phải tu như thế nào? Suy nghĩ cho chúng sinh nhiều hơn, làm việc cho chúng sinh nhiều hơn, quên đi bản thân mình, đó chính là đại phước báo. Thế nào là tạo ác? Niệm niệm nghĩ cho chính mình, niệm niệm làm việc vì bản thân mình, đây là đại ác.

Xả tài là phước, nhưng quan trọng hơn là không dính tướng. Chấp trước tướng mà tu phước sẽ rơi vào quả báo trời người; còn lìa tướng mà tu phước thì có thể minh tâm kiến tánh, vãng sanh bất thoái thành Phật.

Không chỉ xả bỏ ngoại tài, mà nội tài cũng cần phải xả. Nội tài là gì? Tinh thần của chúng ta, sức lực của chúng ta có thể phụng sự đại chúng vô điều kiện, đây gọi là xả nội tài. Chẳng cầu báo đáp, chăm chỉ vì xã hội, vì đại chúng phụng sự, đây chính là bố thí.

Mục đích của việc ấn định thời khóa sáng tối là giúp chúng ta thay đổi tâm hạnh của mình, nếu chúng ta công phu rồi mà tâm hạnh vẫn không thay đổi thì thời khóa sớm tối uổng phí rồi.

Thời khóa sáng tụng phẩm thứ sáu trong kinh Vô Lượng Thọ, mục đích là hi vọng tâm tánh mỗi người đều có 48 lời nguyện, đây gọi là niệm Phật, nhớ Phật, trong lòng chân thật có Phật, trong tâm chân thật có Phật A Di Đà, có bốn mươi tám lời nguyện của Ngài. 48 lời nguyện đó bao hàm y chánh trang nghiêm của thế giới Tây phương Cực Lạc. Thời khóa tối thì niệm niệm đều không quên lời dạy của đức Phật A Di Đà, chúng ta phải y giáo phụng hành, như pháp mà tu trì, đây là chân thật niệm Phật, không phải niệm trên đầu môi chót lưỡi.

Từ phẩm thứ 32 đến phẩm thứ 37 của kinh Vô Lượng Thọ là những lời dạy của đức Phật A Di Đà, nội dung chính là ngũ giới thập thiện, là nền tảng mà Đại thừa và Tiểu thừa cùng nương tựa. Từ nơi đây, chúng ta chăm chỉ học tập, như vậy niệm Phật mới có thành tựu.

Buổi 20 ngày 17/04/2022

Trong Xã Hội nói “Học Làm Người”, học làm người chính là học luân lý, đạo đức.

Nếu như học mười thiện, tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), chính là học làm thiên nhân cõi trời Dục Giới, vậy thì họ cao hơn chúng ta một cấp rồi. Học tứ thiền bát định chính là học làm thiên nhân của cõi trời Sắc Giới, cảnh giới càng cao hơn. Học bốn mươi tám nguyện, học lục độ, mười đại nguyện vương, đó chính là học làm thiên nhân của thế giới Tây Phương Cực Lạc, đây mới là điều chúng ta thật sự phải học.
“Học”, không phải là nói “ta hiểu”, “ta tường tận”, thì được xem là học rồi. “Học” ý nghĩa chữ này là “làm theo ”, “học tập” nó là động từ, không phải danh từ, chính là muốn chúng ta chân thật làm bằng được. Ngày nay chúng ta tu hành, chính mình không đạt được pháp hỷ, đó chính là ở trong những ngày tháng xen tạp, tại vì sao không đạt được pháp hỷ? Bởi vì chúng ta chưa chân thật học tập.
Học phải từ chỗ nào mà học? Từ đọc kinh mà học. Trên kinh dạy chúng ta làm thế nào, chúng ta làm như thế đó, y theo kinh điển mà nghiêm túc phản tỉnh. Mỗi ngày có thể phát hiện một lỗi lầm của mình, chính là giác ngộ, mỗi ngày có thể sửa lỗi lầm của bản thân, mới là thật tu. Đây chính là “thật làm” mà trong “Tịnh Ngữ” lão cư sĩ Hạ Liên Cư đã nói. Có thể thật tu, thật làm, ba năm liền siêu phàm nhập thánh, thì không phải phàm phu; không chịu học, không chịu làm, vậy thì hết cách rồi.
Đọc kinh phải dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính mà đọc, liền sẽ có chỗ ngộ. Một số người đọc kinh rất khổ sở, bởi vì họ dùng tâm vọng tưởng, phân biệt, phiền não để đọc, đối với ý nghĩa, cảnh giới trong kinh điển hoàn toàn không thể thể hội, đương nhiên càng đọc càng khổ. Chỉ có dùng tâm chân thành, thanh tịnh, cung kính mà đọc, mới có thể tương ưng với tâm của Phật, mới có thể phát hiện được ý nghĩa ở trong kinh. Do bởi chân thành, thanh tịnh, cung kính là không có cùng tận, cho nên ý nghĩa của kinh cũng không có cùng tận, vô cùng vô tận.
Trong “Kinh Hoa Nghiêm biệt hành sớ sao”, nói đến “quảng tu cúng dường”: tài cúng dường không bằng pháp cúng dường. Khai thị trong kinh văn của ngài cư sĩ Duy Ma Cật vô cùng tinh túy: “Bố thí pháp là “lấy mình làm gương”, “như pháp tu hành”, làm tấm gương cho tất cả chúng sanh, đây là chân thật bố thí pháp”.
Bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, chúng ta chân thật mà làm, tu ba loại nhân này, sẽ được ba loại quả báo: được tài phú, thông minh trí huệ, khỏe mạnh sống lâu. Làm ra cho tất cả chúng sanh xem, để họ nhìn thấy quả báo này, nhờ bạn chỉ giáo cho, bạn liền nói cho họ nghe phải tu ba loại nhân này, cho nên nhất định phải làm ra tấm gương cho người khác xem. Từ trì giới, chính mình nghiêm túc trì giới, đoạn tất cả ác nghiệp, khiến tâm địa chính mình chân thật đạt đến thanh tịnh, lương thiện. Cho đến nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát nhã đều phải chân thật làm được, chính là pháp bố thí. Nếu như bạn không làm được, bạn nói cho người khác nghe, khuyên người khác, vậy thì không có ích gì, người ta cũng chưa chắc sẽ tin tưởng.
 

Buổi 21 ngày 24/04/2022

Bàn về phương pháp tu trì (Phần 8) (Trang 48, 49, 50)

Trong kinh đức Phật dạy: “Chúng sanh sợ quả, Bồ tát sợ nhân.” Chúng sanh nhìn thấy quả báo họ mới biết phản tỉnh. Nhìn thấy quả báo tốt thì họ ngưỡng mộ, nhìn thấy quả báo xấu họ liền sợ hãi. Cho nên, chúng ta phải chân thật mà làm, đem quả báo trình diễn trước mọi người, để họ tự kiểm điểm lại mình, tự phản tỉnh, sau đó phát tâm học tập, đây mới là chân thật bố thí pháp.

Mục đích chúng tôi giảng kinh Kim cang chính là khuyên mọi người, dạy đại chúng hiểu rõ chân tướng sự thật, phải chân thật một lòng một dạ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Những gì trong kinh Kim Cang nói, ngay cả trong hai mươi hai năm đức Thế Tôn nói kinh Bát nhã, chính là dạy chúng ta nhìn thấu, buông xuống. Vì sao bốn chữ ‘nhìn thấu, buông xuống’ này mà phải giảng đến hai mươi hai năm? Thử nghĩ xem, người nào sau khi nghe được thì có nhìn thấu không? Đã buông xuống được chưa? Nghe thì nghe rồi, nói cũng nói rồi, nhưng vẫn nhìn không thấu, vẫn buông không được. Trong tâm từ sáng đến tối vẫn là suy nghĩ vọng tưởng, lời nói và hành vi vẫn là phê bình người khác mà không biết kiểm điểm bản thân, đây chính là nhìn không thấu, buông không xuống.

Tu học Phật pháp luôn không rời xa ‘giới, định, tuệ’. Giới chính là tuân thủ pháp, gìn giữ quy củ, vâng theo những lời dạy của đức Thế Tôn ở trong tất cả kinh điển, chúng ta tuân thủ mà làm. Then chốt quan trọng nhất trong tu hành chính là ‘định’, ‘định’ chính là tâm thanh tịnh. Có thể tu tâm thanh tịnh của chính mình trong tất cả cảnh thuận vả cảnh nghịch, không bị nhiễu loạn, ô nhiễm bởi con người hoàn cảnh, thì đạo nghiệp của bạn đã thành tựu rồi. Có định thì có tuệ, ‘tuệ’ chính là có thể phân biệt được thiện ác phải quấy, tuy có thể phân biệt nhưng tuyệt đối không khởi tâm động niệm. Vì một khi khởi tâm động niệm thì lại rơi vào trong ý thức, sẽ không có giới, định, tuệ. Cho nên, đối với bất cứ người nào chư Phật Bồ tát đều không có oán hận, ngay cả khi có người ác, việc ác đến chướng đạo, các ngài cũng xem là điều tự nhiên, không hề khởi tâm oán hận. Vì sao? Vì hi vọng người ác có thể sớm giác ngộ, quay đầu, vì người ác cũng có Phật tánh, cho nên chư Phật Bồ tát rất tôn kính họ.

Nhà Phật thường nói ‘khai ngộ’, ‘tu hành’, đọc kinh sẽ có chỗ ngộ, niệm Phật sẽ có chỗ ngộ, kỳ thật ở ngay trong đời sống hằng ngày như đối người tiếp vật cũng đều có chỗ ngộ. ‘Chỗ ngộ’ chính là phát hiện ra lỗi lầm, phát hiện ra lỗi lầm chính là khai ngộ, sửa đổi sai lầm chính là tu hành. Tu hành không phải là ám chỉ mỗi ngày đọc được bao nhiêu quyển kinh, niệm được bao nhiêu câu Phật hiệu, lễ được bao nhiêu vị Phật; thực tế mà nói thì đó chỉ là hình thức và vẻ bên ngoài mà thôi. Công phu chân thật là ‘biết lỗi’ và ‘sửa lỗi’, nếu có thể làm được bốn chữ này, thì một ngày của bạn sẽ trải qua rất thiết thực, không uổng phí.

Gặp việc thế gian thì chúng ta làm, đó là tu phước. Khi làm việc không nên sợ bị thiệt thòi, làm nhiều thì tu phước nhiều, vậy thì có gì mà không tốt? Lúc làm việc không được chấp trước, không được để trong tâm, trong tâm một chút dấu vết cũng không lộ ra, như câu ‘ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm’ (nên không chỗ trụ, mà sinh tâm kia) mà trong kinh Kinh cang đã giảng nói, đây mới là phước báo chân chánh, liền đem phước đức chuyển thành công đức rồi. Nếu trong tâm thường hay nghĩ ‘ta đã làm được rất nhiều việc rồi’, đây chính là pháp thế gian, là phước báo hữu lậu, quả báo có được sẽ rất nhỏ.

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 182


Hôm nayHôm nay : 26019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975231

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43219375

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.