Lấy giáo dục hoằng dương Phật pháp. Lấy giảng giải bồi dưỡng nhân tài. Lấy từ bi lợi ích xã hội. Lấy chân thành phát triển giao lưu. Lấy chuyên tu cầu sanh Tịnh Độ.

Trang chủ »Pháp ngữ »Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc

Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (Tập 27)

Thứ năm - 05/07/2018 12:36

3.14 Kinh văn:

“Tá nhân vật, cập thời hoàn. Hậu hữu cấp, tá bất nan”.

 “Mượn đồ người, trả đúng hẹn. Sau có cần, mượn không khó”.

Khi mượn đồ của người khác, chúng ta phải luôn luôn nghĩ khi nào nên trả lại. Điều này cần phải cẩn thận. Bởi vì người ta cho chúng ta mượn đồ là đã giúp đỡ chúng ta, chúng ta phải biết ơn. Nếu như chúng ta trả không đúng hẹn thì không có đạo nghĩa. Khi chúng ta đã xác định thời gian trả nhưng sợ mình quên thì chúng ta có thể viết trực tiếp lên lịch treo tường (mỗi ngày chúng ta đều xem lịch nên sẽ không quên), hoặc ghi vào quyển sổ tay của quý vị, hoặc viết vào lịch làm việc. Mỗi lần mượn đồ của người khác, quý vị đều cẩn thận như vậy thì sau này người ta sẽ rất vui vẻ cho quý vị mượn đồ.

Vào thời nhà Minh, có một lần Trịnh Liêm đến nhà một gia đình giàu có mượn sách. Họ nói với ông: “Mười ngày sau ông phải trả quyển sách này. Mười ngày trôi qua rất nhanh. Người ta đồng ý cho mượn, ông vô cùng hoan hỷ. Ngày thứ mười thì tuyết rơi rất nhiều, chủ nhân của quyển sách nghĩ có lẽ ông không đến, nhưng Trịnh Liêm vẫn đội gió tuyết lớn đi trả. Vị chủ nhân đó rất cảm động và rất khâm phục ông. Vị chủ nhân đó nói: Sau này chúng tôi rất sẵn lòng cho ông mượn sách”.

Khi chúng ta mượn đồ của người khác mà nét mặt người ta không vui thì không nên trách người ta, mà cần phải xét lại bản thân mình. Sự tín nhiệm của xã hội đối với chúng ta là do chính bản thân mình xây dựng nên từng chút từng chút một. Chúng ta không nên chỉ ngưỡng mộ: “Người đó sao mà được người khác tin tưởng như vậy!”. Tất phải có nguyên nhân. Chúng ta phải tự cố gắng hướng theo đó mà nỗ lực.

Ngày nay, người mượn tiền là đại ca, người cho mượn tiền là tiểu đệ. Người mượn tiền đều ngồi trên cao, người cho mượn tiền thì phải đi cầu xin họ trả lại. Quý vị xem, xã hội này có điên đảo không? Đã mượn tiền rồi nhưng khi có tiền vẫn không trả. Điều này thật xấu xa. Họ không nghĩ lại lúc đầu người ta đã tốt bụng cho mình mượn tiền. Người thời xưa thường thật thà, chỉ cần có tiền thì họ lập tức đi trả nợ. Chữ tín thời xưa có giống ngày nay không? Không giống. Chữ tín thời xưa là nhân cách, có cần viết giấy nợ không? Sự thành tín của người xưa thể hiện nhân cách của một người, họ không cần phải ghi giấy nợ.

Thật sự khoảng năm - sáu mươi năm trước, người trong xã hội đều có đức tính như vậy. Ví dụ như ông ngoại của tôi trước đây là chủ tiệm gạo, rất nhiều người chưa có tiền nhưng ông vẫn bán gạo cho họ. Đến tết, đến ngày lễ, đại đa số những người này đều mang tiền đến trả. Nhưng cũng có một số ít người chưa đến trả vì họ không có tiền, ông ngoại tôi vẫn không đi đòi. Bởi vì giữa người với người đều rất tin tưởng nhau, đều biết rằng khi đối phương có tiền nhất định sẽ mang đến trả. Hiện giờ chắc là họ đang gặp khó khăn, nếu chúng ta vẫn đi đòi thì không có đạo nghĩa. Quý vị xem, con người trước kia đều tín nhiệm lẫn nhau.

Chữ tín của Phương Tây là gì? Là giấy trắng, mực đen. Suy nghĩ của người Phương Tây chính là trước tiên họ phải hoài nghi quý vị có phải là người tốt hay không, có phải là người giữ chữ tín không? Quý vị phải chứng minh cho họ xem quý vị có giữ chữ tín hay không. Đây là thái độ khác nhau đối với chữ tín giữa Phương Đông và Phương Tây. Chúng ta hiện nay đang xử lý vấn đề chữ tín này theo Phương Đông hay Phương Tây? Hiện nay đa số đang chạy theo Phương Tây. Bởi vì muốn làm giống theo Phương Đông thì không mấy người dám làm, trong lòng sẽ lo lắng, sợ người thời nay nói mà không giữ chữ tín. Rốt cuộc là chúng ta tiến bộ hay tụt hậu vậy? Chúng ta cần phải bình tâm suy nghĩ. Đáng lẽ phải trả cho người ta mà quý vị không trả, xem ra quý vị đã chiếm được một chút lợi, nhưng thật sự quý vị đã làm cho chữ “tín” của toàn xã hội dần dần mất đi.

Ở Thẩm Quyến có một thương nhân đàm phán chuyện mua bán đất với người nông dân. Đàm phán xong, người nông dân đồng ý việc bán mảnh đất đó cho ông. Sau khi mua, ông chỉ trả một nửa số tiền, một nửa còn lại thì không trả. Người nông dân đó rất tức giận, vì đó là mảnh đất duy nhất của họ. Người thương nhân vẫn còn nợ sáu ngàn Nhân Dân Tệ không trả. Con người cảm thấy chiếm được lợi của người khác hình như là bản thân mình có lợi. Rốt cuộc mấy ngày hôm sau, người nông dân đó mang bom đến nhà người mua đất cùng sống chết với ông. Báo chí viết: “Một mạng người giá bao nhiêu tiền? Sáu ngàn Nhân Dân  Tệ. Vì vậy, chữ tín vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, chúng ta cần phải giữ tốt chữ tín của mình. Thứ hai, phải luôn luôn nghĩ rằng người khác cho chúng ta mượn đồ là giúp đỡ chúng ta, chúng ta không nên quên đạo nghĩa. Có ơn đức này thì tự nhiên chúng ta sẽ thận trọng, đã nói là sẽ giữ lời.

Khổng Lão Phu Tử trong “Luận Ngữ” cũng nhiều lần nhắc đến tầm quan trọng của chữ “tín”.  

Chữ “Tín” Trong “Luận Ngữ”

Trong “Luận Ngữ” có nói: “Nhân vô tín bất lập”, người không có chữ tín thì không có chỗ đứng trong xã hội, không có chỗ đứng trong tập thể. Bởi vì xã hội là một sinh hoạt đoàn thể, nếu như mọi người đều không tin tưởng quý vị, xa cách quý vị, thì quý vị rất khó phát triển. Khổng Lão Phu Tử cũng nói: “Người không có chữ tín không làm nên chuyện gì”. Nếu như một người bất tín thì thật sự không biết họ có thể làm nên được việc gì. Vì vậy, chữ tín đối với một người vô cùng quan trọng.

Chúng ta xem chữ tín này, đây là chữ hội ý. Bên trái là chữ nhân, bên phải là chữ ngôn, nghĩa là một người đã nói thì nhất định phải giữ uy tín, nói thì phải giữ lời. Thái độ của người thời xưa đối với lời nói là “một lời nói đáng giá ngàn vàng”, nhất ngôn cửu đỉnh.

Ngoài ý nghĩa phải giữ uy tín ra, chữ “tín” này còn có một hàm ý khác, chính là tín nghĩa, “tínnghĩa kết hợp với nhau. Sự tín nghĩa tuy không được nói ra nhưng mọi người đều ngầm hiểu trong lòng. Ví dụ tuy chúng ta không nói với cha của mình là con phải hiếu thảo với cha, nhưng ở trong lòng chúng ta luôn luôn giữ lấy chữ “nghĩa” này.

Chữ tín” này còn có một nghĩa rộng khác là đạo nghĩa, tình nghĩa, ân nghĩa, cách nói ngày nay chính là nghĩa vụ, bổn phận làm người, nghĩa vụ làm người. Từ chỗ này để lý giải chữ tín thì quý vị có thể giải thích ý nghĩa của chữ “tín” này rộng hơn. Chúng ta biết, tri thức của Thánh nhân không ngoài việc làm tốt mối quan hệ giữa người với người. Đây là điều căn bản nhất, chính là học cách làm người trước.

Làm người phải giữ chữ tín như thế nào?

Làm người không nằm ngoài năm mối quan hệ luân thường đại đạo.

“Ngũ Luân” là gì vậy? Điều này phải kiểm tra, quý vị cần phải tập trung tinh thần để trả lời câu hỏi. Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” (Cha con có tình thân, vua tôi có đạo nghĩa, chồng vợ có bổn phận riêng biệt, người lớn và trẻ nhỏ có tôn ti trật tự, bạn bè giữ chữ tín). Ngũ luân là năm mối quan hệ này.

Có hoàng đế nào nói với các quan là: Khanh phải hết lòng trung thành với trẫmkhông? Có nói như vậy không? Không cần nói, bởi vì đó là nghĩa vụ, bổn phận của một người, là thái độ làm người, tuy không cần phải nói ra nhưng họ vẫn giữ bổn phận này.

  • Chữ “tín” trong quan hệ cha - con

Chúng ta xem mối quan hệ cha - con. Đương nhiên trước tiên nói thì phải giữ lời thì quý vị mới có thể dẫn dắt gia đình và con cái trở nên tốt đẹp, con cái mới nể phục quý vị. Nếu như người cha nói một đằng làm một nẻo thì con cái có tôn kính không? Không thể. Nếu như quý vị tiếp tục như vậy thì chắc chắn đứa con sau này sẽ ngỗ nghịch. Bởi vì chúng tích lũy sự bất mãn, không nể phục như vậy thì sẽ có một ngày núi lửa phun trào. Vì vậy, đối với con cái cần phải nói thì phải giữ lời.

Thời nhà Chu có câu chuyện “Tăng Tử Giết Lợn”. Câu chuyện kể rằng, khi vợ của Tăng Tử phải ra bên ngoài mua thức ăn thì đứa con liền nói: Mẹ ơi! Con muốn đi với mẹ. Người mẹ liền nói: Con đừng có đòi đi, nếu như con ngoan ngoãn thì khi trở về mẹ sẽ giết lợn cho con ăn. Tăng Tử nghe được câu chuyện vợ mình nói dối đứa con, cho nên khi người vợ trở về thì nhìn thấy Tăng Tử đang mài dao. Vợ ông sợ quá liền chạy đến nói: Tôi chỉ nói đùa với con thôi, ông cho là thật sao?. Tăng Tử liền nói với vợ: “Nếu như đối với con cáibà không giữ lời, thì cả cuộc đời của bà muốn con tin tưởng bà là điều rất khó.

Vì vậy, làm người lớn cần phải cẩn thận lời nói, việc làm. Quý vị chắc chắn mình làm được thì mới hứa. Hơn nữa, không chỉ quý vị làm được mới hứa mà cần phải xét rằng lời hứa này có lợi ích gì cho con cái hay không. Quý vị không nên nói kinh tế của nhà tôi sung túc như vậy, chúng muốn cái gì thì cho cái đó, mà cần phải xem có cần thiết hay không.

“Đệ Tử Quy” nói: “Việc không tốt, chớ dễ nhận. Nếu dễ nhận, tiến lui sai”. Vì vậy, quý vị là phụ huynh thì cần phải chú ý đến sự cẩn thận trong lời nói.

Giữa cha con, ngoài việc nói phải giữ lời thì cha nhất định phải thương yêu con cái, con cái nhất định phải có hiếu với cha mẹ. Chúng tôi thường nghe một số bạn bè nói: Con cái đã được sinh ra thì nên tận tâm tận lực dạy dỗ chúng cho tốt. Đây là bổn phận làm người. Tôi rất thích nghe những lời như vậy vì khi nghe đều cảm thấy máu huyết trong người tuần hoàn rất tốt, đây là chính khí hạo nhiên (nguồn năng lượng tốt). Khi nói chuyện với một người thật sự có đạo nghĩa, quý vị sẽ cảm thấy rất thoải mái. Những người con hiếu thảo thời xưa thật sự luôn luôn không quên ân đức của cha mẹ, ân nghĩa của cha mẹ.

Câu chuyện về Chu Thọ Xương tìm mẹ.

Vào thời nhà Tống, có một người trí thức tên là Chu Thọ Xương. Lúc ông bảy tuổi, người vợ cả của cha ông rất đố kỵ với mẹ của ông (mẹ ông là vợ thứ) nên kiên quyết ép mẹ của ông đi lấy người khác. Vì vậy, khi ông bảy tuổi thì phải xa mẹ. Quý vị xem, đứa trẻ mới bảy tuổi mà phải đối mặt với một bi kịch lớn trong cuộc đời, một sự thử thách như vậy. Nhưng đứa trẻ này luôn luôn nghĩ đến việc sau này phải đi tìm mẹ trở về. Chúng ta thấy một đứa trẻ mới bảy tuổi mà có thái độ như vậy đối với cha mẹ, thật vô cùng cảm động! Nếu quý vị nói: “Bảy tuổi thì biết cái gì chứ? là sai rồi! Chỉ cần từ nhỏ quý vị dạy chúng những đạo lý làm người, thì đứa trẻ bảy tuổi cũng có thể khiến chúng ta khâm phục trong lòng. Ông luôn thăm dò tin tức của mẹ ông suốt mấy mươi năm nhưng không có tin tức gì. Sự nghiệp của ông cũng phát triển rất tốt. Ông cũng làm quan vào thời Tống Thần Tông. Vào năm ông 57 tuổi, đã 50 năm trôi qua, ông hạ quyết tâm và nói với người thân của mình rằng: Tôi phải đi tìm mẹ tôi. Nếu như tôi không tìm được mẹ thì tôi sẽ không trở về. Nhất định phải tìm cho được, quyết chí đến cùng.

Quý vị bằng hữu, ông có tìm được mẹ không? “Thành tâm thành ý thì vàng đá cũng tan chảy”. Những người khác thì nghĩ rằng ông đangmò kim đáy biển. Thật sự giữa cha con, giữa mẹ con đều có sự liên kết. Ông đã tìm đến vùng Thiểm Tây xa xôi, đến một nơi gọi là Đồng Châu. Đúng lúc đó thì trời đổ mưa. Đây cũng là sự cảm ứng, nên ông liền dừng lại nơi đó. Sau đó thì ông có nhân duyên nghe được tin tức của mẹ ông. Thật sự là trời đất không vô tình, dựa vào tâm của chúng ta mà sinh ra cảm ứng.

Quý vị bằng hữu, chúng tôi đã từng đến Ôn Châu để giảng. Nơi đó mấy tháng trời không có mưa, hôm chúng tôi đến thì trời liền mưa. Chúng tôi đi đến đảo Tần Hoàng, nơi đó mấy tháng không có mưa, buổi tối hôm chúng tôi đến thì trời đã đổ một cơn mưa tuyết đầu tiên trong năm. Thật sự toàn bộ hoàn cảnh thiên nhiên cùng với tâm con người là một thể. Tâm con người thiện thì quốc thái dân an, tâm con người ác thì tai nạn liên miên. Vì vậy hiện nay chúng ta cần phải xoay chuyển tình hình của xã hội, không nên than vãn, phải bắt đầu từ căn bản, bắt đầu từ nơi tâm chúng ta, đem tâm chuyển đổi thành ý niệm thiện. Tiến thêm một bước là tạo ra sự ảnh hưởng đến càng nhiều người trong xã hội thì tất cả tai nạn tự nhiên sẽ từ từ được hóa giải.

Vì vậy, Chu Thọ Xương đã tìm được mẹ mình một cách thuận lợi. Mẹ ông lúc đó đã hơn bảy mươi tuổi. Mẹ con gặp nhau rất cảm động, ôm nhau mà khóc. Chu Thọ Xương không những đón mẹ về phụng dưỡng mà ngay cả những người em trai, em gái mà mẹ ông đã sinh sau này ông cũng đón về. Xin hỏi, ông cùng với những người em cùng mẹ khác cha này có ký giao kèo không? Không có. Người xưa đều là tín nghĩa, tình nghĩa, cho nên ông đã đón tất cả về cùng chung sống. “Anh thương em, em kính anh. Anh em thuận, hiếu trong đó ”. Đây là tình nghĩa của Chu Thọ Xương đối với mẹ ông.

Câu chuyện về Thái sử Hoàng Đình Kiên rửa bô cho mẹ.

Thời Nhà Tống có một vị trí thức khác tên là Hoàng Đình Kiên. Ông rất giỏi về văn học. Lúc đó ông đã làm Thái Sử, là một chức quan tương đối cao, nhưng mỗi ngày ông nhất định phải tự mình rửa bô nước tiểu giúp mẹ. Không phải ông không có người giúp việc, nhưng ông nhất định kiên trì làm giúp mẹ công việc mà người con cần phải làm. Ngay cả bô nước tiểu cũng rửa, chứng tỏ những công việc khác ông cũng sẽ tận tâm, tận lực. Hoàng Đình Kiên tuy làm quan lớn, tuy đã có được danh lợi tiếng tăm nhưng tâm hiếu chí thành của ông có bị danh lợi, tiếng tăm làm cho ô nhiễm không? Không có.

Chúng ta nhìn lại xã hội của chúng ta hiện nay, khi một người kiếm được rất nhiều tiền thì tâm hiếu của họ có thay đổi không? Rất có thể trở thành một người lắm tiền nhiều tật, dùng tiền để tận hiếu. Có thể tâm cung kính đó không còn đủ. Vì vậy, chúng ta đối chiếu với người xưa, cần phải nỗ lực học tập theo người xưa. Đây là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nói thì phải giữ lời và phải có tín nghĩa, phải tận bổn phận.

  • Chữ “tín” trong quan hệ thầy - trò

Thời xưa còn có một mối quan hệ có ảnh hưởng rất lớn đối với cả cuộc đời của một người, mặc dầu không có nêu trong “ngũ luân” này, đó là luân thường đạo lý giữa thầy và trò. Thật sự quan hệ thầy trò có nằm trong “ngũ luân” hay không? Ở luân nào? Câu trả lời không giống nhau. Một ngày là thầy, cả đời là cha. Đây là đạo lý luân thường giữa cha và con, không hai không khác. Từ trong lễ nghi xưa, chúng ta thấy được khi cha mẹ qua đời thì con cái phải để tang ba năm, thầy giáo qua đời thì trong tâm của học trò cũng để tang ba năm, hoàn toàn giống nhau.

Chúng ta hãy nhìn xem giữa thầy và trò thời xưa giữ chữ tín như thế nào? Khi chúng ta dạy học trò nhất định phải “nói lời phải giữ lấy lời”, mới có thể làm cho học trò tâm phục khẩu phục. Như vậy học trò nhận lời làm việc gì cho thầy giáo cũng nhất định sẽ tận tâm, tận lực để làm.

Khổng Lão Phu Tử khi xưa dạy học có ba ngàn học trò, trong đó có bảy mươi hai hiền nhân. Khi Khổng Lão Phu Tử qua đời, những học trò này dựng lều ở bên cạnh mộ của Khổng Lão Phu Tử, kiên trì thủ hiếu ba năm. Pháp luật có quy định như vậy không? Không có. Đó là bày tỏ tấm lòng đạo nghĩa, ân nghĩa đối với thầy giáo. Trong số đó có một học trò thủ hiếu sáu năm là Tử Cống. Bởi vì khi Khổng Lão Phu Tử qua đời thì Tử Cống đang làm ăn ở một quốc gia khác, nên ông cứ mãi ân hận là đã không tự tay mình tiễn đưa thầy. Vì vậy, sau khi để tang ba năm thì ông tự mình lại tăng thêm ba năm nữa. Đạo nghĩa thầy trò như vậy chúng ta hiện nay thật sự rất khó lĩnh hội được sâu sắc, khó mà lĩnh hội được hết tấm lòng giữa thầy và trò.

Vào thời nhà Minh, có một vị quan nổi tiếng tên là Sử Khả Pháp, thầy của ông tên là Tả Trung Nghị Công. Tả Trung Nghị Công chủ trì kỳ thi tiến sĩ – kỳ thi lớn của quốc gia. Thông thường thành phần trí thức đều có một sứ mệnh đối với đất nước, đó là vì đất nước tuyển chọn người hiền tài. Vì vậy, thầy của ông trước ngày thi đã cải trang vi hành, bỏ quan phục, mặc quần áo cải trang đến những nơi chùa chiền để xem thử những người trí thức tham gia thi cử tư chất như thế nào. Tại sao thầy của ông không đến các tửu điếm để xem mà phải vào chùa chiền? Bởi vì người trí thức thời xưa học hành rất khắc khổ, đều là “mười năm đèn sách không ai hỏi han, đến khi thành danh thì thiên hạ liền biết đến”. Vì vậy, những người có tiền ở tửu điếm thì có thể thi không đậu. Vì vậy, thầy của ông mới đến một số ngôi chùa nổi tiếng để xem xét.

Khi đi vào phòng của Sử Khả Pháp, lúc đó Sử Khả Pháp vừa viết xong một bài văn nên ngủ thiếp đi. Thầy của ông thấy bài văn này của ông viết rất mạch lạc, lưu loát, câu văn biểu lộ khí tiết vì nước, vì dân, cho nên rất cảm động, liền lấy áo khoác của mình khoác lên người học trò Sử Khả Pháp.

Sau đó thi chính thức. Khi thầy của ông đang chấm bài thi, đọc đến một bài văn thì tinh thần phấn chấn, lập tức xếp đứng thứ nhất. Như vậy có phải là làm bừa không? Thời xưa họ cũng không biết bài văn đó là của ai, nhưng thầy của ông vì sao vừa xem thì xác định là của Sử Khả Pháp? Ngôn ngữ và lời văn là tiếng nói từ đáy lòng của một người, vì vậy thầy giáo cảm nhận được đó chính là bài văn của Sử Khả Pháp, liền xếp cho ông đứng thứ nhất, đậu trạng nguyên.

Thời bấy giờ, học trò thi đậu đều phải bái quan chủ khảo làm thầy, cho nên Sử Khả Pháp đã chọn ngày lành tháng tốt đến nhà của Tả Trung Nghị Công tiến hành lễ bái sư. Khi Sử Khả Pháp vào nhà, Tả Trung Nghị Công nói với mẹ mình là: Sau này người thừa kế chí nghiệp của đời con không phải là con của con mà là người học trò này. Thật sự, người chân chính học sách Thánh Hiền thời xưa không sợ mình không có con cái kế thừa, mà chỉ sợ không tuyển chọn được người hiền tài cho đất nước, không truyền thừa lại được học vấn của Thánh Hiền.

Vì sao tôi có sự cảm nhận sâu sắc như vậy? Bởi vì cô Dương và chú Lư cùng với tôi là người dưng nước lã, nhưng họ rất thương yêu tôi, đem kinh nghiệm cả đời của họ truyền hết lại cho tôi, còn sợ tôi không tiếp thu hết. Từ tấm lòng của họ, tôi sâu sắc cảm nhận được người đọc sách Thánh Hiền thời xưa thật sự luôn nghĩ cho nhân dân, luôn luôn nghĩ đến việc truyền thừa trí tuệ của Thánh Hiền.

Vì vậy sau này, Sử Khả Pháp và thầy của ông cùng làm quan trong triều. Thật không may, vào cuối đời nhà Minh, những thái giám nắm quyền nên thầy của ông bị hãm hại, bị giam vào trong ngục. Người làm học trò vô cùng lo lắng, liền tìm đủ mọi cách vào trong ngục để thăm thầy. Thầy của ông bị giam trong ngục, chịu hình phạt rất tàn nhẫn, bị họ lấy sắt nung đỏ rồi dí vào mắt, rất tàn khốc, ngay cả phần dưới đầu gối cũng bị cắt đứt. Khả Sử Pháp vô cùng lo lắng, liền cầu xin lính gác ngục cho ông gặp mặt thầy giáo một lần. Tâm chân thành của ông đã cảm động lính gác ngục. Lính gác nói với ông: “Ông nên cải trang vào trong ngục nhặt phế phẩm, nhặt rác, phải làm cho toàn bộ thân thể mình thật dơ bẩn, như vậy mới có thể trà trộn vào được. Sử Khả Pháp liền làm theo như vậy, từng bước đi vào trong ngục thăm thầy của ông. Khi nhìn thấy hình dạng của thầy như vậy, ông không kìm lòng được, gào khóc thảm thiết, liền nhào đến ôm lấy chân của thầy. Mắt của thầy không mở được nữa, đột nhiên nghe được tiếng của Sử Khả Pháp thì lập tức lấy hai tay vạch mắt ra, nhìn thẳng vào Sử Khả Pháp nói: Thân phận của con là gì? Con là trụ cột của quốc gia, làm sao có thể vào nơi cấm địa nguy hiểm như thế này? Để những kẻ xấu này hại con chết thì thà bây giờ ta đánh chết con còn hơn. Nói xong, thầy lập tức nhặt hòn đá dưới đất ném vào Sử Khả Pháp. Nhìn thấy thầy nổi giận đùng đùng như vậy nên Sử Khả Pháp liền nhanh chóng rời đi.

Quý vị bằng hữu, thầy của ông đã rơi vào cảnh thập tử nhất sinh, thấy học trò thân thiết như vậy đến thăm, ý nghĩ trước tiên của thầy là gì? Thầy có nghĩ cho bản thân mình không? Thầy chỉ nghĩ đến sự an nguy của quốc gia, nghĩ đến sự an toàn của học trò. Sau đó thầy của ông không may qua đời. Sử Khả Pháp cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của quốc gia, lãnh đạo quân đội phòng thủ bên ngoài. Trong lúc phòng thủ, Sử Khả Pháp cùng với binh lính chia thành ba đội, đêm khuya thay phiên nhau cùng với ông lưng kề lưng nghỉ ngơi, không dám ngủ. Quân lính của ông nhìn thấy vậy thì không đành lòng, liền nói với ông: Thưa đại nhân! Nếu như Ngài cứ tiếp tục như vậy thì chắc chắn thân thể sẽ chịu không ni. Sử Khả Pháp liền trả lời với quân lính rằng: “Nếu như ta đi ngủ đúng lúc quân địch tấn công, đất nước sẽ bị tổn hại, vậy thì ta có lỗi với đất nước, càng có lỗi với thầy của ta. Sử Khả Pháp thật sự luôn luôn ghi nhớ lời dạy dỗ của thầy. Vì vậy, học trò thời xưa báo ơn thầy của mình bằng cách y giáo phụng hành, thật sự phát huy học vấn của Thánh Hiền.

Mỗi lần Sử Khả Pháp trở về quê hương của ông, trước tiên không phải ông đi thăm người thân của mình mà là đi thăm vợ của thầy trước. Sử Khả Pháp đều tận tâm tận lực chăm sóc tất cả người thân của thầy mình. Đây chính là tình nghĩa thầy trò, đạo nghĩa thầy trò, không cần phải dặn dò. Chúng ta có thể thấy được tín nghĩa giữa thầy và trò vào thời xưa.

  • Chữ “tín” trong quan hệ vua - tôi, người lãnh đạo và cấp dưới

Trong “Ngũ Luân”, luân thứ hai là quân thần hữu nghĩa. Người làm vua có câu: “Quân vô hí ngôn” (vua không nói đùa), nói thì nhất định phải giữ lời. Bề tôi nhận lời làm việc cho vua nhất định cũng phải cố gắng làm cho được. Nếu như đã nói với vua mà không giữ lời thì có thể bị chặt đầu vì đã phạm tội khi quân.

Ngoài chữ tín trong lời nói ra, mối quan hệ vua tôi thời hiện nay chúng ta thì gọi là mối quan hệ của người lãnh đạo và cấp dưới, đều có nghĩa vụ, đạo nghĩa, tình nghĩa trong đó.

Chúng ta hãy xem vua Nghiêu ngày xưa đối xử thần dân của ông như thế nào. Một hôm đang đi trên đường, vua Nghiêu gặp được hai người dân bị bắt vì tội trộm cắp và đang bị giải đi chịu hình phạt. Vua Nghiêu nhìn thấy vô cùng hoang mang, lập tức đi đến hỏi: “Hai ngươi đã phạm tội gì? Vì sao bị bắt vậy?. Hai người đó nói: Vì trời hạn hán lâu ngày không mưa, chúng tôi không có gì ăn, cũng không có gì cho người nhà ăn, nên bất đắc dĩ phải trộm đồ ăn của người ta. Vua Nghiêu nghe xong thấy hổ thẹn, liền nói với quân lính rằng: Hãy thả hai người này ra, hãy bắt trẫm đi. Quân lính vô cùng ngạc nhiên: “Tại sao có thể bắt vua được chứ?. Vua Nghiêu nói: “Bởi vì trm không có đức hạnh nên mới chiêu cảm hạn hán lâu ngày không mưa, đây là lỗi thứ nhất của trẫm. Lỗi thứ hai là trẫm không dạy người dân được tốt. Trẫm đã phạm hai tội lớn này, người đáng bị bắt phải là trẫm. Vua Nghiêu nói lời này xong, lúc đó trên bầu trời mây đen liền kéo đến, không bao lâu nắng hạn gặp mưa rào.

Khi một người thương yêu người dân chí thành, thì tấm lòng của người đó nhất định có thể cảm động người dân cả nước đều noi theo gương của người đó. Nhân dân cả nước đều có tấm lòng như vậy thì tất cả tai nạn chắc chắn sẽ được hóa giải.

Tiên sinh Viên Liễu Phàm lúc làm huyện trưởng của huyện Bảo Đề cũng bị hạn hán lâu ngày không mưa. Ông cũng tự mình trai giới tắm gội để cầu mưa. Quả nhiên sau khi đọc xong sớ văn cầu nguyện thì lập tức trời đổ mưa. Quý vị bằng hữu không nên xem thường tâm chân thành của chúng ta. Lòng thành có thể cảm động đất trời. Vì sao cổ Thánh tiên Hiền có thể lưu danh vào sử xanh, có thể truyền lại cho đời sau? Đều do đạo nghĩa của họ đối với nhân dân.

Thời nhà Hạ, vị vua đầu tiên của nhà Hạ là Đại Vũ. Chúng ta nhất định biết câu chuyện Đại Vũ làm công trình thủy lợi, cũng biết rằng ông đi ngang nhà ba lần mà không vào nhà. Vì sao ba lần đi ngang nhà mà ông không vào? Bởi vì tai nạn nước rất cấp bách. Nếu như một ngày ông bất cẩn, lũ lụt có thể tràn vào thì không phải một người chịu nạn, một nhà chịu nạn mà là hàng ngàn hàng vạn người dân chịu nạn, cho nên ông lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Đại Vũ kết hôn được bốn ngày thì phải đi ngay. Từ ngày đó đến tám năm sau ông vẫn không về nhà, bởi vì làm thủy lợi tám năm. Sau đó ông thật sự đã dùng cách rất hay, đó là khai thông sông ngòi.

Cách làm này của Đại Vũ hiện nay chúng ta có thể dùng được không? Không phải bảo quý vị đi làm thủy lợi, mà dạy bảo con cái chúng ta cũng có thể dùng khai thông, thuận theo tình thế mà dạy bảo. Tuyệt đối không nên giống như cha của Đại Vũ luôn dùng cách ngăn chặn lại, vì nếu như vậy thì đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ đê. Chúng ta cũng phải dạy theo năng khiếu, tùy theo tính tình khác nhau của con cái mà cố gắng dạy dỗ chúng.

Từ vua Nghiêu, Đại Vũ, chúng ta có thể nhận ra, một người lãnh đạo có đạo nghĩa với nhân dân, nhân dân đối với lãnh đạo cũng có ơn nghĩa. “Vua hiền, tôi trung”. Người lãnh đạo phải nhân từ, luôn nghĩ đến cuộc sống của người dân. Cấp dưới cũng phải luôn cảm được ân đức của người lãnh đạo đã cho chúng ta có hoàn cảnh cuộc sống tốt. Nếu như không có công việc tốt, thì gia đình chúng ta có thể sẽ lo lắng, ba bữa không đủ no. Vì vậy, là bề tôi thì nhất định phải tận tâm tận lực cống hiến cho quân vương, đặc biệt khi quân vương phạm sai lầm thì họ nhất định thẳng thắn khuyên can.

Trước đây, trong đoạn văn nói về chữ “hiếu” chúng tôi đã giải thích tỉ mỉ: “Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi. Mặt ta vui, lời ta dịu. Khuyên không nghe, vui can tiếp. Dùng khóc khuyên, đánh không giận”, chúng tôi có nêu lên những ví dụ về những vị trung thần như Ngụy Trưng, Bính Cát.

Chúng ta hiện nay cũng có thể xem một đất nước như là một công ty, điều hành công ty cũng giống như điều hành một nước nhỏ vậy. Ý nghĩ đầu tiên của người lãnh đạo là phải mang lại lợi ích cho nhân viên, tuyệt đối không nên chỉ vì túi tiền của riêng mình. Khi quý vị chỉ vì túi tiền của mình mà không tôn trọng, không quan tâm chăm sóc nhân viên, thì nhất định sẽ không giữ được họ.

Mạnh Phu Tử có một đoạn giáo huấn rất quan trọng nói về quan hệ quân thần, trong đó nhắc đến: “Vua xem bề tôi như thủ túc thì bề tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bề tôi như chó ngựa thì bề tôi xem vua như người dưng, vua xem bề tôi như cỏ rác thì bề tôi xem vua như kẻ thù”.

Chữ “t này là chữ cổ, cũng chính là chữ thù của kẻ thù. Đoạn này của Mạnh Phu Tử rất thú vị. Nếu như người lãnh đạo yêu thương cấp dưới giống như tay chân, thì cấp dưới sẽ xem họ như tâm phúc. Vua xem bề tôi như chó ngựa, chó ngựa thì để làm gì? Để lợi dụng mà thôi. Lãnh đạo sử dụng nhân viên sau đó trả tiền cho nhân viên, chỉ xem nhân viên như là một công cụ, thì nhân viên sẽ xem lãnh đạo giống như một người dân bình thường, không có tình giao hảo, không có cảm tình. Vì vậy, khi họ giúp quý vị làm nhiều hơn một chút thì họ nhất định sẽ đòi tiền tăng ca, một phút một giây cũng không làm thêm cho quý vị.

Câu sau là: Vua xem bề tôi như cỏ rác. Quý vị xem nhân viên là những thứ không quan trọng, trong lòng còn muốn nói: Tôi có tiền, đến đâu tôi cũng có thể tìm được người. Nếu như chúng ta đối với cấp dưới đều ngạo mạn như vậy, thì cấp dưới đối với chúng ta sẽ nghiến răng tức giận.

Tôi đã từng nghe có một chủ quán ăn bị nhân viên (cấp dưới) của mình vào trong nhà bếp giở thủ đoạn, khiến cho khách ở đó ăn xong đều xảy ra vấn đề. Sau đó thì quán ăn này không thể hoạt động được nữa.

Vì vậy, từ câu giáo huấn này chúng ta có thể hiểu được, nếu như một công ty, một đoàn thể không tốt, thì ai phải gánh vác trách nhiệm nhiều nhất? Người lãnh đạo, gọi là “trên làm dưới noi theo”. Vì vậy, nếp sống của một công ty, một đoàn thể là tốt hay xấu, thì người lãnh đạo phải chịu hết trách nhiệm. Ngày nay chúng ta làm ông chủ, làm quản lý, tuyệt đối không nên nói: Nhân viên của tôi sao mà tệ như vậy?. Không nên có thái độ này, mà cần phải “làm không được thì nên quay lại phản tỉnh chính mình”. Chúng ta là người cấp dưới cũng phải nghĩ đến công ty, nghĩ đến ơn đức của người lãnh đạo.

Tôi đã từng thấy một công ty đã hoạt động được mấy mươi năm thì gặp khó khăn, rất nhiều nhân viên lập tức lấy một tấm vải trắng, họ buộc vào cái gì? Họ kháng nghị, bao vây công ty, công xưởng. Làm như vậy có tốt không? Tôi nhìn thấy vậy rất thương tâm. Trong một đời người, người Đông Bắc có câu nói: “Sông có khúc, người có lúc”, đời người khó tránh khỏi thăng trầm. Đời người như thế thì một gia đình cũng vậy, một công ty đâu thể nào cứ thuận buồm xuôi gió mãi được. Khi công ty hoạt động tốt, chúng ta đã làm việc ở đó mấy mươi năm. Mấy mươi năm này vì sao chúng ta có thể giáo dục con cái mình một cách ổn định? Vì sao gia đình có thể duy trì được bình thường? Do kinh tế ổn định. Kinh tế ổn định là công lao của ai? Nhất định là có công lao nỗ lực của quý vị, nhưng không thể quên phải có công ty, phải có ông chủ, phải có những duyên phận này. Ông chủ còn phải gánh vác rủi ro. Hàng ngày quý vị ở công ty làm xong công việc của mình, khi về nhà là nằm xuống ngủ. Lúc quý vị đang ngủ, ông chủ có thể vẫn còn đang suy nghĩ cho tiền đồ của công ty, phải nỗ lực quay vòng đồng vốn.

Cha của tôi làm việc ở ngân hàng, ông nói: Con đừng cho rằng các doanh nhân này dường như rất oai phong, thật sự đến ba giờ rưỡi chiều họ đều bận rộn hối hả”. Chúng ta không nên chỉ nhìn thấy kinh tế của người lãnh đạo khá dồi dào, mà chúng ta cần phải thấy được sự cống hiến của họ đối với công ty chắc chắn không ít hơn chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần phải nghĩ đến ân đức này, không nên vừa gặp việc thì hành động theo cảm tính.

Xin hỏi: Làm như vậy ai sẽ được lợi ích? Không có ai. Công ty có thể chưa đến nỗi phá sản, vẫn có thể vực dậy được, nhưng nếu nhân viên làm như vậy thì ngay cả cơ hội đứng lên cũng không có. Do đó, con người thật sự không nên hành động theo cảm tính, mà phải dùng lý trí đề xuất ý kiến với công ty, phải có sự trao đổi, đàm phán với nhau thì mới được.

Khi người Nhật Bản bất mãn với công ty thì họ sẽ không bao vây công ty. Họ chỉ quấn một miếng vải trắng ở trên đầu nhưng không nói gì mà viết từ kháng nghị” và vẫn tiếp tục làm việc. Như vậy mới có thể khiến công ty hoạt động bình thường. Người lãnh đạo vừa nhìn thấy có nhiều người quấn vải trắng như vậy liền nhanh chóng đến thương lượng. Họ sẽ gọi những người quản lý đến để xem công ty cần sửa chữa những chỗ nào thì họ nhanh chóng điều chỉnh. Nếu như người lãnh đạo xem trọng và có thành ý sửa đổi, thì cấp dưới sẽ rất vui. Lúc này có thể dĩ hòa vi quý, gia hòa thì tự nhiên vạn sự hưng. Vì vậy, trong sự đối đãi giữa quân thần, chúng ta luôn phải nghĩ đến bổn phận của mình, phải luôn nghĩ đến việc chúng ta cần phải làm tròn đạo nghĩa, cần phải tận ân nghĩa, tận tình nghĩa. Làm người như vậy mới hiền hậu, mới được người khác chấp nhận, người khác mới cảm thấy an tâm.

 

 

****************

Đệ Tử Quy giảng giải– Con Đường Đạt Đến Nhân Sinh Hạnh Phúc (tập 27)

Người giảng: Thầy Thái Lễ Húc

Giám định: Lão Hòa thượng Tịnh Không

Giảng ngày: 15/02/2005

Cẩn dịch: Ban phiên dịch Tịnh Không Pháp Ngữ

Giám định phiên dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Ban biên tập Tịnh Không Pháp Ngữ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video mới nhất

Pháp ngữ mới nhất

Thống kê lượt truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 198


Hôm nayHôm nay : 31938

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981150

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 43225294

PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – TẬP 6

ĐỒNG TU HỎI TÔI- THẦY CÓ SỢ CHẾT HAY KHÔNG?

Có một số đồng tu hỏi tôi, hỏi thầy có sợ chết hay không? tôi nói với họ tôi không sợ chết, tôi không có khái niệm này, không hề có khái niệm sanh tử, mỗi một ngày đều là tùy duyên độ nhật, tuổi tác cũng đã lớn rồi, giảng kinh sắp giảng không nổi nữa, tôi vô cùng xem trọng người kế thừa, cho nên khi tôi 50 tuổi, thì đã rất coi trọng việc bồi dưỡng những người kế thừa, tôi có thể không giảng kinh, nhưng kinh thì không thể đoạn dứt, người có thể giảng, ưa thích giảng, tôi đều đề bạt họ, bồi dưỡng từng người từng người một. khi tôi đi rồi thì cũng sẽ có rất nhiều người giảng tốt hơn tôi, tôi rất mãn ý, hỏi tôi là có sợ chết hay không, không sợ, thật sự là không sợ, 1 chút cũng không sợ, người ta vì sao lại sợ chết? vì họ không có sự chuẩn bị. tôi thì đã chuẩn bị rất kỹ rồi, cho nên tôi không sợ chết, so với hầu hết mọi người thì không như họ, chúng tôi ngày ngày nhớ nghĩ Thế Giới Cực Lạc, niệm niệm đều là niệm A Di Đà Phật, tôi khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh Di Đà Tịnh Độ, thì bản thân tôi sao có thể không làm? Nếu tôi không làm, thì những người học sẽ nói tôi lừa gạt họ, vậy thì tôi có lỗi với họ, Thế Giới Cực Lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là có thật, ngày ngày đều có, mọi lúc mọi nơi đều có thể đến Thế Giới Cực Lạc. hoan hoan hỷ hỷ, Phật đã nói với chúng ta, phàm việc gì cũng đều có nhân có quả, bệnh dịch là có nhân quả, nhân là gì? tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, nói tới nói lui vẫn là tâm tưởng, đồng tu chúng ta đã học Phật rồi, vĩnh viễn không có sự lo sợ, chúng ta đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, tiền đồ thuận buồm xuôi gió, tiền đồ vô cùng tươi sáng, sau khi học Phật, niệm niệm cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta rõ ràng thấu suốt đối với Thế Giới Cực Lạc, thì việc vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là thật sự nắm phần chắc chắn, hy vọng các đồng học xem nhẹ sự sanh tử, đem việc sanh tử nắm trong lòng bàn tay, không phải nằm trong tay vua Diêm La, mà nằm trong lòng bàn tay chúng ta, muốn đi là đi, muốn ở là ở, tốt, đối trước đại chúng đồng tu, cùng nhau niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, mỗi ngày đều không thiếu thời khóa, đồng tu còn sợ hãi vẫn là không ít, chúng ta hãy giúp đỡ họ, để giúp họ thì trước tiên bản thân mình không sợ, thì họ mới có thể tin, làm thế nào để giúp những đồng học còn sợ chết? đây là sứ mệnh của chúng ta, đọc kinh, đọc thuộc kinh điển, có thể chuyển sợ hãi thành không sợ, không còn sợ đạt đến mức nào? tự tại vãng sanh, vãng sanh Thế Giới Cực Lạc là chắc chắn, là thật không phải giả. Ta Bà này khổ, hà tất gì phải lưu luyến? bạn còn lưu luyến đối với Ta bà cho nên bạn mới sợ chết, không còn lưu luyến Ta bà thì mới không sợ, cho nên đối diện với trùng trùng sự bất an trong xã hội ngày nay, chúng tôi đều khuyến khích mọi người không nên sợ hãi, an vui là niệm cho thật tốt câu Phật hiệu này, A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn, không bỏ sót 1 người nào, lòng tin sẽ quyết định hết thảy, việc này rất quan trọng, mọi người đều có sức khỏe tốt hơn tôi. Phải nên dụng công, phải nên nỗ lực, nếu thấy được A Di Đà Phật ở tại Thế Giới Cực Lạc hoan nghênh chúng ta, chúng ta thấy được niềm hoan hỷ vô hạn, thì nguyện vọng của 1 đời cũng xem như viên mãn. Sống ở tại thế giới này, sống 1 ngày thì làm 1 ngày, sống 2 ngày thì làm 2 ngày, vãng sanh đến Thế Giới Cực Lạc thì đồng học sẽ cùng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn, cho nên việc giúp đỡ trợ niệm cho các đồng học là công đức rất lớn, ta đi đón họ, học cũng sẽ đến đón ta, tuyệt đối không uổng công, tuyệt đối không phải giả, những tin tức về bệnh dịch hiện này chúng ta không xem, niệm A Di Đà Phật thì mới thật sự là có ích, đây mới là việc quan trọng cấp bách chứ không phải là việc gì khác. Phật đến tiếp dẫn chúng ta, Bồ Tát đến tiếp dẫn chúng ta, đồng tham đạo hữu cũng đều đến tiếp dẫn chúng ta. Tin sâu không nghi, thì các ngài nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh. Khi đến tiếp dẫn thì sẽ còn náo nhiệt hơn ở hội trường này, khi đến tiếp dẫn thì cũng không nên khách sáo, phải kiên định tín nguyện, tín nguyện vãng sanh.