Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 82)
Bất xả Bồ Tát nghiệp cúng dường. Nghiệp là sự nghiệp. Sự nghiệp của Bồ Tát là gì? Tôi tin tưởng mọi người đều biết đó là “kế tục huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh”, đây là sự nghiệp của Bồ Tát, là gia nghiệp của Như Lai. Ngày nay chúng ta đã cạo đầu, đắp lên tấm y, là đệ tử Như Lai thì phải kế thừa gia nghiệp của Như Lai, phải đem gia nghiệp của Như Lai mở mang rộng lớn. Đây là bổn phận của chúng ta, là sứ mạng của chúng ta. Sự nghiệp viên mãn của Như Lai là giúp đỡ tất cả chúng sanh làm Phật. Thế nhưng các vị phải biết, nếu chúng ta muốn giúp tất cả chúng sanh làm Phật thì nhất định mình phải làm Phật trước, chính mình không thể làm Phật thì làm sao có thể giúp người khác làm Phật? Chính mình làm Phật như thế nào? Việc thứ nhất là phải phát tâm, phát tứ hoằng thệ nguyện, phải thực tiễn tứ hoằng thệ nguyện, quyết không phải là thời khóa sớm tối một lần, như vậy thì không ích gì. Phải thực tiễn, mỗi niệm muốn độ chúng sanh, mỗi niệm muốn giúp chúng sanh giác ngộ. Kinh giáo của Phật phải biết cách giảng như thế nào, nguyên lý nguyên tắc không thay đổi, còn phương pháp giảng thì thiên biến vạn hoá, nếu như bạn hiểu được Tứ Tất Đàn và Tứ Nhiếp Pháp, thì bạn liền thông suốt. Ngày nay, trên toàn thế giới phổ biến

Bất xả Bồ Tát nghiệp cúng dường.

Nghiệp là sự nghiệp.Sự nghiệp của Bồ Tát là gì?Tôi tin tưởng mọi người đều biết đó là “kế tục huệ mạng của Phật, hoằng pháp lợi sanh”, đây là sự nghiệp của Bồ Tát, là gia nghiệp của Như Lai. Ngày nay chúng ta đã cạo đầu, đắp lên tấm y, là đệ tử Như Lai thì phải kế thừa gia nghiệp của Như Lai, phải đem gia nghiệp của Như Lai mở mang rộng lớn.Đây là bổn phận của chúng ta, là sứ mạng của chúng ta. Sự nghiệp viên mãn của Như Lai là giúp đỡ tất cả chúng sanh làm Phật. Thế nhưng các vị phải biết, nếu chúng ta muốn giúp tất cả chúng sanh làm Phật thì nhất định mình phải làm Phật trước, chính mình không thể làm Phật thì làm sao có thể giúp người khác làm Phật? Chính mình làm Phật như thế nào?

Việc thứ nhất là phải phát tâm, phát tứ hoằng thệ nguyện, phải thực tiễn tứ hoằng thệ nguyện, quyết không phải là thời khóa sớm tối một lần, như vậy thì không ích gì.Phải thực tiễn, mỗi niệm muốn độ chúng sanh, mỗi niệm muốn giúp chúng sanh giác ngộ. Kinh giáo của Phật phải biết cách giảng như thế nào, nguyên lý nguyên tắc không thay đổi, còn phương pháp giảng thì thiên biến vạn hoá, nếu như bạn hiểu được Tứ Tất Đàn và Tứ Nhiếp Pháp, thì bạn liền thông suốt.

Ngày nay, trên toàn thế giới phổ biến một cái hiểu sai lầm, cho rằng Phật giáo là tôn giáo, đem Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật và cả các vị Bồ Tát xem thành các vị thần minh để đối đãi, xem là những vị thần để bái lạy của Phật giáo.Họ cho rằng thần của Phật giáo bái lạy cũng gần bằng với Ấn Độ giáo, thần của Ấn Độ giáo có hơn hai vạn, thần của Phật giáo chúng ta có thể còn nhiều hơn so với họ, cho“Phật giáo là đa thần giáo”, họ phổ biến một cái nhìn sai lầm như vậy.Chúng ta phải làm thế nào chỉnh sửa lại cái quan niệm sai lầm này?Đây là sự việc cấp bách bậc nhất.Nếu không thể thay đổi quan niệm này thì giáo dục của Phật Đà sẽ không cách gì xúc tiến được, không thể lưu thông được. Thế gian hiện tại, những người có chút tri thức, có giác ngộ đều đã ý thức được là người trên toàn thế giới nhất định phải chung sống hòa bình và cùng tồn tại. Tôi đến Úc châu tham gia tổ chức tôn giáo hòa bình thế giới, hơn 30 lãnh đạo các tôn giáo đều có ý thức giống như nhau, đều mong cầu xã hội an định, thế giới hòa bình, hợp tác lẫn nhau, cùng tồn tại phát triển.Mười sáu chữ này gần như là cùng nhau hiểu, thế nhưng sự việc này làm thế nào mới có thể thực tiễn?Hiện tại mọi người đang nghĩ biện pháp.Chúng ta có duyên tiếp nhận lời mời của họ, đem Phật pháp giới thiệu cho họ, Phật pháp chính là thứ mà hiện tại họ đang mong cầu.

Phật pháp là gì?Phật pháp là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với tất cả chúng sanh. Ngày trước tôi đã nói câu này, hiện tại đối với những tình huống này thì tôi không dùng cách nói này nữa, mà tôi nói Phật pháp là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với đa nguyên văn hoá.Khi họ nghe rồi thìthấy đây là thứ mà họ đang cần.Tôi không hề nói sai, Thích Ca Mâu Ni Phật không phải là thần, Ngài là gì vậy?Ngài là người làm công tác nghĩa vụ giáo dục xã hội đa nguyên văn hoá.Nói như vậy thì mọi người vừa nghe liền hiểu, liền biết được Thích Ca Mâu Ni Phật là người như thế nào.

Tại vì sao gọi Ngài là Phật?Nhà Phật gọi là Phật cùng Trung Quốc gọi thánh nhân là một ý nghĩa. Phật chúng ta dịch là người giác ngộ; Trung Quốc gọiThánh nhân tức là người sáng suốt, người minh bạch đối với tất cả sự lý, tường tận đối với chân tướng của vũ trụ nhân sinh.Thánh nhân là người minh bạch, trong Phật pháp chúng ta gọi là Phật, cho nên Phật là người minh bạch.Chúng ta không tường tận đối với những sự lý, nhưng các Ngài thì tường tận. Khi vừa giải thích như vậy thì mọi người liền rõ ràng.

Chúng ta đem giáo dục của Phật Đà giới thiệu cho tất cả chúng sanh, lợi ích tất cả chúng sanh, đó là Bồ Tát nghiệp.Toàn tâm toàn lực gánh vác sự nghiệp này, hy vọng đem sự việc này làm cho tốt, đem sự việc này làm được viên mãn.Thế nhưng hiện tại khó khăn lớn nhất trước mắt chúng ta là ngăn cách về ngôn ngữ,khi chúng ta đối diện tiếp xúc với rất nhiều tôn giáo trên thế giới, cái ngăn cách này tạo thành chướng ngại rất lớn, cho nên phiên dịch liền trở thành vô cùng quan trọng.Người phiên dịch khó cầu, không dễ dàng, tuyệt đối không thể nói thông đạt văn tự ngôn ngữ hai bên thì có thể phiên dịch, không có đạo lý này.

Ngày trước, lão cư sĩ Thẩm Gia Trinh ở Hoa Kỳ muốn đem Phật pháp Đại thừa giới thiệu với người phương Tây.Ông rất nhiệt tâm. Ông đã dùng thời gian, tinh thần, tài lực của mấy mươi năm, mời một số phiên dịch viên, đem Trung văn dịch thành Anh văn, phiên dịch ra không ít kinh luận,để một đống bản thảo ở thư viện New York.Ông dẫn tôi đi xem,một bức vách trên kệ đều chất đầy sách. Ông lắc đầu nói với tôi, một quyển cũng không thể dùng được, những thứ đã phiên dịch ra người Trung Quốc xem không hiểu, người nước ngoài cũng xem không hiểu, tâm huyết tinh thần tài lực của nhiều năm thật đáng tiếc.Ông quen biết tôi có thể nói là quá trễ.Tôi kiến nghị với ông, phiên dịch như vậy đương nhiên không thể lưu thông.Tôi nói, ông thử nghĩ xem, Trung Quốc vào thời xưa, khi pháp sư Ấn Độ đến Trung Quốclàmcông tác dịch kinh như thế nào? Không phải một người phiên dịch, Trung Quốc phiên dịch Phật kinh là có tổ chức, số người rất nhiều, phân công hợp tác, do một tổ nhỏ làm khởi thảo, sau đó nêu ra nghiên cứu thảo luận, xem ý nghĩa có sai không, có rất nhiều người cùng nhau thảo luận.Trước tiên xác định ý nghĩa không dịch sai,sau đó tìm một tốp văn học gia đến nhuận văn, tức là tu sửa phần văn tự, khiến cho văn tự thêm bóng láng, ý nghĩa thì nhất định không thể thay đổi. Sau cùng còn phải mời thông đạt kinh giáo hai nước đến ấn chứng, đọc qua một lần để cho họ nghe, họ gật đầu đồng ý là không hề sai, họ đến làm chứng minh thì công tác này mới có thể hoàn thành.Cho nên dịch kinh có rất nhiều thủ tục, làm gì mà dễ dàng như vậy. Mời một người ở trong nhà tạo xe, chiếc xe chế tạo ra đó không thể đi được trên đường.Thẩm lão cư sĩ hỏi tôi, vậy phải làm sao? Tôi nói, nếu như ông muốn phiên dịch một bộ kinh nào, thí dụ ông dịch kinh Kim Cang, ông đi lắng nghe trong nước, ngoài nước người nào có sự tu trì đối với kinh Kim Cang, người giảng được thấu triệt đối với kinh Kim Cang, ông mời họ đến. Ông tập hợp tất cả những người dịch kinh lại, phải nghe giảng trước, đại ý của kinh Kim Cang thật đã hiểu được rồi, bất cứ lúc nào họ có nghi vấn thì cũng có thể thưa hỏi pháp sư. Người y theokinh Kim Cang này mà tu hành, sẽ làm chứng minh cho họ, đến chứng nghĩa họ dịch có bị sai không.Cách làm này nhất định phải có viện dịch kinh, phải có tổ chức, tuy nhiên quy mô không thể so sánh được với thời xưa.

Trung Quốc thời xưa, mọi người đều biết viện dịch kinh của đại sư Cưu Ma La Thập có hơn 400 người, viện dịch kinh của đại sư Huyền Trang có hơn 600 người, nó có biên chế, quốc gia chủ trì, lấy kinh phí của quốc gia thì làm gì mà đơn giản chứ? Cho nên bạn dịch kinh cá nhân, bạn không có hai ba mươi người thì bạn không làm được, quyết không phải là mấy người có thể làm ra được, chí ít phải có hai ba mươi người.Phiên dịch một bộ kinh nào thì ngày ngày giảng bộ kinh đó, ngày ngày nghiên cứu bộ kinh đó thì mới không dịch sai.Người dịch kinh chưa nghe qua kinh Phật, không hiểu Phật pháp thì chỉ là dịch văn tự.Cũng giống như lão sư Lý đã nói ra một chuyện cười, “nhị túc tôn” dịch thành ý gì vậy?Hai cái chân tôn quý nhất.Họ phiên dịch cũng không sai, nhị túc, nhị không phải là hai hay sao?Túc chính là cái chân, hai cái chân tôn quý nhất.Thật là cười vỡ bụng.Cho nên, ở trên mặt chữ dịch sai một chút thì ý nghĩa hoàn toàn sai lệch.Có thể thấy được sự việc này không dễ dàng.Nhân tài phiên dịch của nhà Phật càng khó tìm, họ chính mình còn phải có công tác, còn phải lo nghề nghiệp, làm sao có thể tập trung toàn bộ tinh thần để đến đây học Phật?Nếu như không nỗ lực học Phật thì việc phiên dịch sẽ rất khó.

Công tác phiên dịch ngày nay là Bồ Tát nghiệp.Làm thế nào có thể đem Phật pháp Đại thừa lưu truyền đến Trung Quốc phổ biến giới thiệu đến toàn thế giới? Nếu như các vị muốn phát tâm “bất xả Bồ Tát nghiệp cúng dường”, thì các vị phải cố gắng đi học ngôn ngữ nước ngoài, ngữ văn của mỗi quốc gia đều phải nên học tập.Sau khi học tốt rồithì có thể đem Phật pháp giới thiệu đến quốc gia đó, đến khu vực đó, tương lai phát triển ở trên thế giới.Hiện tại chúng ta có thể xem thấy được, ngôn ngữ thông dụng nhất trên toàn thế giới là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung. Bởi vì ngữ văn của Trung Quốc, chỉ riêng người Trung Quốc thì có đến một tỉ tư, một số lượng rất lớn, Trung Quốc đông người nên rất nhiều người nước ngoài đều phải học ngữ văn Trung Quốc. Hiện tại ở Hoa Kỳ, mỗi một trường đại học đều có khoa Hán học, chuyên môn học ngữ văn Trung Quốc.Tương lai bạn qua lại với người Trung Quốc, bạn không hiểu Trung văn thì làm sao được? Nếu chúng ta muốn đem Phật pháp phổ biến truyền đến mỗi một quốc gia phương Tây, nếu chúng ta không thông đạt ngữ văn của họ thì làm sao được?Tức thời tìm người phiên dịch rất khó,đây là chúng tôi từ ngay trong kinh nghiệm mà có được.Cho nên nói, không xả Bồ Tát nghiệp tu hành ở vào thời đại hiện đại này thì không chỉ là chúng ta chính mình phải tu hành đúng pháp, mà còn phải kế tục huệ mạng của Phật, phải hoằng pháp lợi sanh, còn phải nghĩ đến các chủng tộc khác nhau, văn hoá khác nhau, ngôn ngữ văn tự khác nhau, những vấn đề này phải giải quyết như thế nào.

Đồng tu trẻ tuổi, không luận là tại gia hay xuất gia đều phải phát tâm. Quả nhiên phát tâm chuyên tu chuyên học, căn tánh chính mình có kém một chút cũng không lo, quyết định có thể được Tam Bảo gia trì.“Phật thị môn trung, hữu cầu tắc ứng”, chỉ sợ là chính mình nếu như giải đãi phóng túng thì không thể thành tựu.Nếu như ham muốn hưởng thụ vật chất tinh thần của chính mình thì bạn cũng không thể thành tựu. Người chân thật có thể thành tựu thìxả mình vì người, có phải nhận lấy tất cả khổ cực cũng xin cam tình nguyện, chỉ cần có thể lợi ích chúng sanh, chỉ cần có thể giúp đỡ người khác giác ngộ, giúp đỡ người khác hiểu rõ chánh pháp, giúp đỡ người khác tu hành chứng quả.Đó là Bồ Tát hạnh, Bồ Tát nghiệp. Bạn phát ra cái tâm này, chăm chỉ nỗ lực mà tu, bạn chính là cúng dường chư Phật Như Lai, vì sao vậy? Vì bạn tiếp nối huệ mạng của Phật, cúng dường tất cả chúng sanh, phổ độ chúng sanh.

Điều sau cùng:“Bất ly Bồ Đề tâm cúng dường”.

Bồ Tát Phổ Hiền ở trong Hạnh Nguyện Phẩm nói cho chúng ta nghe pháp cúng dường tổng cộng cóbảy điều, Ngài đem “như thuyết tu hành cúng dường” để ở hàng thứ nhất, đem “bất ly Bồ Đề tâm cúng dường” đặt ở sau cùng.Một cái trước, một cái sau này rất là quan trọng.Thực tế mà nói,bảy câu đều quan trọng, hai câu này thì còn quan trọng hơn. Trên kinh Đại thừa Phật thường nói: “Lìa mất tâm Bồ Đề mà tu thiện pháp thì đều là ma nghiệp”.Phật đặc biệt chú trọng giáo huấn đối với tâm Bồ Đề này.Không có tâm Bồ Đề, thì tu bất cứ thiện pháp nào cũng đều là ma nghiệp, không phải Bồ Tát nghiệp.Vì sao gọi nó là ma nghiệp? Bởi vì không có tâm Bồ Đề tu tất cả thiện pháp, tương lai bạn có được là phước báo của trời người, hưởng phước báo của trời người thì không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, phước báo hưởng hết thì vẫn phải đoạ lạc, cho nên gọi là ma pháp, không phải là Phật pháp, là ma nghiệp, không phải Bồ Tát nghiệp, đạo lý chính ngay chỗ này.Vậy thì phát tâm Bồ Đề, tu tích tất cả thiện pháp vì sao liền biến thành Bồ Tát nghiệp? Bồ Tát giác ngộ, tâm Bồ Đề là tâm giác, tâm giác ngộ tu tất cả thiện pháp, các Ngài không hưởng thụ, trong đó các Ngài không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tu phước chính mình không hưởng phước, phước đó để cho tất cả chúng sanh hưởng.Đó là Phật, là Bồ Tát.Tuyệt đối không để chính mình hưởng thụ, chính mình hưởng thụ liền bị ma chướng. Để cho người khác hưởng thụ thì bạn chính là Bồ Tát, bạn chính là Phật. Cho nên chúng ta tỉ mỉ mà quán sát, bản thân Thích Ca Mâu Ni Phật có cách làm như vậy, sau Thích Ca Mâu Ni Phật, những đệ tử của Ngài cũng đều học theo thầy. Năm xưa An Thế Cao đến Trung Quốc, Ma Đằng, Trúc Pháp Lan, trên lịch sử đều có ghi chép, Trung Quốc nhiều đời, các đại đức từ Ấn Độ, từ Tây Vực đến Trung Quốc hoằng pháp lợi sanh, đời sống của các Ngài, thị hiện đều có thể lấy Thế Tôn làm tấm gương, đều có thể học theo Thế Tôn.Cho  nên ở Trung Quốc có thể được từ triều đình đến thứ dân tôn kính, có thể khiến cho người Trung Quốc hoan hỉ học tậpPhật pháp.Công đức của các Ngài, các Ngài có trí tuệ, có phước đức, nhưng trí tuệ, phước đức đều để cho tất cả chúng sanh cùng hưởng. Việc này người đời sau chúng ta cần phải nên tường tận, phải nên giác ngộ, phải nên làm theo.

Tâm Bồ Đề, Thế Tôn ở trong Quán Kinh đã nói cho chúng ta nghe ba điều.Điều thứ nhất là tâm chí thành, chân thành.Chí thành là chân thành đến tột đỉnh.Tâm chí thành là thể của tâm Bồ Đề, chúng ta thường nói là thể tánh, thể tánh của tâm Bồ Đề là chân thành đến tột đỉnh,chúng ta người người đều có, chỉ là hiện tại chúng ta bị vọng tưởng chướng ngại che mất đi.Một ngày từ sớm đến tối nghĩ tưởng xằng bậy thì tâm Bồ Đề sẽ không còn.Chân thành, cái gì gọi là thành?Có rất nhiều người đều nói “tâm của tôi rất chân, rất thành, tôi đều đem tâm chân thành đối với người”. Tôi nói với quý vị,tâm chân thành đó thảy đều là giả! Trước nhà Thanh, tiên sinh Tăng Quốc Phiên trong lúc đọc sách ghi chép lại, ông đưa ra định nghĩa cho chữ “thành” rất hay. Người Trung Quốc đi học trước đây đại khái đều đọc kinh Phật, cũng đều bằng lòng nghe giảng kinh, do vì chính mình có tu dưỡng đối với Nho học, Đạo học nên sự lãnh ngộ đối với Phật pháp sâu sắc hơn rất nhiều so với người hiện tại chúng ta. Ông nói: “Một niệm không sanh gọi là thành”.Định nghĩa này rất hay, đích thực là tương ưng với Phật pháp đã nói.Cái gì gọi là chân thành?Một niệm không sanh gọi là chân thành, trong Phật pháp chúng ta gọi là nhất tâm, nhất niệm.Nhất niệm nhất tâm đó đều là chí thành,nhị niệm nhị tâm thì không thành.Xin nói với các vị,không thành thì liền rơi vào trong mười pháp giới.Nếu như bạn nhất tâm nhất niệm, bạn liền siêu việt mười pháp giới, đi đến nơi nào vậy?Pháp giới nhất chân.Cho nên bạn phải nên biết, nhất tâm nhất niệm là năng chứng, pháp giới nhất chân là sở chứng, nếu bạn không đến được nhất tâm nhất niệm thì quyết định bạn không thể chứng nhậppháp giới nhất chân. Bạn rơi vào hai niệm ba niệm, đó là mười pháp giới, nếu còn thêm vọng niệm lăng xăng thì đó là sáu cõi, không biết là bao nhiêu tâm bao nhiêu niệm thì đó là tạo ra sáu cõi.Cho nên, Tịnh Tông niệm Phật công phu là ở nhất tâm bất loạn. Bạn thật được nhất tâm bất loạn, nếu không đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì bạn cũng đi đến thế giới Hoa Tạng. Nhất tâm bất loạn tương ưng với pháp giới nhất chân, không tương ưng với mười pháp giới. Bạn chân thật được nhất tâm bất loạn thì không những siêu việt sáu cõi, mà còn siêu việt mười pháp giới, cho nên nhất tâm bất loạn không dễ dàng đạt được.

Ngày trước tôi ở Hoa Kỳ, có một số đồng tu đọc kinh A Di Đà đến nói với tôi:“Pháp sư à! Pháp môn Tịnh Độ tôi không thể tu, vì nhất tâm bất loạn tôi không làm được”.Tôi rất bội phụcngười xem kinh này, họ xem rất tỉ mỉ, người thông thường xem thấy chỗ này đều không nêu ra vấn đề này.Họ suy nghĩ “nhất tâm bất loạn” họ không làm được, e rằng không thể vãng sanh. Tôi liền nói với họ, phiên dịch từ “Nhất Tâm Bất Loạn” là đại sư Cưu Ma La Thập dịch, là Ngài dịch ý, bản dịch của đại sư Huyền Trang thì câu này thì không dịch như vậy. Trên bản dịch của đại sư Huyền Trang là “Nhất Tâm Chuyên Niệm”, không phải dịch là Nhất Tâm Bất Loạn, như trên kinh Vô Lượng Thọ chúng ta cũng dịch là “nhất hướng chuyên niệm”.Nhất hướng chuyên niệm thì được, chúng ta có thể làm được, Nhất Tâm Bất Loạn thì thật là không dễ.Vậy thì câu nói này đại sư La Thập có phải là dịch sai không?Ngài La Thập dịch không sai, vì sao không sai?Các vị nhất định phải nên biết, khi chúng ta vãng sanh là Phật đến tiếp dẫn, cho nên mọi người cũng không nên hoài nghi, trên kinh nói thế nào thì chúng ta làm như thế đó, không nên đi hỏi Tây Phương rốt cuộc ở chỗ nào?Địa cầu là tròn, đi về hướng Tây chẳng phải lại quay trở lại hay sao, rốt cuộc Tây Phương ở đâu vậy?Mọi người càng truy tìm tư tưởng càng loạn càng hồ đồ, đến sau cùng ngay đến Tây Phương cũng không tin tưởng. Cho nên bất luận hướng Tây ở đâu , chúng ta cứ như vậy mà làm, một câu Phật hiệu này là tín hiệu liên hệ của chúng ta với A Di Đà Phật, với thế giới Cực Lạc. Dựa vào cái tín hiệu này, chúng ta liền tiếp thông.Chúng ta cũng không biết được thế giới Cực Lạc ở chỗ nào?Rốt cuộc là ở tinh cầu nào? A Di Đà Phật đến tiếp đón chúng ta đi thì chúng ta không cần phải biết đường, cũng không cần phải biết phương hướng, đi theo Phật A Di Đà còn có thể sai sao? Phải thật yên tâm.Pháp môn này là pháp dễ hành, khi Phật đến tiếp dẫn, trước tiên nhất định dùng Phật quang chiếu đến.

Như năm trước, khi tôi đến nơi đây, Lâm Y Sanh của hội cứu khổ Quán Âm vãng sanh, cư sĩ Lý Mộc Nguyên còn dẫn theo một số đồng tu đến hộ niệm cho ông.Trước lúc vãng sanh hai ngày, tôi có đến thăm ông. Khi ông ra đi, ông nói với người trợ niệm:“Hiện tại tôi không thấy các vị, tôi thấy một mảng ánh sáng vàng”. A Di Đà Phật phóng quang, trước tiên thấy được ánh sáng, ánh sáng vừa chiếu đến công phu của bạn được nâng cao, bạn vốn dĩ chưa được nhất tâm, khi Phật quang vừa chiếu đến thì liền được nhất tâm.Cho nên Đại Sư La Thập dịch không hề sai, chỉ cần bạn công phu thành khối, chúng ta chỉ cần làm đến công phu này thì được. Công phu thành khối chính là một ngày từ sớm đến tối Phật hiệu không gián đoạn, trong lòng chúng ta chỉ nghĩ A Di Đà Phật, không hề có vọng niệm khác, tất cả niệm khác đều biến thành A Di Đà Phật, đây gọi là công phu thành khối.Chỉ cần bạn có công phu này, Phật đến tiếp dẫn bạn, Phật quang vừa chiếu liền đem công phu của bạn tăng lên gấp bội.Gấp bội là gì vậy?Sự nhất tâm bất loạn.Đại sư La Thập dịch không sai. Đại sư La Thập cũng là người vãng sanh thế giới Cực Lạc, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lụccó Ngài, đây cũng là Bồ Tát thế giới Tây Phương Cực Lạc tái sanh.Cho nên người Trung Quốc chân thật có phước báo, những vị pháp sư dịch kinh thời xưa đều là cổ Phật, Bồ Tát, Pháp Thân Đại Sĩ tái lai. Nếu như không phải là người tái sanh, kinh này làm sao có thể dịch ra được! Hiện tại chúng ta có thể trở thành người tái sanh hay không? Có thể! Chỉ cần nguyện lực của bạn siêu vượt nghiệp lực của bạn, bạn chính là thừa nguyện tái sanh. Nguyện lực siêu vượt nghiệp lực, bạn liền được chư Phật Bồ Tát gia trì.Vốn dĩ không có trí tuệ này, Phật vừa gia trì thì trí tuệ liền hiện tiền.Vốn dĩ kinh này xem không hiểu được ý nghĩa, Phật vừa gia trì thì ý nghĩa mỗi câu mỗi chữ giống như mạch nước không ngừng trào dâng, không thể nào ngừng dứt.Vấn đề là bạn có muốn làm người tái sanh hay không? Bạn có muốn làm Bồ Tát hay không?

Chân thật muốn làm Bồ Tát thì chuyển nguyện lực siêu vượt nghiệp lực của bạn, bạn liền thành công.Phải phát đại nguyện, phải chân thật nhìn thấu, phải chân thật buông bỏ, chân thật giác ngộ,không có chính mình, cho nên không cần nghĩ đến chính mình giúp đỡ chính mình.Không có chính mình, tất cả chúng sanh chính là chính mình, giúp đỡ tất cả chúng sanh thì chính mình liền viên thành Phật đạo, vì chúng sanh chính là mình.Trên kinh Pháp Hoa nói Phật tri Phật kiến, khai thị ngộ nhập Phật chi tri kiến. Nếu như chúng ta có thể khẳng định tất cả chúng sanh tận hư không khắp pháp giới chính là chính mình, đây chính là Phật tri Phật kiến, bạn có thể khẳng định thì bạn liền vào được tri kiến Phật. Vào Phật tri kiến liền chuyển phàm thành thánh thì cái thân này của chúng ta chính là thừa nguyện tái sanh, ắt được Tam Bảo gia trì.Cho nên, không thể lìa tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề là tâm chân thành, đối nhân xử thế tiếp vật phải dùng tâm chân thành.

Tâm chân thành phải bắt đầu từ đâu?Từ không vọng ngữ mà làm, từ không gạt người mà làm, không tự gạt mình gạt người, đó là tối sơ phương tiện của tâm chân thành.Bạn còn có sự việc che giấu người khác, còn có việc không thể nói với người, thì chân thành của bạn ở chỗ nào? Không có! Thông thường các đồng tu nói sự việc này khó làm.Tôi nói với bạn là không khó, cầu người khó, cầu chính mình thì có gì khó đâu?Chính mình có chịu làm hay không? Chính mình thật muốn làm, chịu làm chính là thật không còn muốn ở trong sáu cõi luân hồi nữa, chân thật ngay đời này muốn thoát khỏi sáu cõi, thoát khỏi mười pháp giới, đi làm Phật, đi làm Bồ Tát, bạn chỉ cần thật chịu làm, bạn liền có thể làm được. Bạn không chịu làm thì không còn cách nào, ai cũng không thể giúp được, chư Phật Như Lai cũng không thể giúp, sự việc này chính là sự việc của chính mình.

Trong tâm Bồ Đề, ý nghĩa thứ hai là “thâm tâm”, là tự thọ dụng; ý nghĩa thứ ba là “tâm phát nguyện hồi hướng”, là tha thọ dụng, cho nên nói tâm Bồ Đề là nói ba tâm, có thể, có dụng.Cái này giảng được rất tỉ mỉ.Trong tác dụng lại phân làm hai loại, một cái là tự thọ dụng, một cái là tha thọ dụng.Tự thọ dụng là thâm tâm.Người xưa nói cái gì là thâm tâm?Hiếu thiện hiếu đức.Ngày nay chúng ta đổi cách nói khác, hoan hỉ xả mình giúp người thì đây chính là thâm tâm.Tâm phát nguyện hồi hướng chính là thực tiễn tâm chí thành của bạn. Thâm tâm của bạn thực tiễn ở ngay trong cuộc sống thường ngày, bạn chân thật làm được, chân thật ưa thích giúp đỡ người khác, chân thật đem phước đức trí tuệ của chính mình cùng hưởng với tất cả chúng sanh, xem thấy người khác hưởng phước thì chúng ta chính mình rất vui vẻ, xem thấy người khác ăn được no đủ, chính mình không có ăn cũng rất vui vẻ, đây là tâm phát nguyện hồi hướng. Bồ Tát Mã Minh ở trong Khởi Tín Luận giảng cho chúng ta nghe tâm Đại Bi, hay nói cách khác làtâm Đại Từ Bi. Tâm Đại Từ Bi là thương yêu giúp đỡ tất cả chúng sanh không điều kiện, giúp đỡ tất cả chúng sanh, thành tựu tất cả chúng sanh, quyết định không có phân biệt, không có chấp trước, không mang theo bất cứ điều kiện gì, toàn tâm toàn lực giúp đỡ người.Đây là tha thọ dụng. Người thông thường thế gian, bao gồm đồng tu học Phật chúng ta, trong đó có cả người xuất gia và tại gia, khi giúp đỡ người khác, bố thí cho người khác còn phải nói điều kiện, cho dù không tham muốn hồi báo cũng sẽ nói đến ta làm việc bố thí này có phải là việc tốt chân thật hay không? Có phải là bị người khác gạt hay không?Còn có rất nhiều câu hỏi để ở trong đầu, do dự không quyết.Tu bố thí, tu cúng dường như vậy đều là phước báo hữu lậu ở trong sáu cõi, không phải công đức.Công đức là gì vậy?Không hề có chút nghi hoặc, thanh tịnh bố thí.

Ở Singapore, cư sĩ Lý Mộc Nguyên thường hay tán thán pháp sư Đàm Thiền.Tôi đã gặp ông rất nhiều lần, tôi rất tôn kính ông, rất bội phục ông, pháp sư này tu bố thí là công đức, không phải phước đức.Bạn xem, đời sống của ông rất là thanh đạm, đời sống vật chất của ông khổ cực hơn rất nhiều lần so với chúng ta, chúng ta xem thấy ông như vậy sẽ sanh tâm hỗ thẹn. Cả đời ông ăn cơm chỉ là một món thức ăn, không như chúng ta ở đây còn có rất nhiều món.Ông uống nước là nước máy, cầm cái ly không biết đã dùng bao nhiêu năm rồi, uống nước thì đến vòi nước máy lấy nước trong vòi mà uống.Chúng tôi đi thăm ông, ông xem chúng tôi là quý khách để tiếp đãi, mua một bình nước khoáng để đãi chúng tôi, đó là chiêu đãi khách quý. Còn ông bố thí thật khả quan, Mỹ kim cho đi lần một trăm vạn, không chút bỏn xẻn, sau khi cho đi rồi ngay đến hỏi cũng không hỏi đến.Ông nói, tôi đã đưa cho bạn rồi, bạn làm việc tốt làm việc xấu, nhân quả là bạn gánh tôi không gánh.Đây gọi là thanh tịnh bố thí, bố thí này là công đức không phải là phước đức.Sau khi bố thí rồi vẫn còn hỏi việc này đã làm được đến đâu rồi thìđó chính là phước đức, không phải là công đức, vì tâm không thanh tịnh. Bạn thấy, chư Phật Như Lai bố thí cho tất cả chúng sanh giống như pháp sư Đàm Thiền vậy, quyết định không còn hỏi đến nữa,ngày nay chúng ta gọi là vô tư bố thí cúng dường, vô điều kiện bố thí cúng dường, chỉ cần thấy chúng sanh có cần thiết, chúng ta chính mình có năng lực thì luôn là toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ, toàn tâm toàn lực thành tựu họ.Đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày không lìa khỏi tâm Bồ Đề, đó gọi là cúng dường. Thực tế mà nói, như đây nói cúng dường chư Phật Như Lai không bằng nói cúng dường chân như tự tánh. Chân như tự tánh chính là chư Phật Như Lai.Các vị tỉ mỉ mà thể hội cái vị đạo này, sau đó mới biết được chân thật nghĩa của hai câu kinh văn này.

“Giả linh cúng dường hằng sa thánh”.

Chữ “cúng dường” là nói ở ngay chỗ này.

“Hằng sa thánh”, thánh ở đây không phải là người thông thường, dùng lời hiện tại mà nói là Pháp Thân Đại Sĩ. Chứng được pháp thân Bồ Tát mới có thể gọi là thánh nhân, chưa chứng được pháp thân Bồ Tát thì chúng ta gọi họ là hiền nhân, thánh hiền.Đây là từ trên Biệt Giáo mà nói. Công phu đoạn chứng của Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát cũng bằng với Biệt Giáo Sơ Địa, cho nên chữ thánh ở chỗ này là Biệt Giáo Sơ Địa, Viên Giáo Sơ Trụ. Hằng sa là số lượng nhiều, bạn bố thí cúng dường nhiều Pháp Thân Đại Sĩ đến như vậy thì phước báo của bạn bao lớn?Không thể tính được, không cách gì tính được. Phước báo lớn như vậy, nhưng Phật nói “bất như kiên dũng cầu chánh giác”, vẫn không thể sánh được với việc bạn có quyết tâm kiên định, dũng mãnh tinh tấn mà cầu chánh giác.Chánh giác chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bởi vì ở đây là kệ tụng, bị hạn chế ở câu chữ, mỗi câu bảy chữ, bảy lời tụng, chánh giác chỗ này là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không bằng hạ quyết tâm dũng mãnh tinh tấn làm Phật. Làm Phật thế nào vậy? Niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật.Niệm Phật đường chúng ta chính là “kiên dũng cầu chánh giác”, bạn mới biết được pháp môn niệm Phật là thù thắng, pháp môn niệm Phật không thể nghĩ bàn.Tâm của chúng ta nguyện khiến cho chúng sanh cứu cánh thành Phật, phải thường giữ lấy cái tâm này. Chính mình một lòng cầu sanh Tịnh Độ, đem công đức chính mình đã tu hằng ngày, đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, thảy đều hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ. Phước đức đã tu quyết không hưởng thụ, vừa hưởng thụ thì thế giới Tây Phương Cực Lạc không thể đi được. Quyết không hưởng thụ, để tất cả phước đức đợi đến lúc lâm chung để hưởng. Khi lâm chung không có bệnh khổ, biết trước giờ chết, đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh. Tốt quá! Thị hiện cho người khác xem, làm ra tấm gương tốt cho người khác xem, người ta xem rồi liền tin tưởng. “Vãng sanh bất thoái thành Phật”, phía trước nói nhiều đến như vậy nhưng quy kết ở một câu này, đều không bằng niệm Phật vãng sanh làm Phật. Chúng ta hiểu rõ cái đạo lý này, mục tiêu sau cùng của Tứ Tất Đàn, Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn là gì vậy? Giúp người khác niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật, đó chính là Đệ Nhất Nghĩa Tất Đàn.

Tốt rồi, hôm nay thời gian đã hết, chúng ta giảng đến chỗ này.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 82)

Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Thời gian: Khởi giảng năm 1998

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ