Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 76)
Cho nên, các vị đồng tu nhất định phải biết, trong bố thí nhất định được đại an vui, được đại tự tại, được trí tuệ chân thật. Có người nói, tôi cũng tu bố thí, vì sao không có được? Việc này phía trước đã nói qua với các vị, bạn không có tâm Bồ Đề, cho nên bạn không có được. Bạn ở trước mặt Phật Bồ Tát phát tâm hứa nguyện tu bố thí, thực tế mà nói là nói điều kiện với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát bảo hộ tôi phát tài, tôi được một trăm vạn tôi sẽ cúng dường Ngài một vạn. Phật Bồ Tát không thể thiệt thòi, bỏ ra một trăm vạn mà chỉ được cúng dường một vạn, vậy thì không thể nào bảo hộ bạn phát tài. Người thế gian hứa nguyện đều là có cách làm như vậy, đều là nói điều kiện, đều đem Phật Bồ Tát xem thành kẻ ngốc, chính mình thông minh. Tâm trạng như vậy mà tu bố thí cũng có phước, nhưng cái phước được ít, sẽ không có cảm ứng. Đây có phải là mục đích chân thật Bồ Tát tu bố thí hay không? Không phải mục đích chân thật Bồ Tát tu bố thí, việc này thì thật là quá nhỏ, việc bố thí này là phước báo, không thể gọi là Ba La Mật Đa, chỉ gọi là bố thí, không thể gọi là bố thí Ba La Mật Đa. Vậy phải làm thế nào mới được gọi là bố thí Ba La Mật Đa?

Cho nên, các vị đồng tu nhất định phải biết, trong bố thí nhất định được đại an vui, được đại tự tại, được trí tuệ chân thật.Có người nói, tôi cũng tu bố thí, vì sao không có được? Việc này phía trước đã nói qua với các vị, bạn không có tâm Bồ Đề, cho nên bạn không có được. Bạn ở trước mặt Phật Bồ Tát phát tâm hứa nguyện tu bố thí, thực tế mà nói là nói điều kiện với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát bảo hộ tôi phát tài, tôi được một trăm vạn tôi sẽ cúng dường Ngài một vạn. Phật Bồ Tát không thể thiệt thòi, bỏ ra một trăm vạn mà chỉ được cúng dường một vạn, vậy thì không thể nào bảo hộ bạn phát tài. Người thế gian hứa nguyện đều là có cách làm như vậy, đều là nói điều kiện, đều đem Phật Bồ Tát xem thành kẻ ngốc, chính mình thông minh. Tâm trạng như vậy mà tu bố thí cũng có phước, nhưng cái phước được ít, sẽ không có cảm ứng. Đây có phải là mục đích chân thật Bồ Tát tu bố thí hay không? Không phải mục đích chân thật Bồ Tát tu bố thí,việc này thì thật là quá nhỏ, việc bố thí này là phước báo, không thể gọi là Ba La Mật Đa,chỉ gọi là bố thí, không thể gọi là bố thí Ba La Mật Đa. Vậy phải làm thế nào mới được gọi là bố thí Ba La Mật Đa?

Ba La Mật Đa thông thường chúng ta dịch là “độ”, đơn giản gọi là lục độ, bố thí độ.Bố thí độ là gì? Đoạn phiền não. Đoạn loại phiền não nào? Phiền não xan tham, đoạn dứt lòng tham ái, đoạn dứt lòng bỏn xẻn, đây mới gọi là bố thí Ba La Mật. Phật dùng việc này để làm phương tiện giáo học, vì sao vậy? Tham là đại phiền não, phiền não ba độc. Tham-sân-si gọi là ba độc. Tất cả chúng sanh đều có lòng tham ái, thuận theo ý của mình thì đều sanh tham ái. Đối tượng của tham ái là năm dục sáu trần. Năm dục là tài, sắc, danh, thực, thùy; sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, tất cả những đối tượng mà bạn tham thích đều bao gồm ở trong đó. Bạn tham những thứ này, bạn khởi lên phiền não này rồi, cho nên bạn không thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, bạn phải tạo nghiệp thọ báo. Chư Phật Như Lai các Ngài có trí tuệ chân thật cứu cánh viên mãn, các Ngài hiểu rõ, các Ngài dùng phương pháp giúp bạn đoạn phiền não. Bạn đoạn phiền não rồi thì bạn mới có thể ra khỏi sáu cõi luân hồi, vậy mới gọi là bạn chân thật được độ,bạn từ bố thí được độ. Bố thí được phước, đó chỉ là việc ngoài da không đáng kể. Cái phước này có thể hưởng hay không? Quyết định không thể hưởng, vì sao vậy? Vừa hưởng cái phước này thì lại đoạ lạc.Bạn có tu bố thí Ba La Mật Đa, sau bố thí bạn vĩnh viễn  không thể có được. Cho nên, người học Phật chúng ta hiểu rõ những chân tướng sự thật này, tường tận đạo lý này, chúng ta tu ba loại bố thí, phước báo có được có thể hưởng hay không? Không thể hưởng. Cho nên Phật dạy chúng ta “xả đắc”. Xả là bố thí, bố thí rồi thì có đắc, đắc rồi thì thế nào? Đắc rồi thì vẫn phải xả, đem cái bạn có được thảy đều xả hết. Ý nghĩa của hai chữ xả đắc này rất sâu. Ý nghĩa cạn là bạn có xả thì liền có đắc, bạn xả nhiều thì sẽ được nhiều, thế nhưng cái bạn có được vẫn phải xả ra, quyết định không thể thọ dụng. Chúng ta xem thấy Bồ Tát chân thật làm như vậy.

Cư sĩ Lý Mộc Nguyên, đây là các vị mọi người đều xem thấy, hiện thân nói pháp cho chúng ta. Từ trước đến giờ, ông ấy đến quán nào để ăn cơm? Khi ông đói lấy chén lấy đĩa hai ba đồng thì giải quyết được bữa cơm rồi, đó là gì vậy? Bố thí có phước không hưởng, cái phước này phải để mọi người hưởng, phước báo này của bạn mãi mãi tích lũy nơi đó, tích công bồi đức. Người thông thường một mặt tu một mặt xài hết, cho nên đến khi chết không có chút công đức nào. Công đức không có, phước đức cũng không có, họ mới đọa vào ba đường. Người có phước báo thì làm sao mà đọa vào ba đường? Họ cả đời tu tích thì làm sao đọa ba đường? Do hưởng hết sạch phước rồi mới đọa vào ba đường.

Còn có một hạng Bồ Tát, tôi xem thấy được, các vị mọi người cũng thấy, ông đã từng đến chỗ này của chúng ta để nghe kinh, đó là cư sĩ Thôi Ngọc Tinh của Trung Quốc, một trong những doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc ngày nay. Ông có nhiều tiền của, lần này chúng ta mời ông ấy thay chúng ta đến khu vực bị nạn để cứu nạn, ông còn đích thân đi. Ông gọi điện thoại nói với tôi, ông ở nhà nghỉ ở khu vực bị nạn, ông nói với tôi nhà nghỉ đó mỗi ngày là mười nhân dân tệ, bạn thử nghĩ xem ông ở nhà nghỉ như thế nào? Là Bồ Tát, thật có phước mà không hưởng, phước báo cho tất cả chúng sanh cùng hưởng, cho tất cả chúng sanh khổ nạn cùng hưởng, đời sống chính mình hoàn toàn giống như những người cùng khổ. Đây là Bồ Tát chân thật, khiến người kính ngưỡng, khiến người bội phục. Khoảng tháng bảy, HongKong chào mừng kỷ niệm một năm. Tôi có tham gia, tôi ở bên đó giảng kinh sáu ngày, ông tranh thủ thời gian rảnh đến HongKong thăm tôi. Chúng tôi đặt cho ông ấy một khách sạn, phòng nghỉ thông thường. Ông vừa thấy chúng ta tiếp đãi như vậy, ông nói:“không được đâu, không thể được, vậy là quá lãng phí, tùy tiện một nơi nào đó để cho tôi một tấm đắp thì được rồi”. Ông nói là lời chân thật,đây là Bồ Tát thật. Tu được phước chính mình quyết định không hưởng, bạn mới có thể thành tựu bố thí Ba La Mật Đa, một tí tâm tham cũng không có. Chính mình có, xem thấy người ta cần thiết, liền có thể rộng tay mà cho, quyết định không có chút tâm bỏn xẻn. Loại người này ít, thế nhưng thật có. Có mấy người chúng ta biết được, còn chúng ta không thấy được nhất định là rất nhiều. Trung Quốc đại lục đất rộng người đông, có câu là “tàng long hổ phục”, tôi tin tưởng sâu sắc có chư Phật Bồ Tát ứng hoá ở trong đó, số người quyết định không ít. Nơi chốn như vậy nhất định làmột mảng sáng lạn, sẽ mang đến cho thế giới hòa bình dài lâu. Chúng ta dựa vào cái gì để nói lời này? Chư Phật Bồ Tát nhiều. Các vị chưa gặp được, các vị có gặp được cũng không nhận biết, cũng không ích gì. Cùng ở chung với bạn, ngồi ở bên cạnh bạn, bạn cũng không nhận biết, vậy có cách nào chứ?

Cho nên mục đích chân thật của bố thí là xả bỏ hết đi lòng tham lam của chính mình. Dùng tài thí, pháp thí, vô uý thí để làm phương tiện, mục đích cuối cùng là phải đoạn phiền não xan tham.

Hạng mục thứ hai là trì giới. Ý nghĩa của trì giới chỗ này là nghĩa rộng, không phải nghĩa hẹp. Đồng tu học Phật của chúng ta luôn luôn xem thấy hai chữ trì giới này liền nghĩ ngay đến năm giới, mười giới, Tỳ kheo giới, Bồ Tát giới, liền nghĩ ngay đến những giới này. Cách nghĩ này phạm vi quá nhỏ. Cái chữ giới ở chỗ này là răn dạy của chư Phật Như Lai, hay nói cách khác, bao gồm tất cả kinh luận, từng câu từng chữ đều là răn dạy của Phật Bồ Tát. Chúng ta phải có thể tường tận, phải đem nó làm cho được. Những giáo huấn của Phật Bồ Tát chúng ta phải thật hiểu, thì chúng ta mới có thể làm đến được. Bạn không hiểu thì bạn sẽ không làm được. Người xưa thường nói, Phật nói ra tất cả kinh gọi là diệu pháp, không chỉ riêng kinh Pháp Hoa mới gọi là diệu pháp, mà một bộ kinh nào cũng đều là diệu pháp. Định nghĩa của diệu là gì vậy? Người ta giải thích được rất hay, Phật nói ra tất cả kinh đều đầy đủ Giáo-Lý-Hành-Quả, đó mới gọi là diệu. Đây cũng chính là nói,Ngài nói ra từng câu từng chữ đều nói ra được viên mãn đến như vậy, một chút kém khuyết cũng không có, đó mới gọi là diệu. Mỗi một bộ kinh đều đầy đủ Giáo-Lý-Hành-Quả. Chúng ta lại xem từ trong một bộ kinh, mỗi một phẩm cũng đầy đủ, lại tỉ mỉ xem mỗi một chương cũng đầy đủ. Như hiện tại chúng ta dùng cái quyển này gọi là “khoa chú”. Quyển “khoa chú” này, mỗi một tiểu khoa chính là mỗi một đoạn nhỏ, mỗi một đoạn nhỏ cũng đầy đủ, thậm chí đến mỗi một chữ cũng đầy đủ. Chúng ta giảng bố thí, trong hai chữ bố thí này cũng đầy đủ Giáo-Lý-Hành-Quả, trong hai chữ trì giới này cũng đầy đủ Giáo-Lý-Hành-Quả, đây mới gọi là diệu.

Chúng ta dùng phương pháp gì để tiếp nhận? Tổ sư đại đức nói với chúng ta, chúng ta phải dùng Tín-Giải-Hành-Chứng mới có thể tiếp nhận được. Ngay trong bốn chữ này, nếu thiếu một chữ thì lợi ích chân thật của Phật pháp bạn liền không thể có được, hay nói cách khác, bạn không phải chân thật học Phật. Chân thật học Phật nhất định phải đầy đủ bốn điều kiện này. Đối với lời dạy của Phật, chúng ta tin tưởng. Lời dạy chính là ngôn ngữ văn tự của Phật, tin sâu không hoài nghi.Ngài nói ra cái lý, chúng ta hiểu rõ, chúng ta có thể lý giải, “tín kỳ giáo, giải kỳ lý”.Ngài nói ra cái hành, hành là phương pháp, chúng ta phải làm theo, tu cái hạnh đó. Sau cùng là phải chứng được quả.Ngài nói ra quả báo, quả báo chính là nói công đức lợi ích thù thắng, chúng ta thật có được, đó chính là chứng quả. Như vừa rồi tôi đã nói, chúng ta xem thấy các đồng tu ở Cư Sĩ Lâm, trên dưới một loạt đều là hoan hỉ, phiền não ít đi, ý kiến ít đi, vọng tưởng ít đi, trí tuệ thêm lớn, mỗimỗi đều hiển lộ thông minh trí tuệ, thấy mặt đều là một mực hoan hỉ, đó là quả báo. Cái gì gọi là chứng quả? Đây chính là chứng quả. Quả có lớn nhỏ, quả có cạn sâu, hiện tại chúng ta chứng được ít, chứng được cạn, thế nhưng đã chứng, chân thật đã chứng. Chỉnh thể để nói, đây gọi là tương ưng. Tương ưng chính là như pháp, chúng ta mới chân thật đạt được pháp hỉ sung mãn.

Tu học như lý như pháp gọi là trì giới. Trì giới, dùng lời hiện tại mà nói là thủ pháp, tuân thủ lý luận của Phật Đà, tuân thủ phương pháp Phật Đà dạy bảo chúng ta, chúng ta đem nó thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày, chúng ta qua ngày tháng như pháp, chúng ta làm việc như pháp, chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật ngay trong cuộc sống thường ngày đều đúng pháp, đó gọi là trì giới. Trong đây từng câu từng chữ tràn đầy trí tuệ cao độ, vì sao vậy? Nhân sự vật biến thiên quá lớn, thì pháp phải có thể thích ứng. Thế pháp Phật pháp như nhau, đều phải hiểu được thông quyền đạt biến,cho nên pháp không phải là chết, mà là linh động hoạt bát. Hình thức thiên biến vạn hoá, nhưng nguyên lý quyết định không thay đổi. Nguyên lý là gì vậy? “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý”, đây là nguyên lý. Trên phương thức thì thiên biến vạn hoá, thế nhưng quyết định không có ác niệm, quyết định không có ác hạnh, quyết định là thiện tâm thiện hạnh. Chúng ta xem thấy ở trong Cao Tăng truyện, trong Thần Tăng truyện, có rất nhiều các tổ sư đại đức, các Ngài làm việc chúng ta không cách gì lý giải. Thế nhưng nếu bạn chân thật hiểu được Phật pháp, chân thật nhận được Phật pháp, thì bạn sẽ không hoài nghi, sẽ rất tôn kính đối với các Ngài. Các vị đối với hành trì dị lạ của các đại đức xưa, các vị đều biết có Tế Công, tại vì sao biết được? Có lưu truyền Tế Công truyện, nếu như không có Tế Công truyện thì các vị ai biết được chứ? Có người hành trì giống như Tế Công Trưởng Lão rất nhiều, ở trong Cao Tăng truyện xem thấy mấy mươi người. Đầu năm dân quốc,pháp sư Diệu Thiện Kim Sơn, tên giống hoàn toàn như lão hoà thượng Phổ Đà Sơn hiện tại, mà không phải một người, vị Diệu Thiện đó cùng Tế Công Hoạt Phật gần như nhau. Bạn xem thấy ông cũng khùng khùng điên điên, đó là thánh tăng, không phải phàm phu. Hành vi dị lạ của họ, Tế Công trưởng lão ngày ngày uống rượu ăn thịt, chúng ta xem thấy ông phá giới, người thông thường xem thấy ông phá giới, đuổi ông đi ra khỏi chùa không cần ông. Ông là Bồ Tát hoá thân, hành vi tạo tác của ông là có dụng ý, là để độ một loại chúng sanh nào đó. Cho nên chư Phật Bồ Tát ứng hoá thân phận không như nhau, hành trì không giống nhau, chúng ta xem thấy trong 53 vị đồng tham. Cho nên những nhân vật liệt kê trong Cao Tăng truyện, chúng ta dùng 53 tham để đối chiếu, đều có thể liệt kê vào loại nào, loại nào. Đều có thể liệt kê vào thì mới biết được đây gọi là đại quyền thị hiện, thành tựu chúng sanh, thành tựu Phật pháp. Mắt thịt phàm phu chúng ta không thấy ra được, còn phê bình họ, còn ruồng bỏ họ, chính mình tạo ra tội nghiệp mà chính mình không hề hay biết. Các Ngài nhất định không có phá giới, quyết định là người trì giới,cho nên phương thức trì giới không như nhau. Kỳ thật những nguyên lý nguyên tắc này trên giới kinh đều nói rất rõ ràng.

Trong trì giới, phương thức trì giới có “khai, giá, trì, phạm”, chúng ta làm gì hiểu được? Mỗi một điều giới đều có khai duyên, quyết định ở trong tình huống lợi ích chúng sanh thì có thể khai duyên. Khai giới không phải phá giới, phá giới là khi không có khai duyên mà bạn muốn khai giới, đó là phá giới. Là vì lợi ích chúng sanh, là vì cảm động tất cả chúng sanh, là khiến tất cả chúng sanh giác ngộ, họ có tác pháp đặc thù.

Có lẽ các vị đã xem thấy ở trong Ngữ Lục của Tông Môn, công án của pháp sư Nam Tuyền. Nam Tuyền chém mèo, đó có phải là sát sanh phạm giới hay không? Nếu chúng ta học theo, ngày ngày đi giết mèo, các vị giết mèo sẽ đọa địa ngục, ông giết mèo thì thành Phật. Chu Hà đem tượng Phật xuống đốt thì ông thành Phật, bạn đem tượng Phật xuống đốt nhất định đọa địa ngục A Tỳ. Họ có thể làm, bạn không thể làm, vì sao vậy? Họ có nguyên nhân đặc thù, đốt một tôn tượng Phật có thể khiến cho một chúng sanh đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, cái tôn tượng Phật đó đốt được bao nhiêu công đức.Ngài dụng phương thức này rất quyết liệt, bảo một chúng sanh từ ngay chỗ này mà giác ngộ. Chúng ta có đốt 100 tôn tượng Phật cũng không có một người khai ngộ, đó chính là làm thân Phật ra máu, đoạ A Tỳ địa ngục, phạm tội ngũ nghịch. Rất quyết liệt, rất trí tuệ, rất hành động, quyết định là độ một chúng sanh đặc biệt nào đó, chúng sanh này chân thật được độ. Do đây có thể biết, giới luật là linh hoạt, không phải khô cứng, người thông thường chúng ta không hiểu. Hiện tại thọ giới, thầy truyền giới thì không thể giảng rõ ràng, giảng tường tận, mơ mơ hồ hồ mà thọ thì bạn sẽ mơ mơ hồ hồ mà học, họ thì mơ mơ hồ hồ mà truyền, còn bạn thì mơ mơ hồ hồ mà thọ. Kết quả đến sau cùng là mơ mơ hồ hồ mà đọa lạc, cũng không biết được, còn cho rằng chính mình giới luật trì được rất thanh tịnh. Đó là oan uổng. Cho nên chúng ta học Phật phải giữ lấy cái nguyên tắc là phàm hễ việc gì đều phải đem nó làm cho rõ ràng, làm cho tường tận. Không làm rõ ràng, không làm tường tận thì không thể đi làm, đây là thái độ cơ bản của chúng ta trong học vấn.

Tôi học Phật, việc này tôi đã nói qua với các vị, tôi học Phật ba năm đầu thấy tượng Phật không hề lạy, tôi lột nón xá ba xá, tôi dùng phương thức này. Lão sư của tôi không hề trách tôi. Đại sư Chương Gia đối tốt với tôi như vậy, yêu thương đến như vậy, tôi cũng không hề quỳ lạy Ngài, tôi đối với Ngài cũng là cúi đầu xá ba xá.Ngài cũng không hề cho tôi là vô lễ, không hề có. Tại vì sao tôi không thể quỳ xuống để lạy Ngài? Tôi không hiểu được tại vì sao phải quỳ xuống để lạy Ngài.Ngài phải đem đạo lý giảng cho tôi nghe được rõ ràng, tôi không hiểu được rõ ràng thì tôi sẽ không làm theo, muốn tôi làm vậy thì tôi không làm được. Cho nên về sau làm cho rõ ràng, hiểu cho tường tận, tôi mỗi ngày lạy Phật 800 lạy, tôi lạy được nửa năm, đã lạy mười mấy vạn lạy. Phải làm cho rõ ràng, làm cho tường tận, mới biết được đây là một loại phương pháp tu hành.Phương pháp này có thể nhiếp tâm, là một phương pháp tốt nhất trong tu hành, không phải chỉ riêng nói là cung kính. Cung kính thì chúng ta cúi ba lần xá, chúng ta chân thành cung kính tuyệt nhiên cũng không hề khác, vậy thì đã làm được rất đúng pháp. Khi tôi mới bắt đầu học Phật, tôi luôn cảm thấy chúng ta là người hiện đại, lễ tiết của người hiện đại nhìn thấy tổng thống cũng ba lần cúi chào, vậy chúng ta thấy Phật cũng là như vậy, thấy pháp sư cũng là như vậy, là người hiện đại mà, không phải là người xưa. Người nhà Thanh thấy hoàng đế ba lần quỳ chín lần khấu đầu, người vào thời đó nhìn thấy pháp sư cũng là ba lần quỳ chín lần khấu đầu, tôi đồng ý. Người hiện đại thì tôi không đồng ý, chúng ta là người hiện đại, phàm hễ có cái lý, lý chưa hiểu cho rõ ràng thì tôi quyết không mù quáng theo. Cho nên lão sư của tôi khi dạy tôi rất tốt, bởi vì tôi nói lý, tôi không mù quáng theo, lý chưa làm cho rõ ràng mà bảo tôi làm như vậy thì tôi không làm được. Cho nên tôi vừa xem thấy thanh niên hiện tại, học sinh đại học vừa nhìn thấy tượng Phật, nhìn thấy pháp sư đều quỳ xuống lạy, tôi rất bội phục, vì sao vậy? Họ lợi hại hơn tôi nhiều, tôi không làm được, tôi tìm hiểu ba năm, hiểu thông rồi mới làm được. Bạn học Phật phải ăn chay, tại vì sao phải ăn chay? Tôi cũng là hiểu cho rõ ràng đạo lý rồi tôi mới chịu thật làm.Khi lý chưa hiểu rõ ràng, bạn bảo tôi đi làm, tôi sẽ rất khó mà làm.

Hơn nữa, vào lúc đó, thông thường bạn bè bạn học đồng sự của tôi đều hiểu rõ tôi, tôi là người ngoan cố nhất, không thể làm cho tôi tâm phục khẩu phục thì bạn không dễ gì lay động tôi. Cho nên sau khi tôi học Phật, vào lúc đó tôi vẫn còn đi học, trong cơ cấu của chúng tôi đồng sự trên dưới có hơn 300 người đều bị ảnh hưởng rất lớn, họ nói là lão ngoan cố học Phật thì Phật pháp nhất định có đạo lý, không có đạo lý thì ông này sẽ không học Phật. Bởi vì trong đoàn thể đó của tôi, người tín đồ KiTô giáo rất nhiều, mọi người khi rảnh thường hay cùng nhau tụ họp đều là thảo luận giáo nghĩa của Kitô giáo. Sau khi tôi học Phật, có một số người nói với tôi, vào lúc đó tôi chưa xuất gia, họ bảo với tôi “lão Từ”, họ nói: “Ông có phát hiện trong đoàn thể của chúng ta hiện tại có hiện tượng thay đổi rồi không?”. Tôi hỏi:“Hiện tượng gì?”. Họ nói:“Hiện tại không có người nào nói đến Ki Tô giáo”. Tôi hỏi:“Vì sao vậy?”.Họ nói: “Vì ông học Phật rồi, người ta không còn nói đến Ki Tô giáo. Lão ngoan cố học Phật thì Phật pháp nhất định có đạo lý, không có đạo lý ông ấy nhất định sẽ không học, sẽ không tin”. Cho nên sanh ra sức ảnh hưởng rất lớn, chính tôi cũng không hề biết.

Cho nên trì giới là tất cả đều đúng pháp. Pháp là linh hoạt, không phải là khô cứng, việc này nhất định phải hiểu. Trong giới pháp có luật nghi giới, đây là giáo huấn của Phật Đà; có nhiếp thiện pháp giới, bao gồm giáo huấn của Phật, bao gồm giáo huấn của thánh hiền thế gian; còn có nhiêu ích hữu tình giới, phạm vi này còn rộng lớn hơn, chỉ cần là chân thật có lợi ích đối với chúng sanh, cho dù Phật có nói hay không nói, chúng ta đều phải đi làm. Cho nên trong trì giới bao gồm tất cả pháp lệnh qui ước của thế gian, phong tục tập quán, khái niệm đạo đức, chúng ta đều phải tuân thủ. Đặc biệt là một người hoằng dương Phật pháp, không luận xuất gia, tại gia đến khu vực này giảng kinh nói pháp, bạn nhất định phải hiểu quan niệm đạo đức phong tục tập quán của khu vực đó, bạn nhất định phải tuân thủ, giữ pháp luật của nơi đó thì người địa phương mới hoan nghênh bạn, mới dễ dàng tiếp nhận bạn. Người Trung Quốc chúng ta thường nói: “Nhập cảnh tuỳ tục”, nếu như chúng ta không chịu tùy tục, đem cái cách sống của mình mang đến một quốc gia khác thì quyết định không thể ảnh hưởng được chúng sanh khu vực đó. Cho nên hoằng pháp lợi sanh nhất định phải ghi nhớ, bổn thổ hoá cùng hiện đại hoá là quan trọng, bạn mới có thể nhận được hiệu quả, mới có thể phổ độ chúng sanh.

Tôi thường hay nói, bạn xây đạo tràng, ở nước ngoài xây đạo tràng thành kiểu dáng cung điện của Trung Quốc là sai lầm, là đem văn hoá Trung Quốc áp đặt cho người địa phươngthì người địa phương làm sao mà tiếp nhận? Vừa xem thấy là văn hoá nước ngoài, đứng bên ngoài nhìn nhìn rồi đi, sẽ không bước vào. Cho nên chúng ta có rất nhiều pháp sư xây dựng đạo tràng ở nước ngoài đều là xây kiểu dáng cung điện của Trung Quốc, đều là đem một bộ kiểu dáng cũ dọn qua bên đó, áp đặt người nước ngoài phải làm người Trung Quốc, còn làm người Trung Quốc thời xưa, bạn nói xem, họ làm sao mà cam tâm,làm sao có thể bước vào? Vì vậy năm xưa tôi chủ trương, khuyên bảo một số pháp sư tôi quen biết là(vào lúc đó tôi vẫn còn ở Đài Loan, họ có cơ hội đi ra nước ngoài) đến nước ngoài xây đạo tràng, nhất định phải xây hình thức nước ngoài. Thí dụ đến Hoa Kỳ, ở Hoa Kỳ xây đạo tràng thì phải xây kiểu dáng gì? Xây kiểu dáng nhà Trắng, xem coi nhà Trắng xây dựng thế nào, chiếu theo hình thức đó mà xây. Chiếu theo hình thức kiểu dáng của Hoa Kỳ mà xây, để người Mỹ vừa thấy thì nghĩ nơi đây là của mình, họ nhất định sẽ bước vào. Tạo tượng Phật nhất định tạo khuôn mặt của người Mỹ, thì họ sẽ cảm thấy thân thiết, họ vừa xem thấy thì nghĩ đây là người của mình thì họ liền bước vào. Chúng ta làm kiểu dáng cung điện Trung Quốc, tượng Phật thì thỉnh từ Trung Quốc qua, kiểu dáng người Trung Quốc, nhất là người nước ngoài xem thường người Trung Quốc, còn muốn bảo người ta làm người Trung Quốc, bảo người ta làm người Trung Quốc cổ xưa,quyết định họ sẽ không cam lòng, lắc đầu liền bỏ đi, ngó cũng không thèm ngó. Đây là chúng ta ở nước ngoài hoằng pháp hơn một trăm năm qua, nguyên nhân thất bại chính ngay chỗ này. Cho nên chúng ta không thể so được với những cao tăng đại đức Ấn Độ xưa, khi họ đến Trung Quốc, bạn xem họ xây đạo tràng là kiểu cung điện của Trung Quốc. Lão bá tánh rất là tôn kính đế vương, nơi đế vương ở là cung điện, cho nên họ xây đạo tràng là xây kiểu dáng cung điện, bổn thổ hoá. Những cao tăng này đến Trung Quốc, bỏ đi y phục của họ, mặc áo choàng của Trung Quốc, hoàn toàn giống như người Trung Quốc, chúng ta hoan nghênh họ. Nếu như họ mặc phục trang như người Ấn Độ, xây đạo tràng kiểu Ấn Độ, chúng ta cũng sẽ không tiếp nhận, cũng sẽ không bước vào cửa của họ, họ cũng không độ được người Trung Quốc. Bạn nghĩ xem, hai ngàn năm, Phật giáo ban đầu truyền đến Trung Quốc, những cao tăng đại đức đó hiểu được bổn thổ hoá, hiện đại hoá, cho nên mới sanh ra hiệu quả lớn đến như vậy. Chúng ta lơ là đi cái khoảng này. Đây đều là bao gồm ở trong trì giới, còn tự cho là giới này tu được rất tốt, tu được không tệ, trong đây xảy ra vấn đề rất lớn.

Nhân giới được định,bạn không có được thiền địnhchính là bạn trì giới chưa có hiệu quả. Đây là đối với giới điều “trì giới” này khái lược nói sơ qua. Trì giới làm thế nào mới có thể gọi là độ,gọi là Ba La Mật Đa? Trì giới độ ác nghiệp, quyết định viễn ly tất cả ác nghiệp. Ác nghiệp chính là hành vi ác. Cái gì là hành vi ác? Tác hại đến đạo nghiệp chính mình, ảnh hưởng tu học của người khác đều là ác nghiệp. Chúng ta chính mình yêu cầu là Giới-Định-Huệ tam học. Trong Tịnh Độ tông chúng ta cầu cái gì? Nhất tâm bất loạn, tâm không điên đảo. Nhất tâm bất loạn là định, tâm không điên đảo là huệ, tên gọi không như nhau nhưng ý nghĩa như nhau. Vậy thì chúng ta ở ngay trong một đời tu học nhiều năm đến như vậy, nhưng không có được tâm thanh tịnh,thì trì giới không có thành tích; không có được tâm từ bi, thì nhẫn nhục không có thành tích, tuy là bạn đang tu, bạn xem thử bạn có được thành tích hay không? Cũng giống như đi học ở trường vậy, dường như là rất dụng công, mỗi ngày đều đi học, khi đi thi thì không điểm, không lấy được thành tích. Thành tích của chúng ta ở chỗ nào vậy? Như vậy bạn mới hiểu được thế nào gọi là trì giới, hiểu được ý nghĩa của giới luật. Tinh thần, giới tướng, giới pháp của giới luật, ở trong đây bao gồm rất nhiều học vấn của thế xuất thế gian.

Tiếp theo sau là Nhẫn Nhục Ba La Mật. Nhẫn là ý nghĩa của nhẫn nại, năm xưa pháp sư dịch kinh đem nó dịch thành nhẫn nhục, đây cũng là phiên dịch suy xét đến bổn thổ hoá và hiện đại hoá. Bởi vì người xưa Trung Quốc rất xem trọng đối với cái nhục, chúng ta thường hay đọc qua trong sách cổ là “sĩ khả sát, bất khả nhục”, rất là xem trọng đối với cái nhục. Sĩ là phần tử tri thức, người đi học, ở trong xã hội được mọi người tôn kính. Người đi học có thể bị chặt đầu, không thể bị vũ nhục. Người Trung Quốc xem sự vũ nhục nặng đến như vậy, cho nên pháp sư dịch kinh dịch đến nhẫn liền dùng chữ nhục, nhục còn có thể nhẫn thì còn cái gì không thể nhẫn? Đây là nói rõ tất cả đều phải nhẫn. Trên kinh Kim Cang có một câu nói rất hay: “Nhất thiết pháp đắc thành ư nhẫn”. Bạn không thể nhẫn thì không thể thành tựu. Bạn nhẫn nhỏ thì thành tựu nhỏ, nhẫn lớn thì thành tựu lớn. Chúng ta có được thân người không dễ, nghe được Phật pháp thì càng không dễ dàng, nên gọi là “nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn”. Được thân người nghe Phật pháp, nếu muốn có thành tựu thì chính là đắc thành ở nhẫn. Chính bạn tu hành độ hoá, hành vi tạo tác, người khác chưa chắc gì biết, người khác chưa có trí tuệ để có thể thấy được rõ ràng. Người có trí tuệ, xem thấy hành vi việc làm của bạn liền kính ngưỡng bạn, bội phục bạn. Người không có trí tuệ xem thấy hành động việc làm của bạn thì đố kỵ, phê bình bạn, nhục mạ bạn, thậm chí hãm hại bạn. Bạn phải có thể nhẫn, bạn không thể nhẫn thì tâm bạn bị thoái chuyển rồi. Bạn thoái chuyển bạn không hề gì. Sự việc bạn làm là có thể giúp cho chánh pháp trường tồn, là có thể lợi ích tất cả chúng sanh, khi bạn vừa thoái chuyển thì Phật pháp liền suy, chúng sanh không có phước, phải bị nạn. Chẳng nên vì có một số ít người huỷ báng nhục mạ mà làm cho hư đi việc lớn của bạn. Cho nên phải kiên trì, không nên để trong lòng. Một người bị người phê bình đến lúc nào đậy nắp quan tài mới định luận được. Bạn vẫn chưa chết, hay nói cách khác, người ta phê bình đều là đánh một dấu hỏi, không đáng tin,đợi sau khi bạn chết rồi mới nói. Hiện tại chuyện bạn làm là ác nhưng chưa hẳn là ác, bạn làm việc thiện chưa hẳn là thiện, nhất định phải xem kết quả về sau. Nếu như bạn làm ngay trước mắt là ác, thế nhưng đến sau cùng có thể lợi ích chúng sanh, vậy thì cái ác của bạn là đại thiện. Người thiển kiến vô tri không nhìn thấy được, họ tạo ra tội nghiệp nhỏ, cá nhân họ thọ báo. Nếu như bạn không thể nhẫn nại mà thoái tâm thì tất cả chúng sanh bị hại. Bạn phải nên biết, tất cả chúng sanh bị hại thì tội của người nhục mạ bạn, người huỷ báng bạn sẽ nặng, họ sẽ đọa vào địa ngục A Tỳ. Bạn có thể nhẫn nại, không để ý đến họ, vẫn cứ như vậy mà làm thì họ tạo ra tội nghiệp nhẹ. Bạn xem, bạn cũng đã cứu được họ. Bạn không bị họ ảnh hưởng, bạn vẫn cứ làm bình thường, vẫn là chánh pháp trường tồn, vẫn là lợi ích chúng sanh, nhờ vậy việc hủy báng của họ tạo ra nghiệp nhỏ, vậy thì nhẹ. Nếu chân thật bị ảnh hưởng, nếu bạn thoái chuyển, thì họ tạo ra tội nghiệp cực trọng, phải đọa địa ngục A Tỳ. Chúng ta hiểu rõ cái đạo lý này. Họ đang tạo nghiệp, chúng ta hy vọng họ tạo nghiệp nhẹ một chút, tương lai thọ báo sẽ nhẹ đi, không nên chịu báo quá nặng. Đây là từ bi thương sót đối với họ, họ làm gì biết được? Họ ngu si mê muội, họ không biết. Cho nên người chân thật có trí tuệ, người phát tâm Bồ Đề, bạn xem cái tâm đó từ bi đến cùng tột. Những đạo lý này nếu bạn không ngày ngày đọc kinh, không ngày ngày nghe kinh, thì bạn làm sao giác ngộ, làm sao có thể tường tận. Người chân thật thương yêu bạn, người giúp đỡ bạn, bạn đem họ xem thành oan gia đối đầu. Tuy là bạn đem họ xem thành oan gia đối đầu, người ta vẫn là chân thành thương yêu bạn, vẫn là chân thành giúp đỡ bạn, quyết không bởi vì bạn không nhận biết, quyết không bởi vì bạn vẫn còn nhục mạ hãm hại họmà họ giảm ít đi lòng thương yêu đối với bạn. Nếu như họ chân thật giảm ít đi lòng yêu thương, sự giúp đỡ, thì họ không có nhẫn nhục Ba La Mật, trong Bồ Tát hạnh của họ liền kém khuyết đi một điều, sẽ không được viên mãn.

Cho nên thông thường nói nhẫn nhục, cái thứ nhất chính là có thể nhẫn được sự hãm hại của người làm ra,loại thứ hai là tai hại của tự nhiên cũng có thể nhẫn, loại thứ ba là cách tu. Trong cách tu, bao gồm thế xuất thế gian pháp, không luận làm bất cứ nghề nghiệp nào đều rất gian nan, đều là không dễ dàng, bạn không có lòng nhẫn nại thì bạn làm sao có thể thành tựu? Những việc thế xuất thế gian, có việc nào là thuận buồm xuôi gió chứ? Chỗ này phải nên biết. Trong ngạn ngữ thường nói: “Bất như ý sự thường bát cửu”, lại nói “hảo sự đa ma”, việc tốt làm gì mà dễ làm vậy chứ? Nếu bạn không có lòng nhẫn nại, không có trí tuệ thì rất dễ dàng thoái chuyển, rất dễ dàng bị ma chướng ngại mất. Cho nên việc tốt chân thật là ai làm? Chư Phật Bồ Tát đến làm. Bồ Tát có trí tuệ, Bồ Tát có sức định, Bồ Tát có lòng nhẫn nại, dõng mãnh tinh tấn, quyết không thoái chuyển. Mười nguyện trong Hạnh Nguyện Phổ Hiền, mỗi nguyện sau cùng tổng kết là “không hề mệt mỏi”. Đó là tướng dõng mãnh tinh tấn, đó là thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật, làm gì có đạo lý thoái chuyển. Tại vì sao có thể không thoái chuyển? Bởi vì họ niệm niệm biết có nhiều chúng sanh khổ nạn đến như vậy đang chờ đợi được độ, khi họ vừa thoái chuyển thì những chúng sanh khổ nạn này không có người giúp đỡ, không có người cứu. Cho nên nghĩ đến cái điểm này, chính mình liền không dám thoái chuyển, có oan ức đến thế nào cũng phải nhẫn chịu, hãm hại đến thế nào cũng phải nhẫn chịu, như vậy mới hiển thị ra từ bi của bạn, vĩ đại của bạn.

Thế Tôn trên hội Kim Cang Bát Nhã, tuy là sáu cương lĩnh của Bồ Tát hạnh đều giảng rất nhiều, rất rõ ràng, nhưng hai điều bố thí và nhẫn nhục này thì giảng nhiều nhất. Nguyên nhân này do đâu? Bố thí có thể tu đại phước báo, nhẫn nhục có thể thành tựu đại phước báo. Nếu như bạn chỉ biết được bố thí, không thể nhẫn nhục thì phước báo mà bạn tu được sẽ một mặt tu được một mặt tiêu hao hết, rất khó thành tựu. Cho nên bố thí có nhẫn nhục mới có thể thành tựu. Thí dụ bạn rất biết kiếm tiền, thế nhưng bạn cũng tiêu tiền rất nhiều, bạn kiếm được rất nhiều, bạn xài cũng rất nhiều, đến sau cũng vẫn là nghèo rớt mồng tơi, bạn không thể nhẫn nại. Người chịu bố thí, chịu kiếm tiền mà vẫn có thể nhẫn nại, có thể tiết kiệm thì họ mới có thể thành đại phú. Đây chính là tu được phước nhiều, hưởng dụng thì rất ít, đây chính là có thể nhẫn, vậy mới có thể tích lũy, mới có thể hưởng thụ phước báo lớn. Cho nên chúng ta nhất định phải phát tâm, nhất định phải rõ lý, sau đó nỗ lực tu học. Ngày trước chúng ta không hiểu được cái đạo lý này, không hiểu rõ sự thật, luôn là có lòng tham, đối với thế pháp Phật pháp đều có lòng tham, luôn là bỏn xẻn, chính mình có không chịu bố thí cho người khác. Hiện tại biết được đó là chướng ngại, chướng ngại chính mình minh tâm kiến tánh, chướng ngại chính mình niệm Phật vãng sanh, thậm chí chướng ngại chính mình nghiên cứu pháp huệ của kinh giáo. Bạn nghiên cứu kinh giáo vì sao không khai mở trí tuệ? Bạn có chướng ngại. Bạn đem chướng ngại này xả bỏ đi thì bạn đọc kinh sẽ khai mở trí tuệ, bạn nghe giảng sẽ khai ngộ. Vì sao vậy? Không có chướng ngại thì bạn mới có thể tu hành chứng quả, đạo lý chính ngay chỗ này. Cho nên xan tham là cửa ải quan trọng, là chướng ngại lớn nhất, nhất định phải đột phá.

Trì giới lại có thể đột phá chướng ngại thứ hai, loại chướng ngại lớn thứ hai chính là mỗi niệm tự tư tự lợi, mỗi niệm tổn người lợi mình, đây chính là ác nghiệp. Bạn xem xã hội ngày nay, có người nào không nói đến lợi ích của chính mình, làm thế nào giữ lấy lợi ích của chính mình. Giữ lấy lợi ích của chính mình thì nhất định tổn hại lợi ích của người khác, ác nghiệp từ ngay chỗ này mà phát sanh. Mục đích của trì giới là mọi thứ đều đúng lý đúng pháp, quyết không còn tạo ác nghiệp. Nhẫn nhục như vậy thìbạn mới có thể chân thật tích lũy công đức, mới có được thành tựu nhỏ. Dần dần phát triển lớn lên thành đại thành tựu, thậm chí đến công đức viên mãn.

Sáu cương mục của Bồ Tát hạnh, chúng ta đã giảng được ba loại, phía sau vẫn còn Tinh Tấn, Thiền Định, Bát Nhã. Cái huệ này chính là Bát Nhã. Hai câu nói này chính là học pháp môn, đoạn phiền não trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Học lục độ đây là học pháp môn, hiệu quả của lục độ này là phá phiền não. Bố thí phá xan tham, trì giới phá ác nghiệp, nhẫn nhục phá sân hận, tinh tấn phá giải đãi, thiền định phá tán loạn, bát nhã phá ngu si. Từ chỗ phá này chính là “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”, từ phương pháp này chính là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, hai câu này hàm chứa hai nguyện trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Phía sau: “Vị độ hữu tình linh đắc độ”, đây là “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Một câu sau cùng: “Dĩ độ chi giả sử thành Phật”, đó là “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”.Bốn câu này viên mãn tròn đầy Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

Hôm nay thời gian hết rồi, chỉ giảng đến đây thôi.

A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 76)

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ