Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 66)
Thân tuy là giả, không phải là thật, nhưng chúng ta không thể thiếu nó. Nhà Phật thường nói “mượn giả tu thật”, chúng ta phải mượn cái thân giả này để tu cái chân tánh, không có cái giả này thì vẫn không được, cho nên nó hữu dụng. Bạn tận lực mà sử dụng nó, không chướng ngại, nhưng không được chấp trước nó. Việc này ngày trước tôi giảng kinh thường nói qua, chúng ta ở thế gian này, tất cả vạn vật, chúng ta nên có quyền sử dụng, không nên có quyền sở hữu. Quyền sử dụng hữu dụng, quyền sở hữu là chấp trước, không cần phải sở hữu của ta, ta có dùng được thì tốt rồi. Giảng đường này, chúng ta ở nơi đây giảng kinh, chúng ta ngồi ở nơi đây, chúng ta có quyền sử dụng, quyền sở hữu là Cư Sĩ Lâm, không phải của chúng ta. Đối với thân thể này cũng vậy, không nên chấp trước cái thân này là ta, không nên thương yêu nó quá đáng, chăm sóc nó nhiều quá thì sai rồi. Ta phải lợi dụng nó, phải sử dụng nó, ta quyết không chấp trước nó, sau đó xả thân thọ thân thì bạn liền được tự tại. Cho nên Phật dạy cho chúng ta phương pháp tốt, dạy bạn thường phải “quán thân bất tịnh”, cái thân này không phải là thứ trong sạch, không phải là thứ tốt, bạn trân trọng nó như vậy, thương yêu nó đến như vậy

Thân tuy là giả, không phải là thật, nhưng chúng ta không thể thiếu nó. Nhà Phật thường nói “mượn giả tu thật”, chúng ta phải mượn cái thân giả này để  tu cái chân tánh, không có cái giả này thì vẫn không được, cho nên nó hữu dụng. Bạn tận lực mà sử dụng nó, không chướng ngại, nhưng không được chấp trước nó. Việc này ngày trước tôi giảng kinh thường nói qua, chúng ta ở thế gian này, tất cả vạn vật, chúng ta nên có quyền sử dụng, không nên có quyền sở hữu. Quyền sử dụng hữu dụng, quyền sở hữu là chấp trước, không cần phải sở hữu của ta, ta có dùng được thì tốt rồi.Giảng đường này, chúng ta ở nơi đây giảng kinh, chúng ta ngồi ở nơi đây, chúng ta có quyền sử dụng, quyền sở hữu là Cư Sĩ Lâm, không phải của chúng ta. Đối với thân thể này cũng vậy, không nên chấp trước cái thân này là ta, không nên thương yêu nó quá đáng, chăm sóc nó nhiều quá thì sai rồi. Ta phải lợi dụng nó, phải sử dụng nó, ta quyết không chấp trước nó, sau đó xả thân thọ thân thì bạn liền được tự tại. Cho nên Phật dạy cho chúng ta phương pháp tốt, dạy bạn thường phải “quán thân bất tịnh”, cái thân này không phải là thứ trong sạch, không phải là thứ tốt, bạn trân trọng nó như vậy, thương yêu nó đến như vậy để làm gì? Vậy là sai rồi!

Việc thứ hai Phật dạy chúng ta là “quán thọ thị khổ”. Thọ là gì vậy? Hưởng thọ. Người ở Singapore đều có phước, đây là đất phước. Trên thế giới có rất nhiều nơi con người đang chịu khổ nạn, người ở nơi đây thì cơm áo đầy đủ. Bạn tỉ mỉ mà nghĩ xem, bạn ngày ngày hưởng thọ, bạn vui hay là khổ? Cũng không tệ, rất an vui, bạn không biết được thật khổ, tại sao vậy? Bởi vì ba bữa cơm bạn ăn được rất no, cơm rau đều ăn được rất vừa miệng, rất vui, nhưng một ngày không cho bạn ăn cơm thì đói đến khổ sở, cái khổ liền đến. Do đây có thể biết, ba bữa cơm là thuốc, là cứu khổ, bạn thiếu một bữa thì khổ rồi, thiếu hai bữa càng khổ, bạn mới biết được hưởng thọ của bạn là khổ. Tại vì sao bạn không cảm giác được khổ? Là bởi vì đến lúc thì bạn liền uống thuốc, làm cho cái khổ đó bị che mất, thì bạn không cảm thấy được khổ. Khi một lần thuốc đến trễ thì khổ liền đến ngay,vậy mà bạn vẫn không giác ngộ.Hưởng thọ của thế gian chỉ có khổ không có vui, cho nên nói với bạn, khổ là thật, vui là giả. Vì sao nói vậy? Vui sẽ biến thành khổ nên vui chính là giả, khổ không thể biến thành vui, cho nên khổ là thật. Lấy việc ăn cơm để nói, bạn ăn một chén rất vui thích, ăn cảm thấy ngon, ăn hai chén cũng rất vui thích, liên tục bảo bạn ăn mười chén, hai mươi chén thì bạn liền khổ. Bạn thấy đó, chẳng phải vui lập tức biến thành khổ rồi sao? Bụng đói thì rất khổ, đói một ngày thì khổ, đói hai ngày càng khổ, đói luôn mười ngày, 20 ngày thì chỉ có khổ kéo dài, tuyệt đối không thể nói đói đến một lúc nào đó thì vui, không hề có việc này. Vui là giả, khổ là thật. Bạn chính mình phải cố gắng mà nghĩ tưởng, lời Phật nói không sai một chút nào, “quán thọ thị khổ”.

Thứ ba là “quán tâm vô thường”. Tâm là gì? Ý niệm. Ý niệm bảy trên tám dưới, cho nên nếu bạn hiểu rõ, giác ngộ rồi, thì người thế gian qua lại là hư tình giả ý, không có gì là thật. Xin nói thật lòng với bạn, đối tốt được với bạn thế nào, thương yêu bạn đến đâu, nhưng qua hai ngày thì thay đổi, trong tâm lập tức liền biến đổi. Cho nên nếu bạn hiểu rõ rồi, nghe lời Phật nói giác ngộ rồi, họ nói tốt, bạnmỉm cười, vì biết là giả, không phải là thật; họ nói không tốt cũng là giả, cũng không phải là thật, vô thường, không thật. Đây đều là nói đến chân tướng sự thật, đó là phàm phu. Chư Phật Bồ Tát tâm của họ là chân thường, gọi là “chân tâm thường trụ”, cái đó thì vĩnh viễn không thay đổi. Phàm phu mê hoặc điên đảo thì làm gì mà không thay đổi? Thiên biến vạn hoá, chính mình cũng không làm chủ được chính mình thì làm gì có bảo đảm, đối với người khác làm sao mà đáng tin?

Việc thứ tư Phật dạy chúng ta là “quán pháp vô ngã”. Ngã là gì vậy? Chủ tể. Trên kinh Hoa Nghiêm đã nói qua tám loại ngã, chỗ này thì không cần nói thêm nhiều, ý nghĩa chủ yếu nhất trong tám loại này chính là chủ tể. Tất cả vạn vật đều không thể làm chủ được, đều là đang biến hoá, người và động vật có sanh lão bệnh tử, thực vật có sanh trụ dị diệt, khoáng vật có thành trụ hoại không, tất cả vạn vật không có tự thể, tất cả vạn vật đều không thể thường trụ, đó gọi là vô ngã.

Phật dạy cho chúng ta bốn loại quan niệm cơ bản này, bạn phải thường hay quán sát như vậy đối với vũ trụ nhân sanh thì bạn liền khai trí tuệ, đây là chúng ta nói bạn đã nhìn thấu. Sau khi nhìn thấu liền có thể buông bỏ. Buông bỏ là gì vậy? Tứ chánh cần, tứ như ý túc. Túc là gì vậy? Đầy đủ, tri túc thường lạc. Phật thị hiện cho chúng ta, năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật còn ở đời, nhu cầu đời sống của Ngàilà ba y một bát, khất thực nuôi cái thân này, nửa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, Ngài biết đủ.

Tứ như Ý Túc, bốn điều này hợp lại mà nói chính là biết đủ thường vui, ngay trong đó có Tứ Chánh Cần.

Tứ Chánh Cần là dạy chúng ta thái độ đối nhân xử thế ngay trong một đời này, nguyên tắc đối nhân xử thế. “Chánh” là chính xác, “cần” là phấn đấu. Bốn loại chánh đáng phải nên phấn đấu mà làm, một cái là đoạn ác, một cái là tu thiện. Phật dạy chúng ta ác đã tạo phải mau đoạn dứt, ác chưa tạo thì quyết định không nên tạo tác, hai điều này là đoạn ác. Cái thiện đã làm thì phải nỗ lực mà làm, cái thiện chưa làm thì phải mau phát tâm, hai điều này là tu thiện. Cho nên, Tứ Chánh Cần hợp lại mà nói chính là đoạn ác tu thiện. Ngày nay chúng ta được thân người, ở nhân gian này sống qua được mấy mươi năm, ngày tháng của mấy mươi năm phải nên trải qua như thế nào? Phật chỉ điểm cho chúng ta nguyên tắc “đoạn ác tu thiện”,Thế Tôn cũng thị hiện tấm gương này cho chúng ta xem. Chúng ta xem thấy được trong truyện ký của Phật Đà, trong Đại Tạng Kinh có Thích Ca Phương Chí, có Thích Ca Phổ do người xưa viết, đây là truyện ký cổ xưa nhất của Thích Ca Mâu Ni Phật. Cả đời Ngài thị hiện cho chúng ta xem, mười hai điều phía trước đích thực là Ngài đã làm được, tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc Ngài thật đã làm được. Vậy nếu chúng ta muốn niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, nếu bạn muốn công phu có lực, bạn cũng phải đem ba khoá mục,mười hai câu này làm cho được. Bạn tu hành có gốc, có nền móng rồi, thì công phu của bạn mới có lực. Từ nơi nền tảng này mà nâng lên mới là ngũ căn ngũ lực. Ngũ căn, ngũ lực là xây dựng trên nền tảng cơ bản này. Chúng ta xem thấy trên kinh A Di Đà, người học của thế giới Tây Phương Cực Lạc, tức là những người của mười phương thế giới vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc còn tu cái gì? Trên kinh nói là “Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Chánh Đạo Phần”, bốn điều phía trước không hề nói, bốn điều phía trước không dùng, họ đều có rồi, nền tảng đều có rồi. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì căn, lực, Bồ Đề phần, bát chánh đạo vẫn phải làm tiếp tục.

Ba mươi bảy phẩm trợ đạo này, đại sư Trí Giả của Thiên Thai nói rất hay, người thông thường đều đem nó xem thành giáo nghĩa của Tiểu Thừa, cách nhìn này là sai lầm.Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là thông cả Tiểu và Đại Thừa, đây là pháp cơ bản trong Phật pháp,không luận Đại Thừa,Tiểu Thừa, Hiển giáo, Mật giáo, Tông môn, Giáo hạ thảy đều phải tu, khoa trình chung nhau, chúng ta phải nhận biết cho rõ ràng. Đại sư Trí Giả đem ba mươi bảy phẩm, dùng phương thức bốn giáo tạng, thông, biệt, viên giảng giải, chúng ta mới hoát nhiên đại ngộ, mới thấy ra ba mươi bảy phẩm là pháp luân viên mãn của nhà Phật, bao gồm tất cả pháp ở trong đó, nó là tổng cương lĩnh của Phật pháp.

Bây giờ chúng ta trở lại trong kinh văn giảng “niệm huệ lực” tức là ngũ lực. Ngũ lực, cái thứ nhất là “Tín”. Trước phải có gốc, sau đó cái gốc này mới sanh ra sức mạnh. Vậy chúng ta muốn hỏi, tín của chúng ta có gốc hay không? Ngày nay nghe được niệm Phật tốt, ngày mai lại nghe một người tham thiền tốt, tâm của bạn liền dao động, ngày sau lại nghe một người trì chú tốt, lại muốn đi trì chú, tín của bạn không có gốc, giống như lục bình trôi trên sông vậy, trôi theo dòng nước, không có gốc, cái tín này làm sao mà được! Tín tâm như vậy không thành được việc gì.Vì sao lòng tin của họ không có gốc? Không làm tốt được ba khoá mục trước là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc. Không xây dựng tốt được nền tảng này nên lòng tin không có gốc. Nếu như bạn làm hết được mười hai câu phía trước thì lòng tin của bạn liền có gốc, vì sao vậy? Nhận biết rõ ràng, sự lý nhân quả tất cả pháp đều có thể tường tận, biết được đoạn ác tu thiện, biết được biết đủ thường vui, tâm của bạn liền định, cho nên lòng tin của bạn mới có gốc, gốc đang thêm lớn.Làm thế nào thêm lớn? Thân cận thiện tri thức, thân cận bạn lành, đọc tụng Đại Thừa, mỗi ngày nghiên cứu thảo luận, lý càng nghiên cứu càng rõ ràng, thế là lòng tin của bạn liền có sức mạnh, quyết định không thể dao động.

Từ tín bạn mới có thể chịu tinh tấn, cái chữ “tấn” này là tinh tấn, đặc biệt chú ý chữ “tinh”. Tinh là thuần mà không tạp, một môn thâm nhập, đây gọi là tinh tấn. Không được học quá nhiều, không được học quá tạp. Trong tứ hoằng thệ nguyện nói với chúng ta là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, vậy vì sao bảo chúng ta học một môn? Một môn này cùng vô lượng là một ý nghĩa, không có một chút mâu thuẫn nào. Nói thế nào vậy? Tổ sư đại đức nói với chúng ta:“Một kinh thông tất cả kinh thông”, tất cả kinh không phải là vô lượng pháp môn hay sao? Bạn thông một pháp môn rồi, bao gồm tất cả pháp môn đều thông, đây gọi là “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.

Kinh này làm thế nào mới gọi là học thông? Có phải kinh này đều học thuộc gọi là học thông không? Không phải vậy.Có phải đạo lý của kinh này đều hiểu hết mới gọi là thông không? Cũng là không phải. Vì sao gọi là thông? Mỗi một bộ kinh đều có giáo-lý-hành-quả, nhà Phật gọi là bốn kinh. Văn tự là giáo; đạo lý hàm nghĩa trong văn tự đó là lý (lý là chân lý, là chân như tự tánh); trong đây lại có phương pháp tu hành, đó là hành kinh; giáo-lý-hành dung hoà thành một gọi là chứng, như vậy bạn mới được xem là thông. Đừng nói là tất cả kinh mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong 49 năm, mà tất cả kinh là từ trong một lý mà nói ra, thông thường gọi là giáo lý.

Ngày trước, khi tôi học giáo với lão sư Lý, lão sư lên dạy buổi học đầu tiên liền dạy tôi là:“Ông phải học giáo lý”. Vào lúc đó tôi không hoàn toàn hiểu, thầy nói với tôi:“Nếu như ông bắt tay vào từ giáo lý, tương lai tất cả kinh đều quán thông, giảm nhiều thời gian”. “Như kỳ bất năng”, nếu như bạn không có năng lực này thì “thoái nhi cầu kỳ thứ”. Bạn chú trọng giáo nghĩa, nghĩa cũng là lý, thế nhưng nghĩa lý phạm vi nhỏ, thông một tông nhưng không thể thông toàn bộ, có thể thông một tông, đó thuộc về nghĩa lý. Đây là Thế Tôn Ngài ngay ban đầu dạy cho chúng ta phương pháp, bạn có thể từ  đó mà nhắm vào, học tập sẽ rất mau. Không thể nói học một bộ kinh thì sẽ giảng một bộ kinh, chiếu theo phương pháp của lão sư mà làm, vậy thì không được, có làm thế nào cũng chẳng qua máy ghi âm. Máy ghi âm thì không sót một chữ nào, chúng ta có diễn đạt thế nào cũng không vượt qua được nó, có theo lão sư học như thế nào cũng học không giống như máy ghi âm. Trong đây có phương pháp.

Thế nhưng không luận từ giáo lý hoặc là từ nghĩa lý, cũng không phải người thông thường có thể làm được. Tâm phải chặt, tâm phải chuyên, tâm phải thanh tịnh, còn phải nhiệt thành với Phật pháp, bạn cần phải chuẩn bị mấy điều kiện này mới được. Không đầy đủ mấy điều kiện này thì không được, nghĩa lý cũng không làm được. Hay nói cách khác, vẫn phải như phía trước nói là niệm xứ, chánh cần, tứ như y túc, vẫn là phải có cái nền tảng này. Không có cái nền tảng này thì khó. Cho nên tôi giảng ba khoá mục này phía trước trong 37 phẩm trợ đạo, cách giảng của tôi không giống như người xưa. Người xưa giảng khó hiểu, tôi đem “tứ niệm xứ” giảng là “nhìn thấu” thì mọi người dễ hiểu, tôi đem “tứ như ý túc” giảng là “buông bỏ” thì mọi người cũng dễ hiểu, có như vậy bạn mới chân thật có thể được thọ dụng.

Chính tôi học Phật, thực tế mà nói, có lực là nhờ đại sư Chương Gia. Khi vừa bắt đầu học Phật, đại sư Ngài dạy cho tôi sáu chữ: “Nhìn được thấu, buông được xuống”.Về sau tôi đến chỗ lão sư Lý học giáo thì tương đối dễ dàng là bởi vì phía trước vị lão sư thứ nhất xây dựng cho tôi nền móng chuẩn xác, cho nên biết được tinh tấn, một môn thâm nhập. Thế Tôn nói ra tất cả kinh, ở trên lý mà nói thì pháp môn bình đẳng, không có cao thấp, bất cứ một bộ kinh, bạn toàn tâm toàn lực dụng công ở trên đó, bạn nên hiểu được, không luận một bộ kinh nào mở ra đều có bốn phần giáo-lý-hành-quả, chúng ta làm thế nào học tập? Tín-Giải-Hành-Chứng. Tín giáo, giải lý, tu hành, chứng quả, thì bạn thông bộ kinh này. Bộ kinh này mà thông rồi thì tất cả kinh đều thông, tất cả kinh chỉ cần vừa tiếp xúc, vừa nhìn, vừa nghe thì liền hiểu. Nếu như các vị hoài nghi, nói việc này có thể sao?

Tôi thấy rất nhiều đồng tu đều xem qua Đàn Kinh, Lục tổ Đại sư Huệ Năng thiền tông triều nhà Đường nói (đại sư Huệ Năng không biết chữ, cho nên không phải do Ngài viết, là do Ngài giảng, học trò của Ngài ghi chép cho Ngài): thời gian học giáo của Ngài rất ngắn, ngay trong một đời học giáo, đại khái ở ngay trong tưởng tượng của chúng ta, nhiều nhất vẫn chưa tới hai ba giờ, ngay trong một đời học giáo của Ngài, nhiều nhất là hai ba giờ đồng hồ. Bạn thấy, nửa đêm, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn bảo Ngài đến phòng, giảng kinh Kim Cang cho Ngài nghe, giảng đến “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Ngài liền khai ngộ, phía sau không cần giảng nữa. Các vị phải nên biết, hai giờ đồng hồ đó của Ngài thật cừ khôi, ngũ tổ giảng cho Ngài là giáo-lý-hành-quả của kinh Kim Cang, khi Huệ Năng nghe giảng hai ba giờ đồng hồ liền tín-giải-hành-chứng. Hai người đều rất cừ khôi, một người biết nói, một người biết nghe, làm gì giống như chúng ta ở nơi đây, giảng nhiều năm đến như vậy vẫn không thể chứng quả.

Bạn thấy đại sư Huệ Năng vừa chứng ngộ thì Ngài liền thông đạt tất cả. Trong lúc Ngài chạy nạn, gặp được người thứ nhất là Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng, cả đời vị Tỳ kheo ni này thọ trì kinh Đại Bát Niết Bàn. Số lượng của kinh Đại Bát Niết Bàn tương đối nhiều, có hai loại bản dịch, một bản dịch là 36 quyển, một bản là 40 quyển, phân lượng tương đối nhiều. Tỳ kheo ni này tuy là ngày ngày đọc tụng, nhưng không hiểu được nghĩa của nó. Đại sư chạy nạn gặp được, vị Tỳ Kheo Ni này đem kinh Đại Bát Niết Bàn đọc cho đại sư Huệ Năng nghe, sau khi đại sư Huệ Năng nghe rồi liền giảng giải ý nghĩa trong đó cho cô ấy nghe, Tỳ kheo ni Vô Tận Tạng cũng khai ngộ. Kinh này Ngài không có học qua, Ngài vừa nghe liền hiểu, chỗ này chính là nói rõ một kinh thông tất cả kinh thông là sự thật, cho nên chữ thông này là từ trong bộ kinh này minh tâm kiến tánh. Kiến tánh mới gọi là thông, không kiến tánh không gọi là thông. Sau khi kiến tánh thì tất cả thế xuất thế gian pháp đều thông, vì sao vậy? Tất cả pháp thế xuất thế gian là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Kiến tánh chính là thấy được tâm tánh, thấy được thức tánh, cho nên thế xuất thế gian pháp vừa tiếp xúc thì liền thông hết.

Thiền sư Pháp Đạt đến Tào Khê gặp Lục Tổ, thỉnh giáo với đại sư. Khi gặp mặt đương nhiên là đảnh lễ. Lục tổ thấy ra được, khi ông đảnh lễ đầu không chạm đất. Lục Tổ liền hỏi ông:“Ông nhất định có một chút bản lĩnh đáng được kiêu ngạo”. Đầu không chạm đất là kiêu ngạo, đáng được kiêu ngạo, liền hỏi ông có bản lĩnh gì? Ông nói ông đọc được ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa. Không tệ, là có chút bản lĩnh. Số lượng của kinh Pháp Hoa rất lớn, đại khái một ngày đọc qua một lần, hơn ba ngàn bộ là mười năm, thì biết được ông đã đọc kinh Pháp Hoa mười năm, đáng được kiêu ngạo. Lục Tổ liền hỏi ông ý nghĩa của kinh Pháp Hoa thế nào? Ông không nói ra được. Pháp Đạt dập đầu sát đất thỉnh giáo với Lục Tổ. Lục Tổ nói:“Kinh Pháp Hoa tôi chưa nghe qua, ông đọc cho tôi nghe”. Thế là ông đọc từ đầu, đọc đến phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa có 28 phẩm, phẩm Phương Tiện là phẩm thứ hai, đọc đến phẩm thứ hai thì Lục Tổ nói không cần đọc nữa, tôi hoàn toàn hiểu hết rồi, liền giảng cho ông ấy nghe. Sau khi giảng rồi ông cũng khai ngộ. Đây chính là nói rõ một kinh thông tất cả kinh thông. Cho nên giáo dục của Phật giáo không giống như giáo dục của thế gian.Ngày nay chúng ta dùng giáo dục thế gian để học giáo dục của Phật thì đáng lo, đem kinh điển của Phật làm thành sách giáo khoa thế gian để xem thì hỏng rồi.

Mục đích giáo học của Phật pháp ở đâu vậy? Minh tâm kiến tánh, dạy bạn khai ngộ, không phải dạy bạn từng câu trong kinh này giảng như thế nào, đoạn này giảng như thế nào, không phải vậy. Sau khi bạn ngộ rồi, kinh là sống, bạn giảng thế nào đều được, nói dài, nói ngắn, nói sâu, nói cạn, tất cả đều tự tại, vậy không ngộ thì làm sao được? Cho nên “tinh” nhất định phải tinh tấn, hai chữ này chúng ta nhất định phải nhận biết rõ ràng. Từ tinh tấn có gốc sanh ra sức mạnh tinh tấn, sau đó mới đến giai đoạn thứ ba là “niệm”.

Niệm là gì vậy? Trong lòng thật có, đó là niệm. Nhà Phật thường giảng “pháp môn tổng trì”, niệm chính là pháp môn tổng trì, trong lòng có nguyên tắc, có cương lĩnh, nắm lấy nguyên tắc cương lĩnh. Chúng ta niệm Phật cũng không ngoại lệ, cũng là đạo lý này. A Di Đà Phật, một câu kinh văn này, một câu này đích thực là kinh văn, một câu này cũng là chú ngữ, pháp môn đại tổng trì. Trong câu này vô lượng nghĩa, tổng quát tất cả pháp mà chư Phật đã nói đều không rời khỏi tổng cương lĩnh này, đó là ý nghĩa của niệm. Sau khi nắm giữ được tổng cương lĩnh, tâm của bạn mới được định, tâm kiên định, hay nói cách khác, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng hiện tiền, vọng niệm không còn, phân biệt không còn, chấp trước cũng không còn, thật đúng như trong Đàn Kinh đã nói là “vốn dĩ không một vật”. Vào được cảnh giới này, đó là cảnh giới của định. “Vô nhất vật” là không có một vọng niệm nào khởi lên. Định có thể sanh huệ. Huệ có được rồi, tất cả pháp thế xuất thế gian tự nhiên liền thông đạt tường tận.

Câu phía trước là nói hoằng nguyện của Bồ Tát Pháp Tạng, câu này là nói công phu của Bồ Tát Pháp Tạng.Công phu tu trì của người ta,tín tấn niệm định huệ, năm loại này sanh ra sức mạnh lớn, phía sau gọi là “tăng thượng kỳ tâm”. Cho nên chỗ này giảng ngũ lực cùng thông thường chỗ khác giảng ngũ lực ý nghĩa không như nhau, nó là ngũ lực thù thắng, chúng ta có thể đem thù thắng phía trước quán thông để xem. Thù thắng hạnh, thù thắng nguyện, niệm huệ lực thù thắng, tán thán như vậy mới hiển thị rõ ra Ngài là “cao tài dũng triết, tín giải minh ký, tất giai đệ nhất.

“Kiên cố bất động”,cái “kiên cố” này chính là nói hạnh cùng nguyện của Ngài kiên định, quyết định không dao động, cho nên Ngài mới có thành tựu không thể nghĩ bàn. Chúng ta muốn học thì phải ở ngay nơi đây mà học. Kiên cố chính là không thoái. Tổ sư đại đức thường nói với chúng ta, vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc liền “viên chứng tam bất thoái”. Trong đây đặc biệt chú trọng “viên”. Nếu như chỉ riêng nói “chứng tam bất thoái” thì Bồ Tát sơ trụ liền chứng tam bất thoái, thế nhưng muốn chứng được “viên chứng” thì Bồ Tát sơ trụ, sơ địavẫn không được. Nói đến viên chứng thì chí ít cũng là Bát địa, đó là phương tiện nói. Chắc thật mà nói, thì Bồ Tát Pháp Vân Địa, Bồ Tát Đẳng Giác mới có thể được gọi là viên chứng tam bất thoái.Cho nên trên kinh này một mực nói với chúng ta, sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc đều là Bồ Tát A Duy Việt Trí. A Duy Việt Trí Bồ Tát chính là viên chứng tam bất thoái. Người xưa chú giải cho chúng ta, thất địa trở lên mới là A Duy Việt Trí, cho nên kinh điển pháp môn này thực tế là không thể nghĩ bàn. Ngày nay chúng ta làm thế nào làm được thì hạnh nguyện của chúng ta cũng có thể kiên cố bất động. Quyết định không dao động, một lòng một dạ, vạn duyên buông bỏ, trung thực niệm Phật, đó là bạn kiên cố bất động. Ngoài một lòng ngưỡng vọng thế giới Tây Phương Cực Lạc ra, không có một niệm thứ hai thì bạn mới có thể làm đến được kiên cố bất động. Sanh ở thế gian này, y theo nguyên tắc của Phật dạy đoạn ác tu thiện, làm ra tấm gương tốt cho thế gian. Không luận họ học Phật hay không, đoạn ác tu thiện quyết định là một tấm gương tốt.

Tiêu chuẩn của thiện ác cần phải rõ ràng, phàm hễ lợi ích xã hội, lợi ích đại chúng là thiện; không lợi ích xã hội, không lợi ích đại chúng, chỉ lợi ích chính mình, lợi ích đoàn thể nhỏ của chính mình đều là ác. Đó là Phật ở trong kinh điển nói với chúng ta tiêu chuẩn của thiện ác, chúng ta hiểu rõ được tiêu chuẩn này, ghi nhớ tiêu chuẩn này, y theo tiêu chuẩn này để tu học. Chúng ta có thể tưởng tượng ra được, ở thế gian này, thế gian đa nguyên văn hoá này, tùy theo các chủng tộc khác nhau, văn hoá khác nhau, thậm chí phương thức đời sống khác nhau, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, tôi tin tưởng không một người nào không hoan hỉ. Đối với xã hội, đối với chúng sanh làm việc có lợi ích, đây là việc nhất định có thể làm được. Quyết định không vì chính mình, mỗi niệm vì xã hội, vì nhân dân, vì chúng sanh “tu hành tinh tấn”.

“Hành” đích chỉ hành vi sai lầm quá khứ. Đem hành vi sai lầm tu sửa lại, gọi là tu hành. Ngày trước chúng ta chưa tiếp xúc Phật pháp, không có người nói rõ cho chúng ta đại đạo lý của vũ trụ nhân sanh, chân tướng của vũ trụ nhân sanh, cho nên cách nghĩ của chúng ta sai lầm, cách nhìn sai lầm, cách nói cách làm chúng ta đều sai lầm, đó là hành vi sai lầm. Hành vi sai lầm chiêu cảm quả báo của sáu nẻo ba đường, hành vi sai lầm biến hiện ra cảnh giới này. Hiện tại chúng ta tường tận giác ngộ rồi, đem những hành vi sai lầm này tu sửa lại. Tiêu chuẩn của chính xác và sai lầm, chúng ta không thể không y theo Phật pháp, cho nên đối với Phật pháp phải xây dựng tín tâm kiên định. Phật là người tái sanh, chúng ta không tin tưởng lời nói của người tái sanh thì tin tưởng lời của ai? Cho nên Phật nói tất cả kinh chính là tiêu chuẩn tu hành của chúng ta. Tư tưởng, kiến giải, lời nói, hành vi của chúng ta tương ưng với kinh điển đã nói, vậy là tốt, là chính xác. Nếu như không tương ưng với kinh điển đã nói thì chúng ta chính mình phải giác ngộ, chúng ta sai rồi. Sai rồi thì phải mau đem nó tu sửa lại, đó gọi là tu hành. Cho nên tu hành, các vị đồng tu phải ghi nhớ, không phải mỗi một ngày đọc bao nhiêu bộ kinh, niệm bao nhiêu danh Phật hiệu, dập đầu bao nhiêu cái, đó không phải là tu hành. Cái cách làm đó có thể nói là gì? Tín giáo. Phật có bốn loại kinh là giáo-lý-hành-quả, bạn chỉ có một cái. Phương pháp mà chính bạn tu hành thì sao? Tín-Giải-Hành-Chứng, bạn cũng chỉ có một cái, ta tín giáo, lý không hiểu, hành không tu, tuy là ngày ngày đọc kinh niệm Phật nhưng vẫn là nghĩ tưởng xằng bậy, vẫn là làm những việc tổn mình hại người, chỉ làm những việc này. Không những trong Phật kinh đã nói công đức lợi ích bạn không có được, bạn vẫn là đang tạo nghiệp, cho nên tín giáo không đủ, phải hiểu lý. Lý giải rồi vẫn không đủ, phải tu hành. Tu hành mới hữu dụng. Tu hành cho dù chưa chứng quả, quyết định bạn không đọa ác đạo, bạn là thật tu, công phu tu tập chưa đến nơi. Công phu đến nơi thì chứng quả, công phu chưa đến nơi thì tuy không chứng quả cũng chắc được phước báo trời người, việc này nhất định có thể làm được. Cho nên tu hành, trong quá trình chúng ta tu tập là có bốn giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tín giáo, tin tưởng giáo huấn của lão sư, giai đoạn thứ hai là rõ lý, giai đoạn thứ ba là tu, giai đoạn thứ tư là chứng quả. Phật nói ra giáo-lý-hành-quả, công phu của chính chúng ta là tín-giải-hành-chứng, đó là tinh tấn. Tinh tấn ở chỗ này cùng với tinh tấn của ngũ lực phía trước không như nhau, đó là nói pháp môn thông nhau, đây là nói chuyên môn. Bạn chọn ra một pháp môn, bạn chọn ra một bộ kinh điển, một môn thâm nhập, tinh tấn ở đây là nói cái ý này.Ở ngay trong một đời tu học của chúng ta có thể có thành tựu hay không, bốn chữ này là then chốt: “tu hành tinh tấn. Cho nên, các vị nhất định phải tường tận.

Nhà Phật thường nói khai ngộ, thường nói giác ngộ, cái gì gọi là khai ngộ? Biết được tâm bệnh của chính mình thì liền giác ngộ, thì gọi là giác ngộ. Đem tâm bệnh của chính mình sửa đổi lại thì gọi là tu hành, thì gọi là công phu. Những danh từ thuật ngữ này không thể hiểu sai, không thể nào hiểu sai lệch. Chúng ta thấy rằng, có không ít người nói đến tu hành, cho rằng tu hành chính là ăn chay, niệm Phật, gọi đó là tu hành. Đó là sai lầm rất lớn. Ăn chay niệm Phật là kiểu dáng tu hành. Có phải họ đang tu mà vẫn không biết? Chân thật tu hành, chân thật có công phu thì không nhất định chỉ ăn chay niệm Phật. Pháp môn của nhà Phật quá nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, niệm Phật chỉ là một trong đó. Không dùng phương pháp này, dùng phương pháp khác cũng là đang tu hành, cho nên nhất định phải lý giải chính xác. Tu sửa tư tưởng hành vi sai lầm của chúng ta, một môn thâm nhập, đó mới gọi là thật tinh tấn.

Sau cùng là “vô năng du giả”. Thực tế mà nói, “tu hành tinh tấn, vô năng du giả”, hai câu này là tổng tán, tán thán Bồ Tát Pháp Tạng. “Vô năng du giả”, ngay trong đồng tu không có người nào có thể siêu việt Ngài. Bẩm chất của Ngài tốt, người Trung Quốc thường gọi là thiên chất của Ngài tốt, ở trong Phật pháp nói, thiện căn phước đức của Ngài sâu dày, duyên cũng thù thắng, gặp được thầy giáo tốt, thiện căn, phước đức, nhân duyên ba thứ đều tốt. “Thiện căn”, đơn giản mà nói, với đại pháp của Như Lai đã nói có thể tin có thể hiểu, đây là thuộc về thiện căn. “Phước đức” là có thể hành có thể chứng, đó là phước đức. Cho nên các vị liền hiểu được, thế xuất thế gian phước báo đệ nhất đẳng là gì? Tu hành, tu sửa hành vi sai lầm của chính mình, đó là phước báo chân thật. Một người chân thật tu hành thì chư Phật hộ niệm. Chư Phật Như Lai ngũ nhãn viên minh, phía trước đã nói qua với các vị, tận hư không, khắp pháp giới, thảy đều thấy được hết, thảy đều nghe được hết. Chân thật phát tâm tu hành thì chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ, ngay đến những yêu ma quỷ quái đều bội phục bạn, đều tôn kính bạn. Bạn thật cừ khôi, họ không dám quấy nhiễu bạn. Người chân thật tu hành còn có yêu ma quỷ quái đến nhiễu loạn, thì bạn liền có thể nghĩ mà biết công phu của bạn ra sao rồi? Ngay đến yêu ma quỷ quái cũng xem thường bạn, công phu của bạn liền có thể nghĩ mà biết. Người thật có công phu, yêu ma quỷ quái tôn kính bạn, cho dù oan gia trái chủ cũng không dám nhiễu loạn bạn. Những sự lý này chúng ta đều không khó hiểu. Cho nên, ngay trong đồng tu không có người nào có thể siêu vượt Ngài.

Nguyện hạnh của Tỳ Kheo Pháp Tạng, chúng ta phải nên học tập thì mới chân thật là đệ tử Phật A Di Đà. Cái đạo tràng này hyhữukhó gặp, giải hành tương ưng, hy vọng các vị đồng tu phải biết mà trân trọng, ngay trong một đời có thể gặp được không phải là ngẫu nhiên, cũng giống như trong kệ khai kinh đã nói “trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”, cư sĩ Bàng Tế Thanh đã nói “vô lượng kiếp đến nay, hyhữu khó gặp”. Cho nên chúng ta gặp được rồi phải trân trọng, cho dù có chút chướng ngại nhỏ cũng phải khắc phục, không nên để trong lòng, không nên bởi vì chút việc nhỏ này liền làm chướng ngại mất đi thắng duyên thù thắng, vậy thì quá đáng tiếc. Cái điểm này chúng ta phải nhận biết rõ ràng.

Hôm nay thời gian đã hết rồi. A Di Đà Phật!

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH giảng giải (tập 66)

Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: Ban Biên Tập Tịnh Không Pháp Ngữ